Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất, chất lượng bưởi múc tại xã thái niên huyện bảo thắng tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.3 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

LẠI TRUNG ANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ VÀ
CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG BƯỞI MÚC TẠI XÃ THÁI NIÊN
HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên – 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

LẠI TRUNG ANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ VÀ
CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG BƯỞI MÚC TẠI XÃ THÁI NIÊN
HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Thái Nguyên – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả công bố trong luận văn hoàn
toàn trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Các thông tin
trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Lại Trung Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Nguyễn Minh
Tuấn là người hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Nông
học, Phòng Đào tạo cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trình
cao học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, toàn thể gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn
thànhluận vănnày, xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa

luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lại Trung Anh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết................................................................................................. 1
2. Mục đích và yêu cầu ..................................................................................... 2
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU............................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi trên thế giới và Việt Nam ........... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi trên thế giới ............................. 5
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam .............................. 7
1.2.3. Tình hình sản xuất bưởi Múc tại Bảo Thắng ........................................ 10
1.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng trên thế

giới và Việt Nam .............................................................................................. 11
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng trên
thế giới ............................................................................................................. 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng ở
Việt Nam ......................................................................................................... 14
1.4. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu .............................................. 22


iv

CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 23
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 23
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.5.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng bưởi Múc .................................................................. 24
2.5.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất sinh trưởng
GA3 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả bưởi Múc........................ 25
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 29
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 30
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng bưởi Múc ........................................................................... 30
3.1.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và các
đợt lộc của bưởi Múc ...................................................................................... 30
3.1.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chất lượng lộc xuân giống
bưởi Múc ......................................................................................................... 32

3.1.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất của bưởi Múc ........................................................................................... 36
3.1.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về đặc điểm
quả của bưởi Múc ............................................................................................ 38
3.1.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chất lượng quả của bưởi Múc .... 40
3.1.6. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số sâu bệnh hại chính trên
bưởi Múc ......................................................................................................... 41
3.1.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón qua lá cho bưởi Mức 42


v

3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng bưởi Múc .................................................................. 43
3.2.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3đến động thái tăng
trưởng chiều dài lộc xuân ................................................................................ 44
3.2.2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến số lượnglộc và chất
lượng lộc xuân bưởi Múc ................................................................................ 45
3.2.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến thời gian ra hoa và
tỷ lệ đậu quả bưởi Múc.................................................................................... 47
3.2.4. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến các yếu tố cấu thành
năng suất bưởi Múc ......................................................................................... 49
3.2.5. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến một số chỉ tiêu về
đặc điểm quả bưởi Múc ................................................................................... 51
3.2.6. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến chất lượng quả bưởi
Múc.................................................................................................................. 53
3.2.7. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến một số sâu bệnh hại
chính trên bưởi Múc ........................................................................................ 54
3.2.8. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến hiệu quả kinh tế trên
bưởi Múc ......................................................................................................... 55

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 56
1. Kết luận ....................................................................................................... 56
2. Đề nghị ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục ........................ 6
trên thế giới năm 2017 ........................................................................................ 6
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng lộc
xuân giốngbưởi Múc ....................................................................................... 31
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến đặc điểm hình thái lộc
xuân giống bưởi Múc ...................................................................................... 32
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến thời gian ra hoa, nở hoa
của giống bưởi Múc ........................................................................................ 34
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng rahoa, đậu quả
của bưởi Múc................................................................................................... 35
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất bưởi Múc............................................................................. 36
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến một số chỉ tiêu về đặc
điểm quả của bưởi Múc ................................................................................... 39
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chất lượng quả của bưởi
Múc.................................................................................................................. 40
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các công thức bón phân qua lá đến một số sâu bệnh
hại chính trên bưởi Múc .................................................................................. 42
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế ............. 43
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến tình hình sinh
trưởng lộc xuân ............................................................................................... 44

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến động thái tăng
trưởng lộc của bưởi Múc ................................................................................. 46
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến thời gian ra
hoa bưởi Múc .................................................................................................. 47
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến tình hình ra
hoa, đậu quả bưởi Múc .................................................................................... 48


vii

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất bưởi Múc .......................................................... 50
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến một số chỉ tiêu
về đặc điểm quả bưởi Múc .............................................................................. 51
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến chất lượng quả
bưởi Múc ......................................................................................................... 53
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến một số sâu
bệnh hại chính bưởi Múc ................................................................................ 55
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến hiệu quả kinh
tế trên bưởi Múc tại Lào Cai năm 2018 .......................................................... 56


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Hình 1: Số quả/cây và năng suất bưởi Múc .......................................................... 37
Hình 2: Động thái tăng trưởng cành lộc xuân của các công thức ................... 45
thí nghiệm........................................................................................................ 45
Hình 3. Diễn biến đậu quả ổn định của giống bưởi Múc tại Lào Cai ............. 49

năm 2018 ......................................................................................................... 49


