Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU TRONG TIẾNG PHÁP TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.78 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tiếp thu một ngoại ngữ mới, người học không chỉ học
phát âm đúng mà còn học nói đúng ngữ điệu, nhấn giọng đúng trọng âm và
ngắt giọng đúng nhịp trong câu vì nếu làm sai có thể dẫn đến sự hiểu nhầm,
gây trở ngại cho quá trình giao tiếp.
Trong thực tế giảng dạy tiếng Pháp cho học sinh, sinh viên cũng cho
thấy, việc rèn luyện cho người học về cách phải lên giọng hay xuống giọng,
nhấn trọng âm vào âm tiết nào của từ hay sử dụng đúng ngữ điệu trong từng
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể là một việc vô cùng khó khan, khó đạt yêu cầu và
không hề đơn giản. Do đó dẫn đến trình trạng người Việt học tiếng Pháp
nhưng rất khó khăn khi giao tiếp cụ thể với người Pháp bản xứ. Ngoài ra
chúng ta đều biết rằng, ngoài tiếng Pháp gốc (Pháp-Pháp) còn có rất nhiều
biến thể như Pháp-Canada, Pháp-Thụy Sĩ, Pháp-Bỉ… với các ngôn điệu khác
nhau.
Với tất cả những sự khó khan khúc mắc ở trên thì chúng em quyết định
nghiên cứu các hiện tượng ngôn điệu tiếng Pháp (trong sự đối sánh với
tiếng Việt) để có thể giúp người đọc có một cái nhìn tổng thể về ngôn điệu
tiếng Pháp và có thể làm dễ dàng hóa trong quá trình học ngôn điệu tiếng
Pháp của học sinh, sinh viên.
Một số phương pháp chính mà chúng em sử dụng để nghiên cứu là
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, miêu tả, so sánh đối chiếu…
thông qua các tư liệu bằng tiếng, bản tin, sách giáo trình, phiếu khảo sát do
70 bạn sinh viên các khoa Ngôn ngữ thương mại Trường Đại học Ngoại
thương trong đó có 20 sinh viên Tiếng Pháp thương mại (TPTM), 20 sinh
1


viên Tiếng Trung thương mại (TTTM), 25 sinh viên tiếng Anh thương mại
(TATM) và 5 sinh viên Tiếng Nhật thương mại (TNTM) nhằm tăng thêm sự
thuyết phục cho bài nghiên cứu.
Công trình nghiên cứu của chúng em bao gồm 3 chương:


Chương I: Cơ sở lí luận
Chương II: Các hiện tượng ngôn điệu tiếng Pháp (trong sự đối sánh
với tiếng Việt).
Chương III: Một số phương pháp cải thiện giao tiếp tiếng Pháp thông
qua các hiện tượng ngôn điệu.
Do còn hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài nghiên cứu của chúng
em sẽ còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự phê bình góp ý
từ cô giáo và các bạn, em xin chân thành cám ơn.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Các hiện tượng ngôn điệu

Như có thể thấy theo khảo sát thì có đến gần 50% các bạn sinh viên
cảm thấy là “Các hiện tượng ngôn điệu” có cần thiết trong sự giao tiếp, cuộc
sống thường ngày nhưng lại có đến 62% sinh viên lại không biết các hiện
tượng đó là gì. Chứng tỏ các bạn sinh viên chưa hề có một khái niệm cụ thể
và chính xác nào về vấn đề này.
Ngoài những âm tố như nguyên âm, phụ âm còn có những sự kiện ngữ
âm học khác như thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu và chúng thường xảy ra (1)
đồng thời với các âm tố hoặc (2) trên một đơn vị lớn hơn âm tố. Có người gọi
đó là những sự kiện siêu đoạn tính (suprasegmental) mà theo cách gọi truyền
thống thì đó là những sự kiện ngôn điệu (faits prosodiques).” [1, Tr.179-180] Và các
hiện tượng ngôn điệu ở đây chúng em nghiên cứu chủ yếu gồm 3 đối tượng
là: Ngữ điệu, Trọng âm và Thanh điệu.
2.

