Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và hợp tác quốc tế việt nam duyên hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 70 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp

: ĐỖ DUY HỢP
:
:ĐIỆN 8 – K12

Hà Nội, tháng 4 năm 2013

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Về thái độ, ý thức của sinh viên:


………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

2. Về đạo đức, tác phong:
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

3. Về năng lực chuyên môn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Kết luận :
Nhận xét: ……...
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Giảng viên hướng dẫn
Hà nội, ngày tháng năm 2013
GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ tên sinh viên: ................................Lớp: ............................
Mã sinh viên: ...................
Sau thời gian sinh viên .................. ................thực tập tại đơn vị, chúng tôi có
những nhận xét như sau:
1. Về ý thức chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………
2. Về đạo đức, tác phong:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

3. Về năng lực chuyên môn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Kết luận :
Nhận xét: ……...
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày tháng năm 2
Xác nhận của cơ sở thực tập
GVHD: ĐỖ DUY HỢP


Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

MỤC LỤC
I.

Lời nói đầu

II.

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
A.

PHẦN 1. Tên công ty: CÔNG TY TNHH DUYÊN HÀ

B. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨ Nội dung báo cáo: An toàn điện,
mạch điện chiếu sáng, tủ điều khiển, khí cụ điện,...
V.

CHƯƠNG II.
NỘI QUY VỀ AN TOÀN TRONG NHÀ MÁY XÍ NGHIỆP
A.


I. NĂM NGUYÊN TẮC AN TOÀN ĐIỆN:

B.

II.NỘI DUNG:

VI.

CHƯƠNG III

GIỚI THIỆU, NHẬN BIẾT, TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN CÁC KHÍ CỤ
ĐIỆN, DÂY DẪN SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP
A.

I.CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ:

B.

II.CẢM BIẾN:

C.

III.THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT BẰNG TAY, BẰNG ĐIỆN:

D.

V. CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT BẰNG ĐIỆN:

E.
VI.Thiết bị đo lường

F.

VII.CÁC BỘ ĐIỀU KHIỂN:
1.
2.
3.

G.
VII

VIII. PHỤ TẢI:
CHƯƠNG V

ĐÂU NỐI TỦ ĐIỀU KHIỂN
A.

I. ĐẤU MẠCH ĐIỆN TỰ ĐỘNG BƠM NƯỚC:

B. II. ĐẤU NỐI TỦ ĐIỆN TỰ ĐỘNG CHUYỂN NGUỒN CHO MỘT GIA
ĐÌNH:
GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

C.


III. ĐẤU MẠCH ĐÈN CHIẾU SÁNG:

D.

IV. TỦ KHỞI ĐỘNG SAO TAM GIÁC:

VIII. CHƯƠNG V
SỬA CHỮA KHẮC PHỤC CÁC SỰ CỐ TRONG MẠNG ĐIỆN DÂN
DỤNG, CÔNG NGHIỆP
A.

I. SỬA CHỮA SỰ CỐ MẠCH ĐIỆN:

II. SỬA CHỮA SỰ CỐ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN:
B.
IX

III. SỬA CHỮA SỰ CỐ MẠCH ĐIỆN CHO MỘT SỐ MÁY CÔNG CỤ:
CHƯƠNG VII
TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO MỘT TÒA NHÀ

A.

I. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO MỘT CĂN HỘ:

B.

\ II. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO MỘT TẦNG:


III. TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHO TÒA NHÀ:

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Lời nói đầu

Thực tiễn đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếu trong hành
trang tri thức của sinh viên. Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho
chúng ta khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu của
xã hội nói chung và của các công việc nói riêng. Với sự tạo điều kiện của trường,
khoa đã giúp chúng em được hiểu rõ hơn về điều đó bằng việc đi thực tập. Cùng
với sự đồng ý của công ty Cổ phần đầu tư và hợp tác quốc tế Việt Nam để chúng
em được thực tập tại công ty.
Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty Cổ phần đầu tư và hợp tác quốc tế
Việt Nam chúng em đã được công ty tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn
thành tốt 2 tháng thực tập này. Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng thực sự chúng
em đã tiếp thu được những kinh nghiệm rất quý báu để làm tiền đề cho công việc
sau này của minh.Trong thời gian thực tập dù đã có nhiều cố gắng, tìm hiểu song
vẫn không tránh khỏi những thiếu sót trong bản báo cáo tốt nghiệp này.Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của các thầy cô giáo để chúng em có
điều kiện học hỏi thêm và nâng cao kiến thức.
Để hoàn thành bản báo cáo này ngoài sự nỗ lực của cả nhóm còn có sự giúp đỡ
nhiệt tình của các anh, chị trong công ty và của thầy giáo chủ nhiệm Đỗ Duy Hợp

chúng em xin chân thành cảm ơn.

