Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia cho nước thải ở các lò giết mổ gia súc tập trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÙI THỊ PHƢƠNG TRINH

NGHIÊN CỨU HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN QUỐC GIA CHO NƢỚC THẢI
Ở CÁC LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC TẬP TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

BÙI THỊ PHƢƠNG TRINH

NGHIÊN CỨU HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN QUỐC GIA CHO NƢỚC THẢI
Ở CÁC LÒ GIẾT MỔ GIA SÚC TẬP TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QDT

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Huỳnh Thị Lan Hƣơng

HÀ NỘI – 2020



Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Huỳnh Thị Lan Hƣơng, không sao
chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Kết quả của luận văn đã đƣợc
Chủ nhiệm Đề tài KC.08.31/11-15 đồng ý cho phép sử dụng nhƣ một phần đóng
góp cho Đề tài.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Bùi Thị Phƣơng Trinh


MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của luận văn ..................................... 4

6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 5
1.1. Tình hình phát thải khí nhà kính toàn cầu và Việt Nam ................................ 5
1.2. Các hành động giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế và Việt
Nam ....................................................................................................................... 6
1.2.1. Các hành động giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế........... 6
1.2.2. Các hành động giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam ...................... 10
1.3. Hiện trạng xả thải của các lò giết mổ gia súc tại Việt Nam ......................... 20
1.3.1. Nguồn thải ................................................................................................. 20
1.3.2. Nƣớc thải trong các lò giết mổ .................................................................. 23
1.4. Tổng quan các công nghệ xử lý nƣớc thải ................................................... 28
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................... 30
2.1. Phƣơng pháp và số liệu liên quan đến xây dựng và thực nghiệm hệ thống bể
xử lý sinh học kết hợp màng ............................................................................... 30
2.1.1. Địa điểm xây dựng và thực nghiệm .......................................................... 30
2.1.2. Thiết kế hệ thống ....................................................................................... 31
2.1.3. Hệ thống tiền xử lý nƣớc thải.................................................................... 31
2.1.4. Hệ thống sinh học...................................................................................... 33
2.1.5. Hệ thống màng .......................................................................................... 36
2.1.6. Hệ thống xử lý chất thải rắn ...................................................................... 37
2.1.7. Vận hành hệ thống..................................................................................... 37
2.2. Các phƣơng pháp và số liệu liên quan đến việc tính toán phát thải và đánh
giá tiềm năng giảm phát khí nhà kính ................................................................. 41
2.2.1. Phát thải khí nhà kính từ nƣớc thải ........................................................... 41
i


2.2.2. Phát thải khí nhà kính từ đốt nhiên liệu phục vụ mục đích dân dụng ....... 42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 43
3.1. Tính toán phát thải và tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính..................... 43

3.1.1. Phát thải khí nhà kính liên quan đến nƣớc thải ......................................... 43
3.1.2. Phát thải khí nhà kính từ năng lƣợng sử dụng cho lò giết mổ .................. 43
3.1.3. Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính khi áp dụng hệ thống bể xử lý sinh
học kết hợp màng ................................................................................................ 44
3.2. Các điều kiện và giải pháp triển khai hành động giảm phát thải khí nhà kính
phù hợp với điều kiện quốc gia liên quan đến việc áp dụng công nghệ xử lý
nƣớc thải lò giết mổ gia súc tập trung ................................................................. 45
3.2.1. Về chuyển giao, nhân rộng và cung cấp tài chính cho giải pháp công nghệ
............................................................................................................................. 45
3.2.2. Hình thành môi trƣờng pháp lý và điều kiện hỗ trợ để triển khai hoạt động
giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia .............................. 50
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 58
Kết luận ............................................................................................................... 57
Khuyến nghị ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 59
Tiếng Việt ............................................................................................................ 59
Tiếng Anh ............................................................................................................ 61

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH
BOD5
Bộ TN&MT
BUR
CDM
CER
CO2tđ

COD
COP
CTR
DNVVN
EU
FIRM
GCF
GIZ
GtCO2
IMHEN
IPCC
KNK
KP
Kpa
LCÊ
LULUCF
MBR
MRV
MtCO2
NAMA
NDC
PA
PVDF
QCTĐHN
QCVN
RO
SS
TN
TOW


Biến đổi khí hậu
Nhu cầu oxy hóa sinh học trong 5 ngày đầu
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
Báo cáo cập nhật hai năm một lần
Cơ chế phát triển sạch
Chứng nhận giảm phát thải
CO2 tƣơng đƣơng
Nhu cầu oxy hóa học
Hội nghị các bên
Chất thải rắn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Liên minh Châu Âu
Dự án “Tạo điều kiện thuận lợi và sẵn sàng cho các hoạt động
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Quỹ Khí hậu xanh
Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế CHLB Đức
Tỷ tấn CO2
Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
Khí nhà kính
Nghị định thƣ Kyoto
Kilopascal
Dự án "Chuyển hóa các-bon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng
lƣợng"
Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
Hệ thống bể xử lý sinh học kết hợp màng
Đo đạc – Báo cáo – Thẩm định
Triệu tấn CO2
Hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp điều kiện quốc
gia

Đóng góp do quốc gia tự quyết định
Thỏa thuận Paris
Polyvinylidene fluoride
Quy chuẩn Thủ đô Hà Nội
Quy chuẩn Việt Nam
Thẩm thấu ngƣợc
Chất thải rắn lơ lửng
Tổng hàm lƣợng nitơ
Tổng nƣớc thải hữu cơ
iii


