Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện phước sơn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.69 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ NGỌC TRƢỜNG

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN
PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

Đà Nẵng - 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. NGUYỄN TRƢỜNG SƠN

Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Nhuận Kiên

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Phước Sơn là một huyện miền núi nghèo của tỉnh
Quảng Nam cho nên việc huy động nguồn VĐT từ nội lực nền kinh
tế của huyện còn nhiều hạn chế, trong những năm qua được sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng CSHT về giao thông,
điện, trường học, trạm y tế ... cho huyện bằng nhiều nguồn vốn
NSNN như: Vốn ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện, Chương trình
MTQG... v.v. CSHT của huyện từng bước đã được nâng lên, nhằm
đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế,
văn hóa – xã hội và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng của địa
phương. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vốn ĐTXDCB từ NSNN có
xảy ra thất thoát, lãng phí làm cho VĐT sử dụng đạt hiệu chưa cao,
điều này đã làm hạn chế nhiều đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
của huyện.
Từ những thực tế nên trên, việc quản lý hiệu quả vốn
ĐTXDCB từ NSNN hết sức phức tạp và khó khăn. Xuất phát từ
những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng
Nam” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế, với hi vọng
sẽ là nội dung tham khảo hữu ích, góp phần giúp cho chính quyền
địa phương thực hiện tốt công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn
NSNN, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở những lý luận, đánh giá thực trạng công tác quản lý
vốn ĐTXDCB từ NSNN tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam giai

đoạn 2015-2018, phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công


2
tác công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại huyện Phước Sơn
trong thời gian đến.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý vốn
ĐTXDCB từ NSNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn
ĐTXDCB từ NSNN tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2015-2018.
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý vốn
ĐTXDCB từ NSNN tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đến năm
2025.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Vốn đầu xây dựng cơ bản là gì? Vốn ngân sách nhà nước là
gì? Quản lý VĐT xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước bao gồm
những nội dung nào?
- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam như thế
nào? Những mặt hạn chế, yếu kém chủ yếu là gì?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng
Nam là gì?
- Các giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Phước Sơn, tỉnh
Quảng Nam?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý vốn

ĐTXDCB từ NSNN tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:


3
+ Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng
Nam.
+ Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại huyện Phước Sơn giai đoạn
2015-2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025.
+ Phạm vi nội dung: công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN
tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các
phương pháp là:
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
được thu thập từ các nguồn:
* Số liệu sơ cấp: Tác giả sẽ thu thập số liệu thông qua việc lấy
phiếu khảo sát về công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN tại
huyện.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử
dụng để tổng hợp các dữ liệu thu thập được để phân tích những nội
dung cốt yếu của đề tài, phân tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn
nhằm rút ra những đánh giá, nhận xét.
- Phương pháp so sánh: Sử dụng để phân tích và so sánh thực
trạng vốn và quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN qua các năm.
- Phương pháp khái quát hóa: Trên cơ sở các nhận xét, đánh
giá qua phân tích các thống kê, qua so sánh để khái quát hóa thành

những nhận định, làm nổi bật những vấn đề chính của luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN là nội dung quan trọng trong


4
công tác QLNN về kinh tế, đặt biệt trong giai đoạn phát triển của
nước ta hiện nay.
Về tình mới của đề tài: Hiện nay tại huyện Phước Sơn, tỉnh
Quảng Nam chưa có nghiên cứu nào cụ thể về quản lý vốn ĐTXDCB
từ NSNN. Do đó, việc tác giả chọn đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng
Nam”nghiên cứu trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết và
thiết thực.
Hiện tại tác giả đang công tác tại cơ quan thực hiện ĐTXDCB
của huyện Phước Sơn, nếu đề tài được bảo vệ thành công, sẽ là một
tài liệu cần thiết để tham khảo, hỗ trợ thực hiện công tác quản lý vốn
ĐTXDCB trên địa bàn huyện.
7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong đề tài
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
9. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận được trình bày theo lối
truyền thống, nộng dung chính được chia thành 03 chương, bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng
Nam.
Chương 3: Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Phước

Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.


