Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Thực trạng cung cấp dịch vụ và nhận thức, thái độ, thực hành của phụ nữ có con dưới 24 tháng tuổi về làm mẹ an toàn tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 110 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH


CAO XUÂN BÌNH

THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
VÀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ
CÓ CON DƢỚI 24 THÁNG TUỔI VỀ LÀM MẸ AN TOÀN
TẠI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA NĂM 2014

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI BÌNH - 2014


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH


CAO XUÂN BÌNH

THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
VÀ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ
CÓ CON DƢỚI 24 THÁNG TUỔI VỀ LÀM MẸ AN TOÀN
TẠI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA NĂM 2014

Chuyên ngành: Quản lý Y tế
Mã số: CK. 62 72 76 05

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Tiến
2. TS. Nguyễn Xuân Bái

THÁI BÌNH - 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng cùng các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Y - Dược Thái Bình đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi để em hoàn thành khoá học.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến, Phó hiệu trưởng
Trường Đại học Y - Dược Thái Bình; TS Nguyễn Xuân Bái, Trưởng phòng
Quản lý đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Y - Dược Thái Bình, là những
người Thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận án
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, cán bộ, công chức của
Sở Y tế Sơn La đã tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, hỗ trợ trong công việc để
tôi được tham gia khoá học.
Xin chân thành cảm ơn đồng chí Giám đốc và cán bộ viên chức Trung
tâm Y tế huyện Mai Sơn; cán bộ y tế các Trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc
Trung tâm y tế huyện Mai Sơn đã phối hợp điều tra và cung cấp thông tin để
tôi hoàn thành luận án.
Xin được cảm ơn tới gia đình và các anh, chị em học viên trong lớp
Bác sỹ chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Quản lý y tế ba tỉnh Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu, những người đã luôn bên tôi để động viên, chia sẻ kinh
nghiệm học tập, khuyến khích tôi trong thời gian học tập./.
Thái Bình, tháng 12 năm 2014

Cao Xuân Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án nghiên cứu này là công trình do bản thân tôi
chủ trì, phối hợp với cán bộ viên chức Trung tâm Y tế huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La thực hiện việc điều tra thu thập thông tin. Được sự hướng dẫn, giúp
đỡ của các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Y - Dược Thái Bình để hoàn
thành Luận án. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này hoàn
toàn trung thực theo kết quả điều tra./.
Thái Bình, tháng 12 năm 2014

Cao Xuân Bình


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Acquired Immunodeficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

BCS

Bao cao su

BLTQĐTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

BPTT


Biện pháp tránh thai

BV

Bệnh viện

CCDV

Cung cấp dịch vụ

CSSKSS

Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

CSYT

Cơ sở y tế

CTVDS

Cộng tác viên dân số

CQG

Chuẩn Quốc gia

DCTC

Dụng cụ tử cung


HIV

Human Immunodeficiency Virus
(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)

ICM

Liên đoàn hộ sinh quốc tế

KHHGĐ

Kế hoạch hoá gia đình

LMAT

Làm mẹ an toàn

MMR

Maternal Mortality Ratio (Tỷ suất tử vong mẹ)

NHT

Nạo hút thai

NKĐSS

Nhiễm khuẩn đường sinh sản


PNCT

Phụ nữ có thai

SHTD

Sinh hoạt tình dục

TYT

Trạm y tế

TVM

Tử vong mẹ

TVSS

Tử vong sơ sinh

UNFPA

United Nations Population Fund (Quỹ dân số Liên hợp quốc)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

YTTB


Y tế thôn bản


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 3
1.2. Đặc điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trạm y tế xã ............ 4
1.3. Tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và kiến thức, thực hành của phụ nữ về
làm mẹ an toàn ........................................................................................... 6
1.3.1. Tử vong mẹ và tử vong sơ sinh ..................................................... 6
1.3.2. Kiến thức và thực hành của phụ nữ về làm mẹ an toàn ............... 12
1.4. Cơ sở và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại Việt Nam. .............. 17
1.4.1. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc thiết yếu phục vụ CSSKSS. . 18
1.4.2. Một số nội dung trong chăm sóc trước sinh. ............................... 18
1.4.3. Một số nội dung về chăm sóc trong khi sinh. .............................. 20
1.4.4. Chăm sóc sau sinh. ..................................................................... 22
1.5. Tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế xã có liên quan đến LMAT .............. 23
1.5.1. Tiêu chí về nhân lực.................................................................... 23
1.5.2. Tiêu chí về trang thiết bị, thuốc thiết yếu .................................... 24
1.5.3. Tiêu chí về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - Trẻ em ........................... 24
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26
2.1. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu ....................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 26
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 26

2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 27


2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 28
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................. 28
2.2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong thu thập số liệu nghiên cứu .............. 31
2.2.4. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu.............................................. 32
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu và biện pháp hạn chế sai số ............... 33
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................... 34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 35
3.1. Nguồn nhân lực, dụng cụ, thuốc thiết yếu cung cấp dịch vụ LMAT tại
các trạm y tế xã ........................................................................................ 35
3.2. Nhận thức, thái độ và thực hành của bà mẹ nuôi con dưới 24 tháng tuổi
về làm mẹ an toàn..................................................................................... 42
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 59
4.1. Nguồn nhân lực, dụng cụ, thuốc thiết yếu cung cấp dịch vụ LMAT tại
các trạm y tế xã. ....................................................................................... 59
4.2. Nhận thức, thái độ và thực hành của bà mẹ nuôi con dưới 24 tháng tuổi
về làm mẹ an toàn. .................................................................................... 70
KẾT LUẬN ................................................................................................. 81
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.


