Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chất lượng công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.21 KB, 8 trang )

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Cùng với sự  phát triển của khoa học quản lý dự  án, người làm công tác quản lý dự  án 
trong ngành không chỉ quan tâm đến chất lượng công trình xây dựng, mà còn phải quản lý 
tốt nhiều nội dung khác. Từ  đó nảy sinh các nhu cầu quản lý chất lượng của các hoạt 
động quản lý dự án, trong đó có hoạt động quản lý tiến độ. Bài viết này làm rõ khái niệm  
và nội dung quản lý tiến độ  dự  án đầu tư  xây dựng, từ  đó vận dụng kiến thức quản lý  
chất lượng để đề xuất khái niệm và nội dung chất lượng công tác quản lý tiến độ dự án  
đầu tư  xây dựng, đồng thời chỉ  ra các nhân tố   ảnh hưởng đến chất lượng của công tác 
này theo quan điểm của tác giả.
Theo chuẩn mực quản lý dự án PMBOK (Project Management Body of Knowledge ­ Cẩm  
nang   các   kiến   thức   cơ   bản   về   quản   lý   dự   án)   của   Viện   Quản   lý   dự   án   (Project  
Management Institute ­ PMI) thì quản lý dự  án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ  năng, 
công cụ và kỹ thuật vào việc thực hiện các hoạt động trong dự án để đáp ứng các yêu cầu 
đặt ra. Đó là việc thực hiện một chuỗi các nhóm quá trình: thiết lập dự án, hoạch định dự 
án, thực hiện dự án, theo dõi và kiểm soát dự án, kết thúc dự án với nhiều nội dung quản  
lý cần thực hiện như  quản lý tổng thể, phạm vi, thời gian, chi phí, chất lượng, nguồn 
nhân lực, giao tiếp, thông tin, rủi ro, mua sắm, các bên hữu quan, an toàn, môi trường, tài 
chính và khiếu nại trong dự án [3]. Dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện đầy đủ các nội  
dung quản lý dự  án đã nêu. Do đó, trong thực tế  thực hiện các dự  án đầu tư  xây dựng, 
những người làm công tác quản lý dự  án phải lưu ý đến chất lượng việc thực hiện các  
nội dung quản lý dự án đã nêu ở trên, trong đó đặc biệt là chất lượng của công tác quản lý 
tiến độ  thực hiện dự  án. Chất lượng của công tác quản lý tiến độ  thực hiện dự  án nếu  
được đảm bảo, sẽ giúp dự án đạt được tiến độ yêu cầu.


Vấn đề  chất lượng công tác quản lý tiến độ  dự  án đầu tư  xây dựng được những người 
làm nghề xây dựng quan tâm nhiều, nhưng chưa được nhắc đến nhiều trong các lý luận  
về quản lý dự án.
Bài viết này làm rõ nội dung quản lý tiến độ  dự  án đầu tư  xây dựng, đề  xuất một cách 
hiểu về  chất lượng của công tác này và chỉ  ra các nhân tố   ảnh hưởng đến chất lượng  


hoạt động quản lý tiến độ của chủ đầu tư trong các dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam.
1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ  THỰC HIỆN DỰ  ÁN ĐẦU TƯ 

XÂY DỰNG
Quản lý tiến độ  thực hiện dự  án là việc tiến hành các hoạt động quản lý sao cho dự  án 
kết thúc đúng thời hạn yêu cầu. Khái niệm này có thể áp dụng cho tất cả các loại dự án,  
trong đó có cả  dự  án đầu tư  xây dựng. Tuy nhiên, theo các cách tiếp cận khác nhau, các 
nghiên cứu khác nhau chỉ  ra các nội dung khác nhau cần thực hiện hướng tới mục tiêu  
quản lý tiến độ dự án thành công.
Theo chuẩn mực PMBOK, các quá trình (process) quản lý tiến độ một dự án bao gồm:
­ Lập kế hoạch quản lý tiến độ;
­ Xác định các công việc;
­ Sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc;
­ Dự tính nguồn lực thực hiện công việc;
­ Dự tính thời hạn thực hiện công việc;
­ Lập tiến độ;
­ Kiểm soát tiến độ.


Với các dự án xây dựng, chuẩn mực này còn bổ sung thêm một số quá trình như xây dựng  
đường cong tiến trình và theo dõi tiến trình thực hiện dự  án dựa trên đường cong tiến  
trình đã được xây dựng.
Ở  Việt Nam, đã có những hướng dẫn từ các cơ  quan quản lý nhà nước về  quản lý tiến  
độ thi công xây dựng cho các dự án chịu sự điều chỉnh của Luật Xây dựng. Theo quy định  
hiện hành, các nội dung quản lý tiến độ  thi công xây dựng như  sau (Điều 67, Luật Xây 
dựng số 50/2014/QH13):
­ Người quyết định đầu tư  quyết định thời gian, tiến độ  thực hiện khi phê duyệt dự  án. 
Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tiến độ  thi công xây 
dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết 
định


 

đầu

 



 

phê

 

duyệt.

­ Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp 
thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được duyệt; 
Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm  ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực  
hiện hợp đồng xây dựng.
Nghị định 12/2009/NĐ­CP (hiện chưa có nghị  định thay thế) còn nói rõ hơn các nội dung 
cần thực hiện để quản lý tiến độ giai đoạn thi công xây dựng như sau:
­ Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ  thi công xây dựng, phù  
hợp với các văn bản quy định thời gian dự án ở giai đoạn trước như tổng tiến độ  của dự 
án đã được phê duyệt, với khoảng thời gian lập tiến độ  phù hợp với quy mô và thời gian  
thi công dự án;
­ Việc lập tiến độ  thi công xây dựng chi tiết là trách nhiệm của nhà thầu thi công xây 
dựng công trình; tuy nhiên, chủ đầu tư, tư vấn giám sát và ngay cả nhà thầu thi công xây  
dựng cùng các bên có liên quan đều có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây  

dựng công trình và điều chỉnh tiến độ  trong trường hợp tiến độ  thi công xây dựng ở  một 


số  giai đoạn bị kéo dài, nếu phải điều chỉnh tổng tiến độ  của dự  án phải có ý kiến của  
người quyết định đầu tư.
Có thể nói, dù có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu trung lại, các nội dung quản  
lý tiến độ dự án đều bao gồm:
­ Lập và phê duyệt kế hoạch tiến độ thực hiện dự án;
­ Triển khai thực hiện kế hoạch tiến độ, bao gồm việc điều hành, theo dõi, đánh giá mức 
độ  thực hiện kế  hoạch tiến độ  (bao gồm cả  việc xử lý các vấn đề  phát sinh, cập nhật,  
điều chỉnh tiến độ khi cần thiết).
2. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Chất lượng là một khái niệm được sử dụng rộng rãi, vì thế, có rất nhiều cách định nghĩa  
khác nhau. Với sản phẩm hay dịch vụ, chất lượng có thể  được coi là mức độ  mà sản 
phẩm hay dịch vụ  đáp  ứng được mục đích đã có sẵn, được đo bằng sự  phù hợp của nó  
với các thông số  hay tiêu chuẩn được quy định trước đó. Một cách chung nhất, có thể 
hiểu chất lượng là sự đáp ứng của kết quả được thực hiện đối với yêu cầu của các bên  
hữu quan.
Từ  khái niệm chất lượng  ở trên, có thể  quan niệm chất lượng công tác quản lý tiến độ 
dự án đầu tư xây dựng là mức độ thỏa mãn các yêu cầu và mong đợi của các bên tham gia 
vào dự  án đối với thời gian thực hiện dự  án, trong mối quan hệ  với việc đảm bảo đạt 
được các mục tiêu khác của dự án như chi phí, chất lượng công trình, đáp ứng mức độ an 
ninh và an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Có thể thấy, chất lượng công tác quản lý 
tiến độ dự án đầu tư xây dựng biểu hiện qua chất lượng của tiến độ được lập (còn gọi là  
kế hoạch tiến độ) và chất lượng việc thực hiện tiến độ (bao gồm cả việc theo dõi, đánh  
giá và cập nhật, điều chỉnh).
Chất lượng kế hoạch tiến độ dự án đầu tư xây dựng thể hiện dưới các góc độ sau:
­ Độ dài thời gian của tiến độ trên cơ sở so sánh với ràng buộc về thời gian của dự án.



­ Mức độ  đầy đủ  theo hợp đồng, yêu cầu quản lý và mức độ  phù hợp với biện pháp kỹ 
thuật và tổ chức thực hiện của danh mục công việc, phạm vi công việc.
­  Mức   độ   phù  hợp và  chính  xác  của  khối lượng công  việc  theo  thiết kế  và  phương 
pháp/kỹ  thuật thi công, vốn cần phải được lựa chọn để  có phương án tối  ưu, đảm bảo 
chất lượng, tiến độ, chi phí hợp lý và an toàn, vệ sinh môi trường.
­ Mức độ chi tiết và chính xác theo yêu cầu quản lý về nhu cầu nguồn lực cần sử dụng,  
ví dụ, trong tiến độ  thi công sử  dụng để  chỉ  đạo thi công mà nhà thầu nộp lên cho chủ 
đầu tư  phê duyệt, phải làm rõ số  nhân công sử  dụng hàng ngày, số  lượng máy thi công 
từng loại bao gồm cả  thiết bị  phụ trợ, mức độ  phù hợp với khả  năng đáp  ứng của nhà 
thầu và chủ đầu tư.
­ Mức độ chính xác và đầy đủ của các thành phần thời gian thực hiện các công việc của 
dự án (có xét đến thời gian dự phòng, chờ đợi, ngừng kỹ thuật).
­ Sự  hợp lý của việc sắp xếp tiến trình thực hiện các công việc trên tiến độ: phải đảm 
bảo trình tự kỹ thuật và sự ghép sát hợp lý về các yếu tố sử dụng cho nguồn lực và mặt 
bằng thi công.
­ Mức độ phù hợp và rõ ràng của các mốc tiến độ.
Chất lượng việc thực hiện tiến độ  dự  án đầu tư  xây dựng được thể  hiện dưới các nội 
dung chính sau:
­ Mức độ thực tế huy động và sử dụng các nguồn lực phù hợp theo yêu cầu để thực hiện  
các công việc theo tiến độ đã được phê duyệt.
­ Kết quả  điều phối, phối hợp giữa các bên liên quan trong việc thực hiện tiến độ, bao 
gồm cả số lượng và mức độ xung đột xuất hiện trong sự phối hợp của các bên liên quan  
và kết quả giải quyết các xung đột này.


