Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thực trạng cung cấp dịch vụ của trạm y tế xã và khả năng tiếp cận của người dân về dịch vụ tránh thai và nạo phá thai tại huyện quỳ châu, nghệ an 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 97 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

ĐẶNG TÂN MINH

THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA TRẠM Y TẾ XÃ
VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA NGƢỜI DÂN VỀ DỊCH VỤ
TRÁNH THAI VÀ NẠO PHÁ THAI TẠI HUYỆN
QUỲ CHÂU, NGHỆ AN NĂM 2014

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI BÌNH - 2014


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

ĐẶNG TÂN MINH

THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA TRẠM Y TẾ XÃ
VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA NGƢỜI DÂN VỀ DỊCH VỤ
TRÁNH THAI VÀ NẠO PHÁ THAI TẠI HUYỆN
QUỲ CHÂU, NGHỆ AN NĂM 2014

Chuyên ngành: Quản lý Y tế
Mã số: 62 72 76 05

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:


1. TS. Nguyễn Đức Thanh
2. BSCKII Bùi Đình Long

THÁI BÌNH - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiêm
túc, các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Thái Bình, ngày 2 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận án

Đặng Tân Minh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Khoa Y
tế Công cộng, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học và một số phòng, ban liên
quan của trường Đại học Y Dược Thái Bình đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin cảm ơn các trạm y tế xã thuộc diện nghiên cứu của huyện Quỳ
Châu, tỉnh Nghệ An cho việc tích cực ủng hộ và hợp tác trong quá trình thu
thập số liệu tại thực địa. Xin cảm ơn những người cung cấp dịch vụ ở các trạm
y tế xã đã chấp thuận tham gia nghiên cứu và trả lời đầy đủ các câu hỏi điều tra.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
cùng bạn bè đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc đã luôn động viên và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đức Thanh - Trưởng
Bộ môn Tổ chức và QLYT Trường Đại học Y Dược Thái Bình và BSCKII Bùi
Đình Long - Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình, các bạn bè và đồng nghiệp đã tích cực giúp đỡ, động viên tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tác giả luận án


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BPTT

Biện pháp tránh thai

CCDV

Cung cấp dịch vụ

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

DCTC

Dụng cụ tử cung

HIV


(Human Immunodeficiency Virus)
Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục

NKĐSS

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TYT

Trạm y tế


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3
1.1. Khái quát chung về sức khỏe sinh sản , các biện pháp tránh thai và na ̣o
phá thai........................................................................................................... 3

1.2. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản , các biện pháp tránh thai và
nạo phá thai .................................................................................................... 4
1.2.1. Dịch vụ làm mẹ an toàn ................................................................. 4
1.2.2. Dịch vụ các biê ̣n pháp tránh thai và na ̣o phá thai ........................... 7
1.2.3. Đặc điểm cung cấ p dich
11
̣ vu ̣ tránh thai và na ̣o phá thai tại trạm y tế xã
1.3. Kiến thức, thực hành của phụ nữ về các BPTT và nạo phá thai ............. 16
1.3.1. Kiến thức và thực hành của phụ nữ về các BPTT ......................... 16
1.3.2. Kiến thức và thực hành của phụ nữ về nạo phá thai ..................... 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 22
2.1. Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu ........................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 22
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 24
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................. 24
2.2.3. Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu........................................... 26
2.2.4. Công cu ̣ và phương pháp thu thâ ̣p số liê ̣u ..................................... 27
2.2.5. Các biện pháp khống chế sai số.................................................... 30
2.2.6. Xử lý thông tin, số liệu................................................................. 31
2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................. 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U ...................................................... 32
3.1. Nguồ n nhân lực , cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuố c thiế t yế u cung cấ p
dịch vụ tránh thai và nạo phá thai ................................................................. 32


3.1.1. Nguồ n nhân lực cung cấ p dich
̣ vu ̣ tránh thai và na ̣o phá thai ........ 32

3.1.2. Cơ sở vâ ̣t chấ t , trang thiế t bi ̣thiế t yế u cung cấ p dich
̣ vu ̣ tránh tha i
và nạo phá thai ....................................................................................... 35
3.1.3. Thuố c thiế t yế u cung cấ p dich
̣ vu ̣ tránh thai và na ̣o phá thai ........ 41
3.2. Nhận thức và khả năng tiếp cận dịch vụ của phu ̣ nữ về các biện pháp
tránh thai và nạo phá thai.............................................................................. 44
3.2.1. Đặc điểm chung của phụ nữ nghiên cứu ....................................... 44
3.2.2. Nhâ ̣n thức của phu ̣ nữ về BPTT và na ̣o phá thai .......................... 47
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 58
4.1. Nguồ n nhân lực , cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuố c thiế t yế u cung cấ p
dịch vụ tránh thai và nạo phá thai ................................................................. 58
4.1.1. Kiến thức và thực hành của người cung cấp dịch vụ .................... 58
4.1.2. Cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ ................................................... 62
4.2. Kiến thức và thực hành về các BPTT và na ̣o phá thai của phụ nữ .......... 66
4.2.1. Kiến thức của phụ nữ về các BPTT và na ̣o phá thai ..................... 66
4.2.2. Kiến thức và thực hành của phụ nữ về na ̣o phá thai ..................... 73
KẾT LUẬN ................................................................................................. 78
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Nguồn nhân lực thực hiện tránh thai và nạo phá thai tại TYT xã
....... 32
Bảng 3.2. Giới tính, thành phần dân tộc của CBYT trạm y tế xã
....................... 33
Bảng 3.3. Chủ đề đã được đào tạo và loại dịch vụ thực hiện hàng ngày

