Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ và hiệu quả can thiệp tại một số xã ven biển tỉnh nam định năm 2007 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 140 trang )


GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

TRƯƠNG TIẾN LẬP

THỰC TRẠNG NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ
VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI MỘT SỐ XÃ
VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2007-2008


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÁI BÌNH-2010


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH
==========@==========

TRƯƠNG TIẾN LẬP

THỰC TRẠNG NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ
VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI MỘT SỐ XÃ
VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2007-2008




LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Chuyên ngành Y tế công cộng
Mã số: 62.72.76.01

Hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Đề
2. PGS.TS. Phạm Văn Trọng

THÁI BÌNH-2010


MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐÊ

1

Chương 1. Tổng quan

3

1.1

3

THỰC TRẠNG NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ


1.1.1 Lịch sử nghiên cứu sán lá gan nhỏ

3

1.1.2 Vị trí phân loại sán lá gan nhỏ

4

1.1.3 Đặc điểm sinh học và sinh bệnh học sán lá gan nhỏ

5

1.1.4

Một số đặc điểm dịch tễ học sán lá gan nhỏ

14

1.2

PHÒNG CHỐNG SÁN LÁ GAN NHỎ

24

1.2.1

Chẩn đoán sán lá gan nhỏ

24


1.2.2

Phòng chống sán lá gan nhỏ

24

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

31

2.1

Địa điểm nghiên cứu

31

2.2

Đối tượng nghiên cứu

33

2.3

Phương pháp nghiên cứu

34

2.4


Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

39

2.5

Các bước tiến hành

46

2.6

Phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu

48

2.7

Các biến số dùng trong nghiên cứu

51

2.8

Sai số và cách khắc phục

52

2.9


Xử lý số liệu

52

2.10

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

53

2.11

Thời gian nghiên cứu

53


Chương 3. Kết quả nghiên cứu

3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.2
3.2.1
3.2.2

54


Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ và một số yếu tố liên quan
Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ tại các điểm nghiên cứu
Thực trạng nhiễm sán lá ruột truyền qua cá
Thực trạng một số yếu tố liên quan đến nhiễm SLGN
Hiệu quả biện pháp can thiệp
Hiệu quả làm thay đổi thực trạng nhiễm SLGN
Hiệu quả thay đổi một số yếu tố liên quan đến nhiễm SLGN

54
54
61
61
77
77
80

Chương 4. Bàn luận

84

4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.2
4.2.1
4.2.2


84
84
84
93
95
104
105
105
109

Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ và các yếu tố liên quan
Một số thông tin liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ
Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ
Vấn đề sán lá truyền qua cá khác tại điểm nghiên cứu
Một số yếu tố liên quan đến nhiễm SLGN
Thành phần loài sán lá gan nhỏ
Hiệu quả can thiệp
Vấn đề giáo dục truyền thông phòng chống SLGN
Hiệu quả can thiệp
Kết luận

1
1.1
1.2
1.3
2
2.1
2.2

Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ và một số yếu tố liên quan

Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ
Một số yếu tố liên quan nhiễm SLGN tại điểm nghiên cứu
Thành phần loài sán lá gan nhỏ tại điểm nghiên cứu
Hiệu quả can thiệp phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ
Hiệu quả điều trị của thuốc praziquantel
Hiệu quả làm thay đổi thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ

114

114
114
114
115
115
115
115


2.3

Hiệu quả làm thay đổi một số yếu tố liên quan nhiễm SLGN
Kiến nghị
Những đóng góp mới của luận án
Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Những công trình NC đã công bố có liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

115
116



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
BN

Từ đầy đủ

Từ đầy đủ

NXB

Nhà xuất bản

Cán bộ công nhân viên

0. viverrini

Opisthorchis viverrini

C.sinensis

Clonorchis sinensis

PV

Preventive value

CT


Can thiệp

RLTH

Rốí loạn tiêu hóa

ĐH

Đại học

SD

Sử dụng

EPG

Eggs per gram: số
trứng trên gam phân

SLGN

Sán lá gan nhỏ

Ht

Haplorchis taichui

SLRN


Sán lá ruột nhỏ

Hp

Haplorchis pumilio

SL

Số lượng

KHV

Kính hiển vi

TB

Trung bình

HQCT

Hiệu quả can thiệp

THCS

Trung học cơ sở

KST

Ký sinh trùng


THPT

Trung học phổ thông

Max

Tối đa

VK

Vật kính

Min

Tối thiểu

SR- KST- CT


Sốt rét - Ký sinh trùng
- Côn trùng Trung ương

n

Số mẫu nghiên cứu

SR-KST-CT QN

Sốt rét - Ký sinh trùng
- Côn trùng Quy Nhơn


NC

Nghiên cứu

XN

Xét nghiệm

NN

Ngẫu nhiên

WHO

World Health
Organization

CBCNV

Bệnh nhân

Từ viết tắt


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Các chuỗi nucleotid dùng để so sánh giám định phân tử