Ngữ điệu
Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi


âm thanh lớn hơn âm tiết hay một từ.

[1, Tr. 191]

Nói một cách tổng quát, ngữ

điệu của tiếng Pháp dựa trên một đường cong du dương tăng dần [2, Tr.62]
3.

Trọng âm

Trọng âm là một biện pháp âm thanh làm nổi bật một đơn vị ngôn ngữ học
lớn hơn âm tố (như âm tiết, từ, ngữ đoạn hoặc câu) để phân biệt với những
đơn vị ngôn ngữ học khác ở cùng cấp độ. [1, Tr.187]


4. Thanh điệu

Thanh điệu là sự thay đổi cao độ của giọng nói, tức tần số âm cơ bản trong
một âm tiết có tác dụng khu biệt các từ có nghĩa khác nhau.

[1, Tr.184]

Thanh

điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính, có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa của
các đơn vị ngôn ngữ. Thanh điệu được thể hiện cùng với toàn bộ âm tiết, hay
đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết.
Suy cho cùng, các hiện tượng ngôn điệu trong tiếng Pháp về cơ bản là
GIỐNG với tiếng Việt. Tuy nhiên vẫn có những nét đặc biệt riêng mà chỉ có

“Ngôn ngữ của tình yêu” mới có được. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu và phân
tích.


CHƯƠNG II: CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU TIẾNG PHÁP
(TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
A.

NGỮ ĐIỆU (L’INTONATION)

1. Ngữ điệu tiếng Pháp

Từ trước đến nay vẫn có nhiều tranh luận khác nhau về ngữ điệu. Đặc
biệt trong ngôn ngữ như tiếng Pháp – ngôn ngữ biến hình thì người ta khó có
thể phân biêt tách bạch giữa âm điệu và ngữ điệu. Ngữ điệu là sự chuyển
động của thanh cơ bản của giọng nói, là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói
trong câu [5]. Cao độ này do tần số dao động của dậy thanh nhưng khác nhau
ở chỗ xuất hiện trên một ngữ đoạn hay cả một câu và khác nhau về chức
năng.
Ví dụ: Sự lên giọng trong tiếng Pháp, ngữ điệu sẽ được lên ở giữa câu,
để báo hiệu là câu vẫn chưa kết thúc. Ta lên giọng ở cuối mỗi nhóm tiết điệu
trong câu. Ví dụ: Pas d'enfant, pas de voisin, pas d'électricité, pas une route.
Sự hạ thấp giọng: ta hạ giọng ở cuối câu để báo hiệu câu đã kết thúc.
Ví dụ: Pas d'enfant, pas de voisin, pas d'électricité, pas une route qui la lie
avec le reste du monde.
Với loại câu hỏi (phrase interrogative) : với câu hỏi, ta còn lên giọng
cao hơn ở cuối câu. Ví dụ: Pas de voisin?
Người ta vẫn thường bàn tán nhiều đến chức năng của ngữ điệu, đặc
biệt trong ngôn ngữ Pháp. Với một ngôn ngữ biến hình thì việc tìm hiểu rõ
chức năng của ngữ điệu là cực kì cần thiết và có thể thấy rằng ngữ điệu trong

tiếng Pháp có 3 chức năng chính: Chức năng cú pháp (fonction distinctive),


chức năng khu biệt (fonction démarcative) và chức năng biểu cảm (fonction
expressive).
a.

Chức năng cú pháp: nhờ ngữ điệu mà ta có thể phân biệt được những loại câu
khác nhau như câu trần thuật, câu nghi vấn và câu cảm thán.
Câu 1: “Il est parti.”

Câu 2: “Il est parti?”
Hình đường biểu diễn ngữ điệu

Câu 3: “Partez d’ici!”

