Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

KHUNG CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ CẬP NHẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.05 KB, 39 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN CẠNH TRANH NGÀNH CHĂN NUÔI VÀ ATTP
(LIFSAP)

KHUNG CHÍNH SÁCH TÁI ĐỊNH CƯ CẬP NHẬT

HÀ NỘI, THÁNG 8/2014


Mục lục
Chương

Tiêu đề

Trang

ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ
1.

1.1
1.2
1.3
2.

2.1
2.2
2.3
3.

3.1


3.2
3.3
4.

4.1
4.2
4.3
5.

5.1
5.2
6.

6.1
6.2

Giới thiệu 7

Mô tả dự án
7
Tác động của dự án
10
Lý do xây dựng Khung chính sách tái định cự (RPF)
Khung pháp lý

Khung Pháp lý của chính phủ VIệt Nam 13
Chính sách của Ngân hàng thế giới
13
So sánh cách tiếp cận chính sách TĐC của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới
Nguyên tắc và tiêu chuẩn hợp lệ


14

18

Nguyên tắc thực hiện tái định cư: 18
Tính hợp lệ
19
Tự nguyện hiến đất
20
Lập và thực hiện các kế hoạch giảm thiểu tác động tiêu cực

21

Lập và phê duyệt Kế hoạch Tái định cư 21
Lập và phê duyệt Kế hoạch duy trì/phục hồi thu nhập (cho các hộ bị gián đoạn kinh doanh) 22
Lồng ghép giới trong các hoạt động giảm thiểu tác động tiêu cực 22
Phổ biến thông tin, tham vấn, tham gia và cơ chế giải quyết khiếu nại 23

Công bố thông tin, tham vấn và tham gia 23
Cơ chế giải quyết khiếu nại
23
Sắp xếp thể chế và thực hiện 25

Sắp xếp thể chế
Thực hiện

25
28


Ngân sách và tài chính

30

8.

Giám sát và đánh giá

31

9.

11

13

7.

8.1
8.2

4

Giám sát nội bộ 31
Giám sát bên ngoài

31

Phụ lục A: Đề cương kế hoạch TĐC 33


Danh mục bảng
Bảng 2.1: So sánh cách tiếp cận chính sách TĐC của Việt Nam và chính sách của WB và chính sách đề suất
cho dự án.............................................................................................................................................................16


TỪ VIẾT TẮT
AP/AH
CEM
CPC
CWU
DARD
DMS
DOLISA
DONRE
DPC
DRC
EA
EMA
EMDP
GOV
HH
IOL
IRP
LAR
LURC
MARD
MOF
MOLISA
MONRE
NGO

PCU
PPC
PPMU
PRA
PSRC
RP
RPF
SAH
TOR
USD
VND
WB

BAH
UBND xã
Sở NN&PTNT
Sở LĐ-TB-XH
Sở TNMT
UBND huyện
Hội đồng BT-TĐC
huyện

CPVN

Giấy CNQSHĐ
Bộ NN&PTNT
Bộ TC
Bộ LĐ-TB-XH
Bộ TNMT


UBND tỉnh

Kế hoạch TĐC
Khung TĐC

USD
đồng

Người / Hộ bị ảnh hưởng
Ủy Ban dân tộc thiểu số
Uỷ ban Nhân dân Xã
Hội phụ nữ xã
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Đo đạc kiểm đếm chi tiết
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Sở Tài nguyên Môi trường
Uỷ ban Nhân dân huyện
Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện
Cơ quan chủ quản
Cơ quan giám sát bên ngoài
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số
Chính phủ Việt Nam
Hộ gia đình
Điều tra kiểm kê tài sản bị thiệt hại
Chương trình phục hồi thu nhập
Thu hồi đất và tái định cư
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Bộ Tài chính
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Tổ chức phi chính phủ
Ban điều phối dự án
Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Ban quản lý dự án tỉnh
Đánh giá nông thôn nhanh
Ban chỉ đạo BT, GPMB tỉnh
Kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Khung chính sách TĐC của dự án
Hộ bị ảnh hưởng nặng
Điều khoản tham chiếu
Đô la Mỹ
Đồng Việt Nam
Ngân hàng thế giới

ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ

Người bị ảnh
hưởng(BAH)

- Là bất kỳ người nào, hộ gia đình, công ty, tổ chức tư nhân
hoặc công cộng, vì những thay đổi phát sinh từ dự án, mà (i)
mức sống bị ảnh hưởng xấu; (ii) quyền, quyền sở hữu hoặc lợi
ích thu được từ nhà, đất (kể cả đất ở, kinh doanh, nông nghiệp,


lâm nghiệp, làm muối và/hoặc đất chăn thả), nguồn nước hoặc
bất kỳ tài sản có thể di chuyển hoặc cố định bị thu hồi, chiếm
hữu, hạn chế hoặc nói khác đi, bị tác động xấu, toàn bộ hay
một phần, vĩnh viễn hay tạm thời; và / hoặc (iii) cơ sở kinh

doanh, nghề nghiệp, nơi làm việc hoặc nơi ở, hoặc môi trường
sống bị tác động xấu, phải di dời hoặc không phải di dời.
Trong trường hợp hộ gia đình, thuật ngữ người BAH bao gồm
tất cả những thành viên sống trong cùng một mái nhà và hoạt
động như một đơn vị kinh tế độc lập, bị tác động xấu bởi dự
án hoặc bất kỳ hợp phần nào của dự án gây ra.
Kiểm đếm chi
tiết (DMS)

Bồi thường

- Với sự trợ giúp của thiết kế kỹ thuật chi tiết đã được phê
duyệt, điều tra kiểm đếm chi tiết sẽ hoàn tất và/hoặc xác nhận
tính chính xác và hợp lệ của kết quả điều tra thiệt hại (IOL),
mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng, và danh sách người
BAH đã lập trong quá trình lập kế hoạch TĐC trước đây. Chi
phí cuối cùng của công tác TĐC sẽ được xác định sau khi
hoàn thành điều tra kiểm đếm chi tiết.
Có nghĩa là khoản chi trả bằng tiền mặt hoặc hiện vật để thay
thế cho các khoản thiệt hại về đất, nhà ở, thu nhập và tài sản
khác gây ra bởi Dự án. Tất cả Bồi thường được dựa trên
nguyên tắc chi phí thay thế, đó là phương pháp định giá tài sản
để thay thế thiệt hại ở mức giá thị trường hiện tại, cộng với bất
kỳ chi phí giao dịch nào như chi phí hành chính, thuế, chi phí
đăng ký và giấy xác nhận quyền sở hữu

Ngày giới hạn
được bồi thường

- Là ngày hợp lệ xác định người BAH được bồi thường, hỗ trợ.

Người nào xâm nhập vào địa bàn dự án sau thời gian này sẽ
không được Dự án bồi thường, hỗ trợ. Với dự án này, ngày giới
hạn được bồi thường là ngày kết thúc điều tra kiểm đếm chi tiết
cho các hộ BAH. Những người không nằm trong danh sách
điều tra được coi là không hợp lệ cho bồi thường và các quyền
lợi khác, trừ khi họ chứng minh được rằng (i) tình cờ họ bị bỏ
sót trong điều tra xã hội và điều tra thiệt hại; hoặc (ii) họ có yêu
cầu hợp pháp về tài sản BAH sau khi hoàn thành điều tra xã hội
và điều tra thiệt hại và trước khi tiến hành điều tra kiểm đếm
chi tiết (DMS).

Quyền được
hưởng

- Một loạt các biện pháp bao gồm bồi thường, hỗ trợ phục hồi
thu nhập, hỗ trợ chuyển đổi, thay thế thu nhập, và hỗ trợ di dời
… mà người BAH được hưởng tuỳ theo loại và tính nghiêm
trọng của những thiệt hại mà họ phải chịu để phục hồi lại cơ
sở kinh tế xã hội của họ.

Tính hợp lệ

- Có nghĩa là bất kỳ người nào đã định cư ở vùng dự án trước
ngày hạn, mà bị (i) mất chỗ ở, (ii) thiệt hại tài sản hoặc khả
năng tiếp cận tài sản đó, vĩnh viễn hoặc tạm thời, hoặc (iii)
thiệt hại nguồn thu nhập hoặc kế sinh nhai, bất kể phải di
chuyển hay không sẽ có quyền được bồi thường và/hoặc trợ
giúp.



Phục hồi thu
nhập
Chương trình
phục hồi thu
nhập

- Đây là việc thiết lập lại những nguồn thu nhập và kế sinh nhai
cho người (hộ) BAH.
Là chương trình được thiết kế với các hoạt động nhằm hỗ trợ
người bị ảnh hưởng nặng phục hồi thu nhập/kế sinh nhai như
trước khi có dự án. Chương trình được thiết kế nhằm đáp ứng
các nhu cầu cụ thể của người bị ảnh hưởng nặng dựa trên điều
tra kinh tế xã hội và tham vấn với người bị ảnh hưởng.

