Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

NHU cầu sử DỤNG DỊCH vụ THAY BĂNG và cắt CHỈ tại NHÀ CHO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT tại KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN đại học y hà nội năm 2018 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.21 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THẾ TUYỀN

NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ THAY BĂNG VÀ CẮT CHỈ
TẠI NHÀ CHO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT
TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THẾ TUYỀN

NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ THAY BĂNG VÀ CẮT CHỈ
TẠI NHÀ CHO NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT
TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN


Chuyên ngành : Quản lý bệnh viện
Mã số
: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Hoài Thu

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản
lý bệnh viện, ngoài những nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được
sự giúp đỡ động viên của các thầy cô, Ban lãnh đạo khoa Ngoại tổng hợp
Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, bạn bè đồng nghiệp và người thân trong gia
đình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo, các bộ môn và phòng sau
đại học Trường Đại học Y Hà Nội - Viên Đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
TS. Nguyễn Thị Hoài Thu, người thầy nhiệt tình, trách nhiệm đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Ban lãnh đạo khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, các
anh/chị em đồng nghiệp là nơi tôi công tác và thực hiện đề tài nghiên cứu, đã
tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp thông tin cần thiết để tôi thực hiện được
nghiên cứu.
Các bạn lớp cao học Quản lý bệnh viện khóa 26 đã chia sẻ kinh nghiệm,
trao đổi kiến thức, giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.

Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người trong gia đình luôn là
nguồn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành được luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
HỌC VIÊN

Nguyễn Thế Tuyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thế Tuyền, học viên cao học khóa 26 Viện Đào tạo Y
học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành
Quản lý bệnh viện, xin cam đoan như sau:
1. Đây là luận văn do tôi trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Thị Hoài Thu
2. Đề tài nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác
đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực, khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của đơn vị nơi
nghiên cứu.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết trên.
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2019
NGƯỜI VIẾT BẢN CAM ĐOAN

Nguyễn Thế Tuyền


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................4
1.1. Một số khái niệm và định nghĩa.............................................................4

1.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.............................4
1.2.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà trên thế giới.....5
1.2.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam............6
1.3. Khung pháp lý và một số chính sách của Việt Nam liên quan đến cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà................................................11
1.3.1. Mô hình bác sĩ gia đình.................................................................11
1.3.2. Dịch vụ y tế tại nhà........................................................................12
1.4. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ tại nhà cho người bệnh
sau phẫu thuật và một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại nhà....................................................................13
1.5. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu...............................................18
1.5.1. Một số thông tin chung về khoa Ngoại, bệnh viện Đại học Y Hà Nội....18
1.5.2. Một số thông tin về sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ của người
bệnh sau phẫu thuật tại khoa Ngoại, bệnh viện Đại học Y Hà Nội........19
1.6. Khung lý thuyết....................................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............22
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu chính..........................................................22
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu liên quan....................................................22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................22
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu......................................................22
2.4.1. Cỡ mẫu..........................................................................................22
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu định lượng...............................................23


2.5. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................23
2.6. Các biến số nghiên cứu.........................................................................26
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...............................................26
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu...........................................................27

2.9. Sai số và biện pháp khắc phục..............................................................28
2.9.1. Sai số của nghiên cứu....................................................................28
2.9.2. Các biện pháp khắc phục sai số.....................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................29
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................29
3.1.1. Một số thông tin chung, đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng
nghiên cứu.......................................................................................29
3.1.2. Thông tin về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện của
đối tượng nghiên cứu.......................................................................31
3.1.3. Sự hài lòng và mức độ tin tưởng của người bệnh về dịch vụ y tế tại
bệnh viện.........................................................................................33
3.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà của người bệnh sau
phẫu thuật............................................................................................35
3.2.1. Một số đặc điểm cá nhân và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm người
bệnh có nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà...........37
3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ
tại nhà của người bệnh sau phẫu thuật................................................42
3.3.1. Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại
nhà và yếu tố cá nhân......................................................................42
3.3.2. Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại
nhà và yếu tố tiếp cận và sử dụng dịch vụ......................................44
3.3.3. Mối liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại
nhà của người bệnh sau phẫu thuật.................................................45


CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................48
4.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện của người
bệnh phẫu thuật đã ổn định tại khoa Ngoại, bệnh viện ĐH Y Hà Nội....48
4.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà của người bệnh sau
phẫu thuật............................................................................................48