TP
TSS
UNCED
UNEP
UNFCCC
VNEEP
WMO
WRI

Tổng hàm lƣợng phốtpho
Tổng chất thải rắn lơ lửng
Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trƣờng và Phát triển
Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc
Công ƣớc khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lƣợng tiết kiệm
và hiệu quả
Tổ chức Khí tƣợng Thế giới
Viện Tài nguyên thế giới


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng phát thải, hấp thụ khí nhà kính năm 2013 theo các loại khí ....... 5
Bảng 1.2: Xu thế phát thải/hấp thụ khí nhà kính trong các kỳ kiểm kê .............. 17
Bảng 1.3: Đặc tính của nƣớc thải giết mổ gia súc tại một số lò giết mổ tại Việt
Nam ..................................................................................................................... 27
Bảng 1.4: Ví dụ lò mổ với 100 động vật nhỏ và 75 gia súc đƣợc giết mổ hàng
ngày ..................................................................................................................... 29
Bảng 2.1: Các thông số và chức năng của các thiết bị, công trình trong hệ thống
tiền xử lý .............................................................................................................. 33
Bảng 2.2: Các thông số của nƣớc thải đầu vào và đầu ra ................................... 36
Bảng 2.3: Các thông số chính của màng sử dụng trong hệ thống ....................... 37
Bảng 2.4: Mức năng lƣợng tiêu thụ khi chƣa áp dụng hệ thống xử lý nguồn thải
20m3/ngày.đêm ................................................................................................... 37
Bảng 2.5: Tổng hợp năng lƣợng tiêu thụ theo các phƣơng án ............................ 42
Bảng 3.1: Chuyển đổi thực nghiệm COD sang dữ liệu phục vụ tính toán ......... 44
Bảng 3.2: Chuyển đổi dữ liệu từ kWh sang MWh ............................................. 44
Bảng 3.3: Kết quả phát thải KNK từ các phƣơng án sử dụng năng lƣợng ......... 44
Bảng 3.4: Phát thải KNK ở các phƣơng án kết hợp khác nhau .......................... 45
Bảng 3.5: Tiềm năng giảm phát thải KNK trong tƣơng lai ................................ 45
Bảng 3.6: Nhu cầu tài chính cho xử lý nguồn thải lò mổ ................................... 48

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Lƣợng phát thải toàn cầu từ năm 1850 đến năm 2011 (MtCO2).......... 5

Hình 1.2: Tiến trình đàm phán về BĐKH trên thế giới ...................................... 10
Hình 1.3: Các hoạt động và chính sách ứng phó với BĐKH của Việt Nam ...... 11
Hình 1.4: Quy trình giết mổ trâu bò và chất thải phát sinh ................................. 21
Hình 1.5: Quy trình giết mổ lợn và chất thải phát sinh ....................................... 22
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý chất thải giết mổ gia súc ................. 31
Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo bể năm chức năng theo cơ sở lý thuyết ........................ 35

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo đánh giá của Nhóm công tác I thuộc Ủy ban liên Chính phủ
về biến đổi khí hậu (IPCC) đƣa ra vào đầu năm 2013, biến đổi khí hậu (BĐKH) là
một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Những ảnh hƣởng của BĐKH
đến con ngƣời và các thay đổi của hệ thống khí hậu cũng đã đƣợc ghi nhận từ
những năm 1950. Nguyên nhân chính của BĐKH là do phát thải khí nhà kính
(KNK), trong đó,các hoạt động sinh sống và sản xuất của con ngƣời là nguồn phát
thải chính. KNK đƣợc định nghĩa là những thành phần của khí quyển, đƣợc tạo ra
do tự nhiên và các hoạt động của con ngƣời. Chúng có khả năng hấp thụ các bức
xạ sóng dài đƣợc phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi đƣợc chiếu sáng bằng ánh sáng
mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Tiếp
tục phát thải KNK sẽ làm nặng nề thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng
nhƣ những ảnh hƣởng tiêu cực của nó lên tự nhiên và con ngƣời.
Tại hội nghị các bên (COP) lần thứ 21 ở Paris, các nƣớc cam kết thực hiện
thỏa thuận Paris. Tại Việt Nam, ngày 31 tháng 10 năm 2016, Thủ tƣớng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ ký Nghị quyết số 93/NQ-CP phê duyệt
Thỏa thuận Paris thực hiện Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí
hậu (Thỏa thuận Paris về biến đối khí hậu). Trƣớc đó, Quyết định 2053/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 10 năm 2016, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí

hậu cũng đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành. Trong đó có việc thực hiện
Đóng góp do Quốc gia tự quyết (NDC), theo đó, đóng góp dự kiến do quốc gia tự
quyết của Việt Nam gồm hai hợp phần chính là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và
thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể, Việt Nam dự kiến sẽ giảm 8% phát thải khí
nhà kính vào năm 2030 và sẽ tăng lên 25% nếu có sự hỗ trợ quốc tế.
Chất thải từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt từ các hoạt động giết mổ
chiếm một tỷ trọng đáng kể. Nƣớc thải và chất thải rắn khi giết mổ có hàm
lƣợng chất hữu cơ, nitơ, phốt-pho đồng thời chứa một số lƣợng vi khuẩn vi rút
1


