Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TS247 DT de on tap kiem tra 1 tiet giua ki 1 lop 12 de so 2 14275 1507544599

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.83 KB, 11 trang )

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA KÌ 1 - LỚP 12 - ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Nước Việt Nam nằm ở
A. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới.
B. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
C. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới
Câu 2. Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời.
B. vùng đất, vùng biển, vùng núi.
C. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
D. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời.
Câu 3. Lãnh hải là
A. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
B. vùng biển rộng 200 hải lí.
C. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.
D. vùng có độ sâu khoảng 200m.
Câu 4: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa là do
A. biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng.
B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C. các sông miền trung ngắn dốc
D. đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
Câu 5. Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ phù sa của hệ thống sông
A. sông Hồng và sông Thái Bình

B. sông Hồng và sông Lô

C. sông Thái Bình

D. sông Hồng

Câu 6. Đặc điểm không phải của Biển Đông là


A. vùng biển rộng.

B. giàu tài nguyên.

C. tương đối kín.

D. thuộc vùng ôn đới

Câu 7: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7 hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh nào
A. Nghệ An

B. Thanh Hóa

C. Phú Yên

D. Đà Nẵng

Câu 8. Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì
A. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!1

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


B. không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
C. có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
D. có thềm lục địa thoai thoải và kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.
Câu 9. Huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa thuộc vùng kinh tế nào sau đây của nước ta?
A. Bắc Trung Bộ.


B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Sơn La.

B. Thanh Hóa.

C. Gia Lai.

D. Nghệ An.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Được bồi đắp bởi phù sa sông là chủ yếu.
B. Ven biển thường là dải cồn cát, đầm phá.
C. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi.
D. Bề ngang hẹp do núi ăn lan sát biển.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
A. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi cao.
B. Hướng nghiêng tây bắc - đông nam.
C. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ba cửa khẩu quan trọng nằm trên biên giới Việt - Trung

A. Lào Cai, Móng Cái, Lao Bảo.

B. Lạng Sơn, Móng Cái, Tây Trang.


C. Lạng Sơn, Lào Cai, Mộc Bài.

D. Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai.

Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất nước ta?
A. Bắc Ninh.

B. Hà Nam.

C. Hưng Yên.

D. Đà Nẵng.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với
Campuchia?
A. An Giang.

B. Gia Lai.

C. Kon Tum.

D. Điện Biên.

Câu 16: Nguyên nhân nào làm tài nguyên sinh vật nước ta phong phú, đa dạng:
A. Nằm trung tâm khu vực Đông Nam Á
B. Nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài sinh vật
C. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
D. Nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương


Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!2

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào của nước ta vừa giáp biển vừa giáp
đất nước Campuchia:
A. An Giang

B. Hà Tiên

C. Kiên Giang

D. Cà Mau

Câu 18: Điểm giống nhau giữa địa hình của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đều có độ cao chủ yếu dưới 50 mét.

B. đều có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

C. đều bị chia cắt bởi núi ăn lan sát biển.

D. đều có 2/3 diện tích đất phèn, đất mặn.

Câu 19: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ?
A. Có nhiều đỉnh núi cao.

B. Độ cao khoảng 100 – 200 m.

C. Có các bậc thềm phù sa cổ.


D. Có các bề mặt phủ badan.

Câu 20: Vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm khác so với Trường Sơn Nam là
A. bất đối xứng hai sườn.

B. gồm các khối núi và cao nguyên.

C. hướng núi vòng cung.

D. thấp và hẹp ngang.

Câu 21 Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Mê
Công (trạm Mỹ Thuận) lớn nhất vào tháng nào trong năm
A. tháng VII

B. Tháng VI

C. tháng VIII

D. tháng X

Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 ở Trung
Bộ là
A. gió mùa Tây Nam cùng với Biển Đông
B. gió Tây Nam cùng với bão
C. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới
D. gió Đông Bắc cùng dải hội tụ nhiệt đới
Câu 23: Biểu hiện không phải của địa hình xâm thực mạnh là
A. hiện tượng đất trượt, đá lở.

B. hình thành hang động cacxtơ ở vùng núi đá vôi.
C. bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn.
D. sự bồi tụ các đồng bằng ở hạ lưu sông.
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc?
A. Có ba dải địa hình cùng hướng đông bắc - tây nam.
B. Có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
C. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
D. Có địa hình cao nhất nước ta.
Câu 25. Địa hình cao ở dải núi phía đông, phía Tây thấp hơn ở giữa là đặc điểm của vùng núi
A. Trường Sơn Bắc

B. Đông Bắc

C. Tây Bắc

D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!3

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


Câu 26: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là
A. muối biển.

