Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chính phủ kiến tạo trong mối quan hệ với chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.52 KB, 11 trang )

CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Lê Thanh Dũng1
Tóm tắt: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự phối hợp của
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, nỗ lực xây dựng Chính phủ
kiến tạo, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả, hết lòng phục vụ nhân dân. Vì vậy,
Chính phủ kiến tạo có mối quan hệ, tác động rất tích cực đến Chính quyền địa phương
ở Việt Nam về mô hình, tổ chức và hoạt động, cách thức vận hành để hướng đến Chính
quyền địa phương minh bạch, hiệu quả, phát triển và phục vụ kinh tế - xã hội của địa
phương nói riêng và của cả nước nói chung, nâng cao tính pháp quyền, đáp ứng được
yêu cầu quản trị nhà nước và mức độ hài lòng của người dân trong xã hội.
Từ khóa: Chính phủ kiến tạo, Chính quyền địa phương, kiến tạo, hành động
1. Đặt vấn đề
Xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và
doanh nghiệp đã và đang trở thành một phương châm hành động của cả hệ thống chính
quyền, đồng thời cũng là điều mà Nhân dân cả nước đang trông đợi. Ở Việt Nam, thuật
ngữ “Chính phủ kiến tạo” (CPKT) xuất hiện chính thức trong văn bản của Nhà nước ta
là trong Nghị quyết số 100/NQ - CP ngày 18/12/2016 về việc ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 (Nghị quyết số 100/NQ-CP). Nghị
quyết chỉ ra: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự phối hợp của
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, nỗ lực xây dựng Chính phủ
kiến tạo, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”.
Ngày 2/8/2016, phát biểu khai mạc Phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa 2016-2021,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh Chính phủ khóa mới sẽ là
một “Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”.
Trên nhiều diễn đàn sau đó, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục khẳng định việc xây dựng
Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp “không
phải chỉ nói bằng miệng mà phải hành động, mà hành động đó không phải là chỉ ở
Trung ương mà cả ở địa phương, nhất là các cấp chính quyền cơ sở”. Vậy Chính phủ
kiến tạo (CPKT) có mối quan hệ, tác động như thế nào đến Chính quyền địa phương
(CQĐP), Chính quyền địa phương sẽ có xu hướng vận động và phát triển như thế nào


trong môi trường Chính phủ kiến tạo.
2. Nội dung
2.1. Chính phủ kiến tạo đối với chính quyền địa phương ở Việt Nam
Có thể hiểu về khái niệm Chính quyền địa phương ở Việt Nam như sau: “Chính
1. ThS. NCS., Khoa SP Sử - Địa & GDCT, Trường Đại học Đồng Tháp.

35


CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG MỐI QUAN HỆ...
quyền địa phương ở nước ta là một bộ phận hợp thành của chính quyền Nhà nước
thống nhất của nhân dân, bao gồm các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước ở địa
phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra (HĐND) và các cơ quan, tổ chức Nhà
nước khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước này
theo qui định của pháp luật (UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Thường
trực HĐND, các ban của HĐND …), nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội
ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích
của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước”2.
Theo quan điểm Chính phủ kiến tạo mà Thủ tướng nói tới nhiều lần có hai đặc
trưng cơ bản sau đây: Một là, Chính phủ không chỉ bó hẹp trong việc chấp hành luật
mà còn chủ động khởi xướng, hoạch định chính sách quốc gia, tức là chủ động đề ra
các hướng đi, hướng phát triển của đất nước. Hai là, Chính phủ không chỉ là cơ quan
hành chính nhà nước, tức là cơ quan thực hiện chức năng cai trị hay quản lý nhà nước
theo pháp luật một cách thụ động, mà còn là thiết chế tổ chức, điều hành chính sách,
pháp luật một cách nhanh nhạy, quyết liệt và thông minh. “Thực chất đây là sự chủ
động trong tổ chức nhân sự và đảm bảo nguồn lực tốt nhất để thực hiện chính sách
quốc gia, chủ động điều khiển một cách nhanh nhạy, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả các
chính sách quốc gia. Thông qua quyền điều hành chính sách, trong mối quan hệ với
quyền lập pháp, Chính phủ giữ vai trò là đầu ra của quyền lập pháp - đưa luật của Quốc
hội vào đời sống xã hội”3.