cao nếu thải trực tiếp không qua xử lý ra môi trƣờng có khả năng phát thải ra
một lƣợng lớn KNK và gây tác động xấu tới môi trƣờng xung quanh, đặc biệt là
sức khỏe con ngƣời. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, hiện nay 53/64 tỉnh thành trên toàn quốc có khoảng 851 cơ sở giết mổ đã
đƣợc kiểm tra đánh giá , trên tổng số 28.285 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong đó phía
Bắc có khoảng 11.485 điểm. Các lò giết mổ tại nông thôn và các thị trấn hay
thành phố nhỏ thƣờng có quy mô nhỏ và hầu nhƣ không có hệ thống xử lý chất
thải rắn hay nƣớc thải ô nhiễm. Các chất thải rắn lỏng giết mổ đều đƣợc thải trực
tiếp ra mƣơng, ao hay đƣờng đi gây mất vệ sinh và ô nhiễm nghiêm trọng nguồn
nƣớc của ngƣời dân xung quanh.
Theo Báo cáo cập nhật 2 năm 1 lần lần thứ nhất (BUR I) của Việt Nam
(Bộ TN&MT, 2014), lƣợng phải thải KNK trong lĩnh vực chất thải là 15,351
triệu tấn CO2 tƣơng đƣơng, vào khoảng 5,78% tổng lƣợng phát thải KNK không
tính LULUCF tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có một phần trong đó đƣợc thu gom
và xử lý với mức trên 70% ở khu vực đô thị và khoảng 20% ở khu vực nông
thôn. Phát thải chủ yếu bao gồm: Phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp chất thải rắn
đƣợc thu gom; từ nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt; phát thải N2O từ
bùn cống nƣớc thải sinh hoạt; phát thải CO2 và N2O từ quá trình đốt chất thải.
Nhìn chung, lƣợng phát thải này tuy không lớn nhƣng lĩnh vực chất thải là lĩnh

vực có tiềm năng giảm phát thải lớn. Hiện nay, tại Việt Nam, các công nghệ
trong lĩnh vực chất thải là tƣơng đối cũ, còn nhiều lạc hậu và chƣa đƣợc hiện đại
hóa. Theo nhiều chuyên gia từ Viện Chiến lƣợc chính sách TN&MT bên cạnh các
giải pháp về mặt chính sách, việc áp dụng các giải pháp về công nghệ là không
thể thiếu trong chiến lƣợc giảm phát thải KNK. Các giải pháp này rất đa dạng, tuy
nhiên cần đƣợc đầu tƣ nghiên cứu và thử nghiệm để đảm bảo phù hợp với điều
kiện của quốc gia nói chung, cũng nhƣ ngành nghề, địa bàn áp dụng nói riêng.
Trƣớc thực trạng đó, việc nghiên cứu đề xuất ra các giải pháp để xử lý và
giảm lƣợng phát thải KNK từ hoạt động giết mổ là một công việc rất bức thiết,
và đáp ứng đƣợc cùng lúc cả hai mục tiêu đó là: bảo vệ môi trƣờng và giảm phát
thải KNK, góp phần hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện thỏa thuận Paris.
2


2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đƣợc khả năng và đề xuất các công nghệ giảm phát thải KNK
trong hoạt động xử lý nƣớc thải ở Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc tiềm năng giảm phát thải KNK từ việc áp dụng các công
nghệ xử lý nƣớc thải của lò giết mổ gia súc tập trung
- Đề xuất đƣợc việc ứng dụng các giải pháp công nghệ giảm phát thải
KNK cho lò giết mổ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài sẽ thực hiện tính toán và đánh giá tiềm năng
giảm phát thải KNK của các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải ở Việt Nam, cả phƣơng
pháp truyền thống và phƣơng pháp tiên tiến. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian
nên đề tài sẽ chỉ nghiên cứu và đánh giá trên số liệu của một cơ sở giết mổ.
Trong đó, đối tƣợng nghiên cứu là các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải của
lò giết mổ gia súc tập trung.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập năm 2014-2015,
kế thừa từ Đề tài cấp nhà nƣớc KC.08.31/11-15 “Nghiên cứu ứng dụng và phát
triển mô hình công nghệ tích hợp tiên tiến có tận thu và sử dụng năng lƣợng tái
tạo để xử lý hiệu quả, bền vững nguồn thải hỗn hợp rắn - lỏng từ các lò giết mổ
tập trung” do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Viện khoa học Khí tƣợng
Thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến tháng
12 năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu và nhiệm vụ trên, đề tài sẽ sử dụng tổng
hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu sau:

3


- Phƣơng pháp kế thừa, thống kê, phân tích tổng hợp các tài liệu, số liệu
hiện có liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
- Phƣơng pháp điều tra và khảo sát: Điều tra, khảo sát nhằm xác định và
bổ sung thêm thông tin;
- Phƣơng pháp lấy mẫu nghiên cứu: do các bể sinh học đều đƣợc đảo trộn
gần nhƣ hoàn toàn (bể thiếu khí đảo trộn nhờ bơm chìm, bể thiếu khí đảo trộn
nhờ hệ sục khí) nên mẫu đƣợc lấy tại các vị trí giữa bể, ngoài ra đối với bể lắng
và màng lọc thì mẫu đƣợc lấy sau quá trình lắng và lọc.
- Phƣơng pháp phân tích: mẫu sau khi đƣợc lấy sẽ tiến hành phân tích
trong ngày, trƣờng hợp không kịp phân tích trong ngày thì mẫu sẽ đƣợc bảo
quản trong tủ bảo quản mẫu đảm bảo tính chất của mẫu không thay đổi hoặc
thay đổi không đáng kể. Phƣơng pháp phân tích mẫu đƣợc sử dụng theo tiêu
chuẩn hiện hành TCVN.
- Phƣơng pháp tính toán phát thải khí nhà kính: áp dụng phƣơng pháp của
IPCC (1997).
5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của luận văn

