Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đô thị thông minh và khoảng trống pháp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.18 KB, 5 trang )

ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ KHOẢNG TRỐNG PHÁP LÝ
Một số đô thị lớn ở Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế... đã và  
đang chủ động triển khai nghiên cứu xây dựng các đề án phát triển đô thị thông minh.  
Tuy nhiên, không ít địa phương vẫn đang lúng túng trong xây dựng vì thiếu hành lang  
pháp lý cho các dự án đô thị thông minh.
 Địa phương lúng túng
Theo báo cáo của Cục Phát triển đô thị, Bộ  Xây dựng, hiện Việt Nam có hơn 800 đô  
thị, tỷ  lệ đô thị  hóa toàn quốc vào khoảng 37,5%, đóng góp khoảng 70% GDP của cả 
nước. Tuy vậy, các đô thị  Việt Nam cũng đang gặp phải nhiều thách thức như: Chất  
lượng tăng trưởng đô thị còn thấp, cơ sở hạ tầng và kết nối nghèo nàn, năng lực quản 
lý đô thị  còn hạn chế. Bên cạnh đó, tốc độ  phát triển hạ  tầng thường không theo kịp 
với tốc độ  đô thị  hóa, dẫn đến những hệ  lụy như  tắc đường, tai nạn giao thông, ô  
nhiễm môi trường…


Dẫn chứng, ông Trần Ngọc Linh, Cục Phát triển đô thị (Bộ  Xây dựng)  cho biết, thời 
gian qua, một số  đô thị  lớn như: Hà Nội, TP Hồ  Chí Minh, Đà Nẵng, Huế… đã và  
đang chủ động triển khai nghiên cứu xây dựng các đề án phát triển đô thị thông minh.  
Hiện Việt Nam cũng đã có gần 30 địa phương ký kết biên bản hợp tác với các đối tác 
là các tập đoàn công nghệ viễn thông lớn như VNPT, Viettel để xây dựng Đề án đô thị 
thông minh, trong đó nhiều địa phương đã phê duyệt và tổ chức thực hiện như: Quảng 
Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên 
Giang. Tuy nhiên, không ít địa phương còn đang lúng túng trong triển khai thực hiện vì 
đang thiếu hành lang pháp lý cho các dự án đô thị thông minh.
Cụ  thể, quy hoạch đô thị  thông minh  ở  Việt Nam đang  ở  giai đoạn đầu nghiên cứu, 
hình thành phương pháp, quy trình, hướng dẫn nên đang phải đối mặt với không ít khó  
khăn, thách thức như  việc thiếu cơ sở  dữ liệu quy hoạch, đặc biệt là cơ  sở  dữ  liệu 
thông tin địa lý (GIS) của đô thị. Ngoài ra hệ  thống quy hoạch đô thị  hiện còn những 
bất cập về  cả  thể  chế  và phương pháp quản trị, sự  phối hợp liên ngành trong quy  
hoạch đô thị thông minh…
Đổi mới phương pháp và mục tiêu




Thứ   trưởng   Bộ   Xây   dựng 
Phan Thị Mỹ Linh cho biết: 
Chính phủ phê duyệt Đề án 
phát triển đô thị  thông minh 
bền   vững   Việt   Nam   giai 
đoạn   2018   ­   2025   và   định 
hướng đến năm 2030. Mục 
tiêu phát triển  đô thị  thông 
minh bền vững ở Việt Nam 
hướng tới tăng trưởng xanh, 
phát   triển   bền   vững,   khai 
thác   tối   ưu   hiệu   quả   tài 
nguyên,   con   người,   nâng 
cao chất lượng cuộc sống, 
hạn chế  các rủi ro và nguy 


