Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Áo dài Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.51 KB, 13 trang )

Áo dài Việt nam
» Tác giả: Trần Thị Lai Hồng

1. Áo dài Việt nam
“Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được, và có
quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi cho tương lai”. Ðó là lời
của cố học giả Nguyễn Hiến Lê mà người viết bài này muốn gửi đến các
bạn trẻ và nhưng ai quan tâm đến việc bảo vệ kho tàng văn hóa dân
tộc.
Áo Dài cổ xưa
Khi tìm đọc Văn học sử Việt Nam, chiếc áo dài quả đã ghi lại rất
nhiều nét đan thanh không những qua ca dao tục ngữ mà còn qua điêu
khắc, hội họa, kịch nghệ, văn chương và âm nhạc.
Ngược dòng thời gian tìm về nguồn cội, chiếc áo dài Việt Nam đầu
tiên với hai tà áo thướt tha bay lượn đã được tiền nhân ghi khắc trên cổ
vật, như trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ... từ trên ba ngàn
năm trước.
Áo dài Việt Nam quả đã có một quá trình đi sát với lịch sử dân tộc
để lắm phen khóc cười theo mệnh nước nổi trôi. Trải qua cả mười thế kỷ
bị Trung Hoa đô hộ - một Trung Hoa vĩ đại về mọi phương diện - rồi
ngót một thế kỷ dưới ách thống trị của Pháp - quốc gia đứng hàng đầu
về thời trang quốc tế - tà áo dài Việt Nam vẫn uyển chuyển tung bay,
biểu dương tinh thần bất khuất, đặc tính thích nghi với hoàn cảnh, và
khiếu thẩm mỹ của người Việt.
Dưới thời kỳ bị Trung Hoa đô hộ, dân ta đã bao phen bị người Tàu
ra lệnh đồng hóa: Ðàn ông phải dóc tóc bím đuôi sam, đàn bà phải cắt
tóc ngắn và mặc quần thay vì mặc váy, mọi người đều phải để răng
trắng không được nhuộm... Nhưng những cổ vật tiền nhân để lại cho
thấy người Việt xưa vẫn búi tóc, vẫn mặc áo dài và váy.

Áo dài giao lãnh


Chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng
khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ
ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô
búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về
sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ
nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày.
Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được
thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân với váy xắn quai cồng để tiện việc
gồng gánh, nhưng vẫn không làm giảm nét đẹp của người nữ.
Vẻ yêu kiều, nét duyên dáng, nết đoan trang của phụ nữ thời áo tứ thân
được mô tả rõ rệt qua bài ca dao Mười Thương:



Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thương quai tua dịu dàng
Bẩy thương nết ở đoan trang
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh
Chín thương cô ở một mình
Mười thương con mắt hữu tình với ai?
Ngoài đồng ruộng hay trong những buổi chợ, chiếc áo tứ thân có
mầu nâu non, nâu già hoặc đen, mặc với váy vải thô nhuộm bùn, nhưng
trong những dịp hội hè đình đám cưới hỏi, áo được may bằng hàng the,
nhiễu, thao, lụa, khoác bên ngoài chiếc yếm đỏ thắm hay hồng đào và
phủ lên chiếc váy lĩnh hoa chanh hoặc váy sồi có thắt lưng mầu lá mạ
hay mầu cánh chả bay lượn trong gió. Các bà các cô vấn tóc trong khăn

nhung hoặc vấn trần có một lọn để đuôi gà làm duyên, đội nón thương
quai thao, lưng đeo bộ xà tích bằng bạc, tay đeo vòng hay xuyến, cổ
đeo chuỗi hạt vàng, chân mang giày dừa, dép cong.
Bộ áo tứ thân đứng vững trên đất nước Việt Nam cả mấy ngàn năm
trong khi bộ xiêm y lượt thượt của người nữ Trung Hoa chỉ còn xuất
hiện trong cung điện hoặc trong những nhà quyền quý. Ðến thế kỷ thứ
ba sau Tây lịch thì đàn bà Trung Hoa bỏ váy để mặc quần, khi chiếc
quần xuất hiện dưới thời Gaulois bên Pháp truyền sang Cổ Ba Tư rồi vào
đất Tàu. Phụ nữ Trung Hoa lại tiến xa hơn dưới thời vua Võ Vương nhà
Thanh năm 1774, mặc kiểu áo xường xám không có... quần! Trong thời
gian đó, truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam cho đến thế kỷ
mười bảy như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua Lê Huyền
Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: ”... áo đàn bà con gái
không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay đã có tục
cũ...”
Tuy nhiên, thời trang Việt Nam cũng thay đổi theo thời gian. Phụ
nữ tỉnh thành chế biến kiểu áo ngũ thân từ áo tứ thân để có dáng dấp
trang trọng hơn.

Áo dài ngũ thân
Áo ngũ thân cũng cắt may giống như áo tứ thân nhưng vạt trước là
một vạt lớn như vạt sau, còn vạt nửa trước bên phải của áo tứ thân nay
trở thành vạt con. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót.
Mỗi vạt có hai thân nối sống tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt
con nằm dưới vạt trước là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.
Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm
chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo quan niệm Nho giáo:
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Áo ngũ thân không những tôn vinh giá trị cao
quý của người nữ trong gia đình cũng như xã hội, mà còn gói ghém
nhân sinh quan của dân tộc: Con người nhờ cha sinh mẹ dưỡng, khi

thành thân có cha mẹ người bạn đời cùng che chở bao bọc là tứ thân
phụ mẫu, luôn tôn trọng đạo làm người và giữ lòng nhân ái, ăn ở có
nhân nghĩa trên kính dưới nhường, biết nơi trọng chỗ khinh, biết suy
luận tính toán và giữ vững niềm tin nơi người.
Áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là Quốc
phục của phái nam.
Các bà các cô dùng mầu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con
trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm.


Áo dài qua các thời đại
Một kiểu thời trang mới đưa ra bao giờ cũng xuất phát từ thành thị
và phải mất cả chục năm - nếu không bị đào thải - mới được phổ biến

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×