Điều tra thiệt hại
(IOL)

- Là quá trình điều tra, liệt kê các hộ bị ảnh hưởng và tài sản
của họ thông qua bảng câu hỏi. Ngoài ra cũng xác định được
những ảnh hưởng nặng đối với tài sản BAH và sinh kế, năng
lực sản xuất của người BAH.

Thu hồi đất

- Đề cập đến quá trình theo đó một cá nhân, hộ gia đình, công ty
hoặc tổ chức tư nhân bị một cơ quan nào buộc phải thu hồi tất
cả hoặc một phần đất sở hữu hoặc đất đang làm thủ tục nhận
các quyền sở hữu của tổ chức đó vì mục đích công và được bồi
thường theo chi phí thay thế.


Phục hồi

Thuật ngữ này nói đến hỗ trợ cho các hộ bị ảnh hưởng mất tài
sản sản xuất, thu nhập, việc làm, nguồn sống, bồi thường tài
sản bị thu hồi, để đạt được, ở mức tối thiểu, khôi phục các tiêu
chuẩn sống và chất lượng cuộc sống

Di dời

- Di chuyển hộ BAH hoặc cơ sở kinh doanh của họ bởi dự án ra
khỏi khu vực dự án.

Giá thay thế

- Là giá trị cần thiết để thay thế đất, hoa màu, cây cối, nhà cửa
và các tài sản khác bị ảnh hưởng cộng với các chi phí giao
dịch khác như phí quản lý, thuế, chi phí đăng ký và quyền sở
hữu.

Điều tra giá thay
thế

- Nghiên cứu dựa trên các điều tra và nguồn số liệu khác nhau
để xác định chi phí thay thế đối với đất, nhà ở và các tài sản bị
ảnh hưởng khác.

Tái định cư

- Các biện pháp xem xét để giảm thiểu những tác động bất lợi
của dự án đối với các tài sản, kế sinh nhai của người bị ảnh

hưởng qua việc bồi thường, di dời và phục hồi, khi cần thiết.

Kế hoạch tái
định cư (RP)

- Là một kế hoạch hành động có khung thời gian với ngân sách
đưa ra các chiến lược, mục tiêu, quyền được hưởng, hành
động, trách nhiệm, giám sát.

Hộ bị ảnh hưởng
nặng

- Là những người do ảnh hưởng bởi dự án sẽ (i) mất bằng hoặc
hơn 20% (hoặc 10% đối với hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thưong)
đất nông nghiệp đang nắm giữ; (ii) phải di dời và/hoặc; (iii)
mất bằng hoặc hơn 10% nguồn thu nhập.

Nhóm dễ bị tổn
thương

- Là những người chịu tổn hại lớn hơn từ các tác động bất lợi
của dự án và ít có khả năng tiếp cận với lợi ích, việc đền bù
của dự án bao gồm cải thiện sinh kế và bồi thường tài sản, khi
so sánh những người bị ảnh hưởng khác của dự án. Người dễ
bị tổn thương bao gồm những người do đặc điểm giới tính,


dân tộc, tuổi tác, khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần, bất lợi
về kinh tế hoặc địa vị xã hội, bị ảnh hưởng nặng nề hơn về
kinh tế hoặc di dời so với cộng đồng dân cư khác trong việc

đề nghị hoặc tận dụng các hỗ trợ tái định cư và lợi ích phát
triển khác, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ có người ăn theo,
(ii) hộ có chủ hộ bị tàn tật, (iii) hộ nghèo theo chuẩn nghèo
hiện tại của Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội, (iv) hộ có
người già, trẻ nhỏ và không có đất hay nguồn hỗ trợ nào
khácvà (v) hộ dân tộc thiểu số.


1.

Giới thiệu

1.1

Mô tả dự án

1.
Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) có mục tiêu
chung là nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi thông qua nâng cao năng xuất,
chất lượng, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chuỗi sản phẩm
chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn ở các tỉnh dự án. Mục tiêu này
sẽ đạt được thông qua việc hỗ trợ đào tạo các hộ chăn nuôi theo qui trình chăn nuôi an toàn,
hỗ trợ các cơ quan quản lý ngành cấp trung ương và địa phương trong việc cải thiện tiêu
chuẩn VSATTP, hỗ trợ nâng cao năng lực xét nghiệm các sản phẩm chăn nuôi theo tiêu
chuẩn của ngành đề ra, và hỗ trợ các cơ quan thú y các cấp trong việc kiểm tra giám sát việc
tuân thủ các qui trình VSATTP từ trang trại đến lò mổ và các chợ bán thực phẩm tươi sống.
Mục tiêu này phù hợp chiến lược phát triển của ngành chăn nuôi đến năm 2020.
2.

Các kết quả đầu ra chủ yếu của Dự án:

a) Tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi qua việc áp
dụng các phương thức chăn nuôi an toàn (GAHP), giảm tỉ lệ chết của vật nuôi, rút
ngắn thời gian vỗ béo, tăng số lượng đàn vật nuôi của nông hộ.
b) Giảm ô nhiễm môi trường gây ra do ngành chăn nuôi qua việc hỗ trợ các các hộ chăn
nuôi, lò mổ và các chợ bán thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi
trường;
c) Tăng sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm qua việc hỗ
trợ các lò mỗ và chợ bán thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh an
toàn thực phẩm

3.

Dự án có 3 hợp phần:
 Hợp phần A: Hỗ trợ sản xuất chăn nuôi nông hộ và gắn kết thị trường.

Hợp phần này sẽ hỗ trợ để (a) nâng cao cạnh tranh chăn nuôi cấp nông hộ, (b)
an toàn thực phẩm trong chuỗi cung cấp thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn và (c)
quản lý môi trường chất thải chăn nuôi. Điều này sẽ đạt được thông qua các tiểu
hợp phần được thực hiện bởi Ban quản lý các tỉnh dự án:
a) Tiểu hợp phần A1: Khuyến khích thực hành chăn nuôi an toàn trong
các vùng ưu tiên (GAHP). Tiểu hợp phần sẽ hỗ trợ: (i) tập huấn nông
dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y, (ii) cung cấp
trang thiết bị và hàng hoá để tăng cường dịch vụ chăn nuôi thú y tại chỗ
ở cấp tỉnh và huyện, bao gồm kiểm soát và giám sát dịch bệnh, (iii) hỗ
trợ quản lý chất thải và đầu tư an toàn sinh học tại trang trại (ví dụ như
tài trợ cho xây hầm biogas và các công trình an toàn sinh học) (iv) hỗ
trợ cho DARD và DONRE kiểm tra đánh giá sự ô nhiễm môi trường và
kiểm tra chất lượng thực phẩm; và (v) thiết kế và thực hiện thí điểm hệ
thống nhận diện gia súc và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm trên các
trại chăn nuôi lợn tham gia GAHP.

b) Tiểu hợp phần A2: Thí điểm các vùng quy hoạch chăn nuôi (LPZs).
Tiểu hợp phần sẽ tài trợ: (i) các dịch vụ tư vấn cho quy hoạch không




gian, thiết kế, đánh giá trước và sau LPZs, (ii) xây dựng cơ sở hạ tầng
công cộng cơ bản bao gồm các con đường nhỏ để vào các khu LPZ, hệ
thống điện, hệ thống cung cấp nước, (iii) cung cấp các dịch vụ chăn nuôi
thú y và tập huấn ghi chép số liệu, kiểm tra dịch bệnh với việc hình
thành những nhóm người chăn nuôi, và (iv) hỗ trợ quản lý chất thải và
đầu tư an toàn sinh học ở cấp trang trại (ví dụ như hầm biogas) và ở cấp
xã (như các bể xử lý trung tâm và hệ thống ống dẫn nước thải).
c) Tiểu hợp phần A3: Nâng cấp các lò mổ và các chợ thực phẩm. Tiểu hợp
phần sẽ tài trợ: (i) công trình xây lắp hợp lệ nhằm nâng cấp các lò mổ và
các chợ thực phẩm tươi sống để liên kết với người sản xuất nhằm cải
thiện điều kiện vệ sinh cũng như vấn đề xử lý, quản lý chất thải, (ii)
trang thiết bị cần thiết phục vụ vệ sinh an toàn lò mổ và bảo quản thực
phẩm, (iii) tập huấn về kiểm dịch thịt đúng quy định, (iv) tập huấn nhân
viên thú y, người bán thịt và người mua bán trung gian; và (v) cung cấp
thiết bị và chi phí vận hành cho Chi cục Thú y cấp tỉnh để thực hiện tốt
việc kiểm dịch thực phẩm
Hợp phần B: Tăng cường năng lực dịch vụ khuyến nông chăn nuôi và thú y
trung ương.

