Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cảm nhận về tục ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.05 KB, 3 trang )

TỤC NGỮ


I. HÌNH THỨC TỤC NGỮ
1. Định nghĩa
Trước khi nói đến hình thức tục ngữ, ta nên phân biệt mấy danh từ hay bị dùng lẫn lộn.
Tục ngữ (tục: thói quen có từ lâu đời; ngữ: lời nói) là những câu nói gọn ghẽ, có ý
nghĩa, lưu hành từ xưa do cửa miệng người đời truyền lại.
Ngạn ngữ, cũng nghĩa như tục ngữ: vì chữ ngạn có nghĩa là lời nói người xưa truyền
lại.
Phương ngôn, là những câu tục ngữ chỉ lưu hành trong một vùng chứ không thông
dụng khắp nước.
Cách ngôn, là những câu tục ngữ có nghĩa cao xa.
2. Thể cách và kết cấu
Thể cách và kết cấu của tục ngữ đơn sơ, mộc mạc chứ chưa được điêu luyện như ca
dao. Thường được cấu tạo do ba phương pháp sau đây:
a. Hội ý suy loại: Là đặt một câu cho có ý nghĩa còn lời chỉ cần xác đáng, gọn ghẽ:
Nước đổ lá khoai.
“Đèn soi ngọn cỏ”.
“Chó cắn áo rách.”
b. Đối tự, đối ý: Cao hơn một nấc, cách cấu tạo thứ hai, tuy chưa để ý đến vần điệu, đã
có nhiều cố gắng về hình thức: đặt câu phải có hai vế đối nhau, hoặc đối ý hoặc đối chữ.
“Giơ cao, đánh sẽ”.
“Giầu điếc, sang đui.”
“No nên bụi, đói nên ma”.
c. Thanh âm hưởng ứng: Vượt hẳn hai thể cách trên về mọi phương diện: ngoài việc
đặt câu cho cân xứng, nhà văn còn phải chú trọng nhất đến âm luật, đặt cho trong một câu
có nhiều tiếng vần với nhau. Vần trong tục ngữ thường là yêu vận chứ ít khi có cước vận.
Cách gieo vần trong tục ngữ hết sức tự do.
Những câu một vế: chỉ có yêu vận và thường là hai tiếng tiếp liền nhau:
“Tay làm hàm nhai.”


Những câu có nhiều vế: vần có thể là chữ nhất câu dưới:
“Khôn cho người ta dái
Dại cho người ta thương.”
Vần ở chữ nhì câu dưới:
“Người giầu tham việc
Thất nghiệp tham ăn.”
Vần ở chữ ba câu dưới:
“Của người bồ tát
Của mình lạt buộc.”
Vần ở chữ tư câu dưới:
“Sống về mồ mả
Không sống về cả bát cơm.”
Vần ở chữ năm câu dưới:
“Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe.”
Vần ở chữ sáu câu dưới:
“Trông mặt mà bắt hình dong,
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.”
Như thế, ta nhận thấy trừ lối gieo vần ở chữ sáu câu dưới, tức thể lục bát, còn ở các
lối trên vẫn thường là vần trắc, họa hoằn mới có vần bằng.
II. NỘI DUNG TỤC NGỮ
Tục ngữ có thể gọi là cái túi khôn của người Việt Nam. Sự tinh khôn đây không
phải là triết lý cao siêu, tư tưởng thâm trầm, huyền bí. Đây chỉ là những điều thường thức
mà lương tâm dân chúng gom góp lại, như những luật luân lý thực hành, hoặc ghi nhớ
những kinh nghiệm thực tế. Như vậy, ta nhận thấy nội dung của tục ngữ khác hẳn nội dung
của câu đố, ca Huế, hay ca dao. Tục ngữ là con người lý trí của đất Việt. Câu đố, ca Huế
hay ca dao là con người tình cảm huyết thống của dòng dõi Trương Chi, Chử Đồng Tử.
Tục ngữ, vì thế thường diễn giải hai sự trạng luân lý và kinh nghiệm.
1. Luân lý thường thức
Nói đến luân lý, tức là nói đến bổn phẩn, đến sứ mạng phải chu toàn. Con người ở

thời nào cũng thế, vẫn phải đầy đủ hai bổn phận: với chính mình và với người khác.
Với mình. Thu lại tất cả tục ngữ, ta sẽ có một cuốn luân lý rất đầy đủ về đạo tu
thân: huấn luyện tình cảm, huấn luyện lý trí, huấn luyện xã hội…
Người ta sinh ra cần phải giáo dục:
“Cá không ăn muối cá ươm,
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.”
Ăn uống phải cẩn thận đừng có bừa bãi:
“Vạ bởi miệng ra,
Bệnh chẳng qua bởi miệng vào.”
Quần áo phải sạch sẽ:
“Đói cho sạch,
Rách cho thơm.”
Cư xử phải khôn ngoan:
“Ăn cỗ đi trước,
Lội nước đi sau. “
Đời sống phải trong sạch:
“Sống đục sao bằng thác trong.”
Với người ta. Ngoài những bổn phận đối với bản thân, con người sống trong xã hội
còn phải có những tư cách khả dĩ làm cho cuộc sống xã hội trở nên yên vui, hòa thuận. Tư
cách xã hội nhiều khi còn là cách thế giúp ta thành công.
“Nói ngọt lọt đến xương. “
“Làm phúc như làm giàu.”
2. Kinh nghiệm thường thức
Đây là những nhận xét thường thức về tâm lý, về phong tục người, về thời tiết, về
nông nghiệp.
Tâm lý người đời:
“Dao năng liếc thì sắc,
Người năng chào thì quen.”
Phong tục Việt Nam:
“Một miếng giữa làng

Bằng một sàng xó bếp.”
Thời tiết
“Chớp đông nhay nháy
Gà gáy thì mưa.”
Nông nghiệp
“Lúa giỗ, ngả mạ,
Vàng rạ thì mạ xuống được.”
Đó là những câu ta được nghe cửa miệng người dân quê Việt Nam từ sáng chí tối
trong lúc nhàn rỗi ngồi dạy dỗ con cái cũng như trong khi làm ăn lặn lội ngoài đồng. Đến
cái túi khôn của dân tộc Việt, một cụ nho đã nói: “Các cụ đời xưa đặt ra tục ngữ, phương
ngôn thật là đi guốc trong bụng chúng mình chứ không sai”. Lời đó cực tả cái giá trị của
tục ngữ về đường tâm lý cũng như về đường phong tục.
THANH LÃNG

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×