Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu phân tích thiết kế hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo hướng giao tiếp toàn diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ NGỌC ĐÀO

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
THEO HƯỚNG GIAO TIẾP TOÀN DIỆN

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60.48.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HỆ THỐNG THÔNG TIN

Đà Nẵng – Năm 2016


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Anh Phương

Phản biện 1: TS. Nguyễn Trần Quốc Vinh
Phản biện 2: TS. Nguyễn Quang Thanh

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Hệ thống thông tin họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 31
tháng 7 năm 2016.

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng.


- Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ở Việt Nam các nhà phân tích thường sử dụng
phương pháp mô hình hóa quan hệ thực thể (ERD - Entity
Relationship Diagram), ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML Unified odeling anguage), các phương pháp này đáp ứng việc ghi lại
các thực thể, đối tượng và các thuộc tính của nó trong mối liên hệ với
thế giới thực. Tuy nhiên, các phương pháp trên lại không thể giúp
các nhà thiết kế khi mô hình hóa các hệ thống lớn có hàng ngàn thực
thể các mối quan hệ chồng chéo.
Trên thế giới hiện nay đã có một phương pháp mô hình hóa
thông tin mới được nhiều trường đại học đưa vào giảng dạy và
nghiên cứu, nhiều nhà phân tích lựa chọn sử dụng, đó là phương
pháp mô hình hóa thông tin theo hướng giao tiếp toàn diện FCO-IM
(Fully Communication Oriented Information Modeling). Đây là một
phương pháp mới, đem lại hiệu quả tối ưu đối với phân tích và thiết
kế hệ thống lớn, có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp mô
hình hóa thông tin truyền thống.
Hiện nay, các cơ quan Nhà nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong xử lý công việc, phục vụ người dân và
doanh nghiệp. Tại huyện Thăng Bình, việc quản lý cán bộ, công
chức, viên chức vẫn còn trên giấy tờ, chưa có một hệ thống quản lý
một cách chuyên nghiệp, khoa học, chính vì vậy, tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu phân tích thiết kế hệ thống quản lý cán bộ, công
chức, viên chức theo hướng giao tiếp toàn diện” để áp dụng thực
tế tại huyện Thăng Bình. Hệ thống này giúp cho việc theo dõi quá
trình biến đổi thông tin của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong

quá trình công tác từ khi bắt đầu vào cơ quan cho đến nghỉ hưu. Hệ
thống giúp các đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ công chức, viên
chức quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả, giảm chi phí, thời gian, công


2
sức, thuận tiện trong việc tra cứu tìm kiếm hồ sơ cán bộ công chức,
viên chức.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu phương pháp mô hình hóa dữ liệu FCO-IM
- Sử dụng công cụ CaseTalk để phân tích và thiết kế hệ thống
quản lý cán bộ, công chức, viên chức huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam.
- Xây dựng chương trình quản lý cán bộ, công chức, viên chức
với giao diện Winform bằng công cụ C#.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống
- Phương pháp mô hình hóa dữ liệu FCO-IM thông qua công cụ
CaseTalk
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên
chức tại Phòng Nội vụ huyện Thăng Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Các tài liệu về FCO-IM, phần mềm CaseTalk
- Các bài báo, sách chính thống và các website đáng tin cậy
4.2 Phương pháp thực nghiệm
- Sử dụng công cụ CaseTalk để xây dựng sơ đồ cơ sở dữ liệu
quan hệ từ mô hình dữ liệu.

- Từ sơ đồ cơ sở dữ liệu quan hệ, xây dựng hệ thống quản lý cán
bộ, công chức, viên chức huyện Thăng Bình và cài đặt thử nghiệm hệ
thống.
5. Bố cục của luận văn
Báo cáo của luận văn được tổ chức thành 3 chương chính như
sau:


3
Chương 1: Tổng quan về phân tích và thiết kế hệ thống
Trong chương này tập trung vào nghiên cứu tổng quan về phân
tích và thiết kế hệ thống thông tin, các phương pháp phân tích thiết
kế một hệ thống thông tin, nghiên cứu tổng quan về phân tích thiết
kế theo hướng giao tiếp toàn diện.
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng giao
tiếp toàn diện
Trong chương này đi sâu vào nghiên cứu phương pháp phân tích
và thiết kế hệ thống thông tin theo hướng giao tiếp toàn diện, tìm
hiểu về các công cụ hỗ trợ thiết kế hệ thống thông tin theo hướng
giao tiếp toàn diện.
Chương 3: Ứng dụng phân tích và thiết kế hệ thống quản lý
cán bộ, công chức, viên chức theo phương pháp FCO-IM
Trong chương này tập trung phân tích dữ liệu hệ thống quản lý
cán bộ, công chức, viên chức huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam,
sử dụng công cụ CaseTalk để xây dựng sơ đồ ngữ pháp thông tin
IGD và sử dụng GLR để biến đổi tương đương; sử dụng MS SQL
Server 2008, Visual Studio 2010, ngôn ngữ lập trình C# để lập trình
phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức huyện Thăng Bình.
Kết luận
- Kết quả cuối cùng là cho ra một mô hình quan hệ dữ liệu cho

hệ thống được xuất ra từ mô hình FCO-IM.
- Hướng phát triển: Phát triển phần mềm chạy trên nền web để
cán bộ, công chức, viên chức có thể theo dõi quá trình công tác từ
khi được tuyển dụng đến khi nghỉ hưu.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
1.1. GIỚI THIỆU VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THÔNG TIN
1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một tập hợp gồm nhiều thành phần mà
mối liên hệ giữa các thành phần này cũng như liên hệ giữa chúng với
các hệ thống khác là liên hệ thông tin với nhau.
1.1.2. Quy trình phát triển hệ thống thông tin
Hầu hết các quy trình phát triển hệ thống của các tổ chức đều
hướng theo cách tiếp cận giải quyết vấn đề (Problem - Solving).
Bảng dưới đây thể hiện quan hệ giữa các bước giải quyết vấn đề
nói chung:
Bảng 1.1. Quy trình phát triển hệ thống
Quy trình phát triển
Các bước giải quyết vấn đề nói
hệ thống đơn giản hóa chung
Khởi đầu hệ thống
- Xác định vấn đề
Phân tích hệ thống
- Phân tích và hiểu vấn đề
- Xác định các yêu cầu giải pháp
Thiết kế hệ thống

- Xác định các giải pháp khác nhau và
chọn cách "tốt nhất”
- Thiết kế giải pháp đã lựa chọn
Cài đặt hệ thống
- Cài đặt giải pháp đã lựa chọn
- Đánh giá kết quả (nếu vấn đề vẫn
chưa được giải quyết thì quay lại bước
1 hoặc 2)
1.2. PHƯƠNG PHÁP THEO HƯỚNG CHỨC NĂNG
Chúng ta quan tâm chủ yếu tới những thông tin mà hệ thống sẽ
giữ gìn. Chúng ta hỏi người dùng xem họ sẽ cần những thông tin
nào, rồi chúng ta thiết kế ngân hàng dữ liệu để chứa những thông tin


5
đó, cung cấp giao diện để nhập thông tin và in báo cáo để trình bày
các thông tin. Nói một cách khác, chúng ta tập trung vào thông tin và
không mấy để ý đến những gì có thể xảy ra với những hệ thống đó và
cách hoạt động (ứng xử) của hệ thống là ra sao. Đây là lối tiệm cận
xoay quanh dữ liệu và đã được áp dụng để tạo nên hàng ngàn hệ
thống trong suốt nhiều năm trời.
Lối tiếp cận xoay quanh dữ liệu là phương pháp tốt cho việc
thiết kế ngân hàng dữ liệu và nắm bắt thông tin, nhưng nếu áp dụng
cho việc thiết kế ứng dụng lại có thể khiến phát sinh nhiều khó khăn.
Một trong những thách thức lớn là yêu cầu đối với các hệ thống
thường xuyên thay đổi. Một hệ thống xoay quanh dữ liệu có thể dể
dàng xử lý việc thay đổi ngân hàng dữ liệu, nhưng lại khó thực thi
những thay đổi trong nguyên tắc nghiệp vụ hay cách hoạt động của
hệ thống.
1.3. PHƯƠNG PHÁP THEO HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

