Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.36 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN VÂN ANH

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NỮ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 831.01.05

Đà Nẵng – 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUANG TÍN

Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 2: PGS. TS. Hồ Đình Bảo

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 02 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Quảng Bình, LLLĐ nữ chiếm gần 50% lực lượng lao
động xã hội toàn tỉnh. Vì tỉnh Quảng Bình là một tỉnh thuần nông, do
đó có khoảng 65% lao động nữ là lao động nông nghiệp, tỷ lệ thiếu
việc làm của LĐ nữ vẫn còn cao, và có xu hướng gia tăng. Trong khi
quá trình phát triển KT - XH toàn tỉnh với tốc độ CNH diễn ra
nhanh; nhiều dự án đầu tư được đưa vào thực hiện, mở rộng xây
dựng thêm nhiều tuyến đường giao thông, khu đô thị đã thu hẹp diện
tích đất nông nghiệp, LĐ chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nên khó
khăn trong việc tìm kiếm việc làm; số lao động nữ tự tạo việc làm
còn rất hạn chế, chủ yếu là các công việc tạm thời, không ổn định với
mức thu nhập thấp và điều kiện làm việc không đảm bảo. Từ đó nhu
cầu việc làm và việc làm bền vững cho LĐ nữ dôi dư tại địa phương
trở nên hết sức bức thiết.
Xuất phát từ nhu cầu giải quyết việc làm cho LLLĐ nữ ở
tỉnh Quảng Bình, đồng thời chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh
vực này trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, với mong muốn đề xuất
một số giải pháp góp phần GQVL cho lao động nữ ở tỉnh Quảng
Bình, tôi chọn đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh
Quảng Bình” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
b. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho
người lao động nói chung và cho lao động nữ nói riêng.
- Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho LĐ nữ ở tỉnh

Quảng Bình trong những năm qua.


2
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho LĐ
nữ đến năm 2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và tình trạng việc làm, các biện pháp giải
quyết việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về việc
làm và cách thức giải quyết việc làm cho LĐ nữ.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu vấn đề GQVL cho lao động nữ ở
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 – tháng 6/2019 và đề xuất các giải
pháp GQVL cho lao động nữ ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2025.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
a, Phương pháp tiếp cận
b, Phương pháp thu thập dữ liệu
c, Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, phân
tích tổng hợp.
5. Bố cục của luận văn
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho
người lao động
Chƣơng 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ ở
tỉnh Quảng Bình thời gian qua
Chƣơng 3: Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao
động nữ ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2025

6. Sơ lƣợc tổng quan về tài liệu nghiên cứu


3
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
1.1.1.

Một số khái niệm cơ bản

a, Lao động
Trong bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam viết: "Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con
người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội".
b, Việc làm
Trong Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2012. Điều 9, Chương II chỉ rõ:
"Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp
luật cấm"
c. Thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận của LLLĐ không có
việc làm và đang tìm kiếm việc làm.
d. Giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi
trường đảm bảo cho mọi người trong độ tuổi lao động, có khả năng
lao động, đang có nhu cầu tìm việc làm đều có cơ hội làm việc với
chất lượng việc làm và thu nhập ngày càng cao.

1.1.2. Đặc điểm của lao động nữ, việc làm của lao động
nữ
a. Đặc điểm của lao động nữ
- Về sức khỏe và chức năng sinh học của LĐ nữ: LĐ nữ vừa
thực hiện nghĩa vụ LĐ như nam giới, vừa còn đảm nhận thiên chức


4
thiêng liêng là làm mẹ và chăm sóc gia đình.
- Tính bất bình đẳng giới trong xã hội: Lao động nữ chịu
nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới do các định kiến về giới tính,
đặc biệt là trong lĩnh vực lao động.
- Sự chênh lệch về trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp
vụ giữa LĐ nữ và nam còn rất lớn: Có thể nhận thấy LĐ nam có trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn hẳn so với nữ
giới.
b. Đặc điểm việc làm của lao động nữ
- Việc làm cho lao động nữ thường nhẹ nhàng, ít nặng nhọc
- Việc làm của lao động nữ chủ yếu trong các lĩnh vực không
đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, phức tạp và tính ổn định của thu nhập
không cao
- Việc làm của lao động nữ chịu ảnh hưởng bởi điều kiện
về giới
- Có sự chuyển dịch theo hướng cân bằng cơ cấu việc làm
giữa lao động nữ và lao động nam trong các thành phần kinh tế theo
thời gian
1.1.3. Ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho lao động
nữ
a, Đối với người lao động
Giải quyết việc làm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho người lao động, góp phần ổn định đời sống của bản
thân và gia đình họ.
b. Đối với nền kinh tế
Giải quyết việc làm đảm bảo ổn định đầu vào cho sản xuất,
góp phần ổn định kinh tế.


