Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

phát triển tour du lịch ẩm thực ở phố cổ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 60 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................6
5. Kết cấu của đề tài...........................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH ẨM THỰC............................7
1.1 Một số khái niệm........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm du lịch..................................................................................7
1.1.2. Khái niệm ẩm thực................................................................................8
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực.......................................................9
1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................9
1.1.3.2. Điều kiện văn hóa xã hội..............................................................10
1.1.3.3. Yếu tố kinh tế:...............................................................................11
1.2. Du lịch ẩm thực........................................................................................11
1.2.1 Khái niệm du lịch ẩm thực...................................................................11
1.2.2. Các loại hình tour du lịch ẩm thực......................................................12
1.2.2.1. Du lịch thưởng thức ẩm thực........................................................12
1.2.2.2. Du lịch kết hợp học nấu ăn...........................................................13
1.2.2.3. Du lịch kết hợp..............................................................................13
1.2.3 Mối quan hệ của ẩm thực với hoạt động du lịch..................................14
1.2.4 Yêu cầu đối với điểm đến du lịch ẩm thực...........................................15
1.3. Tiêu chí đánh giá tour du lịch ẩm thực.................................................16
1.3.1. Chất lượng...........................................................................................16
1.3.2. Giá bán tour.........................................................................................17
1.4. Du lịch ẩm thực trên thế giới và Việt Nam...........................................17
1.4.1. Tour du lịch ẩm thực thế giới..............................................................17
1.4.2. Tour du lịch ẩm thực Việt Nam...........................................................19


1


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC TOUR DU LỊCH ẨM THỰC Ở PHỐ
CỔ HÀ NỘI........................................................................................................24
2.1 Giới thiệu đôi nét về Hà Nội và phố Cổ Hà Nội.....................................24
2.1.1 Tên gọi.................................................................................................24
2.1.2 Lịch sử hình thành................................................................................25
2.1.3. Hà Nội ngày nay.................................................................................28
2.1.4. Phố Cổ Hà Nội....................................................................................33
2.2 Ẩm thực ở phố Cổ Hà Nội.......................................................................35
2.2.1 Ẩm thực truyền thống..........................................................................35
2.2.2 Ẩm thực hiện đại..................................................................................38
2.2.2.1. Chuỗi nhà hàng Chen....................................................................39
2.2.2.2. Nhà hàng Hot & Tasty..................................................................40
2.2.2.3. Nhà hàng Habit & BBQ................................................................41
2.3. Thực trạng các tour du lịch ẩm thực ở phố Cổ Hà Nội.......................41
2.3.1 Các loại hình tour du lịch ẩm thực.......................................................41
2.3.2 Chất lượng tour du lịch ẩm thực..........................................................45
2.3.3 Giá bán tour du lịch ẩm thực................................................................46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TOUR DU LỊCH ẨM THỰC Ở
PHỐ CỔ HÀ NỘI...............................................................................................47
3.1 Định hướng phát triển du lịch ẩm thực..................................................47
3.1.1 Xây dựng thương hiệu và quảng bá ẩm thực.......................................47
3.1.2. Quy hoạch các tuyến phố ẩm thực......................................................48
3.2. Một số giải pháp phát triển tour du lịch ẩm thực ở
phố Cổ Hà Nội.............................................................................................48
3.3. Điều tra thị trường..................................................................................49
3.4 Xây dựng các chương trình đa dạng, dựa vào nhu
cầu khách hàng..........................................................................................52

3.5. Tuyên truyền, quảng bá sản phẩm.........................................................54
3.6. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn............................................55
3.7. Vệ sinh an toàn thực phẩm.....................................................................55
KẾT LUẬN.........................................................................................................57
2


TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................59

3


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2. Đầu bếp làm pizza...............................................................................17
Hình 1.2. Một số bánh nổi tiếng của Nhật...........................................................18
Hình 1.3. Nguyên liệu làm món súp người ma – rốc..........................................19
Hình 2.1. Bánh cuốn, bánh đa cá rô, cà phê, sữa chua nếp cẩm..........................36
Hình 2.1. Xôi hàng bài........................................................................................36
Hình 2.2. Chả cá lã vọng.....................................................................................37
Hình 2.3. Bún thang Cầu Gỗ...............................................................................37
Hình 2.4. Chè bốn mùa hàng cân........................................................................38
Hình 2.5. Một cơ sở nhà hàng Chen khai trương................................................40
Hình 2.6. Đầu bếp đang phục vụ thực khách......................................................40
Hình 2.7. Một số món ăn tại nhà hàng................................................................41

4


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình phát triển chung của đất nước hiện nay, cùng với những
bước tiến mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch
vụ... du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần
quan trọng thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, theo quan điểm phát triển du lịch bền vững của Đảng và Nhà nước, hoạt
động du lịch phải đạt hiệu quả về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,
an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn
và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc và nhân phẩm con người Việt
Nam. Để thực hiện được mục đích đó thì việc khai thác các giá trị văn hóa phục
vụ cho du lịch là chủ trương đúng đắn. Nó góp phần tôn tạo, giữ gìn và giới
thiệu bản sắc của dân tộc: các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán,
danh lam thắng cảnh trong đó có cả văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
Ẩm thực vốn là một phần tất yếu của cuộc sống, với mỗi quốc gia khác
nhau, vùng miền khác nhau thì ẩm thực lại mang những nét đặc trưng riêng. Việt
Nam là một quốc gia mà nền kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng,
người Việt lại rất coi trọng ăn uống. Do đó, ẩm thực đã trở thành một nét văn
hóa rất riêng của Việt Nam.
Văn hóa ẩm thực của nước ta, đặc biệt là ẩm thực Hà Nội rất là độc đáo
bởi vì thể hiện cả một triết lí sống qua mấy nghìn năm lịch sử.
Giống như mọi thủ đô, Hà Nội là nơi hội tụ tất cả những gì tiêu biểu của
mọi vùng đất nước. Chỉ tính từ thời kì văn hóa Thăng Long (1010) đến nay cũng
hơn nghìn năm tuổi, cả nghìn năm thu hút bách nghệ bốn phương, đất nước và
giao lưu quốc tế, càng về sau càng thường xuyên hơn, phong phú hơn trước. Vị
trí và cơ hội này đã tạo ra cho Thăng Long – Hà Nội một bản sắc riêng, một lối
sống riêng và cách hưởng thụ cuộc sống cũng rất riêng: tinh tế và độc đáo mà
văn hóa ẩm thực Hà Nội là một ví dụ tiêu biểu.