- Đƣa ra đƣợc các cơ sở khoa học để tính toán tiềm năng giảm phát thải
KNK trong lĩnh vực chất thải nói chung và nƣớc thải nói riêng ở các lò giết mổ
gia súc.
- Đƣa ra đƣợc các công nghệ có tiểm năng giảm phát thải phù hợp với
điều kiện Việt Nam góp phần thực hiện thỏa thuận Paris ở Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận văn
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và số liệu nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình phát thải khí nhà kính toàn cầu và Việt Nam
Theo báo cáo của Viện Tài nguyên thế giới (WRI), tính từ cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 2 (khoảng thập kỷ 1850) đến nay (năm 2011), lƣợng
phát thải KNK toàn cầu đã gia tăng nhanh chóng, từ 198 triệu tấn CO2 (MtCO2)
lên đến hơn 32 tỷ tấn CO2 (GtCO2). Trong đó, Việt Nam xếp thứ 31 thế giới về
phát thải KNK, theo báo cáo Kiểm kê khí nhà kính lƣợng phát thải KNK của
Việt Nam năm 2010 là 246,8 MtCO2 (bao gồm LULUCF), đến năm 2020 ƣớc
đạt 474,1 MtCO2 và năm 2030 là 787,4 MtCO2 (Bộ TN&MT, 2014).

( Trần Thục, 2016)
Hình 1.1: Lượng phát thải toàn cầu từ năm 1850 đến năm 2011 (MtCO2)

Báo cáo phát thải của Chƣơng trình Môi trƣờng Liêp hiệp quốc (UNEP
,2017) dự báo rằng lƣợng phát thải toàn cầu đạt đỉnh vào năm 2020 là 52 GtCO2,
48 GtCO2 cho đến 2025, và 42 GtCO2 vào năm 2030 cho 66% khả năng hạn chế
ấm lên toàn cầu ở mức 2oC. Cũng theo kịch bản này, nếu mức phát thải trung

bình toàn cầu vào khoảng 56 GtCO2 vào năm 2020, 47 GtCO2 vào 2025 và 39
GtCO2 vào năm 2030 thì có 50% khả năng hạn chế ấm lên toàn cầu ở mức
1,5oC. UNEP cũng nhận định lƣợng phát thải KNK toàn cầu vẫn ổn định trong
liên tiếp 2 năm từ năm 2014 đến 2016: 51,7 GtCO2 vào năm 2014, 35,6 GtCO2
vào năm 2015 và 51,9 GtCO2 năm 2016, nhƣng vẫn chậm rãi tăng lên. So sánh
5


với hiện tại 2016, tổng lƣợng phát thải toàn cầu, bao gồm cả phát thải từ sử dụng
đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) là đã đạt 51,9 tỷ tấn CO2
(UNEP, 2017) có thể thấy cộng đồng quốc tế còn phải tiếp tục nỗ lực rất lớn để
đạt mục tiêu đạt đỉnh phát thải toàn cầu vào năm 2020 là 52 GtCO2.
1.2. Các hành động giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế và
Việt Nam
1.2.1. Các hành động giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế
Năm 1988, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc ứng phó với BĐKH,
Tổ chức Khí tƣợng thế giới (WMO) và UNEP đã thống nhất thành lập một Ủy
ban chung chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu gọi là Ủy ban liên chính phủ về
Biến đổi khí hậu (IPCC). Mục tiêu của IPCC là cung cấp cho thế giới một cái
nhìn khoa học về BDDKH và các tác động của nó đối với kinh tế và chính sách
toàn cầu (WMO, 1988). IPCC chịu trách nhiệm đƣa ra các báo cáo hỗ trợ Cung
ƣớc khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) – thỏa thuận
quốc tế chính về BĐKH.
Đến năm 1992, Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trƣờng và Phát triển
(UNCED) đã thống nhất và đƣa ra nội dung của Công ƣớc khung của Liên hiệp
quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Mục tiêu của Công ƣớc là ổn định các nồng
độ KNK trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa đƣợc sự can thiệp nguy hiểm
của con ngƣời đối với hệ thống khí hậu. Tuy Công ƣớc không có các ràng buộc
pháp lý và cơ chế thực thi về giới hạn phát thải KNK nhƣng lại cung cấp một bộ
khung cho việc đàm phán các hiệp ƣớc quốc tế cụ thể (gọi là "nghị định thƣ") có

khả năng đặt ra những giới hạn ràng buộc về KNK (United Nations, 1992).
Tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị giữa các bên tham gia về Biến đổi khí
hậu lần thứ 3 (COP3), Nghị định thƣ Kyoto (KP) đã đƣợc ký kết và chính thức
có hiệu lực vào năm 2005. Trong đó 36 quốc gia công nghiệp trên thế giới và
liên minh Châu Âu (EU) bắt buộc phải cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây
hiệu ứng nhà kính khác ít nhất 5% so với mức phát thải năm 1990, hoặc có thể
tiến hành biện pháp thay thế nhƣ mua bán phát thải nếu không muốn đáp ứng
6


