Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Xác định ý tưởng phát triển sân bay quốc tế long thành thuộc tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.11 KB, 13 trang )

Học viên:
Lớp: Cao học Quản lý đất đai tp Hồ Chí Minh
Giảng viên: ThS. Trần Sinh

Tiểu luận
Xác định ý tưởng phát triển sân bay quốc tế Long Thành thuộc tỉnh
Đồng Nai


I. Đặt vấn đề
Việt Nam trong thời kỳ mới giải phóng là một quốc gia thuần nông nghiệp.
Để vươn mình phát triển hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã phải trải
qua rất nhiều kịch bản phát triển khác nhau, trong đó thuận lợi cũng nhiều nhưng
khó khăn và đẩy lùi cũng không phải là ít. Trước đây, từ một quốc gia có nền kinh
tế tự cung tự cấp, hàng hóa chỉ lưu thông trong nội bộ các tỉnh thành, các khu vực
của một quốc gia thì giao thông và phương tiện di chuyển không phải là vấn đề lớn
lao.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế
thị trường, giao thông nội bộ và giao lưu thông thương với các nước trong khu vực
Đông Nam Á, Asean, và các nước trên thế giới được Đảng và Nhà nước ta xác định
là chương trình đầu tư quan trọng bậc nhất để phát triển kinh tế.
Do đó, việc đầu tư phát triển và xây dựng thêm một sân bay trung chuyển
quốc tế là đề án quan trọng và cấp thiết nhất trong tình hình hiện nay. Vấn đề đặt ra
là ở khu vực phía Nam của đất nước, có thể xây dựng một sân bay có tầm vóc quốc
tế được bố trí ở tỉnh thành nào cũng như vị trí nào là thuận lợi và hiệu quả nhất
trong khi hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất tại thành phố Hồ Chí Minh đã được khai
thác và sử dụng rất hiệu quả.
Qua các đề án nghiên cứu trình chính phủ về vị trí đầu tư xây dựng sân bay,
chúng tôi nhận thấy xây dựng sân bay tại Long Thành, Đồng Nai là phù hợp và
thuận lợi nhất.
II. Phân tích và lựa chọn vị trí quy hoạch sân bay quốc tế tại huyện


Long Thành, tỉnh Đồng Nai.


Hiện nay sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang tọa lạc tại TP.HCM đã đóng
vai trò quan trọng như là cửa ngõ quốc tế đến miền Nam Việt Nam. Mặc dù cách
trung tâm TP chỉ 7 km nhưng do quá trình phát triển đô thị, sân bay Tân Sơn Nhất
đã bị khu dân cư vây kín dẫn đến các vấn đề liên quan đến việc khai thác sân bay
Tân Sơn Nhất, như tiếng ồn gây ra bởi máy bay và an toàn giao thông hàng không”
- đại diện SAC nhìn nhận.

Sân bay Tân Sơn Nhất
dần sẽ đạt đến công suất thiết
kế, lại rất khó mở rộng nên cần
có một sân bay khác. Ảnh: MP
Cảng hàng không Tân
Sơn Nhất đang khai thác ở mức
trên 12 triệu hành khách/năm (gồm 6 triệu hành khách quốc tế và 6 triệu hành
khách quốc nội) và 278.000 tấn hàng hóa/năm. Trong vòng 15 năm qua, lượng
hành khách quốc nội tăng 13,4%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng hành khách quốc
tế (khoảng 9,3%). Theo đơn vị tư vấn, vào năm 2030, nhu cầu ở các sân bay khu
vực vùng TP.HCM sẽ đạt mức 44,5 triệu lượt hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng
hóa/năm. Với thực tế này, dù cảng hàng không Tân Sơn Nhất vừa được đầu tư mở
rộng với công suất được nâng lên khoảng 20 triệu hành khách/năm (dự kiến trong
khoảng thời gian 2015-2020 sẽ đạt đến công suất thiết kế) cũng không thể phục vụ
đủ nhu cầu. Vì lý do này mà Chính phủ đặt ra yêu cầu khai thác sân bay Long
Thành càng sớm càng tốt trước năm 2020 - SAC cho hay.