5



Ẩm thực Việt Nam, nhất là ẩm thực Hà Nội đã được nhiều nhà văn lớp
trước: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân... và lớp kế tiếp: Băng Sơn, Nguyễn
Hà, Mai Khôi... thể hiện sự ca ngợi qua nhiều tác phẩm như: “ Món ngon Hà
Nội – Vũ Bằng”, “ Hà Nội 36 phố phường – Thạch Lam”, “ Cảnh sắc và hương
vị đất nước – Nguyễn Tuân”. Tuy nhiên ở các tác phẩm này chỉ chủ yếu miêu tả
ẩm thực thông qua cảm xúc nghệ thuật thưởng thức mà chưa hoặc ít miêu tả ẩm
thực trong hoạt động du lịch, qua đó làm tăng lên sức hấp dẫn của du lịch Hà
Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung. Trong xu thế hiện nay du lịch
không chỉ nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu văn hóa, mà còn là nghỉ ngơi,
nuôi dưỡng tinh thần, thể chất thì việc đưa tour du lịch ẩm thực vào phục vụ du
lịch sẽ tạo nên nét hấp dẫn riêng cho du lịch Hà Nội trong xu thế cạnh tranh của
nhiều địa điểm du lịch. Vì vậy mà em chọn “phát triển tour du lịch ẩm thực ở
phố Cổ Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình nhằm tìm hiểu các loại hình du
lịch ẩm thực góp phần vào công cuộc phát triển hoạt động du lịch của cả nước.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: khóa luận nhằm đưa ra một số cách phát triển tour
du lịch ẩm thực ở phố Cổ Hà Nội.
Nghiên cứu các đặc sản ẩm thực (bao gồm các món ăn, thức uống và hàng
quà) của Hà Nội Đặc sản ẩm thực Hà Nội.
Tìm hiểu các tour du lịch đã và đang bán trên địa bàn Hà Nội.
Tìm hiểu cách xây dựng chương trình tour du lịch ẩm thực độc đáo,
phong phú, nhiều màu sắc.
Nhiệm vụ nghiên cứu: để thực hiện được mục tiêu trên khóa luận tập
trung nghiên cứu các phần sau
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch ẩm thực và phát triển du lịch ẩm
thực lâu dài.
- Thực trạng các tour du lịch ẩm thực ở phố Cổ Hà Nội.
- Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển tour du lịch ẩm thực ở phố Cổ
Hà Nội.
6



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các tour du lịch ẩm thực ở phố Cổ Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian :Phố Cổ Hà Nội.
+Phạm vi thời gian:
Từ tháng 12/2019- tháng 5/2020 khảo sát thị trường tour du lịch ẩm thực.
Từ 23-2-2020 tìm hiểu các tuyến phố ẩm thực truyển thống khách nước
ngoài thưởng tới.
Từ 6-3-2020 tìm hiểu thời gian đi qua những con phố.
Từ 15-3-2020 tham khảo những chương trình tour du lịch ẩm thực đã làm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hoàn thành được tốt bài khóa luận đã thực hiện các phương
pháp nghiên cứu sau
- Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu.
- Phương pháp điều tra, tìm hiểu số lượng tour.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được chia 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch ẩm thực.
Chương 2: Thực trạng các tour du lịch ẩm thực ở phố Cổ Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp phát triển tour du lịch ẩm thực ở phố Cổ Hà Nội.

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH ẨM THỰC

1.1 Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm du lịch
Hiện nay, đã có khá nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động du lịch.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) – một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc:” Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người
du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề
và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một
năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du khách có mục
đích chính là kiếm tiền sinh sống.
Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người “đi
du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong
hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục
đích khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn viên du lịch của tổ chức
thực hiện việc du lịch đó”.
Năm 2017, Luật Du lịch Việt Nam đã nêu tại điều 3 về khái niệm Du lịch
như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên
du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Các định nghĩa về du lịch đều cho thấy, du lịch, gắn liền với hoạt động
nghỉ ngơi giải trí, nhằm giúp con người hồi phục được sức khỏe thể chất và tinh
thần, hoạt động du lịch này mang bản chất của các hoạt động văn hóa. Nhìn
chung, dù ở định nghĩa nào, du lịch cũng được hiểu là hoạt dộng di chuyển của
các cá nhân, hay tập thể đến một nơi khác với cư trú thường xuyên của họ, nhằm
mục đích nghỉ ngơi, khám phá.

