Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.89 KB, 94 trang )

Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu

5

1 Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh
Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

5

2 Mục tiêu của quy hoạch phát triển ngành thương mại Bình Dương đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

6

3 Những căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại
tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu quy hoạch

7

5 Các yêu cầu của quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình
Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

8



6 Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu

8

7 Các phương pháp nghiên cứu

8

8 Nội dung nghiên cứu

9
Phần thứ 1

TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chương I. Hiện trạng về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương

10
10

từ 2006-2010
1.1 Diện tích, vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực

10

1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương

13


1.3 Vị trí kinh tế - xã hội của tỉnh trong tổng thể của vùng lãnh thổ

14

Chương II. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

16

2.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2020

16

2.2 Triển vọng hợp tác kinh tế của tỉnh với các tỉnh lân cận

17

Phần thứ 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH VÀ TÌNH
HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC
Chương III. Hiện trạng phát triển thương mại của tỉnh

3.1 Vị trí, vai trò, quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại tỉnh
1

18

18

18



Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

3.2 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển công nghiệp
và thương mại dịch vụ

19

3.3 Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá

20

3.4 Tình hình bán lẻ hàng hóa

22

3.5 Tình hình phát triển các loại hình doanh nghiệp

23

3.6 Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại tỉnh

24

3.7 Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển thương mại tỉnh trong giai
đoạn 2006-2010

25

Chương IV. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển thương

mại của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010

27

4.1 So sánh các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế

27

4.2 Đánh giá những thành công và hạn chế của quy hoạch

28

4.3 Bài học kinh nghiệm

29
Phần thứ 3

PHÂN TÍCH, DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI TỈNH
Chương V. Phân tích, dự báo các yếu tố trong và ngoài nước ảnh hưởng
đến phát triển thương mại trong thời kỳ quy hoạch

31

31

5.1 Bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước

31


5.2 Thuận lợi của phát triển ngành thương mại tỉnh trong thời kỳ quy
hoạch

32

Chương VI. Phân tích, dự báo nhu cầu thị trường

34

6.1 Các phương pháp dự báo

34

6.2 Dự báo nguồn cung ứng một số hàng hoá chủ yếu

34

6.3 Dự báo nhu cầu tiêu dùng một số hàng hoá chủ yếu

38

6.4 Dự báo dung lượng thị trường một số hàng hoá chủ yếu

42

6.5 Dự báo khả năng cạnh tranh của một số hàng hoá chủ lực của tỉnh

43

6.6 Dự báo sức mua hàng hoá và các yếu tố tác động tới sức mua hàng hoá


46

Phần thứ 4
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
1 Quan điểm phát triển

47
2


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

2 Mục tiêu phát triển

47

3 Định hướng phát triển

48

Chương VII. Quy hoach phát triển thương mại tỉnh

49

7.1 Luận chứng các phương án phát triển

49

7.2 Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh theo phương án chọn


53

7.3 Phát triển thương mại theo các thành phần kinh tế

55

7.4 Định hướng phát triển thương mại điện tử

56

7.5 Quy hoạch phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị

57

7.6 Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn
tỉnh Bình Dương

59

7.7 Định hướng phát triển các mặt hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu

59

7.8 Định hướng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ

61

7.9 Quy hoạch phát triển thương mại gắn với các khu, cụm công nghiệp


63

7.10 Quy hoạch phát triển thương mại gắn với quy hoạch đô thị, dân cư

64

7.11 Quy hoạch phát triển thương mại gắn với khu du lịch

64

7.12 Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại

65

7.13 Các dự án thương mại ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch

66

7.14 Nguồn vốn đầu tư và nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch

67

Chương VIII. Các biện pháp bảo vệ môi trường

68

8.1 Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường

68


8.2 Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường

68

8.3 Giải pháp bảo vệ môi trường đối với hệ thống cơ sở hạ tầng thương
mại trên địa bàn tỉnh

69

Phần thứ 5
CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
Chương IX. Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển
thương mại tỉnh

71
71

9.1 Các giải pháp phát triển thương mại nội địa

71

9.2 Giải pháp tổ chức nguồn hàng nội tiêu và kênh lưu thông phân phối

72

9.3 Giải pháp đối với các nhóm hàng chủ lực

73


3


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

9.4 Giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước

73

9.5 Giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập KTQT và xúc tiến thương mại

75

9.6 Giải pháp hỗ trợ phát triển thương mại

76

9.7 Giải pháp về cơ chế chính sách

77

9.8 Tổ chức thực hiện quy hoạch

78

Kết luận

84

Phụ lục


4


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Phần mở đầu
1. Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình
Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển với tốc độ cao, sản xuất phát triển,
nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng tăng, thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu
dùng ngày càng được quan tâm phát triển phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ nền kinh
tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa đã và đang tiếp tục đặt ra những yêu cầu cải cách và đổi mới toàn diện nền
kinh tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Những năm vừa qua, ngành thương mại Bình Dương đã có bước phát triển đáng
kể và đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao (32%), đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
của tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đến nay có rất nhiều yếu tố
mới đang và sẽ tác động đến sự phát triển thương mại cả nước và của Bình Dương. Trước
hết, quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới của đất nước đặt ra những cơ hội
cũng như thách thức cho sự phát triển ngành thương mại, một mặt phải tập trung được
mọi nỗ lực nhằm khai thác lợi ích thương mại từ những cơ hội này, mặt khác giảm thiểu
được những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường để đưa ngành thương mại của tỉnh
phát triển bền vững.
Những văn bản pháp lý của Trung ương, của tỉnh về phát triển thương mại cũng
đang đòi hỏi cần phải nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của ngành thương mại đóng góp
nhiều hơn vào GDP và tăng trưởng GDP của tỉnh, giải quyết việc làm, nâng cao chất

lượng cuộc sống của người dân; đồng thời hỗ trợ, góp phần hướng dẫn các ngành sản
xuất chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, đáp ứng nhu cầu thị trường. Những tác
động từ bên ngoài cũng như sự mở rộng về không gian đô thị và định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới đặt ra những yêu cầu mới về số lượng, chất
lượng dịch vụ của ngành thương mại cũng như về cơ cấu, quy mô, phương thức kinh
doanh, trình độ tổ chức cùng với sự phân bố hài hoà của các loại hình tổ chức thương
mại, các hệ thống phân phối hàng hoá, các không gian thị trường và kết cấu hạ tầng của
ngành thương mại.
Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Bình Dương thời kỳ 2005 - 2010
được triển khai thực hiện, đến nay một số chỉ tiêu đề ra trong Quy hoạch đã đạt một số
kết quả nhất định. Hiện tại đã xuất hiện nhiều nhân tố mới có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến phát triển thương mại của tỉnh, đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của nước ta nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã và đang diễn ra ngày một sâu
rộng hơn. Trước những yêu cầu phát triển mới của tỉnh Bình Dương, để phát huy vai trò
của hoạt động thương mại trong việc hình thành và mở rộng thị trường trong nước và
5