Hiến pháp năm 2013 đã có một bước tiến mới trong việc phân công quyền lực
nhà nước. Lần đầu tiên, Hiến pháp chỉ ra: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập
pháp…” (Điều 69); “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện
quyền hành pháp…” (Điều 94) và “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102). Chính quyền địa phương
tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương, quyết định các
vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước
cấp trên, Nhiệm vụ quyện hạn của CQĐP được xác định trên cơ sở phân định thẩm
quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp CQĐP.
Trong trường hợp cần thiết, CQĐP được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan
nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó (Điều 112). Bằng
các quy định trên, phân quyền theo chiều ngang, chiều dọc giữa trung ương và địa
phương nhằm phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định bằng luật.
Việc phân công quyền lực theo chiều ngang với Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, Tòa án thực hiện quyền tư pháp, phân
2. />3. GS.TS. Trần Ngọc Đường, “Mối quan hệ của Chính phủ kiến tạo với Quốc hội, Tạp chí tổ chức nhà
nước”, đăng trên website ngày 29/8/2017

36


LÊ THANH DŨNG
định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, các cấp
chính quyền địa phương được khẳng định rõ trên cơ sở Hiến pháp 2013 nhằm tạo tiền
đề đổi mới, phát triển.
Chính phủ kiến tạo có mối quan hệ, tác động đến Chính quyền địa phương thông
qua một số nội dung sau, cụ thể:
2.1.1. Một là, phân định rõ thẩm quyền chính quyền trung ương và chính quyền
địa phương.
Chính phủ cần triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Tổ chức Chính phủ năm

2015 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, theo đó, điều chỉnh chức
năng của Chính phủ cho phù hợp với yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó xác định rõ thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, hoàn thiện thể chế về phân cấp Trung ương - địa phương. Phân định rõ
thẩm quyền trung ương và thẩm quyền địa phương bao gồm: thực thi quyền lực công,
thực thi pháp luật và cung cấp dịch vụ giữa Chính phủ và CQĐP, trong đó phân định
thực thi quyền lực dân chủ (các hoạt động đối ngoại, lập chính sách, lập pháp…), thực
thi pháp luật chuyên nghiệp (các hoạt động thanh tra, điều tra, xét xử và cưỡng chế
thi hành pháp luật…), và cung cấp dịch vụ hiệu quả (cung cấp các loại dịch vụ công
khác nhau đáp ứng nhu cầu của người dân theo tiêu chuẩn thị trường). Cần phải làm rõ
những việc thuộc thẩm quyền của Trung ương, việc thuộc thẩm quyền của địa phương,
việc phân cấp, ủy quyền cho địa phương, các cấp CQĐP. Phân cấp mạnh cho chính
quyền địa phương để giải quyết các công việc về trật tự an ninh, phát triển kinh tế-xã
hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương. Phân quyền là cơ sở hình thành chế độ
tự quản địa phương, nâng cao trách nhiệm CQĐP với nhân dân địa phương về những
vấn đề được phân quyền, Chính phủ thực hiện các nội dung bảo đảm tập trung, dân
chủ, xây dựng một nền hành chính thống nhất, thông suốt có lãnh đạo, chỉ đạo phát
triển kinh tế-xã hội. Chính phủ kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp nhằm bảo
đảm tính pháp quyền trong hoạt động của CQĐP.
Trong đó, Chính phủ kiến tạo sẽ xác định phân quyền, phân cấp là nhiệm vụ quan
trọng, hướng tới xây dựng CQĐP tự quản, tự chịu trách nhiệm, Trung ương không
làm thay cho CQĐP, nhưng tính đến sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của chính quyền
trung ương với CQĐP. Phân định rõ thẩm quyền các cấp CQĐP, chính quyền đô thị và
chính quyền nông thôn, đặc thù khác nhau giữa đô thị và nông thôn để phân cấp, phân
quyền cho phù hợp để bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, tự chủ của chính quyền đô
thị và chính quyền nông thôn. Ví dụ có những việc phân cấp cho chính quyền đô thị
nhưng không thể phân cấp cho chính quyền nông thôn, chính quyền đồng bằng, miền
núi, hải đảo và ngược lại. Theo GS. TS. Phạm Hồng Thái “Phải coi ủy quyền là tiền đề
là thực nghiệm cho phân cấp quản lý, phân cấp là tiền đề, là thực nghiệm để dẫn đến
phân quyền. Ở đây có sự chuẩn bị chiêm nghiệm trong thực tiễn quản lý nhà nước từ

thấp đến cao nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước, tạo nên sự phát triển kinh
37


CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG MỐI QUAN HỆ...
tế - xã hội, làm thay đổi đời sống nhà nước, xã hội và công dân”4, đây là xu hướng để
Chính phủ kiến tạo, hành động có lộ trình chuyển giao thẩm quyền xuống cho cấp dưới
phù hợp với lợi ích và tiềm năng của địa phương, nằm trong khả năng thực hiện được
của địa phương.
Hiện nay, các hình thức phân định thẩm quyền đã được quy định rõ trong Luật tổ
chức CQĐP năm 2015 tại điều 12, điều 13, điều 14, Chính phủ ban hành Nghị quyết
21/NQ-CP năm 2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở nguyên tắc, mục tiêu phân cấp
đối với ngành lĩnh vực, tập trung một số lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước, quyền
và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn Nhà
nước đầu tư vào doanh nghiệp, quản lý đầu tư, quản lý công vụ, cán bộ, công chức,
viên chức, quản lý đất đai, nhưng để triển khai thẩm quyền các cấp chính quyền trên
thực tế theo hướng phân định rõ, tránh sự trùng lặp, chồng chéo cần phải rõ hơn nữa
thẩm quyền các cấp CQĐP trong Luật tổ chức CQĐP năm 2015, cần rà soát lại các
Luật chuyên ngành, văn bản dưới luật về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà
nước ở trung ương và địa phương, tổng kết thực tiễn để việc hoàn thiện pháp luật phân
định thẩm quyền quyền giữa chính quyền trung ương và CQĐP và các cấp CQĐP.
2.1.2. Hai là, tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ, tính đến các đặc thù để
phát triển kinh tế - xã hội.
Hiến pháp năm 2013 khi liệt kê các đơn vị hành chính có bổ sung thêm “đơn vị
hành chính kinh tế - đặc biệt” so với các đơn vị hành chính đã quy định ở Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Trong mối quan hệ với Chính phủ, tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương trong đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt trong mối
quan hệ về thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ có tính đến yếu tố đặc thù để tạo đòn bẩy
kinh tế cho các đơn vị này phát triển. Chính phủ kiến tạo trên cơ sở sẽ phân cấp, phân

quyền mạnh, thủ tục thông thoáng và có cơ chế kiểm soát hiệu quả, hướng đến tuân thủ
pháp luật. Có thể khẳng định xây dựng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là một bước
đột phá trong chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện phát triển năng
động của địa phương, thu hút đầu tư với những chính sách đặc thù cho các đơn vị hành
chính kinh tế đặc biệt, đòi hỏi thể chế hoá được chủ trương của Đảng về việc thành lập
đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt “Xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt (HCKTĐB) với thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới,
hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị”(Nghị quyết Hội nghị TW 5, khoá
XII), thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương và
thể hiện các chính sách đặc biệt về hành chính và kinh tế, tạo điều kiện phát triển năng
động vừa có tính đột phá vừa ổn định bền vững.
4. GS. TS. Phạm Hồng Thái "Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 về
phân quyền, phân cấp" Nội san Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Hành chính Quốc gia số tháng
5/2017.

38


LÊ THANH DŨNG
Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính kinh tế
đặc biệt đáp ứng yêu cầu tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. bảo
đảm yêu cầu giám sát kiểm tra và kiểm soát quyền lực. Xem xét mô hình tổ chức cấp
chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân có phù hợp với
yêu cầu quản lý tập trung, điều hành quyết liệt, năng động kiến tạo của chính quyền ở
đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt nữa hay không? Hiến pháp không quy định CQĐP
tại tất cả các đơn vị hành chính, trong đó có đơn vị HCKTĐB đều được tổ chức thành
cấp chính quyền địa phương, tức là phải có HĐND và UBND. Nếu CQĐP tại đơn vị
HCKTĐB được xác định là cấp CQĐP thì CQĐP ở đó phải có HĐND và UBND được
tổ chức phù hợp với đặc điểm của đơn vị HCKTĐB. Trường hợp đơn vị HCKTĐB
không được xác định là cấp CQĐP thì CQĐP ở đó được tổ chức khác. CQĐP có thể