8



Du lịch hầu như bước vào tất cả mọi mặt của đời sống nhân loại. Hoat
động du lịch thực chất là hành vi con người rời khỏi môi trường không gian
quen thuộc hàng ngày để đến một nơi khác với nhiều mục đích khác nhau:
thưởng thức phong cảnh tự nhiên, tham quan cổ tích văn vật; nghỉ ngơi, hồi
phục sức khỏe… Du lịch là hiện tượng toàn cầu nhưng môi trường các nơi, văn
hóa nước chủ nhà và loại hình khách du lịch đều tồn tại sự khác nhau rất lớn. Sự
khách nhau này cung cấp điểm đến có sức hấp dẫn vô cùng lớn. Đồng thời du
khách luôn có hành vi tiêu dùng và hành vi không gian du lịch khác nhau và
trong quá trình du lịch, du khách tiêp xúc với dân cư của điểm đến cũng sẽ có
tác động, ảnh hường đến biến đổi, phát triển của kinh tế, văn hóa địa phương.
Du lịch Việt Nam dưới góc độ là điểm đến có đặc trưng là du lịch văn
hóa, sinh thái với nền văn hóa, văn minh lúa nước, môi trường trong lành, thanh
bình. Và định hướng phát triển của du lịch Việt Nam nhìn chung là du lịch văn
hóa, sinh thái, du lịch khám phá trải nghiệm, nhằm vào thị hiếu của du khách
nước ngoài muốn khám phá nền văn hóa khác lạ và du khách nội địa muốn nghỉ
ngơi thư giãn hay tìm hiểu những nét đẹp về thiên nhiên, văn hóa khác lạ của
các vùng miền trong đất nước Việt Nam. Hiện nay logo của Du lịch Việt Nam là
hai chữ Việt Nam được viết in hoa đậm với sự cách điệu chữ I sổ mạnh theo lối
thư pháp, với dấu chấm thành hình búp sen hé nở, phù hợp với dòng slogan phía
dưới The hidden charm nghĩa là Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn.
1.1.2. Khái niệm ẩm thực
Theo ngữ nghĩa Hán-Việt, “Ẩm” là “Uống”; “Thực” là “Ăn”;nên nói chung
“Ẩm thực” là “Cách ăn uống” của con người.Ngoài ra, ẩm thực còn là một nội dung
quan trọng của văn hóa, cả về văn hóa vật chất, lẫn về mặt văn hóa tinh thần.
Và một khi ẩm thực có “tính văn hóa”, đạt đến “phạm trù văn hóa” thì nó
lại thể hiện cốt cách, phẩm hạnh của một dân tộc, một con người.Trong quá trình
hình thành và phát triển, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều tạo cho mình một phong
cách ẩm thực riêng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và đời sống văn hoá của dân
tộc đó.
9



Tùy theo vùng miền, hoàn cảnh sống, người ta có thói quen ăn uống khác
nhau (Còn gọi là tập quán ẩm thực), tùy theo dân tộc, quá trình phát triển, địa hình,
địa lý… Các dân tộc trên thế giới cũng có những phong cách ăn uống, những món
ăn, thứ tự món ăn... khác nhau mà người ta gọi là "Văn hóa ẩm thực".
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ẩm thực
Ẩm thực trong quá trình tồn tại và phát triển cùng loài người, đã chịu ảnh
hưởng và tác động bởi nhiều yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội. Sự tác động này
hình thành các nền ẩm thực khác nhau có thể biến đổi hoặc mất đi theo thời gian.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có phong tục tập quán hay thói quen tiêu
dùng riêng, tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo không lẫn với bất kỳ đất nước nào.
Tập quán và khẩu vị ăn uống của mỗi vùng dân cư, dân tộc, quốc gia
không phải hình thành tùy tiện, ngẫu nhiên mà nó theo qui luật và chịu sự chi
phối của các yếu tố môi trường như: điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất,
lối sống, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, xã hội. Mỗi yếu tố đóng vai trò
khác nhau đến sự hình thành, biến đổi, phát triển của ẩm thực. Với những hoàn
cảnh và đặc điểm riêng của mỗi dân tộc thì mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố
cũng khác nhau.
1.1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý , thời tiết, biển là những yếu tố
thuộc môi trường sống của con người.
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý xét ở phạm vi rộng: là vị trí của một quốc gia hay vùng dân
cư trên địa cầu. Nó quyết định đến khí hậu: nóng hoặc lạnh, khô hoặc ẩm của
quốc gia đó; từ dó nó chi phối đến phương thức sản xuất, hoạt động duy trì cuộc
sống, nguồn ẩm thực và chịu sự hưởng thụ ăn uống của con người.
- Vị trí xét ở phạm vi hẹp: vị trí liên quan tới sự đi lại giao lưu văn hóa,
kinh tế của con người.
Vị trí tập trung nhiều đầu mối giao thông thuận tiện như: đường biển,

đường sông, đường bộ, đường không, nhiều kiểu lựa chọn và thúc đẩy sự giao
10


thoa. Trong ẩm thực cũng có nhiều lựa chọn từ nguồn thực phẩm, gia vị; phong
cách ăn, khẩu vị ăn uống và sẽ giao thoa với nhiều phong cách ẩm thực và ẩm
thực ở đó mang sắc thái nhiều vùng khác nhau.
Ví dụ: Thái Lan là quốc gia nằm ở Đông Nam Á giao thông đường thủy
thuận tiện do đó ngay từ thế kỷ thứ XVI Thái lan đã phát triển buôn bán với các
nước và kết quả là khẩu vị ăn uống của Thái Lan có sự ảnh hưởng của Bồ Đào
Nha, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản.
Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nguồn thực phẩm và nhu cầu ẩm
thực. Ở đây, chúng ta xem xét các ảnh hưởng cụ thể theo các vùng khí hậu lạnh
và nóng.
Vùng khí hậu lạnh: hệ động thực vật vùng khí hậu lạnh phong phú và phát
triển thuận lợi; các loại rau cải, su hào, súp lơ, lê, táo, nho, các loại gia súc cừu,
bò, cá hồi.
Vùng khí hậu nóng, có hại dạng nóng khô và nóng ẩm: khí hậu nóng khô
là kiểu khí hậu khắc nghiệt tạo ta các vùng sa mạc; động vật và thực vật nghèo
nàn, kém phát triển. Khí hậu nóng ẩm động vật và thực vật phong phú, phát triển
thuận lợi, nhiều loại rau củ, gia súc, gia cẩm.
Đối với nhu cầu ẩm thực của con người: môi trường sống và khí hậu
quyết định đến các tập quán sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và khẩu vị ăn uống
của con người. Ở vùng khí hậu lạnh, con người sử dụng nhiều thực phẩm động
vật, giàu chất béo. Ví dụ, người vùng Bắc Âu ưa dùng các loại súp đặc, béo và
ăn súp nóng. Ở vùng khí hậu nóng, người dân ở đây dùng nhiều món ăn có
nguồn gốc từ thực vật, ít chất béo hơn.
1.1.3.2. Điều kiện văn hóa xã hội
Con người là chủ thể sáng tạo ra những cách tư duy, ứng xử, lối sống từ

