Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TS247 DT thi online dat nuoc nhieu doi nui 12187 1516250064

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.02 KB, 6 trang )

THI ONLINE - ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 12
Mục tiêu
- Nắm được nội dung cơ bản về các đặc điểm chung của địa hình nước ta
- Nắm được các khu vực địa hình cụ thể, đặc điểm các khu vực địa hình
- Nắm được các thế mạnh, hạn chế của các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế - xã hội

PHẦN I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Địa hình núi cao của nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực
A. Đông Bắc.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Bắc.

Câu 2. Địa hình thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi
A. Đông Bắc

B. Trường Sơn Bắc

C. Trường Sơn Nam

D. Tây Bắc

Câu 3. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:
A. Có địa hình cao nhất nước ta
B. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam
C. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích


D. Gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 4. Địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở vùng
A. Đông Nam Bộ

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Đông Bắc

Câu 5. Đồng bằng sông Cửu Long không có đặc trưng nào sau đây
A. Có hệ thống đê điều

B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt

C. Có mùa lũ nước ngập trên diện rộng

D. đất mặn, đất phèn chiếm diện tích lớn

Câu 6. Khu vực đồi núi nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển
A.du lịch, cây thực phẩm

B.thủy điện, khai khoáng

C.khai khoáng và chăn nuôi lợn

D.công nghiệp và lương thực

PHẦN II. THÔNG HIỂU
Câu 7. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là:

A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo
D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 1
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


Câu 8. Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?
A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản
C. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày
D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
Câu 9. Đặc điểm chung của địa hình nước ta không bao gồm
A. Địa hình đối núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
B. Địa hình nước ta có hướng chính là Đông Bắc - Tây Nam
C. Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Được bồi đắp bởi phù sa sông là chủ yếu.
B. Ven biển thường là dải cồn cát, đầm phá.
C. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi.
D. Bề ngang hẹp do núi ăn lan sát biển.
Câu 11: Các cao nguyên phân bố nhiều nhất ở
A.Vùng núi Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ

B.Vùng núi Trường Sơn Nam

C.Đông Nam Bộ


D.Vùng núi Trường Sơn Bắc

Câu 12: Điểm không giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:
A. được hình thành trên vịnh biển nông.

B. đất phù sa

C. đều có đê sông

D. thấp, tương đối bằng phẳng

PHẦN III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông:
A. Cả.

B. Thu Bồn.

C. Đà Rằng.

D. Mã – Chu

Câu 14: Điểm giống nhau giữa địa hình của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đều có độ cao chủ yếu dưới 50 mét.

B. đều có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

C. đều bị chia cắt bởi núi ăn lan sát biển.

D. đều có 2/3 diện tích đất phèn, đất mặn.


Câu 15: Vùng núi có hướng núi phức tạp nhất ở nước ta là:
A. Trường Sơn Bắc

B. Đông Bắc

C. Trường Sơn Nam

D. Tây Bắc

Câu 16: Dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nước ta nhỏ, bị chia cắt chủ yếu là do
A. đường bờ biển dài.

B. núi ăn sát bờ biển, sông ngòi nhỏ, ngắn, dốc

C. thềm lục địa nông, rộng.

D. hình dạng bờ biển khúc khuỷu.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 2
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


Câu 17: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6, 7 cho biết trong các cao nguyên dưới đây, cao nguyên nào
không thuộc miền Bắc nước ta
B. Đồng Văn

A. Mộc Châu

C. Di Linh


D. Quản Bạ

Câu 18. Theo quố c lô ̣ 1A, đi từ Bắ c vào Nam sẽ lầ n lươ ̣t đi qua các đèo :
A. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả
B. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả
C. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông
D. đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Cù Mông,đèo Cả
PHẦN IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 19. Ý nghĩa nổi bật về mặt tự nhiên của địa hình đồi núi thấp là:
A. quá trình bồi tụ diễn ra rất mạnh.
B. Quá trình alit vẫn là chủ đạo trong hình thành đất.
C. đai cận nhiệt đới chân núi vẫn chiếm ứu thế.
D. bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta
Câu 20: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố
khác
A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam

B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối

C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở

D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng

BẢNG ĐÁP ÁN
1.D

2.B

3.C


4.A

5.A

6.B

7.D

8.C

9.B

10.A

11.B

12.C

13.C

14.A

15.C

16.B

17.C

18.A


19.D

20.B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Câu 1
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13-14, Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao nhất cả nước,
nhiều đỉnh cao >3000m như Phanxipang, PuSiLung…
=> Chọn đáp án D
Câu 2
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 3
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu : vùng núi Tây Nghệ An và Tây Thừa Thiên Huế,
thấp trũng ở giữa: vùng núi đá vôi Quảng Bình, và vùng đồi núi thấp Quảng Trị (sgk trang 30 và Atlat trang 13)
=> Chọn đáp án B
Câu 3
Phần lớn diện tích của vùng Đông Bắc là đồi núi thấp (theo sgk trang 30 và quan sát Atlat trang 13)
=> Chọn đáp án C
Câu 4.
Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ, với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ
badan cao khoảng 200m (sgk trang 32 và Atlat trang 14)
=> Chọn đáp án A
Câu 5.
Đồng bằng sông Cửu Long không có đê nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, về mùa lũ nước ngập trên
diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn (sgk trang 33)
=> Chọn đáp án A

Câu 6.
Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản như đồng, chì, thiếc, sắt, vàng, bô xit, than đá… thuận lợi phát
triển công nghiệp khai khoáng; sông ngòi ở khu vực đồi núi dốc có thế năng lớn, thuận lợi cho khai thác thủy
điện
=> Chọn đáp án B
Câu 7
Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du cùng nằm chuyển tiếp giữa miền đồi núi và đồng bằng (sgk trang 32)
=> Chọn đáp án D
Câu 8.
Ở đồng bằng thuận lợi phát triển cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày hơn là cây công
nghiệp dài ngày
=> Chọn đáp án C
Câu 9
Các đặc điểm chung của địa hình nước ta bao gồm:
- Địa hinh đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 4
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


=> Địa hình nước ta có hướng chính là Đông Bắc - Tây Nam không phải là đặc điểm chung của địa hình nước
ta (Địa hình nước ta có hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung)
=> Chọn đáp án B
Câu 10.
Đồng bằng ven biển miền Trung: biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng (sgk trang 33)
vì thế nhận xét đồng bằng ven biển miền Trung được bồi đắp bởi phù sa sông là chủ yếu là không đúng
=> Chọn đáp án A

Câu 11
Vùng đồi núi Trường Sơn Nam có các khối núi và cao nguyên đồ sộ, các cao nguyên bao gồm: Plây Ku, Đăk
Lắk, Mơ Nông, Di Linh…(sgk trang 32 và Atlat trang 14)
=> Chọn đáp án B
Câu 12
Đồng bằng sông Hồng có đê sông còn đồng bằng sông Cửu Long không có đê sông nên điểm không giống
nhau của 2 đồng bằng này là “đều có đê sông”
=> Chọn đáp án C
Chú ý: đọc kĩ câu hỏi để tránh hiểu nhầm câu hỏi – câu hỏi phủ định phải chọn đặc điểm không đúng
Câu 13.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 14, đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông Đà
Rằng (sông Ba)
=> Chọn đáp án C
Câu 14.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13-14, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long đều có độ cao chủ yếu <50m
=> Chọn đáp án A
Câu 15.
Trường Sơn Nam có hướng chung là hướng vòng cung, quay lưng ra biển, tuy nhiên các dãy núi tạo thành cánh
cung lớn cũng có nhiều hướng như Tây Bắc – Đông Nam, Bắc - Nam, Đông Bắc – Tây Nam
=> Chọn đáp án C
Câu 16.
Ở khu vực miền Trung, đồi núi ăn lan ra sát biển chia cắt đồng bằng, địa hình hẹp ngang, sông nhỏ, ngắn, dốc ít
phù sa nên rất khó khăn trong việc mở rộng đồng bằng làm đồng bẳng nhỏ hẹp
=> Chọn đáp án B
Câu 17.
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 5
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui



Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6, 7, Cao nguyên Di Linh thuộc vùng Tây Nguyên, không thược miền Bắc
nước ta
=> Chọn đáp án C
Câu 18.
Dựa vào Atlat trang 13-14, dọc theo quốc lộ 1A, đi từ Bắc vào nam sẽ lần lượt đi qua các đèo: đèo Ngang, đèo
Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả
=> Chọn đáp án A
Câu 19.
Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, bộ phận lãnh thổ thuộc đai cận nhiệt và ôn đới gió mùa trên núi chiếm
diện tích nhỏ. Vì vậy bảo toàn được tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta => phân hóa đai cao
ít, đai nhiệt đới gió mùa vẫn chiếm diện tích lớn nhất
=> Chọn đáp án D
Câu 20
Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, góp phần bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, từ đó ảnh hưởng
đến các yếu tố khác của thiên nhiên cũng bảo toàn được tính chất nhiệt đới (ví dụ: nhiệt độ cao trung
bình >200C, đất chủ yếu là đất feralit…) làm cho thiên nhiên nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa
=> Chọn đáp án B
--- HẾT---

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 6
www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui



×