Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

bài giảng tổ chức lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.61 KB, 37 trang )

CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU CỦA MÔN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
1. Sự hình thành và phát triển của tổ chức lao động trên thế giới
● Cơ sở ra đời của tổ chức lao động: Lịch sử hình thành khoa học về tổ chức lao động gắn
liền với sự phát triển của nền sản xuất và quá trình hợp lý hóa lao động tư bản chủ nghĩa.
● Theo quan điểm của các nhà khoa học:
- F.W.Taylor ( 1856 – 1915 ): Là người đầu tiên sáng lập ra khoa học tổ chức.
+ Nôi dung mà ông đề cập đến như: Định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chuyên
môn hóa các chức năng sản xuất….
+ Điều kiện áp dụng: Loại hình sản xuất nhỏ và đơn chiếc, trong đó các bước công việc
không lặp lại thường xuyên.
+ Thành tựu: Phân tích tác động cơ giới trong lao động, loại bỏ các động tác thừa…
+ Hạn chế: Đối tượng nghiên cứu những công nhân riêng biệt, chủ yếu là lao động chân
tay kết hợp với máy móc, chưa quan tâm đến tâm lý người lao động.
- Vợ chồng Glin – bơrét: Người kế tiếp sự nghiệp của F.W.Taylor.
+ Nội dung nghiên cứu: Hoàn thiện quá trình lao động.
+ Điều kiện áp dụng: Sản xuất dây chuyền và hang loạt lớn.
+ Thành tựu: Tìm ra các biện pháp thực hiện các thao tác và động tác tốn ít thời gian và
năng lượng, quan tâm đến tâm lý và sinh lý của người lao động.
+ Hạn chế: cả hai nhà khoa học trên đều hướng tới việc tăng cường độ lao động của những
người lao động riêng biệt, chưa quan tâm đến hệ thống lao động tập thể.
- Nhà bác học Mỹ - F.Emexon ( 1853 – 1931 ): Là người đầu tiên đưa ra tư tưởng tổ chức
hợp lý xí nghiệp tư bản chủ nghĩa và đề xuất hệ thống quản lý áp dụng cho nhiều lĩnh vực
như: Nhà nước, quân đội…
+ Nội dung nghiên cứu: Đưa ra những yêu cầu của hợp lý hóa các quá trình sản xuất, hợp
lý hóa cơ cấu sản xuất, bình thường hóa các điều kiện lao động….Ông còn đề ra sự cần
thiết lập nên tổ chức tư vấn, góp ý kiến trong lĩnh vực tổ chức sản xuất…
- H.Fo: Người sáng lập ra chế độ Fo ở Mỹ.
+ Nội dung nghiên cứu: Chế độ Fo nhằm tổ chức kinh tế hợp lý, tiết kiệm các chi phí sản
xuất, nâng cao năng suất lao động và tăng lợi nhuận tư bản.


+ Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong điều kiện cơ khí hóa và tự động hóa.
+ Thành công của ông: Chế độ này bao gồm phạm vi rộng lớn các vấn đề quản lý chuẩn bị
sản xuất và tổ chức lao động. Công tác tổ chức dựa trên cơ sở nghiên cứu chi tiết quá trình
sản xuất, đảm bảo sự kết hợp chính xác các công đoạn sản xuất và đồng bộ quá trình sản
xuất của đơn vị.
+ Hạn chế:
- Mayơ: Quan tâm đến nhu cầu tâm lý – sinh lý của người lao động.
+ Nội dụng nghiên cứu: Chủ yếu tập trung vào những nội dung như: Cải thiện điều kiện
làm việc, nhiệt độ phân xưởng, chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, chế độ lương, thưởng…


+ Điều kiện áp dụng: Những nghiên cứu này được áp dụng rộng rãi.
+ Những thành tựu: Làm dịu bầu không khí giữa người lao động và giới chủ. Thúc đẩy
tăng năng suất lao động….

=> Như vậy, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tổ chức lao động đã đạt được nhiều thành
tựu. Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đòi hỏi công tác tổ chức lao động phải
không ngừng phát triển và hoàn thiện.
2. Sự hình thành và phát triển của tổ chức lao động ở Việt Nam
- Sau cách mạng tháng 8 thành công, công tác tổ chức lao động cũng đã được chú ý thông
qua một số hình thức như: các định mức được xây dựng dựa vào ước tính, thống kê kinh
nghiệm…Nhưng đã có một số tác dụng nhất định như: kế hoạch hóa sản xuất, thúc đẩy thi
đua và tăng năng suất lao động.
- Từ năm 1958, định mức lao động được xây dựng và áp dụng trong ngành xây dựng. Năm
1959, Nhà nước ban hành các mức thông nhất và áp dụng trong ngành xây dựng kể cả các
công trình xây dựng.
- Trong nghị quyết đại hội TW làn thứ 7, nhấn mạnh “ Phải coi trọng hợp lý hóa tổ chức sản
xuất và tổ chức lao động, thực hiện một bước chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất,
tăng cường quản lý lao động, chú trọng cũng cố kỹ luật lao động…”.
- Trong kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của giặc mỹ, nhấm mạnh công tác tổ chức

sản xuất và tổ chức lao động, việc thực hiện công tác này vừa phải phù hợp với nhiệm vụ
sản xuất và chiến đấu.
- Tổ chức lao động chính thức đưa vào nghiên cứu và giảng dạy tại các trường khố kinh tế
và khối kỹ thuật từ năn 1975. Đến năm 1978, Viện khoa học lao động thuộc Bộ Lao động
đã thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu, phổ biến và hướng dẫn về mặt lý luận cũng như mặt
phương pháp tại các cơ sở sản xuất.
- Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, thông tư, nghị định…liên quan đến việc
nghiên cứu, xây dựng, thực hiện công tác tổ chức lao động phù hợp với từng giai đoạn,
từng thời kỳ và các đơn vị.
- Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Do đó, đòi hỏi trình độ tổ chức tổ chức lao động
ngày càng cao, nên tổ chức lao động cũng phải phát triển tương xứng.
=> Hiện nay, công tác tổ chức lao động, đặc biệt là trong các doanh nghiệp đã đạt được
những thành công nhất định.
II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA MÔN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
1. Khái niệm, mục đích cảu tổ chức lao động trong các doanh nghiệp
1.1. Khái niệm:
Lao động là những hoạt động có mục đích có ý thức của con người, nhằm thỏa mãn những
nhu cầu sinh hoạt và là điều kiện tất yếu của sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người.
Lao động của con người luôn diễn ra theo một quá trình. Quá trình lao động là tổng thể
những hoạt động. Trong đó, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng tự
nhiên thích ứng với nhu cầu tự nhiên. Bên cạnh đó, con người được tiếp xúc với nhau tạo ra
các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động.


Khái niệm: Tổ chức lao động là một hệ thống các biện pháp đảm bảo sự hoạt động của
con người và sử dụng đầy đủ các tư liệu sản xuất hiện có để nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả công tác.
Khái niệm TCLĐKH: là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình
lao động và điều kiện thực hiện chúng thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biên
pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên

tiến.
Phân biệt giữa tổ chức lao động và tổ chức sản xuất:
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
TỔ CHỨC SẢN XUẤT
KN: Tổ chức lao động: là một hệ thống các
KN: Tổ chức sản xuất là quá trình đảm bảo
sự
biện pháp đảm bảo sự hoạt động của con
kết hợp sức lao động với các tư liệu sản xuất
người và sử dụng đày đủ các tư liệu sản xuất nhăm đạt được mục đích của sản xuất.
hiện có để nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả công tác.
Đối tượng: Là lao động sống

1.2. Mục đích của tổ chức lao động trong doanh nghiệp
Xuất phát từ sự đánh giá cao vai trò của con người trong quá trình tái sản xuất xã hội.
Chính vì vậy, mục đích của tổ chức lao động trong các doanh nghiệp như sau:
- Mục đích về mặt kinh tế: nhằm đạt kết quả lao động cao, nâng cao hiệu quả kimh tế
- Đối với con người: Đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động và phát triển toàn diện
con người lao động
- Đối với quan hệ xã hội: Góp phần cũng cố các mối quan hệ xã hội giữa những người lao
động và phát triển các tập thể lao động giỏi.
2. Đối tượng, nội dụng và nhiệm vụ của tổ chức lao động
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của môn học là nghiên cứu những hoạt động của con người
trong từng tập thể lao động cụ thể => Để đề ra các biện pháp cơ bản, hệ thống các
biện pháp => Nhằm tổ chức quản lý lao động hiệu quả và góp phần cải thiện con
người.
2.2. Nội dung của tổ chức lao động
Tổ chức lao động có những nội dụng sau:



- Phân công lao động và hiệp tác lao động.
- Tổ chức phục vụ nơi làm việc.
- Kế hoạch hóa sức lao động trong tổ chức, doanh nghiệp.
- Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý.
- Hợp lý hóa các phương pháp và thao tác lao động.
- Các biên pháp nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động.
- Tổ chức công tác định mức lao động.
- Tổ chức công tác tiền lương – tiền công.
- Bảo hộ - an toàn – vệ sinh lao động.
- Cũng cố và tăng cường kỹ luật lao động.
- Tổ chức các phong trào thi đua trong lao động sản xuất.
Tuy nhiên, trong chương trình học này ta đi sâu vào nghiên cứu những nội dung
sau:
+ Phân công lao động và hiệp tác lao động.
+ Tổ chức nơi làm việc.
2.3. Nhiệm vụ của tổ chức lao động
Nhiệm vụ tổng quát:
- Phân bổ, sử dụng và bồi dưỡng tốt sức lao động nhằm nâng cao năng suất lao
động và tiết kiện sức lao động.
- Công tác tổ chức lao động phải phân công, bố trí lao động các khâu, các bộ phận
sản xuất trong nội bộ cơ sở, doanh nghiệp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng
để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, công tác của đơn vị.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xác định nội dung và giới hạn các vấn đề tổ chức lao động khoa học, ý nghĩa và
mối liên hệ của nó với các vấn đề khác của sự phát triển sản xuất tại đơn vị .
- Tổ chức giải quyết đảm bảo đầy đủ việc làm cho người lao động để họ yên tâm
gắn bó với doang nghiệp, với cơ sở.
- Luôn nghiên cứu và thực hiện các biên pháp cải tiến tổ chức nơi làm việc => đảm

bảo an toàn lao động và tạo điều kiện thuân lợi về vệ sinh, tâm lý và thẩm mỹ cho
người lao động.
- Chọn các hình thức tổ chức tổ, đội sản xuất hợp lý về số lượng và chất lượng,
đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong sản xuất, chọn cơ sở để phân bổ khối lượng
công việc cho từng người cụ thể, chính xác.
- Áp dụng các phương pháp và thao tác làm việc của những người lao động tiên
tiến.
- Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý.
- Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn còn phải nâng cao trình độ chính trị,
văn hóa..
- Phổ biến rộng rãi các phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất
của cán bộ công nhân trong đơn vị, doanh nghiệp.
- Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, cũng cố và tăng
cường kỹ luật lao động để thúc đẩy sản xuất phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao.


3. Mối liên hệ của môn tổ chức lao động với các môn học khác
Tổ chức lao động khoa học là sự vân dụng thực tiễn các thành tựu khoa học kỹ
thuật tiên tiến để tổ chức có hiệu quả hoạt động của con người. Muốn giải quyết
được những nội dung của tổ chức lao động khoa học, môn học phải sử dụng những
kiến thức lý luận và thực tiễn của những môn khoa học tự nhiên và xã hội khác:
- Tổ chức lao động vận dụng các quy luật phát triển kinh tế của sự phát triển xã hội,
mà nền tảng là môn kinh tế chính trị.
- Đặc biệt, môn TCLĐKH liên quan chặt chẽ với các môn khoa học về lao động.
Đây là những môn nghiên cứu những hoạt động lao động của con người, thông qua
đó để đề ra các nguyên tắc và những tiêu chuẩn cho việc tổ chức thực tiễn lao động
trong các cơ sở, doanh nghiệp.
- TCLĐKH liên hệ chặt chẽ với các môn kỹ thuật công nghiệp ngành vì TCLĐKH
phải được thiết kế, áp dụng đối với từng quá trình lao động, từng nơi làm việc cụ
thể và phải phù hợp với đặc điểm kỹ thuật riêng biệt của từng ngành, từng cơ sở…

- TCLĐ sử dụng các nguyên tắc của luật lao động.

=> TCLĐ là một khoa học kinh tế và có mối quan hệ với nhiều môn khoa học
khác.
III. Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP
1.TCLĐ là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất và hiệu quả lao động
- TCLĐ hợp lý sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm lao động sống, giúp sử dụng
tư liệu sản xuất hiệu quả.
- TCLĐKH sẽ áp dụng được các phương pháp và thao tác hợp lý, các biên pháp
nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt mỏi, khuyến khích lao động và tăng tính
kỹ luật lao động. Ví dụ như việc ta tổ chức kiêm nhiệm nhiều nghề góp phần giảm
tính đơn điệu, nhàm chán trong lao động mà còn tiết kiệm lao động sống, chí phí
thuê thêm lao động.
- TCLĐKH tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Ví dụ:
khi phân công cho người lao động đúng nghề, đúng năng lực và sở thích của họ thì
người lao động cảm thấy yêu tích công việc, gắn bó với đơn vị và có môi trường
làm việc tốt sẽ là điều kiện cơ bảm cho người lao động phát huy sáng tạo…
=> Những vấn đề trên giúp tăng năng suất và hiệu quả lao động.
2. TCLĐ hợp lý góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển
Mỗi một phương pháp TCLĐ thich ứng với một trình độ kỹ thuật nhất định. Ngược
lại, TCLĐKH thúc đẩy khoa học kỹ thuật – công nghệ phát triển:
- TCLĐ hợp lý là điều kiện tốt để cho người lao động phát huy khã năng sáng tạo
những công cụ lao động ngày càng hoàn thiện hơn.
- TCLĐ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt, đặc biệt là trình độ văn hóa, nghề
nghiệp, khoa học kỹ thuật. Khi người lao động phát triển đỉnh cao như vậy thì đòi
hỏi khoa học kỹ thuật – công nghệ phát triển theo cho phù hợp.
3. TCLĐ góp phần cải thiện điều kiện lao động cho người lao động



- Nhiệm vụ của tổ chức lao động phải đảm bảo yếu tố cải thiện điều kiện lao động.
Ví dụ như việc xây dựng các chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thực hiện các chế độ an toàn
lao động…
- Thực hiên tốt các nhiệm vụ của TCLĐ tạo điều kiện cho người giảm nhẹ sử dụng
sức lao động, làm việc an toàn, thoải mái….
=> Những yếu tố trên góp phần cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
IV. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
- Khi chúng ta áp dụng phương pháp, hình thức thì đi kèm với những phương pháp,
hình thức đó là việc tuân thủ các nguyên tắc đi kèm, có như vậy thì mới mang lại
hiệu quả cao.
- Do vậy, để đạt được hiệu quả cao thì việc áp dụng hình thức tổ chức lao động
khoa học cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
- TCLĐ phải được thiết kế, áp dụng trên cơ sở vận dụng các thành tựu khoa học,
phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế…
- TCLĐ khi đưa ra các biện pháp phải phù với thực tiễn lao động, trình độ khoa học
kỹ thuật – công nghệ của đơn vị. Ví dụ các thao tác trên máy móc phức tạp mà
chúng ta lại tổ chức họ đứng nhiều máy thì không thể đem lại hiệu quả cao, thậm
chí còn tổn thất nhiều do máy ngừng hoạt động, hoặc hoạt động với hiệu suất thấp.
- Tính khoa học còn thể hiện ở việc đánh giá đầy đủ và chính xác các nhân tố ảnh
hưởng đến sản xuất, lựa chon các phương án tối ưu để giải quyêt vấn đề sản xuất
cho doanh nghiệp.
=> TCLĐ tuân thủ nguyên tắc này cho phép loại bỏ tính chủ quan, mang lại hiệu
quả cao trong sản xuất.
2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch
- Kế hoạch vừa là chức năng , vừa là công cụ quan trọng của công tác quản lý trong
mọi lĩnh vực. Bởi vì, dựa vào kế hoạch đề ra thì chúng ta biết được phải làm những
gì và dể dàng kiểm tra được những gì đã thực hiện.
- TCLĐ có kế hoạch khắc phục được tình trạng trì trệ, đại khái, tùy tiện và không
đảm bảo tiến trình công việc, các hợp đồng sản xuất.

