Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giáo án bài 13 Công Dân Với Cộng Đồng (Tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.07 KB, 15 trang )

GIÁO ÁN
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(Tiết 1)
A. MỤC TIÊU
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức
- Nêu được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con
người.
- Nêu được khái niệm nhân nghĩa.
- Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa.
- Hiểu được nhân nghĩa là yêu cầu đạo đức của người công dân hiện nay trong mối
quan hệ với cộng đồng nơi ở và lớp học, trường học.
2. Về kỹ năng
- biết sống hòa nhập với cộng đồng, biết sống nhân nghĩa yêu thương với mọi

người xunh quanh.
3. Về thái độ
- Có ý thức tìm hiểu thực tế và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng
ngày. Yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi sinh sống.
4. Năng lực
Bài học này vừa mang tính lý luận vừa có tính thực tiễn, do đó sử dụng:
- Phương pháp thuyết trình, diễn giảng, tăng cường đàm thoại.
- Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.


- Sử dụng kỹ thuật : động não, đặt câu hỏi.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- PPDH: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận lớp, thảo luận


nhóm.
- PTDH:
+ SGK GDCD lớp 10, sách giáo viên GDCD lớp 10
+ GV có thể sử dụng thêm một số tranh, ảnh tư liệu dạy học liên quan đến nội
dung bài học
+ GV có thể sử dụng kết hợp các tài liệu, phương tiện nói trên với các phần mềm
dạy học như MS.PowerPoint,…với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như
máy vi tính, máy Projector, màn chiếu…
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa GDCD 10
- Sưu tầm những hoạt động của trường, lớp, địa phương nơi cư trú thể hiện truyền
thống nhân nghĩa.
3. Các cấp độ nhận biết của học sinh thông qua bảng mô tả:
Cấp độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Cấp độ thấp

ND

Khái niệm
về Cộng
Đồng

Nắm khái niệm
Cộng đồng


Vai trò của

Nắm được vai trò Hiểu và nắm được Lấy vi dụ
của cộng đồng.
vai trò của cộng đồng

Cộng Đồng

Trách nhiệm Nắm được trách
của công
nhiệm của công
dân.
dân đối với cộng
đồng và khái lược
Nhân nghĩa
là gì?
thế nào là nhân
nghĩa.

Phân tích và làm roLấy ví dụ
khái niệm công động

Hiểu và nêu ra
Lấy ví dụ
được trách nhiệm
của bản thân đối
với cộng động, làm
ro thế nào là nhân
nghĩa?


Cấp độ cao

Vận dụng trong
quá trình học tập

Kết nối được một
quá trình hoạt động
nhận thức.


C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Hãy chọn đáp án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Theo quy định của pháp luật nước ta thì nam giới từ bao nhiêu tuổi trở lên
mới được kết hôn?
a. Từ 17 tuổi.
b. Từ 18 tuổi.
c. Từ 19 tuổi.
d. Từ 20 tuổi.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật nước ta thì nữ giới từ bao nhiêu tuổi trở lên
mới được kết hôn?
a. Từ 17 tuổi.
b. Từ 18 tuổi.
c. Từ 19 tuổi.
d. Từ 20 tuổi.
Câu 3: Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện tại của nước
ta?

