Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh tại xã tú sơn, huyện kiến thụy, hải phòng, năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.56 KB, 35 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sán lá gan nhỏ (SLGN) là một trong những ký sinh trùng lây nhiễm
theo đường ăn uống gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người mà nguyên
nhân chính là do tập quán ăn gỏi cá và cá chưa nấu chín chứa sán. Theo thống
kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) năm 1995 có trên 9 triệu người nhiễm
Clonorchis sinensis (C.sinensis) tại các vùng Đông Nam Á[25].
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa là điều kiện rất
thuận lợi cho mầm bệnh giun sán phát triển hơn nữa một số địa phương có tập
quán sử dụng phân tươi nuôi cá và thói quen ăn gỏi cá. Đây là một trong
những yếu tố thuận lợi cho bệnh sán lá truyền qua cá lưu hành và nguy cơ
nhiễm sán sang người rất cao. Theo số liệu của Viện Sốt rét-KST-Côn Trùng
Trung ương, năm 2006 tại Việt Nam có ít nhất 19 tỉnh, thành có bệnh SLGN
lưu hành, chủ yếu bệnh có tỷ lệ cao ở 12 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (với 21,1%).
Tuy vậy, từ khi nhiễm sán lá gan nhỏ đến khi xuất hiện các triệu chứng
bệnh lý là cả một thời gian dài không có triệu chứng lâm sàng hoặc các triệu
chứng không rõ ràng vì vậy bệnh ít được người dân quan tâm phòng chống.
Do đó việc chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan nhỏ còn thấp.
Để xác định thực trạng nhiễm SLGN cũng như kiến thức của người dân
với bệnh là hết sức cần thiết nhằm xây dựng và áp dụng các hoạt động phòng
chống SLGN tại địa phương nói riêng và các địa phương khác nói chung.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Thực trạng nhiễm sán lá
gan nhỏ và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh tại xã Tú
Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, năm 2015" với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại
xá Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
2. Kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về bệnh sán lá gan nhỏ tại
địa điểm nghiên cứu.



2

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh sán lá gan nhỏ
Sán lá gan nhỏ thuộc lớp sán lá, bộ Fascioloidae, họ Opisthorchidae.
- Trong họ Opisthorchidae có 2 giống: Clonorchis, Opisthorchis.
- Trong giống Clonorchis có loài Clonorchis sinensis.
- Trong giống Opisthorchis có 2 loài: Opisthorchis felineus, Opisthorchis
viverrini
Lịch sử phát hiện bệnh sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis,
Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus có sự khác nhau theo từng
vùng địa lý.
Clonorchis sinensis
Năm 1771-1832, Rudophil đã mô tả đầu tiên về hình thái học sán lá gan
nhỏ Clonorchis sinensis (C.sinensis) [1].
Opisthorchis viverrini (O.viverrini)
Opisthorchis viverrini lần đầu tiên được Lieper mô tả năm 1911, lấy từ
tử thi của 2 tù nhân ở một nhà tù Chiang Mai, phía Bắc Thái Lan [16].
Năm 1955 Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cho rằng trên 7 triệu người
Thái Lan, Lào, Campuchia nhiễm sán lá gan Opisthorchis viverrini [24].
Opisthorchis felineus (O.felineus)
Opisthorchis felineus lần đầu tiên được Rivolta mô tả năm 1884 tại
Siberica (Nga). Sau đó tìm thấy ở Balan, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sĩ, Thổ
Nhĩ Kì, Ý và Tây Ban Nha [22].
1.2. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ.
1.2.1. Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ trên thế giới.
Bệnh sán lá gan nhỏ phân bố trên thế giới rất đa dạng và có mặt ở nhiều
quốc gia khác nhau.



3

Tại Trung Quốc, C.sinensis tồn tại ít nhất trên 2300 năm trước đây.
C.sinensis phân bố trên 24 tỉnh thành, tỷ lệ 1-57%. Tỉnh Quảng Đông và vùng
tự trị ở miền Nam, tỉnh Hắc Long Giang, Liao Ning ở miền Bắc là những khu
vực có bệnh lưu hành nặng nề nhất[9].
Tại Triều Tiên: theo điều tra của Seo và cộng sự năm 1979-1980, tỷ lệ
sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis trong cộng đồng dân cư ở lưu vực các
sông Nakdong, Yeongsan, Nam từ 30,8-40%.
Tại Hồng Kông, bệnh sán lá gan nhỏ phổ biến nhất trong các bệnh ký
sinh trùng khi xét nghiệm phân, đặc biệt là người Trung Quốc sống ở Hồng
Kông. Năm 1973, khoảng 23% trường hợp mổ tử thi đều thấy SLGN trong
gan. Nguồn gốc nhiễm này do nhập cá từ Trung Quốc vào, vì không tìm thấy
ốc nhiễm ấu trùng sán lá ở địa phương [24].
Tại Thái Lan, có khoảng 1,5 triệu dân mắc sán lá gan nhỏ trong tổng số
18 triệu dân vùng Đông Bắc nước này[23].
Tại Nhật Bản, ca nhiễm sán lá gan nhỏ đầu tiên năm 1878, nhiều
nghiên cứu phát hiện sự phân bố bệnh rất rộng, ngoại trừ các tỉnh miền Bắc.
Trong những năm 1960 những khu vực sông lớn như Kitagami, Tone,
Yoshimo, The Biwa Lake và các vùng biển KojimaBay... đều là những ổ dịch
nặng nề bệnh sán lá gan nhỏ[24].
Năm 1995, theo thông báo của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) có trên 7
triệu người Thái Lan, Lào, Campuchia bị nhiễm SLGN O. viverrini, trên 5
triệu người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản nhiễm C.sinensis, 1,5 triệu
người Đông Âu, Liên Xô cũ nhiễm O.felineus [24].
1.2.2. Tại Việt Nam.
Việt Nam là nước nông nghiệp, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
với khí hậu nóng ẩm quanh năm là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh giun
sán phát triển hơn nữa một số địa phương lại có thói quen sử dụng phân tươi