Hợp phần này sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực cho Cục chăn nuôi (DLP) và Cục
thú y (DAH) thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc phát triển và giám sát thực hiện
các vấn đề về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh vật nuôi, các chính
sách quản lý chất thải chăn nuôi và hoàn thiện tiêu chuẩn kỹ thuật. Hợp phần này sẽ tài trợ:
(a) các dịch vụ tư vấn để tổng hợp và cập nhật các tiêu chuẩn và các hướng dẫn GAHP

nhằm thực hiện các nghiên cứu chiến lược; (b) đào tạo các tiểu giáo viên trong GAHP (ví
dụ như quản lý chất thải động vật, an toàn sản xuất, các quy định của DLP, kiểm soát và
phòng chống dịch bệnh, quản lý rủi ro tổng hợp và kiểm dịch cho Cục Thú y; (c) thí điểm
đổi mới phương pháp quản lý (như là cấp giấy chứng nhận chất lượng giống, chứng nhận
thức ăn chăn nuôi có chất lượng đúng với công bố); (d) trang thiết bị và chi phí cho DLP để
giám sát chất lượng giống và thức ăn, cho DONRE để giám sát quản lý chất thải chăn nuôi
và tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường; và (e) trang thiết bị và chi phí cho Cục Thú
y để hỗ trợ giám sát, phòng chống dịch bệnh và kiểm dịch ở cấp tỉnh, cũng như nâng cao
việc thu thập và giám sát các số liệu về an toàn thực phẩm. Việc thực hiên Hợp phần B sẽ
do PCU trực tiếp thực hiện
Tiểu hợp phần B.1: Tăng cường năng lực cho Cục Chăn nuôi. Hỗ trợ kỹ thuật sẽ được
cung cấp để xây dựng chính sách và áp dụng phương pháp quản lý mới để qui hoạch
chăn nuôi, cấp giấy chứng nhận chất lượng giống, chứng nhận thức ăn chăn nuôi có chất
lượng đúng với công bố và xây dựng các hướng dẫn quản lý chất thải chăn nuôi.
Ngoài ra việc hỗ trợ kỹ thuật sẽ được cung cấp để rà soát các quy trình GAHP và thiết
lập một quy trình cấp giấy chứng nhận cho các hộ sản xuất. Hệ thống hiện có của Bộ
Nông nghiệp và PTNT tuy rất toàn diện, nhưng được thiết kế cho chăn nuôi quy mô lớn
có đủ các nguồn tài chính để đáp ứng các tiêu chuẩn, các tiêu chuẩn này cao hơn nhiều so
với quy mô và điều kiện của nông hộ có thể đạt được. Tư vấn sẽ đánh giá VietGAHP và
thiết kế một hệ thống thích hợp cho chăn nuôi hộ gia đình và phát triển phương pháp để
giám sát và cấp giấy chứng nhận. Tư vấn sẽ tổ chức đợt tập huấn, đào tạo trong mỗi dự
án của tỉnh để đào tạo nhân viên DARD và nhân viên của xã trong việc thực hiện cấp
giấy chứng nhận GAHP mới. DLP chịu trách nhiệm giám sát và phân tích các kết quả và


cập nhật các quy trình GAHP để đáp ứng thay đổi nhu cầu của ngành công nghiệp chăn
nuôi - đặc biệt là các hộ gia đình.
Việc thu thập số liệu chăn nuôi của Cục Chăn nuôi và khả năng phổ biến kiến thức sẽ
được nâng cao bằng cách thiết lập một chiến dịch tuyên truyền để phổ biến thông tin về
an toàn thực phẩm, thị trường thức ăn và chăn nuôi, các vấn đề an toàn sinh học, GAHP,

lĩnh vực về kỹ thuật chăn nuôi, chế biến và tiếp thị.
Hỗ trợ kỹ thuật sẽ được cung cấp để hỗ trợ Cục Chăn nuôi phát triển, cập nhật, hướng
dẫn và ban hành các quy định liên quan đến các lĩnh vực chính như: quản lý chất thải
chăn nuôi, chất lượng của thức ăn chăn nuôi, mua bán và sử dụng chất phụ gia (thức ăn
bổ sung) và các biện pháp để cải thiện sự an toàn của các sản phẩm thịt trong quá trình
sản xuất chăn nuôi.
Tiểu hợp phần B.2: Hỗ trợ Cục Thú y tăng cường an toàn sinh học và kiểm soát dịch
bệnh.Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ Cục Thú y nhằm đáp ứng vai trò là cơ quan đầu ngành
về thú y và an toàn sinh học. Cục Thú y sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến các
tiêu chuẩn về kiểm dịch động vật và cũng sẽ chịu trách nhiệm đối với việc thiết kế và
giới thiệu thẻ nhận diện gia súc và hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi.
Đây được xem là yếu tố quan trọng của an toàn thực phẩm và bảo đảm chất lượng, các
hộ chăn nuôi sẽ áp dụng để cung cấp sản phẩm giá trị cao hơn cho thị trường, phục vụ
các siêu thị và xuất khẩu. Truy nguyên nguồn gốc gia súc và sản phẩm chăn nuôi cũng sẽ
là công cụ vô giá trong việc truy tìm nguồn gốc dịch bệnh, đặc biệt hiệu quả hơn là phục
vụ việc kiểm dịch trước khi giết thịt tại các lò mổ trở thành hoạt động trong khuôn khổ
dự án. Dưới đây là những hoạt động sẽ được tài trợ:
a) Tăng cường giám sát dịch bệnh của gia súc, độ nhiễm khuẩn của thức ăn và
cải thiện chất lượng báo cáo và quy trình xử lý số liệu.
b) Nâng cao chất lượng các dịch vụ kiểm dịch thịt và xem xét các quy trình đào
tạo
c) Tăng cường năng lực giám sát vệ sinh thực phẩm - tăng cường năng lực các
Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú ý trung ương số 1 (Hà Nội) và số 2 (TP
HCM), để kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh và các hooc môn tăng trưởng
tồn dư trong các sản phẩm thịt và các loại thức ăn gia súc.
d) Phát triển và thử nghiệm tại hiện trường trong lĩnh vực cải thiện các quy
trình/giao thức cho: a) nhận diện và truy xuất nguồn gốc gia súc, (b) các biện
pháp an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi tại các vùng thí điểm LPZs và các
khu vực sản xuất ưu tiên; và (c) khảo sát về sự xuất hiện của các bệnh lây
nhiễm giữa gia súc với người và các biện pháp để chống lại chúng.

 Hợp phần C: Quản lý dự án và giám sát đánh giá.

Hợp phần này sẽ cung cấp hỗ trợ cho triển khai thực hiện dự án thông qua tăng
cường năng lực điều hành của chính quyền các cấp trung ương, tỉnh và huyện, giám
sát và đánh giá các hoạt động và ảnh hưởng của dự án. Hợp phần này sẽ được thực
hiện bởi Ban Điều phối dự án (PCU) thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT ở cấp quốc gia
và các Ban quản lý dự án (PPMUs) ở cấp tỉnh. Hợp phần sẽ tài trợ: (a) một Cố vấn
trưởng hỗ trợ kỹ thuật quốc tế (CTA) và các chuyên gia tư vấn trong nước để tăng
cường năng lực quản lý dự án của PCU và PPMUs; (b) cung cấp trang thiết bị, nhân
viên và chi phí vận hành cho PCU và PPMUs; và (c) giám sát và đánh giá Dự án
thông qua các dịch vụ tư vấn, đào tạo, hội thảo và nghiên cứu.


