Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bài thu hoạch BDTX MODULE THPT 18, 19, 24, 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.56 KB, 30 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN THỊNH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỔ TOÁN

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Năm học 2018 – 2019
MODULE THPT 18, 19, 24, 31

Họ và tên giáo viên: NGUYỄN QUANG THÁI
Ngày sinh: 01/09/1986
Ngày vào ngành: 1/5/2010
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Toán
Chuyên ngành: Sư phạm Toán


MODULE THPT 17:
TÌM KIẾM, KHAI THÁC, XỬ LÍ THÔNG TIN PHỤC VỤ BÀI GIẢNG
A - NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN PHỤC VỤ BÀI GIẢNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con
người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ,
chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt
xén… Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu.


1.1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ
thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con người và xã hội”.
Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác bằng các
ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thông qua các kênh truyền tin.
1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển xã hội
1.2.1. Vai trò đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.2.2. Vai trò đối với phát triển kinh tế, xã hội
1.2.3. Vai trò đối với việc quản lý xã hội
1.3. Tác động của CNTT và truyền thông đối với giáo dục
1.3.1. Thay đổi mô hình giáo dục
Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ 21” do UNESCO tổ
chức 10/1998 người ta có tổng kết 3 mô hình giáo dục:
Mô hình
Trung tâm
Vai trò người học
Công nghệ cơ bản
Truyền thống
Người dạy
Thụ động
Bảng/TV/Radio
Thông tin
Người học
Chủ động
PC
Tri thức
Nhóm
Thích nghi

PC + mạng
Trong các mô hình đã nêu, mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành
khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT và truyền thông là mạng Internet. Mô hình
mới này đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo dục.
1.3.2. Thay đổi chất lượng giáo dục
CNTT được ứng dụng trong giáo dục đã làm thay đổi lớn về chất lượng giáo dục do
- CNTT ứng dụng trong quản lý giúp các nhà quản lý nắm bắt trạng thái của hệ thống một
cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy. Thêm nữa, các hệ hỗ trợ quyết định trợ giúp thêm cho các
2


nhà quản lý kịp thời ra được các quyết định quản lý chính xác, phù hợp.
- CNTT ứng dụng trong dạy học giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, người học nắm bài tốt
hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và
tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm.
- CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm định được toàn
diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai. Điều này làm nên động lực để các trường,
các tổ chức có kế hoạch hoàn thiện nhà trường để đạt đến các chuẩn đề ra.
1.3.3. Thay đổi hình thức đào tạo
Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã tạo nên những thay đổi lớn về giáo dục và
đào tạo. Nhiều hình thức đào tạo mới đã xuất hiện
* Đào tạo từ xa: Hiện nay, có nhiều thuật ngữ để mô tả giáo dục – đào tạo từ xa như: Giáo dục
mở, giáo dục từ xa, dạy từ xa, học từ xa đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa… theo nhiều học giả trên
thế giới thì “Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục – đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ
quá trình giáo dục – đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc (và)
thời gian”.
* Đào tạo trực tuyến: Học tập trực tuyến (Online Learning) là một loại hình học tập sử dụng
mạng máy tính và internet.
1.3.4. Thay đổi phương thức quản lý
Khi máy tính chưa ra đời, công nghệ thông tin chưa phát triển, công tác quản lý và điều hành

ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học được thực hiện bằng thủ công. Từ khi máy tính ra đời, công
nghệ thông tin phát triển, công việc quản lý đã được thay đổi, chuyển từ quản lý thủ công sang quản
lý bằng máy tính và các thiết bị công nghệ. Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả to lớn cho các
doanh nghiệp nói chung và các nhà trường nói riêng.
B - CÁCH KHAI THÁC THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
TRÊN INTERNET
Như chúng ta đã biết, để tạo được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cần rất nhiều kỹ năng: Soạn
thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồng tiếng…nhưng không phải giáo viên
nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, giáo viên cần biết khai thác thông tin trên Internet để tìm
kiếm các tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình.
1. Một số yêu cầu và điều kiện thiết yếu để khai thác internet
Là một công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận, nhưng Internet cũng đòi hỏi giáo
viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và những điều kiện nhất định.
Những hiểu biết cơ bản dù chỉ ở mức đại cương như truy cập vào Internet thế nào? Làm thế
nào để sử dụng những công cụ tra cứu, tìm kiếm như Google, Yahoo, Altavista, hay kỹ năng chọn lọc
từ khoá tìm kiếm phù hợp với mục đích tra... sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm tư liệu.
Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc trực tiếp bằng thư
điện tử (email) với các cá nhân, cơ sở nghiên cứu có thể tìm thấy trên Internet hay giữa các đồng
nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý.
2. Xây dựng thư viện điện tử ở trường THCS
Đối với giáo viên THCS, tạo một thư viện điện tử để lưu trữ thông tin phục vụ công tác giảng
dạy có một ý nghĩa thiết thực. Theo tôi mỗi trường nên ứng dụng những thành tựu của CNTT để lập
thư viện lưu trữ thông tin, tư liệu ảnh, video, một số bài soạn mẫu phục vụ cho việc soạn và giảng


bằng giáo án điện tử, các đề kiểm tra dùng kiểm tra đáng giá kết quả học tập của học sinh, các nội
dung phục vụ ngoại khoá các môn học... sẽ nâng cao quá trình dạy học.
Với thư viện điện tử này, giáo viên đã có sẵn một số tư liệu để có thể xây dựng giáo án điện tử
riêng của mình, tham khảo một số bài giảng điện tử của đồng nghiệp, hiểu biết thêm về những cơ sở
lý luận của kiểm tra đánh giá và có thể biên soạn nội dung bài kiểm tra cho hs trên cơ sở những bài

mẫu.Dưới đây là cấu trúc cây thư mục Thư viện điện tử:Tuy nhiên đây chỉ là một cây thư viện mà để
tham khảo, các đồng chí có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với yêu cầu của riêng trường mình hoặc
bộ môn của mình.
3. Khai thác thông tin trên Internet
3.1 Tìm kiếm thông tin bằng website Google:
- Sử dụng trình duyệt Internet Explorer và gõ vào địa chỉ: (trang Google Mỹ)
hoặc (trang Google Việt Nam)
Tất nhiên, chúng ta sẽ sử dụng trang Google Việt Nam. Đầu tiên là chúng ta truy cập vào
trang này:(Chú ý là khi gõ thông tin vào trang Web, nếu để gõ địa chỉ các đồng chí nên tắt chế độ
tiếng Việt ở phông chữ, còn khi muốn gõ chữ Việt có dấu thì chuyển từ phông chữ TCVN3 sang
Unicode). Khi đã truy cập vào Google, để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho dạy và học, ta chỉ cần quan
tâm đến 2 chức năng Tìm kiếm trang Web và tìm kiếm hình ảnh.
VD: Trong môn Ngữ văn hoặc Lịch sử, khi cần tìm hình ảnh về Văn Miếu, ta gõ:
Văn miếu ...
3.2 Một số trang Web phục vụ cho dạy và học.
Trang Web thư viện bài giảng:
Trang Web dạy học trực tuyến:
Mạng giáo dục edunet:
Một số trang Web có những chức năng mà người sử dụng phải đăng ký thành viên mới có thể
sử dụng được. Để đăng ký là thành viên chúng ta làm theo hướng dẫn của nhà quản trị. Thông thường
chúng ta phải có địa chỉ email để nhà quản trị xác nhận thông tin đăng ký.
3.3 Lưu các địa chỉ thường dùng trong Favorites.
Có những địa chỉ mà ta dùng thường xuyên thì làm thế nào để mỗi khi cần dùng ta không phải tìm
kiếm hoặc mất công gõ địa chỉ vào address. Để làm được điều này chúng ta Add tên các trang Web
vào menu Favorites:B1: Mở trang Web cần Add.B2: Vào menu Favorites chọn Add to
Favorites OK. Cách sử dụng: Khi cần mở trang Web đã có trong Fovorites ta chọn menu
Fovorites  chọn tên trang Web cần mở.
III. KẾT QUẢ
Để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội cũng như phương pháp giảng dạy mới mỗi giáo viên đã
tự tạo được cho mình được các giáo án điện tử và cũng nhờ có Internet mà các giáo án điện tử phong

phú hơn về nội dung cũng như hình thức.Hầu như tất cả các giờ học có sử dụng giáo án điện tử
không có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ
động, mà ngược lại các em đều tỏ ra rất thích thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một
niềm vui lớn. Trong thời gian qua đã tìm thấy niềm vui trong nghề nghiệp của mình. Hầu như mọi
giáo viên, từ già đến trẻ đều đang cố gắng chiếm lĩnh cho được phương pháp dạy học mới bằng việc
tích cực tìm hiểu, vận dụng CNTT và sử dụng các thiết bị hiện đại để dạy học.
***
4