51


Bảng 2.2 Các biến số trong nghiên cứu

58

Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm SLGN theo xã

61

Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm SLGN theo huyện

62

Bảng 3.3 Tỷ lệ nhiễm SLGN theo giới tính

62

Bảng 3.4 Tỷ lệ nhiễm SLGN theo nhóm tuổi

63

Bảng 3.5 Tỷ lệ nhiễm SLGN theo nghề nghiệp

63

Bảng 3.6 Tỷ lệ nhiễm SLGN theo trình độ học vấn

64

Bảng 3.7 Cường độ nhiễm SLGN tại các điểm nghiên cứu


65

Bảng 3.8 Phân loại cường độ nhiễm theo mức độ nặng nhẹ

65

Bảng 3.9 Cường độ nhiễm SLGN theo giới tính

66

Bảng 3.10 Cường độ nhiễm SLGN theo nhóm tuổi

66

Bảng 3.11 Cường độ nhiễm trung bình (EPG) SLGN theo học vấn

67

Bảng 3.12 Cường độ nhiễm trung bình SLGN theo nghề nghiệp

68

Bảng 3.13 Tỷ lệ nhiễm SLRN theo xã

69

Bảng 3.14 Tỷ lệ ăn gỏi cá trong cộng đồng nghiên cứu theo xã

69


Bảng 3.15 Tỷ lệ ăn gỏi cá trong cộng đồng nghiên cứu theo huyện

70

Bảng 3.16 Số lần ăn gỏi cá trong năm

71

Bảng 3.17 Lý do ăn gỏi cá

71

Bàng 3.18 Loại cá dùng để ăn gỏi

72

Bảng 3.19 Nguồn gốc cá ăn gỏi

73

Bảng 3.20 Ăn cá chế biến chưa chín khác (lẩu, hấp, nướng chưa chín...)

74

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nhiễm SLGN và ăn gỏi cá

74

Bảng 3.22 Hiểu biết về nguyên nhân nhiễm bệnh SLGN của đối tượng


75


Bảng 3.23 Hiểu biết về tác hại của bệnh SLGN của đối tượng

75

Bảng 3.24 Hiểu biết về uống ruợu có diệt được sán không

76

Bảng 3.25 Thực trạng hố xí hộ gia đình của đối tượng

77

Bảng 3.26 Loại hố xí đang được sử dụng của các hộ gia đình điều tra

78

Bảng 3.27 Thực trạng ao thả cá của hộ gia đình đối tượng

78

Bảng 3.28 Tình trạng sử dụng phân người/chuồng nuôi cá

79

Bảng 3.29 Tỷ lệ các gia đình nuôi chó tại các điểm điều tra


80

Bảng 3.30 Tỷ lệ cá nhiễm nang trùng SLGN và SLRN

80

Bảng 3.31 Kết quả xét nghiệm phân chó

81

Bảng 3.32 Kết quả thu thập và phân loại sán trên 10 bệnh nhân điều trị

81

Bảng 3.33 Kết quả thực hiện các biện pháp truyền thông

86

Bảng 3.34 Hiệu quả điều trị của thuốc Praziquantel (sau 21 ngày)

86

Bảng 3.35 Hiệu quả với tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ sau can thiệp

87

Bảng 3.36 Hiệu quả với tỷ lệ tái nhiễm sán lá gan nhỏ sau can thiệp

88


Bảng 3.37 Hiệu quả đối với tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ trong cộng đồng

88

Bảng 3.38 Hiệu quả thay đổi cường độ nhiễm SLGN sau can thiệp

89

Bảng 3.39 Tỷ lệ (% ) hiểu biết về đường lây truyền SLGN của người dân
trước và sau can thiệp

90

Bảng 3.40 Tỷ lệ (%) số người hiểu biết về tác hại của SLGN của người
dân trước và sau can thiệp

90

Bảng 3.41 Tỷ lệ % ăn gỏi cá của người dân trước và sau can thiệp

91

Bảng 3.42 Tỷ lệ (%) đối tượng ăn gỏi cá phân theo mức độ trước và
sau can thiệp

92

Bảng 3.43 Tỷ lệ các hộ gia đình xử lý phân trước khi sử dụng trước và
sau can thiệp


92


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm SLGN theo xã

61

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ ăn gỏi cá tại các xã nghiên cứu

70

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các lý do ăn gỏi cá

71

Biểu đồ 3.4. Nhận thức về phòng bệnh sán lá gan nhỏ của đối tượng

76

Biểu đồ 3.5. Thái độ xử trí của đối tượng khi mắc bệnh SLGN

77

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ăn gỏi cá trước và sau can thiệp

91



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. So sánh hình thái học của 3 loài SLGN chủ yếu

7

Hình 1.2. Trứng sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ

8

Hình 1.3. Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ

9

Hình 1.4. Bản đồ phân bố sán lá gan nhỏ ở Việt Nam đến 2005

17

Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Nam Định và điểm nghiên cứu

36

Hình 3.1. Sán lá gan nhỏ trưởng thành Clonorchis sinensis

82

Hình 3.2. Ấu trùng sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ trong cá