được thiết kế đa dạng về tổ chức, đa dạng về nhiệm vụ và do luật định phù hợp với đặc
điểm đa dạng của các đơn vị hành chính.
Hiện nay trong dự thảo về “Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt”5 đang đề
xuất hai phương án: (1): Xác định CQĐP tại đơn vị HCKTĐB không phải là một
cấp chính quyền. Đơn vị HCKTĐB không phân định thành các đơn vị HC cấp dưới
(xã, phường, thị trấn mà được tổ chức thành các khu hành chính. CQĐP tại đơn vị
HCKTĐB gồm thiết chế Trưởng đơn vị HC-KT đặc biệt, các cơ quan chuyên môn
trực thuộc và các Trưởng khu hành chính. (2): Tổ chức một cấp chính quyền tại đơn vị
HCKTĐB gồm có HĐND và UBND. Đơn vị HCKTĐB cũng không phân định thành
các đơn vị HC cấp dưới mà được tổ chức thành các khu hành chính có Văn phòng khu
hành chính là cơ quan đại diện hành chính của UBND đơn vị HCKTĐB. CQĐP đơn
vị HCKTĐB gồm thiết chế Trưởng Đơn vị HCKTĐB do Thủ tướng CP bổ nhiệm theo
đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh (có không quá 2 Phó Trưởng Đơn vị do Trưởng Đơn
vị bổ nhiệm), các cơ quan chuyên môn do Trưởng Đơn vị HCKTĐB thành lập (không
quá 9) và các Trưởng Khu hành chính (có không quá 2 Phó Trưởng Khu hành chính)
do Trưởng Đơn vị HCKTĐB bổ nhiệm. Trưởng Đơn vị HCKTĐB thực hiện chức năng
quản lý nhà nước, quyết định, tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính,
KTXH trên địa bàn đơn vị HCKTĐB. Tại khu hành chính, Trưởng Khu hành chính là
người đại diện hành chính của Trưởng đơn vị HCKTĐB. Phân cấp, phân quyền mạnh
có liên quan tới 4 cấp cho Trưởng Đơn vị HCKTĐB gồm:
Cấp TW và cấp tỉnh: Trưởng Đơn vị HCKTĐB thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng CP (20); các bộ, cơ quan ngang bộ (35); HĐND
tỉnh (12); UBND, Chủ tịch UBND tỉnh (52); các sở (15).
Cấp huyện: Trưởng Đơn vị HCKTĐB thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND (18) và toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và Chủ tịch UBND thành phố
thuộc tỉnh tại đơn vị HCKTĐB.
5. Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Dự thảo Luật tổ chức đơn vị
hành chính kinh tế đặc biệt.

39



CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG MỐI QUAN HỆ...
Cấp xã: Trưởng Đơn vị HCKTĐB chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND phường của thành phố
thuộc tỉnh. Để giúp Trưởng Đơn vị HCKTĐB thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn
này, Trưởng Khu hành chính được phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND và Chủ tịch UBND phường theo các quy định của pháp luật hiện hành và
một số nhiệm vụ, quyền hạn khác trên địa bàn khu hành chính.
Nhiều quan điểm đều ủng hộ phương án 1 vì phương án này tọa nên sự đột phá
về tổ chức CQĐP, trách nhiệm người đứng đầu, bảo đảm tổ chức bộ máy và nhân sự
tinh gọn, nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả; làm rõ và đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân
của người đứng đầu; bảo đảm sự giám sát của các chủ thể có liên quan; phù hợp với
yêu cầu đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị HCKTĐB. Chính quyền địa
phương đơn vị HCKTĐB là sự thử nghiệm đổi mới bộ máy nhà nước theo Nghị quyết
số 11-NQ/TW của BCHTW. Tuy nhiên phương án này cũng cần phải cân nhắc vì có
quá nhiều quyền hạn cho người đứng đầu là Trưởng Đơn vị HCKTĐB có thể lạm
quyền, sai phạm hoặc ban hành quyết định không đúng đắn do không có HĐND hoặc
cơ quan giám sát khác cùng cấp giám sát tại chỗ và thường xuyên, cũng như thiếu cơ
chế xem xét, thảo luận, tập thể. Đồng thời, phải sắp xếp lại toàn bộ bộ máy cơ quan
địa phương tại đơn vị HCKTĐB và năng lực, trình độ của Trưởng đơn vị HCKTĐB
và các cơ quan chuyên môn giúp việc có đảm đương được theo phương án này không.
Tác giả đồng tình với phương án 1, tuy nhiên cần phải xây dựng một cơ chế kiểm soát
hữu hiệu để bảo đảm tính tự chủ, có những đặc thù của đơn vị HCKTĐB, nhưng vẫn
nằm trong lợi ích chung của quốc gia và tránh sự lạm quyền. Cơ chế kiểm soát này xuất
phát từ các chủ thể kiểm soát, và trong cơ chế công khai, minh bạch, chịu trách nhiệm
của người đứng đầu trước nhân dân địa phương và trong môi trường xây dựng CQĐP
kiến tạo. Hiện nay nhiều đặc khu kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới cũng áp dụng
mô hình này như Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Dầu, Hạ Môn,.. của Trung Quốc, KKT
tự do Incheon, Busan - Jinhae,.. của Hàn Quốc,Trung tâm tài chính quốc tế Dubai của