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
PHẦN 1. Tên công ty: CÔNG TY TNHH DUYÊN HÀ
Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Duyên Hà có trụ sở tại số 4/41 Phố Tương Mai, Quận
Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Với chặng đường gần 20 mươi năm xây dựng, phát triển và
trưởng thành, xuất phát điểm là đơn vị chuyên xây dựng các công
trình công nghiệp, dân dụng và hệ thống lưới điện, trạm biến áp
đến 500KV, Công ty TNHH Duyên Hà đã không ngừng lớn mạnh về
quy mô hoạt động và cơ cấu ngành nghề.
Trên cơ sở Quyết định số 108/ 2005/QĐ - TTg ngày 16/5/2005
của Thủ tướng Chính Phủ, V/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển
Ngành Công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020; Văn bản số 409/TTg-CN ngày 03/04/2007
của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch mở rộng
Dây chuyền II NMXM Duyên Hà.
Được UBND tỉnh Ninh Bình cho phép và sự đồng thuận của các
Bộ ngành chủ quản, cùng sự nỗ lực của Tập thể CBCNV Công ty.

Chi nhánh Công ty TNHH Duyên Hà - Nhà máy xi măng Duyên Hà
được thành lập theo quyết định số 80/QĐ80/QĐ - HĐTV ngày
05/9/2005 của Công ty TNHH Duyên Hà.
+ Giấy phép kinh doanh số: 09.12.000035 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Ninh Bình cấp ngày 17/3/2006.
+ Địa chỉ: Thôn Hệ - Xã Ninh Vân - Huyện Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình.
+ Điện thoại: 0306.276.886. / 0303.611.900.
+ Fax: 0303.611.268. / 0303.611.946.

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

+ Mã số thuế: 0100520789 - 002.
Nhà máy xi măng Duyên Hà đã được xây dựng tại xã Ninh Vân
- Huyện Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình với vốn đầu tư trên 200 triệu
USD, trên diện tích 45 ha xây dựng Nhà máy và 310 ha vùng
nguyên liệu đá vôi và đá sét. Nhà máy với hai dây chuyền được
đầu tư trang thiết bị hiện đại của CH Liên Bang Đức, áp dụng công
nghệ lò quay, sản xuất xi măng theo phương pháp khô, có tháp
trao đổi nhiệt hai nhánh 5 tầng xyclo, có buồng phân huỷ, đốt
hoàn toàn bằng than cám 4aHG Quảng Ninh. Quá trình sản xuất
sản phẩm được áp dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001-2008.
Dự án xây dựng Nhà máy xi măng Duyên Hà được khởi công

vào giữa năm 2006, dây chuyền I Xi măng Duyên Hà đã hoàn
thành và cho ra sản phẩm vào cuối năm 2007. Tiếp tục đầu tư và
xây dựng, đầu năm 2010 dây chuyền II đã hoàn thành và cho ra
sản phẩm, nâng tổng công suất của Nhà máy xi măng Duyên Hà
lên 3 triệu tấn xi măng/năm.
Sản phẩm của Nhà máy được Tổng cục đo lường chất lượng
Việt Nam công nhận sản phẩm Hợp chuẩn Quốc gia theo tiêu
chuẩn TCVN 6260-2009 đối với sản phẩm xi măng PCB30, PCB40,
PCB50. Tiêu chuẩn TCVN 2682-2009 đối với sản phẩm PC50,
PC40. Tiêu chuẩn TCVN 7024-2002 đối với sản phẩm Clinker.

Đôi nét về nhà máy
1. Về vị trí:

Nhà máy đặt tại: Thôn Hệ - Xã Ninh Vân - Huyện Hoa Lư - Tỉnh
Ninh Bình.
GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Vị trí của Nhà máy thuận lợi về giao thông và các điều kiện sản
xuất khác như phía Nam và Tây Nam là núi đá vôi, phía Bắc và Tây
là sông Hệ. Sát bên Quốc lộ 1A và cách ga đường sắt Bắc Nam (ga
Ninh Bình) 10 km, và cách đường thuỷ (Cảng Ninh Phúc) khoảng
12 km.