a. Môn đăng hộ đối.
b. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
c. Trai năm thê bảy thiếp.
d. Tình chồng nghĩa vợ thảo ngay trọn đời.
Câu 4: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?
a. Hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu.
b. Hôn nhân phải dựa vào lợi ích kinh tế.
c. Hôn nhân phải được sự đồng ý của bố mẹ.
d. Hôn nhân phải môn đăng hộ đối.
Đáp án: 1.d, 2.b, 3.d, 4.a
3. Dạy bài mới
Mỗi chúng ta muốn tồn tại và duy trì cuộc sống của mình,làm cho cuộc
sống thêm phần ý nghĩa thì chúng ta phải biết liên hệ, đoàn kết, giúp đỡ và sát
cánh bên nhau để tạo nên một sức mạnh mà không thế lực nào tấn công nổi.
Dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm luôn phải đối đầu với những kẻ thù
mạnh. Chúng ta không có nhiều bom, nhiều đạn, nhiều B52… nhưng chúng ta
có một sức mạnh, sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam đẻ làm nên
những chiến thắng oai hùng. Ngày nay, thế hệ trẻ các em đang sống trong môi
trường hòa bình, vậy các em cần phải làm như thế nào để phát huy tính cộng
đồng. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài 13: Công dân với cộng
đồng (tiết 1).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1: GV sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại để làm rõ đơn
vị kiến thức: Cộng đồng là gì?
Mục tiêu: : Nêu được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống
của con người .
Cách thức tiến hành: Diễn giảng, thuyết trình, vấn đáp.

Sản phẩm: Học sinh trình bày kết quả qua trả lời.
Thời gian:13 phút
Hoạt động của GV

Hoạt động của
học sinh

* Cách tiến hành:
-GV: Trong cuộc sống ta thường
nghe nhiều đến các cộng đồng.
Vậy theo cách hiểu của mình,
các em hãy cắt nghĩa cụm từ “
cộng đồng”?
-GV: “Cộng” là sự gộp vào,
thêm vào, “đồng” là cùng, cùng
nhau, cùng lúc , cùng làm , cùng
sống …Ví dụ: Các em cùng học
một lớp, cùng vui chơi, lao
động, cùng tham gia các phong
trào hoạt động của lớp, của
trường,...vì mục tiêu học tập, rèn
luyện đạo đức, nhân cách của
bản thân và xây dựng nên một
tập thể 10B10 đoàn kết, vững
mạnh. Chúng ta gọi lớp 10B10
là một cộng đồng.
-GV: Lấy một số ví dụ về các
hình thức cộng đồng mà em
biết?
-GV nhận xét, bổ sung: Cộng

đồng gia đình, lớp học, làng xã,
khu dân cư, cộng đồng những
người Việt Nam sống ở nước

- Học sinh
nhận nhiệm vụ

Ghi bảng/Trình
chiếu/Đồ dùng
dạy học
1.Thế nào là cộng
đồng:
-Những quan điểm
về cộng đồng

- Lắng
nghe,thảo luận
cả lớp

Cộng đồng là toàn
thể những người
cùng sinh sống, có
những điểm giống
nhau, gắn bó thành
một khối trong sinh
hoạt xã hội.
Ví dụ: cộng đồng
dân cư làng, xóm,
ngôn ngữ, dân tộc,
người Việt Nam ở

nước ngoài…

- Trả lời câu

Đặc điểm của cộng


năng/năng
lực cần đạt
Năng lực
nhận thức,
trình bày sử
dụng ngôn
ngữ, phân
tích, tổng
hợp.


ngoài…
hỏi
-GV: Cho HS xem một số hình
ảnh.
-GV: Theo em những cộng đồng
mà chúng ta tham gia có những
đặc điểm gì giống nhau?
-GV kết luận: cùng ngôn ngữ,
chữ viết, phong tục, mục tiêu - Ghi bài
chung…
-GV: Theo các em, mỗi cá nhân
có thể tham gia nhiều cộng đồng

khác nhau được hay không? Cho
ví dụ minh họa?
-GV kết luận: Con người có thể
tham gia vào nhiều cộng đồng
khác nhau. Ví dụ: Chúng ta ngay
từ khi sinh ra đã tham gia vào
một cộng đồng đó là cộng đồng
gia đình, rộng hơn một chút nữa
là cộng đồng làng xã, đến tuổi đi
học các em lại tham gia vào
cộng đồng trường hoc, lớp học
rồi tham gia cộng đồng đoàn đội,
khi các em đi làm lại tham gia
cộng đồng nghề nghiệp…
-GV: Như vậy, các em hiểu như
thế nào là cộng đồng?
- GV kết luận: Ghi bảng