UAE. Việc quản lý đặc khu kinh tế có thể được tổ chức theo mô hình tương đương một
cấp chính quyền hoặc không theo mô hình tương đương một cấp chính quyền (theo đó,
Chính phủ sẽ thành lập các ban quản lý đặc khu tại trung ương và tại nơi có đặc khu).
2.1.3. Ba là, thay đổi phương thức làm việc và sự chỉ đạo, điều hành của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ và cơ quan hành chính địa phương các cấp.
Trong Chính phủ kiến tạo, người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp tăng
cường tập trung công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, chịu trách nhiệm.
Tiếp tục tổ chức thực hiện Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn Luật
trên cơ sở đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ. Tổ chức triển khai đề án
“Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng” và có
chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học
trẻ. Xây dựng và thực hiện chế độ công vụ thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch,
40


LÊ THANH DŨNG
đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát song song với việc tạo dựng cơ chế, chính
sách nhằm phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tại địa phương. Triển khai
xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ. Ứng dụng công nghệ 4.0, nền hành chính số hóa, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và
trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, kịp
thời, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng cung cấp dịch
vụ công. Đẩy mạnh thể chế cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả
giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, mức độ hài lòng
của người dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.
2.1.4. Bốn là, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống các cơ quan nhà
nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng hiệu quả của đơn vị
sự nghiệp công lập đáp ứng yêu cầu xã hội hóa dịch vụ công.
Việc sắp xếp tổ chức các cơ quan nhà nước, hợp nhất các bộ ngành có cùng chức

năng nhiệm vụ, cơ quan chuyên môn của UBND nhằm hướng tới tinh giản bộ máy
nâng cao hiệu quả trong hoạt động công vụ. Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy
Thăng cho biết, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh và huyện trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản giữ nguyên
số sở ngành, với 61 tỉnh thành còn lại thì có “sở cứng” là những sở tỉnh, thành nào
cũng có, và “sở mềm”, tùy theo đặc thù từng địa phương để tổ chức6. Giám đốc Sở Nội
vụ Trần Huy Sáng cho biết, qua sắp xếp Hà Nội đã giảm 231 cấp trưởng, 116 cấp phó
phòng và sắp tới sẽ tiếp tục giảm các cấp phó.
Quá trình đổi mới cơ chế quản lý, tài chính và tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp
công lập là tăng chất lượng dịch vụ công để phục vụ người dân, doanh nghiệp, đồng
thời với sắp xếp tinh giản bộ máy nhằm hướng tới giảm được số người hưởng lương
từ ngân sách, cân nhắc sắp xếp lại mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng
ngành, lĩnh vực hay theo địa bàn để giảm đầu mối, giảm định biên và nâng cao chất
lượng dịch vụ.
Theo tinh thần Nghị quyết số 10/NQ-CP chương trình hành động của Chính phù
về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo chỉ đạo của Bộ Chính
trị, Chính phủ yêu cầu các địa phương có trách nhiệm chủ động rà soát, sắp xếp giảm
các tổ chức phối hợp liên ngành, ban quản lý dự án. Thực hiện thí điểm hợp nhất Văn
phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban
nhân dân ở cấp tỉnh, thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng cấp ủy với Văn phòng
HĐND và UBDN cấp huyển ở những nơi có điều kiện theo quy định. Sắp xếp, tổ chức
lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và sáp nhập các thôn, tổ dân phố theo quy định
(thực hiện từ năm 2018), thí điểm mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông
6. Bài Hợp nhất nhiều sở ngành ở 61 tỉnh thành đăng trên Vnexpress ngày 28/5/2017.