82

Hình 3.3. Giải trình tự nucleotid và amino acid của SLGN


83

Hình 3.4. Vị trí của Clonorchis sinensisViệt Nam trong cây phả hệ

85

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Nghiên cứu ngang mô tả

39

Sơ đồ 2.2. Nghiên cứu can thiệp

40

Sơ đồ 2.3. Tóm tắt các bước của phản ứng PCR và xử lý mẫu

48


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, đến năm 2000 có khoảng 40 triệu người nhiễm sán lá
truyền qua thức ăn với hơn 70 loài, trong đó có các loài sán lá gan nhỏ
(SLGN) gây nên các bệnh liên quan chặt chẽ với tập quán ăn thức ăn chưa
nấu chín [1]; [91]. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và
có tác động không tốt đến sự phát triển cho nền kinh tế của nhiều nước. Năm
1995 Tố chức Y tế Thế giới đã ước tính vùng Đông Nam Á có khoảng 9 triệu
người bị nhiễm sán lá gan nhỏ, Trung Quốc có tới 20 triệu người [65]; [120];
[127] và Lào có tới 1,7 triệu người nhiễm SLGN [5]; [127].

Việt Nam là một nước nhiệt đới, điều kiện tự nhiên và xã hội, tập
quán ăn uống, sinh hoạt rất thuận lợi cho sự phát triển và lưu hành bệnh giun
sán, trong đó có sán lá gan nhỏ [20]. ở nước ta có trên 7 triệu người có nguy
cơ cao nhiễm SLGN trong đó khoảng 1 triệu người nhiễm thực sự [43]. Bệnh
SLGN phân bố ở ít nhất tại 32 tỉnh [95], có địa phương khoảng 1/3 dân số bị
nhiễm SLGN, có tỉnh 100% số huyện có bệnh [20]; [22]. Trong đó nặng nề
nhất là ở Nam Định, Ninh Bình, ngoài ra còn thấy nhiều ở tỉnh Hà Tây,
Thanh Hóa, Phú Yên, Bình Định. Qua điều tra cho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN ở
các tỉnh này từ 20 - 37%, thậm chí tới 40,1% tại các xã có tập quán ăn gỏi cá
[13]; [14]; [94]. Tuy nhiên, việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan
nhỏ còn chưa được quan tâm đúng mức, hiểu biết của cộng đồng về bệnh sán
còn thấp [16]. Do vậy, bệnh sán truyền qua thức ăn ở Việt Nam ngày càng
được phát hiện nhiều hơn [21].
Riêng tại Nam Định, theo báo cáo của Trung tâm phòng chống sốt rét
và Bướu cổ tỉnh Nam Định từ năm 2002 - 2005 điều tra trên 26 xã thuộc 4
huyện miền biển có 21 xã phát hiện sán lá gan nhỏ với tỉ lệ từ 5 - 39%. Đặc
biệt tại 2 xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Phú (huyện Nghĩa Hưng) có 399/615 người bị


nhiễm sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ, riêng sán lá gan nhỏ chiếm 50,57%.
Có trường hợp bệnh nhân mang trong người nhiều loại sán lá [23];[36]; [75].
Như vậy, Nam Định đang đứng trước tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ
lan rộng trong nhiều huyện của tỉnh và nhiều bệnh nhân đã tử vong có liên
quan đến bệnh SLGN và cộng đồng dân cư ở nhiều xã trong tỉnh vẫn còn tập
quán ăn gỏi cá. Tuy vậy, cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách
toàn diện tình trạng nhiễm bệnh và hiệu quả các giải pháp can thiệp tại cộng
đồng, đặc biệt là vai. trò giáo dục truyền thông. Để góp phần xây dựng chiến
lược phòng chống sán lá gan nhỏ tại Nam Định có hiệu quả và đưa ra các giải
pháp can thiệp nhằm giảm nhiễm bệnh, đồng thời đưa ra mô hình phòng
chống phù hợp để làm giảm thiểu các tác hại của bệnh sán lá gan nhỏ tại cộng

đồng, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng nhiễm sán lá gan
nhỏ và hiệu quả can thiệp tại một số xã ven biển tỉnh Nam Định năm 20072008”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
1.1 Mô tả thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ và một số yếu tố liên quan
tại 7 xã ven biển tỉnh Nam Định năm 2007.
1.2 Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng biện pháp giáo dục truyền thông
tại xã Nghĩa Hải huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1 Mô tả tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ trên đối
tượng nghiên cứu tại 7 xã ven biển tỉnh Nam Định năm 2007.
2.2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ tại 7 xã
nghiên cứu.
2.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng biện pháp giáo dục truyền thông
tại xã Nghĩa Hải huyện Nghĩa Hưng thông qua tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và
nhận thức, thái độ thực hành của người dân với bệnh sán lá gan nhỏ.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 THỰC TRẠNG NHIỄM SÁN LÁ GAN NHỎ
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu sán lá gan nhỏ

Lịch sử phát hiện Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và O.felineus có
sự khác nhau theo từng vùng địa lý.
1.1.1.1 Clonorchis sinensis
Trên thế giới: Clonorchis sinensis được Mcconell tìm ra năm 1875
trên tử thi người Trung Quốc ở Calcutta -Ấn Độ và được Cobbold đặt tên là
Distoma sinense. Dựa vào hình thái học, Loose (1907) và Kobayashi (1912)
thống nhất lấy tên là Clonorchis sinensis (Cobbold 1875, Looss 1907) [20];