5
c, Đối với xã hội
Giải quyết việc làm cho người LĐ ảnh hưởng trực tiếp đến xã
hội. Quốc gia nào, địa phương nào giải quyết tốt vấn đề lao động và
việc làm thì xã hội được duy trì ổn định và phát triển, sẽ tránh được
những vấn để xã hội khác nảy sinh như: các tệ nạn xã hội, hiện tượng
đói nghèo, thiếu ăn, thất học...
1.2. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.2.1.

Phát triển sản xuất để giải quyết việc làm

Phát triển sản xuất là một trong những giải pháp tạo ra việc
làm cho người LĐ, giúp cho công tác giải quyết việc làm đạt được
hiệu quả cao. Khi sản xuất phát triển đòi hỏi sử dụng nhiều lực lượng
lao động, trong đó bao gồm cả lao động nữ.
Tiêu chí đánh giá:
- Số lượng việc làm mới được tạo ra trong một thời kỳ, trong
đó có bao nhiêu việc làm cho lao động nữ
- Tỷ lệ tăng việc làm mới so với tổng việc làm
- Cơ cấu việc làm mới được tạo ra.
1.2.2.


Giải quyết việc làm thông qua tăng cƣờng năng

lực cho ngƣời lao động
a, Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm
Đào tạo nghề cung cấp cho người lao động những kiến thức,
kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết để có thể đảm nhận và thực
hiện được các công việc được giao hoặc bản thân người LĐ có thể tự
tạo ra các công việc.
ĐTN là biện pháp giúp người lao động có cơ hội việc làm,
nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và góp
phần xây dựng đất nước, bình đẳng trong xã hội.
Tiêu chí đánh giá:


6
- Số lao động nữ được đào tạo nghề
- Tỷ lệ lao động nữ có được việc làm sau đào tạo nghề.
b, Nâng cao kỹ năng cho người lao động tìm kiếm việc làm
Ngoài kiến thức, năng lực làm việc của người lao động còn
được đánh giá thông qua kỹ năng và thái độ làm việc.
1.2.3.

Hỗ trợ tín dụng giải quyết việc làm

Tín dụng chính sách là công cụ điều tiết của Nhà nước nhằm
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Mục đích cho vay tín dụng của Quỹ quốc gia về việc làm
được dùng để hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm, giảm
tỷ lệ thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với sự
chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm cho người có nhu

cầu làm việc. Cho vay tín dụng từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm là
một trong những chương trình hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm, với lãi
suất ưu đãi..
Tiêu chí đánh giá:
- Số vốn cho lao động nữ vay để giải quyết việc làm.
- Tỷ lệ lao động nữ được vay vốn giải quyết việc làm.
1.2.4.

Tăng cƣờng hoạt động giới thiệu việc làm

Hệ thống các Trung tâm dịch vụ việc làm chính là cầu nối
giữa người sử dụng lao động và người LĐ. Các trung tâm DVVL
việc làm hoạt động hiệu quả chính là nâng cao sự phát triển của thị
trường lao động.
Tổ chức các phiên giao dịch việc làm để người lao động và
đơn vị tuyển dụng trực tiếp tham gia tuyển dụng miễn phí.
Tiêu chí đánh giá:
- Cơ cấu việc làm và ngành nghề được kết nối.
- Số lượng cơ sở được kết nối.


7
- Tỷ lệ cơ sở kết nối thu nhận lao động/ tổng cơ sở kết nối.
1.2.5.

Xuất khẩu lao động

Hiểu theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng “XKLĐ là quá trình đưa người LĐ đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài hợp pháp được quản lý và hỗ trợ của Nhà

nước theo hợp đồng của các DN hoạt động dịch vụ, các tổ chức sự
nghiệp, các DN trúng thầu, nhận thầu, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra
nước ngoài, hợp đồng nâng cao tay nghề, hoặc theo hợp đồng cá
nhân giữa người LĐ và chủ sử dụng LĐ”.
Tiêu chí đánh giá:
- Số lượng lao động nữ được xuất khẩu lao động
- Tỷ lệ được xuất khẩu/tổng số.
1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ
1.3.1.