Thông thường câu trần thuật
trong tiếng Pháp có một bộ phận lên giọng và một bộ phận xuống giọng. Mỗi
bộ phận có thể dài ngắn không bằng nhau bao gồm một hay nhiều nhóm tiết
tấu. Trong mỗi nhóm tiết tấu giọng có thể thay đổi đôi chút và có trọng âm
riêng, nhưng đường nét âm điệu hình làn sóng nói chung và có xu hướng đi
lên ở bộ phận đầu, đi xuống ở bộ phận sau và ngược lại.
Câu nghi vấn trong tiếng Pháp thường có ngữ điệu theo đường đi lên
biểu hiện sự chờ đợi câu trả lời. Nói như vậy chứng tỏ không nhất thiết trong
loại câu này giọng nói bao giờ cũng lên cao ở cuối câu mà vẫn có những

trường hợp ngoại lệ. Đó là khi mà người ta cất cao giọng và nhấn mạnh
hơn thường lệ ở một từ nào đó và đường nét âm điệu ở cuối câu sẽ đi



xuống. Ví dụ : « Pourquoi n’êtes – vous pas venu ? » Từ được nhấn
mạnh là « Pourquoi » và giọng được nâng cao ở « -quoi ».
Câu cảm thán có ngữ điệu riêng. Thường thì đường nét ngữ điệu
không khác lắm với câu trần thuật, duy chỉ có từ mang ý nghĩa mà người nói
muốn đặt tình cảm vào đó được phát âm khác đi nhằm làm nổi bật lên. Một
câu như « Thật là tốt ! » của tiếng Việt, so với câu trần thuật « Thật là tốt khi
được gặp anh. » Trong câu đầu từ « tốt » được phát âm dài hơn và hơi cao
hơn chút vì theo quy tắc tiếng Việt trọng âm cú đoạn bao giờ cũng rơi vào âm
tiết cuối. Trong tiếng Pháp, câu « Qu’est ce-que tu manges ! » được phát âm
với sự nhấn mạnh rõ rệt vào « Qu’est ce-que » . Âm « [k] » có trường độ và
cường độ được tăng cường hơn hẳn. Nhìn chung trong câu này thì âm tiết đầu
được nhấn mạnh hơn rất nhiều lần các âm tiết khác.
b.

Chức năng khu biệt : Một câu có cùng một kết cấu cú pháp có thể có ý nghĩa
khác nhau tùy đường nét âm điệu của nó. Chúng ta cùng xem xét một câu cụ
thể :
« Qu’est ce-qu’on a pour faire, chéri ?
Nếu phát âm câu này bình thường : đầu câu cao rồi thấp dần thì nghĩa
là « Em yêu, có gì để chúng ta làm ? »
Nếu chỉ thay đổi âm điệu của « chéri » thì sẽ biểu thị thái độ « mời gọi ». Khi
giọng từ thấp đến cao mang nghĩa là một câu hỏi : « Có gì để làm không, em
yêu ? ». Khi giọng hơi cao rồi xuống thì lại là một câu trả lời với ý « còn gì
để làm à, em yêu ? ».
c.Chức năng biểu cảm : Mỗi từ hay câu nói đều mang một màu sắc tình
cảm được biểu hiện nhờ ngữ điệu của người nói. Vui, buồn, giận, khinh bỉ,
mỉa mai … được biểu hiện đến mức tối đa trong ngôn ngữ âm thanh nhờ vào


uường nét âm điệu riêng. Từ “encore” [ãkɔr][7] có thể biểu thị sự ngạc nhiên,

sự hài lòng, sự mệt mỏi...
2.

Ngữ điệu tiếng Việt
Do là một ngôn ngữ có thanh điệu nên ngữ điệu tiếng Việt gồm hai

thành phần, được gọi là ngữ điệu cục bộ và ngữ điệu toàn cục.
Ngữ điệu cục bộ: là sự biến thiên của cao độ, trường độ và cường độ
của từng từ hoặc từng âm tiết. Với ngôn ngữ thanh điệu, ngôn điệu cục bộ rất
quan trọng để nhận ra được thanh của âm tiết đó. Vì thế nên ý nghĩa từ vựng
của câu phụ thuộc nhiều vào ngôn điệu cục bộ.
Ngữ điệu toàn cục: là ngôn điệu áp dụng vào cả một ngữ đoạn hoặc
một câu. Chúng phụ thuộc vào loại câu, mục đích của người nói, cảm xúc, ...
Vì thế, độ tự nhiên của câu tổng hợp phụ thuộc vào khả năng điều khiển
ngôn điệu toàn cục trong quá trình tổng hợp tiếng nói.
Câu nghi vấn được phát âm với một quãng âm cao hơn câu khẳng định
[6].