Trong khi đó, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua các năm đều tăng,
số lượng khách trong 6 tháng đầu năm 2012 là 3,3 triệu lượt khách, tăng 18% so

với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó vấn đề cạnh tranh khi hội nhập quốc tế đang được đặt ra. Để có
thể cạnh tranh được, ngành hàng không cần có một sân bay đáp ứng được những
tiêu chuẩn quốc tế và thuận lợi để các hãng hàng không trong nước và quốc tế khai
thác. Xung quanh chúng ta hiện có rất nhiều sân bay lớn và hiện đại, buộc chúng ta
muốn cạnh tranh phải có sân bay ngang tầm hoặc hơn. Do đó, Việt Nam cần phải
xây dựng một sân bay với quy mô lớn.
Vấn đề đặt ra là tại sao
không chọn vị trí sân bay ở Bình
Dương, Bình Phước hay Bà Rịa
Vũng Tàu mà nhất định bố trí ở
Long Thành- Đồng Nai?
Để trả lời cho vấn đề trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu
và tìm hiểu về thực trạng và tiềm
năng phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Đồng Nai.
II.1. Điều kiện tự nhiên
và thực trạng phát triển kinh tế xã hội.
1. Vị trí:


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG NAI


Tỉnh Đồng Nai phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh
Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí trung
tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất
Việt nam.

2. Khí hậu, thổ nhưỡng:
- Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới có gió mùa, khí hậu ôn hòa, ít bão lụt
và thiên tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25-26oC, gồm 2 mùa mưa nắng, lượng
mưa tương đối cao khoảng 1.500mm - 2.700mm, độ ẩm trung bình 82%.
- Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót
rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam, chủ yếu là địa hình đồng bằng,
địa hình đồi lượn sóng, địa hình núi thấp, tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có
độ dốc < 8o, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2), thuận lợi cho việc
đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp.
- Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu, gồm 3 nhóm chính:
* Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có
độ phì cao, chiếm 39,1%. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn
và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…
* Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám,
nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Nam, Đông
Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn
Trạch). Các loại đất này thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ …, một
số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều …


* Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát, phân bố
chủ yếu ven sông Đồng Nai, sông La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều
loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả …
3. Tài nguyên:
- Nguồn nước mặt và nước ngầm rất phong phú đủ cung cấp cho sản xuất và
sinh hoạt trong tỉnh và khu vực. Trong đó:
+ Nước mặt: được cung cấp bởi các sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai
gồm dòng chính sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Bé, ngoài ra còn có những
sông nhánh lớn như sông Lá Buông, sông Thị Vải, Sông Ray, Sông Dinh. Tổng
lượng nước 25,8 tỉ m3/năm, mùa mưa chiếm từ 85-90%, mùa khô từ 10-15%.

+ Nước dưới đất: Tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất khoảng 4,9 triệu
m3/ngày, trong đó trữ lượng động là 4,1 triệu m3, trữ lượng tĩnh 0,8 triệu m3.
- Khoáng sản : Đồng Nai có tài nguyên phong phú và đa dạng, nhất khoáng
sản phi kim loại, trong đó chủ yếu là đá xây dựng và đá ốp lát, sét gạch ngói, thạch
anh, cát xây dựng, vật liệu san lấp, sét kaolin, puzlan, Laterit, đất phún… đáp ứng
nguồn cung ứng vật liệu xây dựng cho công trình hoặc cơ sở chế biến các sản
phẩm liên quan.
4. Nguồn nhân lực:
- Đồng Nai có tháp dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động 65,54%
(Khoảng 1,63 triệu lao động), lực lượng lao động có trình độ văn hoá khá, quen với
tác phong công nghiệp, cần cù và cầu tiến. Tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số
lao động đang làm việc khoảng 53%.