Nhân tố về điều kiện tự nhiên: Gồm vị trí địa lý,

địa hình, đất đai.
1.3.2.

Nhân tố về điều kiện kinh tế:

Một địa phương có quy mô kinh tế càng lớn thì càng tạo ra
được nhiều việc làm cho người lao động, ngược lại. Chính vì vậy, từ
việc đánh giá quy mô kinh tế của địa phương ta có thể ước tính được
số việc làm mà địa phương đó có thể tạo ra, từ đó đặt ra các chính
sách giải quyết việc làm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế càng nhanh thì tạo ra càng nhiều
việc làm và ngược lại.
Cơ cấu ngành kinh tế cũng tác động đối đến giải quyết việc
làm.
1.3.3.

Nhân tố về xã hội:


a, Dân số: Dân số là yếu tố quyết định đến lực lượng lao động


8
của nền kinh tế.
b,

ệ thống Giáo dục - đào tạo: Giáo dục - đào tạo đóng

một vai trò quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực nói chung
và đối với LĐ nữ nói riêng
c, Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, vốn hỗ trợ người lao
động: Nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình SXKD, được
đầu tư để mua tư liệu sản xuất giúp cho quá trình SXKD được tiến
hành thuận lợi. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần hỗ trợ, cung cấp vốn
bằng nhiều hình thức để người lao động có thể mở rộng SXKD và tăng
thu nhập.
d, Văn hoá và phong tục tập quán của từng địa phương,
từng dân tộc
1.3.4.

Nhân tố về con ngƣời

a. Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người lao động: Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người lao động có ảnh hưởng quyết định đến phát triển kinh tế. Điều
đó đòi hỏi không ngừng đào tạo, tập huấn cho người lao động, để
hình thành một LLLĐ có chất lượng ngày càng cao, đặc biệt là đối
với lực lượng lao động nông thôn.

b. Sức khỏe
Người lao động có sức khỏe tốt thì sẽ góp phần tích cực
trong việc tạo khả năng làm việc, tăng thu nhập và cải thiện chất
lượng cuộc sống.


9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NỮ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH ẢNH
HƢỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
2.1.1.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Quảng Bình là một tỉnh duyên hải nằm ở khu vực Trung
Trung Bộ, Việt Nam. Tỉnh có phía Bắc giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía
Nam giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Tây có đường biên giới chung với
nước CHDCND Lào dài 201,87 km, có bờ biển dài 116,04 km ở phía
Đông.
Quảng Bình có địa hình hẹp, thấp dần từ Tây sang Đông, ở
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu khá khắc nghiệt.
Tài nguyên khoáng sản có nhiều loại như vàng, sắt, chì,
titan…tuy đa dạng, phong phú nhưng trữ lượng thấp
Quảng Bình có bờ biển với nhiều thắng cảnh đẹp, thềm lục
địa rộng tạo cho Quảng Bình một ngư trường với trữ lượng lớn và
phong phú về loài.
2.1.2.


Đặc điểm về kinh tế

Sản xuất nông, lâm, thủy sản được xác định là một trong những
lĩnh vực quan trọng để GQVL và XĐGN cho khoảng 80% dân số toàn
tỉnh.
Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - xây dựng trong giai
đoạn 2014 - 2018 ổn định và tăng đều hàng năm.
Cơ cấu GRDP của ngành dịch vụ - du lịch có xu hướng tăng
lên và là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, theo đúng định
hướng phát triển chung của toàn tỉnh.


10
2.1.3.

Đặc điểm về xã hội

Tỉnh Quảng Bình có 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện với
159 xã, phường, thị trấn. Thành phố Đồng Hới là tỉnh lỵ của tỉnh
Quảng Bình, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.
a. Tình hình dân cư
Dân số tỉnh QB tăng hàng năm, từ 868.174 người vào năm
2014 thì đến năm 2018 có 887.595 người. Dân cư phân bố không
đều, 19,81% sống ở thành thị (tương đương với 175.862 người) và
80,19% (tương đương với 711.733 người) sống ở nông thôn.
Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 532.469 người
(năm 2018), chiếm khoảng 59,99% tổng dân số, tập trung chủ yếu ở
khu vực nông thôn khoảng 80.26% (tương đương 427.348 người).
Trong đó, lao động nam là 268.997 người, lao động nữ là 263.472
người chiếm tỷ lệ lần lượt là 50,52% và 49,48% LLLĐ của tỉnh.