Nguồn nhân lực tham gia cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn...... 35

Bảng 3.2.

Thành phần dân tộc của cán bộ y tế xã...................................... 36

Bảng 3.3.

Những loại dịch vụ cán bộ y tế xã thực hiện hàng ngày ............ 37

Bảng 3.4.

Chủ đề đã được tập huấn nâng cao chất lượng .......................... 38

Bảng 3.5.

Khoảng cách từ trạm y tế đến điểm xa nhất .............................. 38

Bảng 3.6.

Tỷ lệ trạm y tế xã có dụng cụ phục vụ đỡ đẻ ............................. 39

Bảng 3.7.

Tỷ lệ trạm y tế có phương tiện khử khuẩn dụng cụ ................... 39

Bảng 3.8.

Tỷ lệ trạm y tế có phương tiện chứa dụng cụ ............................ 40


Bảng 3.9.

Tỷ lệ trạm y tế có tủ thuốc và bàn dịch vụ ................................ 40

Bảng 3.10. Tỷ lệ trạm y tế có thuốc đủ và còn hạn theo quy định của Hướng
dẫn quốc gia ............................................................................. 41
Bảng 3.11. Thành phần dân tộc của các bà mẹ ............................................ 42
Bảng 3.12. Thành phần tôn giáo của các bà mẹ được nghiên cứu ............... 43
Bảng 3.13. Số lần mang thai của đối tượng nghiên cứu .............................. 44
Bảng 3.14. Số con hiện có của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi .......... 44
Bảng 3.15. Tỷ lệ bà mẹ được nghe về một số chủ đề làm mẹ an toàn ......... 45
Bảng 3.16. Nguồn thông tin bà mẹ được nghe về các chủ đề làm mẹ an toàn .. 46
Bảng 3.17. Kiến thức của bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 47
Bảng 3.18. Tỷ lệ phụ nữ nói về cách xử trí dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 48
Bảng 3.19. Hiểu biết của bà mẹ về số lần khám thai trong một thai kỳ ....... 48
Bảng 3.20. Tỷ lệ bà mẹ nói về số lần khám thai trong lần mang thai vừa rồi.... 49
Bảng 3.21. Người được các bà mẹ thông báo kết quả khám thai ................. 50
Bảng 3.22. Tỷ lệ bà mẹ cho rằng khám thai là cần thiết .............................. 50
Bảng 3.23. Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu nguy hiểm trong chuyển dạ ... 51
Bảng 3.24. Nơi sinh trong lần sinh gần đây của bà mẹ ................................ 52


Bảng 3.25. Quan điểm của các bà mẹ về người đỡ đẻ tốt nhất .................... 53
Bảng 3.26. Nội dung bà mẹ được tư vấn ngay sau sinh ............................... 54
Bảng 3.27. Kiến thức của bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh ......... 55
Bảng 3.28. Tỷ lệ % bà mẹ nói về cách xử trí .............................................. 56
Bảng 3.29. Tỷ lệ bà mẹ biết thời điểm cho con bú lần đầu .......................... 56
Bảng 3.30. Thời điểm bà mẹ cho con bú lần đầu trong lần sinh vừa qua ..... 57
Bảng 3.31. Tỷ lệ bà mẹ biết thời gian cho con bú mẹ hoàn toàn ................. 57
Bảng 3.32. Tỷ lệ bà mẹ biết các loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi ................. 58

Bảng 3.33. Tỷ lệ bà mẹ được khám lại trong tuần đầu sau sinh .................. 58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Giới tính của CBYT xã ........................................................... 36
Biểu đồ 3.2. Thâm niên của CBYT xã ........................................................ 37
Biểu đồ 3.3. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu ........................................... 42
Biểu đồ 3.4. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ............................ 43
Biểu đồ 3.5. Nơi khám thai trong lần mang thai vừa rồi.............................. 49
Biểu đồ 3.6. Kiến thức và thực hành tiêm phòng uốn ván của bà mẹ .......... 51
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ % bà mẹ sinh con tại CSYT và được CBYT đỡ trong lần
sinh con vừa qua ..................................................................... 53


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe sinh sản luôn là mối quan tâm của ngành y tế và cả cuộc đời
người phụ nữ bởi sự liên quan và dễ đưa đến những nguy cơ về sức khỏe.
Phần lớn gánh nặng sức khỏe của phụ nữ đều liên quan tới tình dục và sinh
sản đặc biệt là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Làm mẹ an toàn (LMAT) được hiểu là tất cả phụ nữ đều được nhận sự
chăm sóc cần thiết để được hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt thời gian mang
thai, khi sinh đẻ và sau đẻ, bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa hoặc khi có
tai biến xảy ra [9]. Nhưng hiện nay đôi khi chúng ta vẫn chưa quan tâm đúng
mức đến chăm sóc sức khỏe sinh sản để người phụ nữ thực hiện chức năng
sinh sản một cách an toàn. Những tai biến của quá trình mang thai và sinh con
là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong và thương tật cho phụ nữ ở độ tuổi
15-49 tại hầu hết các nước đang phát triển. Vì vậy nếu được chăm sóc tốt hơn

trong khi mang thai, khi sinh con và có cơ hội tiếp cận nhiều hơn tới dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) thì có khả năng làm giảm tử vong mẹ
một cách đáng kể.
Tại Việt Nam, năm 2009, “Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ sinh sản” được Bộ Y tế ban hành, đây là tài liệu hướng dẫn cho
nhân viên y tế các tuyến triển khai thực hiện các dịch vụ chuẩn về chăm sóc
sức khoẻ sinh sản, nhằm hạn chế đến mức tối đa các tai biến trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ chuyên môn [5].
Năm 2011 Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược dân số và sức khỏe sinh
sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu tổng thể của Chiến lược này là
đảm bảo mọi nam giới, phụ nữ và vị thành niên đều được tiếp cận với các
thông tin và dịch vụ CSSKSS có chất lượng. Sự khác biệt giữa các vùng dân