­ Mức độ hoàn thành khối lượng công việc thực tế tại các thời điểm so với kế hoạch của 
từng công việc, giai đoạn và tổng thể cả dự án.
­ Mức độ phù hợp của các công cụ/kỹ thuật sử dụng để đánh giá trạng thái tiến độ.   Chất 
lượng của hoạt động giao tiếp thông tin về  tiến độ  và thay đổi tiến độ  tới các bên hữu 
quan.

­ Chi phí bỏ ra cho việc xử lý các vấn đề nảy sinh khi tiến độ thực tế không đúng với kế 
hoạch.
­ Tốc độ và chất lượng ra quyết định xử lý các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện tiến  
độ.
Đó là các nội dung cơ bản cần quan tâm đến khi quản lý chất lượng công tác quản lý tiến 
độ dự án.
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ 
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DƯỚI GÓC ĐỘ CHỦ ĐẦU TƯ
Chất lượng công tác quản lý tiến độ  dự  án đầu tư  xây dựng công trình phụ  thuộc vào 
nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan.
Đứng trên góc độ chủ đầu tư dự án thì các nhân tố ảnh hưởng mang tính khách quan đến 
chất lượng công tác quản lý tiến độ dự án bao gồm:
­ Điều kiện và thực trạng môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội tại địa điểm xây dựng, bao 
gồm cả sự sẵn có của các thông tin về các vấn đề này.
­ Tác động của các bên hữu quan gián tiếp trong giai đoạn xây dựng của dự án như các cơ 
quan chủ quản, cộng đồng dân cư, người dùng cuối cùng... đến dự án.
­ Năng lực, trình độ thực hiện các hoạt động xây dựng, chất lượng công việc của các bên 
hữu quan trực tiếp của dự án như các đơn vị khảo sát, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư 
vấn quản lý dự án, thi công, các nhà cung cấp...


­ Các quy định và hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thể hiện các chính sách 
liên quan đến đầu tư  xây dựng, phân cấp, phân quyền cho chủ  đầu tư  trong việc ra các  
quyết định liên quan đến dự án.
­ Việc cấp vốn của cơ quan chủ quản về vốn (nếu phù hợp).
Ngoài các nhân tố từ môi trường bên ngoài nói trên, còn có các nhân tố mang tính chủ quan 
từ phía chủ đầu tư bao gồm:
­ Phương thức và hình thức quản lý thực hiện dự án, bao gồm cả các loại hợp đồng được 
sử dụng trong dự án.
­ Các chính sách, quy trình, quy định, hướng dẫn, biểu mẫu về quản lý dự  án nói chung, 

quản lý tiến độ dự án nói riêng của chủ đầu tư.
­ Năng lực quản lý đầu tư xây dựng, đặc biệt là về quản lý thời gian của chủ đầu tư, bao  
gồm cả trang thiết bị, chất lượng và số lượng nhân lực tham gia công tác quản lý tiến độ 
dự án, bộ máy tổ chức trong các ban quản lý dự án.
­ Các yêu cầu về thời gian và chất lượng công việc của chủ đầu tư.
4. KẾT LUẬN
Quản lý tiến độ thực hiện dự án là một trong những nội dung quan trọng nhất của quản  
lý dự án đầu tư xây dựng. Nâng cao chất lượng công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án  
là một yêu cầu cấp thiết của các chủ đầu tư.
Chất lượng công tác quản lý tiến độ  được thể  hiện  ở chất lượng của tiến độ  đã lập và  
chất lượng của việc thực hiện dự án theo tiến độ. Do vậy, hiểu rõ yêu cầu và các nhân tố 
ảnh hưởng đến các nội dung này để đưa ra giải pháp giúp chủ  đầu tư  đảm bảo và nâng  
cao chất lượng công tác quản lý tiến độ  các dự  án đầu tư  xây dựng của mình. Kết quả 
của hoạt động này sẽ giúp nâng cao khả năng đạt được mục tiêu về thời gian của các dự 


án, góp phần đảm bảo các dự  án đầu tư  xây dựng được thực hiện thành công hoặc với  
hiệu quả cao nhất.



×