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Cây có múi nói chung, cây bưởi nói riêng là một trong các đối tượng
cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao được nhiều người ưa chuộng.
Do có phổ thích nghi rộng, cây bưởi có thể trồng ở hầu khắp các vùng miền
trong cả nước, hình thành nên một số vùng bưởi hàng hóa cho hiệu quả kinh
tế cao như: bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh (Vĩnh Long, Tiền Giang), bưởi
Thanh Trà (Thừa Thiên Huế), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Luận Văn
(Thanh Hoá), bưởi Khả Lĩnh (Yên Bái, Phú Thọ), bưởi Chí Đám (Phú Thọ),
bưởi Diễn, bưởi Quế Dương (Hà Nội),...
Cây bưởi Múc tại làng Múc, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào
Cai là giống bưởi địa phương được di thực từ nơi khác đến làng Múc từ
những năm 1980 – 1981 đến nay đã thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của
vùng. Đây là giống bưởi có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, cho năng
suất và chất lượng quả tốt được người dân trong vùng ưa chuộng. Từ cây
được di thực đến, hiện nay tại làng Múc và vùng lân cận giống bưởi này đã
được nhân giống và phát triển được khoảng 20 ha, trong đó phát triển mạnh
khoảng 3 - 4 năm trở lại đây khi mà sản phẩm quả bưởi làng Múc được giới
thiệu ra thị trường. Như vậy, có thể thấy rằng, quả bưởi làng Múc đang có xu
hướng trở thành một sản phẩm quả tươi hàng hóa được thị trường ưa chuộng,
nhu cầu sử dụng quả bưởi Múc có xu hướng ngày càng tăng. Nắm bắt được
điều này, chính quyền và nhân dân địa phương đang có chủ trương quy hoạch
và mở rộng phát triển sản xuất đối tượng cây trồng này.
Tuy nhiên trong quá trình canh tác còn gặp nhiều khó khăn như tình
trạng thoái hoá giống, sâu bệnh phát triển mạnh, chất lượng bưởi Múc giảm,
hiệu quả kinh tế thấp, khí hậu thời tiết thất thường, thị trường cạnh tranh gay
gắt... làm cho diện tích bưởi Múc cành ngày càng giảm. Vì vậy, để tăng hiệu

quả canh tác giống bưởi Múc cần tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chất
điều hoà sinh trưởng, chế phẩm dinh dưỡng qua lá đến sinh trưởng phát triển, sự


2

đậu quả và năng suất của cây bưởi Múc là một trong những yêu cầu cấp thiết.
Bón phân qua lá có vai trò bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây một cách
nhanh nhất trong đó bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi
lượng. Phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất, tăng cường khả năng
kháng sâu bệnh và tính chống hạn cho cây, làm tăng chất lượng sản phẩm.
Trong khi GA3 có vai trò thúc đẩy các lộc cành phát triển, tăng tỷ lệ đậu
quả, làm quả nhanh lớn, giúp cho quả chín muộn, ức chế quá trình phân hoá
mầm hoa, đặc biệt là tạo quả không hạt.
Xuất phát từ điều kiện và nhu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chất điều hòa sinh
trưởng đến năng suất, chất lượng bưởi Múc tại xã Thái Niên - huyện Bảo
Thắng - tỉnh Lào Cai”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định được loại phân bón lá và liều lượng chất kích thích sinh
trưởng thích hợp cho giống bưởi Múc tại xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng,
tỉnh Lào Cai.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng
phát triển, năng suất và chất lượng giống bưởi Múc.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến sinh
trưởng phát triển, năng suất và chất lượng quả bưởi Múc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng biện pháp kỹ
thuật thâm canh nâng cao năng suất chất lượng của bưởi Múc tại xã Thái
Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là một dẫn liệu có giá trị khoa học về ảnh
hưởng của phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến sinh trưởng phát


3

triển, năng suất và chất lượng của giống bưởi Múc tại xã Thái Niên, huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng quả bưởi từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người
trồng bưởi Múc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để nâng cao năng suất,
đồng thời phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa bền vững gắn với thương
hiệu cho giống bưởi Múc tại xã Thái Niên.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bưởi Múc huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào cai là giống bản địa, có lịch sử
trồng trọt ở làng làng Múc, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai là
giống bưởi địa phương được di thực từ nơi khác đến làng Múc từ những năm
1980 – 1981 Bưởi Múc được nhiều người tiêu dùng bởi có nhiều đặc điểm
quý như: ngọt mát, dóc tép, mọng nước, mẫu quả đẹp, có hương thơm đặc