............ 34
Bảng 3.4. Khoảng cách từ trạm y tế đến điểm xa nhất của địa bàn .................... 34
Bảng 3.5. Bộ kiểm tra cổ tử cung có tại TYT xã theo quy đinh
tế 35
̣ của Bô ̣ Y......
Bảng 3.6. Bộ đặt và tháo dụng cụ tử cung có tại TYT xã .................................. 35
Bảng 3.7. Bộ hút thai chân không bằng tay 1 van có tại TYT xã ....................... 36
Bảng 3.8. Các dụng cụ đủ và sử dụng được có tại TYT xã ................................ 37
Bảng 3.9. Các loa ̣i dụng cụ khác có tại TYT xã
................................................. 37
Bảng 3.10. Cơ sở vâ ̣t chấ t phòng kỹ thuật KHHGĐ tại TYT xã
.......................... 38
Bảng 3.11. Trang thiết bị của phòng truyền thông - tư vấn tại TYT xã................ 38
Bảng 3.12. Trang thiết bị của phòng kỹ thuật KHHGĐ tại TYT xã .................... 39
Bảng 3.13. Thuốc giảm đau, tiền mê có tại TYT xã ............................................ 41
Bảng 3.14. Thuốc kháng sinh có tại TYT xã ....................................................... 42
Bảng 3.15. Thuốc chống co thắt có tại TYT xã ................................................... 43
Bảng 3.16. Đặc điểm dân tộc của đối tượng (n=480)........................................... 44
Bảng 3.17. Trình độ học vấn của đối tượng (n=480) ........................................... 45
Bảng 318. Số lần mang thai của đối tượng, chia theo trình độ học vấn............... 46
Bảng 3.19. Tỷ lệ đối tượng từng nghe nói đến mô ̣t số chủ đề sức khoẻ phổ biế n
(n=480) .............................................................................................. 47
Bảng 3.20. Người hoặc phương tiện cung cấp thông tin cho đối tượng (n=480) . 48
Bảng 3.21. Tỷ lệ đối tượng biết tên các BPTT (n=480) ....................................... 49
Bảng 3.22. BPTT phụ nữ hiện đang sử dụng (n=480) ......................................... 51
Bảng 3.23. Lý do phụ nữ lựa chọn BPTT hiện đang dùng (n=414) ..................... 52


Bảng 3.24. Lý do phụ nữ không lựa chọn BPTT (n=66) ..................................... 53
Bảng 3. 25. Tỷ lệ đối tượng biết về hậu quả của na ̣o phá thai

(n=480) ................. 54
Bảng 3.26. Tỷ lệ đối tượng đã từng na ̣o phá thai trong tổng số đối tượng nghiên
cứu ..................................................................................................... 55
Bảng 3. 27. Nơi na ̣o phá thai lần gần đây nhất của đối tượng
(n=99) ................... 55
Bảng 3.28. Tai biến gặp phải sau khi na ̣o phá thai gần đây nhất của đối tượng
(n=99) ................................................................................................ 56
Bảng 3.29. Nội dung tư vấn của NVYT trong lần na ̣o phá thai gần đây nhất của
đối tượng (n=99) ................................................................................ 56


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biể u đồ 3.1. Thâm niên công tác trong liñ h vực liên quan của CBYT xã.......... 33
Biể u đồ 3.2. Dụng cụ phu ̣c vu ̣ khử khuẩ n, tiê ̣t khuẩ n tại TYT xã...................... 36
Biể u đồ 3.3. Số lượng phòng kỹ thuật KHHGĐ và phòng truyền thông - tư vấn
đa ̣t yêu cầ u về trang thiết bị........................................................... 40
Biể u đồ 3.4. Thuốc sát khuẩn và khử khuẩn có tại TYT xã ............................... 43
Biể u đồ 3.5. Thuốc tránh thai có tại TYT xã...................................................... 44
Biể u đồ 3.6. Độ tuổi của phụ nữ nghiên cứu...................................................... 45
Biể u đồ 3.7. Số con hiê ̣n đang sống của đối tượng............................................ 46
Biể u đồ 3.8. Tỷ lệ đối tượng biết nơi bán hoặc cấp bao cao su và thuốc tránh
thai ................................................................................................. 50
Biể u đồ 3.9. Người quyết định việc sử dụng BPTT của phụ nữ ........................ 52
Biể u đồ 3.10. Tỷ lệ đối tượng biết nơi có thể na ̣o phá thai
.................................... 54


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho mọi người đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của chính
phủ các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam. Nước ta đã có Chiến lược
Quốc gia về Chăm sóc Sức khỏe sinh sản xác định rõ những nhiệm vụ cơ bản
về chăm sóc sức khỏe sinh sản của tuyến y tế cơ sở, trong đó có các trạm y tế
xã/phường/thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) [4].
Năm 2009 Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản”, gọi tắt là Chuẩn quốc gia, áp dụng cho tất cả
các cơ sở y tế trong đó có các TYT xã. Nội dung của Hướng dẫn tập trung vào
các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản chủ yếu như: làm mẹ an toàn, kế
hoạch hóa gia đình, bệnh lây truyền qua đường tình dục, nạo phá thai [6].
Việc áp dụng các biện pháp tránh thai có vai trò quan trọng trong chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nói chung và SKSS nói riêng. Thực tế minh chứng là
các phụ nữ nghèo có tình trạng chung về SKSS không được tốt, và việc họ
sinh con sớm hay sinh con ngoài ý muốn lại dẫn họ tới sự đói nghèo [41],
[46]. Chính vì vậy, thực hiện tốt công tác KHHGĐ sẽ góp phần không nhỏ
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nói chung, phụ nữ
nói riêng.
Trong điều kiện hiện nay, các trạm y tế xã đã và đang gặp rất nhiều khó
khăn trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh
sản nói riêng vì điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của đội
ngũ cán bộ tại các trạm còn nhiều hạn chế [5], [35].
Trong điều kiện hiện tại, những nghiên cứu có giá trị, đáp ứng được các
yêu cầu nêu trên hiện còn rất thiếu. Trong số các nguyên nhân, phải kể đến