yêu cầu đó (UNFCCC, 1997). Đây cũng là điểm nổi bật của Nghị định thƣ
Kyoto vì có cơ chế linh hoạt bằng cách cho phép các nƣớc Phụ lục I mua lƣợng
khí cắt giảm đƣợc từ những quốc gia khác nhằm đạt đƣợc mục tiêu cắt giảm khí
thải. Theo đó, các quốc gia có hạn ngạch phát thải carbon dƣ thừa có thể bán hạn
ngạch này cho những nƣớc có lƣợng phát thải vƣợt ngƣỡng cho phép. Đây đƣợc
xem nhƣ một công cụ hiệu quả nhằm giúp các nƣớc đang phát triển tham gia vào
Nghị định thƣ Kyoto, giúp nâng cao năng lực công nghệ ở các quốc gia này,
đồng thời giải quyết đƣợc bài toán lợi ích giữa kinh tế và môi trƣờng tại các
quốc gia phát triển. Tƣơng tự, cơ chế đồng thực hiện cũng cho phép một quốc
gia thành viên tự thực hiện một dự án ở một quốc gia thành viên khác và qua đó
giành đƣợc thêm hạn ngạch phát thải ở nƣớc mình (Đào Minh Hồng, 2013).
COP13 đồng thời cũng là Hội nghị giữa các bên lần thứ 3 về Thỏa thuận
Kyoto (CMP3) đƣợc tổ chức vào tháng 12 năm 2007 tại Bali, Indonesia. Hội
nghị nhằm tăng cƣờng khả năng giảm nhẹ BĐKH ở cấp độ quốc tế và quốc gia,
áp dụng cho cả các quốc gia đã và đang phát triển. Hội nghị đã đƣa ra Kế hoạch
hành động Bali (BAP) và các bƣớc cụ thể để đàm phán đạt đƣợc một thỏa thuận
vào năm 2009 cho giai đoạn sau 2012 khi Nghị định thƣ Kyoto hết hạn. BAP lần
đầu tiên đƣa ra khái niệm Hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp điều
kiện quốc gia (NAMA) là các chính sách và hành động mà các quốc gia tự
nguyện thực hiện nhằm giảm phát thải KNK đồng thời thúc đẩy phát triển bền

vững. Các hành động này sẽ đƣợc hỗ trợ và thực hiện thông qua việc chuyển
giao công nghệ, cung cấp tài chính và tăng cƣờng năng lực từ các nƣớc đã phát
triển. Do đó, BAP cũng đồng thời đã đƣa ra khái niệm hệ thống Đo đạc – Báo
cáo – Thẩm định (MRV) để đảm bảo các hỗ trợ quốc tế này đƣợc sử dụng một
cách có hiệu quả (UNFCCC, 2007).
Tháng 12 năm 2009, COP15 và CMP5 đã đƣợc tổ chức tại Copenhagen,
Đan Mạch. Theo BAP, hội nghị này kỳ vọng đƣa ra một chƣơng trình khung về
giảm thiểu BĐKH cho giai đoạn sau năm 2012 khi mà giai đoạn cam kết đầu
tiên chấm dứt và Nghị định thƣ Kyoto hết hiệu lực. Tuy nhiên, hội nghị đã kết
thúc mà không đạt đƣợc một thỏa thuận ràng buộc cho hành động lâu dài nào.
7


Thay vào đó, một hiệp định chính trị đã đƣợc 25 quốc gia thông qua bao gồm cả
Mỹ và Trung Quốc – 2 quốc gia có lƣợng phát thải lớn nhất thế giới, chiếm 20%
phát thải KNK toàn cầu. Hiệp định đƣa ra đƣợc 2 điểm nổi bật là (1) các quốc
gia đồng ý hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu là 2oC; (2) các nƣớc phát triển sẽ
hỗ trợ tài chính 30 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2012 và lên tới 100 tỷ USD cho
tới năm 2020 cho các nƣớc đang phát triển để thích ứng và giảm thiểu với
BĐKH. Ngoài ra, hội nghị cũng đã làm rõ thêm về cơ chế NAMA và khái niệm
MRV, trong đó có quy định về Báo cáo 2 năm 1 lần (BUR) (UNFCCC, 2009).
Liên tiếp các năm sau đó 2010, 2011, 2012 các COP16, 17, 18 diễn ra tại
Cancun, Durban và Doha là giai đoạn tái cấu trúc sau Copenhagen đều hƣớng
tới mục tiêu là đƣa ra một hiệp ƣớc thống nhất về văn bản mang tính ràng buộc
pháp lý mới thay thế cho Nghị định thƣ Kyoto. Tuy các hội nghị đã kết thúc với
kết quả không nhƣ mong đợi khi các quốc gia chủ chốt vẫn bất đồng gay gắt về
nghĩa vụ giảm KNK, nhƣng đến COP18 hội nghị cũng đã đạt đƣợc thỏa thuận về
(1) kéo dài KP cho tới 2020 và (2) cụ thể hóa nền tảng Durban (Durban
Platform) thông qua vào năm 2015 thực hiện cho tới 2020. Ngoài ra hội nghị
còn có tiến triển liên quan đến việc thành lập Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) hỗ trợ

100 tỷ USD/năm theo ý tƣởng của COP15 (UNFCCC, 2012).
COP19/CMP9, COP20/CMP10 diễn ra tại Warsaw, Ba Lan và Lima, Peru
năm 2013, 2014 với mục tiêu chung là tiếp tục thỏa thuận và cùng nhau hƣớng
tới một thỏa thuận khí hậu vào năm 2015. COP19 đƣợc đánh giá là đặc biệt quan
trọng do 2013 là năm bắt đầu thực hiện KP giai đoạn 2. Tuy nhiên, do những bất
đồng, nhƣ: Nhật Bản công bố tăng thêm 3,1% mức phát thải của mình, đi ngƣợc
lại cam kết trƣớc đó là giảm 25% khí thải vào năm 2020; Australia tuyên bố điều
chỉnh mức giảm phát thải từ 15-25% thành 5% vào năm 2020 (so với mức cam
kết đƣa ra năm 2000); và các trì hoãn nghĩa vụ đóng góp tài chính cho GCF nên
hội nghị vẫn chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Hội nghị cũng đƣa ra Cơ chế
Warsaw để cung cấp kiến thức chuyên gia, hỗ trợ cho các nƣớc đang phát triển
để đối phó với các tổn thất và thiệt hại từ các cực đoan nhƣ: sóng nhiệt, hạn hán,
lũ lụt, nƣớc biển dâng và sa mạc hóa. Phải tới 2014, tại Lima, Peru hội nghị mới
8


