Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý chi trả các chế độ chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện sa thầy tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.58 KB, 26 trang )

Đà ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH NGÔ ANH ĐÀO

QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ CHI BẢO HIỂM XÃ
HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN SA THẦY –
TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 834 04 10

Đà Nẵng - Năm 2020


2
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP

Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Quang Huy

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ngành
Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 01 tháng 03 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã xuất hiện từ rất lâu với vai trò
tương tế, cứu trợ xã hội để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó
khăn như những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi và những
người không may gặp rủi ro vì thiên tại, hoạn nạn,… Với vai trò đó,
BHXH đang ngày càng phổ biến và nhận được nhiều phản hồi tích
cực từ phía người dân. BHXH gồm nhiều hoạt động như chi BHXH,
thu BHXH, giải quyết chế độ chính sách BHXH, tiếp nhận và quản
lý hồ sơ, kiểm tra, giám định bảo hiểm y tế (BHYT),… Trong các
hoạt động đó, chi BHXH là một công tác cốt yếu và là trọng tâm của
ngành bảo hiểm, góp phần giúp Nhà nước thực hiện chính sách
BHXH đối với người lao động. Do BHXH là một đơn vị tài chính
độc lập nên hoạt động chi trả các chế độ BHXH là một nhiệm vụ
quan trọng của ngành, góp phần đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) cho
người dân và quản lý chi BHXH là hoạt động cơ bản, góp phần quyết
định đến sự tồn tại, phát triển của quỹ BHXH và giải quyết các chế
độ, chính sách cho người tham gia BHXH, ổn định cuộc sống cho
các cán bộ viên chức trong ngành BHXH.
Sa Thầy là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum. BHXH
huyện Sa Thầy đang là lá cờ đầu trong thực hiện BHXH, BHYT,
BHTN của Kon Tum. “Tính đến tháng 4/2019, huyện Sa Thầy có
48.568 người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, tăng 1.462 người so
cùng kỳ năm trước; trong đó, 2.278 người tham gia BHXH bắt buộc,
57 người tham gia BHXH tự nguyện, 48.511 người tham gia BHYT
(tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 98,31% tổng dân số)” [4]. Trong những
năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động chi



2
trả các chế độ BHXH, BHXH huyện Sa Thầy luôn quan tâm đến
công tác quản lý chi trả các chế độ trên địa bàn huyện. Tuy nhiên,
công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH vẫn còn nhiều hạn chế,
như công tác lập dự toán chưa sát với quyết toán; việc tổ chức thực
hiện chưa đạt được kết quả như mong đợi; kiểm tra, thanh tra chưa
thực sự phát huy được vai trò và ý nghĩa của mình, công tác quản lý
bộc lộ nhiều yếu kém, bộ máy quản lý hoạt động rời rạc, chưa phối
hợp hiểu quả... Hơn nữa, môi trường xã hội ngày càng phức tạp, các
đối tượng chi liên tục thay đổi với nhiều thủ đoạn nhằm lợi dụng sơ
hở để trục lợi BHXH hơn.
Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý
chi trả các chế độ chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sa
Thầy - tỉnh Kon Tumlàm để tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng và đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả các chế độ chi bảo
hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sa Thầy - tỉnh Kon Tum.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý chi trả các
chế độ chi bảo hiểm xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi trả các chế độ chi
bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sa Thầy - tỉnh Kon Tum;
từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của các điểm
yếu đó.



3
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi
trả các chế độ chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sa
Thầy - tỉnh Kon Tum.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu tập trung đi trả lời
các câu hỏi sâu đây:
- Những vấn đề lý luận nào về quản lý chi trả các chế độ chi
bảo hiểm xã hội là cơ sở lý luận trong tổ chức nghiên cứu?
- Thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ chi bảo hiểm
xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sa Thầy - tỉnh Kon Tum là gì?
Công tác quản lý chi có các điểm mạnh, điểm yếu gì và nguyên nhân
của các điểm yếu đó là gì?
- Các giải pháp nào cần được đề xuất nhằm hoàn thiện công
tác quản lý chi trả các chế độ chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã
hội huyện Sa Thầy - tỉnh Kon Tum?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý chi
trả các chế độ chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sa
Thầy - tỉnh Kon Tum.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Bảo hiểm xã hội huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum.
+ Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý
chi trả các chế độ chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sa
Thầy - tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018 và đề xuất giải pháp đến
năm 2025.


