Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

HƯỚNG dẫn vận HÀNH và bảo TRÌ HỆTHỐNG PHÒNGCHÁY CHỮA CHÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112 KB, 25 trang )

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG PHÒNG
CHÁY CHỮA CHÁY
GIỚI THIỆU CHUNG:
-

Công ty ............................................. đã cung cấp và lắp đặt các

Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy cho dự án: .
-

Cẩm nang Hướng Dẫn Vận Hành và Bảo Trì này chỉ là hướng dẫn

tóm tắt công việc vận hành và bảo trì cho các thiết bị và hệ thống được
lắp đặt tại các vị trí này.
-

Hướng dẫn vận hành và bảo trì này được đề nghị chỉ dành cho

việc sử dụng tại dự án: . Chúng tôi đề nghị khi cần thiết để tham khảo
thêm các thông tin chi tiết về vận hành và bảo trì trong các hồ sơ kỹ
thuật do Cty .......................................cung cấp.
PHẦN 1: CÁC HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY:
I. HỆ THỐNG MÁY BƠM CHỮA CHÁY & TỦ ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM
II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG VÀ TRỤ CHỮA CHÁY,
HỘNG TIẾP NƯỚC NGOÀI NHÀ
III. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER IV. BÌNH CHỮA
CHÁY XÁCH TAY
V. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY DRENCHER
PHẦN 2: HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG PCCC:
I. HỆ THỐNG MÁY BƠM CHỮA CHÁY & TỦ ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM:
1. Mô tả hệ thống:


1.1. Hệ thống bơm PCCC được lắp đặt bao gồm 03 cụm bơm và 01 tủ
điều khiển cho hệ thống với các thông số kỹ thuật cơ bản sau:


-

Bơm chữa cháy bằng động cơ điện chuyên dụng (Bơm chính)

-

Bơm chữa cháy bằng động cơ điện chuyên dụng (Bơm dự phòng)

-

Bơm bù áp lực trong đường ống (Bơm bù áp)

1.2.Tủ điều khiển cho hệ thống bơm PCCC ( Fire pums Controller panel)
Tủ điều khiển cho : 01 Bơm chính 01 bơm dự phòng 01 bơm tăng áp.
Tủ hoạt động trên nguyên lý tự động / bán tự động. Kèm theo các thiết
bị hiện thị sau : Vôn kế, Ampe kế, và hệ thống đèn hiện thị tình trạng
hoạt động của hệ thống bơm PCCC.
2. Quy trình vận hành hệ thống phòng bơm chữa cháy:
-

Hệ thống bơm với mục đích sự dụng trong PCCC nên luôn đặt

trong tình trạng sẵn sang hoạt động cao nhất. Do đó yếu tố an toàn cho
cả hệ thống là đặc biệt quan trọng. Để tiến hành chạy thử hệ thống cần
thực hiện các tháo tác cơ bản như sau:
2.1. Kiểm tra lại bơm và hệ thống lần cuối trước khi khởi động:

Sau khi hệ thống bơm được lắp đặt hoàn thiện thi ta tiến hành bắt đầu
cho chạy thử, để tránh những sai sót do nguyên nhân chủ quan và
khách quan người sử dụng (có nghiệp vụ chuyên môn ) cần tiến hành
kiểm tra theo quy đinh sau đây:
-

Kiểm tra tình trạng bên ngoài của bơm như : Độ đồng trục giữa

bơm và bộ phận truyền động,khớp nối bơm,….
-

Kiểm tra tình trạng hệ thống điện (điện áp nguồn cấp vào đã có

chưa ) – Kiểm tra sự chênh lệch điện áp giữa các pha.
-

Kiểm tra cách đâu điện của động cơ ,sự cách điện.

-

Kiểm tra chiều hoạt động của bơm.

-

Kiểm tra tình trạng tủ điều khiển cho hệ thống bơm.


-

Kiểm tra tình trạng hệ thống van: Van cửa ( gate valve) ở đầu vào


của bơm ,sau đó mở hết van nước mồi để tự mồi cho bơm.
-

Xả khí trong đường ống bằng cách mở van xả trên bơm cho đến

lúc có tia nước đặc không còn bọt nước thì khoá van lại.
-

Khoá van mồi lại khi đường ống hút đã được điều tiết đầy nước.

-

Kiểm tra tình trạng hệ thống đồng hồ áp lực (pressure gauguges).