2

việc Hướng dẫn Quốc gia mới được ban hành nên chỉ có rất ít các nghiên cứu

được thực hiện có tiêu chí đánh giá theo Chuẩn. Bên cạnh đó, những nghiên
cứu có giá trị về các vấn đề liên quan nêu trên được thực hiện trong thời gian
gần đây trên địa bàn Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An hiện còn rất ít, chưa đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu thực tiễn. Chính vì thế chúng tôi thực hiện đề tài
“Thực trạng cung cấp dịch vụ của trạm y tế xã và khả năng tiếp cận của
người dân về dịch vụ tránh thai và naọ phá thai t ại huyện Quỳ Châu, Nghệ
An năm 2014” với mục tiêu sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1) Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực
tại các trạm y tế xã về cung cấp dịch vụ tránh thai và nạo phá thai trên đ ịa
bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An năm 2014.
2) Mô tả nhận thức và khả năng tiếp cận dịch vụ của phụ nữ có chồng
trong độ tuổi sinh đẻ về các biện pháp tránh thai và nạo phá thai trên địa bàn
nghiên cứu.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát chung về sức khỏe sinh sản, các biện pháp tránh thai và
nạo phá thai
Khái niệm sức khỏe sinh sản (SKSS) lần đầu tiên được đưa ra trong
Chương trình Hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển diễn
ra tại Cai-rô, Ai-Cập năm 1994 [57], theo đó “SKSS là trạng thái khỏe mạnh
hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm
yếu, trong tất cả mọi thứ liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và
quá trình của nó”. Hội nghị đã nâng khái niệm bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em
và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) trước đây lên một bước mới. Qua đó,
SKSS được hiểu là một phần của sức khỏe nói chung, là sự hòa hợp hoàn toàn

về thể chất, tinh thần và xã hội của mọi vấn đề có liên quan đến sinh sản.
Căn cứ vào Chương trình Hành động trên, mỗi khu vực, mỗi quốc gia,
ở từng giai đoạn khác nhau đã có những ưu tiên trong việc xác định các nội
dung phù hợp của SKSS cho khu vực, quốc gia mình. Ở Việt Nam, gần đây
nhất, các nội dung ưu tiên trong chăm sóc SKSS đã được xác định và nêu ra
trong Chuẩn Quốc gia được ban hành áp dụng trên phạm vi toàn quốc từ cuối
năm 2002 [6].
Các hướng dẫn trọng tâm của Chuẩn Quốc gia đối với y tế tuyến xã về
cơ sở vật chất, dịch vụ chuyên môn và công tác vô khuẩn trong dịch vụ SKSS
được tóm tắt như sau:
- Cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ (CCDV) chăm sóc SKSS: quy định
về số phòng dịch vụ tại trạm và tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại phòng. Quy
định về số lượng các loại dụng cụ thiết yếu; danh mục các nhóm thuốc thiết
yếu trong dịch vụ chăm sóc SKSS tại các trạm y tế (TYT) xã.


4

- Dịch vụ chuyên môn chăm sóc SKSS: hướng dẫn về dịch vụ làm mẹ
an toàn, gồm các kỹ thuật chăm sóc trước, trong và sau đẻ, cách phát hiện và
xử trí các bất thường trong thai nghén và chuyển dạ; hướng dẫn thực hiện các
biện pháp tránh thai đã và đang được sử dụng; hướng dẫn khám và điều trị
các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) kể cả các bệnh lây truyền
qua đường tình dục (LTQĐTD); hướng dẫn thực hiện các phương pháp nạo
phá thai an toàn hiện đang áp dụng hoặc sẽ được áp dụng tại Việt Nam trong
thời gian tới.
Có khoảng 3% trong số 19 triệu ca nạo phá thai không an toàn được ước
tính diễn ra hàng năm ở các nước đang phát triển [64]. Việc mang thai ngoài ý
muốn và nạo phá thai không an toàn ở các em gái độ tuổi vị thành niên có quan
hệ mật thiết với tình trạng bạo lực và ép buộc quan hệ tình dục . Cũng phải kể

tới ảnh hưởng của luật pháp đối với vấn đề nạo phá thai , việc cấm đoán của
luật pháp đã dẫn tới tỷ lệ nạo phá thai không an toàn tăng cao [42].
1.2. Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, các biện pháp tránh
thai và na ̣o phá thai
1.2.1. Dịch vụ làm mẹ an toàn
Theo báo cáo của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc [59],
mặc dầu đã có một số kết quả nhất định nhưng tỷ lệ chết mẹ ở nhiều nước trên
thế giới vẫn còn duy trì ở mức gần như không đổi trong 15 năm qua. Ước
tính, có tới hơn một triệu trường hợp chết mẹ xảy ra mỗi năm.
Trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về tình hình sức khỏe năm
2005 [63], tai biến sản khoa băng huyết ở Châu Phi và Châu Á ở mức rất cao
với tỷ lệ là 33,9% và 30,8% theo thứ tự. Thiếu máu (12,8%), nhiễm khuẩn
(11,6%) và đẻ khó (9,4%) là nguyên nhân chủ yếu của tử vong mẹ ở các nước
Châu Á; trong khi đó HIV/AIDS đang trở thành nguyên nhân hàng đầu của tử
vong mẹ ở các nước Châu Phi (6,2%).