b.

oạt động của hệ thống đào tạo nghề

Đến 30/6/2019, toàn tỉnh có 21 cơ sở dạy nghề, trong đó 16
cơ sở giáo dục nghề nghiệp với 3 hệ đào tạo cơ bản: cao đẳng, trung
cấp và sơ cấp.
c.

oạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm

Hoạt động DVVL là hoạt động kết nối giữa người lao động
và người sử dụng lao động; giúp cho người lao động tìm được việc
làm, người sử dụng lao động tuyển được số lao động cần tuyển.
Tỉnh Quảng Bình có 2 trung tâm Dịch vụ việc làm đó là:
Trung tâm DVVL Quảng Bình trực thuộc Sở Lao động – TB&XH và
Trung tâm DVVL Thanh Niên trực thuộc Tỉnh Đoàn.
2.1.4.

Quy mô và cơ cấu lao động nữ tỉnh Quảng Bình

Dân số nữ chiếm gần 50% cơ cấu dân số toàn tỉnh. LLLĐ
nữ chiếm 59,43% dân số nữ và chủ yếu tập trung ở nông thôn, trong


11
đó chủ yếu ở các huyện: Bố Trạch, Lệ Thủy, nghề nghiệp chính ở
đây chủ yếu là nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, nghề nghiệp của
người dân ở đây cũng không ổn định, theo mùa vụ.
2.2. TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA LAO ĐỘNG NỮ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ
2.2.1.

Tình hình việc làm của lao động nữ
Bảng 2.5: Lao động nữ trong các ngành kinh tế

Tổng số LĐ nữ đang
làm việc (Người)
Nông -

Tổng số

Lâm -

(Người)

Thủy

Tỷ trọng

sản

(%)

Công

Tổng số

nghiệp -


(Người)

Xây

Tỷ trọng

dựng

(%)

Dịch vụ
Du lịch

Tổng số
(Người)
Tỷ trọng
(%)

2015

2016

2017

2018

266.490

258.127


259.867

256.930

185.486

175.432

170.446

163.818

69,67

67,96

65,59

63,76

24.324

24.232

25.748

26.986

9,13


9,39

9,91

10,50

56.497

58.463

63.659

66.159

21,20

22,65

24,50

25,74

(Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, lực lượng lao động nữ tập
trung làm việc chủ yếu trong ngành Nông - lâm - thủy sản. Năm
2018 lao động nữ làm việc trong các ngành Nông - lâm - thủy sản


12

chiếm tỷ lệ 63,76% trên tổng số lao động nữ trong các ngành kinh tế.
Nếu phân theo loại hình DN thì lực lượng lao động nữ làm
việc chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, chiếm 35,28%
trên tổng số LĐ làm việc trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và
chiếm 88,11% trên tổng số LĐ nữ đang làm việc trong các doanh
nghiệp (số liệu năm 2018), chính vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công
tác GQVL vào loại hình doanh nghiệp này, đặc biệt là các DN chiếm
dụng nhiều lao động nữ.
2.2.2.

Tình trạng thất nghiệp của lao động nữ tỉnh

Quảng Bình
Mặc dù Quảng Bình đã quan tâm đến công tác GQVL cho
lao động nữ trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, giai đoạn 2015 - 2018, tỷ lệ
thất nghiệp trung bình của LĐ nữ vẫn chiếm 3,15% trên tổng số LĐ
nữ trong độ tuổi lao động.
2.3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG NỮ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3.1.

Thực trạng phát triển sản xuất để giải quyết việc

làm cho lao động nữ
Bước đầu đã định hướng được các ngành nghề phát triển,
đáp ứng nhu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước nói chung và
của tỉnh Quảng Bình nói riêng. Chú trọng phát triển dịch vụ - du lịch
theo đúng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển
dựa trên thế mạnh của tỉnh nhà tạo công ăn việc làm phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý, sức khỏe của lao động nữ.

2.3.2.

Thực trạng về tăng cƣờng năng lực để giải quyết

việc làm cho lao động nữ
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mỗi năm tăng từ 2,0 - 2,5%.
Năm 2018 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,5%, trong đó lao động


13
qua đào tạo nghề đạt 44,25%. Đến 6 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ lao
động qua đào tạo nghề đạt 45,5%. Tuy nhiên, lao động nữ của tỉnh
phần lớn là lao động phổ thông, chất lượng thấp, số lao động chưa
qua đào tạo vẫn còn ở mức cao, nên công tác đào tạo nghề vẫn là một
thách thức lớn đối với Quảng Bình.
2.3.3.