[71].
Năm 19.10 Kobayashi xác định được vật chủ trung gian thứ 2 của
Cionorchis là họ cá chép Cyprinidae và năm 1918 Muto xác định vật chủ
trung gian thứ nhất của Cionorchis là ốc nước ngọt [71].
Faust và Khaw năm 1927 đã nghiên cứu sinh thái của sán lá gan nhỏ
và dịch tễ của nó ở Trung Quốc. Từ đó nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu
dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán, điều trị và tìm thấy sự phân bố càng ngày càng
sâu và rộng [20].
Tại Việt Nam: Monzel (1908), Mathis và Leger (1909) tìm thấy sán lá
gan nhỏ Clonorchis sinensis ký sinh ở ống mật của gan người. Galliard
(1938) phát hiện sán lá gan nhỏ ký sinh ở ống tuỵ. Houdemer (1934) điều tra
phát hiện sán lá gan nhỏ trên chó nhiễm 11%, mèo nhiễm 33% [44]. Kiều
Tùng Lâm (1975-1990) điều tra phát hiện SLGN ở một số tỉnh miền Bắc
[38]; [45]; 47]. Nguyễn Văn Đề và Lê Thanh Hoà (2002) đã thẩm định loài
bằng sinh học phân tử [24]; [29].


1.1.1.2 Opisthorchis viverrini
- Trên thế giới: SLGN Opisthorchis viverrini lần đầu tiên được
Lieper mô tả (1911), lấy từ tử thi của hai tù nhân ở một nhà tù Chiang Mai,
phía Bắc Thái Lan vào năm 1911. Năm năm sau, Kerr (1916) đã ghi nhận có
17% trong số 230 tù nhân nam ở một nhà tù tại Chiang Mai được xét nghiệm
cho thấy bị nhiễm O. felineus. Một thập kỷ sau, Prommas (1927) đã phát hiện
trên 1000 sán lá trong ống dẫn mật của một thanh niên 17 tuổi sống ở tỉnh
Roi Et và cũng được xác định là o.felineus. Vào cùng thời gian này, Bedier
và Chesneau (1929) đã phát hiện thấy O.viverrini bị nhiễm ở những người
Lào ở Vientian (15%) và Thakhet (23%). Sau này Sadun (1955) đã nghiên
cứu về hình thái của loài sán lá gan này ở Đông Bắc, Thái Lan đã đi đến kết
luận là những trường hợp bị nhiễm sán ở đây là do O.viverrini chứ không
phải là O.felineus, sau này đã được Wykoff và cs. xác nhận lại [71].

Tại Việt Nam: Từ năm 1992, Nguyễn Văn Chương phát hiện ổ bệnh
SLGN tại Phú Yên, đến 1996 Nguyễn Văn Đề và Nguyễn Văn Chương xác
định loài là Opisthorchis viverrini bằng thái học và được thẩm định bằng sinh
học phân tử năm 2004 (Nguyễn Văn Đề và Lê Thanh Hoà) [12]; [30].
1.1.1.3. Opisthorchisfelineus
Sán lá gan nhỏ Opỉsthorchis felineus lần đầu tiên được Rivolta mô tả
năm 1884 tại Siberia (Nga). Sau đó tìm thấy ở Ba Lan, Đức, Hà Lan, Pháp,
Thuỵ Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Tây Ban Nha [71].
1.1.2. Vị trí phân loại sán lá gan nhỏ
SLGN gây bệnh ở người bao gồm 10 loài, thuộc 2 họ sán lá ký sinh ở
ống mật và túi mật của gan, bất thường có thể ký sinh ở ống tụy. Đó là họ
Opisthorchiidae và họ Dỉcrocoeliidae thuộc bộ Prosostomata, lớp sán lá
Trematoda, ngành sán dẹt Platyhelminthes [20]; [71]. Sơ đồ vị trí phân loại
của SLGN như sau:


Ngành (Phylum) sán dẹt Platyhelminthes
Lớp (Class) sán lá Trematoda
Dưới lớp (Subclass) Digenea
Bộ (Order) Prosostomata
Dưới Bộ (Suborder) Distomate Trematodes
Trên họ (Superfamily) Opisthorchioidea
o Họ (Family) Opisthorchiidae
 Giống (Genus) Clonorchis
 Loài (Species) Clonorchis sinensis
 Giống (Genus) Opisthorchis
 Loài (Species) Opỉsthorchis viverrini
 Loài (Species) Opisthorchis felineus
 Giống (Genus) Amphimerus
 Loài (Species) Amphimerus norverca

 Loài (Species) Amphimerus pseudofelineus
 Loài (Species) Amphimerus pseudofelineus
 Giống (Genus) Metorchis
 Loài (Species) Metorchis conjunctus
 Giống (Genus) Pseudamphistomum
 Loài (Species) Pseudamphistomum trancatum
o Họ (Family) Dicrocoeliidae
 Giống (Genus) Dicrocoelium
 Loài (Species) Dicrocoelium dendriticum
 Loài (Species) Dicrocoelium hospes
 Giống (Genus) Eurytrema
 Loài (Species) Eurytrema pancreaticum