4
+ Phạm vi nội dung: Công tác quản lý chi trả các chế độ chi

bảo hiểm xã hội trong phạm vi chức năng quản lý của cơ quan
BHXH cấp quận/huyện.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu.
- Phương pháp phân tích, đánh giá:
(i) Phương pháp so sánh, đối chiếu thông qua các công cụ
thống kê.
(ii) Phương pháp tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Luận văn là công trình khoa học đã hệ thống
hóa và làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận về quản lý chi trả các chế
độ chi bảo hiểm xã hội tại bối cảnh cụ thể là BHXH huyện Sa Thầy
tỉnh Kon Tum.
Về mặt thực tiễn: Luận văn cung cấp cho các nhà lãnh đạo
của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Sa Thầy - tỉnh Kon Tum những
thông tin đánh giá thực trạng xác thực, những đề xuất giải pháp khả
thi, hữu hiệu, góp phần tăng cường vai trò công tác quản lý chi trả
các chế độ chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum. Luận văn khi đã hoàn thành có thể trở thành tài liệu
tham khảo cho các nhà quản lý của cơ quan BHXH huyện Sa Thầy
nói riêng và cơ quan BHXH nói chung.


5
7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên
cứu
- Dương Văn Thắng (2014), Giáo trình “Đổi mới và phát
triển, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin”,
Nhà xuất bản văn hóa – Thông tin..
- Phan Huy Đường (2015), Giáo trình “Quản lý kinh tế”, Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Hoàng Mạnh Cừ và Đoàn Thị Thu Hương (2011), Giáo
trình “Bảo hiểm xã hội”, Nhà xuất bản Tài chính..
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Đỗ Văn Sinh (2005), Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý tài
chính trong bảo hiểm xã hội của Việt Nam – Thực trạng và Giải
pháp”, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Ngô Võ Lược (2014), Luận văn thạc sĩ “Phân tích và đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi quỹ
BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH tỉnh Hòa Bình”, Trường đại học
Bách khoa Hà Nội.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành
03 chương, bao gồm:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý chi trả các chế độ bảo
hiểm xã hội.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi trả các chế độ chi
bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Sa Thầy - tỉnh Kon Tum.
Chương 3: Một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản
lý chi trả các chế độ chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện
Sa Thầy - tỉnh Kon Tum.


6
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM XÃ HỘI
1.1.1. Một số khái niệm

a. Bảo hiểm xã hội
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động (NLĐ) khi thu nhập của họ bị giảm hoặc
mất do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thấy nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
b. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
Chi trả các chế độ BHXH là một nhiệm vụ quan trọng của
ngành BHXH, góp phần thực thi chính sách BHXH của Đảng và Nhà
nước ta với người lao động.
c. Quản lý chi trả bảo hiểm xã hội
Quản lý chi trả BHXH là sự tác động của các chủ thể quản lý
vào đối tượng quản lý trong các hoạt động như lập, xét duyệt dự
toán, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra hoạt động chi trả các chế
độ BHXH nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.1.2. Vai trò của quản lý chi trả các chế độ Bảo hiểm xã
hội
- Đối với đối tượng thụ hưởng.
- Đối với người sử dụng lao động (SDLĐ).
- Đối với hệ thống BHXH.
- Đối với hệ thống ASXH.
- Đối với xã hội.