41


CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG MỐI QUAN HỆ...
thôn, hải đảo ở những nơi có điều kiện (thực hiện từ năm 2021), thực hiện khoán kinh

phí chi phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố
(thực hiện từ năm 2019). Tiếp tục thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng cư thôn, tổ
dân phố, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực và
nhu cầu của thị trường, xã hội; thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình, giảm số lượng
cấp phó của các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
2.2. Chính quyền địa phương trong môi trường Chính phủ kiến tạo
Theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan hành chấp hành của quốc hội.
CQĐP có vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Được tổ chức ở tất cả các đơn vị
hành chính lãnh thổ ở Việt Nam, thực hiện chức năng nhiệm vụ chung của bộ máy nhà
nước và thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của CQĐP cụ thể theo Hiến pháp 2013,
theo Luật tổ chức CQĐP năm 2015.
Khái niệm CQĐP là điểm mới được quy định trong Hiến pháp năm 2013 với
phương châm hành động thể hiện HĐND và UBND là một thể thống nhất với chức
năng nhiệm vụ chung của CQĐP, CQĐP các cấp và nhiệm vụ của HĐND, UBND
nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước của trung ương, đồng thời trực tiếp
đáp ứng nhu cầu đời sống của cộng đồng dân cư của đơn vị hành chính - lãnh thổ
đó. CQĐP vừa đóng vai trò là cầu nối trong mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư địa
phương với trung ương trong tổng thể lợi ích của quốc gia, vừa là trung gian truyền
tải các chính sách của Chính phủ trung ương tới các cộng đồng địa phương. Do vậy,
CQĐP được thành lập nhằm mục đích để triển khai thực hiện các quyết định của các cơ
quan nhà nước trung ương, tạo điều kiện để nhân dân địa phương tự quyết những vấn
đề có liên quan đến đời sống của nhân dân địa phương, giảm bớt gánh nặng của chính
quyền trung ương, tạo điều kiện để chính quyền trung ương tập trung sức lực và thời
gian vào giải quyết những công việc vĩ mô và để tôn trọng quyền lợi của địa phương
trong các chính sách, quyết định của Nhà nước.
Chính quyền địa phương là một pháp nhân công quyền, có tổ chức bộ máy để
thực thi nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, có ngân sách, có tài sản riêng và hoạt
động độc lập tương đối trong phạm vi khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong một
số quốc gia phát triển, tính độc lập và tự quản của CQĐP càng lớn, có nơi CQĐP có

thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với đặc thù và điều
kiện phát triển của mỗi địa phương. Ở Việt Nam, theo các văn bản quy phạm pháp luật
thì CQĐP có thể được hiểu bao gồm cả Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân
dân (UBND) và được hình thành ở cả ba cấp: tỉnh, huyện, xã. Chức năng của CQĐP là
những chức trách và nhiệm vụ mà CQĐP đảm nhiệm do Hiến pháp và pháp luật quy
định, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Ở các quốc gia khác nhau và trong
các thời kỳ khác nhau, chức năng của CQĐP không giống nhau.