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

xuất khẩu cho các ngành sản phẩm có lợi thế, để định hướng sản xuất thích ứng nhanh
với những thay đổi của nhu cầu thị trường, để phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của tỉnh, đặc
biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại của tỉnh phát triển các hệ thống phân phối
hàng hoá văn minh, hiện đại, đòi hỏi phải xây dựng “Quy hoạch phát triển ngành thương
mại của tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
2. Mục tiêu của quy hoạch phát triển ngành thương mại Bình Dương đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Định hướng phát triển ngành thương mại Bình Dương trên cơ sở phát huy các lợi
thế phát triển, thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với các mục

tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đến 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030.
- Làm căn cứ pháp lý để lập kế hoạch và quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
thương mại Bình Dương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại trong những năm qua.
- Phân tích, dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát
triển khác đối với quá trình phát triển ngành thương mại tỉnh.
- Luận chứng các phương án phát triển ngành thương mại tỉnh và xây dựng định
hướng và những mục tiêu lớn về phát triển thương mại tỉnh Bình Dương trong thời kỳ
quy hoạch từ nay đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Xây dựng quy hoạch phát triển thương mại theo vùng, theo không gian thị
trường, theo các thành phần kinh tế và hình thức kinh doanh thương mại, quy hoạch
mạng lưới kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thương mại của tỉnh đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
- Đề xuất các cơ chế chính sách, các giải pháp phát triển thương mại và thực hiện
quy hoạch phát triển thương mại của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình
Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản
lý chợ.
- Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ.
- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định
hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
6



Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm
2020.
- Quyết định số 12/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công Thương phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020.
- Chiến lược phát triển của Quốc gia về Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam Vùng Đông Nam bộ.
- Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Bình Dương lần thứ IX.
- Quyết định số ngày 81/2007/QĐ-TTg ngày 05/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
- Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương từ năm 2005 - 2010. Các kết quả điều tra
khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu khác có liên quan đến ngành thương mại của tỉnh.
Các kết quả dự báo về thị trường của ngành thương mại trong nước và quốc tế.
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội và Báo cáo cáo tình hình phát triển
ngành Thương mại tỉnh Bình Dương qua các năm từ 2005 - 2010. Kế hoạch phát triển
ngành Thương mại giai đoạn 2006 - 2010.
- Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05/5/2010 của Bộ Công Thương về nội dung,
trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thương mại.
- Văn bản số 300/UBND-KTN ngày 02/02/2010 của UBND tỉnh chấp thuận chủ
trương lập Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020.
- Quyết định số 3926/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt Đề cương và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh
Bình Dương đến năm 2020.
- Chương trình số 19-CTr/TU ngày 20/7/2011 của Tỉnh ủy Bình Dương về "Phát
triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020".
- Chương trình số 21-CTr/TU ngày 20/7/2011 của Tỉnh ủy về "Phát triển dịch vụ

chất lượng cao giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Dương".
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu quy hoạch
4.1 Đối tượng quy hoạch
Các chủ thể, các hành vi thương mại, dịch vụ thương mại tại tỉnh Bình Dương
trong quan hệ gắn bó hữu cơ với sự phát triển chung về kinh tế - xã hội và với hoạt động
kinh tế - thương mại của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước (trước hết là các
xu hướng phát triển thương mại - thị trường, các cân đối lớn của nền kinh tế, chủ yếu là
cân đối cung cầu…).
7


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

4.2 Phạm vi nghiên cứu quy hoạch
Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu của quy hoạch gồm các vấn đề chủ yếu là:
đặc điểm chung và nhân tố tác động, hoạt động và xu hướng phát triển thương mại và
dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh, phân bố lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trên
lĩnh vực thương mại và dịch vụ thương mại, cơ cấu kinh tế - thương mại và hướng
chuyển dịch của nó, chính sách và cơ chế quản lý thương mại và sự tác động của nó đến
sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
5. Các yêu cầu của quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Được xây dựng có căn cứ khoa học, tránh chủ quan duy ý chí, quy hoạch phải
thể hiện được tính cân đối và tính hiệu quả trong phát triển.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến
năm 2020, với quy hoạch phát triển ngành thương mại cả nước.
- Phải có tầm nhìn dài hạn phù hợp với đặc điểm phát triển của ngành thương mại,
đồng thời phải có bước đi cụ thể từng giai đoạn.
- Phối hợp liên ngành với các ngành có liên quan, xác định được mối tương hỗ,
tránh chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành.

6. Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu
- Tổ chức điều tra, khảo sát thực tế địa bàn các huyện, thị xã.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương.
- Phân tích, dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát
triển khác đối với quá trình phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương.
- Luận chứng các phương hướng phát triển ngành thương mại đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030.
- Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ.
- Đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện.
- Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm.
- Thể hiện các phương án quy hoạch ngành trên bản đồ quy hoạch.
7. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong phần đánh giá nguồn lực phát triển
và phân tích hiện trạng. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến phát
triển ngành. Dựa vào các số liệu thống kê để phân tích, rút ra những quy luật phát triển.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong tất cả các khâu của lập quy hoạch. So
sánh, đối chiếu trong việc đánh giá vai trò của ngành thương mại đối với nền kinh tế và
các ngành khác theo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

8


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Phương pháp lựa chọn phương án tốt nhất: sử dụng các phương pháp định lượng
để dưa ra các phương án phát triển và đề xuất phương án án chọn có tính thuyết phục.
- Sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích thống kê, phân tích
tổng hợp, phương pháp ngoại suy, phương pháp hồi quy… để dự báo các chỉ tiêu phát
triển ngành thương mại của tỉnh.


8. Nội dung nghiên cứu
Nội dung của Đề án Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 gồm gồm 5 phần với 9 chương:
-

Phần mở đầu: Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch và mục tiêu quy hoạch

-

Phần thứ nhất: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bình Dương

-

Phần thứ hai: Hiện trạng phát triển Thương mại tỉnh và tình hình thực hiện quy
hoạch giai đoạn trước 2010

-

Phần thứ ba: Phân tích dự báo xu hướng phát triển thương mại

-

Phần thứ tư: Quy hoạch phát triển

-

Phần thứ năm: Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch phát triển
thương mại


9


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần thứ 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chương I
Hiện trạng về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 2006-2010
1.1. Diện tích, vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực
1.1.1. Diện tích và vị trí địa lý
Diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, 12%
diện tích miền Đông Nam Bộ). Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm
về phía Bắc của Thành phố. Hồ Chí Minh, là một trong 8 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Là khu vực kinh tế năng động nhất và có tiềm lực kinh tế lớn nhất cả
nước, nơi tiếp cận công nghệ hiện đại và nguồn vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước , đây
cũng là thị trường tiêu thụ nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm lớn của cả nước
Nằm trung tâm kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giúp
Bình Dương khả năng thu hút các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Bình Dương
có điều kiện liên kết các nước khu vực và thế giới qua các cửa ngõ quan trọng trong vùng
như sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Long Thành, cảng Vũng Tàu, cảng
Sài Gòn, Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.
1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn
Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới điển hình với đặc trưng nóng ẩm.
Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm
trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình năm 1800mm - 2000mm. Nhiệt độ
trung bình năm là 26,5oC. Bình Dương có nguồn nước ngầm khá phong phú ở độ sâu
50m – 200m và nguồn nước mặt rất dồi dào được cung cấp bởi sông Sài gòn và sông
Đồng Nai cùng hệ thống kênh rạch, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,

giao thông đường thuỷ và phát triển cảnh quan du lịch
1.1.3. Địa hình - địa chất, và hệ sinh thái rừng
Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Nhìn
tổng quát, Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng có địa hình bằng phẳng,
vùng thung lũng bãi bồi... Có một số núi thấp: núi Châu Thới (thị xã Dĩ An), núi Cậu
(huyện Dầu Tiếng),… và một số đồi thấp.
Diện tích rừng Bình Dương không lớn, phân bổ chủ yếu ở phía Đông Bắc và Tây
Bắc của tỉnh. Bên cạnh vai trò là rừng phòng hộ và ổn định môi trường, quỹ đất rừng còn
là tiềm năng có giá trị đối với Bình Dương có khả năng khai thác để tổ chức các hoạt
động du lịch sinh thái, vui chơi giải trí…tạo thành các khoảng không gian xanh rất quý
giá giữa một vùng công nghiệp và đô thị.