2.2. Khởi động bơm:
-

Sau khi thao tác kiểm tra hoàn tất ,người sử dụng tiến hành khởi

động bơm với quy trình như sau :
a. Chế độ điều khiển bẳng tay:
-

Người vận hành chuyển Công Tắc Man Off Auto của Pump1 hoặc

Pump2 , Pump 3 sang vị trí Man nếu muốn bơm nào hoạt động, sau đó
ta nhấn nút (ON) hiển thị trên tủ khi bơm hoạt động lúc đó đèn tín hiệu
ON bật xanh để dừng bơm nhấn nút (OF) khi bơm ngừng hoạt động lúc
đó đèn tín hiệu OF bật đỏ, có thể dừng bơm bằng cách chuyển Man Off

Auto Công Tắc trên về vị trí OF
b. Đối với chế độ khởi động tự động :
-

Để khởi động hệ thống này người sử dụng chuyển tất cả các

Công Tắc Man Off Auto trong tủ điện điều khiển về vị trí AUTO .
-

Chế độ điều khiển tự động: Người vận hành chuyển Công Tắc

Man Off Auto của bơm Pump1 và Pump2, Pump 3 sang vị trí Auto bơm
sẽ chạy vận hành theo nguyên lý đóng ngắt theo tín hiệu Công Tắc áp
lực từ trên hệ thống gởi về tủ ,đồng thời hiển thị các tín hiệu bơm chạy
và dùng động cơ . Khi đủ áp lực mà người sử dụng cài đặt thì hệ thống
bơm sẽ ngưng hoạt động Nguyên lý như sau:


-

Giả sử : Áp lực trong hệ thống đường ống luôn duy trì ở : P1

Max= 8 Bars. Khi có sự cố rò rỉ nước trong đường ống làm cho áp lực
trong hệ thống giảm xuống P1 Min = 7. Bars Bơm bù áp sẽ tự khởi động
bù áp vào hệ thống cho đến khi áp lực hệ thống đạt tới P1 Max = 8 Bars
bơm tự động tắt.
-

Khi xảy ra cháy lúc đó người sử dụng dùng các vòi lăng phun để


dập tắt đám cháy, áp lực trên đường ống sẽ giảm xuống tới mức P2
Min= 6. Bars Bơm Điện ưu tiên 1 sẽ tự khởi động để bù nước vào hệ
thống . Khi đám cháy bị dập tắt lúc đó không còn sử dụng vòi lăng phun
nữa thì áp lực trong đường ống sẽ tăng trở lại đạt tới mức P2 Max= 8
Bars Bơm điện sẽ tự động tắt.
+ Trong trường hợp xảy ra sự cố cháy lớn 1 Bơm điện chính bù không
đủ áp lực để chữa cháy thì áp lực hệ thống tiếp tục giảm xuống đến P3
Min=5 Bars thì Bơm điện phụ thứ 2 sẽ hoạt động để bù áp vào hệ thống
P3 Max = 8 Bars bơm này tự động dừng
Lưu ý
-

Khi bể hút cạn nước hệ thống sẽ ngưng hoạt động, đèn hiển thị

nơi bị lỗi không cho bơm hoạt động
-

Không được để bơm điện chính khởi động liên tục ( > 10 lần/phút )

điều này ảnh hưởng đến chất lượng của motor . có thể gây ra chảy mỡ
vòng bi, hoặc cháy motor, tủ điện
-

Áp lưc cài đặt cho máy hoạt động trong đường ống phụ thuộc vào

người sự dụng cài đặt.
II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG VÀ TRỤ CHỮA CHÁY
NGOÀI NHÀ:



1. Hệ thống chữa cháy vách tường:
- Các tủ vòi chữa cháy trong nhà được lắp đặt ở các vị trí gần cửa ra
vào thang bộ bên nhằm mục đích đáp ứng nhanh chóng chữa cháy khi
có sự cố cháy.
Hệ thống tủ vòi bao gồm các đường ống nhánh được nối kết với đường
ống chính, cung cấp nước chữa cháy đến các tủ vòi, trong tủ có lắp sẳn
1 cuộn vòi D50 ( 30 mét) lăng phun được trang bị sẳn sàng để sử dụng,
đảm bảo 50m bán kính tối đa hoạt động từ tủ vòi; 1 van góc DN50,
DN65 (thường đóng) lắp sẳn bên trong tủ, van này sẽ được mở ngay khi
có sự cố cháy cho nước từ đường ống chính được nạp vào lăng chữa
cháy.
- Tủ vòi được lắp đặt bên trong có 1 họng chữa cháy, 1 cuộn vòi được
lắp trên các giá và được nối kết sẵn với họng chữa cháy và lăng phun,
khi có sự cố cháy phải tiến hành các bước dưới đây: Mở ngay tủ đựng
vòi, Một người cầm lấy đầu vòi chữa cháy có nối kết với lăng phun kéo
và chạy về hướng cần chữa cháy. Giữ chặt lăng phun, hướng vào phía
dưới đám cháy. Một người mở v an góc đang ở vị trí đóng. Nước sẽ
được phụt ra từ lăng phun, và cần quét tia nước từ lăng phun ngang
qua đám cháy để dập tắt nhanh chóng. Sau khi dập tắt đám cháy, đóng
van góc, xả sạch nước bên trong vòi, treo lên phơi khô. Xong, treo vòi
lên giá và nối kết vào họng chữa cháy và lăng phun.
2. Trụ chữa cháy ngoài nhà:
- Trụ chữa cháy có 2 cửa van DN65 được lắp đặt ngoài nhà gần vị trí
đướng giao thông. Phương án chữa cháy giống như hệ thống chữa
cháy vách tường.