5
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN
1.1.1. Một số khái niệm
“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan
đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời
hạn và chi phí xác định” [19].
1.1.2. Đặc điểm của vốn ĐTXDCB từ NSNN và vai trò của
quản lý vốn ĐTXDCB đối với phát triển kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm của vốn ĐTXDCB từ NSNN
b. Vai trò của quản lý vốn ĐTXDCB đối với phát triển kinh
tế - xã hội
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN có nhiều chủ
thể tham gia từ Trung ương đến địa phương, Bao gồm:
 Quốc hội:
 Chính phủ
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 Bộ Tài chính.
 Kiểm toán Nhà nước
 Thanh tra Chính phủ
 Các Bộ, Ngành khác có liên quan

 Hội đồng nhân dân các cấp
 Ủy ban nhân dân các cấp


6
 Chủ đầu tư.
1.2.2. Lập, phân bổ kế hoạch vốn
* Quy trình lập, phân bổ kế hoạch vốn hàng năm cấp huyện
+ Theo hướng dẫn về lập kế hoạch đầu tư công năm sau của
UBND cấp tỉnh, UBND huyện giao cho cơ quan chuyên môn quản lý
đầu tư công (Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện) lập kế hoạch đầu tư
công năm sau trong phạm vi, nhiệm vụ được giao và nguồn vốn
thuộc cấp mình quản lý, trình HĐND cùng cấp cho ý kiến; Căn cứ ý
kiến của HĐND, UBND cấp huyện chỉ đạo hoàn thiện dự kiến lần
thứ nhất kế hoạch vốn năm sau gửi UBND cấp tỉnh, đồng gửi Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
1.2.3. Tạm ứng, giải ngân, thanh toán vốn đầu tƣ
a. Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư:
Theo hồ sơ pháp lý, bảng thanh toán khối lượng hoàn thành,
giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, giấy rút vốn đầu tư mà Chủ đầu
đã gửi tại bộ phận một cửa Kho bạc nhà nước, cán bộ phụ trách kiểm
soát chi, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ tạm ứng, giải ngân, thanh
toán vốn đầu tư (bao gồm kiểm tra mẫu dấu, chữ ký theo giấy đăng
ký mẫu đấu và chữ kỹ đã nộp tại Kho bạc nhà nước) phù hợp mã đơn
vị sử dụng ngân sách, mục lục ngân sách, đầy đủ và thống nhất các
chỉ tiêu ghi trên hồ sơ thanh toán, chứng từ đề nghị tạm ứng, giải
ngân, thanh toán.
b. Quy trình kiểm soát và thời giạn thực hiện các bước kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư:
Theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự

nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc nhà
nước ban hành tại Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016
của Kho bạc Nhà nước


7
1.2.4. Quyết toán vốn đầu tƣ
“Công tác quyết toán vốn đầu tư nhằm đánh giá kết quả quá
trình đầu tư, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. Quyết
toán cũng giúp đánh giá việc thực hiện các quy định của nhà nước
trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của
chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, kiểm soát thanh toán, các
cơ quan quản lý nhà nước có liên quan” [3].
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN hiện nay
gồm 2 loại, quyết toán theo niên độ ngân sách hằng năm và quyết
toán theo dự án hoàn thành:
a. Nội dung công tác quyết toán dự án hoàn thành cấp
huyện
b. Quy trình quyết toán dự án hoàn thành cấp huyện
1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát, đánh giá
việc đầu tƣ
Công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát, đánh giá việc sử dụng
vốn đầu tư là chức năng thiết yếu và rất quan trọng trong công tác
QLNN; là cách thức phân tích một cách sâu sắc, đầy đủ các nguyên
nhân, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ của một hành vi vi phạm.
Qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác QLNN,
biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật, đảm bảo được hiệu quả đầu tư cao nhất và tuân thủ đúng
các quy định của pháp luật.
1.2.6. Tiêu chí đánh giá quản lý vốn ĐTXDCB