- Năm 2010, tổng số học sinh toàn tỉnh đang theo học tại các bậc giáo dục
phổ thông là 523.500 học sinh; Số sinh viên Đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ 220 người
/vạn dân.
- Số lượng các trường, đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh trên 100 cơ sở,
trong đó 4 trường Đại học, 8 trường Cao đẳng, 16 Trường Trung cấp nghề, 73
Trung tâm và đơn vị dạy nghề. Nhiều trường mới đang được thành lập nhằm đáp
ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của xã hội và doanh nghiệp.
II. 2.ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG:
1. Cấp điện: Sử dụng nguồn điện chung của lưới điện quốc gia. Năm 2010,
sản lượng điện sử dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 6,1 tỷ kwh. Hệ thống phân phối
lưới điện cao thế 110/220 KV với các trạm biến áp 2.400 MVA, lưới điện trung thế
15/22 KV với các trạm biến áp 2.500 MVA đã phủ kín 171 phường, xã thị trấn
trong toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu cấp điện cho các nhà đầu tư.
2. Cấp nước: Năm 2010 công suất cấp nước của Đồng Nai đạt 320.000m3/
ngày và đến năm 2015 đạt 550.000m3/ngày, đủ cung cấp nước cho dân cư đô thị và
các dự án công nghiệp trong khu công nghiệp.

3. Thông tin liên lạc: Mạng lưới điện thoại, viễn thông của tỉnh Đồng Nai
đã trực tiếp liên lạc được với các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới, kể cả
các dịch vụ Internet tốc độ cao (ADSL), truyền số liệu (DDN, xDSL, Frame relay,
Leased line...), Video Conference … Thực hiện tốt việc chuyển phát nhanh Fedex,
DHL, EMS, CPN … Năm 2010, bình quân 100 dân đã có trên 121 thuê bao điện
thoại, 20,5 thuê bao internet.
4. Giao thông:


Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường
huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường
sắt Bắc - Nam; gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần cụm cảng Sài Gòn, cụm
Cảng Thị Vải - Vũng Tàu …, thuận lợi trong giao thương trong nước và quốc tế.
Hiện tại Chính phủ đã khởi công xây dựng các dự án giao thông liên kết
vùng: Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Nâng cấp Quốc Lộ 51
Biên Hòa - Vũng Tàu; và đang có kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng các công
trình hạ tầng quan trọng :
-Cảng nước sâu Phước An, trọng tải tàu 60.000 DWT. Cụm cảng biển nhóm
V huyện Nhơn Trạch trọng tải tàu 30.000 DWT.
-Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu
-Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
-Dự án cầu đường từ Quận 9 TP.HCM sang Nhơn Trạch, Đồng Nai.
-Các tuyến đường Vành đai 3, 4 nối các địa phương vùng kinh tế trọng điểm.
II.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ:
1. Về tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Đồng Nai giai đoạn giai
đoạn 2006-2010 là 13,2%; và giai đoạn 2011-2015 dự kiến tăng từ 13-14%/năm.
GDP bình quân đầu người năm 2010 tương đương 1.630 USD.



Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đến năm
2010 ngành công nghiệp xây dựngchiếm 57,2%; ngành dịch vụ chiếm 34,1%;
ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 8,7%.
2. Công nghiệp:
Đồng Nai là tỉnh phát triển khu công nghiệp đầu tiên và hiện là
một trong các địa phương dẫn đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam.
Đồng Nai đã được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép qui hoạch phát triển 34
KCN diện tích khoảng 11.380 ha, trong đó đến năm 2010 đã có 30 khu công
nghiệp được cấp phép thành lập diện tích 9.573 ha, cơ sở hạ tầng các KCN đang
được xây dựng đồng bộ, trên 60% diện tích đất đã có nhà máy và đang sẵn sàng
đón nhận các nhà đầu tư mới. Ngoài ta Chính Phủ đã chấp thuận chủ trương cho
Đồng Nai thành lập khu công nghiệp công nghệ cao tại huyện Long
Thành (500ha), khu liên hợp công nông nghiệp tại huyện Xuân Lộc và
huyện Thống Nhất (2.186ha), khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh
học tại huyện Cẩm Mỹ (209ha)... mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư vào Đồng
Nai.
Bên cạnh các khu công nghiệp, đến năm 2010 Đồng Nai đã qui hoạch phát
triển 45 cụm công nghiệp và làng nghề với diện tích khoảng 2.080ha nhằm tạo
thuận lợi cho việc đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Nông - Lâm - Ngư nghiệp:
Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazal thích hợp để phát triển
các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp trồng
cây hàng năm là 185.440 ha trong đó đất trồng lúa 70.700ha, bắp 52.800ha, khoai