5

Ở các nước đang phát triển, có tới một phần ba phụ nữ có thai không
được chăm sóc y tế khi mang thai, 60% cuộc sinh đẻ không được thực hiện ở
cơ sở y tế, và chỉ 60% các cuộc đẻ được cán bộ y tế đỡ [63].
Việt Nam xác định việc chăm sóc trước sinh là một trong những nhiệm
vụ cơ bản của y tế cơ sở. Chiến lược Quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn
2001-2010 đề ra đến năm 2010 cả nước đạt 90% số phụ nữ có thai được khám
thai trước sinh và 60% số phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 3 lần [4].
Việc đáp ứng đầy đủ các nội dung cung cấ p dich
̣ vu ̣ chăm sóc trước
sinh ở nước ta thực sự còn gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu của Phan Lạc
Hoài Thanh (2005) [23] qua phỏng vấn những người không khám thai hoặc

khám thai không đủ ba lần cho thấy: có 66,2% số đối tượng đưa ra lý do vì
bận không bố trí được thời gian; 28,4% thấy không cần thiết, ngại đi xa và có
tới 5,4% thai phụ đến trạm xá nhưng không gặp cán bộ y tế. Tỷ lệ các bà mẹ
không hiểu về sự cần thiết phải uống bổ sung viên sắt khi mang thai còn cao
(40,9%); tuy nhiên, đáng chú ý là việc đưa ra lý do TYT xã không có viên sắt
(49,1%). Bên cạnh đó, việc thực hành các bước khám thai của cán bộ y tế ở
tuyến cơ sở còn chưa đầy đủ, chất lượng chưa cao, thiếu hụt tư vấn cho phụ
nữ về các vấn đề thai nghén.
Nghiên cứu của Ngô Văn Toàn [32] về thực hành chăm sóc sức khỏe
bà mẹ và trẻ sơ sinh tại tỉnh Khánh Hòa năm 2005 cho thấy vẫn còn có sự
thiếu hụt trong chăm sóc sau đẻ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh như: thiếu sự khám
lại sau đẻ của nhân viên y tế nhằm phát hiện các tai biến sau đẻ, thiếu việc
cho trẻ uống vitamin A trong vòng 6 ngày sau đẻ, và đặc biệt là việc chăm sóc
sơ sinh sau đẻ chưa thực sự đạt yêu cầu.
Theo nghiên cứu của Vương Tiến Hòa (2006) [17] về các lý do dẫn đến
chẩn đoán và xử trí muộn chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung


6

ương, một trong những nguyên nhân dẫn đến xử trí muộn trong quá trình điều
trị là việc ra quyết định chưa kịp thời của thầy thuốc, người bệnh từ chối vào
viện hoặc từ chối theo dõi tại viện, bệnh nhân chuyển tuyến không đúng, và
thời gian chờ đợi từ khi có chỉ định đến khi mổ còn kéo dài (đối với những
trường hợp cần phẫu thuật).
Đỗ Thị Thanh Toàn (2005) [31] đã tiến hành nghiên cứu về việc tư vấn
cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và thấy rằng những cuộc tư vấn cho khách
hàng hiện vẫn chưa được nhân viên y tế thực hiện đúng nghĩa cả về mặt số
lượng và chất lượng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc này là
do các bệnh viện lớn hiện nay đang bị quá tải dẫn đến bác sỹ phải làm việc

quá sức và không có đủ thời gian dành cho công việc tư vấn.
Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của Đào Thị Minh An (2005) [1],
việc hỗ trợ sau tư vấn đối với khách hàng của nhân viên y tế về các biện pháp
cần phải thực hiện sau tư vấn còn chưa tốt. Có tới 43% người sử dụng dịch vụ
tư vấn về HIV/AIDS trong nghiên cứu đánh giá rằng dịch vụ tư vấn mà họ
nhận được không có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai (2004) [19] về nguyên
nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến tử vong mẹ tại 7 tỉnh ở Việt Nam cho
thấy trong số các nguyên nhân tử vong mẹ liên quan tới năng lực cung cấ p
dịch vụ tại các cơ sở y tế có việc vận chuyển bệnh nhân chưa kịp thời, chẩn
đoán bệnh và xử trí của thầy thuốc chậm, với tỷ lệ chiếm tới 7,5%.
Việc kiểm soát các tai biến sản khoa ở Việt Nam đã nhận được sự quan
tâm hàng đầu trong các hoạt động y tế nói chung và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
bà mẹ và trẻ em nói riêng. Điều lạc quan là tuy tai biến sản khoa là những tai
biến nặng có thể gây tử vong cho bà mẹ và trẻ sơ sinh nhưng chúng có thể
phòng ngừa được. Mặc dầu vậy, theo số liê ̣u của Bô ̣ Y tế [3], số tai biến sản
khoa và tỷ lệ tử vong do tai biến sản khoa ở Việt Nam hiện còn khá lớn.