2
cư trong việc tiếp cận các thông tin và dịch vụ CSSKSS có chất lượng cần
được loại bỏ [14].
Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói chung
và công tác CSSKSS nói riêng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ.
Hệ thống các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ trẻ em, Kế hoạch hoá gia
đình (KHHGĐ) được mở rộng, với chất lượng ngày càng cao, tình hình sức
khoẻ bà mẹ trẻ em được cải thiện đáng kể [7]. Bên cạnh việc ban hành các
quy định, chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản, cải thiện chất lượng
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thì việc nâng cao kiến thức,
thực hành của phụ nữ và những mối liên quan ảnh hưởng đến chất lượng
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ ở vùng sâu vùng
xa, dân tộc ít người là điều cần thiết.
Trong những năm gần đây, đã có khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu kiến
thức, thái độ, thực hành của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với hàng loạt các
vấn đề xã hội có liên quan. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào

nghiên cứu thực trạng mà có rất ít nghiên cứu đánh giá sự thay đổi kiến thức
cũng như thực hành của nhóm phụ nữ.
Với ý nghĩa như vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:
1) Đánh giá thực trạng nguồn lực cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn của
các trạm y tế xã huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La, năm 2014.
2) Mô tả nhận thức, thực hành và khả năng tiếp cận dịch vụ làm mẹ an
toàn của phụ nữ có con dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
Khái niệm về sức khoẻ sinh sản
Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển họp tại Cairô, thủ
đô nước Ai cập đã đưa ra định nghĩa về sức khoẻ sinh sản: “Sức khoẻ sinh sản
là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ đơn thuần là
không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản [41]. Điều này cũng
hàm ý là mọi người, kể cả nam và nữ, đều có quyền được nhận thông tin và
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp kế hoạch hoá gia đình
an toàn, có hiệu quả và chấp nhận được theo sự lựa chọn của mình, đảm bảo
cho người phụ nữ trải qua quá trình thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các
cặp vợ chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành mạnh”.
Làm mẹ an toàn
Làm mẹ an toàn (LMAT) được hiểu là tất cả phụ nữ đều được nhận sự
chăm sóc cần thiết để được hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt thời gian mang
thai, khi sinh đẻ và sau đẻ, bao gồm cả điều trị cấp cứu sản khoa hoặc khi có
tai biến xảy ra. Điều này có thể được hiểu là các bà mẹ cần được cung cấp các
dịch vụ trước sinh như: Khám thai, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, tư vấn
chăm sóc sức khoẻ cho cho cả mẹ và thai nhi; khi sinh con các bà mẹ cần

được cán bộ y tế đỡ đẻ và tư vấn chăm sóc sức khoẻ và nuôi con bằng sữa mẹ;
trong 28 ngày đầu sau sinh được khám lại cho cả mẹ và con [9].
Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) là dịch vụ
tuân theo quy trình kỹ thuật được quy định trong Chuẩn Quốc gia về các dịch
vụ CSSKSS, đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng, đảm bảo sự


4
hài lòng của khách hàng đồng thời giúp những nhà cung cấp dịch vụ đạt được
kết quả cao, được khách hàng tin tưởng, vì thế động viên người cung cấp dịch
vụ tích cực hơn để không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ [9].
Thuốc thiết yếu chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tuyến xã
Thuốc thiết yếu là những thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của đại đa số nhân dân; được đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia, gắn
liền với nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc với nhu cầu thực tế chăm sóc
sức khỏe nhân dân; luôn sẵn có bất kỳ lúc nào với chất lượng đảm bảo, đủ số
lượng cần thiết, dưới dạng bào chế phù hợp, an toàn, giá cả hợp lý. Phù hợp
với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn phù
hợp của tuyến sử dụng [11].
Danh mục thuốc thiết yếu trong CSSKSS (theo Thông tư số
45/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu tân dược
lần thứ VI): Thuốc giảm đau, tiền mê, nhóm không chứa Opi và có chứa Opi;
thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp; thuốc sát khuẩn và khử khuẩn; thuốc
chống co thắt; thuốc tăng, giảm co bóp tử cung; nhóm vi ta min và chất
khoáng; nhóm thuốc tránh trai; các nhóm thuốc khác, dịch truyền, thuốc điều
trị sốt rét…[11].
1.2. Đặc điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trạm y tế xã
Thủ tướng Chính phủ đã có những quy định về tổ chức, về chế độ
chính sách đối với y tế cơ sở. Trong đó, các trạm y tế (TYT) xã được xác định

là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với dân, nằm trong hệ thống y tế Nhà
nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu,
phát hiện dịch sớm, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông thường, vận động nhân dân
thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), vệ sinh phòng
bệnh, tăng cường sức khỏe [8].