- TCLĐ có kế hoạch ngoài việc đưa ra các phương án thực hiện kịp thời, còn là cơ
sở để đánh giá các chỉ tiêu như năng suất lao động, khã năng sản xuất, quản lý quỹ
thời gian,…
3. Nguyên tắc hệ thống
- Lao động luôn diễn ra theo một quá trình chính vì vậy TCLĐ phải đảm bảo tính
hệ thống. Nghĩa là, cần xem xét từng mặt của vấn đề TCLĐ như một bộ phận của
cơ thể thống nhất và phải giải quyết vấn đề riêng biệt đó theo nhiệm vụ đề ra cho
toàn bộ hệ thống.
- Tính hệ thống trong TCLĐ xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn
nhau của từng yếu tố trong TCLĐ như: khi áp dụng các thao tác lao động phù hợp
với trang thiết bị, bố trí, phục vụ nơi làm việc…


=> TCLĐ phải đảm bảo nguyên tắc hệ thống, tránh tình trạng thực hiện một vài
nơi, gây ra mất cân đối giữa các yếu tố và các bộ phận của chúng.
4. Nguyên tắc liên tục
- Mỗi biên pháp TCLĐ chỉ phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất.
- Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật công nghệ và trình độ người lao động thường xuyên
vận động và phát triển không ngừng.
=> Chính vì vậy, TCLĐ phải thường xuyên vận động và phát triển để phù hợp với
sự thay đổi và phát triển đó. Tính liên tục được thể hiện là phải thường xuyên hoàn
thiện công tác TCLĐ.
+ Đó là điều kiện quan trọng để phát triển toàn diện sản xuất và thúc đẩy tăng năng
suất lao động.
+ Một vai trò quan trọng là tạo ra sự cân đối giữa trình độ khoa học kỹ thuật, sự
phát triển của người lao và trình độ tổ chức lao động.
5. Nguyên tắc dân chủ
- Thực hiên nguyên dân chủ, người lao động có cơ hội tham gia quá trình lao
động , đóng góp những sáng kiến, những phát minh của họ nhằm tạo ra nhưng diều

kiên lao động tốt hơn, sử dụng hiệu quả các yếu tồ của quá trình sản xuất.
- Người lao động họ cảm thấy được tôn trọng, họ được thể hiện và khẳng định
những trình độ, những quan điển của họ => Người lao động gắn bó với doanh
nghiệp hơn, họ sẽ cống hiến vì tổ chức nhiều hơn..
Hiện nay, việc thực hiện nguyên tắc này thông qua việc ký kêt hợp đồng lao động,
thỏa ước lao động tập thể có ý nghĩa quan trọng đối với TCLĐ trong các đơn vị,
các doanh nghiệp.
+ Đảm bảo quyền lợi cho người lao động, họ có những quyền lợi nhất định, cơ hội
than gia vào các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp có một quy chuẩn chung tạo điều kiên thuận lợi trong việc tổ chức
lao động ở doanh nghiệp mình.
6. Nguyên tắc tiêu chuẩn
Nguyên tắc tiêu chuẩn trong công tác tổ chức lao động trong các doanh nghiệp thể
hiện thông qua các những điểm sau:
- Các biên pháp tổ chức lao động phải dựa vào những tiêu chuẩn của ngành cũng
như do nhà nước quy định như: Các tiêu chuẩn về an toàn – vệ sinh lao động, chế
độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, chế độ tiền lương, thưởng…
- TCLĐ phải căn cứ vào những tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định. Ví dụ: Khi phân
công lao động ta phải căn cứ vào nghề nghiệp, căn cứ vào bậc nghề nghiệp, tình
trạng sức khoe, giới tính…
=> Thực hiên nguyên tắc tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công nhân làm việc thoải
mái, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục đem lại hiệu quả cao, một mặt cho
phép đề ra những hình thức tổ chức lao động hợp lý nhất, mặt khác tạo điều kiện để
áp dụng những phương pháp đó một cách hiệu quả nhất.
7. Nguyên tắc khuyến khích vật chất và tinh thần


Nguyên tắc khuyến khích vật chất và tinh thần thể hiện rất rõ thông qua:
- Thực hiện đầy đủ các chế độ tiền lương, tiền thưởng theo quy định, không những
như vậy mà việc thực hiện các chế độ này phải đảm bảo nguyên tắc phân phối lao

động, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động, tiến bộ kỹ
thuật, năng suất lao động…
- Thực hiện các chế độ phúc lợi xã hội như: Xây dựng nhà trẻ, câu lạc bộ thể thao,
bệnh xá…Những chế độ này đem lại những lợi ích sau:
+ Về vật chất thì người lao động và những người thân của họ được hưởng những
dịch vụ này.
+ Về tinh thần thì họ yên tâm làm việc, phấn khởi và đóng góp cho công việc
nhiều hơn.
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao tinh thần đối với những lao động bằng cách
tăng cường giáo dục, phát động các phong trào thi đua…
=> Khi doanh nghiệp làm tốt những nguyên tắc này thì sẽ đem lại lợi ích cho cả
người lao động và người sử dụng lao động.
8. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả được thể hiện thông qua những yêu cầu của
TCLĐKH, đòi hỏi phải tìm tòi và áp dụng những biện pháp tổ chức lao động sao
cho tiết kiện nguồn lực: Nguyên vật liệu, lao động, vốn…Và tạo ra những hiệu quả
tối ưu nhất.
Kết luân: Trên là một số nguyên tắc TCLĐKH trong các doanh nghiệp, việc áp
dụng những nguyên tắc này một cách linh hoạt và mềm dẻo, phù hợp với điều kiện
doanh nghiệp cụ thể. Ví dụ: khi trả lương phải căn cứ vào tài chính của doanh
nghiệp hoặc việc xây dựng các câu lạc bộ phải căn cứ vào sở thích, giới tính…
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC
1. Phương pháp duy vật biên chứng – duy vật lịch sử
Phương pháp duy vật biện chứng – duy vật lịch sử thể hiện thông qua những điểm
sau:
- Phương pháp duy vật biên chứng:
+ Quan niện mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc và tác động thúc
đẩy nhau cùng phát triển.
+ Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập.

=>Vận dụng phương pháp này, khi nghiên cứu tổ chức lao động, cần phải trong
mối quan hệ với hệ thống các quy luật kinh tế vi mô và những quy luật kinh tế vi
mô khác như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị…, lý thuyết lựa chọn, lý thuyết ra
quyết định…
- Phương pháp duy vật lịch sử:
Phương phương pháp này có quan niệm và cách nhìn duy vật trong cả lĩnh vực lịch
sử và xã hội, đã đưa ra quan niệm mọi sự vật hiện tượng đều vận động để tồn tại.


=> Dựa vào những quan niệm này thì tổ chức lao động phải xác định rõ mọi sự
thay đổi của các biện pháp tổ chức lao động, đồng thời các doanh nghiệp cần xem
xét toàn diện để thấy rõ bản chất kinh tế và bản chất xã hội của tổ chức lao động.
2. Phương pháp tiêu chuẩn
- Khi nghiên cứu, thực hiện các vấn đề ta phải dựa vào những chuẩn mực đã được
nghiên cứu và quy định rõ ràng, có như vậy thì mới mang lại hiệu quả cao. Ví dụ:
khi ta thực hiện chế độ tiền lương cho người lao động, nếu ta không căn cứ vào
những quy định của nhà nước như luật lao động, chế độ tiền lương thi dể bị mắc
vào những sai lầm như phân phối lương không hợp lý…
- TCLĐ nghiên cứu dựa vào những tiêu chuẩn quy định của ngành như: chế độ làm
việc nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động…và những tiêu chuẩn về khoa học kỹ
thuật như: các bản vẽ, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm…
3. Phương pháp khảo sát phân tích
- Tính chất công việc của các loại công việc khác nhau, đặc điểm nơi làm việc của
các nơi làm việc là khác nhau, bên cạnh đó còn ảnh hưởng của điều kiện khí hậu,
phong tục tập quán…Chính vì vậy, để đưa ra được những biên pháp tổ chức lao
động phù hợp với từng nơi làm việc cụ thể thì cần tiến hành khảo sát phân tích từng
nơi làm việc cụ thể. => Đề ra được biện pháp tổ chức lao động phù hợp với từng
nơi làm việc.
- Một sồ nghiệp vụ khảo sát nơi làm việc mà các cán bộ phòng tổ chức lao động
phải thực hiện như: chụp ảnh, bấm giờ liên tục, bấm giờ không liên tục…

4. Phương pháp điều tra xã hội học
- TCLĐ muốn đạt được hiệu quả cao thì các biên pháp tổ chức lao động phải có tác
dụng tạo động lực cho người lao động. Để thực hiện được mục tiêu đó thì phải hiểu
được tâm tư, nguyện vọng, sở thích của người lao động. Đặc biệt, đối với những
vấn đề tế nhị, vấn đề khó bày tỏ thì phương pháp điều tra xã hội là một trong những
phương pháp đem lại hiệu quả cao, dể thực hiện.
- Một số phương pháp điều tra xã hội học như: Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn trắc
nghiệm, phiếu thăm dò…
5. Phương pháp mô hình hóa
- Phương pháp mô hình là khi chúng ta đề ra các biện pháp thì chúng ta xây dựng
thành một mô hình cụ thể. Ví dụ: việc tổ chức đứng nhiều máy thì chúng ta xác
định số máy mà người lao động có thể vận hành, sau đó xây dưng nên mô hình bố
trí máy móc, sự di chuyển của người lao động khi vận hành máy…
- Mỗi một biên pháp tổ chức lao động thì chúng ta nên xây dựng mô hình hóa, Việc
xây dựng này sẽ giúp cho người lao động thực nhiện vụ tốt hơn, đồng thời giúp cho
nhà quản lý thực hiện công tác phân tích, đánh giá tốt hơn.