cơ tiềm năng; nâng cao hiệu 
quả   quản   lý   nhà   nước   và 
các dịch vụ đô thị…
Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 có  ảnh hưởng mạnh mẽ  đến sự  phát 
triển và hoàn thiện của đô thị, tại Hội thảo “Việt Nam ­ Hàn Quốc về  đô thị  ­ giao 
thông thông minh 2018” do Bộ Đất đai, Cơ sở  hạ  tầng và Giao thông Hàn Quốc phối  
hợp cùng Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức mới đây,  Đại sứ Hàn Quốc tại 
Việt Nam Kim Do Hyon cho rằng, đô thị  hóa là xu hướng tất yếu của nhân loại cả 
trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng và phát triển đô thị  phải hướng đến  
những giá trị chung toàn cầu, đó là những mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền  
vững. Thực tiễn  ứng dụng đô thị  thông minh tại các đô thị  trên thế  giới đã đem lại 

những hiệu quả  tích cực như:  Ứng dụng giao thông thông minh tại Stockhom, Thụy  
Điển đã làm giảm thời gian đi lại gần 50%, giảm phát khí thải 10%; ứng dụng quản lý  
cấp nước thông minh ở Mumbai, Ấn Độ giúp giảm một nửa tỷ lệ thất thoát nước; các 
tòa nhà thông minh tại Mỹ  giúp giảm 10 ­ 30% tổng chi phí vận hành; dự  án TP 
Barcelona thông minh đã giảm 199 triệu USD nhờ làm việc từ xa, tạo mới 56.000 việc  
làm, thu hút 1.500 công ty mới...
Vì vậy, để quy hoạch đô thị hướng tới đô thị thông minh, Việt Nam cần tập trung vào  
những vấn đề  như: Đổi mới phương pháp lập quy hoạch và mục tiêu lập quy hoạch 
hướng tới đô thị thông minh; xây dựng các hướng dẫn tích hợp đô thị thông minh trong 
quy hoạch đô thị. Đồng thời, đào tạo, chuyển giao công nghệ  quy hoạch đô thị  thông 
minh; xây dựng cơ  sở  dữ  liệu quy hoạch đô thị  bằng công nghệ  tiên tiến;  ứng dụng  
nền tảng hệ  thông tin địa lý GIS trong quy hoạch đô thị, số  hóa đô thị; xây dựng  
phương thức quản trị đô thị thông minh; nâng cao khả năng nhận thức của người dân, 
cộng đồng.


Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, để đô thị thông minh trở thành hiện thực, không chỉ là  
sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại mà còn phải kết hợp với quy hoạch  
thông minh để tạo nên không gian đô thị bền vững. Cụ thể như đối với Hà Nội ­ một 
trong những siêu đô thị lớn của thế giới, để triển khai đô thị thông minh trong thời gian  
tới, Hà Nội định hướng đẩy mạnh  ứng dụng khoa học công nghệ  vào phát triển giao 
thông thông minh.
Để thực hiện chủ trương, định hướng trên, hiện Hà Nội đang triển khai xây dựng Hệ 
thống điều hành giao thông thông minh (Trung tâm giám sát điều hành giao thông) để 
xử  lý các vụ  việc liên quan đến tai nạn giao thông; ghi lại hình  ảnh tội phạm đường 
phố, quản lý phương tiện giao thông ngoại tỉnh vào Hà Nội… Hệ  thống cũng thực  
hiện chức năng quản lý phương tiện giao thông công cộng như metro, xe buýt, taxi, các 
phương tiện chở khách du lịch và sau này còn quản lý cả  các phương tiện giao thông  
ngoại tỉnh đến Hà Nội, cấp phép xe du lịch đi vào nội đô và quản lý các phương tiện  
cá nhân…; hướng dẫn giao thông bằng bản đồ  giao thông số; tích hợp dịch vụ đỗ  xe 

thông minh của toàn thành phố (Iparking), hay điều hành phòng cháy chữa cháy, cứu hộ 
cứu nạn; quản lý thẻ, vé điện tử dùng chung; hạn chế phương tiện giao thông vào một 
số khu vực nội đô ­ Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh. 



×