4.3. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ
tại nhà của người bệnh sau phẫu thuật................................................53
KẾT LUẬN.....................................................................................................58
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1:
Bảng 3.2:

Thông tin chung về đối tượng người bệnh tham gia nghiên cứu.....29
Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện của đối tượng
nghiên cứu...................................................................................31
Bảng 3.3: Sự hài lòng của người bệnh với dịch vụ y tế tại bệnh viện.........33
Bảng 3.4: Mức độ tin tưởng của người bệnh về sử dụng dịch vụ y tế tại
bệnh viện.....................................................................................34
Bảng 3.5: Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại nhà của người
bệnh sau phẫu thuật.....................................................................35
Bảng 3.6: Đặc điểm của nhóm người bệnh có nhu cầu sử dụng dịch vụ thay
băng, cắt chỉ tại nhà.....................................................................39
Bảng 3.7: Một số lý do người bệnh chưa muốn sử dụng dịch vụ thay băng,
cắt chỉ tại nhà..............................................................................41
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại
nhà và yếu tố cá nhân..................................................................42
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại
nhà và yếu tố tiếp cận và sử dụng dịch vụ .................................44
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng, cắt chỉ tại

nhà của người bệnh sau phẫu thuật ............................................45


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Khung lý thuyết.........................................................................21

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm của nhóm người bệnh có nhu cầu sử dụng dịch vụ
thay băng, cắt chỉ tại nhà ..........................................................37


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

BS

Bác sỹ

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế


CĐ/ĐH

Cao đẳng/Đại học

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSYT

Cơ sở y tế

HSSV

Học sinh sinh viên

NCT

Người cao tuổi

NN – DN

Nhà nước, doanh nghiệp

NVYT

Nhân viên y tế

PT


Phẫu thuật


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe và bảo vệ sức khỏe là một bộ phận quan trọng trong Chiến
lược con người và trong sự nghiệp hiện đại hóa và công nghiệp hóa của nước
ta. Mục tiêu chung của Chiến lược Quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đã ghi rõ: “Bảo đảm mọi người dân được hưởng
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển
tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng
tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số” [1, 2].
Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của
người dân ngày càng gia tăng. Đặc biệt đối với các gia đình bận rộn thì đây là
một giải pháp hữu ích, thuận tiện khi trong gia đình có người muốn được
khám và chữa bệnh. Chăm sóc sức khỏe tại nhà là dịch vụ mà người bệnh
không cần phải đến các bệnh viện hoặc phòng khám mà khám chữa bệnh mà
các hoạt động này có thể diễn ra ngay tại nhà của người bệnh [3, 4].
Thay băng, cắt chỉ vết thương là một trong những kỹ thuật cơ bản và là
khâu quan trọng cần thực hiện trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật. Nếu
thực hiện không đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Việc trực tiếp
đến bệnh viện để thay băng, cắt chỉ vết thương có thể khiến người bệnh mất
thời gian chờ đợi, hoặc mắc phải các nhiễm khuẩn chéo từ môi trường bệnh
viện. Xuất phát từ nhu cầu của người bệnh, các dịch vụ thay băng, cắt chỉ vết
thương tại nhà cho người bệnh sau phẫu thuật giúp đảm bảo tính nhanh chóng,
an toàn và thuận tiện, giúp người bệnh có thêm thời gian nghỉ ngơi, giảm chi
phí đi lại tới cơ sở y tế để xử lý vết thương, hoặc giảm thiểu các nguy cơ nhiễm