Hướng đối tượng là thuật ngữ thông dụng hiện thời của ngành
công nghiệp phần mềm. Các công ty đang nhanh chóng tìm cách áp
dụng và tích hợp công nghệ mới này vào các ứng dụng của họ. Thật
sự là đa phần các ứng dụng hiện thời đều mang tính hướng đối
tượng. Nhưng hướng đối tượng có nghĩa là gì?
Lối tiếp cận hướng đối tượng là một lối tư duy về vấn đề theo
lối ánh xạ các thành phần trong bài toán vào các đối tượng ngoài đời
thực. Với lối tiếp cận này, chúng ta chia ứng dụng thành các thành
phần nhỏ, gọi là các đối tượng, chúng tương đối độc lập với nhau.
Sau đó ta có thể xây dựng ứng dụng bằng cách chắp các đối tượng đó
lại với nhau.
1.4. PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA THÔNG TIN THEO
HƯỚNG GIAO TIẾP TOÀN DIỆN
FCO-IM là phương pháp mô hình thông tin theo hướng giao tiếp
toàn diện. Đây là một phương pháp mới và ưu việt để xây dựng các
mô hình thông tin khái niệm. Các mô hình này có thể tự động chuyển


6
thành các mô hình ERD, UML, các mô hình quan hệ hay đa hướng
khác một cách dễ dàng thông qua công cụ FCO-IM bridge hoặc sinh
ra các mã DDL cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) khác nhau
như Access, Borland, XML, Oracle…
FCO-IM là mô hình thông tin của một hệ thống dựa trên các
cuộc giao tiếp, các mô tả, các cuộc phỏng vấn của các nhà phân tích
với các chuyên gia hệ thống. Kết quả là các biểu đồ ngữ pháp thông
tin IGD (Information Grammar Diagram) dựa trên các mô tả hệ
thống bằng ngôn ngữ tự nhiên và lược đồ quan hệ sinh ra từ các biểu
đồ đó.
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã trình bày một cách tổng quát về
phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, tìm hiểu về quy trình phát
triển một hệ thống thông tin. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã giới
thiệu các phương pháp phân tích truyền thống (theo hướng chức
năng và theo hướng đối tượng), giới thiệu sơ lược phương pháp mô
hình hóa theo hướng giao tiếp toàn diện. Chương 2 của luận văn sẽ
giới thiệu chi tiết phương pháp mô hình hóa theo hướng giao tiếp
toàn diện.


7
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THEO HƯỚNG
GIAO TIẾP TOÀN DIỆN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ FCO-IM
2.1.1. Khái niệm
FCO-IM là phương pháp mô hình hóa thông tin theo hướng giao
tiếp toàn diện, việc mô hình hóa thông tin của một hệ thống dựa trên
các cuộc giao tiếp, các mô tả, các nghiên cứu, các cuộc phỏng vấn
của nhà phân tích với các chuyên gia hệ thống.
Điểm nổi bật của FCO-IM là mô hình các thông tin về thế giới
quan một cách hoàn chỉnh và tường minh. Thay vì mô hình các đối
tượng thực tế của hệ thống thì FCO-IM mô hình hệ thống đó dựa trên
các mô tả, các thông tin về nó. Những mô hình này có thể tự động
chuyển thành các mô hình quan hệ thực thể (ERM), ngôn ngữ mô
hình hóa thống nhất (UML) hay các mô hình đa chiều... thông qua
công cụ FCO-IM- bridge.
2.1.2. Các bước mô hình dữ liệu bằng phương pháp FCOIM
Quá trình xây dựng một mô hình thông tin cho một hệ thống
theo phương pháp FCO-IM được chia làm các bước chính như sau:


Hình 2.1. Quá trình xây dựng mô hình thông tin cho một hệ thống
theo hướng giao tiếp toàn diện