Ở nước ta, đến thời gian hiện tại chưa có một hệ thống tiêu chí
chuẩn để đánh giá cụ thể trong việc quản lý vốn ĐTXDCB, tuy nhiên
trong các báo cáo của Chính phủ, Bộ, Ngành, UBND các cấp, các cơ
quan quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN có các chỉ số hoặc là các nội


8
dung chung để so sánh quá trình thực hiện ĐTXDCB từ NSNN từ
năm này qua các năm khác như: tỷ lệ giải ngân, nợ đọng xây dựng cơ
bản, số kinh phí chuyển nguồn, số lượng dự án chậm báo cáo quyết
toán, việc thực hiện các kết luận của thanh tra,kiến nghị của kiểm
toán nhà nước.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN
1.3.1. Chính sách, pháp luật về quản lý vốn ĐTXDCB từ
NSNN
1.3.2. Trình độ, năng lực đội ngũ lãnh đạo và trình độ,
năng lực cán bộ QLNN về ĐTXDCB
1.3.3. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
1.3.4. Phẩm chất của ngƣời quản lý
1.3.5. Điều kiện tự nhiên
1.3.6. Điều kiện kinh tế xã hội
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SÔ TỈNH TRONG VIỆC
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC
1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam
1.4.3. Bài học rút ra cho huyện Phƣớc Sơn
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1



9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN
PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHƢỚC SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM
2.1.1. Khái quát vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
+ “Phước Sơn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Quảng
Nam, cách thành phố Tam Kỳ 130 km về hướng Tây, cách thành phố
Đà Nẵng 145 km về hướng Tây Nam. Tọa độ địa lý 15006’33’’ 15021’33’’ vĩ độ Bắc; 107006’23’’ - 107035’25’’ kinh độ Đông.Phía
Đông giáp huyện Hiệp Đức; phía Tây giáp huyện Đắk Glei tỉnh Kon
Tum; phía Nam giáp huyện Bắc Trà My và huyện Nam Trà My; Phía
Bắc giáp huyện Nam Giang”. [16]
2.1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phƣớc
Sơn, tỉnh Quảng Nam
a. Đặc điểm về kinh tế và tốc độ tăng trưởng:
Trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, tình hình kinh tế
ở các địa phương trong nước có nhiều biến động. Huyện Phước Sơn
cũng gặp không ít khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên trong những năm
qua nền kinh tế của huyện Phước Sơn luôn tiếp tục phát triển, hầu
hết các tiêu chí đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
* Giá trị sản xuất: Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 3.463 tỷ
đồng và tăng đều qua các năm. Trong đó, ngành công nghiệp – xây
dựng đạt 2.344 tỷ đồng, ngành nông lâm thủy sản đạt 244 tỷ đồng và
ngành dịch vụ đạt 875 tỷ đồng.



10
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất huyện Phƣớc Sơn giai đoạn 2015-2018
Đơn vị: Tỷ đồng, %
STT

Nội dung

2015

2016

2017

2018

I

Theo giá hiện hành

2.656

2.817

3.180

3.463

1.782


1.857

2.142

2.344

1.1.

Công nghiệp-xây
dựng

1.2.

Nông lâm thuỷ sản

203

218

225

244

1.3.

Dịch vụ

671

742


813

875

2.081

2.204

2.383

2.665

1.443

1.508

1.692

1.842

II
2.1.

Theo giá 2010
Công nghiệp - xây
dựng

2.2.


Nông lâm thuỷ sản

137

141

155

163

2.3.