2

khuẩn vết thương, tụ máu, tổn thương, hoại tử mô…do người bệnh thiếu kĩ
năng và không biết cách chăm sóc.
Đối với những người bệnh được phẫu thuật tại các bệnh viện có tình
trạng quá tải bệnh viện, thì việc cho người bệnh ra viện sớm, sau đó cử điều
dưỡng đến thay băng, cắt chỉ tại nhà còn giúp giảm số ngày-giường điều trị cho
người bệnh, tiết kiệm chi phí cho người bệnh và cũng góp phần giảm gánh
nặng chăm sóc cho người nhà và gia đình người bệnh. Đồng thời, việc không
phải duy trì ngày điều trị quá dài tại bệnh viện, cũng giúp người bệnh giảm
được nguy cơ lây nhiễm chéo trong môi trường bệnh viện.
Theo báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2018, khoa Ngoại – Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội cũng đang phải đối mặt với tình trạng quá tải bệnh nhân, số
lượng người bệnh nội trú tăng 11,6%, số ca phẫu thuật tăng 12,4% (so với cùng
thời điểm 6 tháng đầu năm 2017). Vì vậy, việc cung cấp dịch vụ thay băng, cắt
chỉ tại nhà cho người bệnh sau phẫu thuật sẽ góp phần giảm tải cho bệnh viện
trong thời gian tới. Câu hỏi đặt ra là nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và cắt
chỉ tại nhà cho người bệnh sau phẫu thuật như thế nào? Những yếu tố nào liên
quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ tại nhà của người bệnh
sau phẫu thuật? Nhằm trả lời các câu hỏi trên để giúp các nhà quản lý có cơ sở
khoa học đánh giá và đưa ra các chiến lược quản lý và cung cấp các dịch vụ
bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu sử dụng dịch vụ
thay băng và cắt chỉ tại nhà cho người bệnh sau phẫu thuật tại khoa Ngoại,
bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018 và một số yếu tố liên quan”.


3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ tại nhà
cho người bệnh sau phẫu thuật tại khoa Ngoại, bệnh viện Đại học Y Hà
Nội năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thay
băng và cắt chỉ tại nhà cho người bệnh sau phẫu thuật tại khoa Ngoại,
bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm và định nghĩa
Vết thương là một vết cắt hoặc phá vỡ sự liên tục của một cơ quan hoặc
mô gây ra bởi một tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như chấn thương hoặc phẫu
thuật. Rửa vết thương nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất bề mặt, vi khuẩn và
mảnh vụn băng gạc trên nền vết thương cũng như vùng da xung quanh.
Thay băng là một trong những kỹ thuật cần thực hiện chăm sóc đối với
người bệnh có vết thương sau mổ, nhằm mục đích đánh giá mức độ tổn
thương, tiến triển của vết thương, rửa vết thương, thấm hút dịch, cắt lọc tổ
chức hoại tử, đắp thuốc vào vết thương, phòng ngừa nhiễm khuẩn thứ phát và
tạo điều kiện tốt nhất để vết thương nhanh chóng hồi phục [5]. Thay băng và
cắt chỉ là kỹ thuật chăm sóc vết thương sau phẫu thuật, là yếu tố quan trọng
trong quá trình hoàn thiện và làm lành vết thương cả bên trong và bên ngoài.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà là dịch vụ mà người bệnh không
cần phải đến các bệnh viện hoặc phòng khám mà khám chữa bệnh mà các
hoạt động này có thể diễn ra ngay tại nhà của người bệnh. Đây là một dịch vụ
ít tốn kém, thuận tiện và đạt hiệu quả tương đương so với việc chăm sóc tại
bệnh viện. Hiện nay, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà thường gồm dịch

vụ xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu tại nhà, chăm sóc thay băng, cắt chỉ
vết thương hở hoặc vết thương sau phẫu thuật, truyền dịch, tiêm thuốc tại nhà,
kiểm tra huyết áp, nhịp tim, hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh tại nhà.
1.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà mang lại những lợi ích cho người sử
dụng dịch vụ y tế nói chung và người bệnh nói riêng như đảm bảo tính linh
hoạt (Người bệnh có thể sử dụng dịch vụ bất cứ lúc nào); thủ tục đơn giản


5

(giảm bớt các thủ tục hành chính như khi đến khám và điều trị tại các cơ sở y
tế); có thể chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình, đặc biệt hữu ích đối với những
người làm việc hành chính không có thời gian đi khám chữa bệnh ở bệnh
viện, phòng khám; tiện lợi cho trẻ nhỏ, người già, người bệnh trong trường
hợp phải di chuyển xa từ nhà đến cơ sở y tế; tiết kiệm chi phí.
1.2.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà trên thế giới
Các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo có xu hướng ít
được tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế hơn so với những nước giàu có. Gánh
nặng bệnh tật ở những nước thu nhập thấp và trung bình (LMICs) chiếm tới
90% gánh nặng bệnh tật toàn cầu nhưng chi tiêu toàn cầu về sức khỏe chỉ
chiếm có 12%. Các quốc gia thu nhập cao chi tiêu bình quân cho sức
khỏe/đầu người cao gấp khoảng 100 lần so với các nước có thu nhập thấp
(3.039 USD so với 30 USD) [6, 7]. Vì thế, không ngạc nhiên khi mật độ nhân
viên y tế và giường bệnh cho mỗi người dân ở các nước LMICs thấp hơn
nhiều so với các nước có thu nhập cao. Điều này làm giảm sự sẵn có của dịch
vụ y tế cho rất nhiều người nghèo trên thế giới [8]. Hơn nữa, càng ở những
quốc gia nghèo thì tổng chi cho sức khỏe từ tiền túi (OOP) của người dân lại
càng lớn. Tính trung bình, hơn 60% chi tiêu ít ỏi ở các nước có thu nhập thấp
là từ tiền túi, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước có thu nhập cao chỉ chiếm

