Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Sự cần thiết của marketing địa phương trong việc thu hút đầu tư tại các địa phương ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.8 KB, 31 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG.......4
1.1. Khái niệm marketing và marketing địa phương...................................4
1.1.1. Những khái niệm cốt lõi của marketing........................................4
1.1.2. Marketing địa phương.................................................................10
1.2. Quy trình marketing địa phương........................................................12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY –
SỰ CẦN THIẾT PHẢI MARKETING ĐỊA PHƯƠNG..............................18
2.1. Chính sách thu hút đầu tư ở các địa phương hiện nay.......................18
2.2. Các nhà đầu tư mong muốn gì từ địa phương?..................................22
2.3. Marketing địa phương mang lại lợi ích gì?........................................24
CHƯƠNG III: ĐỊA PHƯƠNG LÀM GÌ ĐỂ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG
CỦA MÌNH?.................................................................................................27
3.1. Môi trường đầu tư..........................................................................27
3.2. Nguồn nhân lực..............................................................................28
3.3. Cơ sở hạ tầng..................................................................................29
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
KẾT LUẬN...................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................31
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, hoạt động Marketing không chỉ dừng lại ở phạm vi
doanh nghiệp, một ngành nghề, hay một lĩnh vực hoặc sản phẩm nào đó, mà nó
đang đuợc phát triển ngày càng tăng mạnh mẽ trong phạm vi một vùng, khu vực,
địa phương và quốc gia.
Các địa phương ngày nay phải tự thân vận động như một doanh nghiệp theo định
hướng thị trường. Các nhà lãnh đạo cần biết xây dựng địa phương mình thành một


sản phẩm hấp dẫn, đồng thời cần biết cách quảng bá các nét đặt thù của “sản
phẩm” này một cách hiệu quả đến các thị trường mục tiêu của mình.
Chiến lược Marketing đòi hỏi địa phương không chỉ nắm vững nhu cầu của
khách hàng mà còn hiểu biết sâu sắc các quy trình ra quyết định của khách hàng để
có giải pháp thích hợp thu hút khách hàng về với địa phương.
Marketing ở đây được hiểu với ý nghĩa rộng nhất. Các nhà đầu tư trong và
ngoài nước, các nhà nhập khẩu, các cư dân, khách du lịch, các tổ chức chỉ đến
những nơi chào mời đúng cái mà họ cần.
“Tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí
hậu, tài nguyên thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào
chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa
phương” (Philip Kotler).
Xuất phát từ nhận thức như trên, em quyết định chọn đề tài “Sự cần thiết
của marketing địa phương trong việc thu hút đầu tư tại các địa phương ở Việt
Nam hiện nay”. Do sự hạn chế trong kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Mong cô giáo có những ý kiến đóng góp để cho đề tài
này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING ĐỊA
PHƯƠNG
1.1. Khái niệm marketing và marketing địa phương.
1.1.1. Những khái niệm cốt lõi của marketing.
Hiện nay do có nhiều tài liệu viết về marketing đang được sử dụng rộng rãi
nên cũng có rất nhiều cách định nghĩa về Marketing khác nhau. Marketing là quá
trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản
xuất ra. Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm
hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Hay marketing là làm thị trường, nghiên
cứu thị trường để thỏa mãn nó. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng marketing là các cơ

chế kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu
và mong muốn của mình thông qua quy trình trao đổi sản phẩm trên thị trường…
Các định nghĩa đó không khác nhau lắm và cũng không có định nghĩa nào được coi
là duy nhất đúng bởi lẽ mỗi tác giả đều có quan điểm riêng của mình và cũng bởi
marketing luôn biến đổi theo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: “Marketing là một hoạt
động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng bằng
phương thức trao đổi”. Hay nói cách khác “Marketing là một quá trình quản lý
mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và
mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị
với những người khác”.
Đây là một trong những định nghĩa đơn giản nhất và dễ hiểu nhất về
marketing, mà vẫn nêu rõ được nội dung cơ bản của nó là hướng tới việc thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng. Khái niệm này của marketing dựa trên những khái
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
niệm cốt lõi như nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự
hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những
người làm marketing. Những khái niệm này được minh hoạ trong hình sau:
H.1.1. Những khái niệm cốt lõi của marketing.
Nguồn: Quản trị marketing, Philip Kotler.
Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu.
Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn
cơ bản nào đó. Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể con người và nhân
thân con người. Những nhu cầu này xã hội hay những người làm marketing không
thể tạo ra.
Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu
cầu sâu xa hơn đó. Mặc dù nhu cầu của con người thì ít, nhưng mong muốn của họ
thì nhiều. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình
bởi các lực lượng và định chế xã hội, như nhà thờ, trường học, gia đình và các