Bằng cách nghiên cứu từng cặp câu khẳng định và phủ định, nhận thấy

phần lớn sự khác nhau ngữ điệu nằm ở phần cuối của câu.(phần sau vạch
xanh (như hình)) phần ngữ điệu của âm tiết cuối hoặc nửa âm tiết cuối của
câu nghi vấn có xu hướng cao hơn so với câu khẳng định..

3.

Phân tích cụ thể


Nằm trong cuộc khảo sát mà chúng em thực hiện, kết qủa cho thấy đến

93,4% số sinh viên được hỏi cho rằng việc sử dụng ngữ điệu là hoàn toàn
cần thiết và quan trọng
Nhưng thật không may rằng khi đưa ra đã đưa ra câu hỏi so sánh ngữ
điệu trong tiếng Pháp (dành riêng cho 30 bạn sinh viên TPTM), thì kết quả
thật khiến ta cần xem xét kỹ càng.
Với câu hỏi : Bạn hãy so sánh ngữ điệu trong hai câu sau :
C’est bien Monsieur Dupont.
C’est bien, Monsieur Dupont.
Thì gần như 99% các bạn sinh viên chưa/không thể phân biệt được.
Hầu hết đều cảm thấy là không biết hoặc không muốn trả lời. Có thể nói rằng
với câu trong tiếng Pháp, ngữ điệu là một điều khá khó với sinh viên.
Với câu trần thuật (phrase assertive) ở trên thì :
Xét về cách đọc :
o
o

C’est bien Monsieur Dupont. (Lên giọng)
C’est bien, Monsieur Dupont. (Hạ thấp giọng)

Lí giải: Trong câu đầu tiên là một nhóm tiết điệu (groupe rythmique)
liền trong một chuỗi âm thanh nên các trọng âm cú đoạn sẽ luôn được nhấn
mạnh và ở lên âm tiết cuối. Ở câu thứ 2, do có một dấu phẩy ngăn cách từ đó
bị tách ra thành hai nhóm tiết điệu nên sẽ phát âm hạ giọng xuống nhằm xác
định các nhóm tiết điệu trong câu.


B. TRỌNG ÂM (L’ACCENT)
1. Trọng âm tiếng Pháp
a. Tổng quát
Khi nói tiếng Pháp, người ta thường sử dụng 1 dãy hoặc 1 chuỗi âm

thanh. Trong trường hợp của âm thanh, có một vài tính chất, đặc trưng mà
người ta có thể biến đổi. Chúng ta có thể thêm lực vào nguyên âm hơn là vào
các âm xung quanh nó. Nói cách khác, có rất nhiều âm mũi và những dây
rung lớn của âm thanh. Hoặc tốt hơn, chúng ta có thể tăng tần số của giọng
nói. Trong trường hợp này, dây âm thanh rung nhanh nhất. Hoặc tốt hơn nữa,
chúng ta có thể nhấn mạnh vào nguyên âm mà chúng ta muốn làm nổi bật.
b. Trọng

âm tiếng Pháp

Tiếng Pháp có 2 loại trọng âm là trọng âm cuối và trong âm
nhấn mạnh.


Trọng âm cuối: Có rất nhiều ngôn ngữ mà vị trí của trọng ẩm hay
đổi từ một từ thành từ khác. Trong tiếng Pháp, vị trí của trọng âm
thau đổi theo nhóm từ mà không phải theo từ. Ví dụ, chúng ta có thể
thấy trong các trường hợp dưới đây :
1. La fille [la’fij]
2. La petite fille [laptit’fij]
3. La petite fille malade [laptitfijma’lad]

Chú ý rằng trọng âm thường rơi vào âm cuối của nhóm từ, người ta gọi
đó là trọng âm cuối.