Tiểu hợp phần C1: Quản lý dự án. Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ thành lập một hệ
thống quản lý dự án có hiệu quả ở cả cấp trung ương và cấp tỉnh. Phối hợp với cơ
quan quản lý dự án hiện có và khuyến khích sử dụng các nguồn nhân lực trong các
dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ (ví dụ như dự án VAHIP, ADP và ACP). Tiểu
hợp phần này sẽ tài trợ cho các hoạt động như: tập huấn, các hỗ trợ kỹ thuật, nhân
viên hợp đồng, trang thiết bị văn phòng để hỗ trợ việc thực hiện dự án.
PCU sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo và đánh giá cấu trúc quản lý dự án hiệu quả ở cấp
quốc gia và cấp tỉnh. Ở, mỗi tỉnh thuộc dự án, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ làm việc
trực tiếp với các tư vấn viên để cung cấp hướng dẫn và kỹ thuật, đảm bảo tất cả
những người tham gia chính vào chương trình đều được tư vấn đầy đủ, đặc biệt là
những thành phần tư nhân.
Tiểu hợp phần C2: Giám sát và đánh giá. Việc dự án triển khai thực hiện có hiệu
quả đòi hỏi một hệ thống giám sát đánh giá hoàn thiện ở tất cả các cấp. Các hoạt
động giám sát và đánh giá được thiết kế để cung cấp các thông tin cần thiết cho quản
lý dự án có hiệu quả và đánh giá tác động mang lại của dự án 1. Tư vấn hỗ trợ kỹ
thuật sẽ được huy động để hỗ trợ PCU thực hiện điều tra cơ bản để từ đó đánh giá
kết quả và tác động của dự án trong thời gian thực hiện và khi hoàn thành. Hệ thống

giám sát đánh giá chi tiết sẽ được phát triển trong năm đầu tiên dựa trên khung giám
sát đánh giá chung của Chính phủ quy định đối với các dự án ODA. Tiểu hợp phần
sẽ tài trợ Hệ thống quản lý thông tin (MIS) đơn giản trên cơ sở Công cụ giám sát
thống nhất (AMT) đã được thống nhất giữa Nhà tài trợ và Chính phủ và sẽ coi là
xương sống của hệ thống giám sát đánh giá. Tiểu hợp phần này cũng sẽ cung cấp hỗ
trợ kỹ thuật để tiến hành đánh giá độc lập giữa kỳ và tổng kết sau khi dự án hoàn
thành
4.
Trong gian đoạn bổ sung, các hoạt động của dự án sẽ tiếp tục được thực hiện ở 12
tỉnh và thành phố, bao gồm: Hà Nội, Thái Bình, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Hải
Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng và Long An.
1.2

Tác động của dự án

5.
Từ kinh nghiệm của dựa án gốc cho thấy các hoạt động đề xuất có rất ít ảnh hưởng
tiêu cực đến cộng đồng dân cư nói chung, và các hộ gia đình nói riêng. Một số tác động tiêu
cực bao gồm: (i) thu hồi đất cho một số công trình hạ tầng quy mô nhỏ; (ii) gián đoạn hoạt
động sản xuất kinh doanh trong quá trình nâng cấp chợ; (iii) chuyển đổi nghề nghiệp cho
các lò mổ nhỏ, phải đóng cửa theo quy định của chính phủ.
6.
Về thu hồi đất, mức độ ảnh hưởng của dự án về mặt thu hồi đất là không đáng kể,
chủ yếu liên quan đến nhu cầu thu hồi đất cho việc xây dựng, nâng cấp hạ tầng quy mô nhỏ
trong khu LPZ (đường giao thông, hệ thống điện, khu vực xử lý nước thải). Tuy nhiên, mức
độ ảnh hưởng rất nhỏ (chiếm khoảng 0,34% so với tổng diện tích đất hiện có của các hộ) và
phần đất còn lại vẫn đảm bảo có thể phát triển sản xuất được. Các hộ bị ảnh hưởng bởi
những hạng mực này (64 hộ) đã tự nguyện đồng ý hiến đất để đẩy nhanh tiến độ dự án và
cải tạo điều kiện hạ tầng.Trong quá trình thực hiện, BQLDA sẽ chuẩn bị các báo cáo quy
trình thực hiện cùng với các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đối với người có

1

Để tạo điều kiện thuận lợi cho theo dõi của Chính phủ về hoạtđộngODA, sự giám sátđối với dựán LIFSAP
sẽ được sử dụng Công cụ giám sát thống nhất (AMT) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) ban hành.


đất bị thu hồi (các hộ hưởng lợi từ dự án). Các tiêu chí yêu cầu áp dụng được trình bày
trong mục 3.3. Trong dự án gốc, việc nâng cấp chợ thực phẩm không đòi hỏi phải thu hồi
thêm đất do việc này được thực hiện trong khuôn viên sẵn có. Với các lò mổ, đất đai cần
thiết cho việc xây dựng cũng đã được chủ lò mổ mua theo thông lệ thị trường và được thỏa
thuận giữa các bên. Đến thời điểm tháng 9 năm 2014, có 394 chợ thực phẩm tươi sống và
162 cơ sở giết mổ được dự án nâng cấp. Các chợ thực phẩm đều được nâng cấp trên khuôn
viên chợ cũ, không phải thu hồi đất. Các cơ sở giết mổ đều nâng cấp trên phần đất sẵn có
của hộ gia đình.
7.
Gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình xây dựng/nâng cấp khu
vực chợ thực phẩm, việc kinh doanh của các hộ gia đình trong khu vực này sẽ bị gián
đoạn/ảnh hưởng. Điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của hộ gia đình. Trong dự
án gốc, một số chợ có thay đổi vị trí nâng cấp khu bán thực phẩm tươi sống trong khuôn
viên chợ. Hoặc với các chợ nâng cấp khu bán thực phẩm tươi sống trên vị trí kinh doanh
hiện tại nhưng cần mở rộng diện tích trên vị trí kinh doanh các mặt hang khác. Trong cả hai
trường hợp sẽ có một só hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống cần chuyển đổi vị trí kinh
doanh tạm trong thời gian nâng cấp hoặc các hộ kinh doanh mặt hang khác sẽ cần chuyển
đổi vị trí kinh doanh. Dự án đã tổ chức tham vấn với các đối tượng liên quan, tham vấn về
phương án vị trí kinh doanh tạm và phương án bố trí vị trí kinh doanh mới cho các đối
tượng lien quan, đảm bảo các hộ liên quan không bị gián đoạn kinh doanh. Toàn bộ các nội
dung thống nhất được đưa vào biên bản cùng hồ sơ thiết kế kỹ thuật trước khi trình PCU
chấp thuận hồ sơ thiết kế. Việc nâng cấp chỉ được thực hiện khi mọi sắp xếp đã hoàn tất với
sự đồng thuận của các đối tượng liên quan.
8.

Chuyển đối nghề nghiệp cho các lò mổ phải đóng cửa theo quy định.Trong dự án
gốc, các chủ cơ sở giết mổ được dự án nâng cấp phải cam kết việc đồng ý cho các điểm giết
mổ nhỏ lẻ trong địa bàn vào thực hiện giết mổ tại cơ sở được dự án nâng cấp. Bản cam kết
này là một trong những tài liệu bắt buộc trong hố sơ trình PCU phê duyệt. Do đó đến thời
điểm tháng 9 năm 2014, chưa có cơ sở nào phải đóng cửa.

1.3

Lý do xây dựng Khung chính sách tái định cự (RPF)

9.
Mặc dù nhu cầu thu hồi đất cho các công trình thuộc giai đoạn mở rộng hầu như
không đáng kể nhưng việc này chỉ được xác định rõ ràng trong quá trình thực hiện dự án
khi các tỉnh rõ ràng hơn về danh mục công trình được nhận hỗ trợ từ dự án. Đến trước khi
thẩm định dự án, các tỉnh chỉ có thể cung cấp số lượng các công trình dự kiến (chợ, lò mổ)
sẽ được xây dựng trong giai đoạn mở rộng.Do vậy, việc xây dựng Kế hoạch tái định cư cho
các tiểu dự án là hoàn toàn không khả thi.
10.
Trong trường hợp như trên, theo quy định của Ngân hàng thế giới, khung chính
sách tái định cư này (RPF) được xây dựng nhằm hướng dẫn khắc phục các tác động kinh tế
và xã hội tiềm tàng2 do các hoạt động của dự án gây ra. Nội dung của tài liệu được tổ chức
theo hướng dẫn tại phụ lục A – Công cụ tái định cư của chính sách OP 4.12 Tái định cự
không tự nguyện.
11.
Tài liệu này được cập nhật dựa trên RPF đã được xây dựng cho dự án gốc, nhằm
thay thế khung chính sách được phê duyệt theo quyết định của số 2423/QĐ-BNN-HTQT
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 26 tháng 8 năm 2009. Các cập nhật quan
2

Phạm vi các tác động kinh tế, xã hội được xác định tại khổ 3(ab) và những hoạt động được xác định tại khổ 4 trong

chính sách OP 4.12 của NHTG về tái định cư không tự nguyện.


trong nhất bao gồm Luật đất đai năm 2013, các Nghị định, thông tư đi kèm và chính sách
của Ngân hàng Thế giới OP 4.12. Tài liệu này cũng nhằm làm rõ các nguyên tắc tái định cư,
sắp xếp tổ chức và tiêu chí thiết kế áp dụng cho những tiểu dự án chuẩn bị trong quá trình
thực hiện.


