Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TS247 DT thi online van de phat trien mot so nganh cong nghiep trong diem 9633 1517900177

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.29 KB, 5 trang )

THI ONLINE – VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 12
Mục tiêu
- Nắm được đặc điểm về điều kiện, tình hình phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Nắm được quy luật và đặc điểm phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Khai thác và vận dụng Atlat Địa lí trang Công nghiệp chung, Các ngành công nghiệp trọng điểm
PHẦN I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Đường dây 500 KV nối :
A. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hoà Bình - Phú Lâm.
C. Lạng Sơn - Cà Mau.
D. Hoà Bình - Cà Mau.
Câu 2. Đây là quy luật phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
A. Gắn liền với các vùng chuyên canh, các vùng nguyên liệu.
B. Gắn liền với thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
C. Các cơ sở sơ chế gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở thành phẩm gắn với thị trường.
D. Tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn vì nhu cầu thị trường và yếu tố công nghệ.
Câu 3. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là :
A. Có thị trường xuất khẩu rộng mở.
B. Có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
D. Có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước
Câu 4: Hoạt động nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp năng lượng?
A. Sản xuất điện.
B. Khai thác dầu khí.
C. Khai thác quặng sắt.
D. Khai thác than.
Câu 5. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về
A.nhiệt điện, điện gió.
B.thuỷ điện, điện gió.


C. nhiệt điện, thuỷ điện.
D. thuỷ điện, điện nguyên tử.
Câu 6: Hai bể dầu lớn nhất nước ta hiện nay đang được khai thác là
A. Cửu Long và Sông Hồng.
B. Nam Côn Sơn và Cửu Long
C. Sông Hồng và Trung Bộ.
D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu – Mã Lai.
PHẦN II. THÔNG HIỂU
Câu 7: Sự khác biệt lớn nhất trong sản xuất nhiệt điện giữa miền bắc với miền nam là
A. sự phong phú của nguồn nhiên liệu.
B. hệ thống đường dây tải điện.
C. nguồn nhiên liệu sử dụng.
D. trình độ lao động
Câu 8. Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là :
A. Sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.
B. Miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.
C. Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.
D. Sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
Câu 9. Đây là cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm thành 3 phân ngành.
A. Công dụng của sản phẩm.
B. Đặc điểm sản xuất.
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 1


C. Nguồn nguyên liệu.
D. Phân bố sản xuất.
Câu 10. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có công nghiêp chế biến sữa
phát triển mạnh?
A. Lao động có kĩ thuật cao
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt
D. Giao thông vận tải phát triển
Câu 11. Phát biểu nào sâu đây không đúng với công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay?
A. Nhiên liệu cho sản xuất ở miền Trung là khí tự nhiên
B. Sản lượng thủy điện và nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất
C. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện
D. Hàng loạt nhà máy điện có công suất lớn đang hoạt động
Câu 12. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ nhất của yếu tố :
A. Nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
B. Nguồn nguyên liệu và sự tiến bộ về kĩ thuật.
C. Nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
D. Nguồn nguyên liệu và nguồn lao động.
PHẦN III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 13. Loại khoáng sản phân bố rộng khắp, thuận lợi trong khai thác và sử dụng phổ biến nhất ở nước ta là :
A. Than đá.
B. Vật liệu xây dựng.
C. Quặng sắt và crôm
D. Quặng thiếc và titan ở ven biển.
Câu 14. Hiệu quả về mặt xã hội khi phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là :
A. Sử dụng lao động nữ, có kinh nghiệm, cần cù chịu khó.
B. Giải quyết việc làm.
C. Vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh.
D. Sử dụng ít điện năng, không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 15. Cơ sở công nghiệp đánh dấu sự ra đời của công nghiệp dệt nước ta là :
A. Nhà máy dệt Đông Xuân Hà Nội.
B. Nhà máy dệt Nam Định.
C. Nhà máy dệt 8/3 Hà Nội.
D. Nhà máy dệt kim Hà Nội.
Câu 16. Vùng công nghiệp sản xuất đường mía hàng đầu nước ta là :
A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm lớn thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Nha Trang
B. Đà Nẵng
C. Quy Nhơn
D. Vũng Tàu
Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 22, cho biết ngành dệt may phân bố ở những
trung tâm công nghiệp nào:
A. Hạ Long, Hải Phòng, Nam Định, Thủ Dầu Một
B. Nam Định, Hải Phòng, Đà Lạt, Cần Thơ
C. Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Cà Mau
D. Huế, Đà Nẵng, Hòa Bình, Biên Hòa
PHẦN IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 19. Việc xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở nước ta gây ra vấn đề chủ yếu nào sau đây về tài nguyên và
môi trường
A. Hạ thấp mực nước ngầm
B. Thu hẹp diện tích rừng
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 2


C. Ô nhiễm nguồn nước
D. Ô nhiễm đất đai
Câu 20. Dựa vào bảng số liệu sau đây :
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta thời kì 2000 – 2005:
Sản phẩm

2000


2002

2003

2004

2005

Thủy tinh (nghìn tấn)

113

114

146

154

158

Giấy bìa (nghìn tấn)

408

489

687

809


901

Quần áo (triệu cái)

337

489

727

923

1011

Vải lụa (triệu m²)

356

469

496

501

503

Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
A. Thuỷ tinh và vải lụa là 2 ngành tăng chậm nhất, chỉ độ 1,4 lần.
B. Quần áo may sẵn là ngành phát triển nhanh nhất, tăng gấp 3 lần.