4

nuôi cá cùng với tập quán ăn gỏi cá và thức ăn chưa nấu chín có chứa ấu trùng
sán là nguyên nhân gây nhiễm sán lá gan nhỏ khá cao.
Ở nước ta hiện tại tính đến nay đã xác định được sự có mặt của 2 loại
SLGN: C.sinensis, O.viverrini tại 19 tỉnh thành trên cả nước phân bố ở đồng
bằng Bắc Bộ. O.viverrini phân bố ở các tỉnh miền Trung Nam Bộ.
Năm 1957, Phạm Tử Dương cho biết tỷ lệ người mắc sán lá gan nhỏ ở
tỉnh Hải Dương là 4,9%
Năm 1977, Nguyễn Phan Long, Kiều Tùng Lâm điều tra tại 1 xã thuộc
huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định cho thấy tỷ lệ nhiễm SLGN là 33%.
Nguyễn Văn Chương và cộng sự (CS) tại Tuy An, Phú Yên năm 1992
tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 36,9% [5].
Năm 1996, Viện Sốt rét - KST& CT Trung ương đã nghiên cứu tại xã
Krông Ana, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lak cho thấy tỷ lệ SLGN là 0,27%[7].
Năm 2004, theo Nguyễn Văn Chương và CS tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ
tại tỉnh Bình Định là 31,78% [5].
Theo thông báo của Viện Sốt Rét-KST&CT Trung ương năm 2004, có
24 tỉnh có bệnh SLGN lưu hành ở cả 2 miền Nam và Bắc trong đó đứng đầu
là các tỉnh:
Miền Bắc: đứng đầu là các tỉnh như Thanh Hóa (11-38%), Nam Định
(3-37%), Ninh Bình (20-30%), Bắc Giang 16,3%, Quảng Ninh (13,8%), Hải
Phòng 13,1% [21].
Miền Nam: Quảng Nam 4,6%, Bình Định 11,9%, Phú Yên 36,9%, Đắc
Lắc 7,6%, Khánh Hòa 1,4%[21].
Năm 2010, theo báo cáo của Trương Tiến Lập và CS tại một xã ven
biển tỉnh Nam Định cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 24,7% [16].
Theo báo cáo của Lê Bá Khanh và CS năm 2011, tại 3 xã huyện Nga

Sơn tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 16,8% [14].


5

Theo Lê Ngọc Lượng và CS năm 2013, tại xã Hoằng Tiến huyện
Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 8,7% [13].
1.2.3. Tại Hải Phòng.
Hải Phòng là thành phố xen kẽ nông nghiệp, du lịch và các ngành nghề
nuôi trồng thủy sản nên có tỷ lệ nhiễm các bệnh giun sán khá cao, trong đó
nhiễm sán lá gan nhỏ cũng nằm trong vùng dịch tễ.
Năm 1976, Kiều Tùng Lâm điều tra tại Hải Phòng tỷ lệ nhiễm sán lá
gan nhỏ C.sinensis từ 3-30% [15].
Năm 2012, theo Đinh Thị Thanh Mai và CS, tại xã Hữu Bằng huyện
Kiến Thụy, Hải Phòng, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 9,02%[18].
Năm 2013, theo nghiên cứu của Đỗ Mạnh Cường tại quận Dương
Kinh- Hải Phòng tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ là 15,69% [6].
1.3. Đặc điểm sinh học của bệnh sán lá gan nhỏ.
1.3.1. Đặc điểm hình thái học.
Sán trưởng thành hình lá, thon nhỏ nửa thân trên và phình rộng về phía
sau, cơ thể dẹt theo chiều lưng bụng, màu đỏ nhạt. Sán dài từ 10 - 12mm,
chiều ngang từ 2 - 4mm tùy thuộc vào tuổi sán, vật chủ mà sán ký sinh. Sán lá
gan nhỏ có 2 hấp khẩu, hấp khẩu miệng phía trước nối với đường tiêu hóa
dùng để lấy thức ăn, có đường kính khoảng 600 µm. Hấp khẩu bụng phía sau
dùng để bám có đường kính khoảng 500 µm. Ống tiêu hóa chạy dọc hai bên
thân sán và là ống tắc, không nối thông với nhau. Sán lá gan nhỏ không có
hậu môn vì dinh dưỡng của sán chủ yếu là hình thức thẩm thấu các chất qua
dinh dưỡng qua bề mặt của sán. Do vậy trên thân sán có rất nhiều tuyến dinh
dưỡng[19].
Đa số sán lá nói chung, sán lá gan nhỏ nói riêng là lưỡng giới. Bộ phận

sinh dục của SLGN gồm tinh hoàn, buồng trứng, tử cung… Tinh hoàn có hai,
chia nhánh. Tinh hoàn chiếm gần hết phía sau thân. Buồng trứng ở khoảng