7
1.1.3. Nguyên tắc quản lý chi trả các chế độ Bảo hiểm xã
hội
- Nguyên tắc có đóng – có hưởng
- Nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời
- Nguyên tắc tập trung, thống nhất, công khai, công bằng
- Nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM XÃ HỘI
1.2.1. Tuyên truyền, phố biến pháp luật, chính sách và
các quy định về chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và các quy
định về chi trả các chế độ BHXH là việc sử dụng các hình thức, biện
pháp nhằm đưa nội dung chính sách và các quy định chi trả các chế
độ BHXH tới gần với người dân hơn, nhằm nâng cao hiểu biết và
nhận thức của người dân, người SDLĐ về tham gia BHXH và từ đó
giúp thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nói chung [21].
Tiêu chí đánh giá: Số lượng các buổi tuyên truyền, phổ biến;
tính đa dạng của hình thức, nội dung tuyên truyền; tính thường
xuyên, kịp thời của các buổi tuyên truyền, phổ biến; hiệu quả của các
tuyên truyền, phổ biến.
1.2.2. Lập dự toán chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
Dự toán là dự tính giá trị thực hiện trên cơ sở tính toán theo
các chuẩn mực nhất định [22]. Dự toán chi trả các chế độ BHXH là
xác định kế hoạch chi trả các chế độ nhờ hai nguồn kinh phí (NSNN
và quỹ BHXH) để đảm bảo đủ nguồn chi trả hàng tháng cho các đối
tượng hưởng [23].


8
Tiêu chí đánh giá: Tính kịp thời của dự toán; Có thuyết minh
đầy đủ kèm theo.
1.2.3. Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã
hội
a. Tổ chức bộ máy quản lý chi trả
BHXH là cơ quan sự nghiệp có nhiệm vụ triển khai thực
hiện các chế độ theo quy định của nhà nước thông qua hệ thống văn

bản pháp quy, với các nhiệm vụ chủ yếu như quản lý đối tượng, quản
lý thu, quản lý chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ,... [27]. Việc chi
trả được thực hiện theo mô hình thống nhất từ trung ương đến địa
phương, trong đó cơ quan ở Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn,
xét duyệt, cấp phát nguồn kinh phí để chi trả; và cơ quan địa phương
sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp
cho các đối tượng hưởng theo đúng chế độ, chính sách và quy định
của Trung ương.
b. Tổ chức chi trả
* Phân cấp đối tượng: BHXH huyện thực hiện quản lý người
hưởng, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc quản lý người được
hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trên địa bàn huyện.
1.2.4. Quyết toán chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
Quyết toán là việc kiểm tra, tập hợp các nội dung như khối
lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ, .... của các công việc đã
hoàn thành [24].
Tiêu chí đánh giá: Tính phù hợp, sát với dự toán; tính công
khai của quyết toán; tính kịp thời của quyết toán.


9
1.2.5. Thanh tra, kiểm tra công tác chi trả các chế độ bảo
hiểm xã hội và xử lý vi phạm
Thanh tra, kiểm tra là một phương thức của quản lý. Mục
đích của thanh tra, kiểm tra chi BHXH là rà soát chấn chỉnh, uốn nắn
những sai sót trong quá trình thực hiện chi BHXH, đảm bảo đúng
quy định, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế để có biện pháp
khắc phục [23].
Tiêu chí đánh giá: Số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra; tính
thường xuyên, kịp thời của các cuộc thanh tra, kiểm tra; số lượng vi

phạm; tính đa dạng và hợp lý của hình thức xử phạt; tính nghiêm
minh của xử phạt.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI TRẢ
CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.3.1. Hệ thống các quy định pháp luật về BHXH
1.3.2. Năng lực bộ máy quản lý
1.3.3. Đối tƣợng quản lý và đối tƣợng hƣởng chế độ
BHXH
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN SA THẦY – TỈNH KON TUM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN SA THẦY
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
BHXH huyện Sa Thầy được thành lập theo Quyết định số
38/QĐ-TCCB ngày 20 tháng 07 năm 1995 của Tổng Giám Đốc


10
BHXH Việt Nam. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, hiện nay
BHXH huyện Sa Thầy đang được đánh giá là lá cờ đầu trong phòng
trào thực hiện BHXH trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện
Sa Thầy
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức
của BHXH huyện Sa Thầy được thực hiện theo Quyết định số
1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương(thay thế Quyết