5
Các TYT xã giữ vai trò thực sự quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu
CSSKSS cho người dân. Một điều đã được minh chứng là năng lực cung cấp
dịch vụ (CCDV), tính sẵn có và khả năng tiếp cận của dịch vụ với người dân
là những thành tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng CCDV tại các cơ sở y
tế trong đó có các TYT xã [5], [8]. Nằm trong hệ thống CSSKSS của cả nước,
các TYT xã có những khó khăn riêng trong việc đáp ứng các dịch vụ y tế nói
chung và dịch vụ CSSKSS nói riêng. Như được trình bày trong Báo cáo công
tác y tế năm 2008 của Bộ Y tế, chính sách đãi ngộ, tuyển dụng đối với cán bộ
y tế còn nhiều bất cập, dẫn tới khó khăn trong thu hút cán bộ phục vụ tại vùng
khó khăn, tuyến cơ sở. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư cho y tế lớn, yêu cầu của
nhân dân ngày càng cao nhưng nguồn lực đầu tư cho y tế còn hạn chế.
Nhân lực của TYT xã giai đoạn trước năm 2001 được xác định tại
Quyết định số 58/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 03/02/1994 là
từ 3-6 biên chế trong một TYT, từ 4 người trở lên phụ thuộc vào dân số hoặc
vùng núi, hoặc vùng cao của từng xã. Từ năm 2001 đến nay, bố trí nhân lực
và các hoạt động của TYT xã được quy định trong Chuẩn Quốc gia về Y tế xã
giai đoạn 2001-2010 và Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày
05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế trong các
cơ sở y tế nhà nước, trong đó đáng chú ý là: TYT xã tối thiểu có 5 cán bộ, tối
đa có 10 cán bộ; cần có bác sỹ hoặc y sỹ đa khoa (đồng bằng phải có bác sỹ);
nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản, nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y
sỹ sản, nhi); y tá (đồng bằng phải có y tá trung học trở lên).

Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhiều TYT xã đã được xây dựng
mới hoặc nâng cấp, cán bộ y tế được bổ sung. Theo thông báo của Bộ Y tế,
năm 2007 cả nước đã có 10.834 TYT, chiếm 98,8% tổng số xã/phường/thị
trấn. Về số lượng cán bộ y tế, toàn quốc có 52.540 người hiện đang công tác


6
tại các TYT xã, bình quân 4,9 người/trạm. Tỷ lệ TYT xã có bác sỹ là 67,4%;
tỷ lệ TYT xã có y sỹ sản, nhi hoặc nữ hộ sinh đạt 93,6% [10].
Tại Sơn La, theo số liệu báo cáo thống kê của Sở Y tế, đến ngày 31
tháng 12 năm 2013 toàn tỉnh có 204 trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung
là xã); về nguồn nhân lực tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn có tổng số cán
bộ viên chức 1320 đạt tỷ lệ 6,5 cán bộ trên 01 trạm y tế. Trong đó Bác sĩ: 132,
Y sĩ 436 (trong đó y sĩ sản nhi 47, chiếm 10,8% trong tổng số y sĩ), Hộ sinh
245 (trong đó cử nhân hộ sinh 3, hộ sinh trung học 180, hộ sinh sơ học 62),
Điều dưỡng 385 (trong đó cử nhân điều dưỡng 2, điều dưỡng trung cấp 232,
điều dưỡng sơ cấp 150). Trong 24 xã, phường, thị trấn có 78 xã (38,24%) đạt
chuẩn quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2001-2010 [43].
1.3. Tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và kiến thức, thực hành của phụ nữ về
làm mẹ an toàn
1.3.1. Tử vong mẹ và tử vong sơ sinh
Tử vong mẹ
Tử vong mẹ hiện đang là một vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm và
lo ngại trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Ở các
nước này, mang thai và sinh đẻ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong,
bệnh tật và tàn tật ở phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ (15-49). Tử vong trong
nhóm tuổi này chiếm ít nhất (18%) tổng số gánh nặng bệnh tật toàn cầu, cao
hơn bất kỳ vấn đề sức khỏe đơn lẻ nào khác. Trong bản báo cáo “Ước lượng tử
vong mẹ năm 2005” của Tổ Chức Y tế thế giới và Ngân hàng Thế giới đã chỉ
ra rằng, trung bình cứ mỗi phút trôi qua thì có một phụ nữ tử vong do các

nguyên nhân liên quan đến thai sản. Theo ước tính năm 2005, tỷ suất tử vong
mẹ (MMR) trên phạm vi toàn thế giới vẫn còn rất cao (MMR=400). Con số
này cao nhất ở khu vực cận Sahara (MMR=900), tiếp đến là châu Phi
(MMR=820), khu vực Nam Á (MMR=490). Tại các khu vực đang phát triển tỉ


7
lệ này vẫn cao hơn tỉ lệ chung trên thế giới (MMR=450). Tỷ suất tử vong mẹ
tại khu vực Đông Nam Á (MMR=300) thấp hơn so với tỷ suất chung của khu
vực các nước đang phát triển [63].
Tỷ suất tử vong mẹ có sự khác biệt rõ ràng giữa các nước giàu và nước
nghèo và giữa các châu lục với nhau. Tỷ suất tử vong mẹ ở các nước phát triển
là 9/100.000, đối lập sâu sắc với tỷ suất tử vong mẹ lên đến 450/10.000 tại các
nước đang phát triển. Có tới 99% số các trường hợp tử vong mẹ xảy ra ở các
nước đang phát triển, nhiều nhất ở khu vực châu Phi và Nam Á. Ngay trong
cùng một châu lục, sự khác biệt về tỷ suất tử vong mẹ cũng khá rõ rệt. Tại khu
vực châu Á, tỷ suất tử vong mẹ cao nhất thuộc về khu vực Nam Á
(MMR=490), trong khi tại khu vực Đông Á con số này chỉ là (MMR=50).
Công bố của Liên Hợp Quốc cũng chỉ ra: Nhóm phụ nữ 15 tuổi có nguy cơ tử
vong do biến chứng liên quan đến thai sản cao nhất ở Nigeria (1/7), và nguy
cơ thấp nhất ở Ireland (1/48.000) [63], [64].
Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng tỷ suất tử vong mẹ tính chung trên
toàn cầu giảm chậm đồng thời cho thấy tỷ lệ giảm này chủ yếu chỉ diễn ra ở
các khu vực đã có sẵn mức độ tử vong mẹ tương đối thấp, như khu vực Đông
Á (MMR năm 1990 và 2005 lần lượt là 95 và 50), trong khi đó tỷ lệ tử vong
mẹ giảm rất chậm ở những khu vực mà trước đó tỷ lệ tử vong đã cao sẵn,
chẳng hạn như khu vực Cận Sahara (MMR năm 1990 và 2005 lần lượt là 920
và 900) [63]. Việc giảm này quá chậm để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ là
đến năm 2015 tỉ lệ này giảm 75% so với năm 1990.
Nguyên nhân gây ra tử vong mẹ bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và