Dịch vụ

501

552

599

660

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)
Tính theo giá hiện hành từ năm 2015 đến năm 2018, tổng giá
trị sản xuất huyện Phước Sơn tăng đều qua các năm. Điều này cho
thấy nền kinh tế của huyện phát triển qua từng năm. Tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất bình quân là 6,9%/năm góp phần phát triển
kinh tế của địa phương theo hướng tương đối tích cực.
Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế huyện Phƣớc Sơn giai đoạn 2015-2018
Đơn vị: phần trăm (%)

Nội dung

Stt
I

Theo giá hiện hành

1.1.

Nông lâm thuỷ sản

1.2.

Công nghiệp – Xây dựng

1.3.

Dịch vụ

2015

2016

2017

2018

100

100


100

100

67,09

65,92

67,36

67,60

7,65

7,74

7,07

7,10

25,26

26,34

25,57

25,30

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)



11
b. Về văn hóa - xã hội:
Bảng 2.3 Tình hình dân số, lao động, việc làm, hộ nghèo tại
huyện Phƣớc Sơn giai đoạn 2015- 2018
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

Năm

Năm

Năm

tính

2015

2016

2017

2018
24.888

Tổng dân số


Người

24.053 24.225

24.507

Tổng lao động

Người

11.776 12.038

12.362 12.764

Tổng số hộ dân

Hộ

6.142

6.261

6.324

6.682

Hộ nghèo

Hộ


2.716

2.900

2.440

2.025

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phước Sơn)
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐTXDCB TỪ
NSNN TẠI HUYỆN PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Tổ chức bộ máy hành chính quản lý vốn ĐTXDCB ở
huyện Phƣớc Sơn
Tổ chức bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN huyện gồm
các cơ quan, đơn vị theo sơ đồ sau:
Hình 2.3 Tổ chức bộ máy hành

chính quản lý vốn ĐTXDCB ở huyện Phƣớc Sơn


12
2.2.2. Công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ
Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, trước 30/12 hằng năm
UBND huyện Phước Sơn đã tập trung thực hiện tốt công tác phân bổ
kế hoạch vốn đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND huyện theo quy
định, đồng thời để giảm nợ xây dựng cơ bản HĐND huyện, UBND
huyện ưu tiên bố trí vốn cho các dự án được sắp xếp thứ tự như sau:
Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn vốn ứng trước; các dự
án hoàn thành chưa bố trí đủ vốn; các dự án chuyển tiếp; các dự án

khởi công mới.
Bảng 2.4 Tình hình đầu tƣ các dự án của huyện Phƣớc Sơn giai
đoạn 2015-2018
Đơn vị tính: dự án
Tổng số dự án trong năm
Năm Tổng

Trong đó

cộng

Chuyển tiếp và thanh toán nợ

Khởi công mới

2015

79

39

40

2016

105

46

59


2017

124

55

69

2018

178

93

85

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phước Sơn
Trong giai đoạn năm 2015-2018 tổng số dự án đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước tăng đều qua các năm từ 40 dự án năm
2015 đến 85 dự án khởi công mới năm 2018, với tổng vốn bố trí cho
đầu tư xây dựng cơ bảng củng tăng đều qua các năm, năm 2015 là
114.100 triệu đồng đến năm 2018 lên đến 271.750, tương ứng với tỷ lệ
tăng vốn đầu tư bình quân đạt 24,2%/năm.


13
Tỷ lệ bố trí vốn để trả nợ công trình thanh toán nợ và chuyển
tiếp tăng bình quân 33,4%/nămtừ 24.500 triệu đồng (năm 2015) lên
77.546 triệu đồng (năm 2018), số còn lại là bố trí xây dựng mới tập

trung vào các đề án, chương trình của huyện.
Bảng 2.5 Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tƣ của huyện
Phƣớc Sơn giai đoạn 2015-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Kế hoạch vốn bố trí trong năm
Năm

Tổng cộng

Trong đó
Vốn trả nợ

Xây dựng mới

2015

114.100

24.500

89.600

2016

140.905

20.500

120.405


2017

209.173

59.262

149.911

2018

271.750

77.546

194.204

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phước Sơn
Tình hình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản của huyện: Trong
những năm qua huyện đã kiểm soát tốt nợ đọng xây dựng cơ bản, chỉ
riêng năm 2015 nợ đọng xây dựng cơ bản là 11.000 triệu đồng nhưng
đã bố trí vốn trả nợ trong kế hoạch vốn năm 2016. Về cơ bản, trong
những năm qua huyện không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản.