mỳ 17.800ha; đất trồng cây lâu năm là 162.390ha trong đó các cây trồng chủ yếu
như cao su 39.250ha, cà phê 17.710ha, điều 51.050ha, tiêu 7.200ha ...; Bưởi Tân
Triều của Đồng Nai là đặc sản nổi tiếng đã đăng ký thương hiệu.
Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn
gia súc, có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, là nguồn nguyên liệu

quan trọng cho công nghiệp chế biến. Năm 2010, Đồng Nai có đàn gia súc trên
164.000 con, đàn lợn khoảng 1,22 triệu con, đàn gia cầm khoảng 8,7 triệu con.
Đất nuôi trồng thủy sản, diện tích khoảng 33.330ha, chủ yếu là vùng hồ Trị
An và vùng bán ngập thuộc hạ lưu sông Đồng Nai.
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động
thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Tổng diện
tích đất rừng hiện có 155.830ha với độ che phủ rừng khoảng 29,8%.
Như vậy Đồng Nai là một tỉnh thành có thổ nhưỡng đất đai chịu lực tốt, là
tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh và có hệ thống giao thông giữa các khu vực
trong tỉnh với các tỉnh khác khá thuận lợi. Là tỉnh có vị trí trung tâm của khu vực
Đông Nam Bộ, lại cộng thêm vị trí gần sông có thể thông thương qua đường thủy
cũng như đường bộ, đường sắt thuận lợi, dễ dàng...đây là ưu điểm để những tỉnh
trong khu vực có thể chu chuyển đến sân bay quốc tế tại Long Thành.
Ngoài ra, tại khu vực Long Thành, quỹ đất nông nghiệp tương đối lớn và
hầu như được xem xét là “quỹ đất sạch”. Công tác bồi thường giải tỏa tái định cư
rất thấp do khu vực này chủ yếu là các nông trường cao su của Nhà nước.


Với điều kiện và thực trạng phát triển cũng như định hướng kinh tế trong
những năm tới, Long Thành- Đồng Nai là sự lưa chọn tốt nhất cho việc bố trí sân
bay mang tầm cỡ quốc tế.


III. Kết luận
Đề án quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành là một nhiệm vụ quan trọng và
cấp thiết nhất trong thời điểm Việt Nam hoàn thành việc gia nhập WTO. Sự mở
rộng phát triển kinh tế ra toàn cầu là định hướng phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước ta nên vấn đề giao thông thuận lợi cũng như ưu tiên phát triển kinh tế
trọng điểm phía nam được xem là điểm nút trong quá trình này.
Sân bay Long Thành là bước đi là hành động của người dân Việt Nam với

mong muốn đưa đất nước phát triển kinh tế thị trường trên con đường mà Đảng và
nhân dân Việt Nam đã lựa chọn, cũng là việc làm nhằm hiện thực hóa sự phát triển
tăng tốc của nền kinh tế trong tương lai.
Với sự ra đời và khai thác của sân bay Long Thành, chúng tôi tin tưởng khu
vực kinh tế trọng điểm phía Nam nhất định sẽ phát triển bùng nổ và xứng đáng là
một trong những sân bay hang đâu của khu vực Đông Nam Á.



×