Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khoảng trống pháp lý về trích lập dự phòng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.22 KB, 7 trang )

Khoảng trống pháp lý về trích lập
dự phòng
Cuối năm là thời điểm các CTCK, công ty quản lý quỹ phải
tổng kết lỗ, lãi để hoàn tất báo cáo tài chính cả năm. Tuy
nhiên, có một khoản mục các CTCK, công ty quản lý quỹ
đang lúng túng không biết hạch toán thế nào là trích lập dự
phòng giảm giá chứng khoán chưa niêm yết (OTC) do chưa
có quy định pháp lý cụ thể.

Tình trạng này dẫn đến cách hiểu không rạch ròi, thống nhất giữa
DN và cơ quan quản lý, nhất là với cơ quan thuế. Khoảng trống
pháp lý này đã được các CTCK, công ty quản lý quỹ “kêu” lên Bộ
Tài chính cả năm nay, nhưng đến nay theo thông tin từ chính bộ
này, vẫn chưa biết bao giờ văn bản hướng dẫn trích lập dự
phòng giảm giá chứng khoán được ban hành.

Mùa làm báo cáo tài chính năm 2009, các CTCK, công ty quản lý
quỹ phải trầy trật vận dụng tối đa các quy định pháp lý hiện hành
để trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC, trong đó chủ
yếu các DN bấu víu vào Thông tư 13/2006/TT-BTC của Bộ Tài
chính. Tuy nhiên, cơ quan thuế không cho DN tính khoản trích lập
dự phòng này vào chi phí hợp lý, vì cho rằng, chứng khoán OTC
chưa được niêm yết chính thức trên sàn giao dịch chứng khoán,
nên chưa có quy định pháp lý hướng dẫn xác định giá thực tế
trên thị trường, do đó không có cơ sở để trích lập dự phòng tổn
thất đầu tư tài chính đối với các khoản đầu tư vào chứng khoán
OTC Hệ quả của tình trạng này là có CTCK bị truy thu thuế tới
vài chục tỷ đồng, nhưng cũng chính DN này sau một thời gian
khiếu nại đã được hoàn lại số thuế đã nộp. Dẫu vậy, các CTCK,
công ty quản lý quỹ cảm thấy rất bất ổn, bởi luôn có nguy cơ đối
mặt với phiền toái, nên thông qua nhiều kênh khác nhau, họ kiến


nghị Bộ Tài chính với hy vọng sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể
cho trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC.

Tuy nhiên, hy vọng của DN đã rơi vào thất vọng, khi đầu năm
2010, Thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và
sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các
khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản
phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại DN thay thế Thông tư 13
có hiệu lực, đã không đả động gì đến bức xúc của các CTCK,
công ty quản lý quỹ. Cụ thể, Điều 5 của Thông tư 228 khi hướng
dẫn về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính quy định:
các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các
CTCK, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy
định của Luật Chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá
chứng khoán thực hiện theo quy định riêng.

Vậy là gần 1 năm đã trôi qua, “quy định riêng” như hứa hẹn của
Bộ Tài chính trong Thông tư 228 vẫn bặt vô âm tín. Điều này
khiến các CTCK đang “như gà mắc tóc” khi không biết ghi nhận
khoản trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC như thế
nào khi mùa lập báo cáo tài chính năm 2010 đang cận kề.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu
tư tài chính Việt Nam (VAFI), tổ chức đã cùng các CTCK, công ty
quản lý từ năm 2009 “kêu” lên Bộ Tài chính cần sớm có hướng
dẫn trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán OTC, việc xây
dựng văn bản hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá loại chứng
khoán OTC không có gì phức tạp, nhưng không hiểu sao suốt
một thời gian dài sau khi nhiều thành viên của TTCK liên tục có ý
kiến, đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành văn bản hướng

dẫn? Hệ quả của sự chậm trễ này là giá trị DN không được phản
ánh chính xác, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ bản như lợi nhuận,
nghĩa vụ đóng thuế, các chỉ tiêu tài chính khác của DN

Để gỡ rối, theo VAFI, nên lấy giá bình quân của cổ phiếu OTC
đang giao dịch tại 3 CTCK vào thời điểm trích lập, để xác định giá
chứng khoán OTC làm căn cứ cho việc trích lập dự phòng. Đây
cũng là cách làm thông dụng trên TTCK thế giới. Trong trường
hợp nhiều cổ phiếu OTC hầu như không có giao dịch trên thực tế,
thì có thể cho phép các DN dựa vào giá trị cổ phiếu trên sổ sách
để làm căn cứ cho việc trích lập dự phòng

Theo một lãnh đạo Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài
chính (Bộ Tài chính), đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo
văn bản hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán,
văn bản này đang trong quá trình soạn thảo, tuy nhiên vị này từ
chối cho biết bao giờ sẽ được ban hành và cũng không bình luận
về lý do chậm trễ…

Theo ý kiến các CTCK, hai vấn đề mấu chốt mà văn bản hướng
dẫn trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán cần quy định cụ thể
là: cơ sở xác định giá chứng khoán và thời điểm trích lập giảm
giá dự phòng đối với chứng khoán OTC, để khi có hiệu lực dễ
thực hiện, đồng thời tạo ra luật chơi minh bạch, sòng phẳng cho
các CTCK, công ty quản lý quỹ.

×