gián tiếp trong đó các nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ chiếm 80% các
trường hợp tử vong mẹ trên thế giới [64]. Các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
tử vong mẹ là các tai biến sản khoa trong giai đoạn thai sản (thời kỳ mang thai,
chuyển dạ và sau sinh), do can thiệp sản khoa, chẩn đoán sai, điều trị không


8
đúng. Cụ thể như băng huyết, nhiễm trùng, tiền sản giật/sản giật, đẻ khó, nạo
hút thai không an toàn, chửa ngoài tử cung, tắc mạch ối và các trường hợp tử
vong có liên quan đến gây mê do mổ lấy thai,… trong đó nguyên nhân gây tử
vong mẹ nhiều nhất là băng huyết. Đây là nguyên nhân chính gây ra tử vong
mẹ ở các nước đang phát triển, chiếm hơn 25% tổng số ca tử vong. Nhiễm
khuẩn sau đẻ là nguyên nhân quan trọng xếp thứ 2 của chết mẹ ở các nước
đang phát triển, chiếm đến 20% tổng số ca chết mẹ [64].
Tử vong mẹ do nguyên nhân gián tiếp là những trường hợp tử vong do
những bệnh hiện tại hoặc đã mắc từ trước và phát triển nặng lên trong quá
trình mang thai mà không phải do nguyên nhân sản khoa trực tiếp mà do hậu
quả của việc mang thai. Ví dụ như bệnh gan, thiếu máu, sốt rét, bệnh tim, lao,
thận, AIDS và uốn ván. Các nguyên nhân gián tiếp này chiếm khoảng 20% các
trường hợp tử vong mẹ trên thế giới [64].
Bên cạnh đó, các yếu tố góp phần tác động đến tử vong mẹ là các thực
hành tìm kiếm sự chăm sóc trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và giai đoạn sau
sinh như chậm trễ đến các cơ sở chăm sóc thích hợp, chậm trễ trong việc chẩn
đoán, điều trị ở cơ sở y tế, sự sẵn có và chất lượng chăm sóc tại cơ sở y tế mà
người phụ nữ có thể tiếp cận. Như vậy, trình độ kỹ thuật, điều kiện cơ sở vật
chất, dịch vụ chăm sóc y tế thiếu thốn, lạc hậu cùng với các thói quen và kiến
thức hạn chế của các bà mẹ trong khi mang thai và khi sinh là những yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe bà mẹ.
Tại Việt Nam, kết quả rà soát tại 17 tỉnh cho thấy tổng số có 122 ca tử
vong mẹ trong năm 2007-2008. Tỷ suất tử vong mẹ sau khi hiệu chỉnh là

119/100.000 ca sinh sống. Tỷ lệ tử vong mẹ tính trên 100.000 phụ nữ 15-49 tuổi
tại 14 tỉnh là 8,2. Nguyên nhân trực tiếp hàng đầu gây tử vong mẹ là băng huyết
(43,4%), tiếp theo là sản giật/tiền sản giật (10,7%). Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy tỷ suất tử vong mẹ của nhóm phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên (283/100.000 ca


9
sinh sống) cao gấp 4 lần nhóm sinh 1-2 con; ở nhóm kết thúc thai nghén tại nhà
rất cao (156/100.000 ca sinh sống) và cao gấp 5 lần so với nhóm kết thúc thai
nghén tại trạm y tế và bệnh viện (32/100.000 ca sinh sống) [19].
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế và tổng cục thống kê, trong thời gian
từ năm 1990 đến năm 2002 tỷ lệ tử vong mẹ giảm từ 200/100.000 trẻ đẻ sống
xuống còn 91/100.000. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 45,1% năm
1994 xuống còn 26% năm 2000 [22]. Tuy đã đạt được những kết quả đáng kể
nhưng trên thực tế công tác CSSKSS cũng còn những tồn tại cần khắc phục.
Kết quả điều tra cơ bản về dịch vụ CSSKSS tại 12 tỉnh UNFPA tài trợ do
Trung tâm nghiên cứu Dân số và sức khoẻ nông thôn, Trường Đại học Y Thái
Bình thực hiện năm 2003 dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế với sự phối hợp của Uỷ
ban Dân số gia đình và trẻ em cho thấy một số thực trạng về cung cấp dịch vụ
CSSKSS cần phải được quan tâm.
Theo số liệu điều tra của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, trong số các sản
phụ tử vong có 65% không đến khám thai lần nào, 22% chỉ đến khám thai
một lần và 13% khám thai 2 lần trở lên. Như vậy có thể thấy ý thức chưa chú
trọng đến việc thăm khám thai định kỳ theo hướng dẫn của nhà chuyên môn
là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong đối với sản phụ.
Minh chứng thêm cho nhận định này là con số 63% trường hợp sản phụ tử
vong là do điều trị chậm, cao nhất trong số các nguyên nhân chủ quan dẫn đến
tử vong. Các nguyên nhân tử vong mẹ (cao) khác có thể kể đến là: Chuyển
tuyến chậm (60%), phát hiện dấu hiệu chậm (53%) [30].
Tỷ số tử vong mẹ trong những năm gần đây đã giảm mạnh, từ mức