định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015).
Như vậy, bộ máy tổ chức quản lý chi trả các chế độ BHXH
của BHXH huyện Sa Thầy gồm 01 giám đốc và 09 bộ phận.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN SA THẦY –
TỈNH KON TUM
2.2.1. Tuyên truyền, phố biến pháp luật, chính sách và
các quy định về chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội
Hàng năm, bám sát chỉ đạo của ngành và BHXH Tỉnh Kon
Tum, triển khai thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền,
phổ biến để người dân hiểu hơn về các lợi ích khi tham gia BHXH.
BHXH huyện Sa Thầy phối kết hợp với nhiều ban, ngành,
đoàn, thể của huyện như Ban tuyên giáo huyện ủy, Đảng bộ khối các
cơ quan huyện, Đảng bộ khối doanh nghiệp huyện; Huyện Đoàn Sa
Thầy, các đoàn, hội tại thị trấn Sa Thầy và 10 xã trên địa bàn huyện
như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân,...


11
2.2.2. Lập dự toán chi các chế độ Bảo hiểm xã hội
Dự toán chi trả các chế độ BHXH của BHXH huyện Sa Thầy
luôn được kèm theo thuyết minh về số lượng đối tượng đang hưởng,
dự kiến tăng, giảm và nhu cầu chi khác trong năm.
Trước ngày 05 hàng tháng, BHXH Việt Nam chuyển từ
NSNN một khoản kinh phí bằng mức chi bình quân một tháng của số
dự toán được giao một năm kế hoạch vào quỹ BHXH tỉnh để chi trả
cho các đối tượng trong tháng.
Bảng 2.2: Dự toán chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội của BHXH
huyện Sa Thầy giai đoạn 2014-2018
Đơn vị: Triệu đồng

TT
I

Chỉ tiêu
TỔNG SỐ
CHI

1

Chi trả chế
độ BHXH

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2014

2015

2016

2017


2018

22.545

23.097

28.060

36.406

46.202

13.451

14.000

15.200

19.800

22.381

3.564

4.000

10.500

15.000


17.282

9.887

10.000

4.700

4.800

5.099

- Nguồn quỹ
BHXH bảo
đảm
-

Nguồn

NSNN

bảo

đảm
Nguồn: Báo cáo thu – chi của BHXH huyện Sa Thầy, giai đoạn
2014-2018


12
Qua Bảng 2.2 ta thấy dự toán chi trả các chế độ BHXH do

BHXH huyện Sa Thầy lập đều tăng từ năm 2014 đến năm 2018, đặc
biệt là năm 2018.
Bảng 2.3: Tình hình lập dự toán và thực hiện dự toán chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội của BHXH huyện Sa Thầy giai đoạn 20142018
Đơn vị: Triệu đồng
Năm

Dự toán

Thực hiện

Đạt (%)

2014

13.451

13.096

97,36

2015

14.000

15.728

112,34

2016


15.200

15.390

101,25

2017

19.800

20.954

105,83

2018

22.381

26.370

117,82

Nguồn: Báo cáo thu – chi của BHXH huyện Sa Thầy, giai đoạn
2014-2018
2.2.3. Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã
hội
a. Quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH
Đây là công tác được BHXH huyện Sa Thầy thực hiện
thường xuyên và liên tục để tránh tình trạng báo giảm đối tượng

hưởng đã chết không kịp thời mà nguồn kinh phí vẫn được cấp gây
tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các
cá nhân, đơn vị.
Đối tượng được trợ cấp BHXH có thể là đối tượng hưởng
chế độ BHXH dài hạn và đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn.
Đối tượng hưởng BHXH dài hạn gồm những người hưởng chế độ
hưu trí, MSLĐ, tuất hàng tháng, TNLĐ-BNN hàng tháng. Đối tượng