Trên thế giới chủ yếu loài Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini
và O. felinens thuộc họ Opisthorchiỉdae; Dicrocoelium dendritỉcum thuộc họ
Dicrocoeliidae ký sinh ở người [28]; [97], Tại Việt Nam đã xác định sự lưu
hành của 3 loài sán lá gan nhỏ thuộc 2 họ. Đó là Clonorchis sinensis và
Opisthorchis viverrini thuộc họ Opisthorchiidae và Dicrocoelium
dendriticum thuộc họ Dicrocoeliidae [97].
1.1.3. Đặc điểm sinh học và sinh bệnh học sán lá gan nhỏ
1.1.3.1. Vị trí ký sinh trên người
Theo các tài liệu kinh điển, sán trưởng thành sống trong các ống dẫn mật
nhỏ; trong trường hợp bị nhiễm nặng, có thể tìm thấy sán trong các ống dẫn
mật lớn, túi mật hoặc ống tụy.
1.1.3.2 Đặc điểm hình thái học sán lá gan nhỏ
- Sán trưởng thành
Theo mô tả của Đỗ Dương Thái và cs. (1974), sán trưởng thành còn sống
có màu hồng hoặc đỏ, đầu phía trước nhỏ có hấp khẩu miệng nằm gần tận
cùng, một hấp khẩu bụng hình chén nằm ở mặt bụng, khoảng 1/5 về phía

trước cơ thể. Kích thước trung bình của sán trưởng thành là dài 7,4 mm (5,51
9,55 mm) và rộng 1,47 mm (0,7711,65 mm). Tuy nhiên kích thước sán lá gan
thay đổi theo lứa tuổi, theo vật chủ (thường thì sán thu thập ở người có kích
lớn hơn ở chó, mèo, chuột), theo số lượng ký sinh trùng trong vật chủ và theo
vị trí của nó trong những ống mật lớn hay nhỏ [44].
Tùy theo từng loại sán lá gan nhỏ mà thực quản, hấp khẩu có kích thước
khác nhau, cấu tạo tinh hoàn của từng loại sán cũng khác nhau (hình 1.1.).
Đối với sán lá gan nhỏ C. sinensis, kích thước (10 - 14mm) x (2,4 - 3,9
mm), hấp khẩu miệng lớn hơn hấp khẩu bụng, tinh hoàn phân làm nhiều
nhánh. Đây là một đặc điểm điển hình để nhận biết loài sán lá gan này
(Skrjabin, 1950) [36], [39],


Đối với sán lá gan nhỏ O. felineus và O. viverrini có cấu tạo tương tự
nhau. Kích thước nhỏ hơn C. sinensis, thường từ 8-11 x l,5 - 2 mm. Để phân
biệt, người ta dựa vào đặc điểm buồng trứng và kích thước hấp khẩu bụng và
hấp khẩu miệng, O. felineus có buồng trứng không phân thùy (O. viverrini có
buồng trứng phân thùy), kích thước hấp khẩu bụng lớn hơn hấp khẩu miệng
(Skrjabin, 1950) [70].

Hình 1.1. So sánh hình thái học của 3 loài sán lá gan nhỏ chủ yếu
(1 =C. sinensis; 2 = 0. viverrini; 3 = 0. felineus)
- Ấu trùng sán lá gan nhỏ
+ Komiya 1966 và Yamasuti (1975) cho thấy giai đoạn ở ốc,
miracidium có kích thước 32 x 17µ.m với nhiều lông dài 2µm có 8 - 25 tế
bào mầm và cặp tế bào ngọn lửa ở gần giữa thân; sporocyst lúc đầu kích
thước 90 x 65µm chứa hầu hết là tế bào mầm. Sau đó các sporocyst lớn hơn,
dài ra và chứa redia trẻ. Theo Hsii và Li (1940), sporocyst biến thành redia
tự do và các redia này chui vào gan ốc, một vài redia chui vào cơ quan khác
của ốc; redia sau 14 - 17 ngày nhiễm có kích thước 0,35 x 0,09 mm, dạng

trưởng thành 1,7 x 0,13 mm, xung quanh miệng có 8 sợi lông cảm giác, redia
trưởng thành chứa khoảng 5-50 cercaria (Higuchi 1938). Cercaria kích
thước (216 - 238µm) x (62 - 92µm), đuôi dài (374 - 488µm) x (45 - 53µm).
Hấp khẩu miệng (40 - 45µm) x (22 - 31µm), có 30 - 32 gai nằm dọc theo
phần cuối thân, có 4 đôi gai ở đuôi, miệng có 4 răng móc như gai.