CHƯƠNG II: PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP
I. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG
1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm:
● Phân công lao động là sự phân chia công việc giữa những người tham gia sản
xuất cho phù hợp với khã năng, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, sức khỏe, giới
tính, sở trường….
● Căn cứ để phân công lao động trong doanh nghiệp:
+ Công việc: Căn cứ vào tính chất, đặc điển của công việc.
+ Người lao động: Căn cứ vào khã năng, sở trường, nghề, cấp bậc…..
=> Mục đích phân công lao động hợp lý, mang lại kết quả cao cho ca người lao

động và cả người sử dụng lao động.
●Ví dụ: Khối lao động trực tiếp trong sản xuất may mặc có phân xưởng: cắt may,
phân xưởng may, bộ phân hoàn tất…
1.2. Ý nghĩa tác dụng của hiệp tác lao động:
- Phân công lao động hợp lý tạo điều kiện chuyên môn hóa công cụ lao đông =>
Nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Ví dụ: trong doanh nghiệp may mặc ta
phân công người chuyên cắt may, người chuyên may thì khã năng sử dụng máy
móc của họ sẽ tốt hơn so với việc ta phân cho một người làm tất cả các công đoạn
đó.
- Việc chia nhỏ quá trình sản xuất là tằng cường sử dụng máy móc thiết bị chuyên
dùng thực hiện một phần công việc thông qua người lao động. Vì việc chia nhỏ quá
trình sản xuất thì diện tích mà người lao động phải thao tác trên máy nhỏ hơn =>
cường độ thao tác nhiều hơn => tăng công suất hoạt động của máy móc, thiết bị.
- Phân công lao động phù hợp với công việc ngoài việc người lao động hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao mà còn tạo cho họ khã sáng tạo, gắn bó với nghề nghiệp. Vì
dụ: một người lao động họ giỏi và yêu thích thiết kế các mẫu quần áo, nhưng lại
phân công cho họ công việc may, như vạy không phát huy được khã năng và họ
làm việc dể nhàm chán…..
- Xác định cơ cấu hợp lý giữa các bộ phận nhằm đảm bảo cân đối đồng bộ trong
quá trình sản xuất => Giảm lãng phí lao động, nâng cao hiệu quả năng suất.
- Tạo điều kiện cơ bản để người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp, kinh
nghiệm và kỹ năng.
2. CÁC HÌNH THỨC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP


Căn cứ theo các tiêu chí khác nhau mà trong các doanh nghiệp có các hình thức
phân công lao động khác nhau:
2.1. Phân công lao động theo chức năng
2.1.1. Khái niệm:
Phân công lao động theo chức năng là hình thức phân công lao động căn cứ vào

chức năng lao động, vai trò của từng người trong lao động sản xuất.
2.1.2. Phân loại chức năng:
Trong các doanh nghiệp tổ chức bộ máy chia làm hai nhóm chức năng chính:
a. Chức năng sản xuất
- Người thực hiện: Do công nhân thực hiện chức năng này.
- Chức năng gồm: Nhóm chức năng sản xuất chính và nhóm chức năng sản xuất
phụ
+ Chức năng chính do công nhân chính thực hiện. Họ biến đổi trực tiếp đối tượng
lao động thành sản phẩm.Ví dụ : Công nhân may, công nhân hàn, công nhân tiện…
+ Chức năng phụ do công nhân phụ thực hiện. Họ có nhiệm vụ tạo điều kiện cần
thiết cho công nhân chính thực hiện công việc thuận lợi. Ví dụ: Công nhân sửa
chữa máy móc, công nhân cung cấp nguyên nhiên liệu….
b. Chức năng quản lý sản xuất
- Người thực hiện: Do nhân viên quản lý sản xuất thực hiện.
- Chức năng gồm: chức năng giám đốc sản xuất, chức năng quản lý kinh tế và
thông tin, chức năng quản lý kỹ thuật, chức năng quản lý hành chính và phục vụ.
+ Chức năng giám đốc sản xuất do giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng các bộ
phân thực hiện. Họ quản lý, giám sát, chỉ đạo quá trình làm việc.
+ Chức năng quản lý kinh tế, thông tin do nhân viên quản lý kinh tế và thông tin
đảm nhận. Thực hiện các công việc mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ về quản
lý kinh tế và thông tin. Ví dụ: nhân viên kế hoạch, vật tư, tổ chức, tài vụ…
+ Chức năng quản lý kỹ thuật do các nhân viên kỹ thuật đảm nhận. Nhóm này có
nhiệm vụ thực hiện các công việc mang tính kỹ thuật. Ví dụ: kỹ sư, kỹ thuật thiết
kế, cán bộ kiểm tra chất lượng…
+ Chức năng quản lý hành chính, phục vụ do nhân viên quản trị hành chính, phục
vụ thực hiện. Ví dụ: nhân viên văn thư, đánh máy, tạp vụ….
Từ trên những nội dung trên, ta có thể mô hình hóa sơ đồ phân công lao động theo
chức năng như sau:



Sơ đồ phân công lao động theo chức năng
Hoạt động lao động toàn doanh nghiệp

Cán bộ nhân viên toàn doanh nghiệp

Nhóm chức năng sản xuất

Chức năng quản lý sản xuất

Công nhân sản xuất

Cán bộ nhân viên quản lý sản xuất

- CN may
- CN tiện
- CN
cắt…

- CN sửa
chữa máy
- CN
phục vụ
NLV
- Cung
cấp nước
….

- giám
đốc công
ty

- Phó
phòng kế
hoach
- Tổ
trưởng tổ

- Chuyên
viên kế
hoạch
- NV kế
toán
- NV
thống kê

- Kỹ sư
xây dựng
- Kiểm
tra CLSP
- Kỹ
thuật viên
công
nghệ…

- Văn thư
- Lái xe
con
- Tạp vụ..

2.2. Phân công lao động theo nghề
2.2.1 Khái niệm

Phân công lao động theo nghề là hình thức phân công lao động căn cứ vào tính
chất, đặc điểm của quy trình công nghệ, công cụ lao động và đối tượng lao động mà
đề ra những yêu cầu đối với người lao động về sự hiểu biết kỹ thuật và công việc.
2.2.2. Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với phân công lao động theo
nghề
- Phân công lao động theo nghề là việc từ một nghề tổng hợp phân thành nhiều
nghề chuyên môn hóa. Ví dụ: trong nghề thợ mộc ta có thể phân công thành nghề
tiện, nghề phay, nghề bào…
- Phân công lao động càng sâu sẽ tạo điều kiện cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất,
sử dụng các công cụ chuyên dùng để hoàn thành bước công việc.
- Khoa học kỹ thuật phát triển mức độ chuyên môn hóa về công cụ lao động ngày
càng cao thì vai trò của người lao động trong việc trực tiếp tác động vào đối tượng
lao động ngày càng giảm và mang tính gián tiếp. Ví dụ:……………Chính những lý
do đó nên nãy sinh hai vấn đề sau:
+ Chuyên môn hóa sâu dẫn đến tính đơn điệu trong lao động càng cao.
+ Tăng tỷ trọng thời gian nhàn rỗi trong quá trình thực hiện công việc.