trưng. Bởi vậy, bưởi Múc đã trở thành giống cây ăn quả nổi tiếng của huyện
Bảo Thắng. Tuy nhiên, thực tế việc phát triển sản xuất bưởi Múc vẫn chưa
thực sự tương xứng với lợi thế và tiềm năng của vùng, do phần lớn người dân
vẫn còn canh tác theo phương pháp quảng canh, bón phân, chăm sóc chưa
đảm bảo quy trình kỹ thuật, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho bưởi Múc vẫn còn nhiều hạn chế,
dẫn đến năng suất và chất lượng của các vườn bưởi còn thấp và không đồng
đều. Một trong những nguyên nhân chủ yếu có thể là do người trồng bưởi bón
phân không cân đối, sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật; bón thiếu hụt
nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng.
Theo tác giả Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thị Mão, (2010)[5], lượng
dinh dưỡng cây hút thể hiện nhu cầu về dinh dưỡng của cây. Cây hút dinh
dưỡng theo một tỷ lệ cân đối nhất định. Lượng dinh dưỡng cây hút thay đổi
theo loại cây trồng, năng suất thu hoạch, kỹ thuật chăm sóc của người trồng.
Trong cùng một loại cây trồng thì lượng dinh dưỡng cây hút được phụ thuộc
vào điều kiện sinh thái (đất đai, thời tiết khí hậu: nhiệt độ và lượng mưa).
Việc tăng năng suất, chất lượng bưởi phụ thuộc rất lớn vào các biện
pháp kỹ thuật, đặc biệt là bón phân. Sử dụng phân bón là một trong bốn yếu
tố quan trọng hàng đầu trong việc thâm canh tăng năng suất cây trồng cho sản
xuất nông nghiệp. Bón phân qua lá được sử dụng để bổ sung thêm dinh dưỡng


5

cho cây trồng một cách nhanh nhất trong đó bao gồm các nguyên tố đa lượng,
trung lượng và vi lượng. Phân bón lá có tác dụng làm tăng năng suất, tăng
cường khả năng kháng sâu bệnh và tính chống hạn cho cây, làm tăng chất
lượng sản phẩm. Phân bón lá còn giúp cho cây phục hồi nhanh chóng sau
trồng, hoặc sau khi trải qua các hiện tượng thời tiết bất thuận như nắng nóng,
lạnh, khô hạn, úng ngập …

GA3 là nhóm Phytohoocmon thứ hai, có hoạt tính mạnh và được sử dụng
rộng rãi nhất. Trong việc tạo quả, GA3 có vai trò giống như auxin làm tăng kích
thước quả, tạo nên quả không hạt trong một số trường hợp. Việc sử dụng chất
kích thích sinh trưởng GA3làm tăng đậu quả và quả không hạt cũng là biện
pháp được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả đối với nhiều loại cây trồng.
Do vậy, để có được những sản phẩm có năng suất cao, và chất lượng
tốt Việt Nam cũng cần phải có những nghiên cứu về sử dụng phân bón lá,
chất điều hòa sinh trưởng để lựa chọn được loại phù hợp với điều kiện canh
tác của Việt Nam.
Việc sử dụng phân bón (phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng) có thể
làm tăng năng suất, chất lượng quả. Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu
những vấn đề về phân bón và đã cho năng suất, chất lượng tốt. Hiện nay, bưởi
Múc chưa có nghiên cứu cụ thể về phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng
GA3. Trên cơ sở khoa học đó mới tiến hành những nghiên cứu về phân bón lá
và chất điều hòa sinh trưởng GA3để làm tăng năng suất bưởi Múc.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi trên thế giới
Bưởi (Citrus grandis L.) là một trong những loại cây có múi cho giá trị
hàng hóa cao và tính thương mại lớn. Năm 2017, diện tích trồng bưởi trên thế
giới đạt 348,21 nghìn ha, năng suất bưởi là 260,3 tạ/ha, tổng sản lượng bưởi
tươi (bao gồm cả bưởi chùm) thế giới đạt 9,06 triệu tấn. Trong đó, sản lượng
bưởi của các nước đạt lớn nhất là Trung Quốc là 4.733,4 nghìn tấn; Nam Phi
là 323,7 nghìn tấn; Mexico 441,9 nghìn tấn; Thổ Nhĩ Kỳ đạt 260,0 nghìn


6

tấn..... Tổng xuất khẩu bưởi tươi trên thế giới đạt 804 nghìn tấn. Trong đó,
xuất khẩu bưởi của các nước: Nam Phi 220nghìn tấn; Mỹ 210nghìn tấn;
Trung Quốc 140nghìn tấn; Thổ Nhĩ Kỳ 110nghìn tấn; Israel 76nghìn tấn; EU272nghìn tấn; Mexico 18 và các nước khác 10nghìn tấn. Tổng mức tiêu thụ

bưởi tươi trên thế giới đạt 4,22 triệu tấn. Trong đó, mức tiêu thụ ở Trung
Quốc 278nghìn tấn; EU273nghìn tấn; Mỹ 325nghìn tấn; Mexico 260nghìn
tấn; Nhật Bản 160nghìn tấn; Nga 115nghìn tấn; Argentina 49nghìn tấn; và các
nước khác 164nghìn tấn. Tổng lượng bưởi tươi đem chế biến trên thế giới đạt
974 nghìn tấn. Trong đó, Mỹ 506nghìn tấn; Nam Phi 185nghìn tấn; Israel
145nghìn tấn; Mexico 80nghìn tấn (Fao, 2019)[36].
Diện tích cho thu hoạch, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục
trên thế giới năm 2017 được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục
trên thế giới năm 2017
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