8
2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của FCO-IM
Phương pháp FCO-IM được xây dựng dựa trên các nguyên tắc
sau:
- Nguyên tắc 1: FCO-IM mô hình tất cả các mặt khái niệm của
thông tin mà hệ thống thông tin cần hỗ trợ.
- Nguyên tắc 2: FCO-IM không mô hình hóa thực tế mà nó mô
hình hóa các thông tin về thực tế.
- Nguyên tắc 3: Các chuyên gia hệ thống phải có khả năng kiểm
chứng tính chính xác của các mô tả sự kiện trong bộ ngữ pháp thông
tin FCO-IM.
- Nguyên tắc 4: Luôn có thể biểu diễn sơ đồ ngữ pháp thông tin
FCO-IM và lược đồ quan hệ sử dụng cùng một kỹ thuật sơ đồ FCOIM.
- Nguyên tắc 5: Các chuyên gia hệ thống cung cấp các mô tả về
hệ thống bằng ngôn ngữ tự nhiên và các ví dụ cụ thể của các mô tả
đó.
2.2. QUY TRÌNH MÔ HÌNH HỆ THỐNG BẰNG PHƯƠNG
PHÁP FCO-IM
2.2.1. Xây dựng bộ tài liệu mô tả hệ thống
Tiến hành bằng cách thu tập các thông tin thông qua việc lấy
các yêu cầu. Kết quả của việc lấy yêu cầu này có thể các báo cáo, các
danh sách, các biểu mẫu... Đây là một bộ tài liệu có ý nghĩa về hệ
thống. Ở đây chúng ta nên quan tâm đến phần thông tin quan trọng
chứ không cần quan tâm đến quá trình xử lý.
2.2.2. Diễn đạt các mô tả hệ thống dưới dạng biểu thức sự

kiện
Các nhà phân tích hệ thống tiến hành diễn đạt các thông tin về
hệ thống dưới dạng biểu thức mẫu sự kiện (fact type expression).
Các biểu thức này được xác thực lại bởi các chuyên gia của hệ thống.
Từ đó các nhà phân tích hệ thống sẽ diễn giải chúng dưới dạng ngôn
ngữ tự nhiên, như những câu nói trao đổi quen thuộc hằng ngày.


9
Phương pháp mô hình thông tin theo hướng giao tiếp toàn diện
(FCO-IM) chính là phương pháp giúp cho nhà phân tích xây dựng
mô hình trao đổi quen thuộc hàng ngày một cách chính xác.
Đối với các biểu thức mẫu sự kiện thì nên đưa về dưới dạng
biểu thức sự kiện sơ cấp (elementary fact type expression). Tức là
các biểu thức này không thể tách nhỏ ra được nữa mà không làm mất
thông tin.
Khi mô tả các biểu thức sự kiện chúng ta có thể nhóm các sự
kiện lại với nhau thành nhóm và đặt tên cho nhóm đó.
2.2.3. Phân loại và định danh
Các bước tiến hành phân loại và định danh như sau :
- Phân tích cấu trúc của các biểu thức sự kiện sơ cấp trong cùng
nhóm thành các mẫu đối tượng hoặc mẫu nhãn theo quy tắc sau: Nếu
một phần của biểu thức sự kiện định ra một đối tượng có nghĩa trong
thế giới khách quan thì phân loại nó là một biểu thức mẫu đối tượng,
ngược lại đó là một mẫu nhãn. Mẫu đối tượng thì được biểu thị bằng
dấu gạch chân đôi, mẫu nhãn thì được biểu thị bằng dấu gạch chân
đơn.
2.2.4. Xây dựng sơ đồ ngữ pháp thông tin IGD
Qua quá trình phân loại và định danh chúng ta đã thấy được sự
xuất hiện của các mối quan hệ trong các biểu thức sự kiện. Trong

thực tế thì các dự án thường là các dự án lớn với khối lượng biểu
thức sự kiện khổng lồ điều này sẽ dẫn tới các nhà phân tích cũng như
các nhà hệ thống dễ bị lạc, sai sót. Chính vì vậy mà FCO-IM đã sử
dụng một sơ đồ để giải quyết vấn đề đó, đó chính là Sơ đồ ngữ pháp
thông tin IGD (Information Grammar Diagram) để mô phỏng các
biểu thức sự kiện (biểu mẫu, đối tượng, mẫu nhãn) và mối quan hệ
giữa các biểu thức sự kiện với nhau.
2.2.5. Các ràng buộc (constraints)
Có được sơ đồ IGD, chúng ta đã có được một bức tranh toàn
diện về hệ thống. Tuy nhiên, có thể sẽ có một số sự trùng lặp, sai sót