1. Internet và thư điện tử (email)
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Internet là mạng máy tính toàn cầu, cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết
nối với bất kỳ một máy khác để trao đổi thông tin với nhau.
- Trang Web là một loại tập tin đặc biệt, có khả năng liên kết được với nhau mà không bị giới
hạn về khoảng cách địa lý. Trang Web có thể hiển thị các thông tin văn bản, âm thanh, hình ảnh,
video,…được truyền thông qua Internet. Địa chỉ của một trang Web được cho dưới dạng:

2. Một số thao tác cơ bản sử dụng Internet Explorer
Để có thể khai thác, sử dụng các dịch vụ trên internet hiệu quả, trước hết người sử dụng cần
nắm được một số thao tác cơ bản với trình duyệt:
- Khởi động trình duyệt
- Mở một trang Web trên Internet
- Lưu địa chỉ một trang Web vào Fovorites
- Mở một trang Web đã lưu trong Fovorites
- Lưu nội dung một trang Web
- Mở một trang Web trong một của sổ mới
- Quay lại nhanh đến một trang Web mới truy cập
- Làm tươi một trang Web: Refresh hoặc F5
- Xóa một trang Web đã vào trong History

- Đặt trang Home cho trình duyệt
- Bật tắt chế độ hiển thị hình ảnh trong trang Web
- In, sao chép một phần trang Web
- In trang Web
- Xóa đi những địa chỉ Website đã truy cập còn lưu lại trong khung address của Internet
Explorer
Đọc thêm:
1. Sử dụng dịch vụ thư điện tử Gmail
2.Trò chuyện qua mạng (chat)
3. Tìm kiếm thông tin trên Internet
Để tìm kiếm thông tin trên Internet, chúng ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm (máy tìm
kiếm). Google là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet hiện nay.
Cách tìm kiếm với google:
- Truy nhập vào địa chỉ: hoặc />- Tìm kiếm cơ bản: Nhập từ khóa. Có thể gõ tiếng việt theo mã Unicode.
- Tìm kiếm nâng cao, chuyên biệt:
+ Tìm kiếm theo kiểu tập tin
+ Tìm kiếm theo địa chỉ website
+ tìm kiếm theo tiêu đề cư trang web
+ Tìm kiếm hình ảnh


+ Tìm kiếm VIDEO
3. Thư điện tử (Email)
Thư điện tử, hay email (electronic mail) là một hệ thống gửi – nhận thư qua mạng máy tính.
II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THÔNG TIN PHỤC
VỤ BÀI GIẢNG/4 TIẾT
Bài 1 : Kỹ năng tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng
1. Kỹ năng vượt qua rào cản ngôn ngữ
- Dịch một trang web: Đó chính là chức năng Google Translate "Người phiên dịch". Để dịch
một trang web bằng một ngôn ngữ bất kì nào đó sang tiếng Việt: 1) Truy cập vào trang chủ phiên

dịch do google cung cấp: 2) Copy địa chỉ trang web bằng tiếng nước
ngoài muốn phiên dịch rồi past vào mục Enter text or a webpage URL
3) Chọn ngôn ngữ cần dịch ra. Ở đây chọn Vietnamese rồi nhấn vào nút Translate.
Khi đó trang web tiếng nước ngoài vô tri vô giác kia bây giờ lại toàn là tiếng Việt thoải mái khám
phá.
- Sử dụng trang Vdict.com để dịch thuật
- Sử dụng công cụ dịch trên Google
Thanh dịch
Nhấp vào Dịch để dịch trang hoặc nhấp vào nút Dịch trên Thanh công cụ . Nhấp vào Hiển
thị văn bản gốc hoặc biểu tượng x để đóng thanh dịch và xem trang web gốc. Nếu thay đổi ngôn ngữ
dịch ưa thích, Thanh công cụ sẽ nhớ tùy chọn ngôn ngữ và sử dụng các tùy chọn ngôn ngữ đó khi dịch
các trang trong tương lai.
Nếu sử dụng Dịch thường xuyên, có thể chọn dịch tự động các trang. Ví dụ: nhấp vào Luôn
dịch tiếng Pháp khi đang ở trên trang tiếng Pháp và Thanh công cụ sẽ tự động dịch tất cả các trang
tiếng Pháp bạn truy cập trong tương lai bằng cách gửi nội dung trang đến Google. Có thể cập nhật tùy
chọn dịch tự động trong cửa sổ Tùy chọn trên Thanh công cụ bằng cách nhấp vào biểu tượng cờ lê .
Bật hoặc tắt dịch trang tự động
1.
Nhấp vào biểu tượng cờ lê
trên Thanh công cụ.
2.
Trên tab Công cụ, nhấp vào liên kết Chỉnh sửa trong phần 'Dịch'.
3.
Chọn (hoặc bỏ chọn) hộp kiểm 'Đề xuất bản dịch của trang'
4.
Nhấp vào Lưu.
2. Cách tìm văn bản và lấy văn bản từ Internet
- Copy văn bản từ các trang web
Nếu muốn copy nội dung của một trang web được bảo vệ, có thể sử dụng một trong số các cách sau:
1/ Select/Copy/Paste: Dùng chuột hoặc dùng phím tắc chọn nội dung, copy và paste vào một trình

soạn thảo nào đó (MS Word chẳng hạn).
2/ View Source (Alt + V + C hoặc Menu View/Source), copy code HTML và paste vào Web Editor
nào đó (Frontpage chẳng hạn).
3/
View
Source
bằng
lệnh:
view-source.

pháp:
viewsource:_trang_web.com/ten_file.com.
4/ Dùng Web Editor để open file tương ứng trong "C:Documents and Settings[User]Local
SettingsTemporary Internet Files" (trong trường hợp dùng IE). Vì cơ chế hoạt động của Web browser
6


là lưu tạm thời các file sử dụng cho một trang web vào thư mục tạm thời và gọi file đó khi cần thiết.
5/ Chụp hình màn hình (dùng phím Print Screen trên bàn phím), paste vào Photo Editor nào đó (MS
Paint, Adobe Photoshop, ...) và lưu nội dung lại dưới dạng file hình ảnh.
6/ Dùng chương trình download web (Teleport Pro chẳng hạn), rồi dùng Web Editor để mở ra.
7/ Tự lập trình viên viết chương trình để đọc nội dung trang web, save lại dạng file text và edit. Việc
viết chương trình như vậy cũng không khó cho một Lập trình viên lập trình mạng.
3. Cách tìm và lấy ảnh và từ Internet
Cách tìm kiếm thông tin trên Internet với Google; Wikipedia; Yahoo,… trong đó các
trang; ; ;...là những
công cụ tìm kiếm khá phổ biến, thuận lợi và hữu ích.
* Tìm kiếm tư liệu trên Internet với
a/ Tìm kiếm tư liệu văn bản
- Kích đúp biểu tượng Internet Explorer trên desktop để mở trang Internet, gõ địa chỉ