233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn 69/100.000 trẻ đẻ sống năm
2009 [10]. Tuy nhiên, các kết quả điều tra cũng cho thấy vẫn còn sự chênh
lệch rất lớn về tỷ số TVM giữa các vùng miền, đặc biệt là khu vực miền núi
phía Bắc và khu vực Tây nguyên so với vùng đồng bằng. Kết quả điều tra Tử


10
vong mẹ (TVM) ở Việt Nam 2006-2007 do Viện Chiến lược và Chính sách y
tế - Bộ Y tế thực hiện cho thấy tỷ số TVM ở khu vực miều núi (108/100.000
trẻ đẻ sống) cao hơn khoảng 3 lần so với vùng đồng bằng (36/100.000 trẻ đẻ
sống). Tương tự, điều tra TVM tại 14 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
do Trường Đại học Y Thái Bình tiến hành cho thấy tỷ số TVM là
119/100.000 trẻ đẻ sống, cao gần gấp 2 lần so với toàn quốc, trong đó cao
nhất là vùng Tây Bắc (242/100.000 trẻ đẻ sống), tiếp đến là Tây Nguyên
(108/100.000 trẻ đẻ sống) và Đông Bắc (86/100.000 trẻ đẻ sống) [10].
Tử vong sơ sinh
Bên cạnh tử vong mẹ, tử vong sơ sinh (TVSS) cũng đang là một vấn đề
hết sức đáng quan tâm. Theo ước tính của WHO, năm 2000 trên toàn thế giới
có hơn 4 triệu trường hợp TVSS, trong đó có trên 2,5 triệu trường hợp TVSS ở
châu Á. Tại 12 nước khu vực Đông và Đông Nam Á, ước tính mỗi năm có
khoảng 647.000 trẻ tử vong trong giai đoạn sơ sinh. Một nửa trong số đó là tử
vong trong vòng 24h đầu và 75% xảy ra trong tuần đầu sau sinh. Tổng số tử
vong sơ sinh chiếm đến 2/3 số tử vong trẻ dưới 1 tuổi [63]. Cũng tương tự như
nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới, ở phần lớn các nước trong khu
vực Đông và Đông Nam Á, tỷ lệ giảm tử vong sơ sinh cũng xảy ra rất chậm
trong khi tỉ lệ tử vong trẻ trên 1 tháng tuổi giảm một cách đáng kể. Vì thế để
đạt được mục tiêu thiên niên kỷ cũng vẫn là điều khó khăn với nhiều nước
trong khu vực. Bên cạnh đó, chỉ ở một số ít nước đang phát triển có các hệ
thống đăng ký khai sinh là có đủ thông tin cung cấp cho việc ước lượng chính
xác tử vong sơ sinh, hoặc những thành tố trước, sau của nó. Ở những nước

không có đủ thông tin cho việc ước lượng tử vong sơ sinh thì con số báo cáo
thường thấp hơn con số thực tế dẫn đến việc không đánh giá đúng tầm quan
trọng của tử vong sơ sinh và thiếu sự quan tâm thích đáng.


11
Tương tự như trên, các nguyên nhân tử vong thời kỳ sơ sinh ở khu vực
các nước đang phát triển thường được đo lường một cách nghèo nàn, nên các
nguyên nhân thường được xác định chỉ tập trung vào ngạt khi sinh, các nhiễm
khuẩn nặng, các biến chứng của đẻ non và uốn ván.
Sức khỏe trẻ sơ sinh liên quan chặt chẽ đến sức khỏe bà mẹ, nhiều
trường hợp tử vong sơ sinh sớm liên quan đến việc chăm sóc trong đẻ. Một số
yếu tố dẫn đến tử vong mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây hại cho thai nhi
hoặc sơ sinh. Chuyển dạ tắc nghẽn và kéo dài ở bà mẹ dẫn đến ngạt sơ sinh
hoặc thai chết trong tử cung. Sản giật và chảy máu trước đẻ cũng là những
nguyên nhân đe doạ đến sự sống của thai nhi. Các nhiễm khuẩn trong quá trình
mang thai hoặc khi sinh có thể dẫn đến nhiễm khuẩn thai nhi hoặc sơ sinh. Vì
vậy, một số can thiệp thiết yếu để giảm TVM và giảm TVSS là cần thiết.
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm
nhanh từ 44,4%0 năm 1990 xuống còn 16/%0 năm 2008-2009. Tuy nhiên, tỷ
suất chết trẻ em dưới 1 tuổi ở nông thôn cao hơn đáng kể so với thành thị; ở
vùng núi cao hơn nhiều so với vùng đồng bằng. Theo kinh nghiệm từ các cuộc
điều tra, tử vong sơ sinh chiếm khoảng 70-75% số tử vong trẻ dưới 1 tuổi. Với
cách ước tính này, tỷ suất TVSS ở Việt Nam năm 2010 vào khoảng
12/100.000 trẻ đẻ sống; tỷ suất TVSS ước tính này cũng phù hợp với báo cáo
mức độ và xu hướng tử vong trẻ em của các tổ chức Liên hợp quốc công bố
tháng 10 năm 2011 [31], [32]. Các cuộc điều tra gần đây cũng cho thấy sự
chênh lệch lớn giữa các vùng miền và nhóm dân tộc: Tỷ suất TVSS ở nông
thôn miền núi cao hơn 2 lần so với nông thôn vùng đồng bằng; ở các dân tộc ít
người cao hơn gấp 2 lần so với người Kinh. Nguyên nhân do mẹ không đi

khám thai lần nào 15% TVSS toàn quốc và 25% TVSS tại các tỉnh miền núi,
tỷ lệ tương ứng đối với đẻ tại nhà là 20% và 31,5%; nguyên nhân do cơ sở y tế
chậm cấp cứu, chuyển tuyến cũng chiếm 11% tổng số trường hợp TVSS [10].