2. Về nguồn nguyên liệu:
Mỏ đá vôi có tính đồng nhất cao, nằm trong vùng khai thác đá
mỹ nghệ Cố đô Hoa Lư nổi tiếng cả nước, mỏ sét tại huyện Nho
Quan - Ninh Bình. Trữ lượng mỏ đáp ứng công suất nhà máy hoạt
động trên 50 năm. Chất lượng đá vôi, đá sét được các chuyên gia
địa chất khoáng sản đánh giá là một trong những vùng nguyên
liệu sản xuất xi măng tốt nhất Việt Nam.
3. Về công nghệ sản xuất:
Với mục tiêu trở thành thương hiệu xi măng số 1 Việt Nam.
Nhà máy đã áp dụng tất cả những công nghệ tiên tiến, hiện đại
bậc nhất trên thế giới hiện nay.
Hệ thống máy nghiền GEBR, PFEIFFER, thiết bị điều khiển
SIEMENS của Đức. Hệ thống phân tích, kiểm tra theo công nghệ X
- RAY hãng PHILIP của Hà Lan…
4. Về nguồn nhân lực: 40% lao động có trình độ Đại học và Cao
đẳng, được đào tạo tại các Viện nghiên cứu và sản xuất xi măng
trên thế giới. Công nhân kỹ thuật được đào tạo trong trường công
nhân kỹ thuật xi măng chuyên ngành.
Ngoài ra, việc lựa chọn công nghệ hiện đại, đồng bộ cùng với
việc sớm có giải pháp về nhân lực đã giúp cho Nhà máy xây dựng
cho riêng mình những lợi thế nhất định so với các đơn vị khác
trong cùng ngành.
5. Về chủng loại sản phẩm và Tiêu chuẩn áp dụng:
Sản phẩm của Nhà máy được áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001-2008
+ Xi măng PCB 30 bao, rời (Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 6260-2009).
GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 9



BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

+ Xi măng PCB 40 bao, rời (Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 6260-2009).
+ Xi măng PCB 50 bao, rời (Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 6260-2009).
+ Xi măng PC 40., PC 50 (Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 2682-2009).
+ Sản phẩm Clinker (Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 7024-2002).
Quy trình sản xuất
Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu
Đá vôi: Mỏ đá vôi có trữ lượng khai thác hơn 300 triệu tấn là nguồn nguyên liệu
chính đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục hàng trăm năm. Hàng năm khoảng
trên 5 triệu tấn đá vôi được khai thác bằng phương pháp khoan nổ, cắt tầng theo
đúng quy trình và quy hoạch khai thác, sau đó đá vôi được xúc và vận chuyển tới
máy đập búa. Tại đây đá vôi được đập nhỏ thành đá dăm cỡ 25x25 và vận chuyển
bằng
băng
tải
về
kho
đồng
nhất

bộ.

Đá sét: Đá sét được khai thác bằng phương pháp xúc ủi và bốc xúc vận chuyển
bằng các thiết bị vận tải có trọng tải lớn về máy cán trục xuống kích thước 25mm.

GVHD: ĐỖ DUY HỢP


Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP

Sau

đó

được

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

vận

chuyển

vào

kho

đồng

nhất



bộ.


Phụ gia điều chỉnh: Để đảm bảo chất lượng clinker, Nhà máy kiểm soát quá trình
gia công và chế biến hỗn hợp phối liệu theo đúng các Modun, hệ số được xác định.
Do đó ngoài đá vôi và đá sét còn có các nguyên liệu điều chỉnh là quặng sắt (giàu

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP

hàm

lượng

oxit

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Fe2O3)



đá

silic

(giàu

hàm


lượng

SiO2).

Nghiền nguyên liệu
Phối liệu đã được định lượng gồm đá vôi, đá sét, quặng sắt và đá silic
được nạp vào máy nghiền đứng. Tại đây phối liệu được nghiền và sấy khô
bằng khí thải lò nung. Thành phần hóa học của phối liệu được phân tích
bằng máy phân tích quang phổ làm cơ sở cho việc điều khiển vận hành lò
nung và đảm bảo tính ổn định của chất lượng sản phẩm.
Tháp trao đổi nhiệt và lò nung
Tháp trao đổi nhiệt 2 nhánh 5 tầng cùng hệ thống Canciner kiểu đặc trưng
dễ vận hành và điều chỉnh nhiệt có chức năng thu hồi nhiệt của khí thải và
đảm bảo hiệu suất phân hủy cao ngay cả nhiên liệu khó bắt cháy như than
anthracite, nhờ vậy bột liệu được phân hủy hoàn toàn trước khi nạp vào lò
nung clinker. Vòi đốt chính của lò sử dụng vòi phun xoắn lốc đảm bảo chức
năng thiêu đốt than anthracite đạt hiệu suất cao và duy trì tính ổn định của
quá trình nung luyện clinker. Hệ thống có những tính năng vượt trội như
tiêu hao nhiên liệu thấp, nhỏ hơn 750 kcal/kg CLK, sử dụng than có chất
lượng thấp khó cháy (than cám 4A, 4B giá rẻ) do đó giảm được giá thành
sản phẩm. Khí thải lò và khí dư làm nguội clinker được xử lý bằng lọc bụi
tĩnh điện, khí thải có hàm lượng NO x thấp (nhỏ hơn 200 ppm). Nồng độ bụi
đo tại ống khói luôn nhỏ hơn 30mg/Nm3.
GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Quản lý chất lượng
* Chính sách chất lượng:

Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty xi măng Duyên Hà là công cụ cung cấp
những chuẩn mực cho các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, giúp cho cán
bộ, công nhân viên thực hiện việc quản lý, kiểm soát chất lượng và công việc một
cách nhất quán. Mỗi cán bộ công nhân viên khi được giao thực hiện nhiệm vụ ở bất
cứ vị trí công tác nào đều được phổ biến để nhận thức được rằng công việc mà họ
GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

thực hiện ảnh hưởng đến Chính sách và Mục tiêu chất lượng. Công ty áp dụng các
hình thức kiểm tra thực hành để đánh giá chất lượng, công tác đào tạo, quy trình
vận hành; duy trì thường xuyên việc cải tiến theo các yêu cầu của Hệ thống ISO
9001:2008 nhằm ngày càng nâng cao công tác quản lý chất lượng và tổ chức sản
xuất có hiệu quả.
Việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
cùng với dây chuyền công nghệ tiến, đội ngũ lãnh đạo, kỹ sư, công nhân vận hành
trẻ có trình độ đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt.
Tất cả các nguyên nhiên liệu được nhập về Nhà máy đều được lấy mẫu và được
giám sát chặt chẽ hàng giờ

Toàn bộ hệ thống cân băng định lượng được điều khiển từ phòng điều khiển
trung tâm với hệ thống tự động hoá.
Các sản phẩm xuất xưởng đều được kiểm tra chất lượng hàng giờ đảm bảo 100%
chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường đạt tiêu chuẩn.
Chất lượng xi măng được nghiên cứu và thiết kế sử dụng những kiến thức toàn
diện và mới nhất
Liên tục duy trì trình độ nhân viên vận hành cao nhất và thiết bị được tinh chỉnh
bảo dưỡng thường kỳ
Liên tục duy trì và cải thiện Hệ thống Quản lý chất lượng
* Mục tiêu chất lượng:
Nhận được Chứng chỉ cho Hệ thống Quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008
Sản phẩm theo TCVN 6260-2009
Xây dựng và thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đào tạo
Áp dụng biểu mẫu chuẩn và căn cứ theo lý lịch thiết bị để kiểm tra duy trì hoạt
động ổn định
Thực hiện Đánh giá nội bộ Hệ thống Quản lý chất lượng 6 tháng 1 lần
Đánh giá chi phí sản xuất, hiệu quả các công đoạn và chất lượng mỗi tháng 1 lần
GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng 2 lần/1 năm
Thực hiện biện pháp điều chỉnh và phũng ngừa trong vòng 1 tháng sau khi phát
hiện vấn đề chưa phù hợp
* ISO 9001:2008:

Xi măng Duyên Hà đã được người tiêu dùng trên toàn quốc biết tiếng nhờ chất
lượng cao, ổn định của sản phẩm Xi măng Poóc lăng Hỗn hợp (PCB 30) và (PCB
40). Đó chính là kết quả của việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng thống nhất
cho toàn bộ hoạt động của Nhà máy.
* An toàn Môi trường:
Công nghệ tiên tiến của Xi măng Duyên Hà hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng
những yêu cầu cao nhất về bảo đảm an toàn cho môi trường. Và do vậy, Nhà
máy vẫn liên tục theo dõi chặt chẽ các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh, đặc biệt là khí thải. Định kỳ hàng quý, Nhà máy vẫn thu thập, phân
tích mẫu khí thải, kết quả phân tích luôn thỏa mãn cả những yêu cầu ở mức cao
nhất cũng như những quy định của các cơ quan hữu quan Chính phủ Việt Nam đặt
ra.