vào ô Addresss  Enter.
- Giao diện của Google xuất hiện. Gõ cụm từ chìa khoá (trong dấu kép) cần tìm kiếm vào, ví dụ:
“Văn minh Sông Hồng”, “Gandhi”,… Enter.
Để lưu lại nội dung bài viết trên trang web này thì dùng chuột bôi đen nội dung cần lưu 
kích chuột phải  copy rồi mở trang word để dán vào (paste) vào hoặc chọn File  Save as…
chọn đường dẫn (Save in) để lưu vào máy tính hay USB  gõ tên tài liệu vào ô file name (gõ không
dấu) Save.
b/ Tìm kiếm tư liệu tranh, ảnh, bản đồ…
- Sau khi vào trang tìm kiếm Google, thay vì chọn Web để tìm các bài viết thì chọn Hình ảnh để tìm
hình ảnh rồi nhập từ chìa khoá cần tìm  Enter.
- Trang web sẽ xuất hiện các hình ảnh liên quan đến từ chìa khoá với các kích cỡ khác nhau, nên
chọn cỡ Trung bình hoặc Lớn trong khung Hiển thị (với các cỡ ảnh từ 50Kb trở lên mới có thể sử
dụng tốt trong dạy học).
- Kích chuột phải vào hình lớn  kích vào Save Picture As (hay kích vào biểu tượng Save ở góc
trên, trái của hình)  chọn đường dẫn đến nơi lưu trên máy tính hay USB (Save in), đặt lại tên trong
ô File name (nếu cần)  Save.
- Tìm kiếm phim:
1/Cách tìm một bộ phim
Để tìm một bộ phim, ta có thể làm cách sau: Vào www.google.com, search tối ưu, truy tìm tận gốc
link. Ví dụ, tôi muốn tìm bộ phim Tân Thủy Hử, tôi gõ dòng sau: "tan thuy hu (.mediafire)", khi đó
nó sẽ xuất ra cả đống trang web có link cho mình tải về. Muốn tải phim đó dạng .torrent thì ta
search "tan thuy hu (.torrent)".
2/ Cách tải một bộ phim về máy tính
+ Với phim có dung lượng bậc trung, chừng 1GB đổ lại thì ta có thể dùng IDM (một phần mềm hỗ
trợ dowload thông minh) để tải nhanh về máy. Link dowload IDM: IDM (bản full 5.18) hoặc Internet
Download Manager(IDM) 6.05 (bản full 6.05)
3/ Cách xem một bộ phim
+ Phần mềm xem tất cả các file phim: GOM Media Player (Nó tương thích với Hệ điều hành
Microsoft Windows 98SE, Me, 2000, XP, 2003, Vista or Windows 7)
+ Phần mềm chia & ghép phim nhỏ gọn HJ-Split



4. Tìm kiếm nhạc
- Cách lấy nhạc:
1. Download thủ công
2. Sử dụng các công cụ lấy đường dẫn
3. Tìm tập tin thay thế ở các bộ máy tìm kiếm
4. Dùng các công cụ ghi âm và ghi hình
BÀI 2: KỸ NĂNG XỬ LÝ PHIM, ẢNH
1. Xử lý hình ảnh:
- Chỉnh sửa ảnh có sẵn: Cắt ảnh, đổi kích cỡ, chỉnh sửa màu sắc ảnh, sửa mắt đỏ.
- Tạo ảnh: tạo ảnh từ chụp màn hình, tạo ảnh từ PowerPoint
* Sử dụng phần mềm ACD See
* Sử dụng công cụ Picture trên MS. PowerPoint hoặc Word để chỉnh sửa ảnh
2. Làm phim từ ảnh:
Liên kết tải phần mềm
* Photo Story 3 for Windows:
URL: />Câu chuyện hình ảnh
(Nhấn vào Continue- Download Plug-in- Download Photo Story, và tiến hành chạy
Photo Story)
Giấy phép: Bản quyền © 2010 Microsoft Corporation
* Phần mềm Windows Media Player phiên bản từ 10. trở lên (phải cài đặt trước khi
chạy phần mềm Photo Story 3):
URL: />Giấy phép: Microsoft Windows Media & HDCD—Logo License Agreement
3. Xử lý phim:
- Đổi định dạng phim
- Cắt phim
Cắt nối tập tinPhần mềm Free Fast Mpeg Cut
- Dùng để cắt tập tin định dạng MPEG
- file cài đặt: FreeFastMpegCut.exe

- website:
Chọn tập tin cần cắt trong mục Input File
Đổi lại tên và thư mục tập tin được cắt ra (nếu cần) trong mục Output file
. Nhấn nút Play để xem.
***********************o0o***********************

8


MODULE THPT 18: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
I. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG QUY ĐỊNH TRONG MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA
MODULE.
Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) – hiểu ngắn gọn - là chương trình trọng tâm nhằm đánh giá
người giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp góp phần thiết thực trong công tác phát triển năng lực đội
ngũ nhà giáo.
Chương trình BDTX bậc Trung học phổ thông (THPT) thiết kế với 41 Module nhằm hổ trợ
người giáo viên trong quá trình hoạt động giáo dục của mình. Như vậy, qua việc nghiên cứu các
module trong chương trình sẽ giúp người giáo viên trang bị cho bản thân những kiến thức chuyên sâu
ở các khía cạnh giáo dục. Trong đó, Module 18 trang bị cho người giáo viên những kiến thức phát
triển hơn nữa năng lực vận dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực vào quá trình giáo dục
của mình. Đây thật sự là một vấn đề quan trọng trong quá trình thực hành nghề sư phạm của người
giáo viên THPT.
Vấn đề phát huy tính tích cực của người học đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ
thập niên 60 của thế kỉ trước. Thời kì này, trong các trường sư phạm đã có khẩu hiệu: “ Biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Những lần cải cách giáo dục tiếp theo, phát huy tính tích
cực là một trong các phương hướng cải cách , nhằm đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo,
làm chủ bản thân và đất nước.
Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị quyết TW từ năm 1996, được thể
chế hoá trong Luật giáo dục(12-1998), đặc biệt tái khẳng định trong điều 5, Luật giáo dục (2005):
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người

học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên.”
Như vậy, có thể nói, vấn đề chủ yếu của việc đổi mới PPDH là hướng tới các hoạt động học tập
chủ động, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động, giáo điều. Chú ý tới việc rèn luyện kỹ năng,
đặc biệt là kỹ nãng vận dụng vào thực tiễn, hình thành và phát triển các phẩm chất tư duy độc lập,
sáng tạo. DH tạo nên các trạng thái tinh thần, tâm lý tích cực cho người học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng đã nêu, vấn đề quan trọng hàng đầu là PPDH
tích cực.
Bản thân tôi, là giáo viên dạy lớp môn Giáo dục quốc phòng An ninh, bộ môn với rất nhiều
đặc thù riêng, qua quá trình nghiên cứu hết sức nghiêm túc của mình về Module 18, tôi xin khái quát
lại như sau:
Khi nghiên cứu mục đính của Module 18, về mục tiêu kiến thức bản thân tôi hiểu module đã
chỉ rõ sẽ cung cấp cho người giáo viên khả năng: tóm tắt được định hướng đổi mới PPDH; liệt kê các
đặc trưng cửa PPDH tích cực; kể tên được một sổ PPDH tích cực; tóm tắt đuợc bản chất, quy trình,
ưu, nhược điểm cửa mới PPDH được giới thiệu trong module này; vận dụng đuợc các PPDH tích cục
vào chuyên môn cửa mình một cách linh hoạt, sáng tạo,...
Khi tìm hiểu nội dung, thông qua 10 hoạt động được thiết kế hết sức chặt chẽ của module này,
tôi nắm được một số trọng tâm sau:
Hoạt động 1:


TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Phương pháp dạy học tích cực
Định hướng đổi mới phuơng pháp dạy và học đã đuợc sác định trong Nghị quyết Trung ương 4
khoá VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12/1996), đuợc thể chế hoá trong Luật Giáo
dục (12 - 1990), được cụ thể hoá trong các chỉ thị cửa Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là Chi thị sổ
15 (4/1999).
Điều 24.2 của Luật Giáo dục đã ghi: "Phuơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cục, tụ giác, chú động, sáng tạo cửa HS; phù hợp với đặc điểm cửa tùng lớp học, môn học; bồi dưỡng

phương pháp tự học, rèn luyện kỉ năng vận dụng kiến thức vào thực tiến; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vuì, húng thú học tập cho HS".
PPDH tích cực là một thuậtt ngữ rủt gọn, được đùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nguờĩ học.
“Tích cự" trong PPDH tích cục được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với
không hoạt động, thụ động chú không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hoá, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học,
nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực cửa người học chứ không phải lập trung vào phát huy
tính tích cực cửa người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phuơng pháp tích cực thì GV phải nổ lực
nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động,
2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
a. Dạy học thồng qua tố chức các hoạt động học tập của học sinh.
Trong PPDH tích cực, người học- đổi tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể cửa hoạt
động "học" - được cuổn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chúc và chỉ đạo, thông qua đỏ tự lực
khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp
đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sổng thực tế, người học trục tiếp quan sát, thảo luận, làm
thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ cửa mình, từ đó nắm đuợc kiến thức kỉ năng
mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kỉ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu
sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Dạy học theo cách này thì GV không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành
động, chương trình dạy học phải giúp cho từng HS biết hành động và tích cực tham gia các chương
trình hành động của cộng đồng.
b. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh cùng với sụ bùng nổ thông tin, khoa học, kỉ thuật,
công nghệ phát triển như vũ bão, thì không thể nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thúc ngày
càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho HS phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học
cao hơn thì càng phải được chú trọng.
Trong các phương pháp học thì cổt lõi là phuơng pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có

được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực
10


vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta
nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nổ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ
động sang tự học chủ động đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự
học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV.
c. Tăng cường học tập cả thế, phối hợp với học tập hợp tác.
Trong một lớp học mà trình độ kiến thúc, tư duy cửa HS không thể đồng đều tuyệt đổi thì khi
áp dụng PPDH tích cực buộc phẳi chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ
học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
Áp dụng PPDH tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa trên càng lớn. Việc sử dụng các
phương tiện CNTT trong nhà trường sẽ đắp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu
và khả năng của mỗi HS.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỉ năng, thái độ đều được hình thành bằng
những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối
quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận,
tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học
nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vổn hiểu biết và kinh nghiệm sổng cửa
người thầy giáo.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác đuợc tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường
và được sử dựng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập
hợp tác làm tàng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện
thực sự nhu cầu phổi hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Mô hình hợp tác trong xã
hội đưa vào đời sổng học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong
lao động xã hội.
d. Kắhợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh
hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động

dạy của thầy.
Theo huỏng phát triển các PPDH tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích
nghi với đời sổng xã hội, thi việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến
thúc, lặp lại các kỉ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải
quyết những tình huổng thục tế.
Với sụ trơ giúp cửa các thiết bị kỉ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng
nhọc đổi với GV, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để lĩnh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ
đạo hoạt động học.
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đỏng vai trò đơn thuần là
người truyền đạt kiến thúc, GV trờ thành người thiết kế, tổ chức, hưởng dẫn các hoạt động độc lập
hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học lập, chú động đạt các mục tiêu kiến thưdc,
kỉ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. GV phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, cỏ trình độ
sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS mà nhiều khi diễn biến
ngoài tầm dự kiến của GV.


Hoạt động 2:
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GỢI MỞ - VÃN ĐÁP
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp
Hoạt động 2.2: Tóm tắt phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp
Hoạt động 2.3: Đề xuất một ví dụ (một bài dạy) về phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp
Hoạt động 2.4: Thảo luận nhóm phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp và các ví dụ đề xuất ở
hoạt động 2.3
Hoạt động 2.5: Đánh giá và tự đánh giá
Hoạt động 3:
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hoạt động 3.1: Đọc và tìm hiểu về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Hoạt động 3.2: Tóm tắt phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Hoạt động 3.3: Đề xuất một ví dụ về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Hoạt động 3.4: Thảo luận nhóm về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và các

ví dụ đề xuất ở hoạt động 3.3
Hoạt động 3.5: Đánh giá và tự đánh giá
Hoạt động 4:
TÌM HIỂU VỀ PHƯỢNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG NHÓM NHỎ
Hoạt động 4.1: Đọc và tìm hiểu vẽ phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Hoạt động 4.2: Tóm tắt phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Hoạt động 4.3: Đẽ xuãt một ví dụ (một bài dạy) vẽ phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm
nhỏ.
Hoạt động 4.4: Thảo luận nhóm vẽ phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ và các ví dụ
đề xuất ở hoạt động 4.3
Hoạt động 4.5: Đánh giá và tự đánh giá
Hoạt động 5:
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN
Hoạt động 5.1: Đọc và tìm hiểu về phương pháp dạy học trực quan.
Hoạt động 5.2: Tóm tắt phương pháp dạy học trực quan.
Hoạt động 5.3: Đề xuãt một ví dụ (một bài dạy) về phương pháp dạy trực quan.
Hoạt động 5.4: Thảo luận nhóm về phương pháp dạy trực quan và các ví dụ đề xu ất ở hoạt
động 5.3.
Hoạt động 5.5: Đánh giá và tự đánh giá.
Hoạt động 6:
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH
Hoạt động 6.1: Đọc và tìm hiểu về phương pháp dạy học luyện tập và thực hành.
Hoạt động 6.2: Tóm tắt phương pháp dạy học luyện tập và thực hành.
Hoạt động 6.3: Đề xuãt một ví dụ (một bài dạy) về phương pháp dạy học luyện tập và thực
hành.

12


Hoạt động 6.4: Thảo luận nhóm về phương pháp dạy học luyện tập và thực hành và các ví dụ

đề xuất ở hoạt động 6.3.
Hoạt động 6.5: Đánh giá và tự đánh giá.
Hoạt động 7:
TÌM HIỂU VË PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG BÂN ĐỒ TƯ DUY
Hoạt động 7.1: Đọc và tìm hiểu về phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
Hoạt động 7.2: Tóm tắt phương pháp dạy học này bằng một bản đồ tư duy.
Hoạt động 7.3: Đề xuất một ví dụ.
Hoạt động 7.4: Thảo luận nhóm về phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy và các ví dụ đề
xuãt ở hoạt động 7.3.
Hoạt động 7.5: Đánh giá và tự đánh giá.
Hoạt động 8:
TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
Hoạt động 8.1: Đọc và tìm hiểu vẽ phương pháp dạy học theo dự án
Hoạt động 8.2: Tóm tắt những nội dung chính của phương pháp dạy học theo dự án.
Hoạt động 8.3: Đề xuãt một ví dụ (một bài dạy).
Hoạt động 8.4: Thảo luận nhóm về phương pháp dạy học theo dự án và các ví dụ đề xuãt ở hoạt
động 8.3.
Hoạt động 8.5: Đánh giá và tự đánh giá.
Hoạt động 9:
THỰC HÀNH.
Hoạt động 10:
TỔNG KẾT.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA VÀ CÁC BÀI HỌC VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN.
Qua các vấn đề đã bàn ở phần I, bản thân tôi tâm đắc nhất là việc Module này đã làm sáng tỏ
được vai trò của việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học tích cực trong tình hình hiện nay.
Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực?
Trong khuyến cáo năm 1971 về phương pháp dạy học, UNESCO đó nhấn mạnh ở Điều 20 là:
“trái với thông lệ cổ truyền, việc giảng dạy phải thích nghi với người học, chứ không phải buộc
người học tuân theo những quy định đã đặt sẵn từ trước trong việc dạy học”.

Hội nghị APEID (1990) tiếp tục nhấn mạnh phải đổi mới phương pháp dạy học. Hội nghị xác
nhận “các phương pháp dạy học phải đặt trọng tâm ở người học”. Phải tạo ra chuyển biến thực sự
nền giáo dục vốn đặt trọng tâm ở môn học sang nền giáo dục đặt trọng tâm ở con người, ở trẻ em cả
trong chương trình, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá.
Kết luận của hội nghị thứ VI Ban chấp hành Trung ương khoá IX (07/2002) về tiếp tục thực hiện
nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học và công
nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010 cũng nhấn mạnh “đổi mới nội dung, chương trình,


phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo,
năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm”.
Có thể thấy, đổi mới phương pháp dạy học thực chất là một quá trình nâng cao hiệu quả của việc
dạy học, làm cho việc dạy học gắn bó, phục vụ tốt hơn, ngày càng nâng cao hơn cho việc hình thành
và phát triển các phẩm chất nhân cách của người Việt Nam hiện tại và tương lai như trong định
hướng mà các Đại hội của Đảng đó chỉ ra.
Đây là vấn đề tôi rất tâm đắc. Những vấn đề đã được tác giả đề cập trong tài liệu (Chủ yếu ở
hoạt động I), bản thân tôi nghiêm túc tiếp thu và khái quát thành hệ thống sơ đồ bản biểu như sau:
1. So sánh môi trường giáo dục truyền thống và môi trường giáo dục tích cực bằng sơ đồ:

Hình 1.1: Môi trường dạy học truyền thống
Trong hình 2.2 ta nhấn mạnh vị trí trung tâm của cá nhân HS. Mà chủ yếu là hoạt động tự học.