14
Bảng 2.6 Tình tình chuyển nguồn ngân sách đầu tƣ giai đoạn
2015 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tỷ lệ chuyển
Năm


Kế hoạch vốn phân

Chuyển nguồn

nguồn so với kế

bổ trong năm

sang năm kế tiếp

hoạch vốn cấp
trong năm (%)

2015

114.100

21.800

19,1

2016

140.905

18.905

13,4


2017

209.173

67.768

32,4

2018

271.750

117.981

43,4

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phước Sơn
Tình hình chuyển nguồn xây dựng cơ bản của huyện: Trong
những năm qua tỷ lệ chuyển nguồn xây dựng cơ bản của huyện tăng
từng năm cụ thể từ năm 2015 tỷ lệ chuyển nguồn là 19,1% tương ứng
chuyển nguồn 21.800 triệu đồng đến năm 2018 tỷ lệ chuyển nguồn là
43,4% tương ứng chuyển nguồn 117.981 triệu đồng, điều này chứng
tỏ việc lập phương án phân bổ vốn chưa tốt ở cơ quan quản lý vốn,
việc phối hợp trong công tác quản lý vốn ở cơ quan chưa tốt, tiến độ
thực hiện các dự án chậm dẫn đến việc chuyển nguồn gần 1/2 kế
hoạch vốn cấp trong năm,điều này làm lãng phí nguồn lực đầu tư.
2.2.3. Công tác tạm ứng, giải ngân, thanh toán vốn đầu tƣ
Trong thời gian vừa qua bên cạnh việc phân giao kế hoạch và
phân cấp quản lý vốn triệt để hơn, giúp việc triển khai thực hiện kế
hoạch được sớm, tuân thủ thời gian và chất lượng quản lý vốn đầu tư

đã thể hiện trong công tác tạm ứng, giải ngân, thanh toán vốn đầu tư
được thực hiện nhanh chóng, kịp thời.


15
Bảng 2.8 Tình hình giải ngân VĐT huyện Phƣớc Sơn giai đoạn
2015-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Kế hoạch vốn bố trí trong năm
Trong đó

Năm
Tổng cộng

Vốn trả nợ
2015

114.100

24.500

2016

140.905

2017
2018

Xây dựng


Giá trị
giải
ngân

Tỷ lệ giải
ngân (%)

mới
89.600

92.300

80,9

20.500

120.405 122.000

86,6

209.173

59.262

149.911 141.405

67,6

271.750


77.546

194.204 153.769

56,6

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Phước Sơn
Do tỷ lệ giải ngân tương đối thấp và tỷ lệ giải ngân càng thấp
trong những năm gần đây điều đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
đầu tưảnh hưởng đến việc tạo ra cơ sở hạ tầng ảnh hưởng lớn đến
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Vấn đề này là trách
nhiệm của các chủ đầu tư trong công tác quản lý điều hành dự án,
cũng có một phần trách nhiệm của cơ quan quản lý vốn, Kho bạc nhà
nước trong việc phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư để đôn đốc, đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân nguồn vốn đầu tư cho các
công trình dự án.