Trọng âm nhấn mạnh: Trong tiếng Pháp, nguyên âm nhấn mạnh là
nguyên âm phát âm cuối cùng. Trong từ "’l’été", 2 nguyên âm có

dấu âm, nhưng chỉ nguyên âm thứ hai được nhấn mạnh theo ngữ âm.
Một nguyên âm nhấn mạnh, theo ngữ âm, mạnh hơn và dài hơn một
chút so với các nguyên âm khác và thường được nói theo một giai
điệu cao hơn (tính liên tục hoặc câu hỏi) hoặc thấp hơn (kết thúc).

Bất kỳ nguyên âm không có dấu âm nào được cho là không bị cản trở.
Ví dụ trong từ "cinema” có nghĩa là “rạp chiếu phim",tất cả các nguyên âm
không nhấn trừ người cuối cùng [a].
Nếu nhóm tiết điệu có một từ nào quan trọng trước khi có dấu cuối
cùng, từ quan trọng này có dấu phụ. Người ta nói rằng đó là nửa trọng âm.

2.

Trọng âm tiếng Việt
a. Tổng quát
Theo khảo sát có thể thấy đến 34,4% số sinh viên được hỏi cho rằng

“Tiếng Việt không có trọng âm”. Có vẻ đúng khi chúng ta không thấy nhiều
tài liệu hay sách báo nói về trọng âm của tiếng Việt hoặc bởi chúng ta chẳng


bao giờ để ý đến trọng âm khi chúng ta nói. Nhưng thật sự tiếng Việt có trọng
âm nhưng vai trò của trọng âm bị mờ nhạt vì tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh
điệu.
Có thể phân ra các loại trọng âm trong tiếng Việt như sau:


Trọng âm từ :

Phân loại theo cách phát âm

o

Trọng âm lực: sự nêu bật được tiến hành bằng cách nêu bật âm

o

tiết.
Trọng âm lượng: sự nêu bật được tiến hành bằng cách kéo dài

o

thời gian phát âm.
Trọng âm nhạc tính: sự tăng cường hay thoái giảm dần tần số
dao động của dây thanh.

Phân loại theo cách ngắt câu, từ
o



Trọng âm cố định: trọng âm bao giờ cũng rơi vào vị trí nhất định

của từ.
o Trọng âm tự do: trọng âm không ở vào vị trí nhất định của từ.
Ngoài ra, còn có trọng âm ngữ đoạn và trọng âm logic.

b. Trọng âm trong tiếng Việt :
Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường
trường độ của nguyên âm. Nói cách khác, trọng âm của tiếng Việt thường là
trọng âm lượng.



Tiếng Việt có một số từ không bao giờ mang trọng âm. Hư từ (liên từ, giới từ,
tiểu từ tình thái) là những từ không mang trọng âm. Ví dụ: từ "cái" (loại từ).
Tuyệt đại đa số các thực từ đều mang trọng âm. Ví dụ : « tóe tòe loe » « cà
khẳng cà khiu »
• Trường hợp từ câu bao giờ cũng có trọng âm (hô ngữ, ứng ngữ,
thán từ).




Âm tiết cuối ngữ đoạn có trọng âm.

Lưu ý :
Có những cặp từ đối lập, trong đó trọng âm là tiêu chí khu biệt
duy nhất.
Ví dụ : "cho", "để" là động từ:
Tôi cho anh quyển sách
Nó để khăn lên bàn
Với "cho", "để" là hư từ ("quét cho sạch"; "nói để anh hiểu").
Có những từ đa tiết, nếu đặt sai trọng âm thì từ đó bị phá vỡ, mỗi âm
tiết thành một từ riêng biệt, ví dụ: "bảo với" (= "nói theo") và "bảo" (động
từ) + "với" (giới từ).

C.