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨ Nội dung báo cáo: An toàn điện, mạch
điện chiếu sáng, tủ điều khiển, khí cụ điện,...

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CHƯƠNG II.
NỘI QUY VỀ AN TOÀN TRONG NHÀ MÁY XÍ NGHIỆP
I. NĂM NGUYÊN TẮC AN TOÀN ĐIỆN:
1. Cắt điện và treo biển có ghi ngày giờ cắt điện
2. Gài chốt an toàn tránh bị đống điện ngược trở lại

3. Khẳng định không có điện áp
4. Tiếp đất và ngắn mạch
5. Đậy các phần lân cận có điện hoặc đóng tủ điện
II.NỘI DUNG:
1. Nội quy an toàn trong nhà máy xí nghiệp khi sử dụng thiết bị:
- Phải đến nhà máy xí nghiệp đúng giờ
- Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, dày, dép quai hậu,
đầu tóc gọn gàng mới được vào xưởng.
- Không được đùa nghịch trong xưởng, không được rời bỏ vị trí làm việc của
mình khi chưa được phân công của người quản lý.
- Không được tự ý đóng cắt điện khi chưa có lệnh của người quản lý.
- Khi sửa chữa phải cắt điện, ghi biển cấm đóng điện hoặc cử người trông coi
cầu dao, phải sử dụng đèn thử, bút thử kiểm tra chắc chắn vị trí mình sửa chữa
không có điện mới được tiến hành làm việc.
- Người trông coi cầu dao phải chú ý không được tự ý đóng điện hoặc để
người khác tự ý vào đóng điện, gây nguy hiểm cho người sửa chữa phía sau và
thực hiện theo nguyên tắc người nào cắt điện thì người đó đóng điện. Người đóng
điện trước khi đóng phải được sự đồng ý của người quản lý.
- Khi đóng điện phải thực hiện đóng cắt 3 lần, người đóng điện không được
đứng trực diện với cầu dao đề phòng chập nổ.
- Trước khi chạm tay vào các vật phải sử dung bút thử kiểm tra chắc chắn
không có điện mới được chạm tay vào thiết bị.
2. Nội quy bảo quản thiết bị:
- Các cơ cấu đo lường khi sử dụng không được đặt trực tiếp xtuống nền xưởng
hoặc xuống bàn, phải đặt chúng ở hộp thao tác.
GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 16



BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

- Khi sử dụng xong cơ cấu đo lường, phải cho chúng vào trong hộp bảo vệ,
xắp xếp chúng theo thứ tự trong tủ theo đúng quy định.
- Các dụng cụ khác khi làm việc xong phải lau rửa sạch sẽ, xắp xếp chúng vào
hộp dụng cụ và đặt vào tủ theo thứ tự đúng quy định.
3. Công tác an toàn cho người và thiết bị:
- Không được đùa nghịch, đi lại lung tung trong xưởng thực tập. Chỉ được đi
lại xung quanh vị trí mà mình được phân công.
- Phải sử dụng bút thử điện, đèn thử kiểm tra chắc chắn vị trí thiết bị không có
điện mới được chạm tay vào thiết bị.
- Khi làm các công việc chưa được giao phải báo cáo, xin phép người quản lý
và được người quản lý hướng dẫn thao tác, nội quy an toàn và cho phép thực hiện
công việc đó mới được thực hiện.
4.Công tác an toàn phòng cháy nổ:
- Không được sử dụng rượu, bia, chất kích thích trước khi vào nhà máy, xí
nghiệp.
- Khi đóng điện người đóng điện không được đứng trực diện với cầu dao đề
phòng chập nổ.
- Không được sửa chữa khi vị trí sửa chữa vần còn điện
- Không được sử dụng điện để đùa nghịch
- Khi bị điện giật phải nhanh chóng cách ly người bị điện giật và nguồn điện.
Cử người gọi bác sỹ hoặc nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến trạm y tế gần nhất
để kịp thời cứu chữa.
5. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện:
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện

Chạm điện trực tiếp


Khác

Chạm điện gián tiếp

HQ điện
Page 17
Chạm vào các phần tử bình thường có điện ápXuất hiện trong
Chạm vào các phần tử bình Thường không có điện áp
KV điện trường mạnh

GVHD: ĐỖ DUY HỢP


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

tiÕp xóc trùc tiÕp

Ph
N
. .

. .

Ing
§Êt
Pha - Trung tÝnh


Pha - ®Êt

Chạm vào thanh cái

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TIẾP XÚC GIÁN TIẾP
Ph
N
. .