thông qua Thỏa thuận khung cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính
với tên gọi “Hiệu triệu Lima cùng hành động vì khí hậu” nhằm đặt nền tảng cho
việc thông qua thỏa thuận toàn diện hơn tại hội nghị khí hậu ở Paris (Pháp) vào
năm tới. “Tuy là một tín hiệu tích cực và là nền móng để xây dựng một dự thảo
thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ đƣợc đƣa ra thảo luận tại
COP 21 (tổ chức tại thủ đô Paris, Pháp) vào năm 2015; song, nội dung đạt đƣợc
tại Hội nghị chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng của thế giới trƣớc tác động ngày một rõ
ràng và mạnh mẽ của biến đổi khí hậu” - Nguyễn Văn Tuệ, Cục trƣởng Cục
Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Phó trƣởng Đoàn đàm phán
của Việt Nam về biến đổi khí hậu.
COP21/CMP11 năm 2015, hội nghị đã đạt bƣớc tiến lớn và đƣợc đánh giá
là đạt đƣợc mục tiêu của hội nghị. Các nhà đàm phán về BĐKH của Liên hợp
quốc đã thống nhất “Thỏa thuận Paris” (PA) nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ
trung bình toàn cầu ở mức dƣới 2oC và có khả năng là dƣới 1,5oC. COP21 cũng

đánh dấu lần đầu liên, tất cả các quốc gia có nghĩa vụ pháp lý tham gia vào nỗ
lực quốc tế và đóng góp nhằm giảm nhẹ BĐKH bằng cách đệ trình Đóng góp do
Quốc gia tự quyết định (NDC). Tính tới nay, đã có 172 quốc gia phê chuẩn PA
và đệ trình NDC cho UNFCCC. Mặc dù PA không đề cập trực tiếp đến NAMA,
nhƣng hành động giảm nhẹ quốc gia ở tất cả các nƣớc là không thể thiếu và
đƣợc kỳ vọng là công cụ chính để đạt đƣợc những mục tiêu trong NDC và mục
tiêu tổng thể của PA (Viện KTTVBĐKH, 2018). Tuy nhiên, không có kế hoạch
thời gian hay mục tiêu cụ thể của mỗi quốc gia đƣợc nêu trong phiên bản cuối
cùng của PA - trái với KP trƣớc đây: có thể đạt đƣợc mức phát thải zero trong
nửa sau của thế kỷ theo thỏa thuận.

9


(Trần Thục, 2016)
Hình 1.2: Tiến trình đàm phán về BĐKH trên thế giới

1.2.2. Các chính sách và hành động giảm phát thải khí nhà kính của Việt
Nam
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia sẽ phải chịu những
tác động nghiêm trọng của BĐKH, đặc biệt nƣớc biển dâng. Với quan điểm coi
ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn, Việt Nam đã và đang chủ
động tiến hành các hoạt động ứng phó với BĐKH nhằm bảo đảm an toàn cho
ngƣời dân, bảo vệ tài sản, xây dựng nền kinh tế các-bon thấp, tăng trƣởng xanh
và đạt mục tiêu phát triển bền vững của đất nƣớc, đồng thời tích cực cùng cộng
đồng quốc tế thực hiện Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH
(UNFCCC), góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất và giữ cho nhiệt độ trung
bình toàn cầu tăng không quá 2°C vào cuối thế kỷ 21 nhƣ đã đƣợc cả thế giới
cùng cam kết trong Thỏa thuận Paris 2015 tại COP21. Các nỗ lực của Việt Nam
đã đƣợc cộng đồng quốc tế ghi nhận và Việt Nam đƣợc coi là một trong những

quốc gia có những hành động tích cực nhất cùng cộng đồng thế giới chống lại
các diễn biến bẩt lợi của BĐKH, cụ thể:
Việt Nam đã ký Công ƣớc Khung Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC)
vào ngày 11/6/1992 và đã phê chuẩn Công ƣớc này ngày 16/11/1994. Việt Nam

10


cũng đã ký Nghị định thƣ Kyoto (KP) vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào
ngày 25/9/2002.
Là thành viên tham gia tích cực vào Công ƣớc khí hậu, Việt Nam đã nỗ
lực tham gia và hoàn thành các trách nhiệm của một quốc gia đã ký kết vào các
cam kết quốc tế trên thông qua các hoạt động nhƣ: xây dựng các Thông báo
quốc gia lần thứ I và II vào các năm 2005 và 2010, trong đó thực hiện kiểm kê
quốc gia KNK cho các năm cơ sở 1994 và 2000, đồng thời nghiên cứu đề xuất
các giải pháp cắt giảm phát thải KNK cũng nhƣ các giải pháp thích ứng với
BĐKH, v.v..
Trung ƣơng, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phƣơng trong cả nƣớc cũng
đã nỗ lực tăng cƣờng năng lực, thể chế thông qua việc xây dựng và ban hành các
chính sách:

(Trần Hồng Thái, 2013)
Hình 1.3: Các hoạt động và chính sách ứng phó với BĐKH của Việt Nam