công ty kinh doanh.
Yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của
khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức
mua hỗ trợ. Những người làm marketing không tạo ra nhu cầu, nhu cầu đã tồn tại
trước khi có những người làm marketing.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sản phẩm.
Người ta thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của mình bằng hàng hoá
và dịch vụ. Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đem chào bán để thoả mãn một nhu
cầu hay mong muốn, đó có thể là hàng hoá hay dịch vụ.
Giá trị, chi phí và sự thoả mãn.
Giá trị là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng chung của sản phẩm
thoả mãn những nhu cầu của mình.
Chi phí đối với một hàng hoá là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng
phải bỏ ra để có đươc những lợi ích do tiêu dùng hàng ngày hàng hoá đó mang lại.
Sự thoả mãn là mức độ của trạng thái cảm giác của người tiêu dùng bắt
nguồn từ việc so sánh kết quả thu đượ từ việc tiêu dùng sản phẩm với những kỳ
vọng của họ.
Trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ.
Trao đổi là hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào
đó bằng cách đưa cho người đó những thứ gì đó. Trao đổi là một khái niệm quyết
định, tạo nền móng cho marketing. Trao đổi chỉ xảy ra khi thoả mãn đủ điều kiện
sau:
• Ít nhất phải có hai bên.
• Mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị đối với bên kia.
• Mỗi bên phải có khả năng tự giao dịch và chuyển giao hàng hoá của mình.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Mỗi bên đều có quyền tự do chấp nhận hay khước từ lời đề nghị của bên kia.

• Mỗi bên đều tin chắc là mình nên hay muốn giao dịch với bên kia.
Nếu có đủ năm điều kiện này thì mới có tiềm năng trao đổi. Còn việc trao
đổi có thực sự diễn ra hay không là còn tuỳ thuộc vào vấn đề hai bên có thể thảo
thuận được những điều kiện trao đổi có lợi cho cả hai bên (hay chí ít cũng không
có hại) so với trước khi trao đổi. Chính vì ý nghĩa này mà trao đổi được xem như là
một quá trình tạo ra giá trị, nghĩa là trao đổi thường làm cho cả hai bên có lợi hơn
trước khi trao đổi.
Trao đổi phải được xem như là một quá trình chứ không phải là một sự việc.
Hai bên được xem như là đã tham gia trao đổi nếu họ đang thương lượng để đi đến
một thoả thuận. Khi đạt được một thoả thuận thì ta nói giao dịch đã diễn ra. Giao
dịch là đơn vị cơ bản của trao đổi. Giao dịch là một vụ mua bán những giá trị giữa
hai bên.
Maketing giao dịch là một bộ phận ý tưởng lớn hơn là marketing quan hệ.
Những người làm marketing khôn ngoan đều cố gắng xây dựng những quan hệ lâu
dài, đáng tin cậy, cùng có lợi với những khách hàng lớn, những người phân phối,
đại lý và những người cung ứng. Việc này được thực hiện bằng cách hứa hẹn và
luôn đảm bảo chất lượng cao, dịch vụ chu đáo và giá cả phải chăng cho phía bên
kia. Nhiệm vụ đó cũng được thực hiện bằng cách xây dựng những mối quan hệ
ràng buộc chặt chẽ về kinh tế, kỹ thuật và xã hội với các bên đối tác. Marketing
quan hệ sẽ làm giảm được chi phí và thời gian giao dịch và trong những trường
hợp tốt đẹp nhất giao dịch sẽ làm chuyển từ chỗ phải thương lượng từng lần sang
chỗ trở thành công việc thường lệ. Marketing ngày càng có xu hướng chuyển từ
chỗ cố gắng tăng tối đa lợi nhuận trong từng vụ giao dịch sang chỗ tăng tối đa
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
những mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với các đối tác. Nguyên tắc làm việc là
phải xây dựng được những mối quan hệ tốt rồi tự khắc các vụ giao dịch sẽ có lợi.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thị trường.

Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có một
nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa
mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ thị trường để
chỉ một tập thể những người mua và người bán giao dịch với nhau vể một sản
phẩm hay một lớp sản phẩm cụ thể, như thị trường nhà đất, thị trường ngũ
cốc...Tuy nhiên, những người làm marketing lại coi người bán họp thành ngành sản
xuất, coi người mua họp thành thị trường.
Thực tế thì những nền kinh tế hiện đại đều hoạt động theo nguyên tắc phân
công lao động, trong đó mỗi người chuyên sản xuất một thứ gì đó. Như vậy nền
kinh tế hiện đại có rất nhiều thị trường. Mỗi nền kinh tế quốc gia và toàn bộ nền
kinh tế thế giới họp thành những tập hợp thị trường phức tạp tác động qua lại với
nhau và liên kết nhau thông qua các quá trình trao đổi.
Marketing và người làm marketing.
Như vậy cuộc sống luôn tồn tại những nhu cầu và mong muốn, người ta thoả
mãn những nhu cầu và mong muốn đó bằng hàng hoá và dịch vụ (sản phẩm). Mỗi
sản phẩm chỉ có thể thoả mãn một hay một số nhu cầu nhất định, ở những mức độ
nhất định và để có được sự thoả mãn đó khách hàng phải bỏ ra những chi phí nhất
định. Marketing xuất hiện khi người ta quyết định thoả mãn những nhu cầu và
mong muốn thông qua trao đổi. Khái niệm trao đổi dẫn đến khái niệm thị trường.
Khái niệm thị trường lại đưa ta quay trở lại điểm xuất phát là khái niệm marketing.
Marketing có nghĩa là hoạt động của con người diễn ra trong quan hệ với thị
trường. Marketing có nghĩa là làm việc với thị trường để biến những trao đổi tiềm
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ẩn thành hiện thực với mục đích là thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của
con người. Nếu một bên tích cực tìm kiếm cách trao đổi hơn bên kia, thì ta gọi đó
là những người làm marketing còn bên kia là khách hàng triển vọng.
1.1.2. Marketing địa phương.
Khái niệm marketing địa phương còn khá mới mẻ ở Việt Nam tuy nhiên trên
thế giới khái niệm này đã không còn xa lạ gì. Đã có nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