16
Bảng 2.9 Cấp phát vốn qua KBNN các tháng trong năm giai
đoạn 2015-2018
Vốn cấp phát
Kế
Năm

Vốn cấp phát

11 tháng tháng 01 năm

thanh toán


hoạch
vốn

Vốn cấp phát
sau

Tổng số So với Tổng số So với Tổng số So với

(triệu

(triệu

kế

(triệu

cấp

(triệu

cấp

đồng)

đồng)

hoạch

đồng)


phát

đồng)

phát

2015 114.100

vốn

TT

(%)

(%)

TT (%)

92.300

80,9

63.221

55,4

29.089

25,5


2016 140.905 122.000

86,6

86.375

61,3

35.625

25.3

2017 209.173 141.405

67,6

95.383

45,6

46.022

22,0

2018 271.750 153.769

56,6

87.232


32,1

66.537

24,5

45,0 199.514

24,1

Tổng
số

735.928 509.474

69,2 332.201

(Nguồn: Kho bạc Nhà nước Phước Sơn)
Trên địa bàn huyện Phước Sơn, trong giai đoạn 2015-2018,
tình trạng tập trung giải ngân thanh toán vốn vào tháng cuối năm và
tháng 1 năm sau tương đối lớn chiếm 24,1% vốn cấp phát, trong khi
vốn thanh toán của 11 tháng chỉ đạt 45,0% vốn cấp phát. Khối lượng
kiểm soát, thanh toán của KBNN tập trung vào thời điểm cuối năm
nhiều gây nên tình trạng quá tải đối với cán bộ làm công tác kiểm
soát thanh toán và dẫn đến kiểm soát thanh toán không đạt chất
lượng cao.
Nhìn chung việc quản lý, giải ngân, thanh toán vốn của hệ
thống KBNN Phước Sơn tuy đã được cải thiện đáng kể so với giai
đoạn trước. tuy nhiên, các đơn vị liên quan trong công tác quản lý



17
vốn ĐTXDCB từ NSNNnhư Kho bạc nhà nước, các chủ đầu tư,
Phòng Tài chính – Kế hoạch chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong
việc đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện để việc giải ngân và thanh
toán vốn theo sát khối lượng thực tế thi công.
2.2.4. Công tác quyết toán vốn đầu tƣ
Bảng 2.11. Kết quả thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn
thành ở huyện Phƣớc Sơn giai đoạn 2015-2018
Chỉ tiêu
1. Số dự án thẩm tra
(dự án)
2.Giá trị đề nghị
quyết toán (triệu đồng)

2015
114

2016
105

2017
107

2018

20152018

101


427

138.758 102.194 90.445 156.174 487.571

3.Giá trị quyết toán
được thẩm tra, phê

137.892 101.742 90.344 155.748 485.726

duyệt (triệu đồng)
4. Giảm so với giá trị
đề nghị quyết toán

866

452

101

426

1.845

(triệu đồng)
Từ số liệu trong Bảng 2.8, từ năm 2015 đến năm 2018 Phòng
Tài chính – Kế hoạch đã thẩm tra, trình phê duyệt quyết toán
427 dự án hoàn thành với tổng giá trị quyết toán là: 485.726
triệu đồng. Trong quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn
đầu tư dự án hoàn thành cơ quan thẩm tra quyết toán đã cắt giảm

những giá trị khối lượng thừa, không đúng của hồ sơ quyết toán A-B
giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công góp phần giảm trừ thanh toán, thu
hồi sau quyết toán và tiết kiệm cho NSNN là: 1.845 triệu đồng.


18
2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát, đánh giá
việc đầu tƣ
Bảng 2.13. Tình hình thanh tra, kiểm tra qua các năm
Tổng số
Năm

dự án
(dự án)

Số dự án đƣợc

Số tiền sai phạm

thanh tra, kiểm

phát hiện qua

toán, kiểm tra

thanh tra, kiểm

(dự án)

tra (triệu đồng)


Số kiến nghị
thu hồi
(triệu đồng)

