Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Bài giảng chấn thương chỉnh hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.27 MB, 231 trang )


BỘ MÔN CHẤN THƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

Bài giảng

CHẤN THƢƠNG
CHỈNH HÌNH
(Xuất bản lần thứ 2)

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI - 2003


Tham gia biên soạn
BSCKII Nguyễn Văn Vĩnh (Giảng viên chính)
BSCKI Lê Quang Thụ
ThS. Hồ Thị Dung (Giảng viên chính)
ThS Phạm Thiện Điều (Giảng viên chính)
BSCKII Nguyễn Nhƣ Chiến (Giảng viên chính)
BSCKI Cao Thế Tuyền
BSCK I Lê Văn Kíp
Thƣ ký biên soạn
ThS Phạm Thiện Điều
Chủ biên:
BSCK II Nguyễn Văn Vĩnh


LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn bài giảng chấn thƣơng chỉnh hình gồm các bài về: Phần cơ sở, triệu
chứng học chấn thƣơng, phần chấn thƣơng, phần bệnh lý và một số bài về chỉnh


hình. Cuốn sách là tài liệu giáo khoa, phục vụ cho việc hộc tập của sinh viên y
khoa và cũng là tài liệu tham khảo cho các bác sỹ đang làm công tác chăm sóc
sức khoẻ tại cộng đồng.
Nhân dịp kỷ niệm Trƣờng Đại học Y Thái Bình tròn 30 tuổi, tập thể bộ môn
chấn thƣơng đã biên soạn cuốn sách này nhằm phục vụ mục tiêu giảng dạy tích
cực của Trƣồng góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Do những hạn chế cùng với những khó khăn nội dung cuốn sách không
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của
các bạn đồng nghiệp.
CÁC TÁC GIẢ


LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách “Bài giảng chấn thƣơng chỉnh hình□ do tập thể Giảng viên bộ
môn Chấn I thƣơng Trƣờng Đại học Y Thái Bình biên soạn đƣợc xuất bản lần
đầu tiên năm 1998 tại I nhà xuât bản Y học — Hà Nội. Trong 5 năm qua cuốn
sách là tài liệu học tập chủ yếu cho \các đôĩ tƣợng sinh viên dài hạn, ngắn hạn
khi học môn chấn thƣơngy là tài liệu tham I khảo bổ ích cho các học viên sau
đại học, các bác sĩ chuyên ngành chấn thƣơng và các bác sĩ công tác ở tuyến Y
tế cơ sở.
Những năm gần đây và dự báo trong những năm tới, tình hình tai nạn và
thƣơng Itích ở Việt Nam về các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội nhƣ:
trong lao động sản I xuất, trong sinh hoạt và đặc biệt là tai nạn giao thông có
xu thế gia tăng rất nhanh; sô'vụ \xay ra ngày càng nhiều, tính chất tổn thƣơng
ngày càng phức tạp. Thực tiễn đang và sẽ ịđặt ra những nhiệm vụ nặng nề cho
đội ngủ thầy thuốc chuyên ngành chấn thƣơng chỉnh hình củng nhƣ các thầy
thuốc ở tuyến Ỵ tế cơ sở trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân
dân ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Hiện nay cùng với sự phát triển của Y học hiện đại, chuyên ngành chấn
thƣơng chỉnh hình ngày càng có nhiều thành tựu mới trong dự phòng, sơ cứu,

cấp cứu và điều trị Ị các thƣơng tích.
Tập thê Giảng viên Bộ môn Chấn thƣơng đã biên soạn lại, có chỉnh lý và bổ
sung.
:
Thêm 3 bài mới (trong lần xuất bản này) nhằm tiếp tục đẩy mạnh phƣơng pháp
giảng I dạy tích cực, nâng cao hơn nữa chất lƣợng đào tạo đội ngũ thầy thuốc
chuyên ngày chấn thƣơng chỉnh hình và đội ngủ thầy thuốc tuyến Y tế cơ sở.
Đây là công trình khoa học của tập thể Giảng viên Bộ môn Chấn thƣơng
thiết thực chào mừng Trƣờng Đại học Y Thái Bình tròn 35 tuổi.
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc và rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến
của đóng góp độc giả.
HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH Chủ tịch Hội đồng KH-GD

PGS- TS Trần Văn Quế


MỤC LỤC
Lòi hói đầu
Lời giới thiệu

Nguyễn Văn Vĩnh
Tầm vận động của khớp
Lê Quang Thụ
Đại cƣơng sai khớp
Lê Quang Thụ
Đại cƣơng gãy xƣơng
Lê Quang Thụ
Cách khám khớp (khớp vai, khớp khuỷu, khớp
háng)
Lê Quang Thụ

5. Sai khớp vai
Lê Quang Thụ
6. Sai khớp khuỷu
Cao Thế Tuyền
7. Điều trị gãy xƣơng bằng bó bột
Phạm Thiện Điều
8. Gãy xƣơng hở
Phạm Thiện Điều
9. Gãy xƣơng cánh tay
Phạm Thiện Điều
10. Gãy trên lồi cầu xƣơng cánh tay ở trẻ em
Lê kíp
11. Gãy thân, 2 xƣơng cẳng tay
Lê kíp
12. Gãy Pautaucolles
Cao Thế Tuyền
Phạm Thiện Điều
13. Vết thƣơng bàn tay
Phạm Thiện Điều
14. Gãy cột sống
Lê Quang Thụ
15. Vỡ khung chậu
Cao Thế Tuyền
16. Sai khớp háng
Cao Thế Tuyền
17. Gãy cổ xƣơng đùi
Lê kíp
18. Gãy thân xƣơng đùi
Hồ Thị Dung
19. Gãy 2 xƣơng cẳng chân