đó hình thành các phong cách ăn uống.
Lối sống con người quyết định đến cách thức tổ chức bữa ăn: phương
Tây có lối sống tự do, tôn trọng quyền cá nhân đã tạo ra tập quán ẩm thực
11


mang tính “động” và phục vụ cho cá nhân. Người châu Á có lối sống cộng
đồng tạo ra tập quán ẩm thực luôn thể hiện tính cộng đồng từ các chế biến
đến cách tổ chức bữa ăn.
Cách tư duy quyết định đến cách nghiên cứu sử dụng các loại sản phẩm
của các ngành nghề khách vào ẩm thực: sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, chế
tạo sử dụng các công cụ, thiết bị vào công tác chế biến phục vụ và tổ chức bữa
ăn. Cách tư duy thiên về kỹ thuật của người phương Tây giúp cho nền ẩm thực
áp dụng nhanh và nhiều sản phẩm công nghiệp vào chế biến. Cách tư duy thiên
về sự ước lệ, cảm tính của người Đông Á đã tạo điều kiện ẩm thực đa dạng, giàu
bản sắc đậm tính địa phương nhưng thiếu sự chuẩn hóa và duy trì lối chế biến,
phục vụ mang nặng tính thủ công, cảm tính.
1.1.3.3. Yếu tố kinh tế:
Phát triển kinh tế tạo ra thu nhập cho người dân ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu hàng ngày của con người từ nhu cầu mặc, ăn, ở, đi lại đến những nhu
cầu về tính thần, du lịch. Thực tế, những quốc gia, vùng dân cư có nền kinh tế
phát triển nhu cầu ẩm thực sẽ thay đổi theo, các món ăn sẽ phong phú, đa dạng
từ nguyên liệu, món ăn được chế biến cầu kì hơn, mang tính thẩm mỹ cao, đặc
biệt do có điều kiện quan tâm đến sức khỏe vì thế yếu tố cân đối dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm hàng đầu. Ngược lại, những quốc gia
có nền kinh tế kém phát triển, việc ăn uống chỉ để đáp ứng nhu cầu ăn no, các
món ăn ít phong phú hơn.
Như vậy có thê thấy những yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp đến nền ẩm
thực của các quốc gia hiện nay mặc dù nền kinh tế thế giới đã phát triển mạnh
nhưng phong cách ăn uống vẫn có những nét riêng biệt.

1.2. Du lịch ẩm thực
1.2.1 Khái niệm du lịch ẩm thực
Du lịch ẩm thực là một hình thức du lịch, dựa vào nội dung, mục đích
chuyến đi nhằm tạo nên sự hứng thú cho khách du lịch cũng như đáp ứng nhu
cầu về thưởng thức tìm hiểu giá trị văn hóa món ăn của khách du lịch.
12


Du lịch ẩm thực có hai ngành: ẩm thực và du lịch ẩm thực. Ẩm thực là
chế biến đồ ăn thức uống có đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng và có sức hấp dẫn
đối với nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt trong tình trạng hiện nay, ẩm thực
phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi cung ứng từ đồng ruộng
đến bàn ăn. Như vậy, ẩm thực vừa có tính nghệ thuật vừa có tính văn hóa vừa
mang tính xã hội. Du lịch ẩm thực là quảng bá, tiếp thị, tổ chức, hướng dẫn du
khách đến các điểm du lịch có ẩm thực đặc sắc, độc đáo của địa phương, vùng
miền, quốc gia. Qua đó, chúng ta thấy ẩm thực và du lịch ẩm thực có quan hệ
hữu cơ, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau để cùng phát triển nhằm giới thiệu
giá trị văn hóa cho bạn bè quốc tế và mang lại nguồn lợi nhuận về kinh tế.
1.2.2. Các loại hình tour du lịch ẩm thực
Hiện nay loại hình du lịch ẩm thực đang rất phổ biến tại nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới. Có 3 loại hình tour du lịch ẩm thực phổ biến hơn cả :
1.2.2.1. Du lịch thưởng thức ẩm thực
So với những năm trước đây, hiện nay, loại hình du lịch thưởng thức ẩm
thực đã phổ biến hơn rất nhiều đặc biệt là ẩm thực đường phố. Các khu phố có
nhiều du khách nước ngoài lui tới thì đều có bán loại tour du lịch này. Ở
TPHCM và Hà Nội là 2 nơi phổ biến nhất.
Trong chương trình tour, thực khách sẽ được thưởng thức hơn 10 món ăn.
Nhà điều hành tour có cách sắp xếp điểm dừng, bài trí món ăn để thực khách
không bị “bội thực”, và nếu gặp quán hợp gu, khách có thể thoải mái ngồi chơi,
bỏ qua những điểm đến còn lại. Du khách nước ngoài rất ưa thích những quán

ven sông hoặc nằm trong những con hẻm ngoằn ngoèo, hay các quán nhỏ nằm
san sát nhau trên các con đường.
Tour ẩm thực đường phố đang trở thành sản phẩm hấp dẫn du khách quốc
tế. Nhiều khách đã mua tour trọn gói cũng yêu cầu nhà tour cung cấp thêm loại
tour này. “Khách từ châu Âu và Mỹ rất thích loại tour này. Nếu chúng ta quy
hoạch và phát triển những con phố ẩm thực nhộn nhịp, bày bán nhiều món ăn
ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì loại tour này còn phát triển mạnh
mẽ hơn nữa”.
13