2. Khung pháp lý
2.1
Khung Pháp lý của chính phủ VIệt Nam
12.
Khung pháp lý của Chính phủ Việt Nam: Các Luật, Nghị định chủ yếu của nhà
nước về việc thu hồi đất, bồi thường và tái định cư ở Việt Nam và các quy định bao gồm
như sau:
 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
 Luật đất đai 2013 (Số 45/2013/QH13), ban hành này 10/12/2013.
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 11.
 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 12.
 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về việc qui
định chi tiết thi hành một số điều khoản của Luật đất đai số 45/2013/QH13. (Thay
thế các nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004; Nghị định 17/2006/NĐ-CP
ngày 27/01/2006; Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007; Nghị định
69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009; và Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009).
 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về việc qui
định giá đất. (Thay thế nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 và Nghị định
số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007).

 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về việc qui
định thu tiền sử dụng đất
 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về việc qui
định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Thay thế các Nghị định số 142/2005/NĐ-CP
ngày 14/11/2005 và Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010).
 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về việc qui
định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. (Thay thế Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004).
 Thông tư số số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường qui định chi tiết về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
 Thông tư 57/2010/TT-BTC ban hành 16.04.2010 quy định về việc lập dự toán, sử dụng và
quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

 Quyết định của UBND 12 tỉnh/ thành phố thành phố ban hành Quy định về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh/thành phố;

2.2
13.

Chính sách của Ngân hàng thế giới
Mục tiêu của chính sách OP 4.12 là:


a. Tránh các tác động gây ra sự di dời và ảnh hưởng nặng về kinh tế, trong
trường hợp bất khả kháng, cần giảm thiểu tác động qua việc xem xét các
phương án thiết kế thay thế, bao gồm cả việc lựa chọn công nghệ và vị trí.

14.

2.3


b. Nếu việc tái định cư là không thể tránh khỏi, các hoạt động tái định cư phải
được hình thành và thực hiện như một phần của dự án, cung cấp đầy đủ nguồn
lực cho phép những người bị ảnh hưởng bởi có thể chia sẻ lợi ích của dự án.
Tất cả những người bị ảnh hưởng (DPs)3 phải được tham vấn đầy đủ và có cơ
hội tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình tái định cư.
c. Những người bị ảnh hưởng sẽ được hỗ trợ nhằm cải thiện sinh kế và mức
sống hoặc ít nhất khôi phục lại mức ở thời điểm trước khi bị di dời hoặc trước
khi thực hiện dự án, tùy vào mức nào cao hơn..
Các biện pháp cần thiết đảm bảo việc tái định cư có kết quả tích cực, bao gồm:
a. Tham khảo ý kiến những người bị ảnh hưởng bởi dự án tiềm năng về các biện
pháp khả thi để tái định cư và khôi phục;
b. Cung cấp cho người bị ảnh hưởng bởi dự án các lựa chọn cho việc tái định cư
và khôi phục;
c. Cho phép họ tham gia vào việc lập kế hoạch và lựa chọn các phương án;
d. Đưa ra mức đền bù cho toàn bộ chi phí thay thế cho các khoản thiệt hại;
e. Lựa chọn khu tái định cư mà có thể cung cấp, ở mức tối thiểu, bằng với lợi
ích và dịch vụ nơi họ đã sống trước đó.
f. Cung cấp các khoản phụ cấp, đào tạo và hỗ trợ thu nhập để hỗ trợ trong việc
tạo thuận lợi cho việc di dời;
g. Xác định các nhóm dễ bị tổn hại và cung cấp các hỗ trợ đặc biệt cho nhóm
này;
h. Thiết lập một cơ cấu về thể chế và tổ chức hỗ trợ quá trình này cho đến khi
kết thúc thành công.
So sánh cách tiếp cậnchính sách TĐC củaChính phủViệt Namvà Ngân hàng
thế giới

15.
Cósự phù hợpcơ bảngiữaluậtViệtNamvàchính sáchtái định cưcủa WBđặc biệt làđối
vớicácquyền lợicủangườicóquyền/tư cáchhợp pháp.Luật hiện hànhđưa ra cáchướng

dẫnvề(i) việc xác định giáthị trường/thay thếvà chi trảbồi thường, trợ giúpchonhiều loạitài
sảnbị ảnh hưởng, (ii) các lựa chọnchođất-đổi-đấtvà bồi thường, hỗ trợ bằng tiền mặt; (iii)
cung cấphỗ trợdi dờivàhỗ trợchocác hộdi dờitrong giai đoạnchuyển tiếp; (iv) cấpđấttái định
cưvànhà ởvớiquyền sở hữu được bảo đảm; (v) bổ sunghỗ trợcho cáchộbị ảnh hưởng
nặngvàdễ bị tổn thương; (vi) hỗ trợđểphục hồisinh kếvà đào tạo, và (vii) thông báo/công bố
thông tin, tư vấn, vàcơ chếkhiếu nại. Những khác biệtchínhgiữachính sáchtái định cưcủa
WBvà pháp luật Việt Nam, bao gồm cảcác biện phápđể giải quyết cáckhác biệt, đượctrình
bàytrong bảng 2 dưới đây.
16.
Trong trường hợp khung pháp lý của Việt Nam không phù hợp với các yêu cầu
trong chính sách OP 4.12 của Ngân hàng thế giới thì chính sách OP/BP 4.12 của Ngân hàng
thế giới sẽ được áp dụng đầy đủ trong mọi trường hợp. Điều này đã được thể hiện rõ theo
khoản 2, điều 87 của Luật đất đai và Nghị định số 38/2013/NĐ-CP(Điều 6, khoản 7).
3

Thuật ngữ "người bị di dời” đề cập đến những người bị ảnh hưởng như mô tả trong mục 2.1.



Bảng Khung pháp lý.1: So sánh cách tiếp cậnchính sách TĐC của Việt Nam và chính sách của WB và chính sách đề suất cho
dự án
Chính sách của Ngân Hàng
Chính sách

Thế Giới

Chính sách của Chính Phủ Việt
Nam

Chính sách được đề xuất cho dự án


(OP 4.12)
Mục tiêu của chính
sách

Người bị ảnh hưởng cần phải
được hỗ trợ để khôi phục hoặc
cải thiện mức sống của họ
giống như trước khi có dự án.

Khu tái định cư và cơ sở hạ tầng của
khu phải có điều kiện phát triển tương
đương hoặc tốt hơn những thứ hiện
có.

Sinh kế và nguồn thu nhập được khôi
phục.

Hướng xử lý đối với
người sử dụng đất
không chính thức hoặc
bất hợp pháp

Hỗ trợ phục hồi cho tất cả
những người bị ảnh hưởng
nhằm đạt được mục tiêu chính
sách.

Hỗ trợ phục hồi theo các mức độ khác
nhau phụ thuộc vào tình trạng “bất

hợp pháp” của người sử dụng đất.

Hỗ trợ phục hồi cho tất cả những người bị
ảnh hưởng, bất kể tình trạng hợp pháp của
họ.

Người BAH nặng mất
đất sản xuất

Các tác động tái định cư bắt
buộc của một dự án do WB hỗ
trợ được coi là đáng kể nếu ít
nhất 200 người chịu tác động
lớn, được định nghĩa là (i) bị di
dời về vật chất khỏi nhà ở, hoặc
(ii) mất nhiều hơn 10% tài sản
sản xuất của họ (tạo thu nhập).

Đối với người BAH đáng kể, các biện
pháp khôi phục sinh kế áp dụng với
người BAH mất ít nhất 30% đất sản
xuất nông nghiệp.

Hộ bị ảnh hưởng thuộc nhóm dễ bị tổn
thương mất bằng hoặc nhiều hơn 10%,
hoặc hộ bị mất bằng hoặc nhiều hơn 20%
tài sản sản xuất của hộ gia đình sẽ được
coi là ngưỡng để áp dụng tính hỗ trợ

Đền bù cho các công

trình bất hợp pháp

Đền bù theo chi phí thay thế
cho các công trình bất kể tình
trạng pháp lý

Cung cấp để trang trải các chi phí xây
dựng mới. Tùy thuộc vào “tình trạng
bất hợp pháp”, vào khoảng giữa 80%
và 100% tổng chi phí.

Hỗ trợ tới mức giá thay thế cho toàn bộ
công trình bất kể tình trạng pháp lý.


Chính sách của Ngân Hàng
Chính sách

Thế Giới

Chính sách của Chính Phủ Việt
Nam

Chính sách được đề xuất cho dự án

(OP 4.12)
Phương pháp xác định
giá đền bù

Đền bù do mất đất và các tài

sản khác phải được trả theo
mức giá thay thế.