Nguyễn Văn Vĩnh
20. Bỏng
Nguyễn Văn Vĩnh
21. Khám bệnh nhân chấn thƣơng sọ não
Nguyễn Văn Vĩnh
22. Chấn thƣơng sọ não
Nguyễn Nhƣ Chiến
23. Vết thƣơng sọ não
Hồ Thị Dung
24. Viêm xƣơng – tủy xƣơng
Nguyễn Văn Vĩnh
25. Lao xƣơng khớp
Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh
26. Dị tật và dị dạng bẩm sinh cơ quan vận động
Lê Quang Thụ
27. Bàn chân khèo bẩm sinh
Phạm Thiện Điều
28. Chân chữ O và chân chữ X
Cao Thế Tuyền
29. Vết thƣơng khớp
30. U xƣơng
31. Nhiễm trùng bàn tay
32. Tài liệu tham khảo

1.
2.
3.
4.


11
19
25
35
44
52
56
66
74
79
86
95
103
110
124
132
137
147
156
166
184
196
207
215
226
239
247
251
255
263

271
275


TẦM VẬN ĐỘNG CỦA KHỚP

Muốn xác định tầm vận động của khớp phải dựa trên nguyên tắc chung là:
1/ Toàn bộ tầm vận động của khớp đƣợc đo lƣờng phải bắt dầu từ tƣ thế
khởi đầu là 0
2/ Các tầm hoạt dộng của khớp phải đƣợc xác định từ tƣ thế khởi đầu.
3/ Nhất thiết phải so sánh với các khớp đối diện.
4/ Phải có các dụng cụ đo góc để do các góc định đo.
5/ Sự di dộng của khớp trên và khớp phía dƣới có thể ảnh hƣởng đến sự đo
lƣờng của khớp định đo. Cho nên, nhiều khi phải cố định các khớp đó lại. (khám
khớp vai, phải cố dịnh xƣơng bả, khám khớp háng gấp, phải cố định khớp háng
bên kia....
6/ Ghi chép đầy đủ tầm hoạt động của khớp định đo để có thể đánh giá cơ
năng của khớp đó một cách khách quan, ở các tƣ thế khác nhau.
Xem các hình minh hoạ dƣới đây (từ Hình 1... đến Hình 37)
CỔ

Hình 1.
a/ Ngửa ra sau
b/ Gấp ra trƣớc

Hình 2. Quay
a/ Quay sang phải
b/ Quay sang trái




VAI







ĐẠI CƢƠNG SAI KHỚP (SK)
1. ĐẠI CƢƠNG:
SK là sự di chuyển bất thƣờng giữa các đầu xƣơng ở mỗi khớp, nó làm thay
đổi một phần hay hoàn toàn mối liên quan giữa 2 mặt khớp đối diện nhau và
thƣờng kèm theo rách bao khớp. Nói tới di chuyển giữa 2 mặt khớp là nói đến sự
di chuyển của đầu ngoại vi:
- Khi có thay đổi một phần mối liên quan giữa 2 mặt khớp thì gọi là sai khớp
một phần hay SK không hoàn toàn (Sub Luxation).
- Khi có thay đổi hoàn toàn mối liên quan giữa 2 mặt khớp thì gọi là SK
hoàn toàn.
Về phân loại ngƣời ta chia ra các loại SK nhƣ sau:
- SK do chấn thƣơng (L.x traumatique) đây là loại SK thƣờng gặp
Ví dụ: ngƣời bị ngã rồi bị SK.
- SK bệnh lý ví dụ lao khớp làm cho mặt khớp biến dạng rồi dẫn tới SK.
- SK bẩm sinh.
SK thƣờng gặp nhiều ở tuổi tráng niên tuổi từ 25-40 còn ở trẻ em và ngƣời
già gặp ít cũng vẫn cơ chế ấy.Ở thanh niên thì SK ,còn ở ngƣời già thì bị gãy
xƣơng (ví dụ: gãy cổ xƣơng đùi - cổ xƣơng cánh tay...) còn ở trẻ em thì thƣờng
bong sụn tiếp hơn là SK. Trong các khớp, SK vai là khớp thƣờng bị sai nhất. Nó
chiếm khoảng 50% so với các loại SK khác (BaBish Liên Xô trƣớc đây), về
phƣơng diện thời gian ngƣời ta chia ra:

-SK sớm là SK đến trong những giờ đầu, ngày đầu hoăc tuần đầu còn có khả
năng kéo nắn đƣợc.
- SK muộn là SK khoảng 2, 3 tuần mới tới, thƣờng nắn ít có kết quả và
thông thƣờng có chỉ định phẫu thuật.
- SK tái diễn là SK bị tái đi tái lại nhiều lần ở một khớp.
2. NGUYÊN NHÂN:
2.1. SAI KHỚP DO CHẤN THƢƠNG: Ị

+SK do chấn thƣơng trực tiếp tác nhân gây thƣơng tích tác động trực tiếp
vào vùng khớp làm cho mặt khớp trật ra. Khớp SK do nguyên nhân này ít gặp.