Thực trạng về hỗ trợ tín dụng để giải quyết vệc

làm cho lao động nữ
Từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2019 có 6.834 lượt khách
hàng vay vốn, đã góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì việc làm ổn
định và mở rộng việc làm cho 9.066 lao động.
Trong hơn 3 năm qua (2016 – 6/2019), Ngân hàng CSXH đã
giải ngân cho người lao động vay đi làm việc ở nước ngoài trên
8.635 triệu đồng, với 134 khách hàng vay vốn.
2.3.4.

Thực trạng về hoạt động giới thiệu việc làm cho


lao động nữ
Hệ thống các trung tâm DVVL đã tăng cường tư vấn, giới
thiệu việc làm cho người lao động, khoảng trên 2 vạn lượt lao động/
năm. Năm 2018, số lao động được các trung tâm DVVL trên địa bàn
tỉnh giới thiệu và cung ứng cho các doanh nghiệp là 2.308 người.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đều ban hành kế hoạch giải
quyết việc làm chung của toàn tỉnh, trong đó hỗ trợ kinh phí và giao
cho Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức các phiên giao dịch việc
làm tại Sàn giao dịch việc làm. Hiệu quả tổ chức phiên giao dịch việc
làm ngày càng tăng.
2.3.5. Thực trạng về xuất khẩu lao động để giải quyết
việc làm cho lao động nữ
Từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có
khoảng 10.580 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong


14
đó lao động nữ chỉ có 3.386 người chỉ đạt 32%. Người lao động của
tỉnh đi làm việc tập trung chủ yếu ở các thị trường: Đài Loan, Nhật
Bản, Hàn Quốc...
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NỮ TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI GIAN QUA
2.4.1.

Thành công và hạn chế

a. Thành công
- Về phát triển sản xuất:
Nhiều chương trình, đề án khuyến khích đầu tư phát triển sản
xuất tạo việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều

lao động nữ. Đẩy mạnh sản xuất thu hút được nhiều lao động nữ vào
làm việc nhờ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ở lao động nữ xuống thấp.
- Về công tác đào tạo nghề:
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đã được chú trọng
triển khai thực hiện theo phương thức gắn đào tạo nghề với giải
quyết việc làm và bao tiêu sản phẩm tại các doanh nghiệp, cơ sở
SXKD, hợp tác xã, tổ hợp tác; đã quan tâm đến việc liên kết với
doanh nghiệp trong việc đào tạo và tuyển dụng sau đào tạo.
- Thủ tục vay tín dụng giải quyết việc làm ngày càng gọn
nhẹ, ưu đãi về lãi suất, nguồn vốn và đối tượng được vay ngày càng
tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc tiếp cận
với nguồn tín dụng.
- Công tác tổ chức phiên giao dịch việc làm ngày càng
được chú trọng. Trung tâm dịch vụ việc làm đã góp phần quan trọng
trong việc gắn kết người lao động với doanh nghiệp, góp phần giảm
tỷ lệ thất nghiệp.
- Hoạt động XKLĐ đã được quan tâm thực hiện. Tỉnh đã
triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước về việc hỗ


15
trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm tạo cơ hội,
điều kiện cho người lao động có thể tham gia XKLĐ, trong đó có
một bộ phận là lao động nữ.
b.

ạn chế

- Về phát triển sản xuất giải quyết việc làm:
Việc đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người lao

động trên địa bàn các xã nghèo, huyện nghèo còn hạn chế, vì vậy
chưa kích thích phát triển sản xuất tại chổ nhằm tạo việc làm, tạo thu
nhập ổn định cho người lao động.
Tỉnh chưa thực sự chú trọng để phát triển sản xuất ở các loại
hình kinh tế phù hợp với lực lượng lao động nữ, chưa tạo được nhiều
việc làm cho lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế.
- Về công tác đào tạo nghề:
Hiệu quả sau đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số
địa phương còn hạn chế.
Công tác đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu của thị trường.
Công tác tư vấn nghề cho người lao động để họ lựa chọn
nghề phù hợp với khả năng, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, điều kiện
kinh tế và xu hướng phát triển của xã hội chưa thực sự mang lại hiệu
quả.
- Về hỗ trợ tín dụng giải quyết việc làm:
Giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia về giải quyết
việc làm chưa đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn phân bổ cho phụ nữ phát
triển sản xuất tự GQVL còn quá ít trong khi đó nhu cầu vốn vay
nhiều nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay của người dân.
Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này vẫn còn là điều trăn
trở, chưa thực sự chú trọng đến công tác tư vấn, hướng dẫn cho lao
động nữ sử dụng vốn đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao dẫn đến