THANH ĐIỆU (LE TON)
1. Khái quát chung về thanh điệu


Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp “giọng nói” trong một âm
tiết có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị. (sự biến đổi
giọng nói trong phạm vi một tiếng hay một từ, có tác dụng phân biệt các
tiếng với nhau)
Các ngôn ngữ trên thế giới chia ra làm hai loại không có thanh điệu
và có thanh điệu.
Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu cũng như một số ngôn ngữ ở
châu Phi, Bắc Mỹ và các thứ tiếng châu Á như tiếng Myanmar, tiếng Tây
Tạng, tiếng Trung Quốc. Riêng khu vực Đông Nam Á là nơi có thanh điệu
phức tạp như thấy ở tiếng Thái, tiếng Lào và nhất là tiếng Việt.


Ví dụ: Trong loạt các từ thuần Việt “me, mè, mé, mẻ, mẽ, mẹ”, mỗi
từ có ý nghĩa khác nhau do có thanh điệu khác nhau.
Trong hệ thống ngôn ngữ, tiếng Pháp là ngôn ngữ không có thanh
điệu. Cũng như một số ngôn ngữ lớn của phương Tây như tiếng Anh,
Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Đức, Ý hay ở châu Á như tiếng Ấn Độ, Khmer,
Malay, Indonesia.
Ví dụ: Từ “mot” chỉ phát âm là [mo]
Chính vì sự khác nhau về thanh điệu và không có thanh điệu giữa
tiếng Việt và tiếng Pháp, người học đã gặp không ít khó khăn trong việc
học phát âm. Giai đoạn đầu, một số người học thường phát âm Việt hóa các
âm tiếng Pháp, hoặc có xu hướng thêm thanh điệu khi nói tiếng Pháp.
2.

Thanh điệu tiếng Pháp
Như đã nói tiếng Pháp là một ngôn ngữ không có thanh điệu. Các từ

ngữ hay các câu trong ngôn ngữ này cũng có các thanh nhưng lại được biểu
hiện dưới dạng các dấu. Tuy nhiên các dấu này khi thêm vào trong từ thì

cách phát âm của từ sẽ không thay đổi. Chúng ta cùng xem xét các ví dụ
sau :
Xét từ « des » : là mạo từ số nhiều mang nghĩa là « những »
Khi phát âm một cách bình thường sẽ là [de]
Khi thêm thanh « huyền » [`]: ta có “dès” là giới từ mang nghĩa là
« ngay khi » cũng vẫn phát âm là [de]
Khi thêm thanh « sắc » [/]: ta có « dés » là tiền tố chỉ sự phủ định
cũng vẫn phát âm là [de]


Ngoài ra tiếng pháp cũng có các thanh như « sắc, huyền, mũ, hai
chấm trên các chữ i, a…. » nhưng tóm lại chúng đều được phát âm như
thanh « không ».
3. Thanh điệu tiếng Việt
Tiếng Việt là một thứ tiếng có khá nhiều thanh điệu: 6 thanh điệu,
trong khi có một số ngôn ngữ chỉ có 3 hoặc 4 thanh điệu.
Phân loại thanh điệu trong tiếng Việt:
Có thể có 4 cách phân loại thanh điệu: xét về cao độ, xét về đường nét
âm điệu, xét về sự biến thiên của thanh điệu và xét về động tác nghẽn thanh
hầu.
Tuy nhiên, đối với việc phân biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, ta
chỉ cần ghi nhớ hai tiêu chí đầu. Đó là:


Tiêu chí cao độ: Thanh điệu tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ
bản: cao độ cao và cao độ thấp. Đó là sự đối lập về âm vực. Theo
tiêu chí này ta phân biệt:
o Thanh điệu cao, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực
cao. Loại này bao gồm các thanh: thanh ngang, thanh sắc, thanh
o




ngã.
Thanh điệu thấp, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực

thấp. Đó là các thanh: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.
Tiêu chí âm điệu: Trên mỗi âm vực, các thanh điệu còn khác nhau về
quá trình diễn biến của cao độ theo thời gian. Đó là sự khác nhau về
đường nét âm điệu. Theo tiêu chí này, ta phân biệt:
o Thanh điệu bằng phẳng (còn gọi là thanh bằng). Đây là những
thanh

điệu mà khi thể hiện, đường nét âm điệu diễn biến bằng


phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự lên xuống bất
o

thường. Đó là các thanh: thanh huyền và thanh ngang.
Thanh điệu không bằng phẳng (cũng còn gọi là thanh trắc). Đây
là những thanh điệu có âm điệu diễn biến phức tạp, khi lên khi
xuống, thể hiện ra bằng một đường nét không bằng phẳng: thanh
sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng.