10
khi chúng ta thêm các bộ giá trị.
Vì vậy hệ thống cung cấp các ràng buộc vào sơ đồ IGD. Việc
xác định các ràng buộc phụ thuộc vào tài liệu mô tả của bài toán.
Phương pháp FCO-IM cung cấp các ràng buộc sau: ràng buộc giá trị
(value constraints), ràng buộc đơn nhất (unique constraint), ràng
buộc toàn diện (totality constraints), ràng buộc con (subset
constraints), ràng buộc loại trừ (exclusive constraints), ràng buộc bản
số (cardinality constraints).
2.2.6. Thuật toán chuyển đổi GLR
Thuật toán chuyển đổi GLR (Group - Lexicalizing - Reducing)
gồm ba bước sau:
a. Nhóm (Grouping)
Khi chuyển từ sơ đồ ngữ pháp thông tin sang lược đồ quan hệ,
các sự kiện trong các mẫu sự kiện sơ cấp khác nhau có thể cùng nằm
trong một bảng. Mục đích của Grouping là nhóm các mẫu sự kiện có
thể trong cùng một bảng mà không gây ra sự dư thừa. Do đó, số bảng
sinh ra là ít nhất có thể.

b. Định danh hóa (Lexicalizing)
Về nguyên tắc, lúc chuyển đổi từ IGD sang lược đồ quan hệ, các
mẫu sự kiện sẽ trở thành các bảng, các role được biểu diễn bởi các
mẫu nhãn sẽ trở thành các cột. Mục đích của bước lexicalizing là
hình thành các mẫu sự kiện có tất cả các role được biểu diễn bởi các
mẫu nhãn mà không gây ra sự dư thừa.
c. Rút gọn (Reducing)
Khi chuyển đổi từ sơ đồ IGD sang lược đồ quan hệ, các mẫu sự
kiện sẽ trở thành các bảng riêng biệt. Tuy nhiên, có những bảng nhỏ
và thật sự không cần thiết. Mục đích của bước này là xóa đi các bảng
(mẫu sự kiện) không cần thiết. Các mẫu sự kiện sẽ bị xóa đi nếu nó
có một ràng buộc đẳng thức (EC) trên tất cả các role của nó.
2.2.7. Lược đồ quan hệ
Từ sơ đồ ngữ pháp thông tin IGD sau khi thực hiện thuật toán


11
GLR, ta sẽ có được lược đồ quan hệ.
2.2.8. Xây dựng sơ đồ CSDL quan hệ từ mô hình dữ liệu
FCO-IM
Lược đồ quan hệ được sinh ra là lược đồ ở mức logic, được xây
dựng theo mô hình quan hệ. Các công cụ FCO-IM như Casetalk,
Infagon… có chức năng sinh ra ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu - DDL.
Đoạn DDL này ở dạng chuẩn chung, có thể áp dụng vào hệ quản trị
cơ sở dữ liệu khác nhau hoặc hướng đến một hệ quản trị cơ sở dự
liệu cụ thể như SQL, Access,… Các bảng biểu, khóa chính, khóa
ngoại và một số ràng buộc sẽ được tự động sinh mã trong các DDL
này. Trong quá trình xuất ra các mã DDL, người dùng có thể thay
đổi kiểu dữ liệu của các thuộc tính trong phần Domain type.
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn đã giới thiệu chi tiết phương pháp
phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng giao tiếp toàn diện. Tìm
hiểu lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp FCO-IM, các
nguyên tắc cơ bản của FCO-IM. Đồng thời so sánh phương pháp
phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng giao tiếp toàn diện với các
phương pháp theo kiểu truyền thống. Giới thiệu các công cụ hỗ trợ
cho phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng giao tiếp toàn diện.
Tập trung vào nghiên cứu quy trình mô hình hệ thống bằng phương
pháp FCO-IM.


