Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

thong tin hoi thao khoa thang 5 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.46 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH –MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*****

THU MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA
“BÁN LẺ TRỰC TUYẾN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH 4.0”
Kính gửi:
- Quý Thầy/Cô;
- Quý Doanh nghiệp;
- Quý chuyên gia nghiên cứu và Thực hành
Giá trị thị trường thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam hiện vào khoảng 8 tỉ
USD, đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau Indonesia với 100 tỉ USD và Thái Lan 43 tỉ USD. Đáng
chú ý, mức tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt Nam năm 2019 cao nhất trong 3 năm trở
lại đây. Bán lẻ trực tuyến là một thị trường hết sức tiềm năng và có mức tăng trưởng tốt. Thị
trường vẫn chưa định vị ai là người chiến thắng cuối cùng, vì thế cơ hội chia đều cho tất cả
mọi người chơi. Có sự ra đi của Adayroi.com, Lotte.vn, Robins.vn, Vuivui.com,…nhưng bộ
tứ Shopee, Lazada, Tiki, Sendo không chịu tác động lớn bởi việc một số sàn khác rời bỏ thị
trường nhưng những cuộc chia tay nào cũng cho thấy mỗi sàn hoạt động tại Việt Nam cần
nghiêm túc nhìn nhận lại thị trường, xu thế cũng như xác định mục tiêu phù hợp. Bởi lẽ,
không có cuộc rút lui nào lại không có lý do và bài học. Thực trạng thị trường bán lẻ trực
tuyến của Việt Nam hiện nay ra sao? Đang có những cơ hội và đang gặp những khó khăn
nào? Giải pháp nào cho các doanh nghiệp Việt tận dụng sức mạnh của bán lẻ trực tuyến? Bản
thân bán lẻ trực tuyến có những ưu và nhược điểm gì? Đã hình thành những lý thuyết nền nào
về bán lẻ trực tuyến?...
Nhằm phác hoạ một bức tranh tổng quát về bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam cả về mặt lý
luận và thực tiễn, Khoa Quản trị kinh doanh, trường ĐH Tài chính – Marketing tổ chức Hội


thảo khoa học “BÁN LẺ TRỰC TUYẾN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH 4.0”. Ban tổ chức trân trọng thông
báo và kính mời các giảng viên, các nhà khoa học, NCS, học viên cao học, các nhà nghiên
cứu và thực hành đăng ký và viết bài tham gia Hội thảo.
1. Thông tin chung về Hội thảo
1.1. Thời gian tổ chức (Dự kiến): 28/5/2020
1.2. Địa điểm: Trường ĐH Tài chính – Marketing, cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn, Q.7, Tp
HCM.
1.3. Nội dung Hội thảo: “BÁN LẺ TRỰC TUYẾN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH 4.0”
1.4. Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Việt
1.5. Kỷ yếu Hội thảo: các bài viết sẽ được thẩm định, biên tập để đăng toàn văn trong
Kỷ yếu Hội thảo
2. Thông tin đăng ký và gửi bài viết
2.1. Chủ đề bài viết
Ban tổ chức trân trọng kính mời các giảng viên, các nhà nghiên cứu và thực hành
đăng ký và viết bài tham gia Hội thảo tập trung vào các nội dung sau:
1


Nhóm 1: Các vấn đề tổng quan về bán lẻ trực tuyến
- Lý thuyết và thực tiễn về bán lẻ trực tuyến
- Các yếu tố ảnh hưởng đến bán lẻ trực tuyến
- Mối quan hệ giữa hiệu quả của bán hàng lẻ trực tuyến với khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp
- Vai trò của bán hàng trực tuyến với tăng trưởng kinh tế
- Xu hướng thay đổi phương thức bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì
CMCN 4.0
- Các mô hình bán lẻ trực tuyến hiện nay
- Các chiến lược bán lẻ trực tuyến

- Sự phát triển của hoạt động bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam
Nhóm 2: Đánh giá tác động của cuộc CMCN 4.0 đến bán lẻ trực tuyến
- Tác động của công nghệ đến hoạt động bán lẻ trực tuyến
- Bán lẻ trực tuyến trên nền tảng thiết bị di động
- Cơ hội và thách thức trong thực hành bán lẻ trực tuyến
- Giải pháp công nghệ cho bán lẻ trực tuyến
Nhóm 3: Vấn đề của doanh nghiệp Việt Nam với bán lẻ trực tuyến
- Hoạt động marketing điện tử E- Marketing
- Hoạt động thu mua trực tuyến E - Procurement
- Hoạt động quản trị hệ thống Eco-system
- Hoạt động chốt đơn hàng và kho vận E - fullfilment and warehouse
- Hoạt động thanh toán điện tử E - payment (E - billing, E-banking, Mobile - Banking,
E- LC, E - UCP)
- Hoạt động tìm kiếm và chăm sóc khách hàng (Big Data, Data mining, E - CRM)
- Khó khăn và thuận lợi cho SMEs khi thực hiện bán lẻ trực tuyến
- Một số nguyên tắc doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý trong bán lẻ trực tuyến
- Giải pháp bán lẻ trực tuyến trong bối cảnh thị trường hiện nay
- Quản lý hoạt động bán lẻ trực tuyến ở công ty/ doanh nghiệp X cụ thể
- Chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua bán lẻ trực tuyến
- Giải pháp tăng doanh thu thông qua bán lẻ trực tuyến
- Xây dựng niềm tin cho khách hàng trực tuyến
- Xây dựng thương hiệu trên nền chiến lược bán lẻ trực tuyến
- Đạo đức trong bán lẻ trực tuyến
- Đánh giá hiệu quả của bán lẻ trực tuyến
- Các ứng dụng bán lẻ trên Smartphone, mạng xã hội,…
- Xây dựng Website bán lẻ
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của các nhóm đối tượng .
- Khởi nghiệp kinh doanh bằng bán lẻ trực tuyến
- Kỹ năng bán lẻ trực tuyến
- Hoạt động quản trị hậu cần cho bán lẻ trực tuyến