Sự thể hiện và sự phân bố của thanh điệu [8]
Thanh 1: thanh ngang (không được ghi trên chữ viết nên cũng gọi là
thanh không dấu), xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép. Ví dụ:
cây cam, mưa xuân, công ti. Nhưng không thể có các âm tiết như: lach, bat,
lac…

Thanh 2: thanh huyền [ghi bằng dấu huyền ( )], thấp hơn thanh ngang
một bậc. Giống như thanh 1, thanh này có thể xuất hiện trong các âm tiết
không phải là âm tiết khép. Ví dụ: cà, sàn, bằng, đàm.
Thanh 3: thanh ngã [ghi bằng dấu ngã ( )] là thanh điệu thuộc âm vực
cao (bắt đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn), có thêm động tác nghẽn thanh
hầu.
Thanh 4: thanh hỏi [ghi bằng dấu hỏi ( )] là thanh điệu thuộc âm vực
thấp. Khi phát âm, điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp.
Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép. Ví
dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biển, cảnh đẹp.
Thanh 5: thanh sắc [ghi bằng dấu sắc ( )] là thanh điệu thuộc âm vực
cao. Khi phát âm, điểm xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết


thúc ở âm vực cao. Ngoài ra, khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn
thanh hầu. Ví dụ: khá lớn, bí quyết, chính thức, sáng sớm.
Thanh 6: thanh nặng [ghi bằng dấu nặng ( )], là thanh điệu thuộc âm
vực thấp. Khi phát âm, điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh
huyền nhưng kết thúc đột ngột ở độ cao thấp hơn.. Ví dụ: lạ đời, chợ xuân, lợi
ích, lạm dụng, trục trặc, bẹp ruột.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN GIAO TIẾP
TIẾNG PHÁP THÔNG QUA CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU
1. Những khó khăn khi thể hiện ngôn điệu Tiếng Pháp của người Việt
Thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong thời gian dài và liên tục gây ra rất
nhiều khó khăn cũng như trở ngại cho người học trong quá trình tiếng thu
những kiến thức về một ngôn ngữ mới. [3,

Tr.137]

Ngay như chính chúng tôi,


những người đang theo học tiếng Pháp vẫn thường nói sai, thường nói theo
hệ thống ngữ điệu, nhấn âm của tiếng Việt. Ngoài những lí do cơ bản đó còn
có thể kể đến những lí do đặc biệt phổ biến như sau :
Không thể phủ nhận rằng, chúng ta chưa có một môi trường tiếng thật
sự tốt, cụ thể hoặc chưa có cơ hội nói chuyện giao tiếp trực tiếp với người
nước ngoài bản xứ.
Thời gian học nói trên tường cũng chưa thật phù hợp có thể là do sĩ số
lớp đông không thể mời hết trong 1 ca học (30 sinh viên / 1 lớp) với thời gian
nói trung bình (20 phút / 1 học sinh) hoặc cũng có thể do trong quá trình học
nói còn mất quá nhiều thời gian vào các phần khác như từ vựng, ngữ pháp
hay các chuyên đề đời sống.