khoảng 20% [6]. Đây là một trong những rào cản hạn chế khả năng tiếp cận,
sử dụng dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt là người nghèo.
Nghiên cứu tìm hiểu về việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và
phòng bệnh của người già trong vòng 1 năm trước thời điểm điều tra được
tiến hành tại 10 nước phát triển (Úc, Đan mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Hà
Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ) năm 2004. Kết quả từ nghiên cứu
này đã cho thấy bức tranh tương đối tổng thể về tình hình sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở châu Âu như sau: Tỷ lệ sử dụng dịch


6

vụ khám chữa bệnh ngoại trú từ 4 lần trở lên chiếm 52%; Tỷ lệ gặp bác sĩ gia
đình từ 4 lần trở lên là 46%; Tỷ lệ gặp bác sĩ chuyên khoa ít nhất một lần
trong năm chiếm 93,1% [9]. Ở Mỹ, phụ nữ trẻ và trẻ vị thành niên là những
đối tượng thường sử dụng các dịch vụ y tế cung cấp bởi bác gia đình và bác sĩ
chuyên khoa sản-phụ khoa. Tỷ lệ khám bác sĩ gia đình tăng 25% ở lứa tuổi 910 và 30% ở lứa tuổi 25-26. Đối với lứa tuổi 17-18, có tới 33% số lượt thăm
khám bệnh được thực hiện bởi bác sĩ sản phụ khoa (33% trong số 7 triệu lượt)
và bác sĩ gia đình là 34%, trong khi đó bác sĩ nhi khoa chỉ là 23%. Tỷ lệ sử
dụng dịch vụ về sức khỏe sinh sản cao (SKSS) nhất ở nhóm tuổi từ 20-21 với
53% (7,5 triệu lượt thăm khám) [10].
Nhóm tác giả LG Glynna và cộng sự năm 2004 tiến hành nghiên cứu về
sự ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe đối với sự hài lòng của người bệnh khi sử
dụng dịch vụ CSSK ngoài giờ được bác sĩ gia đình cung cấp tại cộng hòa Ireland
cho thấy người bệnh có tình trạng sức khỏe yếu hơn có mức độ hài lòng cao hơn
với dịch vụ này. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng đưa khuyến nghị chỉ số hài
lòng của người bệnh với dịch vụ CSSK là một trong các chỉ số quan trọng để
triển khai dịch vụ CSSK ngoài giờ tại các cơ sở y tế [11].
1.2.2. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam
Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam bao gồm mạng lưới các cơ

sở y tế công và tư nhân, trong đó y tế công chiếm vai trò chủ đạo trong công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Mạng lưới y tế công gồm có 4 tuyến phân theo quản lý hành chính nhà nước:
- Tuyến trung ương: bao gồm các bệnh viện trung ương và bệnh viện
khu vực do Bộ y tế trực tiếp quản lý.
- Tuyến tỉnh: gồm bệnh viện đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế tuyến tỉnh
do Sở y tế quản lý.