+ SK do chấn thƣơng gián tiếp là tác nhân gây thƣơng tích tác động xa khớp
và làm cho trật khớp, loại này rất thƣờng gặp.
Ví dụ: SK vai là loại SK thƣờng gặp; bệnh nhân bị ngã ở tƣ thế tay duỗi và
dạng; cơ chế nhƣ một nguyên tắc đòn bẩy: mà cánh tay đòn dài là cả chi trên, cánh
tay đòn ngắn và điểm tựa nằm ở trong khớp vai là cổ xƣơng cánh tay. Nhƣ vậy lực
tác động sẽ rất lớn ở trong khớp làm cho đầu xƣơng cánh tay bật ra khỏi ổ
khớp vai và di chuyển đầu xƣơng ngoại vi đi xa.
2.2. SAI KHỚP DO BỆNH LÝ
+ Viêm khớp.
+ Lao khớp.
+ Viêm xƣơng nội khớp.
2.3 SAI KHỚP BẨM SINH
Thƣờng hay gặp ở khớp háng hoặc xƣơng bánh chè.
3. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
Thƣơng tích gây SK không thể không ảnh hƣởng tới các tổ chức quanh
khớp, cụ thể là:
* Bao khớp:
Thƣờng bị rách có thể nhiều hoặc ít; bao khớp thƣờng rách ở chỗ khớp có

điểm yếu và làm cho đầu xƣơng chui qua, vì vậy sau khi nắn xong phải bất động
khớp để vết thƣơng bao khớp mau lành.
* Dây chằng:
Có thể bị đứt hoặc bị kéo dãn vì vậy SK rất đau do đây chằng bị đứt hoặc
dãn - nếu dây chằng bị đứt thƣờng đứt ở phía đối lập với sự di chuyển của đầu
xƣơng.
* Mạch máu:
Ít bị tổn thƣơng nhƣng những mạch máu nhỏ thƣờng bị đứt vì vậy thƣờng có
máu ở trong khớp đó là điều kiện dễ gây ra đau khớp sau này.
* Thần kinh:
Có thể bị chèn ép trong trƣờng hợp SK di lệch nhiều.
* Các cơ:
Khi SK, các cơ thƣờng bị tổn thƣơng có thể các thớ cơ hoặc cả cơ bị đứt.
Khi cơ bị đứt thì, tác động thăng bằng của các cơ bị đứt mất - có cơ dài ra,
có cơ ngắn đi. Quan trọng nhất là hiện tƣợng co thắt các cơ (Retraction musculaire)
làm cho các đầu xƣơng khi sai khớp sẽ bị giữ lại ở chỗ mới và việc co thắt cơ sẽ là


trở lực lớn khi nắn SK - vì vậy khi nắn phải làm cho cơ mềm - nếu cố nắn hoặc nắn
thô bạo sẽ gây ra gãy xƣơng.
+ Sụn khớp và xƣơng:
Sụn khớp ít khi tổn thƣơng song xƣơng có thể bị bong ở nơi có các dây
chằng hoặc cơ bám vào xƣơng.
4.TRIỆU CHỨNG
Trƣớc 1 bệnh nhân SK phải hỏi để biết rõ những vấn đề sau
- Thời gian từ lúc bị SK
- Nguyên nhân bị SK
- SK xuất hiện lần đầu hay nhiều lần sau đó tiến hành thăm khám.
4.1. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
+ Đau:

Là triệu chứng thƣờng không thể thiếu đƣợc. Đau nhiều ở vùng khớp đặc
biệt khi cử động khớp thụ động đau sẽ tăng lên nhiều, bất động khớp đau,vẫn
không giảm.
+ Mất cử động khớp:
Sau khi bị SK bệnh nhân sẽ mất cử động khớp - nếu ở chi trên sau khi bị SK
bệnh nhân không vận động đƣợc nữa, còn ở chi dƣới thì bệnh nhân không đứng lên
đƣợc.
4.2. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
Khi khám 1 bệnh nhân SK cần bộc lộ rộng vùng khớp và so sánh giữa khớp
bên bệnh với khớp bên lành. Nếu SK ta sẽ thấy những triệu chứng sau:
+ Biến dạng khớp: Thƣờng mới trông qua, đã thấy rõ ngay - nhƣ những
trƣờng hợp đến sớm, khớp chƣa sƣng nề nhiều. Quan sát kỹ bệnh nhân, hình dáng
khớp thay đổi tuỳ theo vị trí khớp bị sai, mức độ khớp sai ví nhƣ bình thƣờng ở
khớp. Nếu trƣớc đây nơi đó gồ lên thì bây giờ lại lõm xuống ví dụ: khớp vai bình
thƣờng cơ delta đƣợc đầu xƣơng cánh tay độn lên thành hình cong nhƣng khi SK
vai đầu xƣơng cánh tay di chuyển đi xa cơ, delta rủ xuống sẽ mất hình cong (xem
bài sai khớp vai).
Ví dụ khác: SK khuỷu: bình thƣờng thì phía sau khớp bằng phẳng. Khi bị
SK thì đầu trên 2 xƣơng cẳng tay chạy ra sau ta thấy mỏm khuỷu gồ ra sau ngay
dƣới da (xem bài sai khớp khuỷu).
+ Lệch trục chi: vi đầu xƣơng di chuyển đi ra khỏi khớp cho nên thế chi bị
sai lệch - trục chính của chi không thấy chạy vào trong khớp mà ra ngoài khớp. Ví