7

Theo kết quả nghiên cứu của Đào Quang Vinh (2007) [36] về thực trạng
tai biến sản khoa tại cộng đồng ở một số xã của huyện Hoài Đức, Hà Tây, nay
là Hà Nội, thì hình thái tai biến sản khoa gặp nhiều nhất trong mẫu điều tra là
băng huyết, chiếm tới trên ba phần tư số trường hợp tai biến sản khoa (94,4%),
tiếp đó là nhiễm trùng và sản giật/tiền sản giật (cùng chiếm tỷ lệ 2,8%).
Đề cập tới một số nguyên nhân tử vong mẹ ở Việt Nam, nghiên cứu của
Vương Tiến Hòa (2006) [17] cho thấy trong số phụ nữ chửa ngoài tử cung
muộn, có tới 75% các trường hợp được vận chuyển tới cơ sở y tế bằng các
phương tiện như xe máy, giao thông công cộng, không có nhân viên y tế hộ

tống: điều này làm tăng nguy cơ tử vong mẹ trong quá trình vận chuyển.
Chăm sóc sau sinh cho sản phụ giữ một vai trò hết sức quan trọng, tuy
nhiên chưa được thực hiện như mong đợi. Nghiên cứu của Ngô Văn Toàn
(2006) [32] đưa ra kết quả phỏng vấn các bà mẹ sau sinh: chỉ có 32,1% phụ
nữ được nhân viên y tế khám lại trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ, 51,2% được
khám lại trong vòng 3-12 giờ sau đẻ, và số phụ nữ được khám lại trong ngày
đầu tiên sau đẻ cũng chỉ chiếm tỷ lệ 86,9%.
1.2.2. Dịch vụ các biện pháp tránh thai và nạo phá thai
Thực hiện KHHGĐ có vai trò quan trọng trong chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nói chung và SKSS nói riêng. Thực tế minh chứng là các phụ nữ nghèo
có tình trạng chung về SKSS không được tốt, và việc họ sinh con sớm hay
sinh con ngoài ý muốn lại dẫn họ tới sự đói nghèo [26], [48]. Bên cạnh đó,
khoảng cách giữa các lần sinh ngắn được chứng minh là có liên hệ với việc đẻ
non, suy dinh dưỡng bào thai và nguy cơ tử vong ở trẻ em dưới một tuổi [40].
Đầu tư cho dịch vụ các BPTT cùng với sự phát triển của các biện pháp
tránh thai (BPTT) ở trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 đã tạo ra sự gia
tăng áp dụng các BPTT một cách mạnh mẽ ở nhiều nước [47], [58]. Trong


8

những năm 1960, chỉ có dưới 10% số phụ nữ có chồng sử dụng các BPTT,
nhưng con số này trong năm 2003 đã tăng lên tới 60% [48].
Marston C. (2003) [46] nghiên cứu thấy rằng việc giới thiệu và hướng
dẫn các cặp vợ chồng sử dụng các BPTT hiện đại có vai trò thực sự quan
trọng trong lĩnh vực KHHGĐ. Ở Bulgaria, Kazakhstan và Uzbekistan có kết
quả giảm rõ rệt tỷ lệ nạo phá thai nhờ việc áp dụng các BPTT hiện đại vào
những năm của hai thập kỷ 80 và 90. Ở những nước phát triến nơi có tỷ lệ áp
dụng các BPTT cao, chính phủ các nước này cũng đã phải quan tâm tới tỷ lệ
có thai ở vị thành niên để có thái độ đúng đắn trong việc cung cấ p dich

̣ vu ̣ cho
nhóm đối tượng này.
Theo nghiên cứu của Schünmann C. (2006) [51], ở Anh, nơi các BPTT
đều được cung cấp miễn phí, có ít nhất một phần tư các trường hợp mang thai
kết thúc bằng nạo phá thai mà nguyên nhân là do không sử dụng BPTT; phần
lớn số trường hợp còn lại có nguyên nhân là không sử dụng biện pháp một
cách thường xuyên và đúng cách. Có biện pháp làm giảm tỷ lệ chết mẹ đáng
chú ý là nếu đáp ứng được nhu cầu về biện pháp tránh thai cho phụ nữ thì có
thể sẽ giảm được khoảng 104.000 ca tử vong mẹ mỗi năm [63]. Điều đáng
chú ý là đại dịch HIV đã góp phần làm gia tăng việc sử dụng các BPTT và
dẫn đến nhu cầu cung cấ p dich
̣ vu ̣ các BPTT tăng theo. Việc sử dụng bao cao
su dành cho nam giới đã góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV; tuy
nhiên, trừ khi được sử dụng đều và đúng cách, bao cao su có tỷ lệ thất bại cao
trong việc tránh thai ngoài ý muốn.
Nhu cầu sử dụng các BPTT ở Việt Nam đang ngày một gia tăng đòi hỏi
dịch vụ cung cấp các BPTT cần được mở rộng. Theo đánh giá của Phạm Bá
Nhất (2004) [20], số người mới sử dụng BPTT đã tăng nhanh từ 2,7 triệu
trong năm 1995 lên gần 3,7 triệu trong năm 2001, và dự báo con số này sẽ
vào khoảng 5,5 triệu người vào năm 2010.