7

- Tuyến huyện: gồm bệnh viện huyện và các cơ sở y tế tuyến huyện do
Sở y tế quản lý.
- Tuyến xã: gồm các trạm y tế xã chịu sự quản lý trực tiếp của Trung
tâm y tế huyện. Trạm y tế xã chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan tới khám
chữa bệnh, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung ứng thuốc thiết
yếu, quản lý sức khỏe cộng đồng và truyền thông giáo dục sức khỏe.
Trong thời gian qua, năng lực cung ứng dịch vụ của mạng lưới các cơ sở y
tế công đã được cải thiện rất nhiều. Theo số liệu báo cáo năm 2014 và phương
hướng hoạt động năm 2015 [12] của Cục Quản lý khám chữa bệnh, số lượng
bệnh viện các tuyến cũng như số giường bệnh đã tăng dần qua các năm.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về mức độ sẵn sàng chỉ trả cho dịch vụ
CSSK tại nhà của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện quận Tân Phú năm
2016 của tác giả Trương Thị Mai Huyền cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ
CSSK tại nhà của người bệnh điều trị nội trú khá cao [13]. Nghiên cứu về
thực trạng tổ chức, hoạt động KCB và nhu cầu sử dụng dịch vụ CSSK ngoài
giờ của người bệnh tại khoa phục hồi chức năng, BV Nhi Trung ương năm
2015 cũng cho thấy đối với dịch vụ phục hồi chức năng ngoài giờ, thứ 7 và
chủ nhật có tỷ lệ người bệnh đến khám và có nhu cầu sử dụng dịch vụ này khá
cao (70,4%), tỷ lệ người có khả năng chi trả đối với mức tăng dự kiến của

dịch vụ này cũng rất cao (khoảng 98,9%) [14].
Năm 2015, tác giả Đặng Đức Nhu và cộng sự tiến hành nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 345 người bệnh nội trú, nhằm đánh giá nhu cầu CSSK tại nhà
của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Phổi Trung ương, kết quả cho thấy
có 215 nam giới (62,3%) và 130 nữ giới (37,7%), chỉ có 31,6% đối tượng có
nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà, trong đó tập trung chủ yếu vào nhu cầu tư
vấn sức khỏe (26,5%) và nhu cầu khám chuyên khoa (22,9%). Về khả năng chi
trả có 33,7% đối tượng sẵn sàng chi trả khi chi phí tăng lên 30% cộng với chi


8

phí đi lại cho dịch vụ này. Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị cần nâng cao
nhận thức của đối tượng về loại hình chăm sóc sức khỏe tại nhà [15].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu và cộng sự (2014) tiến
hành trên 406 hộ gia đình cho thấy 24,4% người bệnh mời cán bộ y tế tới nhà
để khám chữa bệnh; tỷ lệ đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập và tư
nhân chiếm 44,1% trong đó tỷ lệ phòng khám đa khoa/ bệnh viện huyện
chiếm tỷ lệ cao nhất là 17,6%; tỷ lệ đến trạm y tế xã thấp hơn với 11,9% [16].
Năm 2013, nghiên cứu khảo sát tình hình sức khỏe và nhu cầu CSSK
của người cao tuổi của tác giả Hoàng Trung Kiên và cộng sự, triển khai tại 4
xã thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội cho thấy nhu cầu chủ yếu của người cao
tuổi là được khám chữa bệnh tại nhà với chi phí phù hợp (87,8%) và được
cung cấp thông tin phòng bệnh và CSSK (82,7%) [17].
Tác giả Nguyễn Huyền Trang tiến hành nghiên cứu khảo sát nhu cầu
CSSK tại nhà của người dân tại Hải Dương năm 2012 cũng cho thấy những
người đã bị ốm và đã từng đi khám ở các cơ sở khám chữa bệnh tại bệnh viện
huyện, cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế xã hoặc từng khám tại nhà đều có nguyện
vọng được sử dụng dịch vụ khám tại nhà cao hơn các đối tượng chưa sử dụng
các dịch vụ khám chữa bệnh kể trên gấp 3,9; 16,2; 1,7 và 2,1 lần [18]

Nghiên cứu của tác giả Bùi Thùy Dương (2010) tìm hiểu nhu cầu chăm
sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của người bệnh và người nhà người bệnh tại
bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cho thấy có 51,1% đến 70,9% khách
hàng cho rằng bệnh viện nên triển khai các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoài
giờ và tại nhà. Người bệnh và người nhà người bệnh đều có nhu cầu cao sử
dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà (53,3% - 90,3%), nhất là
dịch vụ khám vào ngày thứ 7 và chủ nhật [19].
Đối với các trường hợp bệnh cấp tính, hình thức tự điều trị và sử dụng
dịch vụ y tế tư nhân vẫn là hai hình thức phổ biến trong sử dụng dịch vụ y tế