12
1.3.2. Kiến thức và thực hành của phụ nữ về làm mẹ an toàn
Vấn đề LMAT là một trong những nội dung được các nhà hoạch định
chính sách và chuyên môn quan tâm và đề xuất nhiều giải pháp từ thập kỷ
trước. Mục tiêu của LMAT là làm giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật của bà mẹ và
trẻ sơ sinh. Vấn đề giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh cũng đã được thế giới
công nhận là một trong 6 mục tiêu phát triển của thế kỷ 21. Sáng kiến LMAT
đã được hơn 100 quốc gia và các tổ chức quốc tế chọn làm chương trình hành
động [20]. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu về sức khoẻ bà mẹ có liên
quan đến thai nghén và sinh đẻ cho thấy, tỷ lệ được chăm sóc trước, trong và
sau khi sinh khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng nước.
Theo thống kê của WHO, ở các nước đang phát triển, có tới một phần
ba phụ nữ có thai không được chăm sóc y tế khi mang thai, 60% cuộc sinh đẻ
không được thực hiện ở cơ sở y tế, và chỉ 60% các cuộc đẻ được cán bộ y tế
đỡ. Tại Bangladesh, theo kết quả điều tra cơ bản, đa số phụ nữ đã sinh tại nhà
(84%) [49]. Tại Nepal, có những vùng có tới 90% số ca sinh tại nhà [63].
Một nghiên cứu cho thấy, 94% phụ nữ ở khu vực thành thị đã sinh con
tại CSYT, tỷ lệ này gấp 1,4 lần so với những phụ nữ sống ở vùng nông thôn
và gấp tới 3 lần so với những vùng sâu, vùng xa [34].
Kết quả phỏng vấn kiến thức và thực hành về LMAT 240 bà mẹ sinh
con tại nhà ở Nepal năm 2006 cho thấy, có 140 bà mẹ (58,3%) chủ định sinh
ở nhà và 100 (41,7%) không chủ định sinh ở nhà nhưng do một số lý do đã
khiến họ phải thực hiện cuộc sinh đẻ tại nhà. Trong số 240 ca sinh, chỉ có
6,2% được đỡ bởi CBYT trong khi đó có 38 (15,8%) bà mẹ đã sinh một mình.
57,9% trẻ sơ sinh được bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và 85,4% được bú

trong vòng 24 giờ [63].
Một nghiên cứu tương tự tại Nigeria được thực hiện vào năm 2008 cho
thấy, trong số 300 bà mẹ sinh tại nhà được phỏng vấn, 66,7% trường hợp chủ


13
định sinh tại nhà và 33,3% còn lại không chủ định. 13,4% cuộc sinh được
CBYT đỡ và 15,7% trường hợp sinh một mình. 65,3% trẻ sơ sinh được bú
trong vòng một giờ sau sinh và 95,7% trong vòng 24 giờ [63].
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các kết quả thống kê cho thấy
các nội dung LMAT ở nước ta đã được thực hiện tốt thông qua các chỉ số như
số lần khám thai, tỷ lệ phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ. Tỷ lệ phụ nữ có
thai được quản lý thai (khám thai ít nhất 1 lần) tăng từ 75,6% năm 2000 lên
94,2% năm 2008. Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trở lên trong thai kỳ
đã tăng từ 69,7% lên 86,5% và tỷ lệ phụ nữ đẻ được CBYT đỡ năm 2008 là
94,7% [35]. Theo số liệu Niên giám thống kê y tế năm 2010, 93,5% phụ nữ có
thai được tiêm chủng uốn ván từ 2 lần trở lên, 97,09% đẻ được CBYT chăm
sóc và 87,78% được khám sau sinh [31].
Tuy vậy, các chỉ số này rất khác nhau giữa các vùng, tốt hơn ở khu vực
thành thị so với các vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện kinh tế xã hội còn khó
khăn. Tỷ lệ khám thai ít nhất 3 lần trong thời gian mang thai ở những khu vực
vùng sâu, vùng xa có tăng lên trong những năm gần đây song cũng chỉ đạt
khoảng 50%. Một thống kê năm 2006 cho thấy, nhóm phụ nữ thuộc nhóm hộ
gia đình nghèo, nhóm dân tộc thiểu số có xác suất không được khám thai cao
gấp 3,06 lần (95% CI 1,27-7,41) và không được CBYT đỡ đẻ cao gấp 6,27
lần (95% CI 2,37-16,6) so với nhóm không nghèo [17].
Tỷ lệ thấp phụ nữ khám thai đủ số lần theo quy định và sinh con tại
CSYT thường tập trung ở những tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và
Tây Nguyên. Các lý do được đưa ra bao gồm đường xa, chi phí tốn kém. Bên
cạnh đó, phong tục tập quán của đồng bào cũng có ảnh hưởng tới lựa chọn địa

điểm sinh của đồng bào: Người dân tộc thích đẻ tại nhà, không thích khám
cán bộ y tế là nam giới. Sự khác biệt về ngôn ngữ cũng khiến người phụ nữ
dân tộc thiểu số không hiểu được các nội dung truyền thông và tư vấn về