2.2.3. Các biện pháp khắc phục tính đơn điệu trong lao động và thời gian nhàn
rỗi trong ca làm việc
Để khắc phục những vấn đề trên người ta thường có một số biên pháp cơ bản sau:
- Tổ chức kiêm nhiện nhiều nghề
- Tổ chức đứng nhiều máy.
a. Tổ chức kiêm nhiệm nhiều nghề
- Bản chất của tổ chức kiêm nhiệm nhiều nghề: là việc bố trí người lao động thực
hiện nhiều công việc trong một ca làm việc.
- Câu hỏi: Theo các em thi việc tổ chức kiêm nhiệm nhiều nghề có mâu thuẩn với
việc chúng ta thực hiện phân công lao động không?
- Tác dụng: Khắc phục tính đơn điệu trong lao động, sử dụng được triệt để thời gian
nhàn rỗi trong ca làm việc, tạo hiệu quả về nhiều mặt như: hiệu quả về kinh tế,

người lao động học hỏi được nhiều nghề….
- Yêu cầu của công tác tổ chức kiêm nhiệm nhiều nghề:
+Việc kết hợp nhiều nghề phải được tính toán kỹ dựa trên đặc điểm, nội dung và
kết cấu nghề nghiệp của từng cơ sở cụ thể.
+ Việc tổ chức kiêm nhiệm nhiều nghề phải căn cứ vào danh mục các ngành nghề
có thể kiêm nhiệm được.
+ Muôn tổ chức kiêm nhiệm nhiều nghề thì trước khi tổ chức thi người lao động
phải được đào tạo, huấn luyên, đồng thời phải có các chế độ phù hợp.
b. Tổ chức đứng nhiều máy
- Bản chất: là việc tận dụng thời gian nhàn rỗi trong ca làm việc để bố trí thêm máy
cho công nhân khi máy chạy tự động.
- Đặc điểm: Khi máy chạy tự động thì người lao động tác nghiệp trên các máy còn
lại.
- Điều kiên đứng nhiều máy: Áp dụng đối với công nghệ chuyên môn hóa, tự động
hóa. Chú ý một số điều kiện cụ thể sau:
- Đảm bảo không được giảm công suất của máy móc thiết bị, tức là tránh tình trạng
người lao động bận thao tác trên những máy khác mà một số máy không hoạt động.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định.
- Không tăng quá mức cường độ lao động trong ca ca làm việc, nghĩa là tránh tình
trạng mà người lao động phải nỗ lực hết mình mới hoàn thành nhiệm vụ được giao.
=> Điều kiện cơ bản để tổ chức đứng nhiều máy và xác định số máy mà người lao
động có thể phục vụ:
Công thức:
n-1

Tmk ≥

ΣT

ti


[i≠k]

i= 1

Trong đó:+ Tmk ( Tm ): Thời giam máy chạy tự động của máy k nào
đó.
+ Tti ( Tt ) : Thời gian làm việc băng tay trên máy thứ i.


+ n
: Tổng số máy phục vụ.
+ Thời gian làm việc bằng tay bao gồm: Thời gian tác nghiệp bằng tay, thời gian
phụ, thời gian máy – tay, thời gian kiểm tra máy hoạt động, thời gian di chuyển từ
máy này sang máy khác.
+ Thời gian bước công việc ( Tbcv ): Là thời giant rung bình cần thiết để hàn thành
bước công việc của cả người lao động và máy.
Tbcv = Tm + Tt
+ Thời gian chu kỳ khi đứng nhiều máy ( Tck ): Là thời lượng trung bình cần thiết
để hoàn thành một bước công việc của tất cả các máy được lặp lại một cách đều
đặn.
max

Tck = Tbcvi
+ Thời gian trống: Là thời gian mà người lao động được nghỉ trong một chu kỳ sản
xuất đứng nhiều máy.
Ttr = Tck – ΣTti
+ Thời gian gián đoạn ( Tgđ ): Là thời gian máy ngừng hoạt động sản xuất do người
lao động bận phục vụ những máy khác trong một chu kỳ sản xuất đứng nhiều máy.
+ Hệ số bận việc: Hệ số này thể hiện mức độ bận việc của người lao động trong

một chu kỳ sản xuất đứng nhiều máy
ΣTti
Ttr
Kbv =
=1Tck
Tck
● Các trường hợp tổ chức đứng nhiều máy:
- Tổ chức đứng nhiều máy với trường hợp các máy giống nhau ( Thời gian máy
chạy tự động và thời gian thao tác bằng tay trên mỗi máy là như nhau ):
+ Số máy mà người lao động có thể điều khiển khi tổ chức đứng nhiều máy:
Tm
Tbcv
n≤
+1=
Tt
Tt
Trong đó: n : Là số máy mà người lao động có thể điều khiển được
Tm : Có thể là bội số hoặc không phải là bội số của Tt
+ Ví dụ:
1) Một loại máy thời gian thao tác bằng tay là 8 phút, thời gian máy chạy tự động là
24 phút. Xác định số máy người lao động có thể điều khiển khi tổ chức đứng nhiều
máy và biểu diễn trên sơ đồ quá trình làm việc?.
Bài giải: Số máy mà người lao động có thể điều khiển được trong trường hợp này
là:
Tm
Tbcv
24
n≤
+1=
=

+ 1 = 4 ( máy )
Tt
Tt
8
=> Vậy người lao động có thể vận hành 4 máy trong trường hợp này.


2) Một loại máy trộn thức ăn gia súc thời gian trung bình thao tác bằng tay là 13
phút, thời gian máy chạy tự động là 33 phút. Háy xác định số máy mà người lao
động có thể điều khiển được khi tổ chức đứng nhiều máy?.
Bài giải: Số máy mà người lao động có thể điều khiển được trong trường hợp này
là:
Tm
Tbcv
33
n≤
+1=
=
+ 1 = 3 ( máy )
Tt
Tt
13
=> Vậy người lao động có thể vận hành 3 máy trong trường hợp này.
- Trường hợp các máy khác nhau( Thời gian thao tác bằng tay và thời gian máy
chạy tự động của các máy là khác nhau ):
+ Cách xác định số máy mà người lao động có thể vận hành được trong trường hợp
này như sau:
▫ Căn cứ vào điều kiện đứng nhiều máy:
n-1


Tmk ≥

ΣT

ti

[i≠k]

i= 1

▫ Căn cứ vào điều sau để xác định số máy người lao động có thể đảm nhận:
n

Tbcvj ≥

ΣT

ti

[ Thời gian bước công việc nhỏ nhất ]

i= 1

Chú ý: Khi bố trí thì phải đảm bảo có tất cả các loại máy theo yêu cầu
Ví dụ: Có hai loại máy tẩy trăng vải, thời gian trung bình chuẩn bị một mẻ tẩy
trăng của hai loại máy lần lượt là: 10 phút và 40 phút, thời gian máy chạy tự động
là: 50 phút và 80 phút. Hãy tổ chức cho người lao động đứng nhiều máy trong
trường hợp tổ chức đứng nhiều máy?
Bài giải:
▫ Cách 1:

Số máy mà người lao động có thể vận hành được là:
Căn cứ vào điều kiện tổ chức đứng nhiều máy:
n-1

Tmk ≥

ΣT

ti

[i≠k]

i= 1

Ta có: Bảng xét các trường hợp sau:
Trường hợp
Tm
So
sánh
Tm1 = 50’
>

ΣTt

Kết quả

ΣTt = Tt2= 40’

Thỏa mãn



1 máy loại I và
1 máy loại II
1 máy loại I và
2 máy loại II
1 máy loại I và
3 máy loại II
2 máy loại I và
1 máy loại II
2 máy loại I và
2 máy loại II
3 máy loại I và
1 máy loại II

Tm2 = 80’

>

ΣTt = Tt1= 10’

Thỏa mãn

Tm1 = 50’
Tm2 = 80’
Tm1 = 50’
Tm2 = 80’
Tm1 = 50’
Tm2 = 80’
Tm1 = 50’
Tm2 = 80’

Tm1 = 50’
Tm2 = 80’

<
>
<
<

>
<
>
<
>

ΣTt = Tt2 + Tt2 = 80’
ΣTt = Tt1 + Tt2 = 50’
ΣTt=Tt2+Tt2 +Tt2=120’
ΣTt = Tt1+Tt2 +Tt2=90’
ΣTt = Tt1 + Tt2 = 50’
ΣTt = Tt1 + Tt1 = 20’
ΣTt = Tt1+Tt2 +Tt2=90’
ΣTt = Tt1+Tt1 +Tt2=60’
ΣTt = Tt1+Tt1 +Tt2=60’
ΣTt = Tt1+Tt1 +Tt1=30’

Không Thỏa mãn
Thỏa mãn
Không Thỏa mãn
Không Thỏa mãn
Thỏa mãn

Thỏa mãn
Không Thỏa mãn
Thỏa mãn
Không Thỏa mãn
Thỏa mãn

Như vậy, dựa vào bảng trên ta có thể bố trí như sau:
+ Một người lao động đứng 02 máy, trong đó 01 máy loại I và 01 máy loại II.
+ Một người lao động đứng 03 máy, trong đó 02 máy loại I và 01 máy loại II
▫ Cách 2:
Số máy mà người lao động có thể vận hành được là:
n