9

của người cao tuổi. Chỉ khoảng 40% người cao tuổi sử dụng dịch vụ y tế nhà
nước khi bị ốm. Những người trên 85 tuổi có tỷ lệ sử dụng dịch vụ bệnh viện
thấp hơn 2 lần so với nhóm tuổi từ 60-64 do khả năng đi lại hạn chế [20].
Đối với bệnh mạn tính, đến cơ sở y tế nhà nước để chẩn đoán bệnh là
hình thức phổ biến ở cả 3 tỉnh điều tra. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi tự chẩn
đoán bệnh cũng tương đối cao, chiếm khoảng 27%. Sử dụng dịch vụ y tế tư
nhân trong điều trị bệnh mạn tính là hình thức phổ biến ở cả 3 tỉnh điều tra.
Phụ nữ cao tuổi có xu hướng sử dụng dịch vụ y tế tư nhân với tỷ lệ cao hơn
nam giới, trong khi nam giới cao tuổi lại sử dụng dịch vụ bệnh viện với tỷ lệ
cao hơn [20].
Đối với những trẻ em đã khám chữa bệnh trong khoảng 6 tháng trước
khi điều tra, nhu cầu sử dụng dịch vụ điều trị tại nhà cao gấp gần 3 lần so với
những em không khám trong vòng 6 tháng trước điều tra. Còn trẻ em đã từng
điều trị tại bệnh viện huyện có nhu cầu được sử dụng dịch vụ điều trị tại nhà
cao hơn đến trên 4 lần những trẻ chưa từng điều trị tại các cơ sở y tế đã miêu
tả trong mô hình. Điều này có thể do việc điều trị tại nhà thuận tiện hơn cho
gia đình trong việc chăm sóc trẻ, hơn nữa việc thanh toán chế độ bảo hiểm y

tế của trẻ thường lâu và không thuận tiện. Bên cạnh đó tâm lý của các gia
đình là ngại đưa con em mình đến các cơ sở y tế công lập vì tình trạng quá tải
và sợ con mình có nguy cơ lây chéo bệnh trong môi trường bệnh viện. Chính
vì lẽ đó họ có nhu cầu được sử dụng các dịch vụ điều trị bệnh cho trẻ tại nhà
khá cao. Nhu cầu sử dụng dịch vụ điều trị tại nhà của gia đình trẻ em thành
phố cao hơn gấp hơn 11 lần so với nhu cầu sử dụng dịch vụ điều trị tại nhà
của gia đình trẻ em nông thôn. Điều này có thể lí giải đơn giản vì các gia đình
ở thành phố có thu nhập cao hơn so với các gia đình ở nông thôn, cho nên họ
sẵn sàng chi trả các chi phí dịch vụ với mong muốn con em mình điều trị tốt
hơn [18].


10

Năm 2010, tác giả Trần Thanh Long tiến hành nghiên cứu khảo sát nhu
cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoài giờ và tại nhà của người sử dụng dịch
vụ tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã chỉ ra hầu hết các đối tượng đến khám
bệnh đều có nhu cầu với các dịch vụ khám buổi chiều ngày thường (55,3%),
khám ngoài giờ ngày thường (62,5%), khám ngày thứ 7 và chủ nhật (64,3%),
khám tại nhà (64,3%). Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra được rằng hầu hết
người sử dụng dịch vụ đều có khả năng chi trả các dịch vụ y tế CSSK ngoài
giờ và tại nhà, đặc biệt là khám ngoài giờ ngày thường. Đối với dịch vụ khám
ngoài giờ ngày thường, tỷ lệ người bệnh có nhu cầu sử dụng dịch vụ này khá
cao, đều đạt trên 70% [21].
Tác giả Đặng Thị Lan Phương (2009) tiến hành nghiên cứu về thực
trạng và nhu cầu CSSK tại hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum cho thấy phần lớn
mọi người đều mong muoons có bác sĩ, cán bộ y tế đến khám và CSSK tại
nhà. Nghiên cứu cũng chỉ ra nhu cầu CSSK tại nhà của người dân khá cao,
tuy nhiên sự đáp ứng các dịch vụ y tế và CSSK tại nhà còn chưa đầy đủ và
hạn chế, cụ thể tỷ lệ người bệnh mạn tính đươc khám, chăm sóc, tư vấn hướng

dẫn tại nhà (53,8%), được tư vấn huấn luyện điều trị (15,4%) [22].
Kết quả nghiên cứu điều tra về thực trạng chăm sóc sức khỏe tại hộ gia
đình của tác giả Phạm Nhật An Cơ (2009) cho thấy phụ nữ sau sinh được cán
bộ chuyên môn chăm sóc tại nhà ở các tỉnh/thành phố phía Bắc có tỷ lệ khá
cao (từ 66,7% đến 80%) so với các địa phương khác (từ 29,7% đến 40,0%),
người bệnh mạn tính có cán bộ chuyên môn tới hỗ trợ tại nhà chiếm khoảng
3,7% [23].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Sỹ năm 2009 về thực trạng và nhu
cầu chăm sóc sức khỏe hộ gia đình tại tỉnh Yên Bái cho thấy người dân chỉ đi
khám sức khỏe khi có vấn đề về bệnh tật chiếm 42,7%, khi có ốm đau họ tự
chữa ở nhà với tỉ lệ 21,9% sau đó mới đến các cơ sở y tế khác của nhà nước