Thế giới

348.212

260,3

9.063.144


2

Châu Phi

56.802

140,2

796.338

3

Châu Mỹ

75.858

207,2

1.571.393

4

Châu Á

211.797

311,7

6.594.638


5

Châu Âu

2.866

323,1

92.599

6

Châu Đại Dương

889

91,9

8.175

TT

Quốc gia

1

(Nguồn: FAOSTAT, 2019)[36]
Bảng 1.1 cho thấy châu Á là châu lục có diện tích trồng bưởi lớn nhất
với 211.797 ha (chiếm 21,79 % tổng diện tích của toàn thế giới). Đứng thứ 2
là châu Mỹ, tiếp đến là châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là

châu là châu Đại Dương với với 889ha (chiếm 0,26 % tổng diện tích bưởi của
toàn thế giới).


7

Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm cho quả có múi của các nước sản xuất
cây có múi chính trên thế giới là 62,4 triệu tấn, trong đó, nhu cầu tiêu dùng
cho ăn tươi là 37,4 triệu tấn và nhu cầu các sản phẩm chế biến là 25,0 triệu
tấn, chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ cam (83%). Trong các nước sản xuất
cây có múi lớn ở trên thế giới, hầu hết sản phẩm quả có múi của Trung Quốc
được sử dụng cho ăn tươi (93%); sản phẩm của Mỹ hầu hết được sử dụng cho
chế biến (68%); tương tự như vậy, sản lượng cam quýt của Braxin dành cho
chế biến hàng năm khoảng trên 11,0 triệu tấn, tương đương khoảng 70% tổng
sản lượng quả có múi của cả nước. Tiêu thụ bình quân đầu người các sản
phẩm quả có múi là 24 kg/người-năm ở các nước phát triển và 9,0 kg/ngườinăm ở các nước đang phát triển (Nguyễn Quang Tin và Nguyễn Quốc Trị,
2017)[28].
Ở khu vực châu Á, Trung Quốc là nước có sản lượng các sản phẩm quả
có múi lớn nhất với 19,7 triệu tấn, trong đó 2,9 triệu tấn cam và xấp xỉ 0,6
triệu tấn bưởi; tiếp theo là Ấn Độ với sản lượng xấp xỉ 6,3 triệu tấn, trong đó
3,9 triệu tấn cam và 0,2 triệu tấn bưởi. Các nước có sản lượng cây có múi lớn
tiếp theo trong khu vực là Thái Lan, Philippin và Indonesia (Nguyễn Quang
Tin và Nguyễn Quốc Trị, 2017)[28].
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cây có múi ở Việt Nam
Ở nước ta nhóm cây ăn quả có múi nói chung, bưởi nói riêng được coi
là một trong 4 loại các cây ăn quả chủ lực. Bưởi ở Việt Nam chủ yếu sản xuất
để ăn tươi. Một vài năm gần đây đã có một số hoạt động đầu tư sản xuất, áp
dụng quản lý chất lượng theo hướng GAP, đăng ký thương hiệu cho một số
giống bưởi đặc sản như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch, Đoan Hùng,... với
mục đích xuất khẩu ra thị trường ngoài nước.

Ở phía Bắc, các tỉnh trồng cây ăn quả có múi tập trung có diện tích
trồng và sản lượng thu hoạch hàng năm lớn là Hà Giang, Tuyên Quang, Yên
Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế. Các giống cam đang được trồng phổ biến ở


8

các tỉnh phía Bắc là cam sành được trồng tập trung ở các tính Hà Giang,
Tuyên Quang, Yên Bái; các giống cam chanh được phổ biến ở các tỉnh Hòa
Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An; và cam bù được trồng tập trung ở Hà
Tĩnh. Năng suất cam biến động rất lớn giữa các vùng trồng, giữa các hộ trong
cùng một vùng trồng. Năng suất trung bình các giống cam sành ở các tỉnh Hà
Giang, Tuyên Quang, Yên Bái dao động 10 - 15 tấn/ha. Năng suất các giống
cam chanh trung bình đạt 12 - 15 tấn/ha tại các vùng trồng tập trung của các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An; tại các vùng người nông dân áp dụng chế độ tham
canh cao như tại Cao Phong - Hòa Bình, năng suất cam tại nhiều hộ nông dân
đạt 40 - 45 tấn/ha (Tổng cục thống kê, 2018)[33].
Các giống bưởi đang được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc là bưởi
Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi đường Hương Sơn, bưởi Luận
Văn và bưởi Thanh Trà. Nhìn chung các giống bưởi đang được trồng tập
trung ở các tỉnh phía Bắc đều có khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao và
chất lượng quả tốt.
- Bưởi Năm Roi: Trồng nhiều trên đất phù sa ven sông Hậu ở huyện
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Hậu Giang. Không những tiêu thụ trong
nước bưởi Năm Roi còn được xuất khẩu đi một số nước. Doanh nghiệp
Hoàng Gia đã đăng ký độc quyền kinh doanh thương hiệu bưởi Năm Roi
Hoàng Gia và lập trang riêng nhằm quảng bá cho loại quả đặc sản này
(Nguyễn Ngọc Nông, 1999) [24].
- Bưởi Da Xanh: Có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện

Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, hiện được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã
Bến Tre. Ngoài tiêu thụ nội địa, bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang một số
nước như Mỹ, Thái Lan (Nguyễn Khắc Hùng, 2018)[17].
- Bưởi Đường Lá Cam: Trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai,
hiện nay ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển trồng nhiều
giống bưởi này. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch, sản phẩm
chủ yếu tiêu thụ nội địa (Trần Như Ý và cs, 2000)[35].


9

- Bưởi Thanh Trà: Là một trong những đặc sản của tỉnh Thừa Thiên
Huế, đã trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố Đô Huế. Diện tích bưởi
Thanh Trà ước khoảng 1.114 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Trà,
Phong Điền, Hương Thủy và thành phố Huế. Trong quy hoạch của tỉnh, diện
tích bưởi Thanh Trà tiếp tục được mở rộng, tiến tới ổn định ở mức 1.400 ha
(Vũ Việt Hưng, 2011)[18].
- Bưởi Đoan Hùng: Trồng tập chung chủ yếu ở các xã Chí Đám, Bằng
Luân và Cát Lâm của huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông
Lô và sông Chảy. Bưởi Đoan Hùng có 2 giống là bưởi Tộc Sửu, nguồn gốc ở xã
Chí Đám và bưởi Khả Lĩnh, nguồn gốc ở thôn Khả Lĩnh xã Đại Minh huyện
Yên Bình tỉnh Yên Bái với diện tích cây cho quả khoảng trên 300 ha (Nguyễn
Đình Tuệ, 2010)[29].
- Bưởi Diễn: Có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ, trước đây được
trồng nhiều ở xã Phú Diễn, xã Phú Minh huyện Từ Liêm Hà Nội, hiện nay đã
được trồng và phát triển tốt tại một số địa phương như: Hà Nội (Đan Phượng,
Phúc Thọ, Hoài Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai,...); Bắc Giang (Hiệp Hoà, Tân
Yên, Yên Thế,...); Hưng Yên (Văn Giang, Tiên Lữ,...) với diện tích ước khoảng
1.000 ha và đang tiếp tục được mở rộng (Trần Như Ý và cs, 2000)[35]
Ngoài những giống bưởi chính kể trên còn có nhiều giống bưởi ngon

được trồng rải rác ở các tỉnh trong cả nước như: bưởi Ổi, bưởi Da Láng (Biên
Hoà, Vĩnh Long), bưởi Tàu, bưởi Bành, bưởi Phò Trạch (Thừa Thiên Huế),
bưởi Luận Văn (Thanh Hoá), bưởi Quế Dương (Hoài Đức – Hà Nội), bưởi
Hoàng Trạch (Văn Giang – Hưng Yên). Ở mỗi vùng, các giống bưởi đều có
vai trò nhất định trong sản xuất nông nghiệp.
Năm 2010 – 2014, Viện nghiên cứu Rau Quả - Trung tâm nghiên cứu
và Phát triển cây có múi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống cam,
bưởi cho các tỉnh phía Bắc”. Kết quả của đề tài đã chọn được một số giống
bưởi có triển vọng như Bưởi Thái Lan, Bưởi Phúc Kiến, Bưởi Diễn Sớm...có
ý nghĩa rất lớn trong việc làm phong phú thêm các giống bưởi cho các tỉnh


10

phía Bắc.
Năm 2017 - 2021 Viện nghiên cứu Rau Quả - Trung tâm nghiên cứu và
Phát triển cây có múi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo và gói kỹ thuật
thâm canh cây có múi cho một số vùng trồng chủ lực ở phía Bắc” Nhằm đưa
một số giống Bưởi có triển vọng đã chọn tạo được trong giai đoạn I của đề tài
bổ sung vào cơ cấu giống cây ăn quả có múi.
1.2.3. Tình hình sản xuất bưởi Múc tại Bảo Thắng
Cây bưởi Múc tại làng Múc, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào
Cai là giống bưởi địa phương được di thực từ nơi khác đến làng Múc từ
những năm 1980 – 1981 đến nay đã thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của
vùng. Đây là giống bưởi có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, cho năng
suất và chất lượng quả tốt được người dân trong vùng ưa chuộng. Từ cây
được di thực đến, hiện nay tại làng Múc và vùng lân cận giống bưởi này đã
được nhân giống và phát triển được khoảng 20,0 ha (7,4% diện tích bưởi của
huyện), năng suất đạt 43,8 tấn/ha, sản lượng 875 tấn quả (Nguyễn Quang Tin
và Nguyễn Quốc Trị, 2017)[28], trong đó phát triển mạnh khoảng 3 - 4 năm