13
hưởng chế độ BHXH ngắn hạn gồm những người hưởng chế độ ốm
đau, thai sản, DSPHSK, TNLĐ-BNN một lần, tử tuất một lần, trợ
cấp BHXH một lần, mai táng phí. Các đối tượng này là bản thân
NLĐ đang tham gia đóng BHXH tại cơ quan BHXH các cấp, do đó
việc quản lý các đối tượng này hưởng chế độ BHXH ngắn hạn có
phần thuận tiện hơn là đối tượng dài hạn.
b. Quy trình chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
Hiện nay, quy trình chi trả các chế độ BHXH tại BHXH
huyện Sa Thầy được tiến hành theo đúng quy định của BHXH Việt
Nam và tùy từng đối tượng hưởng chế độ BHXH khác nhau mà
BHXH huyện Sa Thầy áp dụng những quy trình khác nhau.
c. Hình thức chi trả
Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người hưởng, hiện nay
BHXH huyện Sa Thầy đang thực hiện 2 hình thức chi trả chính là chi
trả trực tiếp và chi trả gián tiếp. Chi trả trực tiếp là việc cơ quan
BHXH các cấp trực tiếp chi BHXH đến từng đối tượng hưởng
BHXH và chi trả gián tiếp là việc cơ quan BHXH thông qua đại lý là
bưu điện có ký hợp đồng chi trả các khoản trợ cấp BHXH cho người
hưởng chế độ BHXH.
2.2.4. Quyết toán chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội

Hàng tháng, quyết toán việc chi trả các chế độ BHXH huyện
Sa Thầy được lập thành 02 bộ, gửi BHXH tỉnh trước 01 bộ và 01 bộ
lưu tại BHXH huyện.


14
Bảng 2.8: Quyết toán chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội của
BHXH huyện Sa Thầy giai đoạn 2014-2018
Đơn vị: Triệu đồng
TT
I

Chỉ tiêu
TỔNG SỐ
CHI

1

Chi trả chế
độ BHXH

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm


2014

2015

2016

2017

2018

25.097

25.698

27.900

41.139

48.585

13.096

15.728

15.390

20.954

26.370


4.432

11.089

10.667

16.114

20.842

8.664

4.639

4.723

4.840

5.528

- Nguồn quỹ
BHXH bảo
đảm
-

Nguồn

NSNN


bảo

đảm
Nguồn: Báo cáo thu – chi của BHXH huyện Sa Thầy, giai đoạn
2014-2018
Qua số liệu tại Bảng 2.8 có thể thấy số chi trả liên tục tăng
qua các năm, kể cả nguồn NSNN và nguồn quỹ BHXH.
2.2.5. Thanh tra, kiểm tra công tác chi trả các chế độ bảo
hiểm xã hội và xử lý vi phạm
Công tác kiểm tra, thanh tra chi trả các chế độ BHXH luôn
được BHXH huyện Sa Thầy quan tâm. Ngay từ đầu các năm, BHXH
huyện Sa Thầy lập danh sách kiểm tra các đơn vị, xã để kịp thời phát
hiện những sai sót trong quá trình thực hiện, kịp thời khắc phục, giải
quyết. Nhờ đó, hoạt đông kiểm tra, kiểm soát chi trả các chế độ


15
BHXH ở BHXH huyện Sa Thầy đã đạt được những kết quả nhất
định.
Hiện tại, việc thanh tra, kiểm tra chi trả các chế độ BHXH
huyện Sa Thầy được thực hiện theo 02 hình thức, kiểm tra định kỳ và
kiểm tra đột xuất.
Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả kiểm tra chi trả BHXH huyện
Sa Thầy giai đoạn 2014-2018
Nội dung
Số cuộc kiểm tra
Số đơn vị được kiểm
tra
+ Nội bộ cơ quan
BHXH

+ Đơn vị sử dụng lao
động
+ Đại lý chi trả bưu
điện

2014

2015

2016

2017

2018

5

5

7

7

8

21

24

28


38

42

3

3

4

6

7

5

6

6

8

11

13

19

18


24

24

8,9

12,5

17,8

25,5

35,5

Số tiền phải thu hồi
sau khi kiểm tra (triệu
đồng)
Nguồn: Báo cáo thu – chi của BHXH huyện Sa Thầy, giai đoạn
2014-2018
Bảng 2.9 cho thấy số đợt kiểm tra có xu hướng tăng qua các
năm nhưng vẫn ở mức ít. Số cuộc kiểm tra năm 2014 là 05 cuộc,
tăng lên tháng 08 cuộc năm 2018. Số đơn vị kiểm tra tăng từ 21 đơn
vị năm 2014 lên gấp đôi, 42 đơn vị năm 2018 và số tiền thu được
cũng tăng từ 8,9 triệu đồng năm 2014 lên 35,5 triệu đồng năm 2018.


