Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SỐT CAO ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.59 KB, 7 trang )

SỐT CAO Ở TRẺ EM
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các nguyên nhân gây sốt.
2. Trình bày được cách phát hiện và đánh giá mức độ sốt.
3. Trình bày được cách xử trí, chăm sóc trẻ bị sốt.
4. Hướng dẫn được cách xử trí sốt cao ở trẻ em cho cộng đồng
1. ĐẠI CƯƠNG
- Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt
trước tác dụng của các yếu tố có hại. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể đo ở
nách trên 37,50C.
- Nếu sốt nhẹ nhiệt độ không quá 38,5 0C là phản ứng tốt giúp cơ thể
chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng nếu sốt cao hoặc sốt quá cao sẽ
gây mệt mỏi do mất nước, rối loạn điện giải và có thể gây co giật.
- Sốt thường gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ do trung tâm điều hòa nhiệt
chưa hoàn chỉnh, trẻ dễ bị sốt và sốt thường cao.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY SỐT
2.1.

Sốt do nhiễm khuẩn

- Đây là nguyên nhân phổ biến nhất
- Gặp trong các trường hợp:
+ Nhiễm khuẩn như viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, lỵ, áp xe, ...
+ Nhiễm virus như sởi, sốt xuất huyết Dengue, ....
+ Nhiễm ký sinh trùng sốt rét
2.2.

Sốt không do nhiễm khuẩn

- Do rối loạn hoạt động của bản thân não: u não, chảy máu não ...


- Do protein lạ (do từ ngoài cơ thể hoặc protein nội sinh): bỏng, chấn
thương ...
- Do phản ứng thuốc (tiêm vacxin)
1


- Do tác dụng của thuốc
- Do đau đớn
3. PHÁT HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SỐT
3.1.

Dấu hiệu lâm sàng

- Thấy mặt, 2 má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, nếu là trẻ
em thấy quấy khóc hay mệt mỏi, ngủ nhiều.
- Sờ vào các vị trí như trán, lòng bàn tay, hoặc chân tay, lưng trẻ thấy
nóng nhiều hoặc lấy má người mẹ áp lên trán của trẻ thấy nóng hơn là
trẻ bị sốt.
- Cách phát hiện chính xác nhất là dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể.
Các loại nhiệt kế:

2


3.2.

Cách đo nhiệt độ:

- Trước khi đo, để người bệnh nằm nghỉ khoảng 15 phút
- Kiểm tra nhiệt kế, vảy cho mức thủy ngân của nhiệt kế xuống dưới

350C rồi đo.
- Các vị trí đo nhiệt độ:
+ Người lớn: có thể đo ở nách, miệng, hậu môn, tai, trán
+ Trẻ em: Thường hay đo ở nách, hậu môn, trán
- Nếu nghi ngờ kết quả có thể đo lại ngay hoặc dùng nhiệt kế khác để đo.
- Đối với trẻ em, người già, người mất trí hoặc người giãy giụa nên đo ở
nách và giữ nhiệt kế suốt thời gian đo.
Cách đo nhiệt độ ở miệng
- Bảo người bệnh há miệng và đặt đầu nhỏ nhiệt kế vào 1 bên miệng,
dưới lưỡi.
- Nhắc người bệnh ngậm miệng, nhắc để người bệnh không cắnvào nhiệt
kế.
- Để nhiệt kế trong miệng 5 phút rồi lấy đọc kết quả.
Cách đo nhiệt độ ở nách
- Lau khô hỗ nách người bệnh và đặt đầu nhỏ nhiệt kế vào giữa hố nách
- Bảo người bệnh khép cánh tay lại, để cẳng tay lên ngực ở tư thế thoải
mái
- Để nhiệt kế trong 10 phút rồi lấy đọc kết quả.
Cách đo nhiệt độ ở hậu môn
- Bôi dầu nhờn vào đầu nhỏ nhiệt kế giúp người bệnh dễ chịu và đo dễ
dàng hơn.
3


- Để người bệnh nằm nghiêng, dùng 1 tay bộc lộ vùng hậu môn, tay kia
đưa đầu nhỏ nhiệt kế vào lỗ hậu môn khoảng 3,5cm.
- Để nhiệt kế từ 3 – 5 phút rồi lấy lau sạch, đọc kết quả.
3.3.

Đánh giá mức độ sốt:


- Nhiệt độ từ 37,50 C – 38,50C là sốt nhẹ.
- Nhiệt độ từ 38,50C – 390C là sốt vừa.
- Nhiệt độ từ 390 C – 400C là sốt cao.
- Nhiệt độ > 400C là sốt rất cao.
 Nguy cơ khi sốt cao:
+ RL nước, điện giải
+ Sốt cao từ 390 C trở nên có nguy cơ co giật  tắc nghẽn đường hô hấp
 tử vong hoặc di chứng sề sau
4. XỬ TRÍ, CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỐT TẠI NHÀ
4.1.