trở lại đây khi mà sản phẩm quả bưởi làng Múc được giới thiệu ra thị trường.
Như vậy, có thể thấy rằng, quả bưởi làng Múc đang có xu hướng trở thành
một sản phẩm quả tươi hàng hóa được thị trường ưa chuộng, nhu cầu sử dụng
quả bưởi Múc có xu hướng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, thực tế điều kiện canh tác tại làng Múc việc nhân giống phát
triển mở rộng diện tích chủ yếu là bằng phương pháp chiết cành có hệ số nhân
giống thấp và làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mẹ. Việc chăm sóc cây
bưởi chỉ là tự phát, theo kinh nghiệm là chính và không tuân theo một quy
trình chăm sóc nào. Điều kiện tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất còn rất hạn chế. Để phát triển giống bưởi làng Múc một cách bền
vững và sản phẩm quả bưởi Múc trở thành một sản phẩm hàng hóa có giá trị
thương mại mang lại hiệu quả kinh tế cao rất cần thiết có những nghiên cứu
quy hoạch, phát triển mở rộng sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ


11

thuật từ khâu tuyển chọn, nhân giống, trồng và chăm sóc thâm canh nhằm
tăng năng suất, chất lượng, sản lượng và mẫu mã quả.
1.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng trên
thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng trên
thế giới
Nhiều nước trên thế giới và nước ta đã sử dụng phân bón lá (foliar
ferilizer) càng ngày càng nhiều, đặc biệt trong khâu trồng rau, hoa, cây ăn
quả, cây công nghiệp… Việc sử dụng phân bón lá đã có từ giữa thế kỷ 17
(1676), Maiotte (Pháp) đã tìm thấy lá cây có thể hấp thụ nước từ bên ngoài.
Năm 1916, Johnson (Mỹ) phun chất sunphat sắt lên cây dứa có lá vàng, làm
cho cây này trở nên xanh trong vài tuần lễ (Trần Văn Đạt, 1997)[7].
Sau đó, người ta đã phát hiện ra các chất kích thích sinh trưởng như:

auxin (Darwin, 1880; Went,1928; Koge,1934), gibberilin (Kurosawa, 1926;
Yabuta, 1938), xytokynin (MillervàSkoog, 1955), các chất ức chế sinh truởng
như axit axixic (ABA) (Liu và Carn, 1961; Ohkuma vàEddicott 1963),
ethylen, các chất phenol…Việc sử dụng các chất này để điều chỉnh quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây trồng được coi là bước đầu sử dụng chế phẩm
bón qua lá cho cây trồng (Cao Kỳ Sơn và cs., 1998)[23].
Trong những năm gần đây nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản,
Anh, đức, Thái Lan, Trung Quốc… đã sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm
bónqualácótácdụnglàmtăngnăngsuất,phẩmchấtnôngsản,khônglàmô nhiễm môi
trường như: Yogen, Atonik…(Nhật Bản), Organic, Cheer…(Thái Lan),
Bloomplus, Sduspray - N - Grow (Hoa Kỳ), đặc Đa Thu, đặc Phong Thu,
Diệp Lục Tố…(Trung Quốc). Trong đó nhiều chế phẩm đã được khảo nghiệm
và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam (Cao Kỳ Sơn và
cs., 1998)[23].
Theo Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993)[26], có thể dùng
chất kích thích sinh trưởng với liều lượng cao để phun cho cam làm hoa rụng


12

bớt đi để tránh hiện tượng ra quả cách năm. Sử dụng NAA nồng độ từ
100ppm, 200ppm...500ppm thấy kết quả như sau: Nồng độ 500ppm: số hoa
rụng đi 50%, nồng độ 250ppm: số hoa rụng đi 23%, nồng độ 200ppm: số hoa
rụng đi 20%. Số lượng quả tuy giảm, nhưng do trọng lượng quả tăng lên cho
nên sản lượng ổn định và tránh hiện tượng cách năm.. Bổ xung thêm α -NAA
với nồng độ 10-20ppm để làm giảm sự rụng trái táo. Bên cạnh đó, Skoong,
(1940) cũng cho thấy sử dụng α -NAA ở nồng độ 40ppm hay phun kết hợp
với GA3 nồng độ 40ppm đã làm giảm sự rụng quả, gia tăng số quả có ý nghĩa
khi thu hoạch so với đối chứng, làm cho năng suất của giống xoài Tommy
atkins ở Nam Phi. Đối với giống xoài Langra và Ewais, phun α -NAA ở nồng