+ Theo Komiya và Suzuki (1964), giai đoạn ở cá, metacercaria (nang
trùng) có kích thước lúc đầu (135 - 145µm) x (90 - 100µm), trưởng thành có
kích thước 406 x 121µm và sắc tố màu nâu được tìm thấy dọc theo cơ thể.
Hấp khẩu miệng kích thước 49µm, xung quanh có 2 vòng gai nhỏ, mỗi vòng
có 6 gai và có hốc đường kính 62µm với 2 vòng gai và có 3 gai ở giữa sau
[58]; [71].
- Trứng sán lá gan nhỏ
Trứng sán lá gan nhỏ màu vàng hoặc nâu nhạt kích thước 26-30µm x
15 - 17µm hình hạt vừng, có nắp nhỏ [75]. số lượng trứng C.sinensis đẻ hàng
ngày phụ thuộc loài sán và vật chủ. Nói chung số trứng trung bình hàng ngày
mỗi sán đẻ từ 2400 trứng ở mèo, 1600 trứng ở lợn Chinê và 1125 trứng ở chó
(Faust và Khaw 1927) và 2000 trứng ở chó thực nghiệm (Yumoto 1934).
Wykoff (1959) nghiên cứu trên 16 thỏ cho thấy mỗi sán đẻ 1 ngày 4000 trứng
và cứ 100 trứng/gam phân ứng với 1 sán. Seo (1958) quan sát trên chuột
nhiễm, trứng bài xuất phụ thuộc thời gian nhiễm, trứng xuất hiện đầu tiên
trong phân sau 25 ngày nhiễm, số trứng bài xuất đáng kể là sau 30 - 40 ngày
đến 60 - 70 ngày sau nhiễm, ông rút ra kết luận số lượng trứng 61 - 363/
sán/ngày trong thời gian 60 -110 ngày sau khi nhiễm [71], [74].

Hình 1.2. Trứng sán lá gan nhỏ (1) và trứng sán lá ruột nhỏ (2)


Trứng sán lá gan nhỏ rất giống nhau giữa các loài và đặc biệt khá

giống với trứng sán lá ruột nhỏ họ Heterophyidae cả về hình dạng và kích
thước [22]; [50]. Trứng sán lá gan nhỏ có vỏ xù xì với nhiều gai nhỏ, nhưng
trứng sán lá ruột nhỏ vỏ nhẵn, hình ảnh này nhìn rõ trên kính hiển vi điện tử
(trong hình 1.2). Sán lá ruột nhỏ cũng là sán lá truyền qua cá và thường
nhiễm phối hợp với sán lá gan nhỏ [52].
1.1.3.3. Đặc điểm sinh thái sán lá gan nhỏ
Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và
Opisthorchis felineus khác nhau về hình thái, đó là Clonorchis sinensis có
tinh hoàn phân nhiều nhánh nhỏ, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis
felineus có tinh hoàn phân thuỳ nhưng đặc tính sinh thái như tính chất gây
bệnh, chu kỳ phát triển cũng như đường lây nhiễm, chẩn đoán, điều trị, phòng
chống tương tự nhau. Ngoài ra sự phân bố của chúng cũng có khác nhau [20].
- Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ

Hình 1.3. Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ


1. Sán trưởng thành ký sinh ở đường mật, sán đẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột
rồi theo phân ra ngoài. Trứng được rơi vào môi trường nước.
2. Trứng bị ốc nuốt rồi nở ra ấu trùng lông trong ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi.
3. Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước
4. Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng
nang ở trong thịt của cá (bằng mắt thường khó nhìn thấy ấu trùng nang)

5. Người (hoặc động vật) ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín
6. Sau khi ăn, ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường
mật lên gan, nở ra sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đó.
Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán
trưởng thành mất khoảng 26 ngày.
Cercaria rời khỏi ốc bơi tự do trong nước để xâm nhập vào cá trong

khoảng thời gian 24 - 48 giờ. Chủ yếu xâm nhập vào cơ và tổ chức dưới da
của cá. Khi xâm nhập, cercaria rụng đuôi và tạo kén trở thành metacercaria.
Từ khi người hoặc súc vật ăn metacercaria đến khi sán đẻ trứng
khoảng 3 - 4 tuần (Harinasuta 1969). Ở mèo, thỏ, lợn Chinê, chuột thực
nghiệm uống metacercaria, sán trưởng thành xuất hiện sau 30 ngày và kích
thước của sán khác nhau giữa các vật chủ (Rim 1982). Toàn bộ chu kỳ của O.
viverrini mất khoảng 4 - 4,5 tháng và sán trưởng thành sống được 10 năm
hoặc lâu hơn (Harinasuta, Pungpak và Keystone 1993) [20]; [71]; [127].
Toàn bộ 1 chu kỳ của C.sinensis là 3 tháng (Rim 1982), tuổi thọ của
C.sinensis là 15 - 25 năm, có khi tận 26 - 40 năm [104]; [105].
- Đường lây nhiễm và vật chủ của sán lá gan nhỏ
Sán lá gan nhỏ nhiễm vào vật chủ chính (definitive host = final host)
theo con đường ăn uống. Bệnh sán lá gan nhỏ thuộc bệnh sán lá truyền qua cá
(fish bome trematode), trong nhóm bệnh ký sinh trùng thức ăn (food bome
parasite) do ăn phải cá có ấu trùng SLGN chưa được nấu chín.