dụ: Trong SK khuỷu ra sau, trục của cánh tay không chạy vào khớp khuỷu
mà chạy ra phía trƣớc khớp.
+ Bầm tím quanh khớp thƣờng xuất hiện muộn do tổn thƣơng các mạch máu
trong khớp
+ Sờ nắn.
Khi sờ nắn sẽ thấy ổ khớp trông rỗng và thấy chỏm xƣơng nằm ở ngoài

khớp cần sờ nắn cả 2 bên để so sánh.
+ Cử dộng lò so.
Thầy thuốc cầm lấy chi bệnh nhân, muôn tiến hành một cử động thụ động
nào: nhƣ khi kéo xƣơng về vị trí cũ của khớp là bệnh nhân kêu đau, chi chống đỡ
lại, cơ co lại. Đó là sức kháng cự đàn hồi (Resistance élastique) ví dụ: trong SKI
khuỷu ra sau nếu gấp thụ động cẳng tay vào cánh tay thì bệnh nhân kêu đau và
cẳng tay chống lại khi gấp cẳng tay vào cánh tay.
+ XQ
Cần chụp X.Q để thấy hình ảnh SK, kiều SK và những tổn thƣơng xƣơng
kèm theo.
5. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán SK nhìn chung là dễ. Thầy thuốc chỉ cần dựa vào những triệu
chứng đã kể trên nhất là những khớp ở nông và bệnh nhân đến sớm (phần mềm
quanh khớp chƣa sƣng tuy vậy cũng cần chụp X.Q để loại trừ tổn thƣơng xƣơng
kèm theo) là đã có thể biết đƣợc có sai khớp hay không?.
* Chần đoán phân biệt
Phân biệt giừa SKvới đụng khớp (Contusion articulaire) bong gân (entorse)
và gẫy đầu xƣơng:
Trong đụng khớp hoặc bong gân thì đau khu trú ở 1 điểm cố định; chiều dài
chi và trục chi không thay đổi. Các mốc xƣơng ở khớp cũng không thay đổi, vận
động khớp tuy có đau nhƣng nếu bệnh nhân cố sức thì vẫn cử động đƣợc.
Gãy đầu xƣơng nhiều khi khó phân biệt với SK - Nếu có tiếng lạo xạo thì rất
có giá trị nhƣng ít khi thấy đƣợc - thƣờng phải dựa vào sự liên quan giữa các mốc
xƣơng và đo chiều dài của xƣơng.
Ngoài ra còn xem có tổn thƣơng mạch máu và TK kèm theo hay không ?
6. TIÊN LƢỢNG
Tiên lƣợng khớp sai diễn biến thay đổi tùy theo khớp bị sai, tính chất khớp
sai và chất lƣợng để điều trị. Nếu sai khớp tới sớm đƣợc nắn sớm thì tiên lƣợng tốt
(chỉ vài ba tuần lễ sau, bệnh nhân có thể hoạt động bình thƣờng) .



Nếu SK có kèm theo tổn thƣơng xƣơng hoặc tổn thƣơng nặng các thành
phần quanh khớp, thì sẽ để lại những di chứng nhƣ lỏng lẻo khớp hoặc SK tái diễn
hoặc cứng khớp, đề hạn chế những biến chứng này, hết thời gian bất động khớp,
thầy thuốc phải hƣớng dẫn bệnh nhân tập luyện khớp.
Nếu SK tới muộn thông thƣờng phải chỉ định phẫu thuật và tiên lƣợng kém
hơn.
7. ĐIỀU TRỊ
7. 1. SƠ CỨU SK
Đây là giai đoạn quan trọng góp phần tích cực cho quá trình điều trị thực thụ
đạt kết quả tốt, vì vậy khi bệnh nhân đƣợc chẩn đoán SK, bệnh nhân cần đƣợc vô
cảm (dùng thuốc giảm đau) sau đó bất động khớp ở tƣ thế sai - tránh tình trạng
thăm khám nhiều sẽ gây tổn thƣơng thêm ở khớp và gây đau đớn cho ngƣời bệnh.
Khi tình trạng bệnh nhân ổn định sẽ chuyển tới nơi điều trị thực thụ.
7.2. ĐIỀU TRỊ THỰC THỤ
7.2.1. Điều trị SK tới sớm
* Nhằm đạt 3 yêu cầu:
+ Nắn lại khớp và nắn càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
+ Bất động khớp trong một thời gian nhất định.
+ Tập vận dộng khớp sai khi hết thời gian bất dộng.
a. Nắn SK:
Phải đƣợc coi là một cấp cứu. Chúng ta nên nhớ rằng nắn càng sớm chừng
nào thì càng dễ chừng ấy - có rất nhiều phƣơng pháp để nắn SK ví nhƣ SK vai có
các phƣơng pháp nắn sau: Hippocrate (gót chân), kocher, Djenalidze (tự nắn) . . .,
nhƣng nhìn chung để nắn SK có kết quả, không gây biến chứng khi nắn, thì việc
làm mềm cơ đế nắn là quan trọng. Nắn SK không phải dùng sức mạnh là chủ yếu.
Khi cơ đã mềm thì nhân đó ngƣời nắn nhẹ nhàng đƣa đầu xƣơng đi ngƣợc lại với
đƣờng đi lúc bị SK; nếu cố dùng sức mạnh để nắn có thể dẫn đến gãy xƣơng. Khi
đã nắn đƣợc vào khớp ta sẽ nghe tiếng "sật" và bệnh nhân sẽ thấy đỡ đau nhiều, dề
chịu ngay.

