PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH
-------------------------------
TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
Dạy tốt tiết tập đọc lớp 3
Giáo viên: Nguyễn Phương Lan
Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2007
1
I.Lý do chọn đề tài:
Môn Tiếng việt đọc rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học
nói chung, ở lớp tôi nói riêng.Nếu học tốt bộ môn này nó sẽ giúp các em học
tốt hơn các phân môn của bộ môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn
Tập làm văn, vế câu sẽ chau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng
mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài.Nó còn giúp cho
bộ môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn.Trong bộ môn kể chuyện, các em
sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn...
Chính vì lẽ đó cộng với tình hình học tập của lớp còn yếu về môn này
nên tôi đã đi sâu về môn Tập đọc, nghiên cứu, suy nghĩ những phương pháp
làm thế nào để dẫn dắt các em học tốt môn Tập đọc: “Rèn đọc" ở cấp bậc
tiểu học.
II.Cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết đề tài:
Để thấy được tầm quan trọng trong bộ môn này.Ngay từ đầu năm học,
sau khi đã nắm bắt được tình hình sức học của các em, tôi cho các em hiểu
được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng việt.Trong đó, Tập đọc là một phân
môn “then chốt” như thế nào? Yêu cầu, đặc trưng của môn này đối với các
em là: đọc to tát, rõ ràng, mạch lạc, đọc diễn cảm.Vậy mà trên thực tế của
lớp: các em đọc còn rất chậm, rất yếu, còn hơn 60% đọc nhỏ, sai “thêm,
bớt”, đọc còn ê a, còn đọc “nhát gừng”, đọc ngọng.Số học sinh đọc tốt trong
cả lớp chỉ có khoảng 2,3 học sinh.Chính vì lẽ đó dấn đến kết quả : chữ viết
sai lỗi nhiều, xấu; văn thì diễn đạt, đặt câu thiếu bộ phận câu; trong giờ Tập
làm văn miệng thì không biết xây dựng bài...Với một số kinh nghiệm của tôi
trong những năm dạy học, tôi đã ngày đêm tìm ra những phương pháp tối ưu
nhất để áp dụng vào lớp dạy này.
Bước đầu tôi phân các em ra làm ba loại: Bằng cách gọi từng em lên
đọc trong những ngày ôn tập đầu hè, nắm bắt được điểm tốt, xấu, có khuyết
nhược trong bộ môn này, ghi rõ từng phần vào sổ theo dõi của từng em một
vào một quyển vở riêng; mỗi em một trang, tôi kẻ đôi trang giấy để một bên
Toán, một bên Tiếng việt; Ghi ba phần: đầu năm, cuối kỳ một, cuối kỳ hai.
- Loại 1: Đọc to tát rõ ràng 3 học sinh / 48 học sinh
- Loại 2: Đọc to tát, còn đọc “nhát gừng”, chưa đúng 15/ 48 học sinh
- Loại 3: Đọc nhỏ, ê a, ngọng, đọc còn thêm bớt.
Sau khi phân xong, tôi hướng dẫn các con cách đọc: Trước hết muốn
các em đọc được tốt, người giáo viên phải là người đọc chuẩn mực, đọc hay
để có sức cuốn hút các em.Vì vậy bất kỳ bài nào tôi cũng phải đọc từ 5 đến 7
lần.Cũng từ cách đọc mẫu nhiều lần, nó giúp tôi càng hiểu kỹ nội dung bài
hơn, giảng cho các em càng hay hơn.Cũng từ kinh nghiệm đó tôi yêu cầu thứ
nhất: “về nhà đọc từ 5 đến 10 lần”.Ngắt câu dài, nghỉ đúng chỗ.
2
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi đẫ đưa ra tình hình trên.Thấy
lớp có nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu.Các con đọc còn rất chậm, đọc còn ê
a, đọc sai, chính vì lẽ đó đã hạn chế học tốt ở các môn khác rất nhiều.Tôi đã
hướng dẫn cho phụ huynh dạy các con cách đọc, cách kiểm tra đọc vì đây
cũng là một phần giúp tôi trong việc rèn đọc.
III.Quá trình triển khai thực hiện đề tài:
Được nghe cô đọc hay, đó là phần quan trọng thu hút sự chú ý của học
sinh.Tôi đã gọi các em đọc tốt, đọc lại sau khi cô đọc mẫu.Từ chỗ 2, 3 em
tôi nhân điển hình cho các lớp.Trước khi gọi đọc cá nhân, tôi gọi 2, 3 em
thay nhau đọc.Tôi hỏi cả lớp: Các em nhận xét các bạn đọc đã đúng chưa?
Giờ sau tôi hỏi các bạn đọc đã hay chưa? hay như thế nào? Để cho các
em tự nhận xét, tự đánh giá về nhau.Tôi gọi tiếp một em ở loại 2 lên đọc.Sau
đó tôi cho cả lớp nhận xét.Sau khi giáo viên nhận xét: “Bạn đọc như vậy đã
tốt hơn nhưng còn thiếu mặt nào các con?” (Đối với các em, muốn giúp các
em tiến bộ tuyệt đối người giáo viên không được chê hoặc moi những
khuyết điểm của các em trước tập thể lớp mà người giáo viên phải khéo léo
dùng lời nói của mình vừa động viên, vừa khích lệ các em thì các em mới
chuyển biến nhanh).Các bạn nhận xét xong,Tôi bắt đầu nhận xét: “Con đọc
đã tiến bộ nhiều, còn mặt này con phải cố gắng hơn, nếu đọc diễn cảm để
diễn đạt được công việc làm của tác giả thì bài đọc rất hay đấy(Bài “Tôi trở
thành công nhân”).Cô cho con 8 điểm.Lần sau cố gắng hơn sẽ được điểm 9,
10 con nhé”.