1.2.2.2. Du lịch kết hợp học nấu ăn
Loại hình du lịch kếp hợp học nấu ăn còn có tên gọi”cooking tour”.
Những lớp học dạy nấu ăn cho du khách nước ngoài không chỉ đem lại hiệu quả
về kinh tế mà còn góp phần đưa văn hóa Việt Nam đến với các bạn bè quốc tế.
Du khách tới Hà Nội, tham gia lớp học nấu ăn sẽ được tự mình “chạm tay” vào
nền văn hóa “ẩm thực” của người Hà Nội nói riêng và của người Việt nói chung.
Ở Việt Nam, dịch vụ dạy nấu ăn cho khách nước ngoài xuất hiện ở Hà Nội
vào đầu những năm 90 thế kỷ trước, sau đó lan sang các trung tâm du lịch khác
như: TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hội An, Nha Trang, Hạ Long... Việc quảng bá hình
ảnh đất nước, con người Hà Nội nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung tới bè
bạn quốc tế qua việc dạy nấu ăn cho du khách nước ngoài đang được các cơ sở
khai thác du lịch hướng tới.
Đầu tiên là chương trình “khám phá hương vị địa phương”, du khách cùng
đi chợ với đầu bếp bằng phương tiện (xe đạp, xích lô,…) được đóng vai người
nội trợ và khám phá từng loại hương liệu truyền thống của người Việt, sau đó
quay trở lại khách sạn thực hành việc chế biến thực phẩm và kết thúc bằng việc
thưởng thức các món ăn do chính tay mình nấu tại nhà hàng.
Thứ hai là chương trình “cuộc hành trình tìm hiểu nội trợ Việt”, du khách
khám phá một phiên chợ quê với các món ăn nổi tiếng ở chợ sau đó trở về

thưởng thức bữa trưa tại nhà hàng và bắt đầu thực hành việc học nấu ăn, thưởng
thức những thành quả lao động của mình.
1.2.2.3. Du lịch kết hợp
Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây các công ty lữ hành, khách sạn,
nhà hàng, khu du lịch tại Việt Nam đã tổ chức khá thành công loại hình du lịch
kết hợp ẩm thực.
Sau khi tham quan xong thực khách có thể ngồi một chỗ để thưởng thức
hương vị món ăn của rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, từ susi, thịt bò Kobe ở
xử mặt trời mọc, cá hồi, cá tuyết của vùng biển Nauy, trứng cá Nga, rượu vang
Pháp, táo Mỹ hay phở, nem, gỏi cuốn, tôm hùm, trà xanh của Việt Nam…Rất
14


nhiều món ăn đồ uống dân dã ở các góc chợ như bánh đúc, tào phớ, bún, nước vối
của miền Bắc, các loại bánh lọc, chè của miền Trung, các loại gỏi, mắm, lẩu, sinh
tố của miền Nam…đã được các khách sạn đưa vào thực đơn phục vụ khách nhưng
nâng lên thành nghệ thuật thông qua cách bài trí và phong cách phục vụ đặc biệt.
Bên cạnh đó, các khách sạn cũng xây dựng thực đơn riêng cho những khách có chế
độ ăn đặc biệt như món ăn chay, món ăn đạo hồi, món ăn đạo Hindu... Đặc biệt các
một số khách sạn 3 sao và các khách sạn 4- 5 sao đều có những bếp bánh riêng,
hàng ngày luôn có bánh mới ra lò để phục vụ khách ăn tại chỗ.
Qua 3 loại hình du lịch đã phân tích thì có thể thấy trong những năm tiếp
theo ẩm thực Việt sẽ phát triển mạnh mẽ đồng thời thu hút nhiều khách nước
ngoài vào Việt Nam hơn.
1.2.3 Mối quan hệ của ẩm thực với hoạt động du lịch
Ẩm thực là một nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi địa
phương trên lãnh thổ đất nước Việt Nam từ vùng núi cho đến miền biển.
Với những nét đặc trưng riêng biệt của mỗi vùng miền, tạo nên một nền
ẩm thực đa dạng, đặc sắc tạo được ấn tượng với mọi người và đặc biệt là trong
lòng du khách khi đến tham quan tại đất nước Việt Nam. Những món ăn truyền

thống của Việt Nam như phở, bún chả, nem, các loại bánh… đã nằm trong rất
nhiều cuốn cẩm nang du lịch của nước ngoài tạo nét hấp dẫn cho khách du lịch,
cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.
Ẩm thực hiện nay là một nhân tố thu hút khách du lịch khi đến với mỗi
vùng miền, mỗi địa danh du lịch. Để phát triển du lịch nhanh và bền vững, việc
xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc biệt là các sản phẩm du lịch gắn
với văn hóa truyền thống của dân tộc có vai trò quyết định. Trong các sản phẩm
đó, ẩm thực đang nổi lên là một thế mạnh của du lịch Việt Nam.
Ngoài các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng,
du lịch chữa bệnh… du lịch ẩm thực ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò
không nhỏ trong sự phát triển du lịch của nhiều địa phương, nhiều quốc gia. Ẩm
thực trở thành một thế mạnh góp phần tạo nên sự khác biệt, thu hút du khách.
15