10


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Bình Dương nằm trong khu vực có nhiều tài nguyên. Ngay trên địa bàn tỉnh có
một số nguồn khoáng sản phi kim loại có trữ lượng khá dồi dào như cao lanh với 256
triệu tấn, sát gạch ngói 629 triệu m3, đá xây dựng 220 triệu m3…có thể phát triển các
ngành vật liệu xây dựng, đồ gốm truyền thống…Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất
sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh nhưng tập trung nhất là ở huyện Tân Uyên, và
các thị xã Dĩ An, huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng. Đây chính là nguồn nguyên liệu
phát triển gốm sứ, vật liệu xây dựng.
Đất đai Bình Dương rất đa dạng và phong phú về chủng loại:
+ Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu
Tiếng, Bến Cát, thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây
trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp

thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận
An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu
được hạn như mít, điều.
+ Đất phù sa Giây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía
Bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An, đất thấp mùn
Giây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất này
có chua phèn, tính axít vì chất sunphát sắt và alumin của chúng. Loại đất này sau khi
được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái, v.v...
1.1.5. Tài nguyên du lịch
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Dương, toàn tỉnh đã có 38 di tích và
danh thắng đã được xếp hạng, trong đó có 11 di tích cấp quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có gần 500 di tích phổ thông chưa được xếp hạng, đa số là
các loại đình, chùa, miếu, tịnh xá, tịnh thất, hơn 50 ngôi nhà cổ cùng nhiều mộ cổ và
danh lam thắng cảnh. Hiện nay các dự án đầu tư khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp
tục được các chủ đầu tư tích cực triển khai như Khu du lịch sinh thái Mắt Xanh, Khu du
lịch sinh thái MêKong Golf& Villas (100% vốn FDI), dự án Khu resort hồ Thuyền
Quang, dự án Khu du lịch Phước Lộc Thọ, Khách sạn MC Bình Dương Plaza... Các đơn
vị đang hoạt động kinh doanh như Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, Phương
Nam Resort, Khu du lịch xanh Dìn Ký, Làng du lịch Sài Gòn... cũng đã và đang tăng
cường đầu tư về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách
đến tham quan, vui chơi giải trí. Huyện Dầu Tiếng cũng xây dựng kế hoạch quản lý và
khai thác có hiệu quả Khu du lịch sinh thái Núi Cậu... Trong năm 2010, toàn tỉnh đã phát
triển thêm 56 khách sạn, nhà nghỉ. Trong đó có 34 đơn vị hoạt động thuộc loại hình
doanh nghiệp với 783 phòng và 22 đơn vị hoạt động hình thức hộ cá thể với 350 phòng,
tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 108,97 tỷ đồng. Và như vậy, tính đến nay trên địa bàn
tỉnh có 334 đơn vị kinh doanh lưu trú (trong đó bao gồm 194 đơn vị hoạt động thuộc loại

11



Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

hình doanh nghiệp và 140 đơn vị hoạt động hình thức hộ cá thể) với tổng vốn đăng ký
kinh doanh khoảng 1.063 tỷ đồng.
1.1.6. Điều kiện kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh Bình Dương những năm qua được cải thiện đáng kể,
hệ thống giao thông đã và đang được đầu tư cải tạo, nhất là hệ thống giao thông tại các
khu công nghiệp và khu đô thị mới đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay các địa bàn trong tỉnh đều được cung cấp
điện đảm bảo từ lưới điện quốc gia. Hệ thống thông tin liên lạc thường xuyên được nâng
cấp, mở rộng và hiện đại hoá. Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ
và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống
đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát
từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía Nam lên phía Bắc.
Đường ĐT của tỉnh có chiều dài hơn 50 km, là tuyến đường nối liền với tỉnh Bình Phước;
đồng thời, là tuyến giao thông quan trọng từ các tỉnh Tây Nguyên về thành phố Hồ Chí
Minh. Ngoài ra, còn có các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đã hình thành và mở rộng.
Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là
sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía Nam và
giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống cấp điện Bình Dương bao gồm các tuyến cao thế và các trạm biến thế
trung gian 500KV, 200KV và 110KV và nhà máy điện VSIP 150MW nằm trong khu công
nghiệp VSIP. Hệ thống trung thế và lưới phân phối hạ thế cũng được phát triển đồng bộ
cùng với quá trình phát triển công nghiệp độ thị của tỉnh trong thời gian qua. Đến nay
100% số xã, phường đã có điện lưới quốc gia.
Hệ thống cấp nước tập trung bao gồm nhà máy nước thị xã Thủ Dầu Một, Dĩ An,
lái Thiêu, Mỹ Phước, An Thạnh, Uyên Hưng, Dầu Tiếng, Phước Vĩnh bước đầu đã đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước các khu vực của tỉnh.
Hệ thống điện thoại và bưu điện đã được phát triển đảm bảo thông tin liên lạc
được thông suốt đến các xã, phường.…

1.1.7. Điều kiện xã hội, dân số, nguồn nhân lực
Tỉnh Bình Dương có 03 thị xã và 4 huyện: Thị xã Thủ Dầu Một, Thị xã Dĩ An, Thị
xã Thuận An, Huyện Dầu Tiếng, Huyện Bến Cát, Huyện Phú Giáo, Huyện Tân Uyên,
Theo số liệu thống kê, dân số tỉnh Bình Dương năm 2010 là 1.619.930 người, tăng lên
840.510 người (hơn gấp đôi) so năm 2000. Cơ cấu dân số biến động theo hướng tăng khu
vực đô thị từ 30,26 % (năm 2000) lên 31,67% (năm 2010), giảm dân số khu vực nông
thôn từ 69,74% (năm 2000) xuống 68,34% (năm 2010).
Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của tỉnh thời kỳ 2006 - 2010 khoảng
7,7%, trong đó, tốc độ tăng tự nhiên từ 1,004 - 1,145/năm, có nghĩa là trong thời gian qua
Bình Dương đã thu hút một lực lượng dân cư rất lớn từ ngoài tỉnh đến làm ăn và sinh
sống. Sự biến động mật độ dân số của tỉnh Bình Dương rất lớn trong những năm qua là
12


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

do sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp và sự hình thành các khu đô thị mới đã
thu hút dân cư các nơi khác đến Bình Dương làm việc và sinh sống. Dân số khu vực
thành thị tăng bình quân 9,1%, dân số khu vực nông thôn tăng bình quân 7,1%/năm. Cơ
cấu dân số biến động theo hướng tăng khu vực đô thị từ 30,26 % (năm 2000) lên 31,66%
(năm 2010), dân số khu vực nông thôn từ 69,74% (năm 2000) giảm nhẹ xuống 68,34%.
Biểu 1.1: Dân số và lao động qua các năm