14
LMAT và chăm sóc sơ sinh, khiến cho họ không có được những thông tin cho
sự lựa chọn phù hợp [17].
Kết quả nghiên cứu về kiến thức và thực hành của 1.942 phụ nữ nuôi
con <1 tuổi thực hiện trên địa bàn 14 tỉnh của Việt Nam được thực hiện vào
tháng 5/2009 cho thấy: 77,7% phụ nữ biết về số lần cần khám thai trong một
thai kỳ; tuy nhiên, chỉ có 57,1% phụ nữ đã khám thai từ 3 lần trở lên; lý do
chủ yếu là họ thấy không cần thiết phải khám thai (35,7%), tiếp đến là không
biết phải đi khám thai (29,5%). Đa số phụ nữ lựa chọn trạm y tế và cơ sở y tế
tư nhân là nơi khám thai (46,8% và 24,5% theo thứ tự). Tỷ lệ phụ nữ biết các
dấu hiệu nguy hiểm đối với bà mẹ và thai nhi trong kỳ thai nghén rất thấp, chỉ
ở mức dưới 50%. Tỷ lệ phụ nữ đã tiêm phòng đủ mũi, uống viên sắt chiếm
khá cao (85,9% và 73,9% theo thứ tự). Tỷ lệ phụ nữ được tư vấn về xét
nghiệm HIV tự nguyện hay đã đi xét nghiệm HIV tự nguyện còn thấp (26,4%
và 13,9%) [21].
Kết quả phỏng vấn 978 phụ nữ có chồng tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế
và Vĩnh Long cho thấy, 89,0% phụ nữ cho rằng trong lần mang thai gần đây
nhất họ đã đến CSYT để khám thai trong đó 62,0% đã khám thai ít nhất 3 lần;
91,0% đã sinh tại cơ sở y tế trong đó 57,0% sinh tại bệnh viện tuyến huyện và
tỉnh; 35% phụ nữ khám thai tại các CSYT tư nhân nhưng chỉ có 11,0% sinh
tại đây. Nghiên cứu cũng cho thấy, nhóm phụ nữ làm nông nghiệp, có thu
nhập thấp, có hơn 2 con và sống tại các khu vực nông thôn có xu hướng sử
dụng các dịch vụ tại Trạm Y tế (TYT) nhiều hơn so với các nhóm khác [41].
Kết quả kiểm kê số liệu sổ sách tại 200 Trạm Y tế của 30 huyện thuộc 5
tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Kon Tum và Gia Lai cho thấy: Tỷ lệ phụ

nữ đẻ năm 2010 được khám thai ít nhất 3 lần trong một thai kỳ còn thấp
(49,5%), cao nhất ở Kon Tum (62%) và thấp nhất ở Điện Biên (41,4%). Tỷ lệ
phụ nữ đẻ được tiêm phòng uốn ván từ 2 mũi trở lên đạt 77,7%, cao nhất ở


15
Kon Tum (88,1%) và thấp nhất ở Điện Biên (67,8%). Tỷ lệ phụ nữ đẻ trong
nghiên cứu được cán bộ y tế đã qua đào tạo về chăm sóc thai sản của Trạm Y
tế, nhà hộ sinh, của bệnh viện đỡ đạt 54,9%, cao nhất ở Sơn La (72,5%) và
thấp nhất ở Lai Châu (33,6%) [36].
Kết quả điều tra cuối kỳ tại 7 tỉnh tham gia Chương trình quốc gia cho
thấy tỷ lệ khá cao phụ nữ biết cần phải đi khám thai ít nhất 3 lần trong một
thai kỳ (90,4%) và phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trở lên (84,8%). Tỷ lệ phụ
nữ có thai tiêm phòng uốn ván đủ mũi đạt 68,6%. Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại
CSYT là 86,6% và tỷ lệ phụ nữ đẻ được CBYT đỡ là 88,6%. Kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, kiến thức của phụ nữ về LMAT vẫn còn hạn chế. Đa số
phụ nữ được phỏng vấn mới nêu được hai dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian
mang thai là “đau bụng” (56,6%) và “chảy máu” (59,3%) [36].
Kết quả Điều tra ban đầu Dự án hỗ trợ y tế vùng duyên hải Nam Trung
bộ cho thấy, có 81,6% số phụ nữ đang nuôi con nhỏ nhất năm 2009 được
phỏng vấn đã đi khám thai từ 3 lần trở lên; 90,8% được tiêm phòng đầy đủ
trong lần mang thai gần đây nhất. Phần lớn phụ nữ được phỏng vấn trong
nghiên cứu cho biết họ đã đến cơ sở y tế nhà nước để đẻ trong lần sinh con
vừa rồi. Nhiều nhất là bệnh viện (BV) huyện (40,2%), tiếp đến là TYT xã
(23%), BV tỉnh (22,7%) [41].
Nghiên cứu tại 4 tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa và An Giang
năm 2011 cho kết quả như sau: 91,9% phụ nữ đang nuôi con dưới 3 tuổi được
phỏng vấn biết đúng về số lần cần khám thai trong một thai kỳ và 89,5% đã đi
khám thai từ 3 lần trở lên trong lần mang thai con nhỏ nhất. 92,3% phụ nữ và
vợ của nam giới được phỏng vấn đã sinh con nhỏ nhất tại CSYT và 92,7%

được CBYT đỡ trong lần sinh con đó [34].
Trong đời sống xã hội hiện nay, vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản
trong cộng đồng đang ngày càng được quan tâm một cách sâu rộng. Tuy


×