Những việc cần làm

- Khi sốt nhẹ dưới 38,5 0C cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu
trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ
lại.
- Khi trẻ sốt trên 38,50C cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng,
mềm, thoáng, rộng, giảm nhiệt độ trong phòng, mở cửa, bật quạt (tránh
gió lùa).
- Hạ nhiệt bằng biện pháp cơ học: Dùng thêm khăn bông mềm thấm nước
ấm vắt khô đặt lên trán rồi dùng khăn ướt lau 2 hõm nách, 2 bẹn hoặc
lau người cũng góp phần làm hạ nhiệt độ.
- Nếu người bệnh là trẻ em cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa
quả tươi.
- Nếu bị sốt rét cần đắp chăn, ủ ấm, cho uống nước ấm.
4


- Phòng hạ đường huyết bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ (nếu được) hoặc đổ

thìa cho trẻ.
4.2.

Những việc không nên làm:

- Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa
- Không nên dùng nước đá hoặc đá chườm sẽ gây cho cơ thể phản ứng
không tốt
- Mặc quá nhiều quần áo khi thấy trẻ sốt rét hoặc da lạnh
4.3.
-

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế trong các trường hợp sau:
Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt sau khi đã xử trí trên 1 ngày vẫn còn sốt

cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân.
- Những trường hợp sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp không
giảm.
- Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, li bì, co giật, bỏ ăn không
uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…
Bảng tóm tắt cách xử trí trẻ bị sốt
Các dấu hiệu

Phân loại

Xử trí

Có nguy cơ sốt rét
Một trong các dấu hiệu nguy
hiểm toàn thân hoặc cổ cứng BỆNH RẤT NẶNG

hoặc thóp phồng
CÓ SỐT
- Không thể xét nghiệm KST
SR
SỐT RÉT HOẶC SỐT
- Không chảy nước mũi
GIỐNG SỐT RÉT
- Không tìm được nguyên
nhân gây sốt

- Không thể xét nghiệm KST
SR
- Có nguyên nhân gây sốt do
bệnh khác

SỐT – KHÔNG
GIỐNG SỐT RÉT

5

- Phòng hạ đường huyết
- Hạ nhiệt bằng biện pháp cơ học
- Chuyển gấp đi bệnh viện
- Hạ nhiệt bằng biện pháp cơ học
- Dặn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ
đi khám
- Khám lại sau 2 ngày nếu còn
sốt
- Nếu sốt kéo dài trên 7 ngày cần
đưa trẻ đến BV

- Hạ nhiệt bằng biện pháp cơ học
- Dặn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ
đi khám
- Khám lại sau 2 ngày nếu còn


sốt
- Nếu sốt kéo dài trên 7 ngày cần
đưa trẻ đến BV

Không có nguy cơ sốt rét
Một trong các dấu hiệu nguy
hiểm toàn thân hoặc cổ cứng
hoặc thóp phồng
- Có nguyên nhân gây sốt do
bệnh khác

BỆNH RẤT NẶNG
CÓ SỐT
SỐT – KHÔNG CÓ
NGUY CƠ SỐT RÉT

- Phòng hạ đường huyết
- Hạ nhiệt bằng biện pháp cơ học
- Chuyển gấp đi bệnh viện
- Hạ nhiệt bằng biện pháp cơ học
- Dặn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ
đi khám
- Khám lại sau 2 ngày nếu còn
sốt

- Nếu sốt kéo dài trên 7 ngày cần
đưa trẻ đến BV

SỞI
Một trong các dấu hiệu nguy
hiểm toàn mờ giác mạc hoặc
vết loét miệng
- Có mủ ở mắt hoặc đau loét
miệng

Ban toàn thân và ho/chảy
mũi/mắt đỏ

Sởi trong 3 tháng gần đây

SỞI BIẾN CHỨNG
NẶNG
SỞI BIẾN CHỨNG
MẮT VÀ/HOẶC
MIỆNG

ĐANG MẮC SỞI

ĐÃ MẮC SỞI

- Cho vitamin A
- Vệ sinh mắt, miệng
- Chuyển gấp đi bệnh viện
- Cho vitamin A
- Vệ sinh mắt, miệng

- Dặn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ
đi khám
- Khám lại sau 2 ngày
- Cho vitamin A
- Dặn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ
đi khám
- Khám lại sau 2 ngày
Cho vitamin A

Có nguy cơ sốt xuất huyết
- Chân tay nhớp lạnh
HỘI CHỨNG SỐC
- Mạch nhanh, yếu
SXH DENGUE
- Li bì/ vật vã
CÓ KHẢ NĂNG SXH
- Chảy máu mũi, lợi
DENGUE NẶNG
- Nôn ra máu hoặc ỉa phân
đen
- Chấm, nốt hoặc mảng xuất
huyết dưới da
Sốt cao liên tục 2-7 ngày và
NGHI NGỜ SXH
không có các dấu hiệu như
DENGUE
trên

6


- Chuyển gấp đi bệnh viện
- Chuyển gấp đi bệnh viện
- Trên đường đi cho trẻ uống
ORS theo nhu cầu

- Hạ nhiệt bằng biện pháp cơ học
- Tiếp tục cho trẻ ăn, uống nhiều
nước
- Dặn bà mẹ khi nào cần đưa trẻ
đi khám ngay
- Khám lại hàng ngày đến khi hết
sốt 2 ngày liên tục


- Nếu sốt kéo dài trên 7 ngày cần
đưa trẻ đến BV

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×