Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Giáo án Âm nhạc 5 (HKI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.62 KB, 40 trang )

Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
ÂM NHẠC 5
Tiết 1: ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC Ở LỚP BỐN
MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của một số bài hát đã học ở lớp
4: Quốc ca Việt Nam, Em yêu hòa bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới
liên hoan.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca) và vận động phụ họa theo bài hát.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo dục: Học sinh yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
Đây là tiết học đầu tiên trong chương trình. Giáo viên cần tạo cho học
sinh không khí vui vẻ, thân thiện để các em học tốt môn Âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập 4 bài hát
- Giáo viên hỏi học sinh:
- Ở lớp 4 các em đã học được những bài hát nào?
- Bài hát nào các em thích nhât?
- Giáo viên chọn 4 bài hát cho học sinh ôn tập: Quốc ca Việt Nam, Em yêu
hòa bình, Chúc mừng, Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc từng bài hát và cho học sinh hát đồng
thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 4 hoặc Giáo viên đệm đàn).
- Học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp,
theo phách, theo tiết tấu lời ca).
- Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Học sinh lần lượt biểu diễn trước lớp các bài hát bằng hình thức đơn ca,
song ca, tam ca, tốp ca.
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc
- Học sinh nhìn vào tranh đoán tên bài hát (Trang 3 / Sách Âm nhạc 5).


- Học sinh hát lại các bài hát đã ôn tập theo nhạc (CD Âm nhạc 4).
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý học sinh nhớ lại tên tác giả từng bài hát:
- Quốc ca Việt Nam ( Văn Cao ).
- Em yêu hòa bình ( Nguyễn Đức Toàn ).
- Chúc mừng ( Nhạc: Nga & Lời Việt: Hoàng Lân ).
- Thiếu nhi thế giới liên hoan ( Lưu Hữu Phước ).
Nguyễn Phước Thành () Trang 1
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
- Hướng dẫn bài tập trang 4 / Sách Âm nhạc 5.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài
tốt cho tiết sau.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước).
ÂM NHẠC 5
Tiết 2: HỌC HÁT BÀI REO VANG BÌNH MINH
(Nhạc và Lời: Lưu Hữu Phước)
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Bài Reo vang bình minh
(Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách).
- Học sinh biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Giáo dục: Học sinh yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
Bài hát Reo vang bình minh là một bài trong ca kịch “Diệt sói lang”
của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, được sáng tác năm 1927. Giai điệu trong
sáng, vui tươi, lời ca giàu hình ảnh, bài hát như bức tranh phong cảnh buổi
sáng đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh lôi cuốn, hấp dẫn.
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh năm 1921, mất năm 1989, quê ở huyện

Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng như: Lãnh
tụ ca, Hồn tử sĩ, Giải phóng Miền Nam, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên …
và các bài hát thiếu nhi như: Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên
hoan …
HỌAT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Reo vang bình minh
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e e \ q e e \ j e \ e e
e e \
Reo vang reo! Ca vang ca! Cất tiếng hát vang . . .
- Hướng dẫn dạy hát:
Nguyễn Phước Thành () Trang 2
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
Bài hát viết ở nhịp
4
2
. Vào bài có nhịp lấy đà, phách mạnh đầu tiên
rơi vào tiếng thứ ba “Reo vang reo! Ca vang ca! . . .”. Giai điệu bài hát vui
tươi, trong sáng. Cấu trúc bài hát gồm 2 đoạn A – B. Đoạn A từ “Reo vang
reo . . . hồn ta”, đoạn B từ “Líu líu lo lo . . .muôn năm”.Ta cũng có thể xem
đoạn B như là một điệp khúc. Trong bài có 2 dấu luyến bằng một nốt đen
và một nốt móc đơn “Liu liu” và “La la”. Có tiếng ngân và nghỉ đến 3
phách “ hoa lá” và 3.5 phách “hồn ta”, riêng tiếng “muôn năm” ở cuối bài
ngân và nghỉ đến 4 phách rồi hết bài.
Khi dạy học sinh hát giáo viên cần lưu ý chỗ có dấu luyến và đếm
thêm số phách vào các tiếng có độ ngân như đã hướng dẫn để giúp học sinh
hát đúng hơn.
Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài. Sau mỗi
đoạn giáo viên nên cho các em hát lại một lần để học sinh nắm vững hơn
tính chất của giai điệu.