3. Họng tiếp nước ngoài nhà:
- Họng tiếp nước ngoài nhà được nối kết với đường ống chính qua
đường ống cấp DN150. Là nơi để kết nối với hệ thống nước chữa cháy

từ xe chữa cháy của Sở cứu hỏa, cung cấp thêm nước có áp lực để
chữa đám cháy thông qua 2 họng tiếp nước D65 đặt tại tầng 1.
Chú ý:
Sau mỗi lần sử dụng vòi chữa cháy, cần lấy vòi ra khỏi tủ, kiểm tra đã
được xả sạch nước, treo lên phơi thật khô.
Luôn để cửa tủ vòi mở khoá để giúp cho việc thao tác dễ dàng và nhanh
chóng khi có sự cố cháy.
III. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER:
-

Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được trang bị tại các căn

hộ, hành lang, … nhằm ngăn ngừa và cô lập đám cháy khi mới bùng
phát, tránh cháy lan khi con người chưa phát hiện. Các đầu phun
sprinkler có lưu lượng lớn và áp lực phun cao được bố trí ở các khu vực
nguy hiểm cao như căn hộ, hành lang, tầng kỹ thuật… và các khu vực
công cộng, hành lang tầng trệt. Hệ thống được kiểm soát thông qua các
van từng tầng cùng với công tắc dòng chảy nhận các tín hiệu chuyển về
trung tâm báo cháy để nhận biết tình trạng hệ thống và xuất các tín hiệu
điều khiển cần thiết.
-

Bình thường, ở trạng thái trực, các thiết bị của hệ thống ở trạng

thái như sau:
Các đầu phun sprinkler luôn ở trạng thái đóng và giữ một áp lực nước
cố định để chữa cháy. Các van trên đường ống luôn ở trạng thái mở,
công tắc dòng chảy chưa có tín hiệu báo động về trung tâm báo cháy.



Quy trình hoạt động của hệ thống:
-

Hệ thống hoạt động tự động thông qua các đầu phun sprinkler lắp

quay lên, quay xuống. Khi có cháy các đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở
nhiệt độ 680C, đầu phun như một khóa đóng mở mở ra và nước dưới
áp lực cao được phun ra để kịp thời dập tắt đám cháy. Khi đó tín hiệu
báo động cháy sẽ được truyền từ công tắc dòng chảy về trung tâm báo
cháy để xác định khu vực cháy cũng như có biện pháp hổ trợ chữa
cháy, khi áp lực trong đường ống sụt giảm máy bơm được khởi động
thông qua công tắc áp lực trong trạm bơm để cấp nước liên tục với áp
lực cao để chữa cháy.
IV. BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY:
1.

Bình chữa cháy CO2:

a) Công dụng:
- Bình chữa cháy CO2 là thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí CO2
-790c được nén vào bình chịu áp lực cao, dùng để dập cháy, có độ tin
cậy cao.,sử dụng, thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.
- Bình CO2 đạt hiệu rất cao khi chữa các đám cháy ở những nơi kín gió,
trong phòng kín, buồng., hầm, các thiết bị. điện… sau khi dập tắt đám
cháy không để lại dấu vết, không làm hư hỏng chất cháy.
b) Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy:
Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa
phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là. 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc
bóp cò (Tùy theo từng loại bình). Khí CO2 ở nhiệt độ – 790C dưới dạng
tuyết lạnh khi qua loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám

cháy (Chữa cháy bằng phương. pháp làm lạnh ) sau đó khí CO2 bao


phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ của ôxy
khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng ôxy nhỏ. hơn 140/0 thì đám
cháy sẽ tắt (Chữa cháy bằng phương pháp làm loãng nồng độ).
c) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình CO2:
- Không được phun khí CO2 vào người vì sẽ gây bỏng lạnh, khi phun
tay cầm loa phun phải cầm. đúng vị tay cầm (Vì cầm vào các vị trí khác
sẽ gây bỏng lạnh)
- Bình chữa cháy CO2 phải được đặt ở những nơi râm mát và dễ lấy
thuận tiện khi sử dụng
- Ba tháng kiểm tra lượng khí trong bình 1 lần bằng phương pháp cân.
2. Bình chữa cháy bột khô hệ MFZL4:
a) Công dụng:
Bình chữa cháy bột khô thuộc hệ MFZ là thiết bị chữa cháy bên trong
chứa khí N2 làm lực đẩy để phun thuốc bột khô dập tắt đám cháy. Bình
chữa cháy bột khô hệ MFZ dùng để chữa các đám cháy xăng dầu, khí
cháy, thiết bị điện… an toàn cao trong sử dụng, thao tác đơn giản, dễ
kiểm tra, hiệu quả chữa cháy cao.
b) Cách sử dụng:
Khi có cháy xảy ra xách bình đến gần đám cháy, lộn bình lên xuống
khoảng 3 – 4 lần, sau đó đặt bình xuống, rút chốt bảo hiểm ra, tay trái
cầm vòi hướng vào đám cháy, tay phải ấn tay cò, phun bột vào gốc lửa.

c) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản: - Khi phun đứng xuôi
theo chiều gió.
- Đặt bình ở những nơi râm mát và dễ lấy thuận tiện khi sử dụng.



- Ba tháng kiểm tra bình 1 lần nếu kim đồng hồ áp suất chỉ về vạch đỏ
thì phải mang bình đi nạp lại
V. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY DRENCHER:
Hệ thống màng ngăn : Giống như hệ thống sprinkler có thêm chức năng
điều khiển hệ thống màng ngăn ( điều khiển xả khí ) sử dụng 2 nhánh
đầu phun kép để kích hoạt van sả tràn.
Đầu phun hở : Được bố trí theo yêu cầu từ trước
Van sả tràn DELUGE VALVE : Duy trì áp lực và xả khi áp lực thay đổi.
Bình thường hệ thống DELUGE VALVE giống như một van khóa, áp lực
nước bên dưới sẽ đẩy màng ngăn nước bằng sao su căng ra ngăn
không cho nước lên trên . khi có sự cố cháy ( hai nhánh đầu phun kép
được kích hoạt ), lúc này một lượng nước từ trong thân van sẽ thoát ra
ngoài áp lực nước giúp đẩy tấm chắn cao su ngăn nước từ dưới lên
không còn nữa nước sẽ được đưa lên trên và ra ngoài thông qua hệ
thống đầu phun. Giúp dập tắt hoặc khống chế đám cháy
Trước tiên, cần phải nắm rõ nguyên lý hoạt động và mục đích của
1. Các bước thiết lập hệ thống Drencher – Van báo động – Van giảm
áp
1.1. Hệ thống van Drencher:
a. Thiết đặt lần đầu tiên:
Bước 1: Đảm bảo rằng các van xả được đóng lại và hệ thống kín
(không xì).
Bước 2: Đảm bảo rằng hệ thống đã xả áp (không bị nén áp). Áp kế
phải chỉ số 0.


Bước 3: Đảm bảo rằng van bi thử báo động (van bi nằm phía sau
thân van deluge, xem ảnh) ở trạng thái đóng.
Bước 4: Đối với loại kích bằng thủy lực hoặc kích bằng điện, mở
van bi nạp áp vào buồng phụ (van bi bên hông, tay phải). Để nước

chảy xuyên qua ống xả tự động, rồi đi đến bước 5.
Bước 5: Mở van bi trong hộp tác động chế độ BẰNG TAY (van bi
nằm trong hộp vuông màu đỏ) để xả khí tồn đọng trong đó, rồi
đóng lại cho đến khi không còn khí/bọt khí. Kiểm tra áp suất nạp
vào buồng phụ có bằng với áp suất của nguồn (cấp bởi bơm).
Bước 6: Mở van xả nước cấp dùng để xả nước nạp từ bơm (van
tay vặn bên trái nằm dưới).
Bước 7: Mở van chặn chính (tức van bướm hoặc van cổng trước
van deluge) từ từ cho đến
khi nước chảy đều qua van này bằng cách lắng nghe tiếng nước
chảy đuổi khí đi ra dần dần.
Bước 8: Đóng van xả nước cấp (mà đã mở) khi nghe nước chảy
đều, tức nước từ bơm đi lên
đã đuổi hết khí bên trong ra ngoài.
Bước 9: Mở hết mức van chặn chính.
Bước 10: Đảm bảo rằng các van ở trạng thái THƯỜNG (ĐÓNG hoặc
MỞ)
b. Reset (thiết lập lại) hệ thống:
Bước 1: Đóng van bi nạp nước buồng phụ.
Bước 2: Đóng van chặn chính (van bướm hay van cổng phía trước
van deluge)