Rồi bằng những hình thức đối với các em đọc yếu, tôi đã tìm đủ các
phương pháp khắc phục.
Cô giáo đọc mẫu cả bài.Cho các em giỏi : “Đọc tốt”.Nhận xét.Cho các
em kém nhận xét.Cô đọc có hay không các con?.Các em trả lời có ạ.Tôi gọi
một em kém trả lời.Cô đọc hay ở chỗ nào? Để tự các em nhận xét.Khi các
em trả lời xong, tôi đã nắm được sự nhận thức của từng em yếu rồi tôi bồi
dưỡng, sửa cho các em bằng cách cho em đọc lại đoạn tôi đọc.Rèn kỹ cách
đọc nhiều lần, hướng dẫn cách ngắt hơi, nghỉ đúng chỗ.Cứ thế nhiều lần em
sẽ tiến bộ trông thấy.
Đối với những em đọc thiếu thừa tôi bắt đọc đi đọc lại 3 lần câu đó.
Sau khi đọc xong tôi phân tích bằng những câu: “ Con chuẩn bị làm nhà văn
hay sao? mà lại dám sửa văn của người khác? Cả lớp cười” Bằng cách sửa “
tên” đưa vào câu nói kích lệ sẽ giúp các em nhớ lâu, “ khuyết” từ đó các em
sửa sẽ nhanh hơn.
Việc rèn đọc đòi hỏi người giáo viên không được nản, không được
buông thả. Đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ và cặn kẽ. Như đòi hỏi các em ngọng
âm: l, n , a (làm việc thì đọc là nàm việc, anh ấy đọc là ăn ấy...). Tôi hướng
3
dẫn từng các em nghe cô đọc này: khi đọc âm “l” ta phải ấn lưỡi và bật
nhanh “l”. Khi đọc âm “a” các con phải mở rộng mồm hơi thoát ra mạnh ta
sẽ phát âm đúng.... Cô đọc gọi ngay trò đọc theo. Cứ thế dẫn dắt các con sẽ
tiến bộ rõ rệt.
Nếu con nào tiến bộ ta phải động viên kịp thời bằng nhiều hình thức
khen các con. “ Hôm nay các con đọc tốt lắm”. Kể ra đọc diễn cảm thì bài sẽ
hay hơn. Bằng những lời khen, khích động cũng một phần giúp các em đọc
tốt.
Việc cho điểm cũng vậy: Các em đọc xong nhìn vào điểm lần trước
nhắc lại. “Lần trước con đọc được 7. Lần này theo em thì cô cho mấy? Cô sẽ
cho con 8 điểm. Hơn hôm trước 1 điểm rồi lần sau con cố gắng hơn này sẽ
được điểm 9, 10 đấy con ạ!” Cách so sánh điểm cũng giúp cho các em đọc
tốt hơn lên.
Cũng như đã trao đổi với phụ huynh đầu năm. Việc hướng dẫn phụ
huynh cách dạy và kiểm tra con đọc cũng giúp một phần đáng kể đối với các
em.
Tôi đã thông báo kịp thời qua sổ dặn dò về sự tiến bộ của các em nên
cũng giúp cho các em học tập tốt hơn môn đọc.
IV. Kết quả thực hiện.
1. Dựa vào những cách rèn đọc trên mà lóp tôi có tiến bộ rõ rệt:
Đọc tốt: 50%
Đọc khá: 35%
Đọc TB: 15%
- Cũng từ việc rèn đọc đó mà chữ của các em đã sạch đẹp hơn, ít sai lỗi
hơn.Thi vở sạch chữ đẹp cả lớp đã chọn được 19 em, 3 em đi thi đã
đạt danh hiệu loại 2.
- Từ một lớp năm trước không đạt vở sạch chữ đẹp đến nay các em đã
đạt vở sạch chữ đẹp cả 2 học kỳ.
- Môn Tập làm văn, Tập đọc, Tập viết các em có nhiều tiến bộ, nhiều
điểm 9,10.
- Riêng môn kể chuyện đã giúp các em biết cách kể chuyện rất
hay.Nhiều em xung phong kể đúng lời đối thoại của nhân vật.
2.Rút ra kinh nghiệm:
Muốn đạt được những kết quả này đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải cần
làm được những việc như sau:
- Giáo viên phải lầ người đọc chuẩn mực, hay, có sức thu hút học
sinh.Rèn đọc kỹ từng bước một.
- Thực hiện tốt đặc trưng bộ môn
4
- Đọc sách báo thường xuyên để có thêm vốn ngôn ngữ trong cuộc
sống, cả văn học cổ lẫn văn học hiện đại để đưa vào giảng giải cho bài
dạy để học sinh dễ hiểu bài.
- Hướng dẫn cách đọc kỹ.
- Phải biết kết hợp với phụ huynh kịp thời.
- Tận tình uốn nắn các em thường xuyên.
- Động viên các em bằng lời khen, điểm.
Kết luận:
Trên đây là một vài suy nghĩ, việc làm của tôi trong việc dạy môn Tập
đọc.Tôi đã làm và thu được kết quả đáng kể.Rất mong nhận được sự đóng
góp của Ban giám hiệu cũng như các bạn đồng nghiệp sẽ cho tôi thêm kinh
nghiệm trong việc giảng dạy môn Tiếng việt để trong các tiết dạy ngày càng
tốt hơn.
5