Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chuyên đề Tập đọc 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.32 KB, 4 trang )

Cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP BÀN LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ
Thời gian:
Đòa điểm: Trường Tiểu học ……………………………………...
Thành phần:
Chủ trì: ………………………………………………… - Tổ trưởng.
………………………………………………… - Tổ phó, cùng giáo viên trong tổ.
I/ Nội dung:
* Lý do mở chuyên đề Tập đọc:
Môn Tiếng Việt ở Trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành cho học sinh bốn kỹ năng:
nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt có
nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc
được tạo nên từ bốn yêu cầu về chất lượng của đọc, đó là: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu,
đọc diễn cảm.
Trong thực tế, năm học 2008-2009 là năm tứ tư khối lớp 4 thực hiện chương trình thay sách
giáo khoa. Do đó việc học tập của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên đói với phân
môn Tập đọc vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế cụ thể:
+ Đối với giáo viên:
Tuy đã nắm được trình tự của một tiết Tập đọc theo phương pháp mới nhưng việc phối hợp
giữa các bước chưa được nhuần nhuyễn.
+ Đối với học sinh:
Các em vừa từ lớp 3 lên nên đa số chỉ dừng lại ở mức đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, còn
yêu cầu đọc diễn cảmở các em gặp nhiều khó khăn.
Sau khi phân tích những hạn chế, khó khăn khi dạy học môn Tập đọc. Tổ Bốn đã thống nhất
chọn môn học này để mở chuyên đề.
Biên bản kết thúc lúc cùng ngày.
Tổ trưởng Thành viên Thư ký
Cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TẬP ĐỌC LỚP 4


Người báo cáo: ………………………………………………..
Thời gian:
Đòa điểm: Trường Tiểu học …………………………
Thành phần:
Chủ trì: ……………………………………………… - Tổ trưởng.
………………………………………………. - Tổ phó, cùng giáo viên trong tổ.
*Nội dung:
I/ Mục tiêu chương trình Tiếng Việt 4:
+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết)
để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản
về xã hội, tự nhiên & Con người, về Văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
+Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của
Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt nam Xã hội Chủ nghóa.
II/ Đặc điểm phân môn Tập đọc 4;
* Số bài và thời lượng: mỗi Tuần 2 bài. 2 bài x 31 tuần = 62 bài.
Các loại bài tập đọc: Thông qua 62 bài Tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo
chí khoa học. Trong đó, 45 bài văn xuôi, 1 vở kòch, 17 bài thơ (có 2 bài thơ ngắn được dạy
trong cùng 1 tiết)
Phân môn Tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm đã được
hình thành phát triển từ lớp dưới đồng thời rèn luyện 1 kỹ năng mới là đọc diễn cảm.
III/ Phương pháp dạy phân môn Tập đọc 4:
A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
1. Củng cố và phát triển kó năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở lớp 1, 2, 3;
tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lượt để chọn thông tin nhanh, bước đầu biết đọc
diễn cảm.
2. Phát triển kỹ năng đọc – hiểu lên mức cao hơn: Nắm được một số khái niệm như đề
tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách… để hiểu ý nghóa của bài và phát hiện một vài giá
trò nghệ thuật trong các bài văn thơ.

3. Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành
nhân cách của con người mới.
B/ Các biện pháp dạy học chủ yếu:
1. Hướng dẫn đọc:
a) Đọc thành tiếng:
Giáo viên hướng dẫn đọc thành tiếng bằng các biện pháp sau:
- Đọc mẫu: Ở lớp 4, kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao, nhièu học sinh có thể
đạt tới trình độ chuẩn. Do vậy, tuỳ trường hợp cụ thể, giáo viên có thể chỉ đònh một số
học sinh giỏi đọc mẫu. Giáo viên chỉ nên đọc toàn bài khi lớp đã hoàn thành các bước
luyện đọc trơn trước khi tìm hiểu bài và chuyển sang bước luyện đọc diễn cảm. Các hình
thức đọc mẫu gồm:
+ Đọc từ, cụm từ nhằm hướng dẫn cách phát âm đúng, sửa cách phát âm sai.
+ Đọc câu, đoạn, bài nhằm hướng dẫn cách đọc diễn cảm.
+ Dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh
cách nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc.
+ Tổ chức cho học sinh đọc cá nhân (đọc trong nhóm trước lớp), đọc đồng thanh (cả
nhóm), nhận xét cách đọc của học sinh, sửa lỗi phát âm hoặc lỗi thể hiện nội dung qua
giọng đọc cho học sinh.
a) Đọc thầm:
Các biện pháp có thể áp dụng là:
- Giao nhiệm vụ để đònh hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn
nào, đọc để trả lời câu hỏi nào…)
- Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực hiện biện pháp
này là từng bước rút ngắn thời gian đọc cho học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ
(đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất đònh trong 2 phút)
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a) Giúp học sinh hiểu nghóa của từ mới:
- Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong sách giáo khoa, giáo viên không nhất
thiét yêu cầu học sinh trình bày tất cả các từ ngữ này mà có thể chọn một số từ ngữ khó
để giải thích cho rõ. Biện pháp thực hiện là tổ chức cho học sinh đọc thầm nội dung chú

