Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

LY THUYET ON TAP CHUONG II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.97 KB, 3 trang )

LÊ KHẮC THU: TRƯỜNG THPT TƯ THỤC QUỐC VĂN SÀI GÒN.
ÔN TẬP CHƯƠNG II VẬT LÝ 10
Câu 1: Phát biểu định nghĩa của Lực và điều kiện cân bằng của một chất điểm?
* Định nghĩa lực: Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này vào
vật khác, mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
* Điều kiện cân bằng: Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của
tất cả các lực tác dụng lên nó phải bằng 0.
F = F
1
+ F
2
+ … = 0
Câu 2: Tổng hợp lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành.
* Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực
có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy.
* Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy được biểu diễn về độ lớn và
hướng bằng 2 cạnh của 1 HBH vẽ từ điểm đồng quy, thì hợp lực của chúng được biểu
diễn về độ lớn và hướng bằng đường chéo của HBH đó.
Câu 3: Phân tích lực là gì?
* Phân tích lực là phép thay thế 1 lực bằng 2 hay nhiều lực có tác dụng giống hệt
như lực ấy.
Câu 4: Phát biểu định luật Newton I. Quán tính là gì?
* Định luật I Newton: Nếu không chịu tác dụng của 1 lực nào hoặc nếu chịu tác
dụng của các lực cân bằng, 1 vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển
động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
* Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng
và độ lớn.
Câu 5: Nêu định nghĩa và các tính chất của khối lượng?
* Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của các vật.
* Tính chất:
+ Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.


+ Khối lượng có tính chất cộng được.
Câu 6: Trọng lực và trọng lượng của một vật là gì? Viết biểu thức của trọng lực?
* Trọng lực là lực hút của trái đất vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do,
kí hiệu là P.
* Ở gần mặt đất, trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống và đặt vào
một điểm gọi là trọng tâm của vật.
* Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật, kí hiệu là P.
* Biểu thức: P = m.g
Câu 7: Phát biểu và viết biểu thức của Định luật II Newton?
* Phát biểu: Gia tốc của 1 vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch
với khối lượng của nó.
1
LÊ KHẮC THU: TRƯỜNG THPT TƯ THỤC QUỐC VĂN SÀI GÒN.
* Biểu thức: a = F/m. (a: gia tốc, đơn vị m/s
2
; F: Lực tác dụng, đơn vị Niuton; m:
khối lượng, đơn vị Kg).
Câu 8: Phát biểu và viết biểu thức Định luật Newton III?
* Phát biểu: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng vào vật B một lực, thì vật
B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này là 2 lực trực đối, nghĩa là chúng cùng
giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
* Biểu thức: F
AB
= -F
BA
Câu 9: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết công thức của lực hấp dẫn?
* Phát biểu: Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng
của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
* công thức: (G là hằng số hấp dẫn G = 6,68.10
-11

Nm
2
/Kg
2
)
Câu 10: Phát biểu và viết biểu thức Định luật Húc?
* Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với độ
biến dạng của lò xo.
* Biểu thức: F = k. l = k.(l
1
– l
0
).
Câu 11: Nêu những đặc điểm của lực Ma sát trượt. Hệ số ma sát trượt là gì? Viết
công thức của lực ma sát trượt?
* Những đặc điểm:
+ Lực ma sát trượt luôn luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với
hướng chuyển động của vật.
+ Độ lớn của lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc, không phụ
thuộc vào tốc độ của vật mà phụ thuộc vào bản chất các mặt tiếp xúc.
+ Lực ma sát trượt tỉ lệ với áp lực N.
* Hệ số ma sát trượt là hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của
áp lực. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.
* Công thức: F
ms
= N.
Câu 12: Nêu những đặc điểm của lực ma sát lăn, ma sát nghỉ? Công thức lực ma
sát nghỉ cực đại?
* Đặc điểm ma sát lăn:
+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác và cản lại

chuyển động lăn của vật.
+ Lực ma sát lăn cũng tỉ lệ với áp lực giống như lực ma sát trượt, nhưng hệ số ma
sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt hàng chục lần.
* Đặc điểm ma sát nghỉ:
2
LÊ KHẮC THU: TRƯỜNG THPT TƯ THỤC QUỐC VĂN SÀI GÒN.
+ Lực ma sát nghỉ luôn luôn cân bằng với ngoại lực đặt vào vật, song song với
mặt tiếp xúc.
+ Lực ma sát nghỉ có độ lớn lực cực đại.
* Công thức: F
msmax
= N. (Trong đó gọi là hệ số ma sát nghỉ).
Câu 13: Phát biểu và viết công thức lực hướng tâm?
* Phát biểu: Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động
tròn đều và gây ra một vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
* Công thức: F
ht
= m.a
ht
= m.v
2
/r = m.r. (m: khối lượng vật; v: vận tốc dài; :
tốc độ góc; r: bán kính quỹ đạo)
Hết
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×