Bước 3: Mở van xả hệ thống (van tay vặn bên trái nằm trên)
Ấn vào đầu bi của bộ ball drip plunger (xem ảnh) để xả áp buồng
phụ.
Bước 4: Đóng van xả hệ thống (van tay vặn bên trái nằm trên)
Bước 5: Đảm bảo rằng các van xả được đóng lại và hệ thống kín
(không xì).
Bước 6: Đảm bảo rằng hệ thống đã xả áp (không bị nén áp). Áp kế

phải chỉ số 0.
Bước 7: Đảm bảo rằng van bi thử báo động (van bi nằm phía sau
thân van deluge, xem ảnh) ở trạng thái đóng.
Làm theo các bước 4 - 12 như ở phần THIẾT ĐẶT LẦN ĐẦU TIÊN
1.2. Hệ thống Van báo động:
Bước 1: Mở van xả chính (System Main Drain Valve) để xả nước
trong hệ thống.
Bước 2: Đóng van xả chính lại sau khi xả hết nước.
Bước 3: Đảm bảo các van xả đã đóng lại hết và hệ thống đã kín
(không bị hở, rò, xì). Áp kế chỉ về 0.
Bước 4: Mở van xả air (khí).
Bước 5: Đóng van bi báo động (Alarm Line Ball Valve) để ngăn việc
báo động trong khi nạp nước.
Không cho thực hiện cả việc báo động tại chỗ và báo động trên
bảng điều khiển.
Bước 6: Mở van điều khiển cấp nước chính (Water Supply Main
Control Valve) từ từ.


Bước 7: Cho nước nạp đầy vào hệ thống và đảm bảo đuổi khí bên
trong hệ thống ra ngoài qua van xả air.
Bước 8. Sau khi không còn khí (air) trong hệ thống, đóng hệ thống
van xả khí (air) lại. Đóng tất cả những van xả khác (nếu có).
Bước 9: Ghi lại chỉ số áp trên áp kế. Chỉ số áp của hệ thống nên
bằng hoặc lớn hơn chỉ số áp của của nguồn nước cấp.
Bước 10: Mở van bi báo động (Alarm Line Ball Valve).
Bước 11: Đảm bảo rằng các van phải ở trạng thái thường đóng
hoặc thường mở như sau.
Bước 12: Hoàn tất
1.3. Hệ thống van giảm áp: Chỉnh áp cho van giảm áp

Van giảm áp có chế độ cài đặt trước áp lực đầu ra của van là 3 bar. Nếu
cần thay đổi áp lực đầu ra của van giảm áp, cần thực hiện các bước
sau:
– Phải đóng tất cả các loại van, vòi lắp đặt sau van giảm áp trước khi
tiến hành điều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp.
– Để TĂNG áp lực đầu ra của van giảm áp, bạn xiết chặt đinh ốc
lại( xoay theo chiều xuôi kim đồng hồ).
– Để GIẢM áp lực đầu ra của van giảm áp, bạn nới lỏng đinh ốc ra
( xoay theo chiều ngược kim đồng hồ).
PHẦN III: BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC:
I. BÌNH CHỮA CHÁY:
-

Kiểm tra đồng hồ, áp suất bình.

-

Tiến hành nạp sạc lại bình nếu đã đến thời hạn


-

Kiểm tra và niêm phong chì.

-

Kiểm tra thời hạn kiểm định bình chữa cháy.

-


Kiểm tra các hướng dẫn vị trí bình và cách sử dụng bình.