Khi đến một vùng đất mới, khách du lịch bao giờ cũng muốn được trải
nghiệm những dấu ấn văn hóa khác nhau và văn hóa ẩm thực đã góp phần tạo
nên những điều đó. Nhiều khách du lịch, chuyên gia báo chí quốc tế đã ghi nhận
và đánh giá cao những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Ẩm thực Việt Nam mang tính vùng miền rõ nét, các món ăn truyền thống
được chế biến và kết hợp hương vị một cách hài hòa, tinh tế. Khi đến với một
vùng đất, ẩm thực là cách tốt nhất để tìm hiểu về về đất nước, con người hay
một nền văn hóa.
Chính vì lẽ đó, ẩm thực có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch
tại một vùng, một địa phương, với những nét riêng biệt ắt hẳn đối với mỗi nơi
trên đất nước Việt Nam, ẩm thực luôn là một bức tranh đầy màu sắc mà bất kỳ
du khách nào đến với vùng đất xinh đẹp nãy cũng muốn được thưởng thức
những hương vị đặc sắc, say đắm lòng người.
1.2.4 Yêu cầu đối với điểm đến du lịch ẩm thực
Để đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, điều kiện phục vụ và

các dịch vụ tốt nhất cho du khách, thì mối điểm đến cần đạt được những yêu cầu sau:
Giao thông: rõ ràng giao thông và vận chuyển khách ở điểm đến sẽ làm
tăng thêm chất lượng tour du lịch. Sự sáng tạo trong việc tổ chức giao thông du
lịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tập du khách trong việc tiếp cận điểm đến
và là một yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch.
Cơ sở vật chất: hệ thống cơ sở vật chất là một trong những yếu tố cấu
thành nên sản phẩm du lịch. Bởi vậy, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh
hưởng không nhỏ đến cảm nhận của khách du lịch về mức chất lượng dịch vụ
mà họ được hưởng.
Nơi ăn nghỉ: các dịch vụ lưu trú của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn
nghỉ mang tính chất mà còn tạo được cảm giác chung về sự tiếp đãi cuồng nhiệt
và ấn tượng khó quên về món ăn và đặc sản địa phương.
Như vậy có thể thấy một điểm đến du lịch kết hợp theo nhiều cách khác
nhau. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của điểm đến, nơi đó có cư dân sinh
16


sống, có hệ thống thông tin liên lạc khi cần thiết, các khu vui chơi giải trí đa
dạng, một số cơ sở thương mại,…
1.3. Tiêu chí đánh giá tour du lịch ẩm thực
Qua những tài liệu em tham khảo thì để đánh giá một tour du lịch ẩm thực
dựa vào các tiêu chí chủ yếu sau: Chất lượng và giá bán tour.
1.3.1. Chất lượng
Nhà cung cấp: khách sạn, phương tiện vận chuyển, nhà hàng đểu phải
đảm bảo chất lượng cũng như an toàn…Mọi thông tin khách hàng đều được lắm
rõ trước khi khởi hành chương trình tour du lịch.
Hướng dẫn viên: đội ngũ hướng dẫn viên đều phải tốt nghiệp chuyên
ngành du lịch, có trình độ ngoại ngữ đặc biệt là tiếng anh thành thạo. Hướng dẫn
viên là những người thay mặt công ty lữ hành thực hiện hợp đồng với khách
hàng, thu thập thông tin xử lý khi khách cần thiết. Người sẽ tổ chức hướng dẫn

khách tham quan, kiểm tra chất lượng dịch vụ, số lượng món ăn, đồ ăn cho
khách, xử lý các tình huống phát sinh để đảm bảo khách hàng được phục vụ một
cách tốt nhất.
Số lượng món ăn: đầu tiên số món ăn phải đủ theo hơp đồng khách đã
biết. Món ăn có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết không quá nhiều thịt hoặc quá
nhiều rau củ. Số món ăn được sắp hết theo trình tự nhất định từ món khai vị tới
món chính và món tráng miệng.
Chất lượng: đảm bảo cho khách tiêu chí ngon-bổ-rẻ. Tất cả các loại rau
củ, thịt, cá đều phải tươi, sạch để khi khách thưởng thức có cảm giác như đồ nhà
nấu. Bên cạnh đó có thể thấy cảm nhận của khách về món ăn qua củ chỉ nét mặt,
qua số lượng thức ăn còn trên bàn.
Vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh, an toàn thực phẩm luôn được đặt lên
hàng đầu và là điều kiện bắt buộc đối với các cở sở cung cấp dịch vụ. Những
nhà hàng này phải cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ và được cơ quan quản lý
chất lượng cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

17


1.3.2. Giá bán tour
Khi một chương trình du lịch được xây dựng lên thì phải có sự cân nhắc
kĩ lưỡng về tất cả các dịch vụ đi kèm để từ đó đưa ra giá bán hợp lí, cạnh tranh
với đối tác. Đánh giá về giá bán một tour du lịch ẩm thực dựa trên các yếu tố:
- Số lượng món ăn có trong chương trình.
- Chất lượng tiêu chuẩn đạt mấy sao.
- Có chương trình khuyến mãi hay không.
1.4. Du lịch ẩm thực trên thế giới và Việt Nam
1.4.1 Tour du lịch ẩm thực thế giới
Dưới đây là một số tour du lịch ẩm thực các nước trên thế giới
Tour” Xe buýt Pizza NYC của Scott “(New York, Mỹ)

Đến với thành phố của bánh pizza, bạn không dễ tìm thấy nơi để “chọn
mặt gửi vàng” giữa vô số quán ăn. Vào chủ nhật hàng tuần, tour của Scott
Wiener sẽ đưa du khách tới những trải nghiệm pizza tuyệt nhất.
Trong hơn 4 tiếng, bạn sẽ thưởng thức những lát pizza trứ danh ở những
nhà hàng như Lombardi, Patsy, và Luzzo.
Bên cạnh đó, bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử phô mai, sốt và vỏ bánh pizza.
Chi phí: 1,5 triệu đồng/người.