6

giữa thân, tử cung là một ống ngoằn ngoèo gấp khúc. Lỗ sinh dục ở gần hấp
khẩu bụng.
Theo Komya và Yamasuti (1975) cho thấy ấu trùng phát triển từ trứng
SLGN (ấu trùng lông) có kích thước 32 x 17 µm, với nhiều lông dài 2 µm, có
8-25 tế bào mầm. Sau đó chui vào ốc phát triển thành sporocyst (bào tử nang)
rồi thành cercaria (ấu trùng đuôi). Theo Komiya và Suzuki (1964) giai đoạn ở
cá metacercaria (nang trùng) trưởng thành kích thước 406 x 121 µm, sắc tố
màu nâu được tìm thấy dọc cơ thể.
Trứng SLGN có kích thước rất nhỏ, chiều dài từ 26-30 µm, chiều
ngang từ 16-17 µm. Trứng có màu vàng sẫm, hình bầu dục, đầu to có nắp và
có gai nhỏ ở phía cuối trứng. Vỏ có 2 lớp nhẵn, mỏng. Nhân có hình ảnh ấu
trùng.

Clonorchis sinensis

Opisthorchis viverrini

Hình 1.1. Sán trưởng thành
()

Hình 1.2. Trứng C. sinensis
()



7

1.3.2. Đặc điểm chu kì.
1.3.2.1. Đặc điểm chu kì chung của sán lá.
Chu kỳ của sán lá là chu kỳ phức tạp. Muốn hoàn thành chu kỳ phát
triển , ký sinh trùng bắt buộc phải phát triển trong nhiều vật chủ trung gian.
Chu kỳ của sán lá gan nhỏ gồm 3 vật chủ là ốc, cá, người. Trong đó người là
vật chủ chính, ốc và cá thích hợp là vật chủ phụ đồng thời là những vật chủ
trung gian truyền bệnh. Muốn thực hiện chu kỳ phát triển của ký sinh trùng
phải đòi hỏi có môi trường nước.
- Sinh sản của sán lá là sinh sản đa phôi- từ 1 trứng sẽ phát triển thành nhiều
ký sinh trùng trưởng thành.
1.3.2.2. Vị trí ký sinh
Sán lá gan nhỏ trưởng thành ký sinh tại các đường dẫn mật trong gan.
SLGN dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ dịch mật.
1.3.2.3. Đường xâm nhập
Sán lá gan nhỏ xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua con
đường ăn uống. Người mắc bệnh sán lá gan nhỏ là do ăn cá có chứa nang
trùng của SLGN dưới hình thức ăn gỏi cá hay chưa được nấu chín.
1.3.2.4. Diễn biến chu kỳ
Trứng sán sau khi được bài xuất theo phân ra khỏi cơ thể vật chủ cần
môi trường nước thì mới phát triển thành ấu trùng lông (miracidia). Trứng bị
ốc thích hợp nuốt mới nở ra bào tử nang (sporocyts). Ốc thích hợp thường là
các ốc thuộc giống Brithinia, Melania… Khi vào ốc, trùng lông trở thành bào
ấu (redidae). Sau từ 21-30 ngày, những bào ấu sẽ phát triển thành ấu trùng
đuôi (cercariae). Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước rồi tìm đến xâm
nhập vào các loài cá nước ngọt để ký sinh ở vùng cơ của cá và phát triển
thành các nang trùng (metacercariae). Người và động vật ăn phải cá có ấu
trùng nang chưa được nấu chín. Các loài cá có thể nhiễm sán gồm cá chép, cá
rô, cá giếc, cá mè, cá trôi, cá trắm…



8

Sau khi ăn, ấu trùng nang vào dạ dày xuống tá tràng, rồi ngược theo
đường mật lên gan, sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đó, thời
gian từ khi ăn phải ấu trùng nang đến khi thành sán trưởng thành khoảng 26
ngày. Tuổi thọ của sán lá gan nhỏ từ 15-25 năm.

Hình 1.3. Chu kỳ của sán lá gan nhỏ ()
1.3.3. Tác hại.
Sán lá gan nhỏ ký sinh chủ yếu ở đường mật trong gan và gây tổn
thương gan nghiêm trọng.
Sán lá gan nhỏ không những gây kích thích thường xuyên đối với gan
mà còn chiếm thức ăn và gây độc. Sán ký sinh ở những ống dẫn mật, bám
chặt bằng hấp khẩu để chiếm thức ăn, gây viêm ở ống mật và do tính chất gây
hại này kéo dài nên dẫn tới những trường hợp xơ hóa lan tỏa ở những khoảng
cửa, tổ chức của gan bị tăng sinh và có thể dẫn tới hiện tượng xơ hóa gan, cổ
trướng, thoái hóa mỡ ở gan. Độc tố do sán tiết ra có thể gây dị ứng, đôi khi có
thể gây thiếu máu và tăng bạch cầu ái toan [19].