Tbcvj ≥

ΣT

ti

[ Thời gian bước công việc nhỏ nhất ]

i= 1

Ta có: Bảng xét các trường hợp sau:
Trường hợp
Tbcvmin
So
sánh
1 máy loại I và Tbcvmin =Tm1+Tt1
1 máy loại II

= 12’
>
1 máy loại I và Tbcvmin =Tm1+Tt1 <
2 máy loại II
= 12’
2 máy loại I và Tbcvmin =Tm1+Tt1 ≥
1 máy loại II
= 12’
2 máy loại I và Tbcvmin =Tm1+Tt1 <
2 máy loại II
= 12’
3 máy loại I và Tbcvmin =Tm1+Tt1 <
1 máy loại II
= 12’

ΣTt

Kết quả

ΣTt = Tt1 + Tt2 = 10’

Thỏa mãn

ΣTt = Tt1 + Tt2 + Tt2
= 18’
ΣTt = Tt1 + Tt1 + Tt2
= 12’
ΣTt = Tt1+ Tt1 + Tt2
+Tt2
= 20’

ΣTt = Tt1+ Tt1 + Tt1 +Tt2
= 14’

Không Thỏa mãn
Thỏa mãn
Không Thỏa mãn
Không Thỏa mãn

Như vậy, dựa vào bảng trên ta có thể bố trí như sau:
+ Một người lao động đứng 02 máy, trong đó 01 máy loại I và 01 máy loại II.
+ Một người lao động đứng 03 máy, trong đó 02 máy loại I và 01 máy loại II
Như vậy, ta có thể tổng kết lại các trường hợp đứng nhiều máy như sau:


STT Trường hợp
1
Các máy giống nhau, Tm là bội số của Tt
2
Các máy giống nhau, Tm không là bội số của
Tt
3
Các máy khác giống nhau, Tbcv là bội số của
nhau
4

Tck
Tbcv

Kbv
1


Ttr
0

Tgđ
0

Tbcv

<1

>0

0

Tbcvmax

<1

>0

0

Tbcvmax

<1

>0

Các máy khác giống nhau, Tbcv không là bội

số của nhau
2.2.4. Yêu cầu của phân công lao động theo nghề
Phân công lao động theo nghề, chúng ta phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất công
việc để lựa chọn công việc cho phù hợp:
- Phân công sao cho nghề của người lao động phải phù hợp với đặc điểm và tính
chất công việc.
- Phân công lao động nên chú ý đến vấn đề đào tạo bổ sung, nhằm đáp ứng nhu cầu
của thị trường và phát triển người lao động toàn diện.
2.3. Phân công lao động theo bậc
2.3.1. Khái niệm
Phân công lao động theo bậc là hình thức phân công lao động căn cứ vào mức độ
phức tạp của công việc trong từng nghề để bố trí lao động cho hợp lý.
Ví dụ: Một công nhân hàn nguội bậc 3, được bố trí công việc tương ứng hàn nguội
bậc 3.
Câu hỏi: hãy so sánh hình thức phân công lao động theo nghề và theo bậc?

2.3.2. Cơ sở để phân công lao động theo bậc
Mức độ phức tạp của công việc
Căn cứ
Trình độ lành nghề của người lao
động
● Mức độ phức tạp của công việc:

>0


- Mức độ phức tạp của công việc khác nhau không giống nhau, cùng một công việc
nhưng mức độ phức tạp còn phụ thuộc vào mạt kỹ thuật.Mức độ phức tạp được
đánh giá dựa vào ba yêu tố sau:
+ Mức độ phức tạp của quy trình công nghệ. Thuộc vào yếu tố thiết kế kỹ thuật.

+ Yêu cầu về chất lượng của công việc đối với sản phẩm. Ví dụ yêu cầu về độ
chính xác, độ bền, thẩm mỹ…
+ Mức độ quan trọng của công việc. Điều này có nghĩa là trong cùng một quy trinh
ta phải xác định mức độ quan trọng của bước công việc, bước nào ảnh hưởng lớn
nhất đến sản phẩm làm ra thì bước công việc đó được đánh giá là cao hơn. Ví vụ:
Trong sản xuất đồ dùng bằng nhựa thì khâu quan trong nhất là khâu điều chỉnh
lượng nhựa vào khuôn. Vì lượng nhựa quá ít hoặc quá nhiều thì sản phẩm làm ra sẽ
bị hỏng….
- Dựa vào ba yếu tố trên, ta có thể xếp các bước cộng việc thành các nhóm có mức
độ phức tạp khác nhau dó chính là bậc của công việc, số bậc của mỗi nghề khác
nhau.
● Trình độ lành nghề của người lao động
- Một số yếu tố để xác định trình độ tay nghề của người lao động:
+ Sự hiểu biết của người lao động về công nghệ và thiết bị.
+ Kỹ năng lao động và kinh nghiệm sản xuất.
- Thực tế trong các doanh nghiệp, người ta dựa vào tiêu chuẩn cấp bậc công việc để
phân biệt người lao động có trình độ lành nghề khác nhau.
=> Số bậc ký thuật công việc của nhề nào đó phải bằng bậc kỹ thuật
2.3.3. Yêu cầu và ý nghĩa của phân công lao động theo bậc
Ý nghĩa:
+ Phân công lao động theo bậc có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng đúng đắn trình
độ lành nghề của người lao động, Phát huy đầy đủ năng lực, sự sáng tạo của người
lao động => nâng cao nắng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Là cơ sở để thực hiện chế độ trả lương theo chất lượng lao động qua bậc công
việc.
+ Ngoài ra, phân công lao động theo bậc còn là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch
đào tạo, nâng co trình độ lành nghề của người lao động phù hợp với yêu cầu công
việc.
Yêu cầu: Bố trí công việc phải bố trí công nhân có bậc phù hợp với bậc công việc.
Nghĩa là, công nhân có bậc thợ nào thì bố trí công việc có mức độ phức tạp tương

ứng.
II. HIỆP TÁC LAO ĐỘNG
1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA TÁC DỤNG CỦA HIỆP TÁC LAO ĐỘNG

1.1. Khái niệm
Hiệp tác lao động là sự phối hợp công tác giữa những người tham gia lao động,
giữa các bộ phận trong cùng một quá trình hay các quá trình sản xuất, công tác
khác nhau nhưng có quan hệ với nhau về mặt không gian và thời gian.


1.2. Ý nghĩa tác dụng của hiệp tác lao động
○ Đối với doanh nghiệp: Tạo điều kiện cho quá trình diễn ra liên tục, tăng cường
công tác quản lý nhằm phát huy khã năng làm việc của người lao động, giảm thời
gian lãng phí do mất đồng bộ và cân đối của quá trình sản xuất gây ra => yếu tố
tăng năng suất lao động và hiệu quả của công tác.
○ Đối với người lao động: Cũng cố tinh thần đoàn kết, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau
và là môi trường tốt để người lao động hoàn thiện bản thân một cách toàn diện.
2. CÁC HÌNH THỨC HIỆP TÁC LAO ĐỘNG

2.1. Tổ chức tổ sản xuất
2.1.1. Khái niệm:
Tổ sản xuất là tập thể bao gồm những người lao động cùng nghề hoặc khác nghề
cùng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ với nhau cùng hoàn thành một nhiệm vụ
nhất định.

2.1.2. Nhiệm vụ của tổ sản xuất
- Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách, quy định của doanh nghiệp và
của Nhà Nước.
- Tổ chức tương trợ, kèm cặp nâng cao trình độ lành nghề của công nhân trong tổ.

- Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua lao động sản xuất trong tổ.