+ Vật chủ chính (vật chủ cuối cùng) của sán lá gan nhỏ
Người là vật chủ chính thích hợp nhất với sán lá gan nhỏ Clonorchis
sinensis, Opisthorchis viverini và O.felineus. Cả động vật như chó, mèo, hổ,
báo, cáo, chồn, rái cá, chuột...cũng là vật chủ chính của sán lá gan nhỏ (chúng
đóng vai trò là vật dự trữ mầm bệnh (reservoir). Kobayashi (1912) cho thấy
chó, mèo, thỏ và lợn Chinê là động vật thực nghiệm tốt với sán lá gan nhỏ.
Eguchi (1925) đã thông báo lạc đà trong vườn thú bị nhiễm C. sinensis.
Asada thông báo đầu tiên chim nhiễm C.sienensis (1920). Metacercaria phát
triển thành sán trưởng thành trong vật chủ chính sau khi vật chủ chính ăn
phải ấu trùng nang từ cá, 4 - 7 giờ ấu trùng theo ống mật chui lên gan phát
triển thành sán. Ngày thứ 5 trong vật chủ chính, sán non có hấp khẩu to hơn,
buồng trứng và tinh hoàn phát triển. Ngày thứ 7 dường như sán đã trưởng
thành. Ngày thứ 12-15 tinh hoàn và buồng trứng đã hoàn chỉnh và ngày thứ

26 trứng đã xuất hiện trong phân (Komiya và Suzuki 1964) [71]; [106].
+ Vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ
Vật chủ trung gian thứ nhất của sán lá gan nhỏ là ốc. Các ốc chủ yếu
ở Trung Quốc, Đông Dương, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan là Bythinia
striatula (Bensons) Varjaponica (Pilsbry) và Bythinia fuschiana. Những loài
ốc thứ yếu là Bythinia sinensis (JParafossarulus sinensis) Bythinia
logicornis, Parafossarulm striatulus. Giống Melania cũng thích hợp với ấu
trùng sán lá gan như Melanoides tuberculatus, M.hongkoenisis. Tại Triều
Tiên tỉ lệ ốc P.manchonricus trong vùng lưu hành bệnh mang ấu trùng C.
sinensis là 0,08- 0,1% và tại vùng nhiễm nặng (Nakdong) mật độ ốc này là
200 - 500/m2. Nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời gian phát triển ấu trùng sán trong
ốc [56]; [71].
Các loài ốc trung gian thứ nhất của O.viverrini thuộc Họ Hydrobiidae,
dưới họ Bithyninae và chỉ có giống Bithynia ( dưới giống Digoniostoma)
(Harinasuta Pungpak và Keystone 1993). Có 4 loài và dưới loài của giống


này là vật chủ trung gian thứ nhất của O.viverrini như: B.siamensis
siamensis, B. siamensis goniomphalus, B. siamensis laevis và B. funiculata.
Các loài ốc này cũng có ở Thái Lan, Lào còn ở Malaysia là Melanoides
tuberculata thuộc họ Thiaridae (Ditrich và cộng sự, 1992) [114].
Cá là vật chủ trung gian thứ 2 của sán lá gan nhỏ. Yoshimuca (1965)
thông báo có 9 họ với 80 loài cá là vật chủ trung gian của C.sinensis. Trong đó
71 loài thuộc họ Cyprinidae, 2 loài thuộc họ Electridae và mỗi họ có 1 loài, đó


họ

Bagridae,


Cyprinodontidae,

Clupeidae,

Osmeridae,

Cichlidae,

Ophiocephalidae và Gobiidae. Tại Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật và Đài Loan
có 88 loài cá nước ngọt thuộc 10 họ là vật chủ trung gian thứ 2 của C.sinensis.
Ngoài ra 1 số loài tôm cũng là vật chủ trung gian thứ 2 của C.sinensis như
Caridinia nilotica gracilipes, Macrobrachium superbum và Palemonetes
sinensis (Tang và cộng sự, 1963). Năm 1994, Rim thông báo có tới 113 loài cá
nước ngọt là vật chủ trung gian thứ 2 của Clonorchis sinensis [59]; [71].
Tại Đài Loan, 14 loài cá nước ngọt thuộc họ Cyprinidae,
Ophiocephalus và Cichlidae là vật chủ trung gian của C. sinensis. Trong đó
Pseudorasbora parva và Hemiculter kneiri là loài nhiễm chủ yếu (Muto
1938). Nhưng loài Tilapia mossambỉca và Ophỉocephalus maculatus thường
dùng ăn sống thì lại có tỉ lệ nhiễm thấp (Kim và Kuntz 1964) [55]; [98].
Tại Nhật Bản, trên 22 loài cá nước ngọt thuộc họ Cyprinidae Osmeridae
và Electridae là vật chủ trung gian của C. sinensis (Yoshimura 1965). Trong đó
loài nhiễm chính là P. parva, Sarcocheilichthys variegatus, Acheilognathus
lanceolata và Tribolodon Hakonensis (Komiya và Suzuki 1964) [92]; [125].
Tại Triều Tiên có trên 36 loài cá nước ngọt thuộc họ Cyprinidae,
Bagridae và Clupeidae la vật chủ trung gian của C. sinensis [115].
Họ cá chép Cyprinidae là vật chủ trung gian thứ 2 thích hợp của sán
lá gan nhỏ. Trong 35 ngày metacercaria phát triển đầy đủ và có khả năng
nhiễm