12
CHƯƠNG 3
ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THEO
PHƯƠNG PHÁP FCO-IM
3.1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN
CHỨC HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM
Huyện Thăng Bình là huyện có nhiều đơn vị hành chính của
tỉnh Quảng Nam: 22 xã, thị trấn, 19 cơ quan, đơn vị trực thuộc và 74
trường học (Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở) với gần 2500
công chức, viên chức; hơn 900 cán bộ, công chức cơ sở và những
người hoạt động không chuyên trách.
Việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức hiện nay được lưu
trữ bằng Microsoft Excel. Tuy nhiên, việc lưu trữ với dữ liệu lớn như
vậy thì Excel không thể lưu trữ hết tất cả các thông tin của cán bộ,
công chức, viên chức. Hiện tại, dữ liệu được lưu trữ quyển Lý lịch
cán bộ, công chức viên chức.
Để việc lưu trữ dữ liệu của cán bộ, công chức, viên chức được
đầy đủ, quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả, giảm chi phí, thời gian, công

sức, thuận tiện trong việc tra cứu tìm kiếm hồ sơ cán bộ, công chức,
viên chức từ khi bắt đầu vào cơ quan cho đến khi nghỉ hưu thì nhất
thiết cần phải có một phần mềm đáp ứng tất các yêu cầu đặt ra.
3.2. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
3.2.1. Xây dựng bộ tài liệu mô tả hệ thống
Hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức cho phép cơ
quan có thẩm quyền tìm kiếm thông tin của từng cán bộ, công chức,
viên chức, qua đó có thể theo dõi quá trình biến đổi thông tin của
mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình công tác từ khi bắt
đầu biên chế vào cơ quan Nhà nước cho đến khi nghỉ hưu. Hệ thống
còn giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên
chức trong việc quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả, giảm chi phí, thời


13
gian, công sức, thuận tiện trong việc tra cứu tìm kiếm hồ sơ cán bộ,
công chức, viên chức. Hệ thống có các chức năng phân quyền đến
từng phòng, ban, cán bộ, đảng viên được phép xem, sửa, xóa… đảm
bảo tính bảo mật của hồ sơ.
3.2.2. Diễn đạt các biểu thức sự kiện
1.
“Tồn tại Tỉnh mang mã 1”
2.
“Tỉnh 1 tên là Quảng Nam”
3.
“Tồn tại Huyện mang mã 1”
4.
“Huyện 1 tên là Thăng Bình”
5.
“Huyện 1 thuộc Tỉnh 1”

3.2.3. Phân loại và định danh
Bảng 3.1. Bảng phân loại định danh hệ thống
Ghi chú:

:Biểu thức nhãn

:Biểu thức đối tượng

TINH:
“Tồn tại Tỉnh mang mã 1”
Matinh

F1: “Tồn tại Tỉnh mang mã
<Matinh>”

Ten Tinh:
“Tỉnh 1 tên là Quảng Nam”

F2: “<TINH: O1> tên là <Tentinh>”

TINH: O1

O1: TINH < Matinh >

Tentinh

‘Tỉnh 1’
Matinh
HUYEN:
“Tồn tại Huyện mang mã 1”

Mahuyen

F3: “Tồn tại Huyện mang mã
<Mahuyen>”

Ten Huyen:
“Huyện 1 tên là Thăng Bình”

F4: “<HUYEN: O2> tên là

HUYEN: O2

<Tenhuyen>”

‘Huyện 1’
Mahuyen

Tenhuyen

O2: HUYEN <Mahuyen>


14
Ghi chú:

:Biểu thức nhãn

:Biểu thức đối tượng

Huyen thuoc Tinh:

“Huyện 1 thuộc Tỉnh 1”

F5: “<HUYEN: O2> thuộc
HUYEN: O2 TINH: O1
O1>”
3.2.4. Xây dựng sơ đồ ngữ pháp thông tin IGD
Dựa vào các quy tắc và trình tự xây dựng sơ đồ ngữ pháp thông
tin, ta sử dụng công cụ CaseTalk để xuất ra toàn cảnh hệ thống quản
lý cán bộ, công chức, viên chức huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam:


Hình 3.1. Sơ đồ ngữ pháp thông tin IGD của hệ thống

15


Số tuple

1

Trên 1
role

2
3

2
3
1


Trên 1
role

4
5

Các tuple có thể xuất hiện
cùng nhau không?