Hình 2.2 Môi trường dạy học tích cực
2. Có thể so sánh đặc trưng của dạy học cổ truyền và dạy học mới như sau:

Quan niệm

Dạy học cổ truyền
Các mô hình dạy học mới
Học là qúa trình tiếp thu và lĩnh hội, quaHọc là qúa trình kiến tạo; học sinh tìm tòi,

14


đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác
tưởng, tình cảm.
Bản chất

và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu

biết, năng lực và phẩm chất.
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứngTổ chức hoạt động nhận thức cho học
minh chân lí của giáo viên.
sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩChú trọng hình thành các năng lực (sáng
xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khitạo, hợp tác,…) dạy phương pháp và kĩ
thi xong những điều đã học thường bị bỏ thuật lao động khoa học, dạy cách học.

Mục tiêu

quên hoặc ít dùng đến.

Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc
sống hiện tại và tương lai. Những điều đã
học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh

Từ sách giáo khoa + giáo viên
Nội dung

và cho sự phát triển xã hội.
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các

tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm,
bảng tàng, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu
của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi

Phương pháp

trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Các phương pháp diễn giảng, truyền thụCác phương pháp tìm tòi, điều tra, giải
kiến thức một chiều.
quyết vấn đề; dạy học tương tác.
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường củaCơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng

Hình thức tổ lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.

thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…,

chức

học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả
nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.
Về bản thân tôi, so sánh những nội dung nghiên cứu được từ module này với quá trình hoạt

động thực tiễn của bản thân, tự nhận thấy bản thân có những điểm mạnh và hạn chế cần khắc phục
như sau:
- Về điểm mạnh:
+ Phối hợp hài hòa các phương pháp giáo dục. Cho đây là điểm mạnh vì trước thềm đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện nay (có thể hiểu chuyển từ chương trình giáo dục dịnh hướng

nội dung sang chương trình giáo dục định hướng theo năng lực), việc tổ chức các hoạt động chiếm
lĩnh tri thức cho học sinh, cơ bản phải dựa trên năng lực lĩnh hội và khả năng vận dụng của người
học. Mục tiêu chương trình là trọng tâm, là phần cứng, bằng nổ lực của mình tôi luôn cố gắng tổ chức
cho học sinh chiếm lĩnh tri thức từ chương trình một cách chủ động nhất bằng nhiều hoạt động dựa
trên các phương pháp sư phạm phù hợp.
+ Tôn trọng sự sáng tạo của học sinh trong kiểm tra đánh giá. Thái độ này ở người giáo viên là
hết sức quan trọng để người học có chủ động nắm bắt tri thức hay không? Ở đây xin nêu 1 ví dụ: Để
kích thích sự sang tạo của người học, giáo viên thường ra đề theo dạng : theo em…, em nhận định
như thế nào về ….. ? Nhưng khi đánh giá (chấm điểm) thường đứng trên lập trường của người chấm


để đánh giá, bỏ qua những khía cạnh được phát hiện từ góc nhìn của người học (Hỏi “theo em”, chấm
“theo tôi”). Điều này bản thân tôi trong quá trình kiểm tra, đánh giá thường rất tôn trọng người học.
Những điểm sáng tạo trong phần trả lời của học sinh thường được thảo luận lại trước lớp, nhóm để
làm rõ mức độ phù hợp với lý luận hoặc thực tiễn mới đánh giá. Tôi cho rằng đây cũng là điểm mạnh
của bản thân.
- Về hạn chế: Sau khi nghiên cứu nội dung của module, nhìn nhận lại quá trình thực tiễn hoạt
động giáo dục của mình, bản thân nhận thấy ở một số nội dung vẫn còn hạn chế về mặt kỷ thuật
nhằm giúp các phương pháp tổ chức của mình hướng tới gần mục tiêu lôi cuốn sự tích cực của người
học hơn. Nguyên nhân tự nhận thấy: do bản thân đặt yêu cầu quá sát với thực tiễn hoạt động quân sự
vốn chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh. Điều này trong thời gian tới bản thân sẽ khắc phục.
C. TỔNG KẾT
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu. Mục tiêu cuối
cùng của việc đổi mới chính là tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, biến hoạt động nhận thức
của người học từ thụ động chuyển sang chủ động và linh hoạt. Chính vì thế, việc áp dụng những
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là vô cùng cần thiết trong quá trình giảng dạy nhằm hướng
tới mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy

MODULE THPT 19: DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành
công của quá trình dạy và học Toán. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công
nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa. Và ngành GD cũng đã từng bước tiếp cận
với công nghệ hiện đại.
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh thể hiện rõ nét nhất
qua các “bài giảng điện tử”.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Toán giúp GV có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói,
khả năng diễn đạt Vật lí, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để
GV cố gắng vươn lên.
Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy khiến cho bài giảng của GV luôn uyển chuyển, linh
hoạt , thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học.CNTT trong đó có máy tính nối mạng
Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp GV và HS chia sẻ thông tin, tăng
thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề.
B. MỤC TIÊU.
- Hiểu rõ tầm quan trọng của CNTT trong dạy học ở trường phổ thông
- Xác định rõ định hướng ứng dựng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông
- Lựa chọn các ứng dụng CNTT thích hợp để vận dụng trong giảng dạy
16


C. NỘI DUNG
I. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy Toán
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Toán giúp GV duy trì và phát triển các kỹ năng ngôn
ngữ, dần đạt trình độ chuẩn về kiến thức chuyên môn, chủ động vận dụng một cách sáng tạo, linh
hoạt các thủ thuật, các phương pháp dạy Ngoại Ngữ trong tiết dạy.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Toán giúp GV có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghe, nói,
khả năng diễn đạt Toán, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm, ngữ điệu và là động lực để
GV cố gắng vươn lên.
Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy khiến cho bài giảng của GV luôn uyển chuyển, linh
hoạt và cập nhật, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học. CNTT trong đó có máy tính

nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc tham khảo trong việc giảng dạy, giúp GV
và HS chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề.
Việc ứng dụng CNTT tạo ra môi trường học tiếng tự nhiên, tạo điều kiện cho HS tiếp cận với
lời nói chuẩn xác của người bản ngữ, hỗ trợ cho quá trình dạy học thêm hấp dẫn, đạt hiệu quả cao,
giúp HS có kiến thức kỹ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô, với người ngoại quốc trong và ngoài giờ
học.
Ứng dụng CNTT làm cho giờ học trở lên sống động hơn khi HS được thấy hình ảnh, phim
ảnh, âm thanh chất lượng. Ngôn ngữ cuộc sống được đưa vào lớp học và học sinh có cơ hội nhìn và
nghe các tình huống giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ đích thực của người bản ngữ hơn nữa kích thích
khả năng nhận thức của HS, tiết kiệm thời gian ghi chép trên lớp, tăng thời gian luyện tập, thảo luận
xây dựng bài.
Ứng dụng CNTT trong giờ học giúp HS có cơ hội thực hành nghe nói nhiều hơn ,từ đó rèn
luyện kỹ năng nghe, nói,đọc, viết cho các em,tạo cho các em có phản ứng nhanh nhạy, giúp các em
tự tin hơn, và có hứng thú học tập hơn.
II. Vận dụng CNTT vào công tác giảng dạy
1. Sử dụng Internet để khai thác và tìm kiếm thông tin cần thiết:
a. Internet là gì?
- Internet là một mạng của các mạng dựa trên giao thức TCP/IP
- Internet bao gồm cộng đồng những người sử dụng và phát triển nó
- Internet là tập hợp các tài nguyên có thể truy cập được trong nó
b. Tìm kiếm trên web:
Mạng Internet đã tạo nên một lượng tài liệu khổng lồ được lưu trữ trong các máy tính ở khắp
nơi trên thế giới. người sử dụng khó có thể tra cứu trong kho thông tin khổng lồ này mà không cần có
sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm. Khi tiến hành tìm kiếm trên mạng, các công cụ tìm kiếm sẽ
hướng máy tính của người dùng tới các trang web, nới có các tài liệu họ cần và truy cập nguồn thông
tin này. Có nhiều công cụ tìm kiếm, nhưng phương thức tìm kiếm được ưa chuộng hơn cả là phương
thức tìm kiếm theo từ khóa (key word search).
c. Một vài lưu ý khi duyệt web:
- Xác định muốn tìm kiếm thông tin gì trên web
- Những trang web nào thích hợp cho việc truy tìm thông tin này?



- Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên web
- Có thể mở nhiều cửa sổ cho mỗi trang web bằng cách chọn File  New Window hoặc Control + N
- Muốn mở mỗi trang liên kết trong một cửa sổ mới, hãy đưa con trỏ chuột đến vùng đánh dấu liên
kết
- Nên nhấn Stop để dừng trang không sử dụng rồi mới chọn tiếp sang trang web khác
d. Một vài trình duyệt web:
- Cốc Cốc
- Google Chrome
- Internet Explorer
- Mozilla Firefox
e. Một số trang web hỗ trợ dạy và học:
- Đây là trang web có thư viện bài giảng điện tử tham khảo của các cấp học,
các môn học.
- Mạng giáo viên sáng tạo: Trong trang web này có nhiều
thông tin về các phần mềm hỗ trợ dạy và học, các bài giảng các khối lớp, diễn đàn trao đổi kinh
nghiệm trong dạy học.
- Đây là trang web thiết kế các ứng dụng CNTT áp dụng cho học
sinh, gia đình, giáo viên và nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
- Sử dụng email để trao đổi thông tin dạy học: Gmail, Yahoo…
- Sử dụng công cụ tìm kiếm thông dụng như: google.com hoặc google.com.vn
2. Sử dụng Powerpoint trong việc soạn giảng:
a. Khái quát các ưu, nhược điểm của việc sử dụng bài giảng bằng PPt
* Phần mềm PPt có những ưu điểm cơ bản sau:


Các hiệu ứng, màu sắc, kiểu chữ..rất tiện lợi cho một xử lí một bài giảng linh hoạt, hấp dẫn và
sư phạm.




Khả năng sử dụng hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học nhanh chóng và chất
lượng.



Tiết kiệm nhiều thời gian viết, vẽ trên lớp



Thuận lợi cho việc sử dụng các PPDH tích cực.

* Những nhược điểm khi sử dụng phần mềm :


Tốn khá nhiều kinh phí để đào tạo GV sử dụng máy tính, cán bộ kĩ thuật đảm bảo cho việc
thực hiện của GV thông suốt, máy móc không bị hư hỏng một cách vô lí và mua sắm máy
móc trang bị cho các đơn vị giáo dục.



Vấn đề kĩ thuật sử dụng máy tính, máy chiếu còn là một khó khăn chưa thể vượt qua ở nhiều
GV.



Nếu không có ý thức sử dụng PPt tốt thì các ưu thế của phần mềm này có thể sẽ trở thành
nhược điểm lớn và cơ bản: HS thích học vì mới lạ nhưng tâm lí bị phân tán, không theo dõi
được bài học, không ghi được nội dung cơ bản của bài….


b. Những điểm mạnh và yếu của giáo viên khi thiết kế bài giảng bằng PPt:
18


* Mặt mạnh của giáo viên sử dụng PPt:


Thiết kế màn hình đẹp, da dạng



Đã sử dụng nhiều các phần mềm chuyên dụng làm các thí nghiệm ảo, lồng ghép phim ảnh
minh họa



Rất chịu khó thu thập tư liệu cho môn học.

*Những điểm yếu của giáo viên sử dung PPt:


Sử dụng màn hình không hợp lí trong việc bố trí chữ (viết quá nhiều – dư, viết quá ít – phải
lật trang liên tục), kích cỡ chữ, nội dung viết cũng như tính nhất quán trong trình bày (đâu là
nội dung cho HS ghi chép, đau là điều khiển của GV..)



Lạm dụng các hiều ứng làm HS mất tập trung vào bài giảng.




Lạm dụng màu sắc, âm thanh hoặc sử dụng chúng không hợp lí, không nhất quán..



Cỡ chữ, kiểu chữ không được qui định thống nhất làm cho bài giảng lôn xôn, khó theo dõi

Để sử dụng có hiệu quả phần mềm PPt, có lẽ cần qui định một số vấn đề sau:
c. Các yêu cầu cơ bản để đảm bảo một bài giảng bằng PPt đạt chất lượng:
* Về nội dung trang trình chiếu
Cần:


Đủ nội dung cơ bản của bài học



Phải được mở rộng, cập nhật



Nhiều thông tin có ý nghĩa và được chọn lọc.



Trên các trang trình chiếu phải thể hiện được cả tính phương pháp.

Tránh:



Nội dung nghèo nàn, chỉ nhằm thay thế chiếc bảng đen



Quá nhiều thông tin làm HS bị “nhiễu”



Sai sót các loại lỗi chính tả, lỗi văn bản

* Về hình thức trang trình chiếu:
Cần:


Bố cục các trang trình chiếu sao cho HS dễ theo dõi, ghi được bài



Các trang trình chiếu phải mang tính thẩm mĩ để kích thích sự hứng thú học tập,vừa giáo dục
được HS



Cỡ chữ phù hợp với số lượng người học, quá lớn thì loãng thông tin, quá nhỏ thì người cuối
lớp không nhìn thấy. Thông thường dùng cỡ chữ 24 hoặc 28 là vừa.



Cố gắng tận dụng kĩ thuật trong phần mềm (nhưng không cần thiết cầu kì) để thể hiện tính sư

phạm của bài giảng

Tránh:


Lạm dụng các hiệu ứng (effect) tới mức không cần thiết



Lạm dụng màu và dùng các màu chõi nhau trên cùng một trang (xem mục 3.1).

d. Để tập trung sự chú ý của HS trong giờ dạy bằng PowerPoint:
* Thông thường, trong một giờ giảng, người nghe sẽ khá tập trung chú ý ở thời điểm bắt đầu. Tuy
nhiên, sự tập trung ấy sẽ giảm dần rất nhanh. Vào cuối bài bài giảng, nếu chúng ta cho HS biết rằng


bài học sắp kết thúc, họ sẽ chú ý trở lại, trong khi nội dung chính của bài giảng lại nằm ở khoảng
“giữa”. Vậy làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe trong suốt quá trình bài giảng? Bản thân
các trang trình chiếu bằng PPt (nếu soạn hợp lí) đã có một sức hút lớn đối với học sinh. Tuy nhiên,
nếu quá lạm dụng tính ưu việt đó thì đôi khi bài giảng sẽ có tác dụng ngược. Đó là tư tưởng chính của
chúng tôi trong bài này. Nghệ thuật sư phạm của người thiết kế bài giảng PPt sẽ có một sức hút riêng
đối với HS trong giờ học. Có một số thủ thuật cần thiết cho việc thiết kế bài giảng bằng PPt như sau:
* Nội dung
- Thay vì mở đầu bằng lời (kể chuyện dẫn dắt, ra một bài tập nhỏ..) ta kèm theo đó là một trang hình
phù hợp với nội dung nói, thậm chí có thể là một đoạn trích, một câu hỏi thảo luận đầu giờ, một hình
ảnh có ý nghĩa, một đoạn phim…
- Hãy dành một trang nêu tên bài học (sau mở đầu) cùng các đề mục (dàn bài) và cũng nên giới thiệu
sơ qua các phần đó đề cập đến vấn đề gì, HS sẽ dễ dàng có một tổng quan về bài giảng, gây tâm lí
chờ đợi những thông tin thú vị phía sau.
- Mỗi nội dung nhỏ (mục) cần có “điểm nhấn” hấp dẫn: một câu chuyện để chuyển tiếp giữa các mục,

hình ảnh, một đoạn phim, một nhiệm vụ học tập cho hS làm nhanh, một câu trích dẫn có ý nghĩa, có
thể pha một ít tính hài hước …để lôi kéo người nghe trở về bài giảng, đôi khi có ai đó bị mất tập
trung.
- Hãy giữ liên tục nội dung bài giảng (phần dành cho HS ghi) từ trang này sang trang khác như một
chiếc “bảng kéo”. Muốn làm điều này, cần chú ý:


Hãy sử dụng cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ thống nhất theo từng loại đề mục của bài học. Cỡ chữ
ghi nội dung cụ thể nhỏ hơn các đề mục. Sự thống nhất này phải giữ từ đầu đến cuối bài
giảng, cho dù nội dung bài học phải chuyển sang trang tiếp.