b. Bất động khớp
Mục đích của việc bất động khớp là để khớp sau khi bị thƣơng đƣợc nghỉ
ngơi và để hồi phục lại cƣờng tính của cơ - đồng thời để bao khớp bị rách sẽ đƣợc
liền sẹo.
Bất động trong SK phải bất động ở thế trung bình sinh lý, nghĩa là ở thế cân
bằng giữa các cơ, (thƣờng bất động 1-2 tuần).


c. Vận động sau bất động.
Hết thời hạn bất động phải hƣớng dẫn bệnh nhân tập luyện khớp. Lúc đầu
bệnh nhân tập nhẹ nhàng sau tăng dần, nếu đau quá thì thôi đồng thời xoa bóp vào
các cơ nhƣng tránh xoa bóp vào khớp. Có thể phối hợp với phục hồi chức năng để
tập luyện.
7.2.2. Điều trị sai khớp tái diễn
SK tái diễn thƣờng gặp ở 2 khớp vai và khớp hàm, nguyên nhân của SK tái
diễn là do biến dạng giải phẫu ở khớp bẩm sinh - Ví dụ: ở khớp nông, không đủ
chứa chỏm xƣơng chẳng hạn, hoặc thƣơng tổn bao khớp, dây chằng do lần trật
khớp đầu tiên mà tổn thƣơng đó không liền sẹo.
SK tái diễn rất dễ tái phát thƣờng xuất hiện sau tác nhân chấn thƣơng nhẹ và
cũng rất dễ nắn - Tiên lƣợng nói chung là tốt nhƣng nếu cứ để thì nó lại là một
bệnh. Ngƣời hay bị SK rất ảnh hƣởng đến mọi công việc. Để giấi quyết triệt để loại
SK này thì phẫu thuật là vấn đề đƣợc đặt ra. Thông thƣờng có 2 phƣơng pháp phẫu
thuật.
+ Phƣơng pháp gân cơ: khâu gấp bao khớp và dây chằng để tăng cƣờng
phƣơng tiện giữ khớp.
+ Phƣơng pháp làm cứng khớp ngoài khớp bằng ghép xƣơng.
7.2.3. Điều trị sai khớp đến muộn:
Sai khớp đến muộn là những sai khớp đến viện sau 2 đến 3 tuần.
+ Phần mềm bị xơ hoá mất tính chất đàn hồi, các dây chằng khớp bị teo, dây
chằng ngoài khớp bị dầy và cốt hoá, các cơ quanh khớp bị teo cứng.

+ Sụn mặt khớp bị thoái hoá, mất bóng, tổ chức xơ bám đầy xung quanh các
diện khớp.
+ Sai khớp đến muộn kéo nắn chỉnh hình ít có kết quả thƣờng phải diều trị
bằng phẫu thuật.
a. Điều trị bằng phương pháp kéo nắn chỉnh hình.
- Xuyên kim Kirschner qua đầu xƣơng và kéo liên tục kết hợp với xoa bóp
cơ cho mềm sau 7-10 ngày rồi nắn thử. Nếu đạt kết quả thì bó bột bất dộng.
b. Điều trị bằng phẫu thuật
- Mổ đặt lại khớp. Nếu mặt sụn khớp thoái hoá nham nhở thì bọc diện khớp
bằng cân (Fascia lata).
- Tái tạo khớp bằng bộ phận giả (protheses)
- Đối với chi dƣới có thể làm cứng khớp ở tƣ thế cơ năng.


ĐẠI CƢƠNG GÃY XƢƠNG
1.ĐẠI CƢƠNG
+ Gãy xƣơng là một cấp cứu ngoại khoa, chiếm khoảng >50% so với các tai
nạn xảy ra gây ảnh hƣởng không ít tới chức năng của cơ thể.
Gãy xƣơng là tổn thƣơng hoàn toàn hoặc không hoàn toàn ở xƣơng xảy ra do
nguyên nhân khác nhau nhƣ là chấn thƣơng: ngã, tai nạn giao thông, thƣơng tích
do mảnh hỏa khí... hoặc do bệnh lý: (viêm xƣơng, u xƣơng, loãng xƣơng...) mà chỉ
cần lực tác động nhẹ có thể gây ra gãy xƣơng hoặc tự nhiên xƣơng bị gẫy. Ngoài ra
còn gặp gãy xƣơng do nguyên nhân bẩm sinh
Gẫy xƣơng có thể làm tổn thƣơng các thành phần quanh ổ xƣơng gãy nhƣ: cân,
cơ, mạch máu, T.K và da. Vì vậy trong chẩn đoán và điều trị phải chú ý tới các
thành phần quanh xƣơng để ngăn ngừa những biến chứng cấp tính có thể xảy ra và
phục hồi giải phẫu của xƣơng bị gãy; phục hồi chức năng vận động của chi thể.
2. NGUYÊN NHÂN GÃY XƢƠNG
2.1.NGUYÊN NHÂN GẪY XƢƠNG DO CHẤN THƢƠNG TRỰC TIẾP:
Là gẫy xƣơng mà ổ xƣơng gẫy ở ngay chỗ lực gây chấn thƣơng tác động vào.