3.2.5. Xác định các ràng buộc
a. Ràng buộc đơn nhất (Unique Constraints - UC)
Bảng 3.2. Ràng buộc đơn nhất của hệ thống
Mẫu sự kiện
Câu
Biểu thức mẫu
trả
sự kiện
lời
Bộ giá trị (tuple)
(Y/N)
Kiểm tra UC trên các role

Mục đích kiểm tra

16

2
3


Kết luận

Ten Tinh
F2: “<2> có tên là
<3>”
1 Quảng Nam
1 Quảng Ngãi
2 Quảng Nam

1+2?
1+3?

N
Y

UC trên 2
Không có
UC

Ten Huyện
F2: “<4> có tên là
<5>”
1 Thăng Bình
1 Quế Sơn
2 Thăng Bình

1+2?
1+3?

N

Y

UC trên 4
Không có
UC




17
b. Ràng buộc toàn diện (Totality Constraints - TC)
Bảng 3.3. Ràng buộc toàn diện của biểu thức Tỉnh
OK?
Kết quả
Mẫu đối Role 2 của FT Role 8 của
Ten Tinh
Huyện
tượng:
thuộc Tỉnh
TỈNH
1
Quảng Nam
1
Y
Áp dụng
1
1
N
Không có TC
1

Quảng Nam
Y
Không có TC
1
N
Không có TC
Thực hiện tương tự đối với các biểu thức mẫu sự kiện còn lại.
3.2.6. Thực hiện các biến đổi tương đương
Sau khi xây dựng IGD và xác định các ràng buộc, ta tiến hành
kiểm tra tính đúng đắn của mô hình:

Hình 3.2. Kiểm tra tính đúng đắn của hệ thống


Hình 3.3: Sơ đồ IGD sau khi thực hiện GLR

18


19
3.2.7. Hình thành lược đồ quan hệ
Từ sơ sồ ngữ pháp thông tin IGD sau khi thực hiện phép biến
đổi GLR, ta có được các lược đồ quan hệ cho hệ thống quản lý cán
bộ, công chức, viên chức như sau:

Hình 3.4. Lược đồ quan hệ Tỉnh

Hình 3.5. Lược đồ quan hệ Huyện



20
3.2.8. Xây dựng sơ đồ cơ sở dữ liệu quan hệ từ mô hình dữ
liệu
Casetalk sinh ra ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu – DDL. Ngôn ngữ
này ở dạng chuẩn chung và có thể áp dụng vào các hệ quản trị CSDL
khác nhau. Trong đề tài này, ta sử dụng MS SQL- Server 6.0 DDL
code generator để xuất ra mã DDL.
Ví dụ:
USE MASTER
CREATE DATABASE QUANLYCCVC
GO
USE QUANLYCCVC
CREATE TABLE TINH(
Matinh int NOT NULL,
Tentinh nvarchar(30) NOT NULL,
CONSTRAINT PK_TINH PRIMARY KEY(Matinh))
CREATE TABLE HUYEN(
Mahuyen int NOT NULL,
Tenhuyen nvarchar(50) NOT NULL,
Matinh int NOT NULL,
CONSTRAINT PK_HUYEN PRIMARY KEY(Mahuyen))
GO
ALTER TABLE HUYEN ADD CONSTRAINT
FK_HUYEN_TINH FOREIGN KEY(Matinh)
REFERENCES TINH (Matinh)
Từ các bảng biểu, khóa chính, khóa ngoại và một số ràng buộc
xuất hiện trong các DDL, ta xây dựng đươc sơ đồ dữ liệu quan hệ
tương ứng:



Hình 3.6. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ

21


22
3.3. XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC HUYỆN THĂNG BÌNH
3.3.1. Yêu cầu chức năng

Hình 3.7. Sơ đồ chức năng của hệ thống
3.3.2. Thiết kế giao diện

Hình 3.8. Giao diện của form Hệ thống


23
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, luận văn trình bày cách sử dụng công cụ hỗ
trợ Casetalk để phân tích và thiết kế hệ thống quản lý cán bộ, công
chức, viên chức theo phương pháp FCO-IM. Thông qua tìm hiểu quy
trình phân tích và thiết kế hệ thống bằng phương pháp FCO-IM ở
chương 2 để áp dụng cho bài toán ở chương 3. Mục tiêu cuối cùng
của việc phân tích và thiết kế hệ thống cho bài toàn ở chương 3 là
cho ra một mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ của hệ thống được xuất ra
từ mô hình FCO-IM.


×