-GV: Con người sống trong
cộng đồng là một quy luật bất
biến, ngay thời kỳ đầu khi con
người mới xuất hiện sống ở
trong hang động con người đã
sống thành bầy đàn, đã biết liên
kết với nhau để tránh thú dữ, để
sưởi ấm cho nhau, cùng nhau

đồng:
+ giống nhau: nguồn
gốc, tiếng nói, chữ

viết, đời sống,
phong tục tập quán.
+khác nhau: về quy
mô, loại hình, tổ
chức, hoạt động.


săn bắt hái lượm để mưu sinh…
Dù có thành công hay tài giỏi
đến đâu nhưng thiếu đi sự đùm
bọc, yêu thương, cổ vũ của cộng
đồng thì tất cả trở nên vô nghĩa.
Vậy cộng đồng có vai trò như
thế nào đối với đời sống con
người. Chúng ta sang phần b.Vai
trò của cộng đồng với cuộc sống
con người.

Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, kể chuện để
làm rõ đơn vị kiến thức: Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con
người.
Mục tiêu: hiểu được vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
Cách thức tổ chức: Thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện.
Sản phẩm: Học sinh trình bày qua kết quả trả lời.
Thời gian:12 phút
Hoạt động của GV

* Cách tiến hành:
-GV: Theo các em, điều
gì sẽ xảy ra nếu con

người sống tách biệt
khỏi cộng động?
-GVKL: Chúng ta biết
rằng con người chính là
sản phẩm của xã hội.
Chính vì vậy mà con
người không thể tách

Hoạt động
của học sinh

Ghi bảng /trình chiếu
/Đồ dùng dạy học

- Quan sát
SGK

Vai trò của cộng đồng:
- Chăm lo cuộc
sống của cá nhân

- Đảm bảo cho mọi
người cùng và có
điều kiện phát
triển


năng/Năng
lực cần đạt
Năng lực

nhận thức,
trình bày sử
dụng ngôn
ngữ, phân
tích, tổng
hợp.


biệt khỏi cộng đồng.
Sống tách biệt khỏi
cộng động, con người sẽ
không có giao tiếp, cô
độc, không hoàn thiện
nhân cách…

- Lắng
nghe,thảo
luận cặp đôi
để trả lời câu
hỏi.

-GV: Kể chuyện về 2 bé
gái được sói nuôi dưỡng
(phụ lục 1)
-GV: Là một thành viên
của cộng đồng gia đình
thì cộng động gia đình
đã mang lại cho các em
điều gì?
- Học sinh ghi

-GV nhận xét, bổ bài
sung: Sống trong gia
đình các em được nuôi
nấng, yêu thương, chăm
sóc, được dạy dỗ nên
người…
-GV: Khi anh Vương và
chị Thu tranh chấp về
vấn đề đất đai thì ai sẽ
giải quyết vấn đề đó?
-GV kết luận: Chính
quyền, hay các cơ quan
có thẩm quyền sẽ giải
quyết.

- Học sinh
trao đổi và
nêu ý kiến cá
nhân

- HS ghi bài
-GV: Vậy còn ở lớp
học, trường học em
nhận được gì từ thầy cô,
bạn bè?
-GV kết luận: Sống
trong tập thể lớp học,
trường học các em được
lĩnh hội tri thức khoa
học, được sự quan tâm,


- Cộng đồng giải
quyết hợp lý mối
quan hệ lợi ích
chung và riêng,
giữa lợi ích và
trách nhiệm, giữa
quyền và nghĩa
vụ.