2.1.3. Các hình thức tổ sản xuất
a. Tổ sản xuất chuyên môn hóa
Khái niệm: Tổ sản xuất chuyên môn hóa là tổ sản xuất bao gồm những người lao
động cùng nghề, cùng ngành hoàn thành những công việc có quy trình công nghệ
giống nhau.
Ví dụ: Trong doanh nghiệp chế biên tổ giao nhận nguyên vật liệu, tổ cấp đông…
Điều kiện áp dụng: Tổ sản xuất chuyên môn hóa thường được tổ chức ở những bộ
phận sản xuất mà ở đó có các máy móc, thiết bị được bố trí theo nhóm. Ví dụ trong
doanh nghiệp giầy da có tổ cắt, tổ gò, tổ may…
Ưu điểm: Do cùng một nghề nên thuận tiện cho việc chỉ đạo kỹ thuật, hướng dẫn
quy trình công nghệ và tiện cho việc quản lý tổ. Ngoài ra, công nhân thuận tiện cho
việc kèm cặp và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho các thành viên trong tổ.
Nhược điểm: Mọi thành viên trong tổ chỉ hiểu biết một nghề nên không thực hiện
được phương chậm giỏi một nghề và biết nhiều nghề. Doanh nghiệp sẽ gặp những
khó khăn trong việc sử dụng nhân lực. Ví dụ như: điều chuyển lao động từ nơi thừa
sang nơi thiếu, hoặc khi cắt giảm nhân lực ở một số bộ phận, sau đó sẽ gặp khó
khăn trong việc bố trí việc khác….
b. Tổ sản xuất tổng hợp
Khái niện: Tổ sản xuất tổng hợp là tổ sản xuất bao gồm những công nhân có nhiều
nghề khác nhau nhưng cùng thực hiện một quá trình sản xuất thống nhất.
Ví dụ: Như tổ hầm lò, tổ cơ khí….


Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho các đơn vị khai thác, xây dựng cơ bản, hoặc các
đơn vị sản xuất được bố trí theo sản phẩm.
Ưu điểm: Giúp cho người lao động có cơ hội học hỏi thêm nghề nghiệp khác, giảm
tính đơn điệu trong lao động sản xuất.
Nhược điểm: Gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn công nghệ, chỉ đạo kỹ

thuật và khó nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân ở một nghề nào đó.
c. Tổ sản xuất ca
Khái niệm: Tổ sản xuất theo ca là tất cả các thành viên cùng làm trong một ca làm
việc.
Ví dụ: Tổ A cùng làm việc ca 1, tổ B cùng làm việc ca 2….
Ưu điển: Các thành viên có thể theo dõi, giúp đỡ lẫn nhau và thuận tiện trong việc
tổ chức quản lý cũng như sinh hoạt tổ được thuận tiện cho đi làm và nghỉ cùng thời
gian
Nhược điểm: Tốn thời gian ban giao ca, có thể gây ra gián đoạn quá trình sản xuất
và khó xác định được trách nhiệm về bảo quản máy móc, thiết bị..
d. Tổ sản xuất theo máy
Khái niệm: Tổ sản xuât theo máy là tổ sản xuất gồm nhiều công nhân được giao
nhiệm vụ trông coi một số máy hay một hệ thống máy chạy tự động trong hai hoặc
ba ca.
Ví dụ: Tổ cấp nước, tổ đường dây, tổ nhuộm vải…
Ưu điểm: Các thành viên trong tổ có trách nhiệm với những máy được giao nên
may móc được bảo quản, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí thời gian
sửa chữa máy móc và thời gian bàn giao ca.
Nhược điểm: Gặp khó khăn trong việc quản lý và sinh hoạt tổ vì thời gian làm việc
và nghỉ ngơi của các thành viên trong tổ là khác nhau.

2.2 Tổ chức ca làm việc
2.2.1. Khái niệm:
Tổ chức ca làm việc là việc sắp xếp, bố trí thời gian làm việc trong một ngày
làm việc cho các nhóm, các tổ sản xuất nhằm đảm bảo sự hiệp tác về mặt thời gian.

2.2.2. Yêu cầu và tác dụng của tổ chức ca làm việc
+ Đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục bởi vì có nhiều quá trình sản xuất kéo
dài hơn một ca làm việc như công việc sản xuất điện của các nhà máy…..
+ Tổ chức ca làm việc phải đảm bảo sử dụng máy móc, trang thiêt bị và thời gian

ca làm viêc hiệu quả. => Tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động.
+ Phải đảm bảo sức khỏe và các chế độ cho người lao động. Đặc biệt là chế độ làm
ca ba phải có những chế độ động viên tinh thần và vật chất phù hợp như thưởng
bằng hiện vật, hoặc có cán bộ để giải quyết các vấn đề vướng mắc….
+ Tổ chức ca làm việc phải đảm bảo tiết kiệm diện tích sản xuất, tăng nhanh vòng
quay vốn cố định và vốn lưu động. Ví dụ như thay vì việc đầu tư thêm máy móc để
tổ chức một ca làm việc thì ta có thể nghiên cứu để tổ chức 02 ca hoặc 03 ca làm
việc, vừa giảm diện tích sản xuất lại vừa có thể tăng vòng quay của vốn.


2.2.3. Nội dung tổ chức ca làm việc
Tổ chức ca làm việc bao gồm những nội dung sau:
a. Xác định số ca làm việc trong một ngày đêm.
Dựa vào nhiệm vụ sản xuất
Căn cứ để
xác định

Dựa vào năng lực sản xuất tại nơi làm việc

Trên những căn cứ đó ta có công thức xác định số ca làm việc như sau:
QNĐ
K=
qc
Trong đó:
+ QNĐ: Nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp giao cho nơi làm việc trong một ngày
đêm.
+ qc: Năng lực sản xuất của nơi làm việc trong ca.
+ K: Số ca làm việc trong một ngày đêm.
Tuy nhiên, trên thực tế thường nhiệm vụ sản xuất được giao theo từng tháng, quý,
hoặc năm…

Khi đó nhiệm vụ sản xuất trong một ngày đêm được tính như sau:
Qk
QNĐ =
Tk
Trong đó:
+ Qk: Nhiện vụ sản xuất giao cho nơi làm việc trong một kỳ.
+ Tk: Tổng ngày làm việc chế độ có thể huy động trong kỳ.
Năng lực sản xuất của nơi làm việc trong ca làm việc như sau:

qc = WM * n = Wh * n * Tca
Hay
qc = Msl * Lđb * I3
Trong đó:
+ WM: Năng suất bình quân một máy
+ n: Tổng số máy được bố trí làm việc một ca làm việc
+ Wh: Năng suất bình quân một máy trong một giờ
+ Tca: Thời gian ca làm việc theo quy định
+ Msl: Mức sản lượng giao cho một công nhân trong một ca
+ Lđb: Tổng số lao động được giao mức bố trí trong ca làm việc
+ I3: Tỷ lệ hoàn thành mức cho phép
Ví dụ 1: Một phân xưởng dệt có 15 máy, năng suất bình quân một máy là 4 mét/
giờ. Biết nhiệm vụ sản xuất giao cho phân xưởng trong tháng ( 30 ngày có 4 ngày
nghỉ chủ nhật ) là 20.000 mét. Tính số ca mà phân xưởng phải bố trí trong một
ngày đêm?


Bài giải:
Số ca làm việc của phân xưởng dệt được xác định:
Qk
QNĐ

K=

Tk
=

qc

20.000
( 30 – 4 )
=

Wh x n x Tca

4 x 15 x 8

= 1.602 ( ca )
=> Vậy phân xưởng dệt phải tổ chức 02 ca làm việc trong một ngày đêm.
Ví dụ 2: Phân xưởng sản xuất thiết bị điện có 45 máy, biết mức sản lượng bình
quân giao cho một công nhân trong ca là 250 sản phẩm, tổng số lao động định biên
là 20 công nhân. Biết nhiệm vụ sản xuất giao cho phân xưởng trong môt tháng (30
ngày có 4 ngày nghỉ ) là 125.000 sản phẩm, tỷ lệ hoàn thành mức cho phép là 1.12.
Tính số ca mà phân xưởng phải bố trí trong một ngày đêm?
Bài giải:
Qk
125.000
QNĐ
Tk
( 30 – 4 )
K=
=

=
qc
Msl * Lđb * I3
250 * 20 * 1.12
= 0.858 ( ca )
=> Như vây phân xưởng sản xuất thiết bị điện chỉ phải tổ chức 01 ca làm
việc trong một ngày đêm.
b. Bố trí thời gian đi ca
Khái niệm: Bố trí thời gian đi ca là việc sắp sếp giờ bắt đầu và kết thúc mỗi ca
làm việc.
- Việc bố trí này tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của công việc, tình hình, đặc
điểm sinh hoạt của công nhân và đặc điểm khí hậu của địa phương. Theo quy định
chung của Việt Nam thì thời gian một ca làm việc là 8 giờ, thời gian bắt đầu và kết
thúc ca như sau:
+ Ca 1: Bắt đầu từ 6h00 đến 14h00
+ Ca 2: Bắt đầu từ 14h00 đến 22h00
+Ca 3: Bắt đấu từ 22h00 đến 6h00 sáng hôm sau.
- Người sử dụng lao động có thể bố trí thời gian ca lùi lại 1 giờ hoặc 0.5 giờ, làm
việc liên tục 8 giờ được nghỉ ít nhất 30 phút, đối với ca 3 được nghỉ ít nhất 45 phút
và tính vào thời gian làm việc, người lao động nghỉ ít nhất 12h khi chuyển sang ca
khác và được nghỉ ít nhất một ngày trong tuần.