16
Bảng 2.10: Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về chi
trả BHXH huyện Sa Thầy giai đoạn 2014-2018

Nội dung

2014

2015

2016

2017

2018

Số đơn thư khiếu nại

3

3

5

4

3

Số đơn thư tố cáo

0

0


0

0

0

Tổng

3

3

5

4

3

Nguồn: Báo cáo thu – chi của BHXH huyện Sa Thầy, giai đoạn
2014-2018
Như vậy, số đơn thư khiếu nại ngày càng giảm dần vì NLĐ
và chủ sử dụng ngày càng hiểu biết về pháp luật, chính sách BHXH,
quy trình, hồ sơ, thời hạn giải quyết chính sách ngày càng được đơn
giản hóa, công khai, minh bạch nên tạo tin tưởng, thỏa đáng trong
nhân dân.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI TRẢ
CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
HUYỆN SA THẦY – TỈNH KON TUM
2.3.1. Ƣu điểm
- Công tác lập dự toán: Lập dự toán kinh phí các chế độ gửi

BHXH tỉnh Kon Tum kịp thời để được duyệt cấp kinh phí để chi trả
các chế độ. Không có hiện tượng điều chỉnh số liệu nhiều.
- Công tác giải quyết và thực hiện chi trả các chế độ cho
người thụ hưởng kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật,
hạn chế được tình trạng chi sai do giải quyết sai chế độ.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm
chuyên ngành thay thế cách quản lý thủ công trước đây vào quản lý
hồ sơ, quản lý đối tượng một cách hiệu quả giúp cho việc công tác
chi BHXH dễ dàng hơn.


17
Quy trình chi trả hợp lý, rõ ràng, áp dụng linh hoạt các
phương thức chi trả phù hợp với điều kiện hiện đại của huyện và các
đối tượng hưởng chế độ trên địa bàn huyện.
Công tác chi trả các chế độ BHXH được phân cấp rõ ràng,
đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý chi trả.
- Công tác quyết toán đảm bảo thưc hiện định kỳ hàng tháng,
theo đúng quy định của cấp trên và của BHXH Việt Nam.
- Công tác thanh tra, kiểm tra nhận được sự quan tâm kịp
thời của các cấp trong công tác chi BHXH. Có các đoàn kiểm tra liên
ngành, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị, giúp phát hiện sai sót, vi phạm
và kịp thời xử lý. Hình thức thanh tra, kiểm tra đa dạng.
2.3.2. Hạn chế
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và
các quy định về chi trả chế độ BHXH tại huyện Sa Thầy chưa được
thực hiện thường xuyên. Hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến
pháp luật, chính sách chưa thực sự đa dạng, phong phú, phù hợp với
đặc điểm đặc thù của từng địa phương.
- Công tác lập kế hoạch, dự toán chi hiện nay vẫn còn bất

cập. Số liệu dự toán chưa sát, thấp hơn nhiều so với số liệu quyết
toán. Tình trạng làm hồ sơ giả để trục lợi quỹ BHXH, một số cơ sở y
tế đã không thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc
cho người bệnh, chứng nhận khống cho NLĐ để làm hồ sơ hưởng
chế độ BHXH. Thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban trong
nội bộ cũng như với chính quyền địa phương.
- Công tác tổ chức thực hiện: BHXH huyện thực hiện vẫn
còn chưa tốt công tác quản lý chi BHXH cho đối tượng.