Hình 1.2. Đầu bếp làm pizza
Tour “Yanaka của Oishii Tokyo”(Tokyo, Nhật Bản)

18


Công ty du lịch Oishii Tokyo cung cấp tour dành cho nhóm khách quy mô
nhỏ - tối đa 7 người - tham quan khu Yanaka giàu tính lịch sử.
Bạn sẽ ghé qua những nhà hàng nhỏ, ngồi ăn ở quầy hàng rong trên
đường phố, thưởng thức món ăn vặt như đậu nành nướng bơ, bánh đại phúc
mochi daifuku, hoặc bánh dầy nhân đậu đỏ.
Bên cạnh đồ ăn là chủ đề chính, du khách cũng sẽ thưởng thức rượu sake
hoặc cà phê địa phương.
Hướng dẫn viên có thể gợi ý những món ăn thay thế nếu khách bị dị ứng.
Chi phí: 2,5 triệu đồng /3 tiếng.

Hình 1.2. Một số bánh nổi tiếng của Nhật
Tour “thưởng thức mùi vị của Ma-rốc”
Tham gia tour ẩm thực 10 ngày của The International Kitchen, bạn sẽ có
cơ hội thưởng thức món súp hầm của người Ma-rốc, tham gia 4 cuộc hội thảo
nấu ăn độc đáo, bao gồm ghé thăm nhà Ma-rốc truyền thống ở Fes và ngôi làng
Berber nhỏ. Bạn cũng sẽ đi lang thang qua con đường hẹp và ngắm nhìn các đền

thờ Hồi giáo được trang trí lung linh.

19


Hình 1.3. Nguyên liệu làm món súp người ma – rốc
Như vậy có thể thấy với nền văn minh lâu đời và mức sống cao, trải qua
quá trình lịch sử xây dựng văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời. Họ có lối sống
sôi động, thích hoạt động và di chuyển, không thích cuộc sống tĩnh lại.
Họ có lối sống công nghiệp khẩn trương, kỷ cương, chế độ làm việc rất
nghiêm túc. Vì thế khi đi du lịch, du khách châu Âu có yêu cầu rất cao đối với
việc thực hiện kế hoạch, lịch trình chuyến đi, đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác và
đạt hiệu quả mong muốn.
Người Châu Âu thích ăn bánh mì, uống coffe, uống sữa với các loại bánh
ngọt và các món ăn lạnh. Họ không thích chế biến cầu kỳ, không mời chào nhau
trong ăn uống.
Du lịch ẩm thực Châu Âu cũng được mọi người săn đón, bên cạnh những
giờ làm việc mọi người tìm tới chương trình du lịch để giảm căng thẳng. Còn
việc lựa chọn loại hình du lịch chủ yếu là sinh thái, văn hóa, vui chơi giải trí.
Nhằm giải tỏa những căng thẳng tâm lý do môi trường công nghiệp gây ra.
1.4.2. Tour du lịch ẩm thực Việt Nam
Dưới đây là một tour du lịch ẩm thực ở công ty Thế Sinh tour
Tour du lịch ẩm thực Đà Nẵng nửa ngày
Khởi hành hàng ngày
20


Thời gian nửa ngày
Lịch trình Đà Nẵng City Tour


18hh00: Xe đón quý khách tại khách sạn. Bắt đầu Tour Du Lịch Ẩm Thực
Đà Nẵng Nửa Ngày.
18hh10: Đến quán Bánh xèo Bà Dưỡng thưởng thức đặc sản Bánh xèo, Nem
Lụi nổi tiếng:bánh xèo chiên giòn ở bên ngoài, với nhưng tôm, thịt giá đỗ bên
trong. Rau sống ăn kèm theo với chuối chát, dưa góp rất tươi. Bánh xèo ở đây được
ăn với nước tương, vị đậm đà vừa ăn, khác hẳn các loại nước chấm khác.
19h00: Dừng chụp ảnh Cầu Quay Sông Hàn. Phố đi bộ Bạch Đằng, mua
sắm Chợ Đêm.
20h45: Thưởng thức món Bánh cuốn Thịt Heo: thịt được thái thành từng
lát không quá mỏng hoặc quá dày, nạc mỡ xen kẽ, ăn kèm với mắm nêm thượng
hạng. Mắm nêm ngon có vị vừa ngọt, vừa mặn mà, vừa thơm tho, vừa tinh tế.
Sau đó tráng miệng với chè Xuân Trang: chè nấu từ các loại đỗ như đỗ đỏ,
đỗ ngự và đỗ xanh, thêm chút sữa dừa, lạc rang nóng và đá bào vào ly cho đủ vị.
Tất cả hòa quyện vào nhau, đánh thức vị giác của bạn.
21hh30: Đưa quý khách về lại khách sạn. Kết thúc Tour Du Lịch Ẩm
Thực Đà Nẵng Nửa Ngày.
Giá chương trình: 1,000,000vnđ/ 1 khách / nửa ngày
Bao gồm:
Xe máy lạnh đón – tiễn tại khách sạn và tham quan theo chương trình.
Hướng dẫn viên tiếng Việt/Anh.
Tiền ăn các món theo chương trình.

21


Không bao gồm:
Các chi phí phát sinh ngoài chương trình.
Tips, bảo hiểm, thuế VAT
Lưu ý : giá trẻ em từ 5-<9 tuổi): 550.000vnđ/1 khách/ nửa ngày . Phụ thu
ngoại quốc : 100.000vnđ/ 1 khách/ nửa ngày.