9

Theo thông báo của Bộ Y tế, năm 2007 trong số các BPTT được sử
dụng bởi các cặp vợ chồng, các BPTT hiện đại chiếm tỷ lệ lớn (68,2%), trong
đó cơ cấu chủ yếu là vòng tránh thai (55,4%), tiếp đến là viên uống tránh thai
(13,2%). Các BPTT có hiệu quả cao như đình sản nam và đình sản nữ còn ở
mức thấp (0,4% và 5,8% theo thứ tự), số còn lại là các biện pháp khác [3].
Một trong những lý do dẫn đến việc phụ nữ còn e ngại trong việc sử dụng các

BPTT hiện đại, bên cạnh liên quan tới hiểu biết của người phụ nữ còn ít nhiều
bị hạn chế là việc họ lo ngại các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe
của mình khi họ sử dụng một số BPTT hiện đại [22].
Trần Thị Phương Mai (2004) [19] đã nghiên cứu về nguyên nhân và
một số yếu tố ảnh hưởng đến nạo phá thai và thấy rằng mặc dầu tỷ lệ các cặp
vợ chồng đang sử dụng các BPTT khá cao nhưng còn tới 3,7% khách hàng có
chồng nhưng không biết nơi cung cấp các BPTT. Đây là một sự cảnh báo về
khả năng tiếp cận dịch vụ các BPTT của các nhóm đối tượng tại cộng đồng.
Trong các nguyên nhân tử vong liên quan tới sức khỏe tình dục và sinh
sản có nguyên nhân nạo phá thai . Điều đáng chú ý là các nguyên nhân này
đều có thể phòng tránh được [42]. Trở ngại về mặt pháp lý bên cạnh đó là
điều kiện kinh tế, xã hội và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế nói chung, dịch vụ
nạo phá thai nói riêng đối với nạo phá thai đã làm cho phụ nữ phải tìm kiếm
dịch vụ nạo phá thai không an toàn khi họ mang thai ngoài ý muốn [21].
Người ta cũng đã phát hiện thấy các phụ nữ trẻ thường ít nhận được sự
chăm sóc trước sinh, và khi nạo phá thai thì thường là nạo phá thai không an
toàn, đặc biệt ở những nước luật pháp không cho phép nạo phá thai . Ở nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc tiếp cận với dịch
vụ nạo phá thai an toàn của phụ nữ còn bị nhiều hạn chế [50].
Ở Việt Nam, theo Niên giám Thống kê Y tế [3], trong năm 2007 số
lượng các ca hút điều hòa kinh nguyệt và nạo thai hiện còn cao: 256.992


10

trường hợp hút điều hòa kinh nguyệt, và 115.510 trường hợp nạo thai. Đây là
con số được báo cáo chính thức qua hệ thống quản lý thông tin số liệu của
ngành y tế. Thực tế số lượng nạo phá thai còn lớn hơn con số trên do có một
lượng không nhỏ phụ nữ nạo phá thai ở ngoài cơ sở y tế nhà nước, không thu
thập được số liệu.

Nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai (2004) [19] cho thấy các bệnh
viện tuyến trung ương, tỉnh, huyện giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấ p
dịch vụ nạo phá thai cho nhóm đối tượng phụ nữ có yêu cầu. Địa điểm khách
hàng đã chọn để nạo phá thai không thực sự đồng đều giữa các tuyến: ở các
bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh và huyện: tỷ lệ này là 67%; các Trung tâm
Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ, Trẻ em - KHHGĐ: 13,6%; các TYT xã phường:
11,3%; còn lại là ở các cơ sở khác trong đó có khối dịch vụ tư nhân.
Nghiên cứu của Trần Lan Anh (2005) [2] về một số đặc điểm dịch tễ
học và thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế của bệnh nhân mắc bệnh LTQĐTD
cho thấy ở mỗi giới khác nhau thì việc tìm kiếm dịch vụ y tế của khách hàng
có sự khác khau. Điều này chỉ ra rằng để việc tiếp cận của khách hàng đối với
các dịch vụ y tế được tốt, các cơ sở cung cấ p dich
̣ vu ̣ cần phải quan tâm đến
thái độ và hành vi của họ.
Nghiên cứu của Vivan F. và Vũ Minh Quân (2002) [61] về các trở ngại
đối với chương trình phòng chống các bệnh LTQĐTD ở miền Bắc Việt Nam
đã cho thấy có một số lượng đáng kể phụ nữ trong nghiên cứu mắc bệnh
LTQĐTD đã không đi khám chữa bệnh. Các biện pháp can thiệp nhằm nâng
cao nhận thức của họ về các triệu chứng của bệnh LTQĐTD và hậu quả của
chúng cũng như việc động viên, khuyến khích họ bày tỏ về bệnh tật trong quá
trình tư vấn sẽ làm tăng nhu cầu tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh của họ đối
với các bệnh LTQĐTD.


11

1.2.3. Đặc điểm cung cấ p dich
̣ vu ̣ tránh thai và na ̣o phá thaiạit trạm y tế xã
Thủ tướng Chính phủ đã có những quy định về tổ chức về chế độ chính
sách đối với y tế cơ sở. Theo đó, các TYT xã được xác định là đơn vị kỹ thuật