42


LÊ THANH DŨNG
Theo tinh thần mới được khẳng định trong Hiến pháp và các luật thi hành, quan
hệ của Chính phủ với CQĐP vẫn tồn tại trong trục hoạt động hành chính, việc Chính
phủ có chức năng thực hiện quyền hành pháp sẽ thúc đẩy mạnh mẽ đến diễn tiến mối
quan hệ này trong tương lai. Khi mà địa vị của Chính phủ được đề cao, quyền hành
pháp được giao về Chính phủ, người ta có thể hình dung ra một Chính phủ cầm lái chứ
không chèo thuyền và mối quan hệ với địa phương sẽ không còn là “cầm tay chỉ việc”
mà dựa trên nền tảng tôn trọng quyền tự quản và định hướng7. Việc xây dựng CPKT
minh bạch, liêm chính, hành động, thực hiện quyền hành pháp, nâng cao vai trò hoạch
định chính sách, ban hành nghị định “không đầu” (Nghị định giải quyết những vấn đề
thuộc các lĩnh vực quản lý, thuộc thẩm quyền của Chính phủ), năng động trong thực thi
chính sách, trong đó với vai trò kiến tạo, thúc đẩy, tôn trọng quyền tự quản của CQĐP,
xây dựng mối quan hệ CPKT với CQĐP kiến tạo, trách nhiệm và giải trình.
Vì vậy, trên cơ sở với những định hướng, CQĐP trong môi trường Chính phủ
kiến tạo (CPKT) cần phải chủ động, sáng tạo, quản lý, điều hành, phát triển kinh tế,
văn hóa, giáo dục…và mọi mặt của đời sống xã hội theo quy định pháp luật và theo
tiềm năng của địa phương (bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội, con người và đặc thù
của địa phương)
CQĐP là một phần của CPKT, không chỉ là thành tố thực hiện mà có năng lực

xây dựng và tạo ra những giá trị kiến tạo, tăng cường tính tự chủ tự quản của CQĐP
bảo đảm không trái Hiến pháp và pháp luật. Phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế
xã hội ở đja phương và phát triển hài hòa với các lợi ích chung của quốc gia, hội nhập
quốc tế, liên kết với các CQĐP của khu vực và toàn cầu.
CPĐP cần phải kiến tạo năng lực tương tác với xã hội, người dân, với doanh
nghiệp và với thế giới để thu hút đầu tư, phát huy nội lực, giải quyết các vấn đề phát
sinh và sẽ có nhiều có hội và thách thức.
CQĐP có những quyền được phân quyền độc lập với chính quyền trung ương vì
vậy đối những nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền, CQĐP tự chủ, tự quản, tự chịu
trách nhiệm trong việc thực hiện. Chính quyền trung ương chỉ giám sát để kiểm tra tính
hợp hiến, hợp pháp trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP, không kiểm tra
tính hợp lý để tăng tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của CQĐP, Chính phủ
không chỉ đạo điều hành những việc đã phân quyền cho CQĐP. Để phát huy vai trò
CQĐP kiến tạo, trách nhiệm, giải trình trong môi trường CPKT, CQĐP cần thực hiện
một số nội dung cụ thể như sau:
Trên cơ sở thẩm quyền được phân cấp, phân quyền, ủy quyền, xây dựng ban
hành và thực thi chính sách, quy hoạch, kế hoạch của địa phương theo hướng ngày
càng gia tăng sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học
7. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh trong bài Mối quan hệ giữa Chính phủ và chính quyền địa phương trong
thực hiện quyền hành pháp đăng trên website ngày 9/6/2016.

43


CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO TRONG MỐI QUAN HỆ...
Cung cấp dịch vụ hành chính công chuyển sang chế độ phục vụ. Mô hình một
cửa, một cửa liên thông, dịch vụ trực tuyến được áp dụng với việc ứng dụng công nghệ
thông tin triệt để bảo đảm tính minh bạch, công khai. Nâng cao trách nhiệm giải trình,
minh bạch hoạt động của CQĐP trong ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật, tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật. Đa dạng