Ví dụ: Bánh xe lăn qua chi; vật nặng trực tiếp đè vào chi, mảnh hỏa khí văng
trực tiếp vào chi v„v
Đó là cơ chế do chấn thƣơng trực tiếp - loại cơ chế này thƣờng gây ra gẫy
xƣơng hở và tổn thƣơng nặng nề tới tổ chức quanh xƣơng bệnh nhân, dễ có nguy
cơ sốc chảy máu và nhiễm khuẩn.
2.2. NGUYÊN NHÂN GẪY XƢƠNG DO CHẤN THƢƠNG GIÁN TIẾP:
Là gẫy xƣơng mà ổ xƣơng gẫy xa nơi lực gây ra gẫy xƣơng và xƣơng thƣờng p
gẫy ở nơi xƣơng có điểm yếu, cơ chế này thƣờng gặp nhất và thƣờng gây ra gẫy
xƣơng kín.
- Nguyên nhân gẫy xƣơng gián tiếp có thể gây ra bởi những cơ chế sau:
2.2.1. Gẫy xƣơng do gấp xƣơng (F.Par. Lesion)
Là do lực 2 đầu xƣơng tiến lại gần nhau, tới phần điểm yếu của xƣơng do quá
sức đàn hồi nên xƣơng bị gãy (H. 3.1).


Hình 3.1. Gẫy xƣơng do gấp
Hình 3.2. Gẫy xƣơng do xoắn
2.2.2. Gẫy xƣơng do xoắn xƣơng (F.Par Torsion)
Là loại cơ chế gẫy xƣơng thƣờng gặp ở những xƣơng dài ở chi do bị xoắn vặn
lực sẽ di chuyển theo hình xoắn ốc (H 3.2).
2.2.3. Gẫy xƣơng do ép xƣơng (F.Par compression)
Loại này thƣờng gặp ở những xƣơng xốp, ngắn và ở các đầu xƣơng. Nguyên
nhân do lực gây gẫy xƣơng tác động theo chiều dọc của xƣơng làm cho xƣơng bị
lún, bị ép ví dụ: Lún thân đốt sống; vỡ lún mầm chày v.v... (xem bài gẫy cột sống
).
2.2.4. Gẫy xƣơng do co cơ
Khi cơ co mạnh đột ngột sau một động tác nào đó - cơ không bị đứt nhƣng gãy
bong xƣơng ở chỗ có gắn bám vào xƣơng, đó là gẫy xƣơng do co cơ ví dụ: Bong
xƣơng vùng lồi củ trƣớc xƣơng chày do cơ tứ đầu đùi co mạnh đột ngột.
2.3. GẪY XƢƠNG DO NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ VỀ XƢƠNG

- Do viêm xƣơng.
- Do lao xƣơng.
- Do các khối u xƣơng (u tiên phát hoặc thứ phát). .
- Do loãng xƣơng.
2.4 GẪY XƢƠNG DO CÁC NGUYÊN NHÂN BẨM SINH VỀ XƢƠNG
- Bệnh giòn xƣơng
3. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
3.1. TẠI XƢƠNG:
Trong gẫy xƣơng, ngoài việc tổn thƣơng ở tổ chức xƣơng còn gây tổn thƣơng
phần mềm quanh ổ xƣơng gẫy.
Tuỳ theo mức độ tổn thƣơng ở tổ chức xƣơng mà chia ra nhƣ sau:
3.1.1 Gẫy xƣơng không hoàn toàn:
Là gẫy xƣơng mà 2 đầu gãy không di lệch. Nó thƣờng có các thế gãy sau.
a)Gãy dƣới màng xƣơng:
Là thể gẫy xƣơng mà đƣờng gãy nằm trong màng xƣơng. Loại này thƣờng gặp
ở trẻ em, vì màng xƣơng ở trẻ em dày.
b)Gãy xƣơng thể cành tƣơi
Là thể gãy mà xƣơng chỉ gãy một phần vào tới ống tuỷ nhƣng màng xƣơng
(Perioste) còn nguyên vẹn - loại gãy này cũng thƣờng gặp ở trẻ em.
c)Lún xƣơng
Là tổ chức xƣơng bị nén ép dƣới tác dụng của lực đè ép, loại này thƣờng gặp ở
tổ chức xƣơng xốp nhƣ thân đốt sống và các đầu xƣơng.
d)Rạn xƣơng, nứt xƣơng:
Là tổn thƣơng xuất hiện ở phần vỏ xƣơng.
3.1.2. Gẫy xƣơng hoàn toàn
Là gẫy xƣơng mà ở đó 2 đầu xƣơng gẫy tách rời hẳn nhau ra.


Trong loại gãy này cần chú ý tới hƣớng đƣờng gãy để có chỉ định thích hợp và
tiên lƣợng cho quá trình điều trị gẫy xƣơng.