16
tình trạng sử dụng vốn vay không hiệu quả, không đúng mục đích,
khả năng quản lý nguồn vốn chưa thực sự hiệu quả.
- Hoạt động giới thiệu việc làm chưa đạt hiệu quả cao, số
lao động được tuyển dụng và nhận việc còn thấp, tình trạng nhảy
việc vẫn diễn ra thường xuyên. Các hoạt động tổ chức phiên giao

dịch việc làm, hội nghị hướng nghiệp, đưa người lao động đến với
trung tâm dịch vụ việc làm còn hạn chế.
- Vấn đề lao động đi xuất khẩu chưa được quan tâm đúng
mức, công tác chuẩn bị chưa chu đáo. XKLĐ nữ đạt mức thấp, chất
lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ
năng nghề và khả năng ngoại ngữ, ý thức kỷ luật lao động và khả
năng thích ứng với công việc còn thấp.
2.4.2.

Nguyên nhân

Hiệu quả của công tác GQVL cho LĐ nữ ảnh hưởng bởi
nhiều nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, sự phát triển kinh tế Quảng Bình bị ảnh hưởng bởi
tình hình kinh tế thế giới và tình hình kinh tế cả nước, các nguyên
nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, hạn hán..., làm giảm GDP toàn
tỉnh, sản xuất ngưng trệ, hành hóa tồn động, tỷ lệ DN ngừng hoạt
động tăng điều này đã ảnh hưởng mạnh đến GQVL cho LĐ, trong đó
gần 50% lao động nữ.
Thứ hai, các nội dung GQVL chưa thực sự hiệu quả: Phát
triển sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa thực sự tìm ra mô hình hợp lý,
hiệu quả để nhân rộng và thúc đẩy phát triển sản xuất; Công tác đào
tạo nghề cho LĐ nữ dù đã được quan tâm nhưng chưa thực sự hiệu
quả; Nguồn tín dụng giải quyết việc làm cho LĐ nữ còn khá ít, chưa
đáp ứng đủ nhu cầu; Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của hệ
thống các trung tâm DVVL trên địa bàn tỉnh chưa tương xứng với


17
tiềm năng. Hoạt động XKLĐ vẫn còn nhiều bất cập.

Thứ ba, Các cơ chế chính sách về lao động, việc làm đối với
LĐ nữ chưa được thực thi mạnh mẽ và chưa hoàn thiện; Công tác
quản lý, điều hành, chỉ đạo các cấp còn nhiều bất cập, chưa đi vào
thực tiễn cuộc sống.
Thứ tư, Các tổ chức, hiệp hội địa phương chưa phát huy hết
tiềm lực trong GQVL.
Thứ năm, sự hỗ trợ cho các DN có tiềm năm GQVL về mặt
cơ chế của các cấp chính quyền địa phương chưa được chú trọng.
Chưa tạo ra được cơ chế linh hoạt trong hỗ trợ GQVL của các đơn vị
chức năng.
Thứ sáu, mặc dù đã có sự chuyển biến tich cực trong cơ cấu
lao động nhưng lao động nông nghiệp vẫn còn giữ vai trò chủ đạo
trong cơ cấu lao động, các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh
nghiệm làm ăn. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng nông nghiệp ở một số địa
phương vẫn còn thiếu, như công trình thuỷ lợi, kênh mương tưới
tiêu... do đó làm hạn chế khả năng sản xuất nông nghiệp của họ.
Thứ bảy, công tác tuyên truyền cho LĐ nữ theo học các lớp
ĐTN, khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường còn yếu, vẫn còn
những cán bộ giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề đã ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo. Chất lượng cán bộ làm công tác giới
thiệu việc làm và giáo viên dạy nghề còn bất cập, thiếu năng động,
sáng tạo, chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Sự gắn kết
giữa trung tâm DVVL, cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong hoạt
động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người LĐ còn lỏng lẻo.


18
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG NỮ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2025

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1.

Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Quảng Bình

đến năm 2025
a, Quan điểm phát triển
Tiếp tục phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình, đưa Quảng Bình
trở thành tỉnh phát triển trong khu vực miền Trung, là vùng kinh tế
tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, đa lĩnh vực.
b, Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
Chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng
lao động công nghiệp, dịch vụ. Xuất khẩu lao động bình quân mỗi
năm 3.300 người. Giải quyết việc làm cho khoảng 3,6 - 3,8 vạn lao
động; phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt
62% và khoảng 90% lao động có việc làm sau đào tạo.
3.1.2.

Mục tiêu và phƣơng hƣớng giải quyết việc làm

trong giai đoạn hiện nay
a, Mục tiêu giải quyết việc làm
Mục tiêu đến năm 2025 là tạo thêm nhiều việc làm mới và bảo
đảm việc làm ổn định cho người LĐ có khả năng lao động, có nhu cầu
làm việc, thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ cho người LĐ chưa có
việc làm.
Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù hợp
với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động.
b, Các quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nữ
- Giải quyết việc làm cho lao động nữ gắn với kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


19
- Giải quyết việc làm cho lao động nữ gắn với thực hiện chính
sách bình đẳng giới
- GQVL cho lao động nữ cần chú ý đến đặc điểm của lao động
nữ nhằm tạo điều kiện cho lao động nữ
- Giải quyết việc làm cho LĐ nữ gắn với công tác ĐTN.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với giải quyết

việc làm cho lao động nữ
Tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất NN.
Phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình một
cách hợp lý. Nhân rộng các mô hình điểm hoạt động có hiệu quả.
Đẩy mạnh việc mở rộng các làng nghề mới phù hợp với đặc
thù và thế mạnh của từng địa phương. Xây dựng, quy hoạch, phát
triển các nghề và các làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển
nghề có tiềm năng xuất khẩu tốt….
Áp dụng phương thức nuôi trồng thủy sản bền vững đối với
các huyện, xã ven biển theo hướng luân canh, xen canh.
Thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, định hướng phát triển
các ngành nghề sử dụng nhiều LĐ nữ.
Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, ưu tiên phát
triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động nữ.
Kết hợp dịch vụ thương mại với dịch vụ du lịch, phát triển
các loại hình dịch vụ gắn với các khu du lịch, khu vui chơi giải trí.

3.2.2.

Đẩy mạnh tăng cƣờng năng lực cho lao động nữ

a, Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nữ


Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nữ

Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng hệ thống cơ
chế, chính sách cụ thể, đồng bộ; bảo đảm chủ trương, chính sách của


20
trung ương phù hợp với thực tiễn của tỉnh và phù hợp với LĐ nữ.
Tăng cường thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về ĐTN, vai trò của ĐTN.
Tổ chức điều tra, rà soát nguồn LĐ, nắm các thông tin về
nhu cầu học nghề của LĐ nữ tại các địa phương. Nghiên cứu, khảo
sát, xây dựng các nghề đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của địa
phương và phù hợp đặc thù lao động.


Đầu tư đào tạo nghề cho lao động nữ

Phân bổ ngân sách hợp lý
Đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy nghề
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy
nghề cho lao động



Phát triển, đổi mới chương trình, nội dung và hình thức

đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đa dạng hóa chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học.
Đào tạo và đa dạng hoá đào tạo nghề cho lao động bằng
nhiều hình thức khác nhau.


Hỗ trợ kinh phí cho lao động học nghề

Cần nâng mức hỗ trợ học nghề cho lao động nữ, mở rộng đối
tượng học nghề được hỗ trợ chi phí học nghề.
Xây dựng chính sách LĐ học nghề được vay để học nghề.
Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các CSDN, các tổ chức
tham gia tư vấn miễn phí định hướng về học nghề..
 Gắn đào tạo nghề với GQVL cho lao động nữ sau học
nghề
Xây dựng sự liên kết, hợp tác thường xuyên giữa các TTDN và
các cơ sở SXKD, DN.
Các TTDN phải tổ chức cập nhật kịp thời các thông tin


21
KHKT mới về ĐTN, chủ động xây dựng nội dung CTĐT.
b,

ướng dẫn kỹ năng giúp lao động nữ tìm kiếm việc làm

Thông qua các sinh hoạt của hội, đoàn thể như là hội phụ nữ

sẽ tuyên truyền cho LĐ nữ tầm quan trọng của việc trau dồi kỹ năng.
Tổ chức lồng ghép các khóa ĐTN và tìm kiếm việc làm để
cho LĐ nữ có thể học thêm các kỹ năng khi làm việc.
3.2.3.