đầu tiên tiếp xúc với dân, nằm trong hệ thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ
thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện dịch
sớm, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông thường, vận động nhân dân thực hiện các
biện pháp KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, tăng cường sức khỏe.
Các TYT xã giữ vai trò thực sự quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu
chăm sóc SKSS cho người dân. Một điều đã được minh chứng là năng lực
cung cấ p dich
̣ vu ̣ , tính sẵn có và khả năng tiếp cận của dịch vụ với người dân
là những thành tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cung cấ p dich
̣ vu ̣ tại
các cơ sở y tế trong đó có các TYT xã [9], [13]. Nằm trong hệ thống chăm sóc
SKSS của cả nước, các TYT xã có những khó khăn riêng trong việc đáp ứng
các dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ chăm sóc SKSS nói riêng. Như được
trình bày trong Báo cáo công tác y tế năm 2008 của Bộ Y tế, chính sách đãi
ngộ, tuyển dụng đối với cán bộ y tế còn nhiều bất cập, dẫn tới khó khăn trong
thu hút cán bộ phục vụ tại vùng khó khăn, tuyến cơ sở. Bên cạnh đó, nhu cầu
đầu tư cho y tế lớn, yêu cầu của nhân dân ngày càng cao nhưng nguồn lực đầu
tư cho y tế còn hạn chế [7]. Điều này nằm chung trong tình trạng ở Việt Nam,
số lượng cán bộ y tế mặc dù tăng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn
thấp, phân bố chưa đồng đều giữa các vùng lãnh thổ [34].
Nhân lực của TYT xã giai đoạn trước năm 2001 được xác định tại
Quyết định số 58/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 03/02/1994 là
từ 3-6 định biên, từ 4 người trở lên phụ thuộc vào dân số hoặc vùng núi, hoặc
vùng cao của từng xã.
Từ năm 2001 đến nay, bố trí nhân lực và các hoạt động của TYT xã
được quy định trong Chuẩn Quốc gia về Y tế xã giai đoạn 2001-2010, trong


12


đó đáng chú ý là: TYT xã tối thiểu có 5 cán bộ, tối đa có 10 cán bộ; cần có
bác sỹ hoặc y sỹ đa khoa (đồng bằng phải có bác sỹ); nữ hộ sinh hoặc y sỹ
sản, nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản, nhi); y tá
(đồng bằng phải có y tá trung học trở lên).
Sau một thời gian triển khai thực hiện, nhiều TYT xã đã được xây dựng
mới hoặc nâng cấp, cán bộ y tế được bổ sung. Theo thông báo của Bộ Y tế,
năm 2007 cả nước đã có 10.834 TYT, chiếm 98,8% tổng số xã/phường/thị
trấn. Về số lượng cán bộ y tế, toàn quốc có 52.540 người hiện đang công tác
tại các TYT xã, bình quân 4,9 người/trạm. Tỷ lệ TYT xã có bác sỹ là 67,4%;
tỷ lệ TYT xã có y sỹ sản, nhi hoặc nữ hộ sinh đạt 93,6% [3].
Tuy vậy, các TYT xã còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt về cơ sở vật
chất. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà (2007) [13] về thực trạng cung cấ p
dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước và trong khi sinh tại TYT xã một số
tỉnh Tây Nguyên cho thấy chưa có TYT nào trong điều tra có đủ các phòng
dịch vụ riêng theo Chuẩn Quốc gia, chỉ có từ 50-80% số trạm có phòng đẻ
riêng. Hầu hết các cơ sở chỉ có 2 phòng dành cho sản; đặc biệt là phòng tư
vấn thường chung với nơi tiếp đón và hành chính của trạm. Số lượng dụng cụ
dùng trong công tác chăm sóc trước sinh và đỡ đẻ đạt mức độ 70% so với quy
định. Dụng cụ thiếu nhiều nhất là bộ hồi sức sơ sinh, tỷ lệ TYT xã có đủ 3/6
loại dụng cụ theo qui định rất thấp. Bên cạnh đó là việc hầu hết các trạm đều
không có đủ 100% các loại thuốc thiết yếu theo quy định.
Kết quả khảo sát của Đào Quang Vinh (2007) [35] ở 17 cơ sở y tế của 4
tỉnh Hoà bình, Nghệ an, Quảng Trị và Kiên Giang tại 3 tuyến cho thấy không
có cơ sở nào đủ trang thiết bị theo chuẩn của Bộ Y tế. Cơ sở hạ tầng của các
TYT xã còn nhiều yếu kém. Đây có thể nói là vấn đề bất cập của tuyến cơ sở,
một mặt không đáp ứng được quy định Chuẩn Quốc gia, một mặt gây khó


13


khăn cho công tác làm mẹ an toàn, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ; nhất là
việc chẩn đoán muộn, không có điều kiện xử trí có thể dẫn tới nguyên nhân tử
vong mẹ, tử vong sơ sinh.
Bên cạnh những hạn chế về cơ sở vật chất, kiến thức và thực hành của
người cung cấ p dich
̣ vu ̣ tại các TYT xã cũng còn nhiều yếu kém [15]. Nghiên
cứu của Phan Lạc Hoài Thanh (2005) [23] về thực hành khám thai của nhân
viên y tế xã tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh cho thấy cán bộ y tế đều không đạt
tất cả các nội dung khám thai theo yêu cầu của Chuẩn Quốc gia, nội dung
thực hiện nhiều nhất (56,3%) là hỏi ngày kinh cuối cùng, còn các nội dung
khác có tỷ lệ đối tượng thực hiện rất thấp. Tất cả các thai phụ đều không được
xét nghiệm protein nước tiểu khi khám thai tại trạm.
Đánh giá của Nguyễn Viết Tiến (2008) [29] về một số kỹ năng chăm sóc
SKSS của cán bộ y tế cho thấy vấn đề thực hành khám thai, sử dụng biểu đồ
chuyển dạ và tư vấn sau sinh của các cán bộ y tế, trong đó có các cán bộ TYT
xã, còn thấp hơn so với yêu cầu của Chuẩn Quốc gia. Có sự khác biệt về kỹ năng
chăm sóc của cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện và xã. Đáng chú ý là điểm số (theo
thang điểm 100) cán bộ TYT xã đạt được khi thực hiện các xét nghiệm urê và
Hb trong khám thai chỉ là 23,3 điểm; và chỉ có 42,5% cán bộ TYT xã đánh giá
đúng được tình trạng của sản phụ và thai nhi trong biểu đồ chuyển dạ mẫu giả
định đang ở mức báo động. Nghiên cứu của Vương Thị Hòa (2006) [16] cũng
cho thấy tỷ lệ người cung cấ p dich
̣ vu ̣ ở các TYT xã biết xử trí các dấu hiệu bất
thường ở trẻ sơ sinh đạt đầy đủ yêu cầu chỉ chiếm tỷ lệ thấp (30,1%).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2004) [24] về kiến thức và thực
hành của cán bộ y tế xã về chăm sóc SKSS tại Khánh Hòa, Quảng Nam, Bình
Phước, Tiền Giang cho thấy sự thiếu hụt về kiến thức cũng như kỹ năng thực
hành của đội ngũ cán bộ này so với yêu cầu của Chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ người