hay địa phương áp dụng kiến thức marketing vào việc tiếp thị hình ảnh của chính
mình và đã thu được những thành công, biến địa phương của mình thành những
nơi phát triển bền vững. Các nước NICs ở châu Á như, Hàn Quốc, Singapore,
Hong Kong, v.v... là các ví dụ điển hình.
Marketing địa phương là tập hợp các chương trình hoạt động được địa
phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh và phát triển kinh tế. Những
chương trình marketing nhằm tạo cho địa phương những đặc tính khác biệt “nhân
tạo” chứ không phải những yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên.
Các chương trình marketing hiệu quả sẽ giúp địa phương trở nên hấp dẫn hơn
trong đánh giá của các nhóm khách hàng mục tiêu – nhà đầu tư, của các chính
khách, các du khách có khả năng chi trả và những công dân được đào tạo chuyên
môn. Nói cách khác, marketing địa phương là hệ thống các chương trình hành
động chủ động nhằm thay đổi được tình trạng kinh tế xã hội của địa phương theo
chiều hướng tốt hơn.
Trong marketing địa phương, địa phương được xác định là một khu vực địa
lý được giới hạn bởi sự phân định địa giới hành chính hay địa hình tự nhiên. Địa
phương có thể là một xã, một huyện, một tỉnh, một vùng, một quốc gia hay một
khu vực. Mỗi địa phương có những đặc điểm cụ thể về văn hóa, lịch sử, truyền
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thống được đặc trưng bởi hành vi dân cư sống ở đó. Điều hành địa phương là một
hệ thống chính quyền với các cơ chế lập pháp, hành pháp và tư pháp. Địa phương
muốn phát triển phải có các cơ quan, doanh nghiệp tạo ra của cải vật chất và công
ăn việc làm cho dân cư ở đó. Một địa phương có những thuộc tính tâm lý, ảnh
hưởng tới cách hành vi quan hệ giữa những người ở địa phương đó với nhau và với
những người ngoài địa phương.
Nếu xem địa phương như một sản phẩm cần phải chào hàng, tìm kiếm thị
trường và khách hàng riêng cho mình thì kiến thức chung về marketing cũng được
sử dụng như kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, khác với những sản phẩm hàng hóa bình
thường, “sản phẩm địa phương” không được con người hay một nhà máy nào sản

xuất ra, không có một qui cách cụ thể, và không có giới hạn của tuổi thọ. Và điều
đặc biệt nhất là “sản phẩm địa phương” là sản phẩm duy nhất mang một đặc tính
riêng, nhất là đặc điểm về vị trí, không gian của nó. Khi nói đến một địa phương là
nói đến những gì thuộc về địa phương đó và những gì liên quan trong mối quan hệ
về địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, v.v… Do đó, con người là một
nội dung chủ yếu của một địa phương, và thông qua hoạt động của con người bên
trong cũng như bên ngoài liên quan đến địa phương đó để xác định nấc thang giá
trị của địa phương đó, và từ đó có thể làm cho hình ảnh của địa phương đó tốt lên
hay xấu đi, hay làm cho mọi người biết đến, hay đi vào quên lãng.
Với cái nhìn về địa phương như một sản phẩm cần phải tiếp thị với khách
hàng, cần tìm kiếm thị trường thì phương pháp cũng như kỹ thuật tiếp thị đòi hỏi
phải đặc biệt hơn, trong đó đầu tiên phải có những thông tin kiến thức:
• Hiểu biết về địa phương đó ở mọi khía cạnh càng sâu rộng càng tốt.
• Xu thế phát triển của địa phương đó trong tương lai.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
• Những mặt mạnh, mặt yếu (thuận lợi và khó khăn) của địa phương trong cái
nhìn của khách hàng (theo mục đích, yêu cầu, quyền lợi của khách hàng).
• Những cách thức cải thiện.
1.2. Quy trình marketing địa phương.
Hình 2: Các cấp của marketing địa phương.
Nguồn: Philip Kotler
Marketing địa phương không phải là một khái niệm mới trên thế giới. Các
quốc gia phát triển đã tăng trưởng nhờ việc xây dựng được một chương trình
12

×