2. Một số phương pháp cải thiện giao tiếp Tiếng Pháp thông qua các
hiện tượng ngôn điệu
Hiểu được những khó khăn trong việc học ngoại ngữ, chúng tôi xin đề
xuất một số giải pháp giúp nói đúng ngữ điệu, chuẩn tiếng Pháp hơn:
Để luyện các đặc điểm điệu tính trong tiếng Pháp, chúng ta có thể
luyện bằng một số phương pháp sau đây:


Dùng mũi tên: để học một đơn vị nhịp điệu, chúng ta có thể dùng
kí hiệu mũi tên để đánh dấu chỗ nào lên giọng, chỗ nào xuống
giọng. Các mũi tên này rất bổ ích, chúng sẽ giúp chúng ta ý thức về



ngữ điệu của câu.
Ngắt câu theo hướng giảm dần và tăng dần: theo hướng giảm dần

thì xuống giọng ở vị trí cuối của đơn vị nhịp điệu. Còn theo hướng
tăng dần, lên giọng ở cuối của đơn vị nhịp điệu.
• Sử dụng phần mềm học tiếng: ngày nay cùng với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội để luyện
tập phát âm nhờ các phần mềm học tiếng. Đặc biệt với sự ứng
dụng của công nghệ nhận dạng tiếng nói vào việc học ngoại ngữ
sẽ giúp sinh viên phát âm tốt hơn và làm cho việc học thú vị nhờ
có sự so sánh kết quả phát âm của mình với phát âm của người
bản xứ… Nhờ một vài người bạn Pháp nghe và sửa lỗi cho bạn,
nếu có thể, thì hãy nhờ bạn ấy đọc lại chính câu bạn vừa nói.

Ngoài những phương pháp nêu trên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng
trước hết bạn phải có kiến thức nên tảng vững chắc về môn tiếng Pháp, tập
suy nghĩ bằng tiếng Pháp để nói năng lưu loát hơn, bỏ qua giai đoạn dịch từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ nọ. Song song với đó, bạn cũng phải luyện


nghe, để làm quen với tốc độ phát ra của những từ nói để từ đó khi giao tiếp
bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn khi gặp phải trường hợp nói quá
nhanh.

LỜI KẾT
Tóm lại, các hiện tượng ngôn điệu luôn chiếm một vai trò vô cùng quan
trọng trong giao tiếp hàng ngày nói chung và cách giao thiệp truyền đạt của
mỗi người nói nói riêng. Các hiện tượng ngôn điệu là những sự kiện ngữ âm
học phổ biến bao gồm ngữ điệu, trọng âm và thanh điệu. Trong tiếng Pháp
hay tiếng Việt thì chúng luôn luôn có mặt song hành móc xích đến nhau cho
dù phổ biến nổi bật hay nhạt nhòa.
Chính vì vậy, qua bài nghiên cứu « Các hiện tượng ngôn điệu tiếng
Pháp trong sự đối sánh với tiếng Việt » này, chúng em mong rằng có thể đem

đến cho người đọc, các bạn học sinh sinh viên nghiên cứu có thể hiểu rõ thêm
về mặt ngữ âm học của « Ngôn ngữ tình yêu » nói chung cũng như có thêm
sự hiểu biết về nội dung chi tiết giúp người đọc dễ dàng hóa trong việc tiếp
cận tiếng Pháp. Cho dù như đã nói, các hiện tượng ngôn điệu Tiếng Pháp cơ
bản là giống với tiếng Việt nhưng không vì thế mà lẫn lộn, sử dụng một cách
sai lệch hai ngôn ngữ này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Huỳnh Thị Thu Toàn, Nghiên cứu về những ảnh hưởng của ảnh hưởng
điệu tính tiếng Việt đến việc phát âm tiếng Pháp, Tạp chí Khoa học
ĐHSP TP HCM, 2011

2.

Mạc Đăng Khoa, Modeling the prosody of Vietnamese language for
speech Synthesis, 2012.

3.

Nguyễn Huy Ký, Ngữ điệu Anh Việt và Ngữ điệu Anh Anh nhìn từ ngôn

4.

ngữ học đối chiếu, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 2010.
Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Tuyết, Giáo

5.


trình Dẫn luận Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014.
Phát âm ngữ điệu trong tiếng Pháp
< />
6.

dieu-trong-tieng-phap>
Thanh điệu tiếng Việt
< />
7.

%E1%BA%BFng-vi%E1%BB%87t/>
Trần Thế Hùng, Cours de Phonétique francaise, École supérieure des
langues étrangères – Université nationale de Hanoi, 2011.


MỤC LỤC



×