14

cung cấ p dich
̣ vu ̣ tại các TYT xã có kiến thức đúng về chăm sóc trẻ sơ sinh 24
giờ đầu sau đẻ đạt 100% Chuẩn Quốc gia chỉ chiếm 6,3%. Về thực hành khám
thai, các cán bộ y tế mới chỉ tập trung nhiều vào khám sản, các bước khám toàn
thân và xét nghiệm được thực hiện rất ít (11,5% và 9,6% theo thứ tự).
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hoa (2008) [14] về kiến
thức và thực hành của cán bộ y tế xã ở huyện Ngọc Lặc - Thanh Hóa về chủ
đề nuôi con bằng sữa mẹ, mặc dù nữ hộ sinh ở các TYT xã được điều tra biết
đúng về thời gian cho trẻ bú sớm, nhưng họ lại không hiểu chính xác về khái
niệm “bú mẹ hoàn toàn”, và do vậy họ đã không chú trọng đến tư vấn về vấn
đề này cho các bà mẹ.
Tuy nhiên, cần phải kể đến việc ở một số lĩnh vực, kiến thức của người
cung cấ p dich
̣ vu ̣ tại các TYT xã đạt ở mức khá tốt. Tỷ lệ nữ hộ sinh có kiến
thức ở mức khá tốt về chăm sóc mẹ 24 giờ đầu sau đẻ tương đối lớn trong
nghiên cứu của Mai Quang Huy (2008) [18] về thực trạng nguồn nhân lực và
nhu cầu đào tạo chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ hộ sinh tuyến xã tỉnh Nam
Định. Theo kết quả của nghiên cứu này tỷ lệ tương ứng là 82,1%.
Tìm hiểu về thái độ và hành vi của người dân trong việc khám chữa
bệnh tại TYT xã, Trương Việt Dũng (2004) [11] đã tiến hành nghiên cứu tại 7
vùng sinh thái của Việt Nam về việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh qua
điều tra y tế hộ gia đình và thấy rằng cách lựa chọn phổ biến nhất cho việc
khám chữa bệnh của người dân là mua thuốc về tự chữa. Nơi người ốm sử
dụng tiếp theo là y tế tư nhân rồi mới đến TYT xã. Một trong những lý do
khác đó là việc tự điều trị của người dân còn rất phổ biến, khu vực y tế tư
nhân được sử dụng với tỷ lệ cao và y tế tuyến xã chưa thể hiện được vai trò
như mong đợi [30].



15

Theo kết quả Điều tra y tế quốc gia 2001-2002, số người bệnh tự
mua thuốc về điều trị chiếm tới 65,9% [5]. Nghiên cứu của Vivan F. và
cộng sự (2002) [61] về chương trình phòng chống bệnh LTQĐTD ở miền
Bắc Việt Nam cho thấy trong số phụ nữ mắc bệnh trong 6 tháng trước thời
điểm điều tra có 24.7% tìm đến TYT xã để khám chữa bệnh, tiếp đến là tới
bệnh viện (15,8%), mua thuốc về tự điều trị (15,2%) hay khám tại phòng
khám tư (8,1%).
Theo báo cáo của Khương Văn Duy (2005) [12] về kết quả nghiên cứu
mô hình bệnh tật và việc lựa chọn dịch vụ tại TYT xã của nhân dân hai xã
Tam Hưng và Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Tây, nay là Hà Nội, chỉ có
24,2% số người ốm sử dụng dịch vụ y tế tại TYT xã. Lý do người ốm không
sử dụng dịch vụ tại trạm là do bệnh nhẹ (51,7%), không có thời gian (12,4%),
trạm quá xa (11,4%). Số người cho biết họ không tin tay nghề của cán bộ y tế,
trạm thiếu thuốc, và trang thiết bị kém chiếm tới 17%.
Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thoa (2006) [27] đưa ra phát hiện là mặc
dù TYT xã là tuyến cung cấ p dich
̣ vu ̣ chăm sóc sức khỏe đầu tiên nhưng tỷ lệ
vị thành niên đến khám chữa bệnh tại trạm còn ít. Chỉ có 12% vị thành niên
đến TYT xã để tìm kiếm dịch vụ chăm sóc SKSS. Một trong những lý do như
đã nêu, đó là việc tự điều trị của người dân còn rất phổ biến, khu vực y tế tư
nhân được sử dụng với tỷ lệ cao và các TYT xã chưa thể hiện được đúng vai
trò như mong đợi.
Về khả năng tiếp cận dịch vụ của TYT xã, kết quả báo cáo năm 2004
của Trương Việt Dũng [11] về tính công bằng trong sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh qua điều tra y tế hộ gia đình cho thấy: thời gian tới TYT xã bằng
phương tiện sẵn có của hộ gia đình dao động quanh mức 13 phút, không có sự
khác biệt theo các nhóm thu nhập.



×