thích sách giáo khoa rồi trình bày lại.
- Đối với những từ ngữ đã đợc chú giải trong sách giáo khoa mà học sinh vẫn chưa nắm
chắc nghóa hoặc những từ ngữ khác khó hiểu. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải
thích bằng các biện pháp sau:
+ Dùng các từ cùng nghóa, trái nghóa để giải thích.
+ đặt câu với từ ngữ đó.
+ Miêu tả sự vật hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng từ ngữ
đó.
b) Giúp học sinh nắm vững câu hỏi tìm hiểu bài
Các biện pháp có thể áp dụng là:
- cho học sinh đọc thầm câu hỏi (bài tập) rồi trình bày lại yêu cầu câu hỏi đó.
- Giáo viên giải thích cho rõ yêu cầu của câu hỏi.
- tách câu hỏi trong sách giáo khoa thành một số câu hỏi nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ
để học sinh dễ thực hiện, tránh đặt thêm những câu hỏi không phù hợp với chủ điểm
hoặc vượt quá khả năng nhận thức của học sinh.
- Tổ chức cho học sinh trả lời hay làm mẫu một phần của câu hỏi để cả lớp nắm được
yêu cầu.
c) Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài:
Các biện pháp áp dụng là:
- Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, nhóm trả lời.
- tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức…
IV/ Quy trình dạy phân môn tập đọc 4:
1./ Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên cho 2, 3 học sinh đọc bài tập đọc trước đó kết hợp trả lời câu hỏi.
2./ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
Học sinh đọc thành tiếng.
Đọc nối tiếp đoạn: mỗi học sinh 1 đoạn.

Đọc theo cặp: mỗi học sinh một đoạn theo trình tự các đoạn.
Một học sinh đọc toàn bài.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọpc và trả lời từng câu hỏi trong sách giáo khoa theo các
hình thức dạy học thích hợp.
* Đọc diễn cảm (với các văn bản nghệ thuật) hoặc luyện đọc lại (với các văn bản phi
nghệ thuật);
+ Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn (khổ thơ) - giáo viên dùng lời nói, một số học sinh
đọc; học sinh đọc nối tiếp đoạn
Giáo viên hướng dẫn điều chỉnh cách đọc sau mỗi đoạn.
+ Hướng dẫn kỹ cách đọc một đoạn văn.
Giáo viên dùng lời nói kết hợp ghi bảng để hướng dẫn học sinh cách đọc.
+ Học sinh đọc đoạn văn (thơ) đã được giáo viên hướng dẫn.
Giáo viên sửa lỗi cho học sinh.
+ Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp
*Học thuộc lòng đối với những bài có yêu cầu:
+ Học sinh tự nhẩm các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn theo yêu cầu sách giáo khoa.
+Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc các bài thơ, đoạn văn vừa học.
3./ Củng cố, dặn dò:
Hướng dẫn học sinh chốt lại nội dung chính hoặc ý nghóa của bài.
Chuẩn bò bài sau.
* Chú ý:
- Tuỳ nội dung, cấu tạo của từng bài, giáo viên có thể dạy bài tập đọc theo cách “bổ
dọc” hoặc “bổ ngang”.
- Việc hướng dẫn đọc diễn cảm được vận dụng một cách linh hoạt tuỳ trường hợp giáo
viên áp dụng các biện pháp khác nhau như: phân vai, tổ chức trò chơi học tập có tác
dụng luyện đọc…
Biên bản kết thúc lúc cùng ngày.
Tổ trưởng Thành viên Thư ký

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×