độ 40ppm vào tháng 4 có ý nghĩa làm giảm sự rụng quả so với đối chứng.
Phun α -NAA riêng lẻ ở nồng độ 20ppm hay phun kết hợp với GA3 ở
nồng độ 20ppm bước đầu làm hạn chế sự rụng của quả nhãn xuồng Cơm
Vàng, duy trì được số quả trên chùm cao khi thu hoạch (Bùi Thị Mỹ Hồng và
cs., 2002)[14].
Lịch sử phát hiện ra gibberellin gắn liền với những nghiên cứu bệnh lúa
von mà các nhà nghiên cứu người Nhật đã quan tâm từ lâu. Triệu chứng điển
hình là cây lúa tăng trưởng chiều cao quá mức, làm cây yếu, giảm năng suất
trên 40%. Các nhà bệnh cây Nhật bản cho rằng bệnh von là do loại nấm ký
sinh ở cây lúa có tên là gibberela fujikuroi gây nên, loại nấm này đã tiết ra
một chất nào đó kích thích sự sinh trưởng chiều cao của cây lúa và gây nên
bệnh lý...Sau đó các nhà nghiên cứu khoa học đã chiết tách và xác định được
GA3 (gibberellin) từ các thực vật bậc cao khác nhau và xác định gibberellin là
một phytohormon quan trọng và phổ biến của toàn thế giới thực vật. Ngày
nay, người ta đã xác định được hơn 50 loại gibberellin khác nhau và được ký
hiệu là GA1 , GA2, GA3..., trong đó GA3 (axit gibberellic) là có hoạt tính
mạnh nhất (Nguyễn Khắc Hùng, 2018)[17].
Trong nhiều trường hợp GA3 kích thích sự ra hoa rõ rệt, ảnh hưởng đặc
trưng của GA3 đến sự ra hoa là kích thích sự sinh trưởng và phát triển của trụ


13

nằm dưới hoa (ngồng), nó được coi là thành phần hoocmon ra hoa, có thể xử
lý GA3 để có hoa quả trái vụ. GA3 cũng có tác dụng trong việc phân hóa các
cơ quan sinh sản đặc biệt là sự phân hóa giới tính đực và cái, kích thích sự
hình thành hoa đực và ức chế quá trình hình thành hoa cái, chính vì vậy mà
người ta đã sử dụng GA3để điều khiển số lượng hoa đực của các cây họ bầu
bí. (Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Mạnh Chinh, 2015)[16].
GA3 có vai trò đối với sự sinh trưởng của cây non, thúc đẩy các lộc cành

phát triển, tăng tỷ lệ đậu quả, làm quả nhanh lớn, giúp cho quả chín muộn, ức
chế quá trình phân hoá mầm hoa, đặc biệt là tạo quả không hạt. Tuy nhiên cần
khảo nghiệm đối với từng giống cụ thể, ở các địa phương khác nhau. Ngoài ra
cần nắm vững nồng độ, thời kỳ phun, liều lượng và kỹ thuật phun thích hợp,
trong đó nồng độ và thời kỳ phun có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tỷ lệ
đậu quả (Nguyễn Mạnh Hùng và Nguyễn Mạnh Chinh, 2015)[16].
Ảnh hưởng của GA3 tới đậu quả và phát triển quả của cây có múi đã
được khá nhiều tác giả trên thế giới đề cập. Các nghiên cứu chỉ ra rằng: GA3
ngoại sinh có tác dụng tốt trong việc tăng tỷ lệ đậu quả của những giống có
kiểu gen tạo quả không hạt và kiểu gen tự bất tương hợp (Parthernoarpic và
Self - Incompartible), trong điều kiện không có thụ phấn chéo (Turnbull,
(1989). Vai trò sinh lý quan trọng của Gibberellin đối với cây trồng nói chung
là kích thích sự giãn tế bào theo chiều dọc, kích thích sự nảy mầm của hạt và
củ, ảnh hưởng đến phân hoá giới tính của các cơ quan sinh sản (ức chế sự
phát triển hoa cái, kích thích sự phát triển hoa đực), kích thích sự sinh trưởng
của quả (Feinstein, 1975)[37].
Tác giả Addicott, 1965 cho thấy Giberellin có tác dụng nâng cao sự đậu
quả cho cây có múi một cách rõ rệt, tác dụng này đã được phát hiện trong cả
loại có nhiều hạt và loại không hạt. Đối với giống nhiều hạt khi phun GA3 số
lượng hạt đều giảm, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào giống, với giống quýt
Dancy thì thành công nhưng giống Temple lại không có kết quả. Phun GA3
cho bưởi Orlando tangelo với nồng độ 2,5 - 10 ppm trong thời gian nở hoa