Như vậy có thể thấy chương trình du lịch ẩm thực Đà Nẵng, là một điểm
nhấn của du lịch Đà Nẵng hiện nay. Cùng với sự phát triển chung của du lịch Đà
Nẵng thì hiện nay việc phát triển kinh doanh du lich ẩm thực đã được chính
quyền quan tâm, đầu tư nhiều hơn với nhiều những chính sách phát triển mới.
Đó là một lợi thế quan trọng trong thu hút khách du lịch tại đây. Đặc biệt, những
năm gần đây, một loạt phố chuyên doanh về ẩm thực như phố điểm tâm Huỳnh
Thúc Kháng, phố ẩm thực Phạm Hồng Thái, đoạn đường chuyên doanh ẩm thực
Lê Thanh Nghị... được hình thành.
Tuy nhiên, những phố ẩm thực này vẫn nhỏ lẻ, chưa phải là những khu
vực tập trung các món ăn đặc trưng của Đà Nẵng. Trong khi đó, du khách, đặc
biệt là khách quốc tế, thường thích trải nghiệm những món ăn do chính người
địa phương chế biến chứ không phải tại những nhà hàng sang trọng.
Từ những phân tích trên thì có thể biết được rằng trong những năm tiếp
theo du lịch ẩm thực sẽ có nhiều thay đổi trong hình thức tổ chức, tạo sự hấp dẫn
cho khách du lịch . Qua đây cũng thấy rằng ăn uống là một trong những nhu cầu
cơ bản không thể thiếu của con người. Đồng thời, nó cũng thể hiện văn hóa đặc
trưng của từng vùng miền khác nhau trên cùng một lãnh thổ.
Đến Huế không thể không nói đến văn hóa ẩm thực Huế. Món ăn Huế thể
hiện đậm nét giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, nghệ thuật và có hương
vị rất riêng, đã trở nên một thương hiệu hấp dẫn cho nền văn hóa ẩm thực Việt
Nam…Vì vậy mà công ty du lịch sen vàng đưa ra chương trình tour du lịch ẩm
thực Huế.
Khởi hành hàng ngày.
Thời gian nửa ngày.
22


18h:00: Xích lô đón quí khách tại khách sạn về tập trung tại 76- Lê Lợi
18h:20: Hành trình sẽ đưa quí khách đến Nhà Hàng “HÀNG ME ” tọa lạc
trên con đường Võ Thị Sáu để thưởng thức những món bánh đặc sản của xứ Huế

( bánh bèo, nậm, lọc, ram ít, bánh cuốn...).
19:15: Xích lô lại tiếp tục đưa quí khách đến “ Cồn Hến” để thưởng thức
những món ăn mang đậm hương vị Huế ( cơm hến, bún hến...).
20h:00: Dọc theo con đường Lê Lợi sát dòng Hương thơ mộng hành trình
sẽ đưa quí khách đến quán chè với một cái tên rất gần gủi với những con người
bình dân của Huế quán chè Hẻm để thưởng thức các món chè của xứ Huế.( chè
cốm, chè chuối, chè đạu xanh….)
20h:45: Sau khi thưởng thức chè Huế quí khách sẽ tiếp tục chuyến hành
trình đến đường Đinh Tiên Hoàng để thưởng thức các món bánh khoái và nem
lụi trên đường đi quí khách sẽ được tham quan cầu Trường Tiền và Đại nội Huế
về đêm dưới những ánh đèn lung linh, huyền diệu.
Cuối chương trình xích lô sẽ chở quí khách đi dạo trên những con đường
thơ mộng để ngắm cảnh Huế về đêm. quí khách cũng có thể đi mua sắm những
đặc sản, quà lưu niệm của Huế như ( Mè xửng, nón lá, tôm chua, áo dài Huế...)
dưới sự hướng dẫn của các Bác xích lô.
22h:00: kết thúc Tour, xích lô sẽ đưa quí khách về lại khách sạn.
Giá chương trình: 470.000vnđ/ 1 khách/ nửa ngày
Bao gồm:
Xích lô đón quý khách tại nơi tập trung.
Hướng dẫn viên tiếng Việt/Anh.

23


Tiền ăn các món theo chương trình.
Không bao gồm:
Các chi phí phát sinh ngoài chương trình.
Tips, bảo hiểm, thuế VAT
Qua tour trên có thể thấy đến với Huế mộng mơ thì quý khách được
thưởng thức những món bánh đặc sản, món ăn trong những con phố nhỏ dân giã,

bình dị.

24


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC TOUR DU LỊCH ẨM THỰC
Ở PHỐ CỔ HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu đôi nét về Hà Nội và phố Cổ Hà Nội
2.1.1 Tên gọi
“Hà Nội” bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng
thứ 12 (Tây lịch năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập
ở Bắc Thành. “Hà Nội” chữ Hán là “河河”, nghĩa mặt chữ là bên trong sông, tên
gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông
là sông Nhị ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết ở phía tây nam.
Tỉnh Hà Nội gồm có bốn phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hoà và Lý
Nhân. Toà thành nơi có đặt trị sở của tỉnh Hà Nội, tức tỉnh lị của tỉnh Hà Nội,
được gọi là thành Hà Nội theo tên tỉnh. Thành Hà Nội nằm trên địa phận hai
huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Cả hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đều
cùng thuộc phủ Hoài Đức.
Ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt toàn bộ huyện
Thọ Xương và một phần huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội làm nhượng địa cho
Pháp để Pháp thành lập thành phố Hà Nội. Trước đó, ngày 19 tháng 7, tổng
thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội
trước khi có sự công nhận của Triều đình Việt Nam. Năm 1890, phủ Lý Nhân bị
tách khỏi tỉnh Hà Nội, đổi thành tỉnh Hà Nam.
Năm 1896, tỉnh lị của tỉnh Hà Nội được dời ra làng Cầu Đơ thuộc tổng
Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai. Để tránh trùng tên với thành phố Hà Nội,
năm 1902, tỉnh Hà Nội được đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ theo tên của tỉnh lị.
Ngày 6 tháng 12 năm 1904, quan toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên

tỉnh Cầu Đơ và tỉnh lị của tỉnh này thành “Hà Đông”. Tên gọi “Hà Đông” là do
quan đốc học tỉnh Cầu Đơ Vũ Phạm Hàm đề xuất, lấy từ một câu nói của Lương
Huệ vương được ghi trong sách Mạnh Tử là 河河河, 河河河河河河河, 河河河河河河” (âm
Hán Việt: Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà Đông, di kỳ túc ư Hà Nội), có nghĩa
là Hà Nội bị mất mùa thì chuyển dân ở Hà Nội sang Hà Đông, chuyển lương
25


×