9

Ngoài những tổn thương ở gan, tụy cũng có những hiện tượng xơ hóa,
tăng sinh, thoái hóa. Lách cũng có thể bị to
Trứng và sự phân hủy của sán cùng vi khuẩn tạo nên sỏi mật trong ống
mật và túi mật, thường gặp nhất là sỏi bilirubin.
1.4. Phương thức lây truyền bệnh ở người.
Miền Bắc nước ta, cá được rửa sạch, đánh vẩy, lọc thịt, thịt cá được

thấm khô, thái nhỏ rồi trộn cùng với nước chát củ búp ổi. Sau đó thịt cá được
trộn thính cùng gia vị và ăn kèm cùng nhiều loại lá thơm.
Miền Nam (Phú Yên) có tập quán ăn gỏi cá là “gỏi sinh cầm”, nghĩa là
ăn cả con cá còn đang sống, đang bơi trong chậu dùng vó vớt từng con, nhắm
rượu với đủ loại lá thơm, tập quán này cũng có từ lâu đời trong nhân dân địa
phương. Do vậy tỷ lệ nhiễm O.viverrini khá phổ biến [2].
Một số trường hợp trong vùng dịch tễ SLGN, tuy không ăn gỏi cá
nhưng cũng bị nhiễm bệnh do ăn cá rán chưa chín (phần thịt còn sống).
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng.
+ Nguồn bệnh: người nhiễm sán lá gan nhỏ thải trứng sán ra môi trường qua
phân, số lượng trứng phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán và sự quản lý phân.
Ngoài ra, nguồn bệnh còn là các súc vật, thường là các vật nuôi như chó,
mèo…chúng thải phân ra môi trường tuy nhiên nguồn trứng này không thể
quản lý được [16].
+ Mầm bệnh: cá và ốc nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ là các vật chủ trung
gian trong đó cá là đường lây truyền trực tiếp vào người.
+ Khối cảm thụ: người là khối cảm thụ nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ. Sự nhiễm
bệnh ở người phụ thuộc các yếu tố như tập quán, thói quen ăn gỏi cá, nghề
nghiệp, lứa tuổi và giới tính [16].
+ Tập quán ăn cá chưa nấu chín: ăn cá sống, hay cá chưa nấu chín là nguyên
nhân gây bệnh.
+ Yếu tố môi trường tự nhiên:


10

Yếu tố nhiệt độ/nắng nóng có liên quan đến phát triển của vật chủ trung
gian của sán lá gan nhỏ (ốc và cá).
Địa hình/thảm thực vật/thổ nhưỡng cũng có ảnh hưởng đến sự phát
triển của ốc, cá. Khu hệ động vật/thực vật bao gồm các loài ăn ốc, ăn cá và cả

những động/thực vật làm thức ăn cho cá đều ảnh hưởng đến vật chủ trung
gian của sán lá gan nhỏ [16].
+ Yếu tố kinh tế xã hội:
Kinh tế kém phát triển ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, dân
trí thấp, thiếu hiểu biết về phòng chống bệnh SLGN. Hơn nữa, thi hành pháp
lệnh về an toàn thực phẩm đặc biệt trong sản xuất và chế biến cá sạch chưa có
quy hoạch hợp lý về nuôi trồng thủy sản và vệ sinh môi trường.
+ Tập quán sinh hoạt và canh tác:
Tình trạng dùng phân tươi nuôi cá và đổ nước thải mang mầm bệnh
xuống ao ở các khu vực nông thôn là điều kiện giúp cho mầm bệnh sán lá gan
hoàn thành nốt chu kỳ gây bệnh và phát tán ra môi trường nước xung quanh.
Ngoài ra nuôi súc vật (chó, mèo…) thả rông chính là ổ dự trữ mầm
bệnh làm ô nhiễm môi trường.
+ Một số yếu tố khác:
Yếu tố nghề nghiệp: nghề nông và ngư nghiệp thường sử dụng thức ăn
bằng cá nhiều và có cơ hội ăn gỏi cá thuận lợi hơn các ngành khác.
Tuổi: tỷ lệ nhiễm sán tăng theo nhóm tuổi. Tỷ lệ mắc thấp nhất ở nhóm
0 - 4 tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất ở nhóm 30 - 50 tuổi.
Giới: tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nam cao hơn nữ giới.
Tình trạng biến động dân cư như di chuyển từ vùng này sang vùng khác
cũng kéo theo mầm bệnh và tập quán ăn gỏi cá theo.
1.6. Phòng chống bệnh SLGN.
1.6.1. Nguyên tắc phòng chống bệnh SLGN.


11

Nguyên tắc quan trọng trong phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ là cắt
đứt một trong những mắt xích trong chu kỳ của chúng. Đồng thời cần tiến
hành phòng chống trên quy mô rộng, có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào

các vùng hoặc các đối tượng có tỷ lệ nhiễm cao.
1.6.2. Biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ ở Việt Nam.
+ Giải pháp nguồn bệnh:
Cần phải phát hiện sớm và điều trị cho người bệnh nhằm mục đích
ngăn cản sự phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh đồng thời làm
giảm tỷ lệ mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
+ Giải pháp đường lây:
Quản lý, xử lý tốt phân, rác, nước thải, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Không ăn gỏi cá hoặc cá nấu chưa chín.
Tiêu diệt vật chủ trung gian nhiễm bệnh: cá, ốc nhiễm bệnh.
+ Giải pháp khối cảm thụ:
Nâng cao nhận thức của người dân về bệnh bằng hình thức giáo dục,
vận động, tuyên truyền nhằm giúp người dân hiểu biết về tác hại của sán lá
gan nhỏ và chủ động trong việc phòng tránh cho bản thân.
Bên cạnh đó cần có hệ thống quản lý, điều hành chiến lược phòng
chống bệnh SLGN từ trung ương đến địa phương kết hợp với việc lồng ghép
công tác phòng chống cùng các chương trình khác để thu hút và vận động
được đông đảo người dân tham gia.
Ngoài ra cần tăng cường điều tra cộng đồng ở những vùng có nguy cơ
nhiễm cao nhằm đưa ra những biện pháp phồng chống và điều trị thích hợp.
Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở từ tuyến huyện, tuyến tỉnh để phát hiện
bệnh sớm đồng thời tăng cường tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế nhất là
ở tuyến huyện và tuyến xã về xét nghiệm phân trực tiếp tìm trứng sán nhằm
phát hiện sớm các ca nhiễm để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời.


12

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Tất cả các thành viên trong hộ gia đình (từ 6-70 tuổi) thuộc diện nghiên
cứu đều được lấy phân làm xét nghiệm tìm trứng sán lá gan nhỏ.
Phỏng vấn trực tiếp những người được làm xét nghiệm phân bằng bộ
câu hỏi thích hợp.
* Tiêu chuẩn loại trừ trong nghiên cứu:
- Trẻ em dưới 6 tuổi và người già trên 70 tuổi.
- Người không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Người vừa tẩy giun sán trong khoảng 1 tuần trước khi nghiên cứu.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2014 đến tháng 5/2015.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang (cross-sectional study).
2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
2
n =
Z1
α .

2

Trong đó:
n: số mẫu cần phải điều tra

p.q

d2


13

Z1−α : hệ số tin cậy, với α=0,05, độ tin cậy 95% thì Z1−α =1,96
2
2

p: theo kết quả nghiên cứu của bộ môn KST trường ĐHYHN là 0,25.
q: là yếu tố phụ thuộc vào p (q=1-p).
d: độ chính xác mong muốn là 0,05.
Thay vào công thức tính cỡ mẫu tối thiểu là 288 người, thực tế chúng
tôi tiến hành lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm 385 người.
2.2.3. Chọn mẫu:
- Phương pháp chọn mẫu: phương pháp ngẫu nhiên đơn (chọn ngẫu
nhiên các hộ gia đình).
- Cách chọn mẫu: dựa vào bảng số ngẫu nhiên, lấy ngẫu nhiên hộ gia
đình đầu tiên làm hộ số 1 vào mẫu nghiên cứu, sau đó điều tra theo kiểu
"cổng cạnh cổng" để chọn đủ số lượng người nghiên cứu.
2.3. Phương pháp xét nghiệm tìm trứng sán lá gan nhỏ
Xét nghiệm phân theo kỹ thuật Kato - Katz (Theo quy trình của WHO,
1996) [21]. Để đánh giá tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trứng sán lá gan nhỏ.
* Vật liệu, dụng cụ
- Kính hiển vi quang học
- Lam kính khô sạch và lá kính, giá đựng tiêu bản.
- Lọ đựng bệnh phẩm: khô, sạch, có dán nhãn ghi tên, tuổi.
- Que tre lấy phân, nút cao su ấn phân.
- Giấy bóng kính (giấy cellopane), cắt từng mảnh kích thước 26x28 mm
có thể ngậm nước dày khoảng 40-50 µm.

- Khuôn nhựa plastic có kích thước 30x40x1,42 mm có lỗ đường kính
6mm ở giữa.
- Giấy lọc tròn, mảng lưới lọc bằng kim loại mềm.
- Giấy thấm và găng tay.
* Hoá chất:


14

- Thành phần:
Glycerin nguyên chất

: 100 ml

Dung dịch xanh Malachite(3%)

: 1 ml

Nước cất

: 100 ml

Trộn đều các hỗn hợp nói trên.
- Các mảnh giấy cellophane được ngâm vào dung dịch này ít nhất 24
giờ trước khi sử dụng.
* Kỹ thuật tiến hành
- Dùng que tre lấy khoảng 100 mg phân đặt lên giấy thấm. Đặt lưới lọc
lên chỗ phân và dùng que tre ấn nhẹ cho phân lọt lên trên lưới.
- Đặt miếng nhựa plastic lên trên phiến kính có nhãn.
- Gạt phân đã lọc trên lưới đưa sang lỗ của miếng nhựa. Khi phân đầy

lỗ, dùng que gạt bằng, bỏ nhựa plastic ra và để lại phân trên phiến kính.
- Đặt mảnh cellophane đã được ngâm trong dung dịch nhuộm màu lên
trên.
- Dùn nút cao su ấn nhẹ cho phân dàn đều đến rìa của mảnh cellophane,
sao cho mặt giấy tương đối nhẵn.
- Để tiêu bản ở nhiệt độ phòng từ 15 đến 30 phút, sau đó đem soi tươi
dưới kính hiển vi có độ phóng đại 10 x 40.
- Đếm toàn bộ số trứng sán có trong mẫu phân trên tiêu bản, sau đó
nhân với 24 sẽ tính được tổng số trứng sán có trong 1 gam phân.
2.4. Phương pháp thu thập thông tin
* Đánh giá tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trứng sán lá gan nhỏ:
- Nhóm nghiên cứu được tập huấn kỹ trước khi triển khai nghiên cứu
gồm: cách thu thập mẫu phân, kỹ thuật xét nghiệm.
- Các thành viên của nhóm nghiên cứu ngày hôm trước đến phát lọ cho
người dân và hướng dẫn họ cách lấy phân, thời gian lấy phân là sáng ngày
hôm sau, lấy phân xong đưa ngay đến địa điểm xét nghiệm.