ĐVT: Người
Chỉ tiêu

Dân số trung bình
Trong đó:
- Thành thị
- Nông thôn

Số người trong độ
tuổi lao động
LĐ làm việc tại thời
điểm 1/7 hàng năm
phân theo thành
ngành kinh tế
Trong đó:
- Nông - Lâm Thủy sản
- Công nghiệpXây dựng
- Dịch vụ

2006
1.203.67
6
361.72
5
841.95
1
949.34
1

2007

2008

2009

2010

Tốc độ

tăng BQ
2006 -2010
(%)

1.307.000

1.402.659

1.512.514

1.619.930

7.7

392.320

420.545

452.956

512.908

9.1

914.680

982.114

1.059.558


1.107.022

7.1

1.024.581

1.096.468

1.156.444

1.237.455

6.9

855.883

918.400

968.539

1.039.621

7.2

122.193
634.3
59
211.9
87


121.865
670.6
04
247.1
52

-2.3

786.25
9

133.744
476.426
176.089

130.956
538.1
33
186.7
94

3
8

126.569
585.80
206.02

8.9
8.8


Nguồn : Niên giám Thống kê Tỉnh Bình Dương 2010

Tỉnh Bình Dương luôn chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Đến nay, hệ
thống dạy nghề của tỉnh đã xây dựng được hai hệ thống: hệ thống dạy nghề đại trà (gồm
các Trung tâm dịch vụ việc làm, trường dạy nghề dân lập, trung tâm dạy nghề của các
đoàn thể, các trường cao đẳng, đại học, trung cấp, các doanh nghiệp, các làng nghề truyền
thống có dạy nghề) và hệ thống trường, trung tâm dạy nghề chất lượng cao, gồm các
trường dạy nghề của tỉnh, trường dạy nghề trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, trung tâm
dạy nghề chất lượng cao. Hai hệ thống đào tạo này, là điều kiện để tăng cơ hội học nghề
cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng lao động, từ đó tỉnh đã từng bước phổ cập nghề,
đào tạo được nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cung ứng cho thị
trường lao động, chủ yếu cho các khu công nghiệp.
1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương
Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh tăng trưởng bình
quân 14,1% / năm, GDP bình quân đầu người đạt 30,1 triệu đồng/người/năm (gấp 2,2 lần
năm 2005. Ngành dịch vụ thương mại có sự tăng trưởng khá bình quân 24,1% hàng năm.
Công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 20%/năm. Ngành nông lâm, ngư nghiệp có
13


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

mức tăng trưởng bình quân 4,7% hàng năm. Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm
đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tổng vốn đầu tư phát triển
tăng bình quân 14,7% hàng năm.
Biểu 1.2: Tổng sản phẩm theo giá so sánh - phân theo khu vực kinh tế

ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Tổng
sản
phẩm
(GDP)
Trong đó:
- Nông nghiệp, Lâm
nghiệp và Thủy sản
- Công nghiệp và
\ Xây dựng
- Dịch vụ

2006
9.758.2
99

2007
11.224.9
95

2008
12.895.7
77

2009
14.291
.510

2010
16.369
.758


823.57
7
6.611.6
07
2.323.0
45

840.872
7.501.53
0
2.882.59
3

854.325
8.447.69
0
3.593.76
2

87
3.269
9.019
.159
4.399.08
2

89
2.886
9.94

2.023
5.534.87
6

Tốc độ
tăng BQ
2006 -2010
(%)
14,1
4,7
20,0
24,1

Nguồn : Niên giám Thống kê Tỉnh Bình Dương 2010

Trong giai đoạn từ 2006 – 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng là “tăng
dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp”, năm 2010
cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng
63% - 32,6% - 4,4%. Trong đó, công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng
lớn nhất. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất và thương mại - dịch vụ có xu hướng
tăng lên. Thương mại - dịch vụ đang dần vươn lên đóng vai trò quan trọng hơn trong cơ
cấu kinh tế của tỉnh. Một trong những nguyên nhân chủ yếu để Thương mại - dịch vụ của
Bình Dương vươn lên mạnh mẽ trong thời gian qua là do Bình Dương đã bước đầu khai
thác được vị trí liền kề thành phố Hồ Chí Minh cũng như xu hướng tăng trưởng nhanh
chóng nhu cầu về thương mại - dịch vụ của xã hội.
Biểu 1.3: Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế

ĐVT: %
Chỉ tiêu
1. Nông nghiệp,

Lâm nghiệp và Thủy sản

2006

2007

2008

2009

2010

7.02

6.37

5.70

5.26

4.44

2.

Công nghiệp và
Xây dựng

64.11

64.38


64.81

62.33

63.00

3.

Dịch vụ

28.87

29.25

29.49

4.

Tổng số

100.00

100.00

100.00

32.42
1
00.00


32.56
1
00.00

Nguồn : Niên giám Thống kê Tỉnh Bình Dương 2010

1.3.Vị trí kinh tế - xã hội của tỉnh trong tổng thể của vùng lãnh thổ
Tỉnh Bình Dương có những lợi thế về vị trí kinh tế - xã hội trong tổng thể của
vùng lãnh thổ thể hiện những nội dung sau đây:
14


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Thứ nhất, Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều cửa
ngõ ra vào thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các nước trong khu vực cũng như các
nước trên thế giới. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có công nghiệp phát triển, đặc biệt
các ngành công nghiệp công nghệ cao, đã làm động lực thúc đẩy công nghiệp Bình
Dương và các tỉnh khác trong vùng. Ðồng thời, Vùng kinh tế này có nhiều khả năng hình
thành và phát triển các khu đô thị mới và là trung tâm đầu mối dịch vụ kinh tế - xã hội
hiện đại tầm cỡ trong khu vực ASEAN và quốc tế.
Thứ hai, Bình Dương có nhiều lợi thế về giao thông là nằm trên trục lộ từ thành
phố Hồ Chí Minh đi Bình Phước, Tây Nguyên và Cam-pu-chia (qua cửa khẩu Hoa Lư),
Theo hướng Tây - Tây Nam, từ Bình Dương đi Tây Ninh và Cam-pu-chia (qua cửa khẩu
Mộc Bài). Từ Bình Dương đi Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi. Từ Bình Dương đi
ra Vũng Tàu và tiếp cận với các trung tâm vận tải thủy, bộ và hàng không,.. của Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thứ ba, Bình Dương kề cận với thành phố Hồ Chí Minh nên khả năng có thể thu
hút và sử dụng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động kỹ thuật có tay nghề khá,

nguồn đầu tư từ kinh tế tư nhân của thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tư phát triển kinh tế.
Bình Dương tập trung đầu tư khai thác lợi thế về kết cấu hạ tầng theo tuyến trục Quốc lộ
13 đi Bình Phước và Tây Nguyên. Hiện tại, một số dự án dọc tuyến đường trục Quốc lộ
13 trong địa bàn tỉnh Bình Dương đã, đang xây dựng và khai thác các khu công nghiệp ở
Thuận An, Dĩ An, Mỹ Phước I, II, III, Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị.
Thứ tư, Bình Dương tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và gần Bà
Rịa - Vũng Tàu - là những nơi có nhiều tiềm năng đã và đang có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao, là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở theo hướng ra biển Đông,
giao thương với các nước. Khu vực này đang tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống
cảng biển nước sâu và cảng quốc tế ở Thị Vải, Cái Mép, hệ thống sân bay quốc tế Long
Thành. Do đó, Bình Dương sẽ khai thác vị trí địa lý thuận lợi này để đầu tư theo hướng
mở, kết nối với hệ thống cảng biển và sân bay quốc tế của vùng.
Thứ năm, Bình Dương nằm trong vùng có thị trường lớn về cung cấp nguyên liệu
và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa công nghiệp chế biến cho các tỉnh Bình Phước, Tây
Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
công nghiệp chế biến là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa –Vũng Tàu. Bình
Dương sẽ xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,
công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung,.. để đáp ứng thị trường
rộng lớn trong vùng và cả nước, cũng như phát triển xuất khẩu.