Cố gắng sắp xếp nội dung một hoặc một số mục nằm gọn trong trang, trừ trường hợp bất khả
kháng.



Mọi nội dung khác không nhằm cho HS ghi hoặc vẽ theo, chỉ dùng tạm thời để mở rộng hoặc
làm “điểm nhấn” cho bài giảng (chuyển tiếp giữa các mục, minh họa hình ảnh, câu hỏi thảo
luận, nhiệm vụ khám phá..) đều phải dùng kĩ thuật “chèn”các ô cửa sổ có hình hoặc chữ, sử
dụng xong thoát ra, không lưu lại (dùng các hiệu ứng xuất hiện rồi biến mất), hoặc dùng
thuật Hyperlink (trong Insert)…, sao cho tồn tại từ trang đầu đến trang cuối vẫn là nội dung
chính của bài giảng.

Những công việc trên còn phải được kết hợp linh hoạt với nghệ thuật trình bày của GV.
e. Mỗi trang sau cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc quay về các trang trước để nội dung bài giảng
được liên tục (đôi khi cần nhắc lại cái vừa mới học ở trang trước). Muốn vậy, cần lập File riêng cho
từng trang (nhưng bỏ hết các hiệu ứng của trang này) – tôi gọi đó là “trang sạch”– rồi cho vào tệp của
bài giảng (Folder). Đến một chỗ nào đó trong bài giảng cần nhắc lại trang trước thì dùng Hyper Link

cho xuất hiện ngay trang đó.
f. Một nghịch lí về sự “chú ý” thường xảy ra trong dạy học bằng các trang trình chiếu, nhất là đối với
những người mới sử dụng PPt lần đầu là: Sự lạm dụng màu hoặc lạm dụng các effect sẽ có thể tập
trung được sự chú ý của HS, song sự chú ý đó lại không hướng vào nội dung bài học mà là vào sự sặc
20


sỡ của màn hình, vào những sự “nhảy múa” đủ kiểu của chữ và hình trong trang trình chiếu. Có nghĩa
là, HS vẫn chú ý, vẫn thích thú bài học nhưng khi kết thúc giờ học thì bài học cũng biến mất trong
trong đầu các em. Điều này thật dễ hiểu đối với tâm lí của HS.
C. Kết luận
Việc ứng dụng CNTT trong dạy Toán đem lại cho người dạy và người học nhiều hứng thú, và
làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn. Từ đó tăng hiệu quả của việc dạy và học. Vì thế
chúng ta phải làm sao để việc sử dụng và ứng dụng CNTT trở thành việc làm thường xuyên,liên tục
của GV và HS. Tuy nhiên việc sử dụng ứng dụng CNTT để dạy Toán cũng có những hạn chế. Việc áp
dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhằm pháy huy mặt
tích cực, đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế của vấn đề là nhiệm vụ của mỗi giáo viên và mỗi học sinh
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường nói riêng, của ngành GD nói chung góp
phần vào công cuộc xây dựng đổi mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Để làm được điều này,cần phải có phương tiện và sự đầu tư về thời gian thỏa đáng, nên dẫn
đến tốn rất nhiều thời gian công sức.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Toán học tốt sẽ quyết định đến kết quả của việc
kiểm tra kiến thức, kỹ năng và trình độ suy luận trong các kỳ thi. Song giáo viên không nên gây tình
trạng quá căng thẳng cho học sinh. Vì chính điều này sẽ dẫn đến kết quả rất hạn chế. Việc dạy và học
đạt kết quả tốt khi việc giảng dạy và học tập được thực hiện chu đáo trong cả quá trình dạy và học.
Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung , đối với môn Toán nói riêng
đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công trong quá trình dạy và học.

MODULE THPT 32: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM (15 tiết)
I. Những yêu cầu cơ bản của người giáo viên chủ nhiệm.

- Có phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức tốt.
- Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.


- Có tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và các kĩ năng sư phạm (biết tiếp cận các đối
tượng học sinh, giao tiếp sư phạm, kĩ năng làm việc với học sinh)
- Biết xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện của lớp, có khả năng bồi dưỡng đội ngũ tự quản
cho học sinh, có năng lực dự báo sự phát triển nhân cách của học sinh.
- Có khả năng truyền đạt thông tin từ nhà trường đến học sinh. Có khả năng phối hợp các lực
lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục.
- Có khả năng đánh giá, nhận định kết quả rèn luyện của học sinh và phong trào hoạt động
của lớp.
- Nắm được đặc điểm, nguyện vọng của học sinh, ý kiến của cha mẹ học sinh.
- Gương mẫu có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm, đặc biệt có tình yêu thương
học sinh, có sức thuyết phục đối với học sinh.
- Có điều kiện thuận lợi và sức khỏe tốt để đảm đương công việc.
II. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.
1.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát
đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
- Cộng tác chặt chẻ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn,
Đội, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình
chủ nhiệm;
- Nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kĩ
luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm
về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng;
2. Giáo viên chủ nhiệm có những quyền sau đây.
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
- Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỉ luật khi giải quyết những

vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
- Được dự các lớp bồi dưỡng, Hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 03 ngày;
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo qui định khi làm chủ nhiệm lớp.
III. Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên hiện nay.
- Đào tạo thế hệ trẻ thành nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước.
- Đối tượng lao động sư phạm là con người đang hình thành và phát triển nhân cách, có tiềm
năng, là tương lai của đất nước đang tiến dần đến nền kinh tế công nghiệp phát triển theo hướng hiện
đại.
- Công cụ chủ yếu của lao động sư phạm là nhân cách của người Thầy.
- Sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách học sinh mà xã hội yêu cầu.
- Là nghề lao động trí óc chuyên nghiệp, cá nhân giáo viên tự chịu trách nhiệm là chính, có sự
phối hợp với các lực lượng giáo dục để tạo ra sản phẩm tốt.
IV. Những tiêu chí cơ bản của người giáo viên hiện nay.
- Là nhà sư phạm.
- Là nhà tổ chức.
22


- Là người biết đổi mới.
- Là người vững vàng về chuyên môn.
- Là huấn luyện viên trong quá trình học sinh học tập và phát triển nhân cách.
- Là người đồng hành với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác.
- Là thành viên tham gia các hoạt động văn hóa xã hội.
- Là một thành viên của cộng đồng nhà trường.
- Là nhà nghiên cứu.
- Là thành viên của tổ.
V. Giáo viên chủ nhiệm tạo động lực phát triển nhân cách học sinh.
1. Tạo môi trường làm việc tốt: Tạo các qui định phù hợp, thái độ cởi mở, chia sẻ, thân thiện,
tạo bầu không khí tâm lý tốt đẹp.