-

Đảm bảo đạt TCVN về bảo dưỡng bình chữa cháy

Kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy được quy định tại TCVN 7435-2
(ISO 11602-2)
II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER:
Hệ thống chữa cháy tự động sau khi lắp đặt phải được thử hoạt động
toàn bộ hệ thống. Hệ thống chữa cháy tự động chỉ được phép đưa vào
hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn có liên quan.
-

Trừ khi có những hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống

chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất một
lần trong năm.
-

Trong mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ các thiết bị

chỉ hoạt động một lần như đầu phun sprinkler, dùng một lần ..., tất cả
các thiết bị và chức năng của hệ thống phải
được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng,
chất lượng chất chữa cháy.
-

Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động thực hiện theo


TCVN 6101, TCVN 6305,

-

Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ

thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà sau khi được lắp đặt phải được
thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống họng nước chữa cháy trong


nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà chỉ được
phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
-

Mỗi tuần một lần tiến hành kiểm tra lượng nước dự trữ chữa cháy

trong bể, vận hành máy bơm chữa cháy chính và máy bơm chữa cháy
dự phòng.
-

Ít nhất sáu tháng một lần kiểm tra các họng nước chữa cháy, kiểm

tra độ kín các đầu nối khi lắp với nhau, khả năng đóng mở các van và
phun thử 1/3 tổng số họng nước chữa cháy.
-

Mỗi năm một lần tiến hành phun thử kiểm tra chất lượng toàn bộ


vòi phun, đầu nối, lăng phun đã trang bị; vệ sinh toàn bộ các van đóng
mở nước và lăng phun nước, thay những thiết bị không đảm bảo chất
lượng.
-

Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ

thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà được định kỳ bảo dưỡng kỹ thuật
theo hướng dẫn của nhà sản xuất không quá một năm một lần
1. Tủ cuộn vòi chữa cháy:
-

Kiểm tra trực tiếp bằng mắt tất cả các cuộn vòi.

-

Kiểm tra vật tư cuộn vòi.

-

Kiểm tra cuộn vòi, đầu phun chữa cháy.

-

Thực hiện căng, trải, thử độ kín của vòi.

-

Tháo xã vòi phun, phơi và đặt vào tủ.


-

Kiểm tra thao tác đấu nối cuộn vòi vào van.

-.Đóng, mở tủ vài lần để kiểm tra tình trạng, tra dầu khi cần thiết.
-

Sửa chữa các lỗi hư hỏng tìm thấy. Kiểm tra và Thử Nghiệm


Tên Trang Thiết bị
Kiểm tra
Biện pháp khắc phục
Khớp nối vòi
Hư hỏng
Sữa chữa
Tay cầm mở Van
Mất
Thay thế mới
Van
Bị rò rỉ
Đóng lại Van và sữa chữa
Chướng ngại vật quan sát được
Van
Gỡ đi
Vận hành không trơn tru
Sữa chữa hoặc bôi thêm dầu
nhờn
Sữa chữa hư hỏng nếu phát hiện



Lăng phun
Mất
Thay thế mới
Lăng phun
không vận hành tốt
Sữa chữa hoặc Thay thế mới
Đường ống
Kiểm tra vòi chữa cháy
Vòi chữa cháy bao gồm:
Ron phải được tháo ra để kiểm
Khớp nối
Hư hỏng
Thay thế mới hoặc sữa chữa
Roăng
Mất hoặc bị hỏng
Thay thế mới
Vòi chữa cháy
Bị nấm mốc, rách, mòn do
Thay thế mới
ma sát hoặc hư hỏng quan
Kiểm tra tủ đựng vòi chữa cháy
Khóa cửa tủ vòi chữa cháy
Tên Trang Thiết bị
Phần kính của cửa tủ
2. Trụ nước trong ngoài trời:


Sữa chữa hoặc thay thế từng bộ hoặc sát được
Hư hỏng

Kiểm tra
Nứt hoặc vỡ
thay
Sữa chữa hay thay thế mới
Biện pháp khắc phục
Thay thế mới
-

Kiểm tra tất cả các trụ nước sẵn có.

-

Xả thử nước không áp.

-

Loại bỏ nước còn lại trong ống.

-

Bơm lại nước mới.

-

Kiểm tra toàn bộ hệ thống van và đường ống chữa cháy.

-

Kiểm tra, bảo trì hệ thống đường ống nước, chịu trách nhiệm sơn


lại các đường ống bị rỉ sét - -Kiểm tra, bảo trì tất cả các van nước
IV. VAN GIẢM ÁP:
Các bước tiến hành bảo trì một van giảm áp, van giảm áp thủy lực:
-

Khóa van cấp nước trục chính xuống các van giảm áp, thường thì

van này ở ngay sau bể nước
hoặc trong hộp kỹ thuật của tầng mái.
-

Khóa van cấp và van sử dụng trong cụm van giảm áp chi tiết vị trí

các van đã nêu trong cách lắp đặt van giảm áp
-

Sau khi khóa các van để ngăn chặn nguồn nước xâp nhập và van

cần bảo trì chúng ta tiến hành tháo hệ thống van và ống pilot.