14

làm tăng sự đậu quả, nhưng khi phun với nồng độ cao hơn sẽ là nguyên nhân
tổn thương nặng và làm giảm năng suất, tổn thương biểu hiện là lá của những
mầm sinh dưỡng mới mọc và hoa bị rụng và chết. Hiệu quả của phun GA3 có
thể được nâng cao khi phun bổ sung dinh dưỡng hoặc amonia (NH4) vì chúng

làm tăng khả năng tổng hợp Giberellin nội sinh, thường phun sớm cho kết quả
tốt hơn, phun muộn có thể gây tác hại. Việc phun kết hợp dinh dưỡng với
GA3 cho cây có múi ở Israel là việc làm rất phổ biến.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng ở
Việt Nam
1.3.2.1. Nghiên cứu về việc cung cấp phân bón qua lá
Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế
kỷ trước, tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới chính thức
được đề cập trong các văn bản pháp quy của Nhà nước
Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng sinh
trưởng phát tốt, giảm bớt được ảnh hưởng của sâu bệnh hại đồng thời nâng
cao năng suất chất lượng sản phẩm. Phân bón lá được áp dụng rộng rãi trong
sản xuất cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng.(Cao Kỳ Sơn và cs.,
1998)[23].
Theo tác giả Bùi Huy Hiền và cs., (2014)[12] năm 2012 trong danh
mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam có 7.711 các loại phân bón,
trong đó có 4.683, loại phân bón lá, chiếm 60,1% tổng số các loại phân bón.
Bộ môn sinh lý thực vật-Học viện nông nghiệp Việt Nam đã nghiên
cứu và tạo được chế phẩm bón lá, kích thích sinh trưởng cho nhiều loại cây
trồng và sử dụng có hiệu quả trong sản xuất. Chế phẩm dạng bột gồm α-NAA
dưới dạng hoà tan trong nước là nguồn auxin bổ xung cho nguồn nội sinh,
một số nguyên tố vi lượng cần thiết như B, Cu, Zn còn có thêm một lượng
nhỏ nguyên tố đa lượng N, P, K. Phun chế phẩm này đã làm tăng quá trình
đậu quả, hiệu quả này được tăng lên khi cung cấp đủ nước và các chất dinh
dưỡng cho cây trồng (Hoàng Minh Tấn, (2003)[27].


15

Theo Đường Hồng Dật (2003)[6], bón qua lá phát huy hiệu lực nhanh,

tỉ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt ở mức độ cao 90- 95%, trong
khi đó bón qua đất cây chỉ sử dụng được 40 - 45 %. Tổng diện tích bề mặt lá
tiếp xúc với phân bón thường cao hơn 8 - 10 lần diện tích tán cây che phủ, các
chất dinh dưỡng được vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống dưới với vận
tốc 30 cm/h do đó năng lực hấp thu dinh dưỡng qua lá cũng cao hơn gấp 8 10 lần so với khả năng hấp thu từ rễ (Trần Đại Dũng, 2004)[8].
Theo Hoàng Ngọc Thuận, (2000)[30] cho biết phân bón lá dạng phức
hữu cơ Pomior là một loại phân tổng hợp có chứa các nguyên tố đa, trung và
vi lượng với 20 axit amin cùng với một số chất điều hòa sinh trưởng. Loại phân
này đã được tiến hành thử nghiệm và đạt hiệu quả cao trên nhiều loại cây trồng.
đặc biệt một số kết quả thử nghiệm những năm gần đây Pomior đã thể hiện tác
dụng xúc tiến rõ rệt đến khả năng sinh trưởng, tăng khả năng ra hoa, tăng khả
năng đậu quả, tăng khối lượng và phẩm chất quả trên cây có múi ( Phùng
Nguyệt Hồng, 2007)[13].
Trung tâm công nghệ tinh chế - Viện công nghệ xạ hiếm đã sản xuất
thành công phân vi lượng đất hiếm bón lá (DH1). DH1 có tác dụng bổ sung
dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng đặc biệt là vào các giai đoạn cây bị khủng
hoảng dinh dưỡng. Tăng cường sức chống chịu của cây con với các điều kiện
bất thuận (hạn, rét…). Loại phân này dùng trên tất cả các loại cây trồng khác
nhau như rau xanh, cây ăn quả, dâu tằm, cây công nghiệp ( Phùng Nguyệt
Hồng, 2007)[13].
Kết quả nghiên cứu cho cây ăn quả giữa Viện Ứng dụng Công nghệ
(Bộ KH & CN) và Viện Nghiên cứu Chiến lược Hungary (thông qua tiểu ban
hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Hungary), Trung tâm sinh học
thực nghiệm (Viện Ứng dụng Công nghệ) đã thực hiện dự án:“Nghiên cứu
sản xuất và sử dụng phân bón lá Bio- hunnia có thành phần chiết xuất từ thực
vật”, giai đoạn 2007-2009. Mục tiêu của dự án là: Đánh giá được tiềm năng
kích thích sinh trưởng và khả năng khai thác nguyên liệu của một số loài thực



×