Ing
6. Phương php sơ cứu người bị tai nạn điện giật:
Nguyên nhân chính làm chết người vì điện giật là do hiện tượng kích thích
chứ không phải do bị chấn thương. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, hầu hết các
trường hợp bị điện giật, nếu kịp thời cứu chữa thì khả năng cứu sống rất cao.
Khi sơ cứu người bị nạn cần thực hiện hai bước cơ bản sau :
- Tách ngay nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
a. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần nhanh chóng cắt nguồn điện; nếu
không thể cắt nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy
tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân,


nếu nạn nhân nắm chặt vào dây
cần phải đứng trên các vật cách
khô để kéo nạn nhân ra, đi ủng hay

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 19

điện
điện


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

dùng găng tay cách điện để gở nạn nhân ra; hoặc dùng các dụng cụ cách điện để
cắt đứt dây điện.

C¾t ®Þªn

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 20


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao thì không
thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách
người bị nạn ra khỏi phạm vi có điện, đồng thời báo cho người quản lí đến cắt điện
trên đường dây.
Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao, dùng dây dẫn nối đất,
làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch đường dây và nối đất cần tiến hành
nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường dây. Dùng các biện pháp
đỡ để chống rơi, ngã nếu người bị nạn trên cao.
b.Làm hô hấp nhân tạo.
Thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện.
GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 21


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

● Hô hấp thổi ngạt
Đặt nạn nhân ở chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân (cúc cổ, thắt
lưng...),lau sạch máu, nước bọt và các chất bẩn, sau đó thực hiện theo trình tự:
▪ Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng gạch mềm để đầu ngửa về phía sau. Kiểm
tra khí quản có thông suốt không và lấy các dị vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải mở
miệng bằng cách để tay áp vào phía dưới của góchàm dưới, tì ngón tay cái vào mép
để đẩy hàm dưới ra.

▪ Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm
bảo cho không khí vào được dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề phòng lưỡi

rơi xuống đóng thanh quản.
▪ Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thổi mạnh vào miệng
nạn nhân (đặt khẩu trang hoặc khăn sạch lên miệng nạn nhân). Nếu không thể thổi
vào miệng được thì có thể bịt kín miệng nạn nhân và thổi vào mũi.
▪ Lặp lại các thao tác như trên nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và liên
tục 10 412 lần trong một phút với người lớn, 20 lần trong một phút đối với trẻ em.
● Xoa bóp tim ngoài lòng ngực.
▪ Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp tim.
- Người xoa bóp tim chồng hai tay lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của
nạn nhân, ấn khoảng 446 lần thì dừng lại hai giây để người thổi ngạt thổi không
khí vào phổi nạn nhân.
GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

- Khi ấn ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4÷6 cm, sau đó giữ tay lại 1/3 giây rồi
mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ. Nếu có một người cấp cứu thì cứ
sau hai ba lần thổi ngạt, ấn vào lồng ngực nạn nhân như trên từ 4÷6 lần.
- Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu sống
trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định.
- Để kiểm tra nhịp tim nên ngừng xoa bóp khoảng 2÷3 giây . Sau khi thấy sắc mặt
trở lại hồng hào, đồng tử co dãn, tim phổi bắt đầu hoạt động nhẹ, cần tiếp tục cấp
cứu từ 5÷10 phút nữa để tiếp sức thêm cho nạn nhân. Sau đó cần kịp thời chuyển
ngay nạn nhân tới bệnh viện.
▪ Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục công việc cấp cứu liên tục.


GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 23


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

6.Công tác vệ sinh công nghiệp:
- Khi làm xong công việc, phải vệ sinh sạch sẽ khu vực mình vừa làm việc.
- Dụng cụ, thiết bị phải đặt đúng nơi quy định.
- Các cơ cấu đo phải cho vào hộp bảo vệ và phải để ở vị trí cao tránh va chạm
với các thiết bị khác.

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 24


BÁO CÁO THỰC TẬP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CHƯƠNG III
GIỚI THIỆU, NHẬN BIẾT, TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN CÁC KHÍ
CỤ ĐIỆN, DÂY DẪN SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP
I.CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ:
Cầu chì, áp tô mát bảo vệ dòng điện cực đại, áp tô mát bảo vệ dòng điện cực

tiểu, áp tô mát bảo vệ điện áp thấp, áp tô mát bảo vệ điện áp cao, áp tô mát công
suất ngược….

GVHD: ĐỖ DUY HỢP

Page 25


×