C. Tất cả các sản phẩm đều tăng liên tục
D. Giai đoạn 2003 – 2005 các sản phẩm tăng nhanh hơn giai đoạn 2000 - 2002.

BẢNG ĐÁP ÁN
1.B
11.A

2.C
12.C

3.C
13.B

4.C
14.B

5.C
15.B

6.B
16.B

7.C
17.A

8.C
18.B

9.C
19.B


10.B
20.D

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
Câu 1
Đường dây siêu cao áp 500KV bắt đầu từ Hòa Bình đến Phú Lâm (sgk trang 121)
=> Chọn đáp án B
Câu 2
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
=> Chọn đáp án C
Câu 3
Nước ta có truyền thống sản xuất nông nghiệp, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm phong phú từ sản phẩm của ngành nông nghiệp
=> Chọn đáp án C
Câu 4
Công nghiệp năng lượng bao gồm các phân ngành: Khai thác nguyên, nhiên liệu ( dầu khí, than…) và sản xuất
điện
=> Chọn đáp án C
Câu 5
Về cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn, hiện nay, nhiệt điện và thủy điện chiếm tỉ trọng lớn nhất ( riêng
nhiệt điện từ than và khí chiếm khoảng 70% sản lượng) (sgk trang 121)
=> Chọn đáp án C
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 3


Câu 6
Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng, khả năng khai thác và hiện đang được khai thác ở nước ta là bể
Cửu Long và Nam Côn Sơn (sgk trang 119)

=> Chọn đáp án B
Câu 7
Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt diện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh. Còn ở
miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn dầu nhập nội, khí tự nhiên(sgk trang 121)
=> Chọn đáp án C
Câu 8
Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thuỷ điện của nước ta là do sự phân mùa của khí hậu, mùa mưa nước lũ
lớn, dồn về nhanh dễ làm vỡ đập thủy điện, mùa khô nước cạn, thiếu nước cho sản xuất điện
=> Chọn đáp án C
Câu 9
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân chia thành 3 phân ngành dựa vào nguồn nguyên liệu: Chế
biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản
=> Chọn đáp án C
Câu 10.
Công nghiêp chế biến sữa cần nhu cầu tiêu thụ tại chỗ cao, Hà Nội và TPHCM là các đô thị lớn, có quy mô dân
số đông, nhu cầu về sữa lớn
=> Chọn đáp án B
Câu 11.
Nhiên liệu cho sản xuất điện ở miền Trung chủ yếu là dầu nhập nội (sgk trang 121)
=> Chọn đáp án A
Câu 12
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành cần nhiều lao động, cần có thị trường tiêu thụ lớn khi muốn mở
rộng phát triển
=> Chọn đáp án C
Câu 13
Khoáng sản phân bố rộng khắp phục vụ cho ngành công nghiệp phổ biến ở nước ta là Vật liệu xây dựng, công
nghệp sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tự nhiên là khoáng sản vật liệu xây
dựng (sét, cao lanh,đá vôi..), khi quan sát Atlat dễ dàng nhận thấy nhiều tỉnh từ bắc đến nam đều có ngành vật
liệu xây dựng
=> Chọn đáp án B

Câu 14.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành cần nhiều lao động vì vậy khi phát triển ngành này, hiệu quả đầu
tiên dễ nhận thấy là giải quyết việc làm
=> Chọn đáp án B
Câu 15
Việc hình thành công nghiệp dệt được coi là từ khi nhà máy dệt Nam Định ra đời (sgk nâng cao trang 155)
=> Chọn đáp án B
Câu 16
Đồng bằng sông Cửu Long có mức độ tập trung sản xuất mía rất cao, là vùng nguyên liệu mía lớn nhất cả ước,
công nghiệp sản xuất mía đường hàng đầu cả nước
Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 4


=> Chọn đáp án B
Câu 17
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, trung tâm công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm quy mô lớn thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ là Nha Trang
=> Chọn đáp án A
Câu 18.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 22, bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành
dệt may phân bố tại các trung tâm Nam Định, Hải Phòng, Đà Lạt, Cần Thơ
=> Chọn đáp án B
Câu 19.
Việc xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu ở khu vực đồi núi, vì vậy một diện tích rừng khá lớn
phải phá bỏ để làm hồ , đập thủy điện => tác động trước tiên tới tài nguyên và môi trường làm thu hẹp diện tích
rừng
=> Chọn đáp án B
Câu 20
Sử dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng = giá trị năm sau/ giá trị năm gốc ( đơn vị: lần)
Từ 2000- 2005:

Sản lượng thủy tinh tăng 158/113 = 1,39 lần
-Sản lượng vải lụa tăng 503/356 = 1,41 lần
-Sản lượng quần áo may sẵn tăng 1011/337 = 3 lần
- Sản lượng giấy tăng 901 / 408 = 2,2 lần
=> A và B đúng
Tất cả các sản phẩm đều tăng liên tục
=> C đúng
-Tương tự:
Giai đoạn 2000-2002:
Sản lượng Thủy tinh tăng : 1,01 lần
Sản lượng Giấy bìa tăng: 1,2 lần
Sản lượng quần áo tăng: 1,45 lần
Sản lượng vải lụa tăng: 1,32 lần
Giai đoạn 2003-2005:
Sản lượng Thủy tinh tăng : 1,08 lần
Sản lượng Giấy bìa tăng: 1,31 lần
Sản lượng quần áo tăng: 1,39 lần
Sản lượng vải lụa tăng: 1,01 lần
=> Như vậy giai đoạn 2003-2005, chỉ có sản lượng Thủy tinh và giấy bìa tăng nhanh hơn giai đoạn 2000-2002,
còn sản lượng quần áo và vải lụa giai đoạn 2003- 2005 lại tăng chậm hơn giai đoạn 2000-2002
=> nhận định chưa chính xác là D
=> Chọn đáp án D

--- HẾT---

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa tốt nhất! 5




×