- Luyện tập nhóm, cá nhân (HS hát theo nhạc).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn vỗ tay (gõ đệm) theo phách, theo nhịp.
@ e e \ q e e \ j e \ e e
e e \
Reo vang reo! Ca vang ca! Cất tiếng hát vang . . .
x x x xx x x (Phách)
x x x ( Nhịp )
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOAT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: - Ôn tập bài hát Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước)
- Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
ÂM NHẠC 5
Tiết 3: - ÔN TẬP BÀI HÁT REO VANG BÌNH MINH
Nguyễn Phước Thành () Trang 3
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
(Nhạc và Lời: Lưu Hữu Phước)
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1
MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Reo vang bình minh
(Nhạc và lời Lưu Hữu Phước).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca). và vận động phụ họa theo bài hát.

- Học sinh nắm vững cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son và thể hiện được các
hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn. Biết đọc nhạc và ghép lời
ca bài TĐN số 1: Cùng vui chơi.
- Giáo dục: Học sinh yêu thích âm nhạc và yêu thich giai điệu thiếu nhi.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Reo vang bình minh
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc của bài hát.
- Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 5).
- Giáo viên chia lớp thành 2 nửa, một nửa lớp hát, một nửa còn lại vỗ tay
hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
@ é é \ Ú é é \ Ö é \ é
é é é \
Reo vang reo! Ca vang ca! Cất tiếng hát vang . . .
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. (Theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo
nhịp).
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vận động phụ họa
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa theo nội dung bài
hát hoặc gợi ý học sinh tự sáng tạo các động tác phù hợp.
- Hướng dẫn luyện tập:
- Đọc lời ca kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
Nguyễn Phước Thành () Trang 4
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
- Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.

- Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Tập đọc nhạc TĐN số 1
- Luyện tập cao độ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các nốt: Đô, Rê, Mi, Son
trên khuông nhạc khóa son và tập đọc đúng cao độ (Keyboard).
&==========r======
===s=========t======
===v=========.
Đô Rê Mi Son
- Hướng dẫn luyện tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc trên khuông theo tay chỉ của giáo viên.
- Giáo viên lần lượt chỉ các nốt nhạc trên khuông cho học sinh đọc
đúng cao độ.
- Luyện tập tiết tấu:
@ È È È È ' q q ' È È È È '
h "
Đơn-Đơn-Đơn-Đơn – Đen-Đen – Đơn-Đơn-Đơn-Đơn – Trắng
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo hình tiết tấu:
@ é é é é ' Ú Ú ' é é é é '
xÚ "
Đơn-Đơn-Đơn-Đơn – Đen-Đen – Đơn-Đơn-Đơn-Đơn –Trắng
- Hướng dẫn bài TĐN số 1:
CÙNG VUI CHƠI
&==2=B===C===D===
D==!==T===T==!
Nguyễn Phước Thành () Trang 5
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
==B===C===D====D=!

===d==!
Cầm tay nhau ta đi chơi, đàn ai đang ngân nga
&===B====C====D===
=D==!==T====V==!
==B====C====D====C
==!===b===.
Cầm tay nhau ta vui hát, ngàn tia nắng chan hòa.
- Hướng dẫn luyện tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc.
- Vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
- Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.
- Ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
Lưu ý: Trong khi hướng dẫn giáo viên có thể dùng nhạc cụ để học
sinh có chỗ dựa đọc theo, nhưng khi đọc giáo viên tránh đọc cùng học sinh,
hãy lắng nghe để phát hiện chỗ sai, kịp thời sửa chữa.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học, hướng dẫn bài tập 1và 2 trang 8/SGK.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh (Huy Trân).
ÂM NHẠC 5
Tiết 4: HỌC HÁT BÀI HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
(Nhạc và lời Huy Trân)
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Bài Hãy giữ cho em bầu trời
xanh (nhạc và lời Huy Trân).
Nguyễn Phước Thành () Trang 6

Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
phách, theo nhịp).
- Học sinh biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Huy Trân.
- Giáo dục: Học sinh có ý thức về Vệ sinh môi trường.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HỌAT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ Q i s { q i s ' j È '
Hãy xua tan những mây mù . . . . . . .
- Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp
4
2
. Vào bài có nhịp lấy đà, phách mạnh đầu tiên
rơi vào tiếng thứ ba “Hãy xua tan những mây mù . . .”. Giai điệu bài hát vui
tươi, rộn ràng mang tính chất của một bài hành khúc. Trong bài có một dấu
luyến bằng 2 nốt móc đơn “bồ câu”. Cấu trúc bài hát gồm 6 câu hát ngắn,
cuối mỗi câu hát thường ngân và nghỉ từ 3 đến 4 phách “tối, xanh, trắng,
xanh, la . . .” và hai chỗ đảo phách ở hai câu hát cuối cùng.
' È q È ' q q ' È È È È ' h
'
La la la la la la la la la la…
Khi dạy hát giáo viên cần lưu ý đếm theo số phách ở cuối mỗi câu hát
và 2 chỗ đảo phách như đã hướng dẫn để các em hát đúng hơn.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát

- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp:
@ Q i s { q i s ' j È '
Hãy xua tan những mây mù . . . . . . .
x x x xx (Theo phách)
x x ( Theo nhịp )
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
Nguyễn Phước Thành () Trang 7
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Giáo viên nhận xét tiết học, hướng dẫn bài tập 1và 2 trang 10/SGK.
- Học sinh chuẩn bị: Ôn tập bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh (Huy
Trân). & Tập đọc nhạc TĐN số 2.
ÂM NHẠC 5
Tiết 5: - ÔN TẬP BÀI HÁT HÃY GIỮ CHO EM
BẦU TRỜI XANH (Nhạc và lời Huy Trân)
- TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN số 2
MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Hãy giữ cho em bầu trời
xanh (Nhạc và lời Huy Trân).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
- Học sinh biết hát đối đáp và vận động phụ họa theo bài hát.
- Học sinh nắm vững cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La và thể hiện được
các hình tiết tấu có nốt trắng chấm dôi, nốt trắng, nốt đen. Biết đọc nhạc và

ghép lời ca bài TĐN số 2: Mặt trời lên.
- Giáo dục: Học sinh có ý thức về Vệ sinh môi trường. Yêu thích âm nhạc.
-
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc của bài hát.
- Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 5).
- Giáo viên chia lớp thành 2 nửa, một nửa lớp hát, một nửa còn lại vỗ tay
hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
@ Q è ë ' Ú è ë ' Ö é '
Nguyễn Phước Thành () Trang 8
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
Hãy xua tan những mây mù . . . . .
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. (Theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo
nhịp).
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vận động phụ họa
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa theo nội dung bài
hát hoặc gợi ý học sinh tự sáng tạo các động tác phù hợp.
- Hướng dẫn luyện tập:
- Đọc lời ca kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.

HOẠT ĐỘNG 3: Tập đọc nhạc TĐN số 2
- Luyện tập cao độ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các nốt: Đô, Rê, Mi, Son, La
trên khuông nhạc khóa son và tập đọc đúng cao độ (Keyboard).
&=======r=========s
=========t=========v
=========w=====.
Đô Rê Mi Son La
- Hướng dẫn luyện tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc trên khuông theo tay chỉ của giáo viên.
- Giáo viên lần lượt chỉ các nốt nhạc trên khuông cho học sinh đọc
đúng cao độ.
- Luyện tập tiết tấu:
# q q q ' h q ' q q q ' d "
Đen-Đen-Đen – Trắng-Đen – Đen-Đen-Đen – Trắng(chấm)
- Giáo viên cho học sinh biết:
- Độ ngân dài của một nốt trắng bằng hai nốt đen.
Nguyễn Phước Thành () Trang 9
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
- Độ ngân dài của một nốt trắng chấm dôi bằng ba nốt đen.
h = q q = 2 phách.
d = q q q = 3 phách.
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo hình tiết tấu:
# Ú Ú Ú ' xÚ Ú ' Ú Ú Ú '
xxÚ "
Đen-Đen-Đen – Trắng-Đen – Đen-Đen-Đen – Trắng(chấm)
- Hướng dẫn bài TĐN số 2:
MẶT TRỜI LÊN
&==3==R====R====R