18
- Công tác quyết toán chi trả các chế độ BHXH còn sai sót.
Số liệu quyết toán chưa sát với số liệu dự toán, còn xảy ra tình trạng
dự toán thấp hơn quyết toán.
- Công tác thanh tra, kiểm tra chi trả các chế độ BHXH chưa
được thực hiện một cách thường xuyên, đặc biệt là công tác thanh
tra, kiểm tra đột xuất nên chưa đi sâu đi sát để kịp thời khắc phục các
hạn chế trong công tác chi trả.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Hệ thống văn bản quản lý, quy định về BHXH hiện nay
chưa có sự đồng bộ và thống nhất cao, nhiều văn bản chồng chéo.
- Đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng đông,
đa dạng, phức tạp, việc quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH
gặp nhiều khó khăn.
- Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu nhiều lần gây không ít
khó khăn vì phải điều chỉnh mức chi trả hợp lý.
- Nhiều vướng mắc trong công tác quản lý chi BHXH tại địa
phương vẫn chưa nhận được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời của BHXH
tỉnh Kon Tum.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2



19
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI HUYỆN SA THẦY – TỈNH KON TUM
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Những thay đổi hệ thống pháp luật, chính sách về
BHXH
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm tương đối
đầy đủ nhưng vẫn chưa có tính đồng bộ. Do đó, muốn hoàn thiện
công tác quản lý chi trả các chế độ, cần nhiều sự hỗ trợ từ hệ thống
chính sách pháp luật đồng bộ.
3.1.2. Năng lực bộ máy quản lý
Số lượng cán bộ đảm nhiệm công tác chi trả các chế độ
BHXH là 03 người. So với số lượng đối tượng quản lý là hơn 1,6
nghìn người, địa bàn huyện rộng lớn, số lượng cán bộ chưa đủ để
đảm nhiệm tốt công việc, phải kiêm nhiệm nhiều việc nên hiệu quả
công việc chưa thực sự cao.
3.1.3. Đối tƣợng quản lý và đối tƣợng hƣởng chế độ
BHXH
Về đối tượng quản lý và đối tượng hưởng chế độ BHXH,
hiện nay trên địa bàn huyện Sa Thầy đang có 1.619 đối tượng được
hưởng BHXH.
Bảng 3.1: Biến động số lượng người được hưởng các chế độ
BHXH tại BHXH huyện Sa Thầy
TT
A


Chỉ tiêu
Chi BHXH

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

1.068

1.157

1.227

1.619


3.624


20
TT

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

bắt buộc

Nguồn: Trích từ Bảng 2.4
Huyện Sa Thầy là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum. Huyện có
143.522 ha diện tích tự nhiên và 48.140 nhân khẩu (2019). Đây là
huyện miền núi biên giới, là một trong những huyện có mật độ dân
số thấp nhất Việt Nam nhưng lại có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt
Nam. Do địa bàn phân bố rộng khắp nên việc quản lý các đối tượng
hưởng chế độ BHXH gặp rất nhiều khó khăn.
3.1.4. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý chi trả các
chế độ BHXH tại huyện Sa Thầy
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
3.2.1. Tăng cƣờng tuyên truyền, phố biến pháp luật,
chính sách và các quy định chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội
Đổi mới nội dung tuyên truyền.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
Phối hợp với Phòng LĐTBXH, Liên đoàn lao động và các tổ
chức đoàn thể triển khai các hội nghị, tập huấn, phổ biến pháp luật
trực tiếp cho người sử dụng lao động, người lao động.
Cấp phát những những tài liệu như tờ rơi, áp phích, băng
rôn, khẩu hiệu tuyên truyền ở một số địa bàn quan trọng trong huyện.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BHXH, hội thi tuyên truyền viên.
Tập trung phát triển mạng lưới đại lý thu là cán bộ hưu trí,
những người dân đã từng và đang đảm nhiệm các chức vị, vị trí quan


21
trọng trong xã, thôn, huyện như trưởng thôn, trưởng xóm, già làng,
trưởng bản, cán bộ y tế cơ sở,…
3.2.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi các chế độ Bảo
hiểm xã hội