Đền bù cho tài sản bị mất được tính
toán sát với giá giao dịch trên thị
trường. Chính quyền tỉnh ban hành
bảng giá hàng năm cho các loại tài
sản khác nhau.

Đơn vị thẩm định giá độc lập xác định giá
thị trường, tham mưu cho UBND tỉnh để
xác định giá đền bù.

Đền bù cho khoản lỗ/
thiệt hại về thu nhập

Toàn bộ khoản thiệt hại về thu
nhập phải được đền bù

Khoản lỗ chỉ được hỗ trợ cho việc
đăng ký kinh doanh

Toàn bộ thu nhập bị lỗ phải được đền bù
và phục hồi lại.

Đền bù cho những tổn
thất gián tiếp bởi việc
thu hồi đất hoặc cơ sở
hạ tầng.


Kinh nghiệm tốt là bên vay
nhằm thực hiện đánh giá xã hội
và thực hiện các biện pháp
giảm thiểu những tác động bất
lợi về kinh tế và xã hội, đặc biệt
đối với nhóm người nghèo và
dễ bị tổn thương.

Không đề cập đến

Thực hiện việc đánh giá về mặt xã hội và
các biện pháp giảm thiểu những tác động
tiêu cực, đặc biệt là đối với nhóm người
nghèo và dễ bị tổn thương.

Hỗ trợ và khôi phục về
sinh kế

Cung cấp hỗ trợ và khôi phục
sinh kế để đạt được các mục
tiêu chính sách.

Cung cấp các biện pháp hỗ trợ và
khôi phục sinh kế.

Cung cấp khôi phục sinh kế và hỗ trợ để
đạt được các mục tiêu chính sách.

Tham gia vào việc lập kế hoạch
và thực hiện. Xác nhận tiêu

chuẩn hợp lệ nhận đền bù và hỗ
trợ và tiếp cận với cơ chế khiếu
kiện.

Chỉ giới hạn chủ yếu vào việc chia sẻ
và công bố thông tin.

Tham vấn và công bố
thông tin

Không theo dõi cho việc khôi phục
sinh kế đầy đủ sau khi hoàn thành tái
định cư.
Tham gia thiết kế và thực hiện nhằm đạt
được mục tiêu chính sách.


Chính sách của Ngân Hàng
Chính sách

Thế Giới

Chính sách của Chính Phủ Việt
Nam

Chính sách được đề xuất cho dự án

(OP 4.12)
Cơ chế khiếu nại và
giải quyết


Cơ chế khiếu nại và giải quyết
phải độc lập

Cơ quan ra quyết định về đền bù, tái
định cư cũng là đơn vị xử lý ban đầu
về khiếu nại.

Cơ chế khiếu nại và giải quyết phải được
thiết lập.

Giám sát & đánh giá

Giám sát nội bộ và độc lập là
cần thiết

Không có yêu cầu rõ ràng về việc
giám sát, bao gồm cả giám sát độc lập
nội bộ và bên ngoài.

Cả giảm sát nội bộ và bên ngoài đều được
xác định.
Cơ quan chủ quản sẽ thuê cơ quan giám
sát bên ngoài và thực hiện giám sát nội bộ
theo các chỉ số giám sát.


3. Nguyên tắc và tiêu chuẩn hợp lệ
3.1
Nguyên tắc thực hiện tái định cư:

17.
Để hài hòacáckhác biệtgiữachính sách an toàn củaWBvàquy địnhliên quancủa
Chính phủ Việt Namnhưmô tảtrong bảngtrên, cácnguyên tắcvềchính sáchtái định cưdự
ánđược trình bàynhư sau:
(i)

Tránh hoặc giảm thiểu tái định cưbắt buộcvàcác tác độnglên đất đai, công
trìnhvàtài sảncố địnhkháckhi có thểbằng cách nghiên cứu các phương án thiết kế.

(ii)

Bồi thường vàhỗ trợsẽdựatrênnguyên tắcchi phíthay thếtạithời điểmthực hiện.
Giá đền bù sẽ được xác định dựa trên kết quả thẩm định đất/ tài sản độc lập một
cách kịp thời và có sự tham vấn.

(iii) Hộ gia đìnhđược coi là"bị ảnh hưởng nặng" khibịthiệt hạitừ 20% trở lênđấtsản
xuấtvà /hoặctài sảnsản xuấtcủahộ gia đình, hoặc trên 10% cho nhóm dễ bị tổn
thương. Các hộ bị ảnh hưởng nặng sẽ được hỗ trợ phục hồi sinh kế.
(iv)

Người bị ảnh hưởng không có giấy tờ hoặc không có quyền pháp lý về đất vẫn
được bồi thường tài sản trên đất theo giá thay thế.

(v)

Nguyên tắc đền bù “đất đổi đất” hoặc tiền mặt tùy theo sự lựa chọn của người bị
ảnh hưởng. Nguyên tắc “đất đổi đất” phải được đề xuất cho những người bị mất
20% diện tích đất sản xuất trở lên. Nếu đất không có sẵn, bên vay phải đảm bảo
rằng trên thực tế đúng là như vậy.


(vi)

Những người bị ảnh hưởng mong muốn chọn “đất đổi đất” hơn sẽ được cung cấp
lô đất có năng lực/khả năng sản xuất tương đương với phần đất bị mất hoặc kết
hợp đất (một lô đất tiêu chuẩn) ở khu vực dân cư mới gần đó làm đất ở, và tiền
mặt chênh lệch giữa phần đất bị mất của họ với lô đất được cung cấp. Khu vực
tái định cư sẽ được quy hoạch phù hợp và được thực hiện có sự tham vấn với
người bị ảnh hưởng. Tất cả các cơ sở hạ tầng cơ bản, như đường nhựa, vỉa hè, hệ
thống thoát nước, hệ thống cung cấp nước, đường dây điện thoại và đường điện
sẽ được cung cấp.

(vii) Những người bị ảnh hưởng muốn nhận đền bù theo hình thức “tiền mặt đổi đất”
sẽ được đền bù ở mức giá thay thế. Những người này sẽ được hỗ trợ cải tạo sinh
kế và sắp xếp riêng cho họ tự tái định cư
(viii) Thực hiện tham vấn đúng nghĩa với người bị ảnh hưởng và các nhóm liên quan,
đảm bảo họ được tham gia từ khi lập kế hoạch cho đến khi thực hiện. Các ý kiến
và đề suất của người và cộng đồng BAH sẽ được xem xét.
(ix)

Kế hoạch tái định cư sẽ được công khai đến người bị ảnh hưởng trước khi trình nộp
WB.

(x)

Việc xác định, lập quy hoạch và quản lý tái định cư sẽ đảm bảo các vấn đề về
giới được xem xét. Giám sát và đánh giá các tác động xã hội, nhạy cảm về giới
và phù hợp văn hóa sẽ được thực hiện trong các giai đoạn của dự án.


(xi)


Các biện pháp đặc biệt sẽ được xem xét trong kế hoạch tái định cư cho nhóm dễ
bị tổn thương, là những người có nguy cơ cao bị rơi vào tình trạng nghèo khổ
như hộ không có đất, hộ có phụ nữ làm chủ hộ, nhóm người già hoặc tàn tật hoặc
hộ nghèo.

(xii) Các di tích văn hóa, tôn giáo sẽ được duy trì, bảo tồn đến mức tối đa.
(xiii) Giai đoạn chuyển tiếp tái định cư sẽ được giảm thiểu tối đa. Người bị ảnh hưởng
sẽ được phục hồi trước khi bắt đầu xây dựng dự án.
(xiv) Ngân sách cho bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ được chuẩn bị đủ trong khi
thực hiện dự án.
(xv) Báo cáo và giám sát độc lập sẽ được xác định rõ như một phần của hệ thống
quản lý tái định cư. Các giai đoạn thu hồi đất và kết quả sẽ được đánh giá độc
lập. Đến cuối kỳ dự án, nếu không chứng minh được sinh kế của người bị ảnh
hưởng khôi phục so với trước thời điểm dự án, các biện pháp bổ sung cần phải
được xem xét.
(xvi) Ban quản lý dự án sẽ chưa cho phép các nhà thầu triển khai cho đến khi xác nhận
được bằng văn bản (i) chi trả đầy đủ cho người bị ảnh hưởng và các biện pháp
phục hồi được thực hiện (ii) bồi thường và hỗ trợ người bị ảnh hưởng đúng (iii)
khu vực dự án không còn bất kể trở ngại nào. Đền bù và hỗ trợ cải tạo phải được
cung cấp cho mỗi người bị di dời ít nhất 30 ngày cho những người không phải di
dời và 60 ngày cho những người phải di dời trước khi thu hồi tài sản của họ.
Trường hợp ngoại lệ như các nhóm dễ bị tổn thương có thể cần nhiều thời gian
hơn.
(xvii) Ngày giới hạn được bồi thường là ngày kết thúc kiểm đếm (DMS) đất và tài sản
bị ảnh hưởng bởi dự án.
Ngoài các trợ giúp đề cập ở trên, dựa trên tình hình thực tế, các dự án có thể xem xét các
trợ giúp khác để bảo đảm ổn định đời sống, văn hóa, sản xuất và đời sống của người bị
ảnh hưởng. Ma trận quyền lợi sẽ được trình bày cụ thể trong các kế hoạch tái định cư
chuẩn bị cho các tiểu dự án riêng lẻ.