11

vì họ cho rằng đến cơ sở y tế nhất là không phải tuyến y tế cơ sở thì rất phiền
hà và tốn kém. Khi chăm sóc người nhà mắc bệnh mãn tính họ tự tìm hiểu
cách chăm sóc cho người nhà mình vì do thiếu nhân lực cán bộ y tế đến tư
vấn hỗ trợ chỉ có ở mức 35,7% [24].
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hạnh tiến hành đánh giá mối quan hệ
giữa nhu cầu và thực trạng CSSK tại nhà của người cao tuổi tại quận Ô Môn,
thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, cũng chỉ ra hầu hết người cao tuổi tự thực
hiện những sinh hoạt thường ngày (91,0%). Khi họ bị bệnh, hơn một nửa vẫn
tự chăm sóc bản thân mình, vai trò của gia đình có trách nhiệm và hỗ trợ
khoảng 22,0% cho toàn bộ hoạt động [25].
1.3. Khung pháp lý và một số chính sách của Việt Nam liên quan đến
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà
1.3.1. Mô hình bác sĩ gia đình
Điều 4 Thông tư số 16/2014/TT-BYT đã quy định về Chức năng, nhiệm
vụ của bác sĩ gia đình: Bác sĩ gia đình có chức năng khám bệnh, chữa bệnh,

quản lý, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia
đình và cộng đồng; Bác sĩ gia đình có các nhiệm vụ sau đây [12]:
a) Quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, cho hộ gia đình và
cộng đồng.
b) Sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật.
c) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho cá nhân, hộ
gia đình và cộng đồng phù hợp với phạm vi chuyên môn được ghi trong
chứng chỉ hành nghề.
d) Tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống nguy cơ đối với sức
khỏe nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong
việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
đ) Cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình
do bác sĩ gia đình quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.


12

e) Các nhiệm vụ khác phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong
chứng chỉ hành nghề.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ
thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phòng khám bác sĩ gia đình là một trong các cơ sở đầu tiên tiếp nhận
người bệnh trong hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phòng khám bác sĩ gia đình có nhiệm vụ sau:
a. Sàng lọc, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chuyển người bệnh đến các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định về chuyển tuyến khám bệnh
chữa bệnh và tiếp nhận người bệnh để tiếp tục quản lý, bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe;
b. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống
khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm hoạt động quản lý sức khỏe, khám bệnh

chữa bệnh cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng;
c. Liên hệ để chuyển người bệnh thuộc phạm vi quản lý sức khỏe của
phòng khám bác sĩ gia đình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để khám
bệnh chữa bệnh.
Riêng Phòng khám bác sĩ gia đình được thực hiện việc chăm sóc sức
khỏe và khám bệnh, chữa bệnh tại nhà người bệnh [12, 26].
1.3.2. Dịch vụ y tế tại nhà
Bộ Y tế hiện nay cũng đã ban hành quy định về cơ sở dịch vụ chăm sóc
sức khỏe tại nhà, theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ
Y tế về thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ tại nhà đối với Lĩnh vực hành nghề y tư nhân [27].
- Thiết bị y tế: Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt
động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký.
- Nhân sự:
a. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ
hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng;


13

b. Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại nhà, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại nhà nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì
phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa
bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp
với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của
người đó.
- Phạm vi hoạt động chuyên môn:
a. Chăm sóc sức khỏe tại nhà theo đơn của bác sĩ;

b. Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc.
1.4. Nhu cầu sử dụng dịch vụ thay băng và cắt chỉ tại nhà cho người bệnh
sau phẫu thuật và một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe tại nhà
Thay băng, cắt chỉ, rửa vết thương là kỹ thuật cơ bản mà chúng ta có
thể làm tại nhà, nhưng nếu thực hiện không đúng quy trình và kỹ thuật sẽ dẫn
đến nguy cơ nặng nề như nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn là hoại tử vết
thương, gây nguy hiểm đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến thời gian lành của vết
thương. Việc đến bệnh viện để thay băng, cắt chỉ và rửa vết thương sẽ khiến
mất thời gian và công sức, thậm chí ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.