==!===d=====V==!
===V====W====W==!
===f==!
Mặt trời vừa lên chim ca hót khắp nơi.
&===W=====W=====W
===!====c======V===!
===V====T====S===!
===b===.
Cất bước tới trường tiếng hát vang yêu đời.
- Hướng dẫn luyện tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc.
- Vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
- Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.
- Ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Nguyễn Phước Thành () Trang 10
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học, hướng dẫn bài tập 1và 2 trang 11/SGK.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Con chim hay hót (Nhạc: Phan Huỳnh
Điểu & Lời: Theo dồng dao)
ÂM NHẠC 5
Tiết 6: HỌC HÁT BÀI CON CHIM HAY HÓT
(Nhạc: Phan Huỳnh Điểu & Lời: Theo đồng dao)
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Bài Con chim hay hót

( Nhạc: Phan Huỳnh Điểu & Lời: Theo đồng dao).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
phách, theo phịp).
- Học sinh biết đây là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác nhạc, lời
theo đồng dao.
- Giáo dục: Học sinh yêu thích thiên nhiên qua nét giản dị dễ thương của bài
hát
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Con chim hay hót
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ Q E e ' q q ' e e e e '
q. . .
Con chim hay hót. Nó đứng nó hót . . .
- Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp
4
2
. Vào bài có nhịp lấy đà, phách mạnh đầu tiên
rơi vào tiếng thứ hai “Con chim hay hót. Nó đứng nó hót . . .”. Giai điệu bài
hát vui tươi, sinh động. Trong bài có 6 dấu luyến bằng 2 nốt móc đơn
“cành, cành, nó, nó, nó, nó ”, có tiếng ngân và nghỉ đến 3 phách “cành tre”,
tiếng cuối bài ngân và nghỉ đến 4 phách “ chim ơi”. Khi dạy hát giáo viên
cần lưu ý đếm theo số phách ở cuối mỗi câu hát đã hướng dẫn để các em
Nguyễn Phước Thành () Trang 11
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
hát đúng hơn. Hát lướt nhanh tiếng “mà” trong dấu ngoặt đơn ở câu hát:
“Nó hót le te la ta (mà) nó bay vô nhà”.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.

- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp:
@ Q E e ' q q ' e e e e '
q. . .
Con chim hay hót. Nó đứng nó hót . . .
x x x x x (Phách)
x x x ( Nhịp )
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Giáo viên nhận xét tiết học, hướng dẫn bài tập 1và 2 trang 10/SGK.
- Học sinh chuẩn bị: - Ôn tập bài hát Con chim hay hót.
- Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN số 1 và TĐN số 2.
ÂM NHẠC 5
Tiết 7: - ÔN TẬP BÀI HÁT CON CHIM HAY HÓT
(Nhạc: Phan Huỳnh Điểu & Lời: Theo đồng dao)
- ÔN TẬP TĐN số 1 – TĐN số 2
MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Con chim hay hót
(Nhạc: Phan Huỳnh Điểu & Lời: Theo đồng dao)
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca). và vận động phụ họa theo bài hát.
- Học sinh nắm vững cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La và thể hiện được
các hình tiết tấu, biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 1, TĐN số 2.