3.1.2.1. Đường gẫy:
a) Đƣờng gãy ngang: là đƣờng gãy vuông góc với trục của xƣơng, loại gẫy này
sau khi bất động ổ gãy sẽ về vị trí bình thƣờng (có thể khuyên bệnh nhân đi sớm
đƣợc).
b) Đƣờng gãy chéo: là đƣờng gãy chếch so với trục của xƣơng; loại gãy này rất
hay gặp và xƣơng dễ bị di lệch thứ phát sau bó bột,
c) Đƣờng gãy dọc: là đƣờng gãy song song với trục của xƣơng (thƣờng gặp ở
các xƣơng ngắn) loại gãy này ít gặp hơn.
3.1.2.2. Di lệch:
a. Di lệch ngắn xƣơng:
Các đầu xƣơng gẫy chồng lên nhau, làm xƣơng ngắn di về chiều dài.
b. Di lệch sang bên:
Các đầu xƣơng gẫy di lệch sang bên so với nhau (trong - ngoài, trƣớc - sau),
c. Di lệch gậ p góc:
Các đầu xƣơng gẫy hợp với nhau tạo thành 1 góc.
d. Di lệch xoắn theo trục:
Làm cho trục của đoạn xƣơn gẫy thay đổi so với trục bình thƣờng. Loại di lệch
này làm hạn để cơ năng của xƣơng nhiều nhất
3.2. Ở PHẦN MỀM
3.2.1. Ở da:
Da có thể bị dập nát. bị thủng và có thể trợt da thậm chí có thể có những vết
chọc do thƣơng tích gây nên và tạo ra gẫy xƣơng hở. Ngoài ra còn chú ý tới những
phổng nƣớc trên da làm trở ngại cho điều trị bằng bó bột và dễ gây nên nhiễm
trùng.
3.2.2. Các cơ
Có thể bị dập nát hoặc bị đứt do chấn thƣơng, đầu xƣơng đâm vào cơ gây dứt
và chảy máu; nó cũng là trở ngại cho nắn chỉnh nếu 2 đầu xuơng gẫy có cơ chèn
vào giữa.
3.2.3. Mạch máu:
Mạch máu lớn có thể bị tổn thƣơng nhƣ đứt, dập nát, đó là biến chứng quan

trọng, song các mạch nhỏ quanh vùng ổ gãy và ngay cả ở trong xƣơng thƣờng dễ
bị tổn thƣơng nhất. Máu tụ cũng là điều kiện góp phần cho quá trình liền xƣơng.
3.2.4 . T.K:
Cũng có thể bị tổn thƣơng nhƣ bị chèn ép hoặc căng dãn do sự di lệch của
xƣơng: ví dụ gãy 1/3 giữa xƣơng cánh tay di lệch dễ gẫy tổn thƣơng TK quay.
4. CHẨN ĐOÁN GẪY XƢƠNG
Nhìn chi tổn thƣơng của bệnh nhân cũng có thể chẩn đoán đƣợc gẫy xƣơng
song cũng có những trƣờng hợp khó. Ví dụ những trƣờng hợp gãy kín đáo, di lệch


ít. Vì vậy chẩn đoán gẫy xƣơng cần thăm khám có hệ thống, có sự so sánh, tránh tƣ
tƣởng ỷ lại vào X.Q.
4.1. HỎI BỆNH
Đây là công việc đầu tiên mà ngƣời thầy thuốc không thể cho qua, chẩn đoán
cần hỏi nguyên nhân chấn thƣơng: ngã hay tai nạn giao thông...; Hỏi cơ chế chấn
thƣơng: Hỏi bệnh nhân ngã ở tƣ thế nào, ví dụ ngã chống bàn tay, ngã ngồi, ngã
chúi đầu,….
4.2. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
Sau gãy xƣơng bệnh nhân thƣờng rất đau ở vùng ổ gãy đây là triệu chứng
thƣờng có: Nếu ấn vào ổ gãy thƣờng có điểm đau khu trú và đau nhói, nếu gãy
xƣơng đƣợc bất động thì đau sẽ đỡ hẳn cần chú ý nếu có triệu chứng gãy xƣơng mà
bệnh nhân không đau lắm thì nên nghĩ tới gãy xƣơng bệnh lý. Triệu chứng cơ năng
có thể mất trong trƣờng hợp gãy xƣơng hoàn toàn, cơ năng giảm trong trƣờng hợp
gẫy xƣơng có cài vào nhau hoặc ở chi có hai xƣơng nhƣng chỉ gãy 1 xƣơng
4.3. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
4.3.1. Biến dạng xƣơng:
Triệu chứng này thƣờng rất điển hình trong gãy xƣơng hoàn toàn. Xƣơng bị
ngắn và gấp góc làm cho chiều dài của xƣơng và trục xƣơng bị thay đổi nhiều so
với bên lành
4.3.2. Bầm tím