3.2
Tính hợp lệ
18.
Mục tiêu chủ yếu của Khung chính sách tái định cư là đảm bảo tất cả người bị ảnh
hưởng được đền bù đầy đủ cho những thiệt hại về tài sản, và nhận đủ cơ hội để cải thiện,
hay là ít nhất phục hồi được mức thu nhập và mức sống của họ. Đối với LIFSAP, người bị
ảnh hưởng có thể được xếp vào một trong những loại sau đây: (a) Những người có giấy
CNQSD đất, hoặc đang làm thủ tục cấp CNQSD đất ; (b) Những người có đủ điều kiện hợp lệ để
được cấp Giấy CNQSD đất; và (c) những người không có quyền hợp pháp hay không thể
hợp pháp hóa đối với diện đất mà họ đang sử dụng.
19.
Những người bị ảnh hưởng nhóm (a) và (b) được bồi thường ở mức giá thay thế
cho diện tích đất bị ảnh hưởng và các hình thức hỗ trợ khác. Những người thuộc nhóm (c),
thay vì tiền đền bù cho đất mà họ đang sử dụng, sẽ được hỗ trợ tái định cư và các hỗ trợ


khác nếu cần thiết nhằm đạt được mục tiêu được của chính sách này nếu họ sử dụng đất
trước ngày khóa sổ của Dự án
3.3
Tự nguyện hiến đất
20.
Việc đóng góp tự nguyện có thể được cho phép trong một số dự án,đó là các dự án
hướng tới cộng đồng hoặc do cộng đồng định hướng. Các đối tượng của dự án này là
những người có thể lựa chọn đóng góp tự nguyện phần đất bị ảnh hưởng cho việc xây
dựng dự án. Tuy nhiên, việc này không được khuyến khích. Cơ quan thực hiện phải đảm
bảo các tiêu chí dưới đây được đáp ứng:
(i)

Những người đóng góp tự nguyện được hưởng lợi trực tiếp của các tiểu dự án;


(ii)

Cơ sở hạ tầng được đề xuất không có yêu cầu cụ thể về vị trí;

(iii) Không có di dời hoặc không có tác động đáng kể lên thu nhập, đời sống; tác
động của dự án là nhỏ hoặc không quá 10% diện tích của bất kỳ diện tích đất;
(iv)

Phạm vi đất hiến tặng được xác định bởi người bị ảnh hưởng

(v)

Đất hiến tặng không phải lấn chiếm đất, hoặc có tranh chấp về quyền sở hữu;

(vi)

Xác nhận của đất hiến tặng tự nguyện cần được cung cấp, và các giao dịch đất
được hỗ trợ bởi các tài liệu pháp lý

(vii) Những người bị ảnh hưởng có quyền từ chối (không hiến đất), và tham vấn được
tiến hành một cách minh bạch.
(viii) Các cơ chế khiếu kiện được cung cấp.
(ix)

Người bị ảnh hưởng được đề nghị đền bù cho phần bị ảnh hưởng
21.
Trong trường hợp có tài sản khác trên đất hiến tặng như cây cối, hoa màu, hàng
rào hoặc các bộ phận của công trình (như lăng mộ, đất gạch, bể chứa nước, tường, vv), mà
các hộ bị ảnh hưởng cũng đóng góp tự nguyện (không cần đền bù) , sự hiến tặng các tài

sản này phải được xác nhận cho từng trường hợp, tương tự như xác nhận đã hiến đất tự
nguyện. Tuy nhiên, các hộ bị ảnh hưởng được nhận đền bù theo quy định của pháp luật đối
với tài sản và các công trình trên đất bị ảnh hưởng nếu họ chỉ muốn hiến đất và từ chối
tặng những tài sản và các công trình.
22.
Các hoạt động hiến đất tự nguyện sẽ được thông qua kiểm tra giám sát của Bộ NN
và PTNT, Ngân hàng Thế giới và tư vấn giám sát độc lập. Việc vi phạm, khi được xác định
sẽ áp dụng quy trình hồi tố của OP 4.12. Quy trình hướng dẫn việc hiến tặng đất cho các
tiểu dự án của các hợp phần sẽ được bao gồm trong Sổ tay thực hiện dự án.


4.

Lập và thực hiện các kế hoạch giảm thiểu tác
động tiêu cực

4.1

Lập và phê duyệt Kế hoạch Tái định cư

23.
Cáckế hoạch tái định cư của dự ánsẽ được PPMU lập và trình lên PCUxem
xéttrước khitrìnhBộ NN & PTNTvàWBđể xem xétvàphê duyệt.Các nội dung
chínhcủamộtkế hoạch tái định cưđược mô tả cụ thể trong phụ lục A. Các kế hoạch tái định
cư sẽ được thực hiện theoquy địnhvàtrình tự trongKhungTái định cư.
24.
Kế hoạch tái định cưphải đượccập nhậtsaukhi hoàn thànhthiết kếchi tiết vàthực
hiệnkiểm đếm chi tiết.Kế hoạch tái định cư này sẽcung cấp cáccon sốcập nhậtvàchính
xácliên quan đếnquy mô ảnh hưởng, xác địnhcáchộ BAH, mức độ tác động, cũngnhư cập
nhật chi phíbồi thường.Kế hoạch tái định cưsẽđượcxem xétđểcập nhậtbất kỳ thay đổi nào

vềgiá cả thị trườngcho cácgiá trịthay thếvàsẽ cần phảiđượcxem xétlạivàothời điểmbồi
thườngcho việc thực hiện chi trả.Nếu giá bồi thường thấp, phảithực hiện điều chỉnhchi
phícập nhậtdựa trênmức giáthị trườngmới nhất.Ngoài ratrongquá trìnhcập nhậtKế hoạch
tái định cư, chương trình phục hồi thu nhập sẽ được lập.Ngườibị ảnh hưởngphảiđượctham
vấntrước khihoàn thiệnKế hoạch tái định cưcập nhật.CácKế hoạch tái định cưvàKế hoạch
tái định cưcập nhậtsẽ đượcgửi đếnWBphê duyệtvàđược công bố lên Infoshop và VDIC.
Trong khi tiến hành kiểm đếm chi tiết, có thể xác định người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng
và nếu số lượng người DTTS bị ảnh hưởng lớn thì cần lập Kế hoạch phát triển dân tộc
thiểu số (EMDP) theo mẫu đã nêu trong POM.


25. Kế hoạch tái định cư sẽ được trình cho Ngân hàng Thế giới xem xét chậm nhất là
sáu tháng trước ngày dự kiến bắt đầu khởi công công trình thuộc dự án. Thu hồi đất sẽ chỉ
bắt đầu sau khi Ngân hàng Thế giới cho rằng Kế hoạch tái định cư có thể chấp nhận, và trả
tiền đền bù đất, công trình hoặc tài sản bị mất khác được thực hiện trước khi thu hồi đất,
hoặc áp đặt các tác động tiêu cực khác.
26. Kế hoạch tái định cư hàng phải được tham vấn cộng đồng và công bố (tại các địa
điểm dự án, VDIC bằng tiếng Việt) theo yêu cầu trong chính sách của Ngân hàng Thế giới.
Tóm tắt của Kế hoạch hành động tái định cư sẽ được tổng hợp được phổ biến đến người bị
ảnh hưởng để biết thông tin.
27. Kế hoạch triển khai chi tiết cho các hoạt động sẽ được đưa vào Kế hoạch tái định cư
hàng năm. Tiến độ thực hiện phải được phát triển dựa trên mối liên kết với tiến độ thực
hiện các hoạt động xây lắp.
28. Việc chi trả cho biện pháp khôi phục cuộc sống và cung cấp các chế độ hỗ trợ/ phục
hồi khác (bằng tiền mặt hay hiện vật) và tái định cư (nếu có), và phải được hoàn thiện
trước khi trao hợp đồng cho các công trình dân dụng.
29. Việc thực hiện Kế hoạch tái định cư cần được hoàn thành trước khi đất được thu hồi
cho xây dựng. Các hoạt động cần được hoàn tất trước khi xây dựng thông thường bao
gồm: (i) điều tra chi tiết và khảo sát kinh tế xã hội của hộ gia đình bị ảnh hưởng, (ii) đền
bù đối với tài sản bị ảnh hưởng, (iii) Xác định các khu tái định cư và đất nông nghiệp (nếu

cần) được người bị ảnh hưởng chấp nhận, (iv) Xây dựng n các khu tái định cư, bao gồm cả
việc cung cấp các công trình tiện ích và hạ tầng nông nghiệp cơ bản, (v) cung cấp các khu
tái định cư cho người bị ảnh hưởng; (vi) cung cấp công ăn việc làm, nếu đó là một phần
của gói tái định cư; (vii) Cung cấp đào tạo, vốn, giống, tín dụng, và các quyền lợi thỏa
thuận khác, nếu gói tái định cư bao gồm hỗ trợ tự tạo việc làm; và (viii) Chi trả tiền đền bù
cho cải thiện kinh tế, nếu người bị ảnh hưởng lựa chọn tiền mặt.
4.2