Nguyễn Phước Thành () Trang 12
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
- Giáo dục: Học sinh biết gìn giữ vệ sinh môi trường và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Con chim hay hót
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc của bài hát.
- Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 5).
- Giáo viên chia lớp thành 2 nửa, một nửa lớp hát, một nửa còn lại vỗ tay
hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
@ Q E é ' Ú Ú ' é é é é
' Ú. . .
Con chim hay hót. Nó đứng nó hót . . .
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. (Theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo
nhịp).
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vận động phụ họa
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa theo nội dung bài
hát hoặc gợi ý học sinh tự sáng tạo các động tác phù hợp.
- Hướng dẫn luyện tập:
- Đọc lời ca kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Ôn tập TĐN số 1 – TĐN số 2

- Luyện tập cao độ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các nốt: Đô, Rê, Mi, Son, La
trên khuông nhạc khóa son và tập đọc đúng cao độ (Keyboard).
Nguyễn Phước Thành () Trang 13
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
&=======r=========s
=========t=========v
=========w=====.
Đô Rê Mi Son La
- Hướng dẫn ôn tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc trên khuông theo tay chỉ của giáo viên.
- Giáo viên lần lượt chỉ các nốt nhạc trên khuông cho học sinh đọc
đúng cao độ.
- Giáo viên cho học sinh biết:
- Độ ngân dài của một nốt đen = 1 phách.
- Độ ngân dài của một nốt trắng = hai nốt đen = 2 phách.
- Độ ngân dài của một nốt trắng chấm dôi = ba nốt đen = 3 phách.
- Nốt đen: q = 1 phách.
- Nốt trắng h = q q = 2
phách.
- Nốt trắng chấm dôid = q q q = 3
phách.
- Làm quen với cách đánh nhịp
4
2
1 2
- Phách mạnh (1) đánh xuống : Đếm 1.
- Phách nhẹ (2) đánh lên : Đếm 2.
- Học sinh đếm 1 – 2 kết hợp tập đánh nhịp

4
2
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo hình tiết tấu:
@ é é é é ' Ú Ú ' é é é é '
xÚ "
Đơn-Đơn-Đơn-Đơn – Đen-Đen – Đơn-Đơn-Đơn-Đơn –Trắng
- Hướng dẫn bài TĐN số 1: Đọc nhạc, hát lời ca kết hợp đánh nhịp
4
2
Nguyễn Phước Thành () Trang 14
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
CÙNG VUI CHƠI
&==2=B===C===D===
D==!==T===T==!
==B===C===D====D=!
===d==!
Cầm tay nhau ta đi chơi, đàn ai đang ngân nga
&===B====C====D===
=D==!==T====V==!
==B====C====D====C
==!===b===.
Cầm tay nhau ta vui hát, ngàn tia nắng chan hòa.

- Hướng dẫn ôn tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc.
- Vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
- Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.
- Ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
- Làm quen với cách đánh nhịp

4
3
3

1
2

- Phách mạnh đầu tiên (1) đánh xuống : Đếm 1.
- Phách nhẹ thứ nhất (2) đánh ngang : Đếm 2.
- Phách nhẹ thứ hai (3) đánh lên : Đếm 3.
- Học sinh đếm 1 – 2 – 3 kết hợp tập đánh nhịp
4
3
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo hình tiết tấu:
Nguyễn Phước Thành () Trang 15
Bài soạn Âm nhạc Lớp Năm Năm học: 2010 – 2011
# Ú Ú Ú ' xÚ Ú ' Ú Ú Ú '
xxÚ "
Đen-Đen-Đen – Trắng-Đen – Đen-Đen-Đen – Trắng(chấm)
- Hướng dẫn bài TĐN số 2: Đọc nhạc, hát lời ca kết hợp đánh nhịp
4
3
MẶT TRỜI LÊN
&==3==R====R====R
==!===d=====V==!
===V====W====W==!
===f==!
Mặt trời vừa lên chim ca hót khắp nơi.
&===W=====W=====W
===!====c======V===!

===V====T====S===!
===b===.
Cất bước tới trường tiếng hát vang yêu đời.
- Hướng dẫn luyện tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc.
- Vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
- Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.
- Ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 5.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS về đọc chuyện “Chiếc cồng của nữ thần A-tê-na”.
- Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 2 bài hát Reo vang bình minh & Hãy giữ cho em
bầu trời xanh & Nghe nhạc.
Nguyễn Phước Thành () Trang 16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×