- Cá nhân phát
triển trong cộng
đồng từ đó tạo
nên sức mạnh của
cộng đồng.


chăm sóc của thầy cô và
bạn bè. Ở nơi đó, các
em còn được giao lưu,
học hỏi, vui chơi như
tham gia các cuộc thi
Hội khỏe phù đổng,
Rung chuông vàng…tạo
điều kiện cho các nhân
phát triển, hoàn thiện
nhân cách.
-GV: Vậy từ đó, em nào
cho cô biết cộng động
có vai trò như thế nào

đối với cuộc sống của
con người?
-GV kết luận và ghi
bảng:

-GV

chuyển ý: Cộng
đồng chăm lo cho cuộc
sống của cá nhân, tạo
điều kiện cho cá nhân
phát triển. Mỗi chúng ta
đang được sống trong
cộng đồng và được
cộng đồng nuôi dưỡng,
chúng ta cần phải có
trách nhiệm như thế nào
trong cộng đồng? Để
làm ro điều này chúng
ta cùng tìm hiểu mục 2:
Trách nhiệm của công
dân với cộng đồng.

Hoạt động 3: GV sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giải quyết
tình huống để làm rõ đơn vị kiến thức: Nhân nghĩa.


Mục tiêu: Nêu được thế nào là nhân nghĩa, các biểu hiện đặc trưng của nhân
nghĩa.
Cách thức tiến hành: Thuyết trình, đàm thoại.

Sản phẩm: Học sinh trình bày kết quả qua trả lời.
Thời gian:15 phút
Hoạt động của GV

Hoạt động của
học sinh

* Cách tiến hành:
-GV: Mỗi cộng đồng đều có
những chuẩn mực đạo đức, qui
tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân
phải có nghĩa vụ tuân thủ. Và
nhân nghĩa là một trong những
phẩm chất tốt đẹp của con người.
Vậy để hiểu nhân nghĩa là gì,
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mục a:
Nhân nghĩa.
-GV: Em hãy kể một số câu ca
dao, tục ngữ nói về lòng nhân
nghĩa mà em biết?
-GV nhận xét, bổ sung:
+ Lá lành đùm lá rách
+ Thương người như thể thương
thân
+ Sinh ra trong coi hồng trần
Là người phải lấy chữ nhân làm
đầu
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ
cỏ
-GV: Các em hãy cho cô biết

những câu ca dao tục ngữ đó nói
lên điều gì?
-GV kết luận: Những câu ca dao,
tục ngữ đó đều nói tới lòng nhân
nghĩa của con người Việt Nam.

- Quan sát SGK

Ghi bảng/Trình

chiếu/Đồ dùng năng/năng
dạy học
lực cần đạt
Năng lực
2. Trách nhiệm nhận thức,
của công dân trình bày sử
đối với cộng dụng ngôn
đồng
ngữ, phân
tích, tổng
hợp.
a. Nhân nghĩa:

Nhân nghĩa là
- Lắng nghe,thảo lòng
tương
luận cặp đôi để
người và đối xử
trả lời câu hỏi.
với người theo

lẽ phải.

- Học sinh ghi
bài

* Ý nghĩa:
- Là truyền
thống đạo đức
tốt đẹp của dân
tộc ta.


Cụ thể là khuyên con người nên
sống với nhau có tình, có nghĩa,
phải biết yêu thương con người…
-GV: Khi chúng ta giúp đỡ bà cụ
qua đường hay sẵn sàng giúp đỡ
khi bạn bè gặp khó khăn thì đó
được xem là nhân nghĩa. Vậy theo
các em, nhân nghĩa là gì?
-GV kết luận và ghi bảng:
- Học sinh trao
đổi và nêu ý
kiến cá nhân

- Giúp cho cuộc
sống của con
người tốt đẹp
hơn.
Giúp

con
người thêm yêu
cuộc sống, có
sức mạnh vượt
qua khó khăn.

-GV: Cho học sinh thảo luận để
làm ro ý nghĩa của nhân nghĩa
(phụ lục 2)
* Biểu hiện:
- Lòng nhân ái,
sự thương yêu,
giúp đỡ nhau
trong khó khăn,
hoạn nạn, không
đắn đo, tính
toán.