15


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Chương II
Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương
2.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2012 - 2020
Phương hướng phát triển các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Bình Dương dựa vào các
nguồn tài liệu sau:

Báo cáo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX đã đưa ra các
chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 như sau: Tốc độ tăng trưởng
kinh tế (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2011 – 2015 là 13,5% - 14%. Cơ cấu kinh tế
tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ để đến năm 2015 cơ cấu
kinh tế là: Công nghiệp- Dịch vụ- Nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng 59%- 38%- 3%.
GDP Bình quân đầu người đến 2015 là 63,2 triệu đồng (tương đương 3.000 USD).
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 19-20%.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4- 4,5%.
- Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm 22-23%.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 21-22%.
Theo báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình
Dương đến năm 2020 (UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt năm 2006): Tốc độ tăng
trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2016 – 2020 là 13%; trong đó tốc độ
tăng trưởng bình quân các ngành là: Công nghiệp 12,3%, Dịch vụ 16,1%, Nông nghiệp
3,6%. Cơ cấu kinh tế tỉnh đến năm 2020 là: Công nghiệp 55,5%, Dịch vụ 42,2%, Nông
nghiệp 2,3%. Giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 24,1%.
Đến năm 2020, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẽ đạt 85 tỷ đồng, kim ngạch xuất
khẩu đạt trên 25 tỷ USD
Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020

ĐVT: Tỷ đồng
Thực hiện

Tổng sản phẩm- GDP
(Giá so sánh)

Dự kiến

Tốc độ tăng BQ (%)


2005

2010

2015

2020

2006- 2010

2011- 2015

2016- 2020

8.482

16.370

30.873

56.882

14,1

13,5 - 14,0

13,0 - 13,5

804


893

959

1.008

4,7

4,0 - 4,5

3,5 – 4,0

-

Nông, lâm nghiệp,
Thuỷ sản

-

Công nghiệp và
Xây dựng

5.802

9.942

15.015

21.059


20,0

19,0
-20,0

15.0 –18,0

-

Dịch vụ

1.876

5.535

14.899

34.815

24,1

22,0 23,0

18.5 -20,0

Nguồn : Niên giám Thống kê Tỉnh Bình Dương 2010, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần
thứ IX, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm
2020 (của UBND tỉnh phê duyệt 2006),và tính toán của nhóm nghiên cứu.

16



Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Biểu 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm - phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị: %
Tổng sản phẩm GDP

2005

2010
100,0

Dự kiến
2015
100,0

Dự kiến
2020
100,0

100,0

-

Công nghiệp và Xây dựng

63,5


63,0

59,0

46,0

-

Dịch vụ

28,1

32,6

38,0

52,0

-

Nông, lâm nghiệp, Thuỷ sản

8,4

4,5

3,0

2,0


Nguồn : Niên giám Thống kê Tỉnh Bình Dương 2010, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần
thứ IX, Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến
năm 2020 (của UBND tỉnh phê duyệt 2006) và tính toán của nhóm nghiên cứu.

2.2 Triển vọng hợp tác kinh tế của tỉnh với các tỉnh lân cận
Để thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 bên cạnh những nỗ lực
thu hút đầu tư và khai thác tiềm năng hiện có của tỉnh thì việc hợp tác kinh tế của tỉnh với
các các tỉnh lân cận là rất cần thiết nhằm đảm bảo quá trình phát triển kinh tế bền vững.
Triển vọng hợp tác kinh tế với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là rất lớn
nhằm khai thác cơ hội phát triển trong những năm tới.
Bình Dương có thế mạnh là phát triển các khu công nghiệp với tốc độ cao và ổn
định, tạo nguồn hàng để cung cấp cho đời sống nhân dân trong tỉnh, đồng thời cung cấp
nguồn hàng cho các tỉnh lân cận như vật liệu xây dựng, thuốc trừ sâu, hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần hàng hoá từ các địa phương khác như: nước mắm, thuỷ hải
sản, hàng trang trí nội thất.
Bình Dương với lợi thế là trung tâm công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến
chiếm trên 55% trong cơ cấu tổng sản phẩm hàng năm của tỉnh, đã trở thành đầu mối
cung cấp hàng bán buôn cho các địa phương.
Với đặc điểm vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên Bình Dương có mối quan hệ
thương mại, trao đổi hàng hóa đa dạng với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có
rất nhiều nhóm hàng hoá có khả năng hợp tác kinh tế với các tỉnh khác. Nhóm hàng công
nghiệp tiêu dùng, phần lớn là cung cấp cho các tỉnh, thành phố lớn như thành phố Hồ Chí
Minh.

17


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần thứ 2

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC
Chương III
Hiện trạng phát triển thương mại của tỉnh từ 2006-2010
3.1. Vị trí, vai trò, quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại tỉnh
Dưới tác động của cơ chế thị trường, và việc thi hành một loạt các chính sách mới
như phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tự do lưu thông hàng hóa, khuyến
khích sản xuất hàng xuất khẩu... đã làm cho thị trường thay đổi nhanh chóng, hàng hóa
trên thị trường ngày một đa dạng, phong phú, các hoạt động mua bán diễn ra sôi động,
nhất là tại các khu vực thị trường đô thị. Giá trị sản xuất theo giá trị thực tế của ngành
thương mại tăng nhanh, năm 2010 giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ, khách sạn
đạt 10.015 tỷ đồng tăng gấp 4,7 lần so năm 2005 (3.860 tỷ đồng), trong đó thương mại
chiếm tỷ trọng 38%. Giai đoạn 2006 - 2010 giá trị sản xuất thương mại tăng trưởng bình
quân hàng năm là 36,9%.

Biểu 3.1 Giá trị sản xuất theo giá thực tế của ngành Thương mại
2006

GTSX ngành TM, Du
lịch và khách sạn

-

Thương mại

-

Khách sạn&
Nhà hàng


-

Dịch vụ

2007

2008

Tỷ
đồng

%

Tỷ
đồng

%

5.061

100,0

7.474

100,0

1.933

38,2


2.623

35,1

969

19,0

1.913

25,6

3
.779
2
.447

2.159

42,7

2.938

39,3

3
.976

2009


Tỷ đồng
10
.202

2010

%

Tỷ
đồng

%

Tỷ
đồng

%

100,0

13.457

100,0

18.015

100,0

37,0


5.219

38,8

6.949

38,6

24,0

3.057

22,7

4.223

23,4

38,5

6.843

38,0

39,0

5.181

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010


Giai đoạn 2006 - 2010 số đơn vị kinh doanh thương mại cũng tăng trưởng khá
nhanh với 30.569 cơ sở , bình quân 12,4%/năm. Hầu hết là các đơn vị kinh doanh thuộc
địa phương quản lý. Số người tham gia kinh doanh thương mại tính đến năm 2010 là
70.566 người tăng gần gấp hai lần so năm 2005.
Biểu 3.2 : Số đơn vị kinh doanh Thương mại
Đơn vị: cơ sở
2006
Tổng số
Trung ương quản lý
Địa phương quản lý
Đầu tư nước ngoài