Nhận thức rõ những thách thức do biến đổi khi hậu gây ra, ngày 02 tháng
12 năm 2008 Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg. Đây là
11



một trong những thành công ban đầu quan trọng trong nỗ lực ứng phó với BĐKH
của Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững. Hai trong tám nhiệm vụ quan trọng
của Chƣơng trình là: (1) Đánh giá mức độ và tác động của BĐKH đối với các lĩnh
vực, ngành và địa phƣơng và (2) Xác định các giải pháp ứng phó.
Ngày 5/12/2011, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ra quyết định 2139/QĐTTg phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu. Trong đó, Chính phủ
đánh giá BĐKH là thách thức và cũng đồng thời là cơ hội đối với Việt Nam. Do
đó, chúng ta cần phải “Phát huy năng lực của toàn đất nƣớc, tiến hành đồng thời
các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng ngƣời dân và tài sản, nhằm mục tiêu
phát triển bền vững”; “Tăng cƣờng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của
con ngƣời và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm
bảo vệ và nâng cao chất lƣợng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền
vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và tích cực cùng cộng
đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất” (trích Chiến lƣợc quốc gia về
BĐKH). Để thực hiện thành công Chiến lƣợc, Chính phủ cũng đƣa ra các nhóm
nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung thực hiện trƣớc là: nhóm nhiệm vụ về thích
ứng, nhóm nhiệm vụ về giảm phát thải KNK và nhóm nhiệm vụ phối kết hợp
liên ngành ứng phó với BĐKH. Các nhiệm vụ trên đƣợc thực hiện theo 3 giai
đoạn: tới năm 2012, từ 2013 đến 2025, từ 2026 đến 2050 (TTg, 5/12/2011).
Để cụ thể hóa Quyết định 2139, Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Quyết
định 1474/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2012 về việc ban hành Kế hoạch hành
động Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2020 trong đó chi tiết hóa các
mục tiêu, nhiệm vụ cho giai đoạn tới năm 2020. Kế hoạch hành động cũng đƣa
ra các chƣơng trình, đề án, dự án cụ thể cho các bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện
trong giai đoạn này.
Cũng trong năm 2012, vào ngày 25 tháng 9, Thủ tƣớng chính phủ đã ban
hành Quyết định 1393/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng
trƣởng xanh với mục tiêu cơ bản là: “Tăng trƣởng xanh, tiến tới nền kinh tế các12



bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hƣớng chủ đạo trong phát triển
kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở
thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội” (TTg,
25/09/2012). Trong đó, nhiệm vụ “Giảm cƣờng độ phát thải khí nhà kính và thúc
đẩy sử dụng năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo” là một trong ba nhiệm vụ
trọng tâm của chiến lƣợc.
Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ ban
hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, khóa
XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trƣờng. Chƣơng trình hành động xác định các nhiệm vụ trọng tâm và
giải pháp chủ yếu của Chính phủ về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH;
khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia hợp lý, hiệu quả và bền vững;
nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống và bảo đảm cân bằng sinh thái, hƣớng tới
mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc.
Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển năng lƣợng tái tạo của Việt Nam đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lƣợc định hƣớng từng bƣớc gia tăng
tỷ trọng nguồn năng lƣợng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lƣợng quốc gia
nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lƣợng hóa thạch, góp phần đảm bảo an
ninh năng lƣợng, giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ môi trƣờng và phát triển kinh tế-xã
hội bền vững. Một số mục tiêu chính của Chiến lƣợc liên quan đến giảm nhẹ
phát thải KNK là: “Tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lƣợng tái tạo trong
tổng điện năng sản xuất toàn quốc từ khoảng 35% vào năm 2015 lên khoảng
38% vào năm 2020, đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm
2050” và “Giảm nhẹ phát thải KNK trong các hoạt động năng lƣợng so với 8
phƣơng án phát triển bình thƣờng: khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào
năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050”.
13



Đến nay, các tác động của BĐKH đã ngày càng rõ rệt và công cuộc ứng
phó với BĐKH cũng bƣớc vào giai đoạn phát triển mới. Nhằm đáp ứng kịp thời
các thay đổi này, không những cộng đồng quốc tế mà Việt Nam cũng đã có
những điều chỉnh trong kế hoạch và dần đi vào các hành động thực tiễn.
Về mặt xây dựng kế hoạch, Quyết định 1670/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10
năm 2017 của Thủ tƣớng chính phủ đã phê duyệt chƣơng trình mục tiêu ứng phó
với biến đổi khí hậu và tăng trƣởng xanh giai đoạn 2016-2020. Quyết định thể
hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về biến
đổi khí hậu và Chiến lƣợc quốc gia về Tăng trƣởng xanh. Chƣơng trình hƣớng tới
không chỉ tăng cƣờng năng lực ứng phó với BĐKH của con ngƣời, hệ thống xã
hội và tự nhiên, mà còn hƣớng tới nền kinh tế các bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên
trong phát triển kinh tế bền vững. Ngoài ra, Quyết định cũng thể hiện rõ mục tiêu
là hành động cụ thể của Việt Nam thực hiện cam kết giảm phát thải KNK sau năm
2020 tại COP 21 và trong “Đóng góp quốc gia tự thực hiện NDC”.
Không dừng lại ở việc xây dựng các thể chế, chính sách, các hành động
giảm phát thải KNK của Việt Nam cũng đi vào các hoạt động thực tế. Cụ thể,
thực hiện Quyết định số 2/CP.17 ngày 15 tháng 3 năm 2012 của Hội nghị lần
thứ 17 các Bên tham gia UNFCCC, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, đầu mối của
Chính phủ Việt Nam thực hiện UNFCCC và Nghị định thƣ Kyoto; cơ quan
thƣờng trực của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu đã chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan xây dựng Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ
nhất của Việt Nam để gửi cho UNFCCC trong tháng 12 năm 2014.
Tiếp đó, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng với sự tài trợ của một số tổ chức
quốc tế nhƣ Quỹ Môi trƣờng toàn cầu, Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên hợp
quốc... tiếp tục xây dựng Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ hai nhằm cập
nhật các thông tin đã đƣợc nêu trong Báo cáo lần thứ nhất liên quan đến bối
cảnh quốc gia; kiểm kê KNK cho năm 2013; một số hoạt động giảm nhẹ phát
thải KNK; nhu cầu tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, tăng cƣờng năng lực cũng nhƣ một