-GV nhận xét, bổ sung: Sự quan
tâm của Hùng giúp cho Tuấn vượt
qua khó khăn, thêm yêu cuộc
sống và làm cho cuộc sống tốt
đẹp và có ý nghĩa hơn.
-GV: Từ nhận xét trên, theo em
nhân nghĩa có ý nghĩa như thế
nào?
- HS ghi bài
-GV kết luận và ghi bảng:

-GV: Nhân nghĩa luôn xuất phát

từ những hành động cụ thể, do đó
nó có những biểu hiện rất ro. Ví
dụ: Trong tháng 10 năm 2010,
đồng bào các tình Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình…đã chịu hậu
quả nặng nề của bão, lũ lụt. Và

- Sự tương trợ
giúp đỡ nhau
trong lao động,
trong cuộc sống.

- Lòng vị tha,


nhân dân cả nước đã không đắn
đo mà đã góp công, góp của giúp
nhân dân các tỉnh này vượt qua
khó khăn, hoạn nạn. Vậy qua đó,
các em cho cô biết biểu hiện đàu
tiên của lòng nhân nghĩa là gì?
-GV kết luận, ghi bảng:

-GV: Các em hãy lấy cho cô một
số ví dụ thể hiện lòng nhân ái,
giúp đỡ con người trong cuộc
sống?
-GV bổ sung: Chúng ta thấy rằng
đã có rất nhiều chương trình
truyền hình thể hiện lòng nhân ái

như chương trình “Nối nhịp nghĩa
tình”, “Trái tim cho em”, “Nối
vòng tay lớn”, đó là những
chương trình rất có ý nghĩa đem
lại cho những người gặp khó khăn
sự che chở, niềm tin vào cuộc
sống.
-GV: Hiện nay, với chương trình
135 của Chính phủ mà chúng ta
đang thực hiện, với việc hỗ trợ
nhân dân miền núi, vùng sâu,
vùng xa. Vậy các em có nhận xét
gì về chương trình trên?
-GV kết luận: Đó là chương trình
rất có ý nghĩa, đã tạo điều kiện,
hỗ trợ cho nhân dân cả về vật chất
lẫn tinh thần. Nhờ đó mà con
người có cuộc sống no đủ, hạnh
phúc hơn.
-GV: Vậy, em nào cho cô biết
biểu hiện thứ hai của lòng nhân

cao
thượng,
không cố chấp,
đối xử khoan
hồng.

- Luôn ghi lòng,
tạc dạ công lao

của các thế hệ đi
trước.


nghĩa là gì?
-GV nhận xét và ghi bảng:
-GV: Nhân dân ta luôn có câu
“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh
người chạy lại”. Hằng năm, Đảng
và Chính phủ ta luôn có những
chính sách khoan hồng đối với
những người lầm đường, lạc lối.
Vào các ngày lễ lớn như Ngày
Quốc khánh thường có chính sách
đặc xá, giảm hạn tù cho các tù
nhân…để họ có cơ hội trở về với
cộng đồng, làm lại cuộc đời. Theo
các em, việc làm đó thể hiện đức
tính gì của nhân dân ta?
-GV kết luận: Đó là lòng vị tha,
cao thượng, đối xử khoan hồng.
-GV: Có câu chuyện được phóng
viên thời sự ghi lại rằng: Chị
Nguyễn Thị Bé sinh ra và lớn lên
ở Triệu Phong - Quảng Trị. Khi
xuất ngũ chị về làm quản trang ở
nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn
rộng 40 hecta, nơi yên nghĩ của
10.624 liệt sỹ cả nước. Tuy công
việc vất vả nhưng chị lại cảm thấy

hạnh phúc, hài lòng với công việc
của mình. Các em có suy nghĩ gì
về việc làm trên của chị Bé?
-GV kết luận: Việc làm của chị
Bé thể hiện một đạo lý “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”, một việc làm
hết sức thiêng liêng và cao cả,
chưa chắc ai cũng làm được.
Chính vì vậy, các em cần phải
nhận thức rằng: những gì mà