B. dầu khí.

C. titan.

D. cát thủy tinh


Câu 27: Nhờ tiếp giáp với biển nên nước ta có
A.nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật

B.nền nhiệt cao, nhiều ánh sáng

C.thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống

D.khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt

Câu 28. Đặc điểm về vị trí địa lí khiến thiên nhiên nước ta khác hẳn các nước ở Tây Nam Á và Bắc Phi
A. tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn
B. nằm ở rìa Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
C. nằm gần khu vực xích đạo
D. nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và tiếp giáp với Biển Đông
Câu 29. Biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thành phần tự nhiên nào nước ta
A. Sông ngòi

C. Địa hình

B. Khí hậu

D. Sinh vật

Câu 30. Nguyên nhân thường xuyên, chủ yếu khiến khí hậu nước ta có độ ẩm cao (trên 80%) là do:
A. hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

B.ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

C. hoạt động của gió mùa mùa hạ gây ra mưa lớn. D. giáp biển Đông, nguồn cung cấp ẩm lớn

Câu 31: Khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là do tác động của
A. biển Đông.

B. địa hình.

C. vị trí địa lí.

D. hình dạng lãnh thổ.

Câu 32. Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển:
A. 27

B. 28

C.29

D.30

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, nhận xét nào sau đây không đúng về biểu đồ nhiệt độ và
lượng mưa trung bình tháng ở Đồng Hới?
A. Chế độ mưa phân hóa theo mùa.
B. Mùa mưa cũng là tháng có nhiệt độ cao nhất.
C. Không có tháng nào nhiệt độ xuống thấp dưới 180C.
D. Biên độ nhiệt độ trong năm lớn.
Câu 34: Gió có hướng Đông Bắc thổi ở phía nam dãy Bạch Mã vào mùa đông làm cho Nam Bộ, Tây Nguyên
có mùa khô kéo dài thực chất là gió
A. tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
B. địa phương, thổi từ biển vào lục địa.
C. mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xibia.
D. mùa Đông Bắc bị biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã trở nên khô nóng.

Câu 35: Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh ở vùng
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!4

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


A. đồng bằng nước ta.

B. ven biển nước ta.

C. đồi núi thấp nước ta.

D. núi cao nước ta.

Câu 36. Cảnh quan rừng nhiệt đới gió ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế
ở nước ta vì
A. nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lại có đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ
B. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
C. nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa
D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông
Câu 37. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí nước ta nằm
A. ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của mặt trời và vị trí tiếp giáp Biển Đông nên mưa nhiều
B. trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn quanh năm
C. hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ rất lớn của Mặt trời
D. trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp biển Đông
Câu 38. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào
A. chế độ mưa theo mùa

B. hướng dòng chảy


C. đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua

D. độ dài các con sông

Câu 39. Gió Phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Miền Trung Bộ có nguồn gốc từ
A. áp cao chí tuyến nửa cầu Nam
B. áp cao Bắc Ấn Độ Dương
C. áp cao Nam Ấn Độ Dương
D. áp cao cận Chí tuyến Nam Thái Bình Dương
Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết cửa sông Ba (Đà Rằng) ở nước ta thuộc tỉnh
nào?
A. Thanh Hóa.

B. Khánh Hòa.

C. Phú Yên.

D. Quảng Nam.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!5

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247
1

B


11

A

21

D

31

A

2

A

12

A

22

C

32

B

3


A

13

D

23

D

33

B

4

A

14

A

24

A

34

A


5

A

15

D

25

C

35

C

6

D

16

B

26

B

36


A

7

C

17

C

27

C

37

D

8

A

18

A

28

D


38

A

9

B

19

A

29

B

39

B

10

D

20

D

30


D

40

C

Câu 1
Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á
=> Chọn đáp án B
Câu 2
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời
=> Chọn đáp án A
Câu 3
Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển (sgk trang 15)
=> Chọn đáp án A
Câu 4
Biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành dải đồng bằng ven biển miền Trung nên đất ở đây
thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông (sgk trang 33)
=> Chọn đáp án A
Câu 5
Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ, được phùa sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái
Bình (sgk trang 33)
=> Chọn đáp án A
Câu 6
Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, không thuộc vùng ôn đới
=> Chọn đáp án D
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!6

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui



Câu 7
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7, vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh Phú Yên
=> Chọn đáp án C
Câu 8
Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển cực Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao,
nhiều nắng lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển (sgk trang 38)
=> Chọn đáp án A
Câu 9.
Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa
=>Chọn đáp án B
Câu 10
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta là Nghệ An: 16490 km2
=> Chọn đáp án D
Câu 11
Đồng bằng ven biển miền Trung: biển đóng vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đồng bằng vì thế nhận
xét A không đúng
=> Chọn đáp án A
Câu 12
Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
=> Chọn đáp án A
Câu 13
Các cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt - Trung là: Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai ( Lao Bảo, Tây Trang.
Mộc Bài không nằm trên biên giới Việt – Trung)
=> Chọn đáp án D
Câu 14
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước ta là Bắc Ninh: 822,7 km2
=> Chọn đáp án A
Câu 15
Điện Biên giáp Trung Quốc và Lào nhưng không giáp Campuchia