-

Sau khi tháo hết hệ thống ống pilot và van, đồng hồ liên quan

chúng ra sẽ tháo mặt bích chính trên thân van ra.
-

Mặt bích sẽ áp chặt với thân van thông qua gioăng, từ đó làm kín


và chịu áp lực nước nén khi xông nước vào trong đường ống của van.
-

Sau khi tháo mặt bích van chúng ta tiến hành kéo lõi trục van ra

ngoài. Nên nhớ van vẫn đang lắp trên đường ống và không cần thiết
phải tháo vả van xuống khiến cho việc lắp đặt lại sau này với các đường
ống cũ là rất khó khăn và đôi khi gây hỏng hóc cho các chiết khác kết
nối với van.
-

Sau khi kéo trục van ra chúng ta kiểm tra bề mặt làm việc của

gioăng cao su. Nếu không còn đảm bảo làm việc, rách, sứt … thì nên
liên hệ với nhà cung cấp để thay mới
Sau khi tháo và kiểm tra tiến hành vệ sinh lại toàn bộ các chi tiết dưới
vòi nước áp lực cao, và tiến
hành lắp lại lần lượt theo quy trình ngược lại, lưu ý các gioăng và lò so
của van điều chỉnh Pilot
V. PHÒNG BƠM CHỮA CHÁY VÀ TỦ ĐIỀU KHIỂN:
- Phần này nêu lên các yêu cầu về qui trình kiểm tra, thử nghiệm, và
bảo trì phải được thực hiện.
Bao gồm cả việc thử chu kỳ hoạt động của máy bơm, guồng bơm, Tủ
Điều Khiển và các phụ tùng có trong danh mục theo Tiêu chuẩn NFPA
20, Tiêu chuẩn Lắp đặt các Máy bơm (ly tâm) chữa cháy.
Bổ sung các yêu cầu thử nghiệm đúng và đủ nguồn năng lượng và
nước cung cấp cho hệ thống các


máy bơm như được xác định trong các yêu cầu về thử nghiệm, kiểm tra,

bao gồm định kỳ kiểm tra
và thử nghiệm.
Lưu ý:
-

Tất cả hiện tượng bất thường nào được phát hiện trong lúc kiểm

tra và thử nghiệm máy bơm đều phải được báo cáo cho người phụ trách
vận hành để sữa chữa và khắc phục những điều bất thường.
-

Máy bơm Kiểm tra trạng thái của máy bơm: có bị quá nhiệt không,

tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem
máy có bị rò điện không.
-

Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng:

-

Kiểm tra các van khóa đường đường ống dẫn nước chính cấp cho

các tầng.
-

Kiểm tra các đường ống chính cấp nước cho các tầng có bị rò rỉ

không.
-


Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.

-

Kiểm tra và bảo trì hệ thống spinkler chữa cháy tự động và vòi

phun nước cứu hỏa ở các tầng.
-

Bảo trì bôi trơn các truyền động cơ khí:

Các điểm tiếp nạp dầu, mỡ bôi trơn trên thân Bơm phải được lưu ý.
Dầu, mỡ phải được cung cấp đầy đủ, đúng định kỳ về chủng loại và số
lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất - Bảo trì áp lực
Các máy bơm chữa cháy và phụ tùng .
Kết quả vận hành kiểm tra định kỳ máy bơm phải được ghi nhận và lưu
trữ để nhằm mục đích so sánh về sau.


Các thông tin khác về vận hành và bảo trì cho máy bơm cần được tham
khảo trong tài liệu dưới đây
của Nhà Sản xuất .
Lưu ý:
- Phải xác lập một trình tự bảo trì các thiết bị và phụ tùng của máy bơm
phù hợp với đề nghị
hướng dẫn của Nhà Sản Xuất . Hồ sơ kiểm tra bảo trì của các thiết bị từ
máy bơm, Tủ Điều Khiển và các phụ tùng phải được giữ để tham khảo
khi cần thiết.
-


Nếu không có sẳn hướng dẫn bảo trì của Nhà Sản Xuất, cần phải

thiết lập một chương trình kiểm tra bảo trì ngay khi máy bơm được vận
hàn h thử nghiệm và được chấp thuận.
Tóm lược công việc kiểm tra, thử nghiệm và Bảo trì Mô tả công việc
Nội dung và định kỳ
Nhà máy bơm – thông gió tản nhiệt
Kiểm tra
Hàng tuần
Kiểm tra
Hệ thống máy bơm
Hoạt động của Máy bơm – không kiểm Thử nghiệm
Hàng tuần kiện
lượng
tra
điều
lượng


kiện
lưulưu
Điều
Kiểm tra áp lực
Thử nghiệm
Hàng năm
Bảo trì
Hàng năm
Bộ phận truyền động cơ khí
Bảo trì