c. Chế độ đảo ca
- Yêu cầu của chế độ đảo ca: Đảm bảo sản xuất bình thường, đảm bảo sức khỏe
cho người lao động, không đảo lộn nhiều đến sinh hoạt của người lao động và tránh
tình trạng có người phải làm việc 2 ca liên tục.
- Trên thực tế có nhiều cách đổi ca khác nhau, trong phần này ta nghiên cứu một số
cách đổi ca cơ bản sau:
+ Chế độ đổi ca thuận có một ngày nghỉ trong tuần:

Ngày
thứ
Ca 1
Ca 2
Ca 3

1

2

3

4

5

6

7

8

10 11 12 13 14 1
5
C C C C C C
B
A A A A A A
C
B B B B B B
A


A A A A A A
B B B B B B
C C C C C C

9

16 …
B
C
A





Trong đó A, B, C: là các tổ làm việc theo ca, theo tuần ( 6 ngày ), ngày thứ 7 và
ngày 14 là các ngày nghỉ trong tuần.
Người lao động từ ca 1 chuyển sang ca 2 và từ ca 2 chuyển sang ca 3 được nghỉ
48 giờ, từ ca 3 sang ca 1 được nghỉ 24 giờ.
+ Chế độ đổi ca nghịch có một ngày nghỉ trong tuần
Ngày
thứ
Ca 1
Ca 2
Ca 3

1

2


3

4

5

6

A
B
C

A
B
C

A
B
C

A
B
C

A
B
C

A

B
C

7

8

9

B
C
A

B
C
A

10 11 12 13 14 1
5
B B B B
C
C C C C
A
A A A A
B

16 …
C
A
B




..

Người lao động chuyển từ ca 2 sang ca 1 và từ ca 3 sang ca 2 được nghỉ 32 giờ,
người lao động chuyển từ ca 1 sang ca 3 được nghỉ 56 giờ.
+ Ngoài ra còn một số chế độ đảo ca khác:
○ Chế độ đảo ca liên tục nhưng công nhân vẫn được nghỉ một ngày trong tuần. Áp
dụng đối vơi những doanh nghiệp sản xuất liên tục và chịu sức ép về nhiệm vụ sản
xuất.
- Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn: Bố trí 6 tổ làm việc hai nơi thì ta bố trì thêm
một tổ nữa để làm việc cả hai nơi. Công việc được tiến hành liên tục nhưng các tổ
thay phiên nhau nghỉ một ngày trong tuần
- Đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ: Thì có thể thuê thêm một số lao động định
biên chính thức để thay nhau nghỉ một ngày trong tuần.
○ Chế độ đổi ca 3 ngày một lần: Ta có thể áp áp dụng chế độ 3 ngày đổi ca một
lần, đặc biệt các doanh nghiệp áp dụng ca 3 nếu 6 ngày đảo ca một lần sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người lao động.


○ Một số chế độ đảo ca trên thực tế:
- Đối với những doanh nghiệp không bị sức ép bởi khối lượng nhiệm vụ sản xuất:
Bố trí 03 tổ, mỗi tổ làm việc 12 giờ thì nghỉ 24 giờ, sau đó lại tiếp tục làm và được
nghỉ một ngày trong tuần theo chế độ chung.
- Đối với những doanh nghiệp chịu sức ép bởi khối nhiệm vụ sản xuất: Bố trí 04 tổ,
mỗi tổ làm việc 12 giờ thì nghỉ 36 giờ, sau đó lại tiếp tục đi làm hết năm.
d. Tổ chức làm việc ca đêm
- Quy định chung: Thời gian làm việc ban đêm bắt đầu từ 22h00 đến 6h00 khu vực
Thừa Thiên Huế trở ra Bắc, từ 21h00 đến 5h00 đối với khu vực từ Quảng Nam –

Đà Nẵng trở vào Nam. Thời gian nghỉ giải lao liên tục 45 phút/ca tính vào thời gian
làm việc.
- Những khó khăn của người lao động khi làm ca đêm:
+ Về mặt sinh lý như thói quen ngủ ban đêm nên khi tổ chức làn ca đêm thường
mệt mỏi, buồn ngủ…
+ Vế mặt điều kiện làm việc như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…….
=> Những khó khăn đó ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm.
- Yêu cầu của tổ chức làm ca đêm:
+ Tổ chức tốt công tác chuẩn bị như chuẩn bị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
nhiên liệu….
+ Có cán bộ quản lý để giải quyết khó khăn khi làm ca 3
+ Tổ chức tốt công tác phục vụ như tổ chức thời gian nghỉ ngơi, chế độ ăn giữa
ca…
+ Có những chế độ thưởng, khuyến khích động viên người lao động cả về mặt vật
chất cũng như mặt tinh thần cho người lao động. Về mặt vật chất như tổ chức ăn
bồi dưỡng cho người lao động, về mặt tinh thần có thể xây dựng xây dựng các chế
độ thưởng đối với những người hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ sản
xuất…
III: YÊU CẦU VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHÂN CÔNG VÀ HIỆP TÁC LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Yêu cầu của phân công và hiệp tác lao động trong các doanh nghiệp
Xuất phát từ mục đích của phân công và hiệp tác lao động trong các doanh nghiệp
và để đạt được các mục đích đó thì cần đảm bao các yêu cầu sau:
● Phải phù hợp với trình độ kỹ thuật, tính chất và đặc điểm của ngành, của
doanh nghiệp
- Đặc điểm và trình độ phát triển của trình độ sản xuất như: Loại hình sản xuất,
trang bị kỹ thuật, an toàn vệ sinh công nghiệp…..
- Nếu kỹ thuật và đặc điểm sản xuất thay đổi dẫn đến hình thức và nội dụng phân
công tổ chức lao động thay đổi. Ví dụ: Doang nghiệp A đang thực hiện dệt vải bằng

thủ công, hiện nay thay đổi chuyển sang đầu tư máy móc việc dệt vải thực hiện trên
dây truyền hiện đại. Chính vì vậy lúc này việc bố trí lao động có thể ít hơn, đòi hỏi
trình độ cao hơn….


● Phải phù hợp với chức danh nghề nghiệp và sở trường của người lao động
- Đảm bảo phân công đúng chức năng, đúng nghề, đúng cấp bậc…Ngoài ra, phù
hợp với lứa tuổi, giới tính…Ví dụ: Ta không nên bố trí phụ nữ vào làm những công
việc nặng nhọc như: bốc vác, khai thác đá, khái thác hầm lò…
● Phải sử dụng đầy đủ thời gian làm việc của người lao động
- Phân công và hiệp tác lao động phải căn cứ vào khối lượng công việc được giao,
phải có định mức. Bởi vì, nếu ta giao cho người lao động mức cao quá thì họ không
hoàn thành, nếu giao mức thấp quá thì lãng phí thời gian => Người lao động làm
việc nhàm chán, bỏ việc…
- Đồng thời thực hiện các chế độ phù hợp với thời gian làm việc của họ.
● Phải đảm bảo đầy đủ và có hiệu quả việc làm cho người lao động
- Phân công và hiệp tác lao động trong các doanh nghiệp phải dựa vào phương
hướng và nhiệm vụ sản xuất, đặc điểm và tính chất của từng loại công việc…Để bố
trí lao động phù hợp.
2. Hiệu quả của phân công và hiệp tác lao động
2.1. Hiệu quả kinh tế
Người sử dụng lao động
Hiệu quả kinh tế
mang lại
Người lao động
- Những biểu hiện của lợi ích kinh tế được thể hiện:
▫ Đối với người sử dụng lao động:
+ Tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
+ Giảm thời gian lãng phí, tăng tính trách nhiệm, nâng cao chất lượng công việc.
Ví dụ: Hình thức hiệp tác lao động theo máy thì tổ được giao những máy đó có

trách nhiệm đối với những máy được giao.
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
▫ Đối với người lao động:
+ Nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
a. Tỷ lệ thời gian có ích
- Công thức:
+ Nếu tính cho một người công nhân:
TTN
KI=
TCa
Trong đó: KI : Tỷ lệ thời gian có ích
TTN : Thời gian tác nghiệp
TCa : Thời gian ca làm việc.
+ Nếu tính cho ca tập thể lao động:
L


×