=> Chọn đáp án D
Câu 16
Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực
vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô vùng phong phú
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!7

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


=> Chọn đáp án B
Câu 17
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh của nước ta vừa giáp biển vừa giáp đất nước Campuchia là
Kiên Giang
=> Chọn đáp án C
Câu 18
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 13-14, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long đều có độ cao chủ yếu <50m
=> Chọn đáp án A
Câu 19
Địa hình bán bình nguyên không có các đỉnh núi cao mà có các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và
bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200m
=> Chọn đáp án A
Câu 20
Vùng núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm thấp và hẹp ngang (sgk trang 30) và Atlat trang 13
=> Chọn đáp án D
Câu 21
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, lưu lượng nước trung bình của sông Mê Công (trạm Mỹ Thuận)
lớn nhất vào tháng X (29000 m3/s)
=> Chọn đáp án D
Câu 22

Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với giải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ
cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa tháng IX cho Trung Bộ (sgk trang 42)
=> Chọn đáp án C
Câu 23
Sự bồi tụ các đồng bằng ở hạ lưu sông là hệ quả của địa hình xâm thực mạnh chứ không phải là biểu hiện
=> Chọn đáp án D
Câu 24
Địa hình vùng Tây Bắc Có ba dải địa hình cùng hướng Tây bắc - Đông nam nên đặc điểm địa hình vùng núi
Tây Bắc “Có ba dải địa hình cùng hướng đông bắc - tây nam” là không đúng
=> đáp án A
Câu 25

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!8

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


Địa hình Tây Bắc cao ở phía Đông (dãy Hoàng Liên Sơn), cao ở phía Tây (các dãy biên giới Việt-Lào), thấp
hơn ở giữa ( các dãy núi, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu)
=> Chọn đáp án C
Câu 26
Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí (sgk trang 38)
=> Chọn đáp án B
Câu 27
Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi
dào đã làm chi thiên nhiên giàu sức sống, thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, khác hẳn với thiên nhiên một số
nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi
=> Chọn đáp án C
Câu 28
Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò

của Biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào đã làm chi thiên nhiên giàu sức sống, thảm thực vật bốn mùa
xanh tốt, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi
=> Chọn đáp án D
Câu 29
Biển đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển,
mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, quyết định tính chất ẩm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Từ đó tác động đến các yếu tố khác như địa hình (mưa nhiều làm quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ), sinh
vât (thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, sinh vật đa dạng, phát triển quanh năm), sông ngòi (mưa nhiều, sông
ngòi nhiều nước, giàu phù sa...)
=> Chọn đáp án B
Câu 30
Nước ta giáp biển Đông, Biển đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm
của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn
=> Chọn đáp án D
Câu 31
Biển đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển,
mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô
trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có biển Đông, khí hậu nước ta mang
nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn
=> Chọn đáp án A
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!9

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


Câu 32
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 4-5, nước ta có 28 tỉnh/ thành phố giáp biển
=> Chọn đáp án B
Câu 33
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 9 - biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở

Đồng Hới nhận thấy mùa mưa của Đồng Hới vào Thu Đông, còn nhiệt độ cao nhất vào những tháng mùa hè
=> nhận xét Mùa mưa cũng là tháng có nhiệt độ cao nhất là không đúng
=> đáp án B
Câu 34
Từ Đà Nẵng trở vào, Tí phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi
chăn gây mưa cho ven biển Trung Bộ, trong khi đó Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô(gsgk trang 41)
=> Chọn đáp án A
Câu 35
Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit vì thế đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi
núi nước ta
=> Chọn đáp án C
Câu 36
Cảnh quan rừng nhiệt đới gió ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở nước
ta vì nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lại có đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ,
đai nhiệt đới gió mùa chân núi chiếm ưu thế nhất
=> Chọn đáp án A
Câu 37
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến (tính chất nhiệt đới),
trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á (tính chất gió mùa) và tiếp giáp biển Đông (tính chất ẩm)
=> Chọn đáp án D
Câu 38
Nguồn cung cấp nước sông trong lãnh thổ nước ta chủ yếu là nước mưa, vì vậy chế độ mưa theo mùa ảnh
hưởng tới chế độ nước sông, mùa mưa thường trùng với mùa lũ, mùa khô trùng với mùa cạn
=> Chọn đáp án A
Câu 39
Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực
tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!10


www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui


chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây
Bắc, khối khí này trở nên khô nóng - hiện tượng phơn
=> Chọn đáp án B
Câu 40
Dựa vào Atlat trang 10 và trang 14, cửa sông Đà Rằng (sông Ba) nước ta thuộc Phú Yên
=> Chọn đáp án C

HẾT

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!11

www.facebook.com/Thich.Hoc.Chui



×