Lập và phê duyệt Kế hoạch duy trì/phục hồi thu nhập (cho các hộ bị gián
đoạn kinh doanh)
30.
Với hạng mục nâng cấp chợ TPTS,các hộ liên quan của dự án hầu hết là các hộ
hưởng lợi, một số hộ bị ảnh hưởng bao gồm hộ bị ảnh hưởng trong hạng mục nâng cấp
chợ do phải di chuyển vị trí kinh doanh để lấy mặt bằng nâng cấp, một số hộ bị ảnh hưởng
gián tiếp trong quá trình nâng cấp chợ do có vị trí liền kề; Trong quá trình thực hiện dự án
gôc, Ban quản lý trung ương dự án LIFSAP (PCU) đã hướng dẫn, phối hợp, giám sát các
PPMU trong việc phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan liên quan có phương án
sắp xếp, cam kết đảm bảo điều kiện doanh cho các đối tượng bị ảnh hưởng phải di dời khi
nâng cấp chợ TPTS, giải quyết để giảm thiểu các tác động đối với các đối tượng bị ảnh
hưởng. Cụ thể là các hộ được thông tin, tham vấn từ giai đoạn khảo sát, thiết kế về phương
án thiết kế, phương án di dời. Các hộ di dời tạm sẽ được bố trí vị trí kinh doanh tạm. Các
hộ phải chuyển đổi vị trí kinh doanh sẽ được bố trí vị trí kinh doanh ổn định có vị trí bằng
hoặc tốt hơn vị trí kinh doanh trước khi di chuyển. Các ý kiến, phương án được ghi cụ thể
trong các biên bản tham vấn, làm một phần của hồ sơ thiết kế kỹ thuật. PCU chỉ phê duyệt
thiết kế kỹ thuật khi các công việc tham vấn được thực hiện đầy đủ cùng các biên bản có
đầy đủ chữ ký đống thuận của các đối tượng liên quan. Quy trình này sẽ được tiếp tục thực
hiện cho các chợ dự kiến nâng cấp trong giai đoạn mở rộng của dự án LIFSAP.


4.3

Lồng ghép giớitrong các hoạt động giảm thiểu tác động tiêu cực
31.
Trong các hoạt động trên, phải tiến hành phân tích vềGiới vàkinh tếxã hội,
phâncông lao động theo giớiliên quanđếnngười bị ảnh hưởngtrongkhu vực dự áncụ thể.
Dựatrênnhữngphân tích này,phải quan tâmđặc biệtđến việc giải quyết nhữngmối quan
tâmcủa phụ nữtrong quá trìnhlập, quá trình cập nhật và thực hiện kế hoạch tái định cư.
Cần khuyến khích hội phụ nữ các cấp tham gia quá trình giám sát và theo dõi quá trình
thực hiện tái định cư, và thông báo cho cộng đồng và tổ chức phụ nữ về các tác động của
dự án. Nên bảo đảm rằng phụ nữ có quyền tiếp cận đầy đủ và công bằng tới các nguồn lực
và lợi ích của dự án bao gồm cả chương trình phục hồi thu nhập và đào tạo kỹ năng. Các
nguồn lực đầy đủ bao gồm cả chuyên gia tài chính và an toàn xã hội tham gia để hỗ trợ
quá trình tái định cư và thực hiện tái định cư. Phụ nữ cần có tham gia trong quá trình tham
vấn và kiểm đếm chi tiết cũng như xác định các khu tái định cư (nếu cần). Điều này đảm
bảo rằng tất cả các thông tin và ý kiến cũng như đề xuất của họ được ghi nhận. Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất sẽ có tên của cả hai vợ chồng. Phụ nữ phải có mặt khi chi trả bồi
thường để đảm bảo rằng bất kỳ quyết định về việc sử dụng tiền bồi thường phải được cả
vợ chồng quyết định. Số liệu điều tra kinh tế xã hội, kiểm kê thiệt hại sẽ được tách theo
giới.


5. Phổ biến thông tin, tham vấn, tham gia và cơ chế
giải quyết khiếu nại
5.1
Công bốthông tin, tham vấnvàtham gia
32.
Chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan, những hộ/ người vị ảnh hưởng và
cộng đồng sở tại sẽ tham gia trong các giai đoạn khác nhau của việc lập kế hoạch và thực
hiện các kế hoạch tái định cư.
33.
Các hộ/ người bị ảnh hưởng sẽ được thông báo đầy đủ các quy định của Khung

chính sách này và Kế hoạch tái định cư hàng năm trong các cuộc họp cộng đồng được tổ
chức bởi chính quyền địa phương, ban quản lý dự án. Mỗi người bị ảnh hưởng sẽ được
thông báo và tham vấn đầy đủ về quyền lợi và các lựa chọn khôi phục cuộc sống của họ.
Trong trường hợp cần thiết, tham vấn bằng tiếng các dân tộc thiểu số có thể được thực hiện
nhằm đảm bảo sự quyết định dựa trên tham vấn đầy đủ thông tin cho các hộ dân tộc thiểu
số.
34.
Những Kế hoạch tái định cư hàng năm phải được công bố (tại các địa điểm của dự
án, Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam (VIDC) bằng tiếng Việt) theo yêu cầu trong
chính sách của Ngân Hàng Thế Giới.
5.2
Cơ chế giải quyết khiếu nại
35.
Người bị ảnh hưởng có quyền khiếu nại các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và
trách nhiệm của mình trong việc thực hiện dự án, bao gồm (nhưng không giới hạn ở)
những việc như quyền lợi đền bù, chính sách đền bù, đơn giá, việc thu hồi đất, việc tái
định cư và các chế dộ khác liên quan đến các chương trình hỗ trợ khôi phục cuộc sống.
Khiếu nại cũng có thể liên quan đến các vấn đề liên quan đến an toàn xây dựng, các phiền
hà gây ra bởi việc xây dựng. Thủ tục khiếu nại cần vừa phải và có thể tiếp cận được cho
bên thứ ba giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc tái định cư; cơ chế khiếu nại như vậy có
thể tính đến cơ chế sẵn có hệ thống pháp lý, cơ chế giải quyết tranh chấp truyền thống của
cộng đồng. Tất cả các kiếu nại sẽ được lưu giữ, ghi nhận và xử lý bởi các cơ quan chức
năng các cấp.
36.
Các tổ chức đoàn thể địa phương như Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Nông Dân, Hội Phụ
Nữ... được huy động tham gia tích cực vào quá trình giải quyết khiếu nại, thắc mắc. Người
bị ảnh hưởng có thể báo cáo khiếu nại của họ (không có bất kỳ khoản phí hành chính và
pháp lý) cho các đơn vị chịu trách nhiệm trực thuộc UBND cấp huyện , xã/ phường. Cơ
quan thực hiện phải đảm bảo đã giao cho nhân viên trong các đơn vị này có trách nhiệm
làm việc trong dự án và duy trì toàn bộ hệ thống báo cáo. Nếu có thể, dự án đảm bảo hỗ

trợ phiên dịch trong trường hợp người bị ảnh hưởng gặp khó khăn trong giao tiếp bằng
tiếng Việt. Theo sự sắp xếp nói trên, thủ tục khiếu nại sẽ là:
 Bước 1. Người nào không hài lòng với bất kỳ nội dung chương trình phục hồi kinh
tế và tái định cư có thể báo cáo bằng lời nói và bằng văn bản cho UBND Xã/
phường và xã sẽ chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong vòng 15 ngày thông
qua việc kiểm tra, xác định và đề nghị các cơ quan cấp trên.


×