15

- Sau khi thu thập, các mẫu phân sẽ được xét nghiệm ngay trong ngày
bằng kỹ thuật Kato - Katz để xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm SLGN.
* Đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh sán
lá gan nhỏ:
Sử dụng bộ câu hỏi với thiết kế câu hỏi đóng, câu hỏi mở để phỏng vấn
trực tiếp. Các câu hỏi liên quan đến sự hiểu biết, thái độ, thực hành của người
dân về bệnh sán lá gan nhỏ, như: nguyên nhân nhiễm bệnh, tác hại của bệnh,
cách phòng chống bệnh, thói quen ăn gỏi cá.
2.5. Các chỉ số nghiên cứu
- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại địa điểm nghiên cứu.

- Cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại địa điểm nghiên
cứu.
- Tỷ lệ nhận thức đúng và không đúng về kiến thức, thái độ của người
dân đối với bệnh sán lá gan nhỏ.
- Tỷ lệ thực hành đúng và không đúng về thực hành của người dân đối
với bệnh sán lá gan nhỏ.
2.6. Các biến số nghiên cứu dùng trong nghiên cứu
- Biến số về: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, cường độ
nhiễm.
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu thập trong nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống
kê sinh học và sử lý phần mềm SPSS 16.0.
- Kết quả nghiên cứu được trình bày theo tỷ lệ % các biến số.
2.8. Sai số có thể gặp và cách hạn chế sai số
- Sai số có thể gặp trong xét nghiệm:
Việc xác định và đánh giá số lượng trứng rất khó, dễ bị bỏ sót. Để hạn
chế sai số: các cán bộ xét nghiệm là người có nhiều kinh nghiệm của Bộ môn


16

KST- Trường ĐHYHP tập huấn và cùng tiến hành xét nghiệm, sử dụng kỹ
thuật chuẩn nên phát hiện trứng sán lá gan nhỏ rất chính xác.
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Người dân được thông báo trước và giải thích về mục đích, yêu cầu
và lợi ích của cuộc điều tra, việc xét nghiệm phân đơn giản, không ảnh hưởng
sức khoẻ.
- Đồng ý tham gia một cách tự nguyện vào cuộc điều tra.
- Số liệu, thông tin được đảm bảo tính bí mật, chỉ nhằm phục vụ cho
nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất, được sử dụng phục vụ

sức khoẻ của cộng đồng, ngoài ra không phục vụ mục đích nào khác.
- Lãnh đạo, chính quyền địa phương nhất trí ủng hộ.


17

Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại xã
Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
Bảng 3.1 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ chung
Số mẫu nghiên cứu

Số mẫu (+)

Tỷ lệ (%)

385

16

4,2

4,2%

95,8%%

Hình 3.1. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ chung
Nhận xét:
Qua kết quả tại bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy trong tổng số 385 người

xét nghiệm có 16 người nhiễm sán lá gan nhỏ, chiếm tỉ lệ 4,2%
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo giới
Kết quả NC

Số mẫu NC

Số mẫu (+)

Tỷ lệ (%)

Nam

186

13

7,0

Nữ

199

3

1,5

Tổng cộng

385


16

4,2

Giới

Nhận xét:

p
< 0,05


18

Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở nam giới cao hơn ở nữ giới (nam 7,0%,
nữ 1,5% ), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo nhóm tuổi
Kết quả NC

Số mẫu NC

Số mẫu (+)

Tỷ lệ (%)

6 - < 10 tuổi

62

0


0,0

10 - < 20 tuổi

58

1

1,7

20 - < 30 tuổi

49

1

2,0

30 - < 40 tuổi

51

3

5,9

40 - < 50 tuổi

56


5

8,9

50 - < 60 tuổi

52

4

7,7

≥ 60 tuổi

57

2

3,5

385

16

4,2

Nhóm tuổi

Tổng cộng

Nhận xét:

Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ nhiễm cao nhất ở nhóm tuổi từ 40
đến < 50 tuổi (8,9%), thấp nhất ở nhóm tuổi 6 đến < 10 tuổi ( 0 % ), tỉ lệ
nhiễm của các nhóm tuổi còn lại chênh lệch nhau không nhiều như 20 đến <
30 tuổi: 2,0% ; 30 đến < 40 tuổi: 5,9%, 50 đến < 60 tuổi: 7,7% và nhóm ≥60
tuổi: 3,5%.

Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo nghề nghiệp
Kết quả NC

Số mẫu NC

Số mẫu (+)

Tỷ lệ (%)


19

Nghề nghiệp
Nông nghiệp

108

6

5,6

Học sinh


102

0

0,0

Công nhân, viên chức

68

2

2,9

Nội trợ, lao động tự do

107

8

7,5

Tổng cộng

385

16

4,2


Nhận xét :
Qua kết quả nghiên cứu tại bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ nhiễm theo nghề nghiệp:
cao nhất ở nhóm nội trợ, lao động tự do với 7,5%, tiếp đến là nhóm nông
nghiệp với 5,6%, công nhân, viên chức 2,9% và thấp nhất là nhóm học sinh:
0%.
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo trình độ học vấn
Kết quả NC

Số mẫu

Tiểu học, TH Cơ sở

NC
201

Phổ thông trung học

Số mẫu (+)
n
Tỷ lệ (%)
9

4,5

109

5

4,6


Cao đẳng, ĐH

75

2

2,7

Tổng cộng

385

16

4,2

p

Nhận xét:
Qua kết quả nghiên cứu tại bảng 3.5 thấy được rằng tỉ lệ nhiễm theo
trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu: cao nhất là nhóm PTTH với
9,6%, tiếp đến nhóm TH, THCS với 8,9% và thấp nhất là nhóm CĐ,ĐH với
6,8%. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05.
Bảng 3.6. Cường độ nhiễm trứng sán lá gan nhỏ
Số mẫu NC

Số mẫu ( + )

Số trứng SLGN trung bình/1g

phân


20

385

16

192,13 ± 23,15

Nhận xét:
Theo kết quả nghiên cứu tại bảng 3.6 cho thấy, cường độ nhiễm SLGN
tại địa điểm nghiên cứu là 192,13 trứng/1g phân.
Bảng 3.7: Cường độ nhiễm trứng sán lá gan nhỏ theo giới
Kết quả NC

Số mẫu

Số mẫu

Số trứng SLGN trung

NC

(+)

bình/1g phân

Nam


186

13

215,11 ± 25,16

Nữ

199

3

176,15 ± 25,60

385

16

192,13 ± 23,15

Giới

Tổng cộng

Số trứng TB/1g phân
215,11

176,15


Hình 3.2. Cường độ nhiễm trứng sán lá gan nhỏ theo giới
Nhận xét:

p
> 0,05


21

Kết quả ở bảng 3.7 và hình 3.2 cho thấy, cường độ nhiễm SLGN ở nam
(215,11 ± 25,16 trứng/1g phân) cao hơn ở nữ (176,25 ± 25,60 trứng/1g phân)
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh sán lá gan nhỏ
tại địa điểm nghiên cứu
Bảng 3.8: Tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về nguyên nhân gây bệnh (n=
385)
STT
1
2
3
4

Nguyên nhân
Do ăn gỏi cá
Do ăn rau sống
Do ăn gỏi tôm
Không biết

Số người trả lời
231

124
82
24

Tỷ lệ (%)
60,0
32,2
21,3
6,2

Nhận xét:
Kết quả bảng 3.8 cho thấy, tỷ lệ người dân xã Tú Sơn biết được nguyên
nhân gây bệnh sán lá gan nhỏ là ăn gỏi cá tương đối cao (60,0%). Tuy nhiên,
vẫn còn 6,2% người dân được hỏi vẫn không biết nguyên nhân gây bệnh.
Bảng 3.9: Tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về tác hại của bệnh sán lá gan
nhỏ (n= 385)
STT
1.
2.
3.
4.

Tác hại
Đúng 1 tác hại
Đúng 2 tác hại
Đúng ≥ 3 tác hại
Không biết

Số người trả lời
178

117
58
36

Tỷ lệ (%)
46,2
30,4
15,1
9,4

Nhận xét:
Kết quả bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ người dân tại điểm nghiên cứu biết
được tác hại của bệnh sán lá gan nhỏ rất cao (90,6%). Tuy nhiên chủ yếu
người được hỏi nhận thức đúng được 1 tác hại chiếm tỷ lệ 46,2%, trong khi
đó nhận biết được trên 3 tác hại còn hạn chế, chiếm tỷ lệ 15,1%.
Bảng 3.10: Tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về các biện pháp phòng bệnh
sán lá gan nhỏ (n= 385)


22

STT
1.
2.
3.
4.

Phòng bệnh
Đúng 1 biện pháp
Đúng 2 biện pháp

Đúng ≥ 3 biện pháp
Không biết

Số người trả lời
138
59
18
175

Tỷ lệ (%)
35,8
15,3
4,7
45,5

Nhận xét:
Kết quả bảng 3.10 cho thấy, tỷ lệ người dân xã Tú Sơn huyện Kiến
Thụy biết được các biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ thấp (54,5%).
Trong đó nhận thức đúng chủ yếu được 1 biện pháp phòng chống chiếm tỷ lệ
35,8%, còn nhận biết đúng được trên 3 biện pháp phòng chống bệnh rất thấp,
chiếm tỷ lệ 4,7%.
Bảng 3.11. Thái độ với bạn bè, người thân về ăn gỏi cá (n=385)
STT
Thái độ
1. Khuyên bạn bè /người thân
không ăn gỏi cá
2. Khuyên bạn bè /người thân
nấu ăn chín
3.
Không khuyên gì

4.