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách và
chính quyền địa phương huyện Sa Thầy để có cơ sở lập dự toán sát
sao.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan đến chi
trả các chế độ BHXH: bộ phận Kế toán, bộ phận Chế dộ chính sách
để việc lập dự toán được chính xác hơn.
BHXH huyện Sa Thầy cần quy định rõ khung thời gian,
trách nhiệm của các bộ phận trong quá trình lập dự toán thu, chi.
Tăng cường công tác phân tích, dự báo của BHXH của
huyện Sa Thầy về biến động kinh tế - xã hội, các tác động của cơ
chế, chính sách,….
Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện, chấp hành dự
toán để giảm thiểu các sai sót, nhầm lẫn cũng như các vi phạm của
các đơn vị.
3.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa BHXH huyện Sa Thầy
với BHXH các huyện khác trong tỉnh Kon Tum, giữa các tỉnh và với
BHXH Việt Nam và với chính quyền địa phương trong việc quản lý
sự biến động do di chuyển chỗ ở hay chết,… của các đối tượng thụ
hưởng các chế độ BHXH.
Thường xuyên thực hiện và duy trì chế độ thăm viếng đối
tượng từ trần mà cập nhật kịp thời các trường hợp đối tượng hưởng


22
chế độ qua đời để cắt giảm kịp thời hoặc có điều chỉnh khi có đoàn
kiểm tra đến tận nơi thăm hỏi, đảm bảo công tác quản lý chi trả các
chế độ BHXH được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
Đảm bảo cập nhật thông tin các đối tượng thụ hưởng các chế

độ BHXH một cách thường xuyên, kịp thời.
Hoàn thiện quy trình quản lý, tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ chi trả của hệ thống bưu điện một cách liên tục, theo
kịp các quy định mà BHXH Việt Nam ban hành.
Quản lý chặt quy trình quản lý chi tiền mặt các chế độ,
thường xuyên giám sát công tác chi trả, không để số lượng lớn tiền
mặt tồn lại tại các điểm chi trả của cơ quan bưu điện.
3.2.4. Hoàn thiện công tác quyết toán chi trả các chế độ
bảo hiểm xã hội
BHXH huyện Sa Thầy thường xuyên thực hiện công tác
kiểm tra nội bộ, thực hiện kiểm tra chéo giữa các bộ phận nghiệp vụ
khi thực hiện quyết toán thu, chi để giảm thiểu sai sót, bỏ sót các
khoản thu, chi.
Các nhân sự đảm nhiệm công tác này phải được lựa chọn
một cách nghiêm túc và chất lượng.
BHXH huyện Sa Thầy có thể quan tâm, bồi dưỡng, mở hội
nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kế toán cho đội ngũ kế
toán của huyện. Tiến hành tổ chức kiểm tra tài chính kế toán định kỳ
cho các bộ phận này để kịp thời phát hiện những sai sót trong quá
trình quyết toán thu, chi để kịp thời uốn nắn.


23
3.2.5. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra công tác chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội và xử lý vi phạm
Phối hợp với cơ quan Thanh tra, Phòng LĐTB&XH, Liên
đoàn lao động huyện Sa Thầy để tổ chức các cuộc thanh tra thường
xuyên, đột xuất, liên ngành.
Xây dựng lịch kiểm tra thường xuyên ở các đơn vị cơ sở,
không chỉ đơn thuần và thụ động kiểm tra theo đơn thư khiếu nại, tố

cáo.
Thực hiện công tác giám sát, đối chiếu sổ sách thông tin
người hưởng một cách thường xuyên với cơ quan bưu điện.
Xây dựng kế hoạch và chương trình phối hợp với các ngành
Lao động - Thương binh và xã hội, tổ chức chính quyền, UBND các
cấp, Uỷ ban thanh tra Nhà nước để giải quyết dứt điểm những tồn tại
về chính sách cán bộ từ trước để lại.
3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ
a. Hoàn thiện bộ máy quản lý
b. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng
c. Đẩy mạnh cải cách hành chính
d. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý chi trả Bảo hiểm xã hội
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với BHXH Việt Nam
3.3.2. Đối với BHXH tỉnh Kon Tum
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3


×