2. Khen thưởng khi thấy xứng đáng: Không nhất thiết phải bằng vật chất.
- Tỏ ra rộng rãi khi khen ngợi thành tích của học sinh.
- Cảm ơn những nỗ lực của cá nhân học sinh.
- Ghi nhận những nhu cầu và đóng góp của cá nhân học sinh.
- Cố gắng cải thiện mối quan hệ, trao đổi thông tin cừng học sinh.
3. Tăng tính tự chủ và tự kiểm soát cho học sinh.
VI. Các hành vi cần thiết của giáo viên.
- Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử và trang phục phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục học sinh.
- Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh.
- Không gian lận trong kiểm tra, đánh giá, thi cử, báo cáo kết quả thi đua…
- Không uống rượu bia khi lên lớp và khi tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.
VII. Quy trình công việc của giáo viên chủ nhiệm.
1. Đầu năm.
a.Tiến hành điều tra cơ bản để nắm vững đặc điểm của học sinh lớp. Nội dung gồm:
- Họ tên học sinh, ngày và nơi sinh, quê quán, dân tộc, nữ dân tộc.
- Họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ cha mẹ học sinh.
- Kết quả 2 mặt giáo dục, khen thưởng và kĩ luật của năm học trước.
- Tình trạng sức khõe: bệnh tật, khuyết tật.
- Năng khiếu, những chức vụ đã kinh qua…
b.Trên cơ sở điều tra cơ bản, GVCN hình thành tổ chức lớp.
- Bầu ban cán sự lớp, cán sự bộ môn, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em và thường xuyên theo
dõi giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ.
c. Tổ chức cho học sinh học tập,thảo luận nội qui và các qui định khác của trường trên cơ sở
đó đưa các hoạt động của lớp sớm đi vào nề nếp ổn định.
d. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, GVCN xây dựng kế hoạch, các chỉ tiêu toàn năm học
của lớp, cùng nhau bàn bạc biện pháp thực hiện.
e. Lập các sổ theo qui định:
- Sổ chủ nhiệm: theo mẫu chung.



- Sổ ghi nội dung các buổi sinh hoạt lớp: Sổ đầu bài, sổ sinh hoạt giờ CN, sổ ghi điểm gọi tên,
sổ theo dõi cho điểm lao động và đạo đức hàng tháng,sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, học bạ
học sinh, cùng với thư viện tham gia vào việc cho mượn SGK, quản lý danh sách học sinh mượn
SGK, sổ theo dõi trực ĐCĐ…
f. Tham gia tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh, bầu ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
g. Đề nghị nhà trường hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhận CSVC văn phòng phẩm.
2. Cuối học kì I.
a. Xếp loại 2 mặt giáo dục của học sinh.
b. Cung cấp số liệu cho bộ phận tổng hợp thi đua, xét thi đua lớp.
c. Báo kết quả học tập và rèn luyện học sinh cho PHHS biết thông qua buổi họp PHHS, liên
hệ phụ huynh.
3. Cuối năm học.
- Xếp 2 mặt giáo dục học sinh, xét duyệt kết quả học sinh.
- Phê học bạ học sinh.
- Tham gia việc trả sách cho thư viện.
- Cung cấp số liệu cho bộ phận thi đua.
- Báo kết quả học tập và rèn luyện học sinh cho PHHS biết thông qua buổi họp PHHS, liên hệ
phụ huynh.
- Bàn giao cho trường các loại hồ sơ cần thiết.
4. Hàng tháng.
a. Đầu tháng: Căn cứ trên kế hoạch hàng tháng của trường, phối hợp chương trình của Đội và
tình hình cụ thể của lớp GVCN lên kế hoạch tháng của lớp và phổ biến đến học sinh ở tiết sinh hoạt
chủ nhiệm đầu tháng.
b . Trong tháng: Tổ chức học sinh thực hiện kế hoạch của lớp ,thường xuyên theo dõi để biểu
dương những nhân tố tích cực, uốn nắn, động viên những hiện tượng tiêu cực.
c. Cuối tháng: Sơ kết công tác trong tháng, biểu dương khen thưởng những học sinh và nhân
tố làm tốt, uốn nắn những học sinh và nhân tố chưa làm tốt. Cung cấp số liệu cho bộ phận thi đua.
5. Hàng tuần.
- Lên kế hoạch tuần của lớp, nhận thêm công việc của BGH (nếu co)ù để bàn bạc triển khai
trên lớp.

- Nhận phân công lao động, các công việc khác (nếu có)
6. Tiết sinh hoạt lớp:
- Kiểm điểm tình hình sinh hoạt trong tuần.
- GVCN phát biểu nhận xét và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Tổ chức học sinh hoạt động mang tính giáo dục bằng nhiều hình thức kể chuyện, đố vui, hái
hoa dân chủ, vấn đáp, hát cho nhau nghe… tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái.
7. Tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
- Theo quy định 2 tiết/ tháng.
- Tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp GVCN chuẩn bị kỉ về nội dung, hình thức tổ chức hoạt
động, cố vấn, hướng dẩn các em tự thực hiện. Trong tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, GVCN chỉ là
một người đại biểu đến dự các em hoạt động.
24


- Phát biểu góp ý những mặt mạnh, mặt còn hạn chế để lớp rút kinh nghiệm.
VIII. Mối liên hệ công tác của GVCN với các tổ chức trong nhà trường.
1.Đối với bộ phận đoàn.
- Thường xuyên liên hệ với đoàn, đội trường để trao đổi về tình hình hoạt động của đoàn đội
nắm được chủ trương kế hoạch của đoàn, đội.
- Phát huy vai trò của đội cờ đỏ lớp, tạo điều kiện để các em hoạt động, đấu tranh với những
sai sót và những hiện tượng tiêu cực trong lớp.
2. Với phụ huynh lớp và hội phụ huynh trường.
* Đầu năm: tổ chức bình bầu PHHS có tâm huyết, tiêu biểu tham gia vào BCH hội phụ huynh
học sinh lớp.
*Trong năm:
- Thường xuyên liên hệ phối hợp với đại diện PHHS lớp, họp phụ huynh của những học sinh
cá biệt, chậm tiến để phối hợp giáo dục.
- Những trường hợp học sinh vi phạm bình thường GVCN tiếp xúc với phụ huynh có thể qua
điện thoại.
- Những trường hợp học sinh vi phạm nghiêm trọng, GVCN phải gặp trực tiếp PHHS tại

trường hoặc đến nhà để phối hợp giáo dục.
- Có kế hoạch đi thăm hoặc liên hệ bằng điện thoại những học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
học lực yếu, kém; hạnh kiểm chưa tốt để phối hợp gia đình giáo dục các em.
3. Với giáo viên bộ môn.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập của học sinh lớp mình.
- Bàn bạc với GVBM về biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém.
4. Với ban giám hiệu.
- Phản ánh kịp thời với BGH những ý kiến đề nghị của PHHS tình hình trường lớp.
- Đề nghị với BGH những việc làm tốt của học sinh trong lớp để động viên khen thưởng và
những hiện tượng tiêu cực quá tầm tay để giáo dục ngăn chặn.
IX. Một số vấn đề về giao tiếp sư phạm.
1- Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong
quá trình dạy học và giáo dục, nhằm tạo ra sự tiếp xúc tâm lý, xây dựng bầu không khí tâm lý thuận
lợi để tạo ra kết quả tối ưu trong quan hệ Thầy và Trò trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt
động dạy cũng như hoạt động học.
-Giao tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm đạt hiệu quả cao. Nó là loại giao
tiếp có tính chất nghề nghiệp của giáo viên và học sinh ở trong lớp và ngoài giờ lên lớp. Nó là một
thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm, không có giao tiếp giữa thầy và trò không thể đạt được
mục đích giáo dục.
2.Đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm.
Thứ nhất: Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên luôn phải có sự thống nhất giữa lời nói và
việc làm. Không bao giờ có mâu thuẩn xảy ra trong hành vi ứng xử. Người giáo viên không chỉ giao
tiếp với học sinh thông qua nội dung bài giảng, tri thức khoa học mà còn là tấm gương mực về nhân
cách cho học sinh noi theo. Vì thế nhân cách của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách
của học sinh. Không nên nói với học sinh rằng: “các em hãy làm theo điều tôi nói, chứ đừng làm theo
điều tôi làm”.
Thứ hai: Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên cần phải dùng biện pháp giáo dục tình cảm



×