Hàng năm
Hệ thống điện
Bảo trì
Thay đổi tuỳ điều kiện
Tủ Điều Khiển và bộ phận khác
Bảo trì
Thay đổi tuỳ điều kiện
Mô-tơ
Bảo trì
Hàng năm
Hàng tuần
Máy bơm được lắp đặt toàn bộ với thiết bị ki ểm tra áp lực cho hệ thống
PCCC. Việc lắp đặt bao gồm cả họng hút cung cấp nước và họng đẩy
với đường ống dẫn đến các Van; các máy bơm điện, máy bơm bù áp và
các thiết bị phụ tùng.


Thiết bị phụ tùng của máy bơm được lắp đặt toàn bộ gồm những phụ
tùng sau đây:
-

Các loại phụ tùng của máy bơm

-

Trục và khớp nối

-

Các đồng hồ áp lực


-

Van an toàn và hệ thống đường ống máy bơm

-

Bộ phận cảm ứng và chỉ thị

THÔNG TIN LIÊN HỆ KHI CÓ SỰ CỐ
Mọi thắc mắc liên quan đến việc vận hành và bảo trì thiết bị PCCC tại
Công trình này Xin vui lòng liên hệ đến Ban quản lý dự án – Công
ty ............................................. ĐT :
Email :

Mục lục
HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG
PHÒNG CHÁY CHỮA
CHÁY........................................................
GIỚI
THIỆU

1

......................................................................

CHUNG:
.....................................................................
PHẦN 1: CÁC HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA


1

CHÁY:.................................................................................
...........
I. HỆ THỐNG MÁY BƠM CHỮA CHÁY & TỦ ĐIỀU
KHIỂN MÁY

1
1


BƠM.......................................................................
II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG VÀ TRỤ
CHỮA CHÁY, HỘNG TIẾP NƯỚC NGOÀI
NHÀ...........
...................
III. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG

1

SPRINKLER.......................................................................
..........................
IV. BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH

1

TAY....................................................................................
.......................................
V. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY


1

DRENCHER.......................................................................
..........................................
PHẦN 2: HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG

1

PCCC:................................................................................
...........
I. HỆ THỐNG MÁY BƠM CHỮA CHÁY & TỦ ĐIỀU

1

KHIỂN MÁY
BƠM:......................................................................
1.

Mô tả hệ thống:

1

2.

1

Quy trình vận hành hệ thống phòng bơm chữa cháy:

1



2.1. Kiểm tra lại bơm và hệ thống lần cuối trước khi khởi động: 1

2.2. Khởi động bơm:........................................................................2
a. Chế độ điều khiển bẳng tay:......................................................2
b. Đối với chế độ khởi động tự động :..........................................2
II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG VÀ TRỤ CHỮA CHÁY
NGOÀI NHÀ:...............................................................................................2
1. Hệ thống chữa cháy vách tường:..............................................2
2. Trụ chữa cháy ngoài nhà:............................................................3
3. Họng tiếp nước ngoài nhà:.........................................................3
III. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER:...................3
IV. BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY:...................................................3
1. Bình chữa cháy CO2:...................................................................3
a) Công dụng:....................................................................................3
b) Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy:....................................4
c) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình CO2:...............4
2. Bình chữa cháy bột khô hệ MFZL4:...........................................4
a) Công dụng:....................................................................................4
b) Cách sử dụng:..............................................................................4
c) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản:...............................4
V. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY DRENCHER:......................................4
1. Các bước thiết lập hệ thống Drencher – Van báo động – Van giảm áp:
…………………………………………………………4
1.1. Hệ thống van Drencher:...........................................................4
a. Thiết đặt lần đầu tiên:


……………………………………………………………………………………
……………………………………………..5

b. Reset (thiết lập lại) hệ thống:.....................................................5
1.2. Hệ thống Van báo động:..........................................................5
1.3. Hệ thống van giảm áp: Chỉnh áp cho van giảm áp..............5
PHẦN III: BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC:...........................................6
I. BÌNH CHỮA CHÁY:.......................................................................6
II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SPRINKLER:...................6
III. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG VÀ TRỤ CHỮA CHÁY
NGOÀI NHÀ:.............................................................................................6
1. Tủ cuộn vòi chữa cháy:...............................................................6
2. Trụ nước trong ngoài trời:..........................................................7
IV. VAN GIẢM ÁP:.............................................................................7
V. PHÒNG BƠM CHỮA CHÁY VÀ TỦ ĐIỀU KHIỂN


×