14


số thông tin có liên quan tới hoạt động BĐKH ở Việt Nam ở Việt Nam trong
thời gian gần đây (Bộ TNMT, 2014).
Việc hoàn thành xây dựng các Báo cáo này đã góp phần thực hiện tốt
nghĩa vụ của Việt Nam và cam kết với các nhà tài trợ trong việc triển khai các
chƣơng trình BĐKH ƣu tiên; góp phần thực hiện nghĩa vụ của một nƣớc thành
viên tham gia UNFCCC cũng nhƣ thể hiện quyết tâm của Việt Nam-một trong
những nƣớc đang phát triển chịu ảnh hƣởng nặng nề của BĐKH trong việc chủ
động ứng phó với BĐKH và trong thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí
hậu.
Việt Nam cũng đã cam kết với cộng đồng quốc tế rằng theo Đóng góp do
quốc gia tự quyết định (NDC), đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nƣớc, Việt
Nam sẽ giảm 8% tổng lƣợng phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông
thƣờng (BAU) (ƣớc khoảng 62,65 triệu tấn CO2 tƣơng đƣơng) và mức đóng góp
8% này có thể đƣợc tăng lên thành 25% (ƣớc khoảng 197,94 triệu tấn CO2 tƣơng
đƣơng) nếu nhận đƣợc sự hỗ trợ quốc tế.
Bảng 1.1: Tổng phát thải, hấp thụ khí nhà kính năm 2013 theo các loại khí
Đơn vị: Nghìn tấn CO2 tương đương
Lĩnh vực

CO2

CH4

N2O

Năng lƣợng


126.914,6

23.397,8

1.090,1

Các quá trình công nghiệp

29.799,8

Nông nghiệp

HFCs

Tổng
151.402,5

1.967,6

31.767,4

59.131,2

30.276,7

89.407,9

LULUCF

-34.359,5


101,1

18,6

-34.239,8

Chất thải

255,0

18.494,4

1.937,0

20.686,4

Tổng phát thải (không bao gồm LULUCF) 156.969,4 101.023,4 33.303,8

293.264,2

Tổng phát thải (bao gồm LULUCF)

259.024,4

122.609,9 101.124,5 33.322,3

(Nguồn: Báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2013 – Bộ TN&MT, 2017)

Trong năm 2013, tổng lƣợng phát thải KNK tại Việt Nam đƣợc ƣớc tính

là 259.024 nghìn tấn Co2 tƣơng đƣơng (CO2tđ) nếu tính cả lĩnh vực sử dụng
đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) và là 293.264 nghìn tấn
15


CO2tđ nếu không tính lĩnh vực LULUCF. Các KNK chủ yếu ở Việt Nam là
CO2, chiếm 53,5% tổng lƣợng phát thải KNK (không tính LULUCF), tiếp theo
là CH4 chiếm 34,4% và N2O chiếm 11,4%. Theo từng lĩnh vực, năng lƣợng
chiếm 51,6% tổng lƣợng phát thải KNK, tiếp theo là nông nghiệp chiếm 30,5%,
các quá trình công nghiệp chiếm 10,8% và chất thải chiếm 7,05%.
Bảng 1.2: Xu thế phát thải/hấp thụ khí nhà kính trong các kỳ kiểm kê
Đơn vị: Nghìn tấn CO2tđ
Năng lƣợng

Quá trình

Nông

công nghiệp

nghiệp

LULUCF

Chất thải

Tổng

1994


25.637,0

3.807,0

52.445,0

19.378,0

2.565,0

103.832,0

2000

52.774,0

10.006,0

65.091,0

15.105,0

7.925,0

150.901,0

2010

146.170,7


21.682,4

87.602,0

-20.720,7

17.887,0

252.621,5

2013

151.402,5

31.767,4

89.407,8

-34.239,8

20.686,4

259.024,3

(Nguồn: Báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2013 – Bộ TN&MT, 2017)

Ngoài ra, Bộ TN&MT cũng đƣợc giao cụ thể hóa Kế hoạch thực hiện PA
của Việt Nam bằng cách xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến BĐKH, trong đó: (1) Nghị định của Chính phủ về lộ trình và phƣơng thức
để Việt Nam tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK toàn cầu; (2) thiết lập

Hệ thống Đo đạc, Báo cáo và Thẩm tra (MRV) cho các hoạt động giảm nhẹ phát
thải KNK ở cấp quốc gia, hƣớng tới đạt đƣợc các mục tiêu giảm nhẹ phát thải
KNK trong NDC; (3) thiết lập Hệ thống MRV cho các hoạt động giảm nhẹ phát
thải KNK cấp ngành cho các lĩnh vực công nghiệp, LULUCF, nông nghiệp, xây
dựng và giao thông vận tải; (4) điều chỉnh, bổ sung các chiến lƣợc ứng phó với
BĐKH, quy định giảm nhẹ phát thải KNK, tăng trƣởng xanh, thích ứng với
BĐKH phù hợp với các cam kết của Việt Nam nêu trong NDC và nghiên cứu,
đề xuất Luật Biến đổi khí hậu; (5) xây dựng, cập nhật khung chính sách ứng phó
với BĐKH thuộc Chƣơng trình SP-RCC 2020 phù hợp với yêu cầu triển khai
thực hiện PA; (6) quản lý, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về BĐKH
và hƣớng dẫn sử dụng thông tin về BĐKH; (7) tiếp tục triển khai lồng ghép các
16


×