14

* Yếu tố cá nhân và tình trạng sức khỏe
Nhóm yếu tố cá nhân về đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe…) có mối liên quan đến nhu cầu sử
dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nghiên cứu của tác giả Trương
Thị Mai Huyền năm 2017 khảo sát về nhu cầu và mức độ sẵn sàng chi trả cho
dịch vụ CSSK tại nhà của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện quận Tân
Phú đã đưa ra giới tính, thu nhập hộ gia đình có mối liên quan đến nhu cầu sử
dụng dịch vụ CSSK tại nhà của người bệnh nội trú. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ
ra rằng nam giới có nhu cầu CSSK tại nhà cao hơn nữ giới và hộ gia đình có
thu nhập càng cao thì nhu cầu CSSK tại nhà càng cao [13].
Tình trạng sức khỏe
Nghiên cứu của Nguyễn Huyền Trang về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người dân tại Hải Dương năm 2012, chỉ ra rằng những người đã bị ốm và đã
từng đi khám ở các cơ sở khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện, cơ sở y tế tư
nhân, trạm y tế xã hoặc từng khám tại nhà đều có nhu cầu sử dụng dịch vụ
khám tại nhà cao hơn các đối tượng chưa sử dụng các dịch vụ khám chữa

bệnh [18]. Những người có sự kiện ốm đau trong khoảng thời gian 2 tháng
trước khi điều tra có nhu cầu sử dụng dịch vụ điều trị tại nhà thấp (chiếm
52%) so với những người không ốm trong thời gian đó. Điều này có thể do
những người ốm trong khoảng 2 tháng đã sử dụng dịch vụ chữa bệnh tại các
cơ sở y tế và họ đã được chữa trị khỏi bệnh, nên họ không thấy nhu cầu được
điều trị tại nhà là thật cần thiết.
Tác giả Eric và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu về nhu cầu khám,
chăm sóc và điều trị ngoài giờ trong dịch vụ khám bệnh và cấp cứu tại Hà Lan
cho thấy phần lớn nhu cầu khám và CSSK ngoài giờ ở nhóm nam giới trưởng
thành là các chấn thương, trong đó có 19% là các chấn thương gãy xương [28].


15

Nghề nghiệp
Nghiên cứu Nguyễn Huyền Trang về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người dân tại Hải Dương năm 2012 cũng chỉ ra những nhóm người lao động
tự do có nhu cầu khám chữa bệnh tại nhà thấp hơn (khoảng 32%) so với nhu
cầu của nhóm nông dân. Điều đó có thể do đặc điểm của người lao động tự do
không làm việc cố định tại một nơi, mà thường thay đổi nay đây mai đó nên
có nhu cầu khám bệnh tại nhà thấp. Mặt khác một phần những người lao động
tự do là dân buôn bán, hoạt động kinh doanh hoặc giao tiếp của họ có thể diễn
ra ngay tại nơi cư trú nên họ không sẵn sàng hoặc mong muốn sử dụng các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà [18, 29].
Yếu tố Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là một trong những yếu tố hỗ trợ quyết định sử dụng dịch
vụ của người dân. Tác động của bảo hiểm y tế đến khả năng tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế tại Việt Nam được phản ánh trong một số nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu điều tra hộ gia đình tại 3 tỉnh của Việt Nam (1999) cho thấy
mức độ ảnh hưởng của bảo hiểm y tế đối với hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế

khác nhau tùy thuộc vào tình trạng giàu nghèo của hộ gia đình. Người nghèo
có bảo hiểm y tế sử dụng dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế công lập nhiều hơn rõ
rệt so với người nghèo không có thẻ bảo hiểm y tế [30]. Tuy nhiên, ở nhóm
giàu, sự khác biệt này là không rõ rệt [11].
Sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ y tế
* Sự đáp ứng của dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện/cơ sở y tế
Đối với các cơ sở y tế, điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật
chất…cũng như khả năng đáp ứng của cơ sơ y tế (thái độ của cán bộ y tế, trình
độ chuyên môn của cán bộ y tế) luôn là những yếu tố thu hút sự tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế của người dân.


×