- Hoạt động quản trị giao nhận cho bán lẻ trực tuyến
- Các cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bán lẻ trực tuyến
- Các hình thức xúc tiến thương mại trong hoạt động bán lẻ trực tuyến
2


2.2. Đăng ký tên, tóm tắt và nhận toàn văn bài viết
- Thời gian nhận đăng ký Tên và Tóm tắt: trước ngày 20/3/2020
- Địa chỉ email nhận Tên và Tóm tắt:
- Thời gian nhận Toàn văn bài viết: trước ngày 15/5/2020
- Địa chỉ email nhận Toàn văn bài viết:
- Thời gian Ban biên tập phản hồi tác giả: trước ngày 23/5/2019
2.3. Hình thức trình bày bài viết: (Phụ lục đính kèm Thư mời)
2.4. Thông tin liên hệ:
Thư mời này được đăng tải trên website của Khoa QTKD, ĐH Tài chính – Marketing tại
địa chỉ Ban tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời và mong nhận
được sự quan tâm tham gia viết bài, tham dự Hội thảo của Quý Thầy/Cô, Quý Doanh Nghiệp
cùng toàn thể các tổ chức, cá nhân quan tâm.
Nơi nhận:

-

Như trên ;

-

Lưu VPK.

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC


(đã kí)
TS. TRẦN NHÂN PHÚC

3


PHỤ LỤC 1
MẪU ĐĂNG KÝ TÊN VÀ TÓM TẮT BÀI VIẾT KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

PHẦN 1: TÓM TẮT BÀI VIẾT
TÓM TẮT
Một bản tóm tắt cần thể hiện được những thông tin quan trọng như:
Câu hỏi và mục đích của bài viết để mô tả vấn đề mà tác giả (hoặc nhóm tác giả)
quan tâm và thông tin sơ bộ về tình trạng hiện nay của vấn đề đó. Phương pháp
nghiên cứu và cách tiếp cận của tác giả về vấn đề đã lựa chọn. Đối tượng nghiên
cứu được lựa chọn để phục vụ cho việc phân tích bài viết. Các giả thuyết chính của
bài viết bao gồm những thông tin và hàm ý, các thảo luận mà tác giả cho rằng chúng
quan trọng và cần truyền tải tới người đọc. Tất cả nội dung của phần tóm tắt này cần
được trình bày bằng Tiếng Việt, không nên vượt quá 200 từ và được viết bằng font
chữ Times New Roman, in nghiêng và sử dụng cỡ chữ 13.
Từ khoá: Các từ khoá được liệt kê ngay bên dưới tóm tắt, khoảng từ 3 – 5 từ sẽ phù
hợp, mỗi từ cách nhau bằng dấu chấm phẩy (;) và tất cả những từ khoá phải hiện diện
trong nội dung của phần tóm tắt.
PHẦN 2: THÔNG TIN TÁC GIẢ VÀ TÊN BÀI VIẾT
Tác giả vui lòng gửi Bản đăng ký này về Ban tổ chức hội thảo qua email:
trước ngày 20/03/2020.

THÔNG TIN LIÊN LẠC VÀ ĐĂNG KÝ TÊN BÀI THAM LUẬN
Họ và tên
Cơ quan

Chức vụ
Học hàm, học vị
Địa chỉ liên hệ
Số điện thoại

(cơ quan):

(di động):

E-mail
Tên tiêu đề của tham luận
 Nếu là đồng tác giả, mỗi tác giả điền 01 mẫu này

1


PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN CÁCH TRÌNH BÀY TOÀN VĂN BÀI VIẾT ĐĂNG KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC
Nguyễn Thị Hoa1
Nguyễn Quốc Khang2
1
2

Phó giám đốc trường Công ty XYZ

Giảng viên khoa ABC, trường Đại học DEF

TÓM TẮT
Một bản tóm tắt cần thể hiện được những thông tin quan trọng như:

Câu hỏi và mục đích của bài viết để mô tả vấn đề mà tác giả (hoặc nhóm tác giả)
quan tâm và thông tin sơ bộ về tình trạng hiện nay của vấn đề đó. Phương pháp
nghiên cứu và cách tiếp cận của tác giả về vấn đề đã lựa chọn. Đối tượng nghiên
cứu được lựa chọn để phục vụ cho việc phân tích bài viết. Các kết quả chính của bài
viết bao gồm những thông tin và hàm ý, các thảo luận mà tác giả cho rằng chúng
quan trọng và cần truyền tải tới người đọc. Tất cả nội dung của phần tóm tắt này cần
được trình bày bằng Tiếng Việt, không nên vượt quá 200 từ và được viết bằng font
chữ Times New Roman, in nghiêng và sử dụng cỡ chữ 13.
Từ khoá: Các từ khoá được liệt kê ngay bên dưới tóm tắt, khoảng từ 3 – 5 từ sẽ phù
hợp, mỗi từ cách nhau bằng dấu chấm phẩy (;) và tất cả những từ khoá phải hiện diện
trong nội dung của phần tóm tắt.
1. QUY CÁCH TRÌNH BÀY TOÀN VĂN BÀI VIẾT
Toàn văn bài viết tham luận phải được soạn trên MS Word, khổ giấy A4 (cỡ
giấy 210 mm x 297 mm), độ dài từ 4000 – 5000 từ, font chữ Times New Roman, cỡ
chữ 13, lề trái 3 cm (left), lề phải 1,5 cm (right), cách trên - dưới 2cm (top – bottom),
khoảng cách dòng 1,3 (line spacing). Tác giả vui lòng không đánh số trang.
Để thuận tiện cho việc biên tập và dàn trang, Ban biên tập rất mong nhận được
sự hợp tác của tác giả với thể thức trình bày như trên.
2. QUY CÁCH TRÌNH BÀY TRONG BÀI VIẾT
2.1. Tên bài viết
Tên bài viết tiếng Việt được viết bằng CHỮ VIẾT HOA, IN ĐẬM, cỡ chữ
14, đặt ở phần đầu của trang đầu tiên và được canh chính giữa. Tên bài viết bằng tiếng
Anh được viết ngay bên dưới với khích thước tương tự. Tên tác giả được đặt dưới tên
bài viết và in đậm, dòng tiếp theo là tên đơn vị in nghiêng. Nếu bài viết gồm nhiều tác
giả ở nhiều đơn vị khác nhau thì cần chú thích bằng số thứ tự ở sát và cao hơn tên tác
2


giả và tên đơn vị.
2.2. Tiêu đề chính và tiêu đề phụ

Tiêu đề chính được viết bằng CHỮ VIẾT HOA, IN ĐẬM; tiêu đề phụ được
viết bằng chữ thường, in đậm. Mỗi tiêu đề trình bày trên một dòng riêng, không có
dấu câu và không lùi đầu dòng.
2.3. Trình bày công thức
Tất cả công thức trong bài viết được đánh số thứ tự liên tục từ công thức đầu
tiên cho đến công thức cuối cùng. Số thứ tự công thức được đặt trong dấu ngoặc đơn
và canh lề bên phải. Ví dụ:
Wt = Pt x Ht

(1)

Trong đó:
• Wt là mức lương thị trường;
• Pt là giá của mỗi đơn vị kỹ năng;
• Ht là tổng số kỹ năng
2.4. Cách trình bày biểu đồ và bảng biểu
Biểu đồ, bảng biểu, chú thích được trình bày rõ nét, ghi rõ nguồn gốc thông tin,
đặt tên và đánh số thứ tự từ lần xuất hiện đầu tiên đến cuối cùng, không gây nhầm lẫn
cho người đọc. Hình vẽ, đồ thị, bảng biểu cần được trình bày gọn trong 1 trang. Tên
được trình bày phía trên, cănh chính giữa và nguồn gốc thông tin được trình bày phía
dưới, canh bên phải. Ví dụ:
Hình 1. Biểu tượng logo của trường Đại học Tài chính – Marketing

Nguồn: www.ufm.edu.vn

Bảng 1. Mối quan hệ giữa một số chỉ số kinh tế vĩ mô và việc làm

3



Nguồn: ILO, 2018 (Labour and Social Trends in Vietnam 2012 – 2017 report)
2.5. Trình bày trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo
Sử dụng trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo theo APA (The
American Psychological Association). Ví dụ về lập danh mục tài liệu tham khảo (đặt
cuối bài):
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Mộng Điệp. (2012). Đại diện lao động trong Bộ luật lao động. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Luật học 28, 222-227.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2018). 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tầm
nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới. Hà Nội: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Burchell. B., at al. (2013). The quality of employment and decent work: de nitions,
methodologies, and ongoing debates. Cambridge Journal of Economics, 459–
477.
Chử Thị Lân và Quyền Đình Hà. (2014). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng việc
làm của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức ở
Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 955 - 963.
Chen, H.C & Naquin, S.S. (2006, May). An Integrative Model of Competency
Development, Training Design, Assessment Center, and Multi-Rater
Assessment. Advances in Developing Human Resources, 265-282.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Họ và tên:
Đơn vị:
Điện thoại:
Email:

4




×