2015

79

1

1.112

1.112

2016

105

3

10

10

2017

124

4


1.065

1.065

2018

178

7

9

9

Tổng cộng

799

15

2.196

2.196

Nguồn: phòng Tài chính – Kế hoạch huyện và Thanh tra huyện
Sau khi thực hiện các đợt thanh tra, kiểm toán các kiến nghị sau
thanh tra, kiểm toán được theo dõi thường xuyên, định kỳ UBND
huyện yêu cầu đơn vị báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của thanh
tra, kiểm toán đồng thời cơ quan thanh tra thường xuyên đôn đốc, nhắc

nhở các chủ đầu tư. Do đó các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra được
thực hiện nghiêm túc.
Qua công tác thanh tra, kiểm toán đã giúp cho địa phương nhận
thức được những sai sót, hạn chế, yếu kém trong chuyên môn, nghiệp
vụ đồng thời điều chỉnh những sai sót, hạn chế trong quá trình thực
hiện và quan trọng nhất là qua thanh tra, kiểm toán đã đã góp phần hạn
chế lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước trong quá trình đầu tư.


19
2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
CỦA CÁC HẠN CHẾ TRONG VIỆC QUẢN LÝ VỐN
ĐTXDCB TỪ NSNN TẠI HUYỆN PHƢỚC SƠN, TỈNH
QUẢNG NAM
2.3.1. Thành công
2.3.2. Hạn chế
2.3.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
b. Nguyên nhân khách quan
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN PHƢỚC SƠN, TỈNH QUẢNG
NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý vốn
ĐTXDCB
a. Luật Đầu tư công năm 2014
b. Luật Xây dựng năm 2014

c. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015
3.1.2. Chiếc lƣợt phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2025 của huyện Phƣớc Sơn
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển dịch vụ
du lịch,tăng cường và khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du
lịch, phát triển các tuyến, điểm du lịch là một lợi thế của huyện.


20
- Tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông
nối các vùng dược liệu, để tận dụng điều kiện khí hậu thuận lợi trồng
cây dược liệu của huyện.
- Hoàn thành kết cấu hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp. Xúc
tiến đầu tư, ưu tiên thu hút các dự án phát triển cây công nghiệp,
trồng rừng, trồng dược liệu, sử dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng
lớn.
3.1.3. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý vốn
ĐTXDCB từ NSNN tại huyện Phƣớc Sơn, tỉnh Quảng Nam
Xét trên 3 vấn đề cơ bản của công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB từ ngân sách huyện Phước Sơn cần phải đạt được 3 mục tiêu
cụ thể sau:
* Lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư:
* Tạm ứng, giải ngân, thanh toán vốn đầu tư
* Quyết toán vốn đầu tư
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VỐN ĐTXDCB TỪ NSNN TẠI HUYỆN PHƢỚC
SƠN
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu


Công tác lập kế hoạch đầu tư, phương án phân bổ kế hoạch
vốn phải dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và
kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Cụ thể là:
- Kế hoạch vốn đầu tư phải lấy quy hoạch và kế hoạch đầu tư
trung và dài hạn làm cơ sở, chỉ đưa vào kế hoạch vốn hàng năm các
dự án đã được duyệt ở kế hoạch trung hạn.
- Công tác xác định tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án để đưa


21
vào Kế hoạch đầu tư trung hạn, kế hoạch đầu tư hằng năm phải trên
cơ sở các suất đầu tư các năm trước, sát với thực tế tránh tình trạng
do xác định tổng mức đầu tư không đúng phải điều chỉnh kế hoạch.
- Bố trí vốn cho các dự án phải tuân thủ theo đúng quy định
của Luật Đầu tư công, luật pháp khác liên quan và các nghị định
hướng dẫn.
3.2.2. Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ
Kiểm soát thanh toán ĐTXDCB từ NSNNlà nhân tố quan
trọng trong việc giảm thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ
bản, góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên,
công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tưxây dựng cơ bản ở huyện
Phước Sơn vẫn còn tồn tại: tình trạng thanh toán khối lượng không
đúng thực tế thi công, tạm ứng hợp đồng không đúng so với quy
định, thanh toán vốn đầu tư chậm và dồn về các tháng cuối năm, thủ
tục thanh toán rườm rà, gây khó khăn, đi lại nhiều lần,... ảnh hưởng
đến tiến độ thực hiện các dự án.
3.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán vốn đầu tƣ
Bước cuối cùng trong dây chuyền quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, quyết định giá trị tài sản của công trình đưa vào sử
dụng là Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