hóa các kênh tiếp nhận thông tin từ phía người dân, doanh nghiệp.
Tăng cường ứng dụng và sử dụng các công cụ đánh giá, theo dõi hiệu quả điều
hành và quản trị thực tiễn vào địa phương như bộ Chỉ số PAPI, PCI, PAR, Index, đánh
giá tác động của công tác đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối chất chất
lượng cung ứng dịch vụ công.
3. Kết luận
Việc triển khai xây dựng Chính phủ kiến tạo về cơ bản phải được tiến hành bắt
đầu từ Trung ương, từ Quốc hội cho đến Chính phủ (bao gồm cả Thủ tướng và các bộ
trưởng), bằng các chủ trương, chính sách chứa đựng trong các văn bản luật của Quốc
hội và văn bản dưới luật của Chính phủ. Nhưng chủ thể thực hiện trực tiếp thì lại chủ
yếu ở địa phương, nhất là các quận, huyện, các ban, ngành ở cơ sở, nơi trực tiếp với
người dân. Trong mọi trường hợp, người dân phải biết quyền của mình là gì, phải yêu
cầu ai, cấp nào đảm bảo cho việc thực hiện. Vì vậy, các địa phương đồng loạt ban hành
chương trình, kế hoạch hành động triển khai thực hiện các nghị quyết này. Nhiều địa
phương còn ban hành cả chỉ thị để cụ thể hóa từng lĩnh vực, ký cam kết tạo lập môi
trường kinh doanh thuận lợi. Các phương tiện truyền thông vào cuộc, tập trung tuyên
truyền về trương xây dựng Chính phủ kiến tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng
là rất cần thiết. Nhiều hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo các cấp với cộng đồng doanh
nghiệp có cách làm hoàn toàn mới đã được tổ chức, ít nhiều mang lại khí thế mới, niềm
tin mới.
Sức mạnh thực sự của Chính phủ kiến tạo thể hiện qua một xã hội năng động,
người dân được phát triển tối đa năng lực cá nhân, xã hội đồng thuận, đa dạng và
phong phú. Nếu mối quan hệ giữa Chính phủ và chính quyền địa phương không thông
suốt, không rành mạch và nhất là hệ thống thể chế pháp luật hóa không được rõ ràng
minh bạch, không dựa vào dân chủ, vào sự chính đáng thì không thể có chính phủ
kiến tạo. Vì vậy, Chính phủ kiến tạo có mối quan hệ, tác động rất tích cực đến Chính
quyền địa phương ở Việt Nam về mô hình, tổ chức và hoạt động, cách thức vận hành
để hướng đến Chính quyền địa phương minh bạch, hiệu quả, phát triển và phục vụ kinh
tế - xã hội của địa phương ở nói riêng và của cả nước nói chung, nâng cao tính pháp
quyền, đáp ứng được yêu cầu quản trị nhà nước, mức độ hài lòng của người dân trong

xã hội./..

44


LÊ THANH DŨNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Dự thảo
Luật tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
[2] GS.TS. Trần Ngọc Đường, “Mối quan hệ của Chính phủ kiến tạo với Quốc hội”,
Tạp chí tổ chức nhà nước, đăng trên website ngày 29/8/2017.
[3] GS. TS. Phạm Hồng Thái, “Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 về phân quyền, phân cấp” Nội san Khoa Nhà nước và Pháp
luật, Học viện Hành chính Quốc gia số tháng 5/2017.
[4] PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, “Mối quan hệ giữa Chính phủ và chính quyền địa
phương trong thực hiện quyền hành pháp”, đăng trên website ngày 9/6/2016.
[5] TS. Trần Thị Diệu Oanh (2015), “Minh bạch hóa hoạt động chính quyền địa
phương”, NXB Chính trị.
[6] Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2015), “Về phân định thẩm quyền giữa chính
quyền trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam hiện nay”, NXB Chính
trị quốc gia.
[7] -va-ten-goi-cua-luat-to-chuc-hdnd-va-ubnd-hien-hanh-5710/
[8] TS. Nguyễn Sĩ Dũng (2017), “Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái
niệm”, NXB Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội
[9] Phạm Quang Huy, “Chính quyền địa phương ở Việt Nam, Trung Quốc, Thủy Điển,
Hoa Kỳ và một số kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu Lập Pháp, Số 24-2014
Title: THE TECHTONIC GOVERNMENT IN RELATIONS TO LOCAL
GOVERNMENT IN VIETNAM AT THE PRESENT

LE THANH DUNG



Dong Thap University

Abstract: Under the leadership of the Party, the supervision of the National
Assembly, the coordination of the Fatherland Front, socio-political organizations
and people, efforts to build a techtonic Government, implementing drastically and
effectively, wholeheartedly serving the people. Therefore, the techtonic Government
has created a relationship with the local government in Vietnam, having a positive
impact on the model, organization, activities and operation for the transparent and
effective local government, serving the socio-economic development of the locality in
particular and of the whole country in general, improving the jurisdiction, meeting
the requirements of state governance and the satisfaction of the people in the society.
Key words: Techtonic government, local government, constructive, act
45



×