Hoàn thiện chính sách tín dụng giải quyết việc

làm cho lao động nữ
a. Phát huy hiệu quả nguồn tín dụng: kết hợp cho vay và
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức sử dụng nguồn vốn tín dụng
Các ngân hàng cần có sự liên kết, phối hợp với các cấp Hội
LHPN tổ chức các lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng kiến thức quản lý và
sử dụng nguồn tín dụng cho cán bộ, hội viên vay vốn SXKD.
Kết hợp hiệu quả giữa nguồn vốn vay với ĐTN, định hướng
hình thức đầu tư.
Cần đẩy mạnh sự hoạt động của hệ thống ngân hàng vào khu
vực nông thôn, nơi có tỷ lệ rủi ro cao.
Tăng nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn hỗ trợ cho người dân
trong quá trình tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế NT.
Tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả Quỹ quốc gia về giải quyết việc
làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh.
b. Xây dựng chính sách linh hoạt trong hỗ trợ tín dụng
phát triển sản xuất của N CSX , ngân hàng nông nghiệp đối với
lao động nữ
Cần có quy chế về tái cấp vốn để phù hợp với đặc thù
SXKD tại các địa phương.
Cần có biện pháp mở rộng và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.



22
Các cơ quan chức năng liên quan cần thường xuyên điều tra,
khảo sát về thực trạng vay tín dụng để phát triển sản xuất của lao
động nữ để có biện pháp chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời.
c. Giải pháp phát huy nội lực các tổ chức

ội phụ nữ, hội

nông dân tỉnh, huyện
Cần đẩy mạnh phát triển và củng cố các tổ TK&VV để phát
huy hiệu quả đầu tư thực hiện đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín
dụng chính sách và “vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm
nghèo bền vững, bảo vệ môi trường”.
Cần ban hành các văn bản chỉ đạo đến các cấp Hội về nâng
cao hiệu quả hoạt động ủy thác.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của
các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ.
3.2.4.

Đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm

Tăng cường tuyên truyền về hệ thống các trung tâm DVVL,
thông tin để người LĐ biết được những trung tâm DVVL được cấp
phép hoạt động.
Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tổ chức các
khóa huấn luyện nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực công tác cho cán
bộ làm việc tại các trung tâm dịch vụ việc làm.
UBND các cấp, Sở Lao động - TB&XH, các Phòng LĐ TB&XH và các cơ quan có liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong
việc kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động DVVL trên địa bàn.
Sở Lao động - TB&XH tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả

hơn nữa Phiên giao dịch việc làm.
3.2.5.

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động

a. Giải pháp về nguồn lao động xuất khẩu
Cần chủ động cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn LĐ


23
xuất khẩu của từng địa phương.
Cần phải xây dựng chiến lược đào tạo toàn diện cho LĐ tham
gia xuất khẩu về ĐTN, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về pháp
luật, đặc biệt là pháp luật liên quan đến XKLĐ.
Tăng cường sự hợp tác giữa tổ chức XKLĐ và chính quyền
địa phương trên địa bàn tỉnh trong công tác đào tạo.
b. Giải pháp về doanh nghiệp và tổ chức XKLĐ
Để phát triển XKLĐ cần có các doanh nghiệp làm công tác
XKLĐ; cần hỗ trợ ngân sách, có cơ chế đầu tư vốn, con người cho các
DN này mở rộng thị trường, khai thác thị trường mới.
Xây dựng các tiêu chí phân loại, đánh giá hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp XKLĐ.
c. Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ
Tăng cường tổ chức các đợt tuyên tuyền sâu rộng về hiệu
quả của công tác XKLĐ đến người dân.
Tổ chức thường xuyên các phiên giao dịch việc làm định kỳ,
các hội nghị chuyên đề về XKLĐ để đưa thông tin đến được người
LĐ.
d. Chính sách hỗ trợ và cho người XKLĐ vay vốn

Các ngân hàng thương mại cần áp dụng hạn mức cho vay sát
với chi phí thực tế của từng thị trường với mức lãi suất hợp lý.. Đồng
thời đa dạng hóa các nguồn vốn vay và hỗ trợ.
Tăng cường tuyên truyền các chủ trương chính sách tín dụng
của Nhà nước đến người LĐ và gia đình họ.
3.2.6.

Một số giải pháp khác


×