Trong thực tế công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu
tư hoàn thành của tại huyện còn chậm và còn sai sót. Tình trạng các
chủ đầu tư và nhà thầu đề nghị quyết toán cao hơn giá trị thực của
công trình, chậm quyết toán vẫn còn phổ biến. Nếu không có sự phối
hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý vốn với chủ đầu tư
trong việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số liệu cấp phát, thanh toán
cho công trình, thì công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán sẽ tiềm ẩn
nhiều tiêu cực và khó phát hiện.


22
3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát,
đánh giá việc đầu tƣ
Hoạt động thanh tra, kiểm tra về ĐTXDCB từ NSNN là chức
năng quan trọng, cần thiết giúp các chủ đầu tư, cơ quan quản lý vốn
hoàn thiện trong công tác chuyên môn và nhằm hạn chế thất thoát,
lãng phí vốn ngân sách Nhà nước. UBND huyện cần chỉ đạo các cơ
quan quản lý vốn, các chủ đầu tư phối hợp tốt trong công tác báo
cáo, cung cấp hồ sơ cho các Đoàn Thanh tra tỉnh, Đoàn Kiểm toán
Nhà nước và các Đoàn kiểm tra chuyên ngành nhằm thực hiện công
tác thanh tra kiểm tra của cơ quan cấp trên đạt hiểu quả cao nhất.
Các đợt thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào những phản ánh
của cộng đồng và nhiều dư luận xã hội; làm rõ sai phạm, quy trách
nhiệm và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức năng lực
kém, thiếu tinh thần trách nhiệm gây lãng phí thất thoát, dẫn đến hậu
quả chất lượng công trình kém...
Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu
tư tránh thực hiện theo kiểu hình thức, đối phó, đơn vị chủ quản
trong việc giám sát, đánh giá đầu tư là Phòng Tài chính – Kế hoạch
huyện phải thường xuyên kiểm tra định kỳ hằng quý các dự án, công

trình để giám sát, đánh giá việc đầu tư đúng với thực tế và đúng theo
quy định của pháp luật.
3.2.5. Một số giải pháp khác
a. Công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư xây dựng
cơ bản
b. Bồi dưỡng trình độ, năng lực cán bộ điều hành và quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản


23
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Trung ƣơng
- Hệ thống pháp lý phải đủ mạnh, tập trung, dễ hiểu, rõ ràng, đảm
bảo cho các cấp chính quyền địa phương chủ động, độc lập trong việc
quyết định đầu tư.
- Trong một khoảng thời gian ngắn,hạn chế ban hành một lúc
nhiều văn bản chồng chéo.
- Khi ban hành Luật thì phải ban hành các văn bản dưới Luật
cùng một lúc, sau đó phổ biến để quán triệt các chính sách chế độ,
hướng dẫn trong việc đầu tư xây dựng đến các cấp, cán bộ lãnh đạo và
chuyên viên.
- Cắt giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thực
hiện các dự án đầu tư xây dựng được nhanh gọn.
3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam
- UBND tỉnh Quảng Nam nên phân cấp mạnh hơn nữa trong hoạt
động đầu tư xây dựng và có văn bản hướng dẫn kịp thời để tạo quyền
chủ động và phát huy quyền tự chủ của các cấp.
- Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh
- Kiện toàn tổ chức bộ máy của các Ban quản lý dự án cấp huyện
và trình độ cán bộ của chủ đầu tư.

- Công tác tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư cần
được UBND tỉnh quam tâm hơn nữa.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư xây
dựng nhằm hạn chế các tiêu cực nảy sinh trong quá trình đầu tư.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3


×