Wykoff và cộng sự (1965) cho thấy các loài cá là vật chủ trung gian thứ
hai của O. viverrini như tại Thái Lan chủ yếu loài Cyclocheilichthys siaja,
Hampala dispar và Puntius orphoides [119]. Tại Lào là Hampala dispar, H.
macrolepidota, Barbodes gonionotus, Puntius brevis (Scholf, Ditrich và
Giboda 1990) [113].
1.1.3.4. Đặc điểm bệnh học và tác hại của sán lá gan nhỏ
Sán lá gan nhỏ ký sinh gây tổn thương gan, lách, tuỵ. Sán Clonorchis
sinensis/Opisthorchis viverrini gây tăng sinh tổ chức xơ trong gan, nhất là
khoảng cửa, gan có thể to gấp 2 - 3 lần bình thường, ống mật có thể dày lên
và có khi gấp 2 - 3 lần bình thường (Dooley 1976, Markell 1984), ống tuỵ có
thể bị dày lên (Dooley 1976), lách có khi sưng to và xơ hoá đặc biệt là nhiễm
lâu (Oostburg và Smith 1981) [68]; [69].Sán Clonorchissinensis/Opisthorchis
viverrini có thể gây sỏi mật, xơ gan và ung thư đường mật (Rim 1986, Sher
1989, Ona và Dytoc 1991). Có trường hợp SLGN gây ung thư ống tuỵ
(Colquhoun và Visranathan) [20]; [46]; [60]; [107]; [121].
Nói chung, biểu hiện bệnh lý của bệnh sán lá gan nhỏ ở nhiều mức độ
phụ thuộc các yếu tố sau:
Số lượng sán nhiều gây tắc cơ giới đường mật; Phản ứng và tổn
thương cấp tính niêm mạc đường mật gây ra do sán trưởng thành bám vào;
Phản ứng hoá học do sán gây ra đối với gan và đường mật; Tổn thương viêm
đường mật do bản thân sán gây ra và bội nhiễm vi khuẩn.
Phản ứng của vật chủ (người) với ký sinh trùng và phản ứng này còn
phụ thuộc tuổi, giới, tình trạng dinh dưỡng, sức đề kháng của người bệnh.
Sán lá gan nhỏ gây ung thư gan, đặc biệt là ung thư đường mật
Cholangiocarcinoma (Schwartz 1980, Flavell 1981, Lee và Rim 1981).
C.sinensis và O.viverrini đều có thể gây ung thư đường mật
Cholangiocarcinoma (Tharaavit 1978, Flavell 1981, Kim 1984) [85]; [87];
[112]; [121].



Sán lá gan nhỏ có thể gây viêm tụy (Hon và Pang 1964, Mcfadzean
và Yang 1966), có thể gây sỏi mật (Kim 1969, Park 1979) [86]; [104].
1.1.3.5. Vấn đề thành phần loài sán lá gan nhỏ
Sán lá gan nhỏ gây bệnh ở người bao gồm 10 loài, thuộc 2 họ sán lá
ký sinh ở ống mật và túi mật của gan, bất thường có thể ký sinh ở ống tụy.
Đó là họ Opisthorchiidae (trên họ Opisthorchioidea) và họ Dicrocoeliidae
(trên họ Plagiorchioidea) thuộc bộ Prosostomata, lớp sán lá Trematoda,
ngành sán dẹt Platyhelminthes.
Họ Opisthorchiidae gồm giống Clonorchis (Looss 1907), đại diện duy
nhất là loài Clonorchis sinensis (Cobbold 1875, Looss 1907); giống
Opisthorchis (Blanchard 1895), đại diện giống này có 2 loài là Opisthorchis
felineus (Rivolta 1884, Blanchard 1895) và Opisthorchis viverrini (Poirier
1886, Stiles và Hassall 1896); giống Amphimerus (Barker 1911) có đại diện
là loài Amphimerus norverca (Braun 1902, Barker 1911); Amphimerus
pseudofelineus (Ward 1901, Barker 1911, đồng nghĩa Opisthorchis
guayaguilensis (Rodriquez Gomes và Montalvan 1949); giống Metorchis
(Looss 1899), đại diện là loài Metorchis conjunctus (Cobbold 1860, Looss
1899); và giống Pseudamphistomum (Luhe 1908), có đại diện là loài
Pseudamphistomum trancatum (Rudolphi 1819, Luhe 1908) [71].
Họ Dicrocoeliidae gồm giống Dicrocoeliium, đại diện là loài
Dicrocoelium dendriticum (Rudolphi 1819), Looss 1899 (đồng nghĩa
Fasciola lanceolata Rudolphi 1803 hoặc Dicrocoelium lanceatum Stiles và
Hassall 1898); Dicrocoelium hospes (Looss 1907); và giống Eurytrema, đại
diện là loài Euryfremapancreaticum (Janson 1889, Looss 1907)[71].
Trên thế giới, SLGN chủ yếu ký sinh ở người có loài Clonorchis
sinensis, Opisthorchis viverrini và O. felineus thuộc họ Opisthorchiidae;
Dicrocoelium dendrỉtỉcum thuộc họ Dicrocoeliidae. Trên thế giới đã có hàng
trăm nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử để định loài SLGN, trong đó có



×