Số lượng trả lời

Tỷ lệ (%)

112

29,1

96

24,9

177

46,0

385

100,0

Tổng cộng

Nhận xét:
Qua bảng 3.11 cho thấy thái độ khuyên bạn bè /người thân không ăn
gỏi cá thấp chiếm tỷ lệ 29,1%, không khuyên gì chiếm tỷ lệ 46,0%.
Bảng 3.12. Thái độ về việc ăn gỏi cá (n = 132)
STT
Thái độ

1.
Mát, bổ dưỡng
2.
Ngon, hợp khẩu vị
3.
Theo thói quen
Nhận xét:

Số lượng trả lời
72
96
81

Tỷ lệ (%)
54,5
72,7
61,4


23

Qua bảng 3.12 cho thấy, thái độ của người dân tại xã nghiên cứu về ăn
gỏi cá rất cao, họ cho rằng ăn gỏi cá ngon và hợp khẩu vị chiếm tỷ lệ 72,7%;
mát và bổ dưỡng là 54,5% và 61,4% ăn gỏi cá là do thói quen.
Bảng 3.13: Thói quen ăn gỏi cá của người dân (n= 385)
STT
Thói quen ăn gỏi cá
1.
Có ăn
2.

Không ăn
3.
Không nhớ

Số người trả lời
132
225
28

Tỷ lệ (%)
34,3
58,4
7,3

Nhận xét:
Kết quả bẳng 3.13 cho thấy, tỷ lệ người dân xã Tú Sơn huyện Kiến
Thụy, Hải Phòng có thói quen ăn gỏi cá cao (34,3%).
Bảng 3.14. Nguồn gốc cá ăn gỏi ở địa điểm nghiên cứu(n=132)
Số người ăn
gỏi cá
132

Ao nhà

Ao khác

Mua ở chợ

n


(%)

n

(%)

n

(%)

82

62,1

14

10,6

36

27,3

Nhận xét:
Qua nghiên cứu cho thấy 62,1% số người ăn gỏi được làm từ cá lấy ở
ao nhà. Số người ăn gỏi từ cá mua ở chợ là 27,3%. Có 10,6% số người ăn gỏi
từ cá mua ở ao khác

Bảng 3.15. Tỷ lệ người dân ăn gỏi cá trong năm (n = 132)
Số lần ăn gỏi cá
trong năm


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Dưới 10 lần

108

81,8

≥ 10 lần

24

18,2

Nhận xét:

p


24

Qua kết quả bảng 3.15 cho thấy số người ăn gỏi cá dưới 10 lần/năm
81,8%; số người ăn gỏi trên 10 lần/năm là 18,2%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê, với p < 0,05.

Chương 4
BÀN LUẬN

4.1. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại xã
Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng.
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ
Theo kết quả bảng 3.1, tỷ lệ nhiễm SLGN trên 385 người tại xã Tú
Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng là 4,2%.


25

So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề tại Nam Định năm
2005 với tỷ lệ 50,6% [10] và Lê Ngọc Lượng tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa năm
2013 là 8,7% [13] thì kết quả của chúng tôi thấp hơn.
Lý giải điều này theo chúng tôi Nam Định, Thanh Hóa nằm trong vùng
dịch tễ lưu hành của bệnh sán lá gan nhỏ nên tỷ lệ nhiễm cao hơn. Mặt khác,
nghiên cứu của chúng tôi tiến hành sau 10 năm so với nghiên cứu của Nguyễn
Văn Đề và sau 2 so với Lê Ngọc Lượng nên tỷ lệ giảm rõ rệt, kết quả nghiên
cứu cũng phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, cũng như công tác phòng
chống giun sán được triển khai rộng rãi.
Theo Viện Sốt rét-KST&CT Trung ương đã nghiên cứu tại xã Krong
Ana, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đak Lak năm 1996, tỷ lệ nhiễm là 0,27% thì kết
quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.
Qua kết quả nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo giới (bảng
3.2), chúng tôi thấy rằng tỷ lệ nam giới nhiễm sán lá gan nhỏ cao hơn nữ giới
(nam 6,99%, nữ 1,51%), kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề tại Nam Định năm 2004 (nam 49,8%, nữ
13%) [10] và Lê Ngọc Lượng tại Thanh Hóa năm 2013 (nam 11,2%, nữ
1,2%) [13]. Bởi theo thói quen của người dân thì gỏi cá là món ăn ngon và
hợp khẩu vị, đồng thời chính là món khoái khẩu khi làm món nhắm rượu của
nam giới. Do vậy, tỷ lệ nhiễm theo giới có sự khác biệt.
Kết quả bảng 3.3, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo nhóm tuổi (bắt đầu từ

10 tuổi) theo nghiên cứu của chúng tôi tăng dần theo nhóm tuổi, thấp nhất ở
nhóm 6 - <10 tuổi với tỷ lệ là 0%, tiếp đến là nhóm 10 - <20 tuổi với tỷ lệ là
1,7%, cao nhất ở nhóm tuổi 40-50 tuổi với tỷ lệ 8,9%. Sở dĩ, nhóm 6- <10
tuổi tỷ lệ nhiễm thấp nhất là do chế độ ăn còn phụ thuộc vào bố mẹ, trong khi
nhóm 40 - <49 tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất là hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi
này, là lực lượng lao động chủ chốt, chuyên sản xuất gỏi cá và ăn gỏi cá nhiều
nhất.


×