* Trách nhiệm
của
HS:
- Kính trọng,
biết ơn, hiếu
thảo; biết quan
tâm chăm sóc
ông bà, cha mẹ.
- Quan tâm, chia
sẻ, nhường nhịn
với những người
xung quanh.
- Cảm thông và
sẵn sàng giúp đỡ
mọi người, tích
cực tham gia các
hoạt động nhân
đạo.
- Kính trọng,

biết ơn các anh
hùng dân tộc,
những người có
công với đất
nước, với dân
tộc.


chúng ta đang được hưởng ngày
hôm nay là nhờ cả một thế hệ
phải đánh đổi mạng sống của
mình. Chúng ta cần phải biết trân
trọng và bảo vệ nó.
Vậy biểu hiện cuối cùng của
lòng nhân nghĩa là: luôn ghi lòng
tạc dạ công lao cống hiến của các
thệ đi trước.
-GV: Là học sinh, để phát huy
truyền thống nhân nghĩa của dân
tộc, các em cần phải làm gì?
- GV kết luận và ghi bảng:

Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập
Thời gian: 3
- GV yêu cầu HS nêu một số hoạt động của lớp, trường thể hiện truyền
thống nhân nghĩa.
Qua bài học hôm này em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp
Thời gian: 1
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và làm bài tập 1,2,3 trong SGK.

- Đọc trước mục b, c ở SGK.
Hoạt động 6: Nhận xét, đánh giá tiết học


Thời gian: 1

PHỤ LỤC

Phụ lục 1
Trong một lần đi truyền đạo, bà Xing ở Ấn Độ đã phát hiện ra trong một đàn
sói có 2 em bé gái Amala và Camala nhưng Amala thì đã chết còn Camala sống
với bà Xing được 9 năm. Trong khoảng thời gian 9 năm đó, Camala vẫn không học
được thói quen của con người, cô vẫn đi bằng 4 chân và đêm đến lại cất lên những
tiếng hú như sói, sau 6 năm Camala học được 30 từ, từ đó về sau người ta không
thể dạy gì thêm cho cô bé và cô bé đã chết.
Đó là số phận của 2 em bé gái bị bỏ rơi trong rừng. Hai em may mắn thoát khỏi
lưỡi hái của tử thần nhưng lại bất hạnh khi 2 em không được sự yêu thương chăm
sóc của cha, của mẹ, của mọi người, bị tách khỏi cộng đồng, sống với thiên nhiên
hoang dã để rồi không thể trở thành một con người bình thường.

Phụ lục 2
Tình huống
Tuấn từng là sinh viên giỏi, nhưng vì bạn bè xấu lôi kéo, Tuấn đã sa ngã vào
con đường nghiện ngập và bị nhà trường đuổi học. Tuấn bị mọi người xa lánh và
ghét bỏ. Tuấn cảm thấy rất khổ tâm và luôn có ý định tìm đến cái chết , nhưng rất
may bên cạnh anh có người bạn thân là Hùng. Hùng đã động viên bạn mình cố
gắng cai nghiện và vượt qua khó khăn, Hùng đã chăm lo cho Tuấn cả về vật chất
lẫn những lời động viên. Và đến một ngày,Tuấn khỏi nghiện và tu chí làm ăn bằng
công việc cắt tóc, thu nhập không nhiều nhưng cũng đủ để nuôi bản thân và gia
đình. Tuấn cảm thấy rất vui còn Hùng thấy thật thoải mái vì mình đã giúp Tuấn trở

lại với chính mình.
Câu hỏi:


Em có nhận xét gì về việc làm của Hùng đối với bạn của mình? Điều đó có ý nghĩa
như thế nào?



×