Là dấu hiệu máu ở ổ xƣơng gãy, hoặc phần mềm bị đụng dập. Bầm tím do gẫy
xƣơng thƣờng xuất hiện muộn
Một số loại gãy xƣơng có dấu hiệu bầm tím ờ các vị trí nhƣ: Gãy trên lồi cầu
xƣơng cánh tay có bầm tím ngang nếp khuỷu, gẫy xƣơng gót có bầm tím ở gan
chân, gãy xƣơng cổ xƣơng cánh tay có bầm tím ở mặt trong cánh tay, hoặc ở ngoài
thành ngực
4.3.3. Dấu hiệu cử động bất thƣờng
Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng của gẫy xƣơng, song nếu không
cần thiết thì không nên làm vì sẽ gây đau đớn cho ngƣời bệnh và có thể có những
biến chứng nguy hiểm (vì có thể làm cho xƣơng từ không di lệch trở thành có di
lệch và tổn thƣơng thêm các thành phần quanh xƣơng nhƣ mạch máu, T.K, cơ).
4.3.4. Tiếng lạo xạo xƣơng gãy (Crepitation)
Là dấu hiệu tốt nhất chẩn đoán gẫy xƣơng. Do di chuyển 2 đầu xƣơng chạm
vào nhau ta cảm nhận qua thăm khám
4.4 . TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN
Bệnh nhân bị gẫy xƣơng nhất là những xƣơng lớn thì ngoài việc tổn thƣơng
xƣơng còn có thể có những tổn thƣơng phối hợp khác kèm theo nhƣ: Chấn thƣơng
sọ não - chấn thƣơng bụng - ngực v.v... và cũng có thể có những bệnh mạn tính dễ
ảnh hƣởng tới quá trình điều trị vì thế đòi hỏi phải thăm khám toàn diện để phát
hiện những tổn thƣơng phối hợp hcặc các bệnh mạn tính.
4.5. X.Q.


X.Q. đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán gẫy xƣơng, đồng thời cũng
cho biết đƣợc hƣớng di lệch của xƣơng để kéo nắn cho phù hợp. Sau nắn và bất
động xong cần chụp hoặc chiếu kiểm tra lại để biết kết quả sau nắn. Với những
trƣờng hợp xƣơng di lệch nhiều và khúc chi sƣng cần hẹn bệnh nhân sau 1 đến 2
tuần lễ đến chụp kiểm tra lại để đề phòng xƣơng di lệch thứ phát. Vì nếu lệch thứ
phát thì còn có đủ điều kiện nắn chỉnh và thay bột.
5. ĐIỀU TRỊ GẪY XƢƠNG

Có 2 giai đoạn điều trị gẫy xƣơng.
5.1.GIAI ĐOẠN SƠ CỨU GẪY XƢƠNG
Đây là giai đoạn rất quan trọng đòi hỏi cán bộ y tế ở tuyến cơ sở phải thực
hiện tốt công việc sơ cứu gẫy xƣơng nếu sơ cứu tốt nó sẽ góp phần rất đắc lực cho
quá trình điều trị thực thụ về sau. Nếu sơ cứu không tốt sẽ làm cho đầu xƣơng gẫy
di lệch thêm và làm tổn thƣơng thêm tổ chức xung quanh ổ gãy. Thậm chí đầu
xƣơng sẽ chọc thủng ra ngoài (gãy hở thứ phát) với những trƣờng hợp gẫy xƣơng
lớn nhƣ xƣơng chậu, xƣơng đùi nếu không đƣợc bất động hoặc bất động không tốt
bệnh nhân rất dễ bị sốc. Thậm chí có thể tử vong (trong đại chiến I theo thống kê
của quân đội Anh tỷ lệ tử vong gẫy xƣơng đùi hở do hỏa khí là 80% do không
dƣợc sơ cứu và bất động, nhƣng khi có nẹp Thomas để bất động tạm thời thì tỷ lệ
tử vong giảm xuống còn 30%). Vì vậy nội dung sơ cứu một bệnh nhân gẫy xƣơng
phải thực sự làm tốt việc sau đây.
5.1.1.Giảm đau, chống sốc
+ Phải vô cảm thật tốt cho bệnh nhân nhất là đối với những bệnh nhân bị gẫy
xƣơng lớn dễ có nguy cơ sốc. Việc tiêm thuốc giảm đau hoặc phong bế Novocain
vào ổ gãy, gây tê vùng, gây tê gốc chi tùy điều kiện.
5.1.2. Cố định xƣơng gẫy
- Cần phải bất động tốt theo nguyên tắc: Bất động trên một khớp và dƣới một
khớp của đoạn xƣơng gẫy. Bất động không đƣợc lỏng quá cũng không đƣợc chặt
quá phải tạo ra sự thống nhất giữa phần xƣơng gẫy và dụng cụ bất động. Đối với
gẫy xƣơng kín phải bất động theo tƣ thế cơ năng, gẫy xƣơng hở cần bất động theo
tƣ thế gẫy xƣơng.
- Dụng cụ bất động: nẹp tre, nẹp gỗ, nẹp kim loại nhƣ nẹp Crame, nẹp lòng
máng, nẹp hơi, hoặc áo Plastic bất động cột sống.
-Nếu không đầy đủ dụng cụ: cần bất động tuỳ ứng:
Cụ thể là:
+ Cho bệnh nhân nằm ngửa trên ván cứng với gẫy cột sống và xƣơng chậu.
+Treo tay gẫy lên cao và ép vào thân.
+ Buộc chân đau vào chân lành v.v...

+ Bất động thật tốt ở xƣơng gẫy theo đúng nguyên tắc: bất động gẫy xƣơng
bằng các loại nẹp tre, gỗ, nẹp crame... đối với chi và nằm trên ván cứng có đôn đối
với gãy khung chậu, gẫy cột sống.
5.1.3. Chống nhiễm trùng (đặc biệt loại trùng yếm khí)


×