2007

2008

2009

2010

19.176
2
18.172

22.494
3
22.488

23.777
3

23.770

25.480
3
25.472

30.569
3
30.561

2

3

4

5

5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010

18

Tốc độ tăng
BQ 2006
-2010 (%)
12,4%
10,7%
13,9%

25,7%


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Biểu 3.3 : Số người kinh doanh Thương mại

Đơn vị: Người
2005
Số người

2006

39.308

41.771

2007
48.748

2008
55.838

2009
59.188

2010
70.566

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010


Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân giai
đoạn 2006 – 2010 là 32,8%/năm, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là 22,2%/năm.
Mức xuất siêu ngày càng gia tăng.
Hệ thống kênh phân phối hàng hóa các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, xi măng,
sắt thép, gạo, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chữa bệnh trên địa bàn tỉnh có nhiều
thuận lợi và đảm bảo đáp ứng cho thị trường trong tỉnh. Hệ thống phân phối của các
doanh nghiệp được phân bổ rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Đối với mặt hàng xăng dầu trên
địa bàn tỉnh tính đến tháng 8/2011 có 336 đại lý và có kho dự trữ xăng dầu đảm bảo lưu
thông trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận với sức chứa 53.100m3. Mặt hàng gạo, hiện
Công ty Thanh Lễ có mức dự trữ bình quân 7.000 tấn/năm. Mặt hàng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật phát triển hơn 265 đại lý. Mặt hàng xi măng, sắt thép với hơn 290 đại lý.
Các doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối hàng hóa và mạng lưới các cửa hàng bán
lẻ, đại lý rộng khắp trong và ngoài tỉnh, có kho bãi tương đối rộng, đáp ứng việc dự trữ
và tiêu thụ hàng hóa. Cung ứng hàng hóa đảm bảo chất lượng, các doanh nghiệp đã có kế
hoạch dự trữ và góp phần bình ổn thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu.
Thương mại bán lẻ của tỉnh đã phát triển theo hướng văn minh hiện đại với sự phát
triển của nhiều các siêu thị, trung tâm thương mại.
Sự thành công của ngành thương mại tỉnh trong giai đoạn 2006-2010 là do tỉnh đã
thực hiện tốt các chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là có sự đóng góp tích
cực của các khu công nghiệp.
3.2 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển công nghiệp và
thương mại dịch vụ
Trong những năm qua, với sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Dương; các ngành, các cấp, các doanh nghiệp triển khai đồng bộ về kết cấu hạ
tầng kỹ thuật như đường giao, cầu cảng, mạng lưới điện, cống thoát nước, phát triển các
khu công nghiệp, chỉnh trang đô thị, ... đã có sự đột phá tạo tiền đề cho Bình Dương phát
triển về kinh tế xã hội. Cụ thể là đường quốc lộ 13, quốc lộ 1k, xa lộ hà nội (đoạn qua
Bình Dương) ĐT741, ĐT743, ĐT746, ... đã được ngày càng mở rộng, các cầu cảng được
khai thông; các khu công nghiệp VSIP I và II, sóng thần I và II, Mỹ Phước... và các cụm

công nghiệp đang đi vào hoạt động. Trong thời gian tới tiếp tục triển khai các dự án mở
rộng các khu công nghiệp, đường giao thông vành đai 3,4 và đường Hồ Chí Minh qua hai

19


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

huyện Bến Cát và Dầu Tiếng. Từ đó đã tạo sự liên kết thúc đẩy thương mại nội địa và
xuất nhập khẩu của Bình Dương luôn luôn phát triển.
UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực trong việc khai thác các nguồn lực để
đưa vào đầu tư phù hợp với mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính
phủ, các Bộ, ngành Trung ương như: tạm ứng vốn vay cho tỉnh, vay các nguồn tín dụng,
vay đầu tư…và các nguồn vốn từ nước ngoài như vốn ODA.
Thực hiện cơ chế phân cấp mạnh cho các sở, ngành và địa phương nhằm phát huy
tính chủ động, tích cực trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, cân đối ngân sách theo
hướng ưu tiên cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (chiếm 44% trong tổng chi ngân
sách), đồng thời phân bổ vốn đầu tư hợp lý cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương.
Biểu 3.4 : Vốn đầu tư phát triển toàn xă hội phân theo nguồn vốn
2006
Tỷ đồng
15,52
1
1,29
6

Tổng số

-


Ngân sách nhà
nước

-

Ngoài nhà
nước

5,29
2

Đầu tư trực tiếp
nước ngoài

8,93
3

-

2007
%

Tỷ đồng

%

8.3

17,59
6

1,34
7

34.1

6,51
6

57.6

9,73
3

100

2008

7.7

Tỷ
đồng
22,11
4
1,38
8

37.0

9,25
6


55.3

11,47
0

100

2009
%

6.3

Tỷ
đồng
24,6
43
2,5
84

41.9

9,8
15

51.9

12,2
44


100

2010
%

10.5

Tỷ
đồng
28,
069
2,9
47

10.5

39.8

11,
107

39.6

49.7

14,
015

49.9


100

%
100

Nguồn: NI
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010

Tình hình vốn phát triển toàn tỉnh (biểu 3.4) năm 2010 tăng hơn gấp 2 lần so năm
2005 (13.451 tỷ đồng), tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển bình quân hàng năm là 14,7%.
Xét về cơ cấu vốn đầu tư phát triển thì vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 50% tổng vốn
đầu tư, và khu vực ngoài nhà nước chiếm 40%. Nguồn vốn phát triển toàn xã hội của tỉnh
Bình Dương thực hiện theo chủ trương kết hợp giữa vốn ngân sách nhà nước và xã hội
hóa, các chính sách của tỉnh đã tạo những điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư trong và
ngoài nước nhằm phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh nói chung và hạ tầng phát triển thương
mại nói riêng.
3.3. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá
Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua có sự tăng
trưởng khá nhanh, giai đoạn từ 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân 41,9%/năm,
giai đoạn 2006 - 2010 tăng 22,2%, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu 8,3 tỷ USD gấp 2,7
lần so năm 2005. Trong giai đoạn 10 năm từ 2001 - 2010 thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
bình quân 31,7%/năm.
Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2006 - 2010 có tốc độ tăng trưởng (20,7%/năm)
giảm so với giai đoạn 2001 - 2005 (39,0%/năm). Tính cả giai đoạn 10 năm từ 2001 2010 mức tăng trưởng nhập khẩu bình quân 29,5%/năm thấp hơn so với tăng trưởng của
xuất khẩu. Năm 2010 kim ngạch nhập khẩu 7,2 tỷ USD tăng gấp 2,6 lần so năm 2005.
Hàng nhập khẩu chủ yếu gồm vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
20


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính nhờ vào những chính sách hỗ trợ của tỉnh về
hoạt động xúc tiến xuất khẩu, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, mời gọi
đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nên hoạt động xuất nhập khẩu
của tỉnh Bình Dương đạt khá tốt, ngoại trừ những năm 2001 và 2002 có hiện tượng nhập
siêu, những năm còn lại nhất là những năm gần đây mức độ xuất siêu ngày gia tăng.
Biểu 3.5 : Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu

Đơn vị
tính: nghìn USD
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

Tổng số
1.065.901
1.446.762
2.123.733
2.841.588
4.273.156
5.824.506

7.441.418
10.258.205
12.833.862
12.729.678
15.420.836

Xuất khẩu
530.049
684.442
1.037.112
1.455.170
2.156.157
3.045.804
4.027.849
5.347.179
6.609.702
6.883.782
8.294.721

Nhập khẩu
535.852
762.320
1.086.821
1.386.418
2.116.999
2.778.702
3.413.569
4.911.126
6.224.106
5.735.896

7.126.115

Cân đối
5.803
-77.878
-49.508
68.752
39.158
267.102
614.280
436.053
385.543
1.257.887
1.168.106

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010

Biểu 3.6 : Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân
Tốc độ tăng trưởng BQ (%)
2001 - 2005
2006 – 2010
2001 - 2010
40,4
21,5
30,6
41,9
22,2
31,7
39,0
20,7

29,5

Tổng số xuất và nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phân theo ngành kinh tế thì ngành hàng xuất khẩu
chủ yếu của tỉnh Bình Dương là công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, kế đến là hàng lâm
sản. Năm 2010, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, hàng lâm sản, nông sản và
thủy sản chiếm trong tổng kim ngạch xuất khẩu có tỷ trọng lần lượt 74,8%, 18,6%, 5,8%
và 0,7%. Theo như biểu 3.6 thì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm hàng công nghiệp
nhẹ và thủ công nghiệp cao nhất là 24,9%, nhóm hàng lâm sản là 16,9%, nông sản
14,1%, trong khi đó hàng thủy sản đang có xu hướng giảm.
Biểu 3.7 : Kim ngạch xuất khẩu phân theo nhóm hàng
Đơn vị tính: Nghìn USD
2010
Tốc độ
tăng BQ
2006 - 2010
(%)

2006

2007

2008

2009


2.841.434

3.704.334

4.843.093

5.232.041

6.306.352

24,9%

Hàng nông sản

311.399

397.969

464.964

408.946

511.005

14,1%

Hàng lâm sản

814.296


1.181.385

1.246.569

1.302.665

1.435.403

16,9%
-2,8%

Hàng CN nhẹ và
thủ CN

21


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Hàng thuỷ sản

60.720

63.491

55.076

50.230

41.961


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010

Tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, toàn tỉnh có 1.670 doanh nghiệp tham gia
xuất khẩu trực tiếp (tính đến năm 2010) vào 183 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu là Châu
Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Mỹ. Giai đoạn 2006 - 2010, ba mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng
cao nhất của tỉnh là gỗ, may mặc và giày da. Năm 2010 xuất khẩu sản phẩm gỗ chiếm
15,7%, may mặc 15,2%, giày dép: 9,3%, điện - điện tử:5,6%, nhựa :2,1%, hàng thủ công
mỹ nghệ: 1,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Biểu 3.8 : Kim ngạch xuất khẩu phân theo mặt hàng
2009
Giá trị
Tỷ trọng
(triệu USD)
(%)
Tổng kim ngạch

-

2010
Giá trị
Tỷ trọng
(triệu USD)
(%)

6,994

100.0


8,295

100.0

May mặc

1,181

16.9

1,261

15.2

Giày dép

826

11.8

772

9.3

Gỗ và sản phẩm gỗ

1,271

18.2


1,306

15.7

Thủ công mỹ nghệ

158

2.3

137

1.6

Điện tử

188

2.7

234

2.8

Dây điện và cáp điện

185

2.7


231

2.8

Sản phẩm bằng plastic

171

2.5

175

2.1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010

3.4. Tình hình bán lẻ hàng hóa
Nhằm thúc đẩy thị trường hàng hóa phát triển và triển khai các chương trình kích
cầu tiêu dùng theo chính sách của Chính phủ, tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai
chương trình tuần hàng Việt Nam, kế hoạch đưa hàng về nông thôn và thực hiện cuộc vận
động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, một số các giải pháp
về phát triển thị trường nội địa năm 2010, trong đó việc tổ chức và phát triển hệ thống
phân phối (nhất là các mặt hàng thiết yếu) cho cả kênh phân phối truyền thống và hiện
đại đã tạo bước tăng trưởng khá cao về tổng mức bán lẻ trong năm 2010. Các hoạt động
xúc tiến thương mại, bán hàng giảm giá, khuyến mại vào các dịp nghỉ lễ liên tục diễn ra
trên địa bàn tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 44.130
tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so năm 2005 (10.639 tỷ đồng), cơ cấu thương mại, du lịch, nhà
hàng - khách sạn và dịch vụ tương ứng là 58,28%, 0,43%, 13,14%, và 28,15%. Tốc độ
tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hàng năm 32,8%.


22


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Biểu 3.9 : Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
2006
Tỷ
%
đồng
Tổng số

2007
Tỷ
%
đồng

2008
Tỷ
%
đồng

2009
Tỷ
%
đồng

2010
Tỷ

%
đồng

13.771

100,0

18.126

100,0

26.344

100,0

33.700

100,0

44.130

100,0

Thương mại

8.879

64,48

11.603


64,01

16.141

61,27

19.994

59,33

25.719

58,28

Du lịch
Khách sạn&
nhà hàng
Dịch vụ

4

0,03

10

0,06

21


0,08

138

0,41

187

0,43

1.559

11,32

2.137

11,79

3.210

12,18

4.225

12,54

5.799

13,14


3.329

24,17

4.376

24,14

6.972

26,47

9.343

27,72

12.425

28,15

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010

Doanh thu thương mại chiếm gần 60% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, trong
năm 2010 doanh thu bán lẻ là 25.719,1 tỷ đồng tăng gấp 3,5 lần so với năm 2005
(7.291,8 tỷ đồng). Doanh thu dịch vụ tăng trưởng nhanh, năm 2010 chiếm tỷ trọng
28,15% tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ.
3.5.Tình hình phát triển các loại hình doanh nghiệp
Trong thời gian qua, mạng lưới tổ chức kinh doanh của các thành phần kinh tế
không ngừng mở rộng và phát triển đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh lưu
thông hàng hóa trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó các hộ các thể có sự gia

tăng đáng kể. Doanh bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân, hộ
kinh doanh cá thể phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trong lúc các doanh
nghiệp nhà nước và các hợp tác xã thương mại ngày càng co cụm, thu hẹp lại. Năm 2010
tổng mức bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm 95,63%; trong đó kinh tế cá thể
phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng 57,3%, kinh tế khu vực nhà nước bao gồm trung ương
và địa phương chỉ chiếm 12,1% và đang có xu hướng giảm, khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài chỉ chiếm 4,37%.
Biểu 3.10 : Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính:
Triệu đồng
Tổng số

2005
2006
2007
2008
2009
2010

10.683.85
8
13.770.98
5
18.126.31
1
26.344.35
3
33.699.94
6

44.130.49
6

Khu vực
nhà nước
(trung ương)

Khu vực
nhà nước
(địa phương)

360.288

613.785

633.100

1.160.810

850.790

653.689

916.924

1.871.564

1.013.431

2.792.444


1.266.519

3.853.543

Tập
thể
8
.832
2
.102
2
.830
5
.164
503
2
.216

23

Tư nhân

Cá thể

1.751.124
2.175.02
6
2.634.11
2

3.505.43
3
3.362.25
2
4.041.58
7

5.484.749
6.737.61
9
9.123.11
5
13.833.38
5
18.625.25
4
24.182.10
1

Hỗn hợp

1.534.60
0
1.937.31
7
3.414.34
2
4.740.19
8
6.231.15

9
8.855.47
2

Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngoài
930.480
1.125.011
1.447.433
1.471.684
1.674.903
1.929.058


Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2010

3.6. Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại tỉnh
Cùng với tốc độ phát triển về doanh thu bán lẻ, cơ sở hạ tầng thương mại tỉnh
Bình Dương đã được đầu tư và nâng cấp từng bước phát triển các chợ, siêu thị và trung
tâm thương mại đáp ứng nhu cầu mua sắm của dân cư.
- Mạng lưới các chợ: tính đến cuối tháng 6/2011, toàn tỉnh có 86 chợ đang hoạt
động với tất cả là 9.800 quầy sạp và 975 ki ốt, trong đó có 56 chợ ở khu đô thị, chiếm
65,1%, và 30 chợ ở vùng nông thôn chiếm 34,9%. Đa số các chợ tập trung nhiều ở các thị
xã phía Nam, chợ có quy mô nhỏ, diện tích chật hẹp, hầu hết đều ở dạng tự phát do nhu
cầu thực tiễn hàng ngày của dân cư mà hình thành. Từ cuối năm 2000, mạng lưới chợ
mới được quy hoạch và đầu tư nâng cấp, xây mới theo quy hoạch. Một số chợ hình thành
từ lâu đến nay chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng nên kết cấu hạ tầng và các điều kiện
vật chất kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém nhất là chợ nông thôn.

- Trung tâm thương mại, siêu thị: hiện nay toàn tỉnh có 5 trung tâm thương mại,
10 siêu thị kinh doanh tổng hợp và 11 siêu thị chuyên doanh. Các trung tâm thương mại
hầu hết phát triển tại thị xã Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, huyện Bến Cát. Đối với Tân
Uyên và Phú Giáo chỉ mới hình thành các siêu thị loại nhỏ. Riêng huyện Dầu Tiếng chưa
có Siêu thị và Trung tâm thương mại.
- Phát triển các dịch vụ cảng, kho vận và logistics: đối với đặc thù kinh tế tỉnh thì
việc phát triển dịch vụ logistics là rất quan trọng. Hiện tại đã có các hoạt động sau: Công
ty Kerry Integgated Logistics Việt Nam, Công ty tiếp vận Gemadept Việt Nam, Công ty
tiếp vận Miền Nam; Công ty giao nhận vận tải U&I Nam Tân Uyên..
Ngày 09//03/2011, Dự án Trung tâm phân phối Vinafco đã được Ban quản lý các
khu công nghiệp Bình Dương cấp giấy chứng nhận đầu tư và đã hoàn thành các thủ tục
về thiết kế xây dựng. Dự án với tổng diện tích đất: 14.000 m 2, tổng vốn đầu tư là 103,812
tỷ đồng tại lô N, đường số 26 khu công nghiệp Sóng Thần II thị xã Dĩ An tỉnh Bình
Dương, cách TP.Hồ Chí Minh: 15 Km, cảng Sài Gòn: 15 Km và sân bay Tân Sơn Nhất:
35 Km, dự án hoàn thành sẽ là một trong những trung tâm phân phối chiến lược của
Vinafco ở khu vực phía Nam. Tại đây Vinafco xây dựng dự án kho hàng hiện đại, công
nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường. Phối hợp cùng với các Trung tâm phân phối
tại TP.Hồ Chí Minh, dự án xây dựng Trung tâm Phân phối tại Bình Dương đáp ứng định
hướng chiến lược về thị trường cũng như nhu cầu phân phối và trung chuyển hàng hóa
ngày càng lớn của các khách hàng hiện tại về qui mô và chất lượng dịch vụ. Đồng thời
hướng tới phục vụ các khách hàng tiềm năng mục tiêu tại các khu công nghiệp Bình
Dương và các Trung tâm kinh tế lân cận.
Ngày 20/4/2011, nhà cung cấp giải pháp về quản trị chuỗi cung ứng và giao nhận
vận tải hàng đầu thế giới Damco (là một thành viên hoạt động độc lập trong Tập đoàn
A.P.Moller - Maersk của Đan Mạch) đã khánh thành Trung tâm kho vận đa năng hiện đại
rộng 2,6 ha tại phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An. Dự án có tổng vốn đầu tư 4 triệu USD
cho giai đoạn 1 và có thể cung cấp được nhiều giải pháp về kho vận tại cùng một chỗ
24



Quy hoạch ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

như: kho hàng lẻ, kho ngoại quan, kho đóng hàng container nhằm đáp ứng tốt hơn các
nhu cầu hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp phía Nam, giúp khách
hàng giảm tổng chi phí hậu cần.
Việc thu hút đầu tư trong lãnh vực cảng, kho vận và logistics sẽ góp phần lưu
thông hàng hoá phát triển giảm thiểu tối đa chi phí nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá của
tỉnh. Nhìn chung hoạt động dịch vụ cảng, kho vận và logistics Bình Dương phát triển nhờ
vào sự phát triển nhanh của nhiều khu công nghiệp trong thời gian qua. Ngoài ra sẽ hình
thành các cảng Thạnh Phước (Tân Uyên), cảng Bà Lụa (thị xã Thủ Dầu Một) và cảng An
Sơn (thị xã Thuận An), cảng An Tây (Bến Cát), cảng Thường Tân (Tân Uyên).
3.7. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển thương mại tỉnh
3.7.1. Những thuận lợi
Thương mại tỉnh trong các năm qua đã phát triển khá nhanh thể hiện qua tốc độ
tăng trưởng cao của xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, các thành phần kinh
tế tư nhân và cá thể ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đã tạo một nền
tảng vững chắc cho thương mại Bình Dương tiếp tục phát triển vào những năm tới.
Thành tựu đạt được của thương mại tỉnh nhờ vào những thuận lợi sau:
- Trong giai đoạn 2006-2010, Bình Dương có tốc độ phát triển kinh tế -xã hội khá
nhanh so với tốc độ tăng trưởng của cả nước. Chính sách thu hút đầu tư đúng đắn của
tỉnh, nhất là phát triển các khu công nghiệp đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho
thương mại nội địa phát triển và tạo nguồn hàng phong phú cho hoạt động xuất khẩu.
- Những chủ trương và chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng bộ và Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Dương về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển các khu,
cụm công nghiệp đã có xu hướng lấp đầy nhờ chính sách thông thoáng của tỉnh.
- Thu nhập đời sống dân cư tăng lên, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt,
tăng sức mua là tiền đề cho thương mại phát triển
- Nhiều khu đô thị mới được hình thành tạo điều kiện cho phát triển cơ sở hạ tầng
thương mại.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống giao thông, thoát nước, cầu cảng được phát
triển tốt.
- Đã triển khai tốt các chương trình như bình ổn thị trường, cân đối cung cầu hàng
hoá, chống suy giảm kinh tế để ổn định sản xuất và xuất khẩu, chương trình hoạt động
xúc tiến thương mại, khuyến công, hội thảo về nâng cao năng lực cạnh tranh các sản
phẩm xuất khẩu,...đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển thương mại của tỉnh.
- Thủ tục hành chính và môi trường thu hút đầu tư tiếp tục được cải thiện, huy động
được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
- Ngành công nghiệp của tỉnh đã tạo nguồn hàng phong phú và ổn định cho hoạt
động thương mại và cả xuất khẩu.
25


×