Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học loài Aceraius grandis Burmeister, 1847 (Coleoptera:Passalidae) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.2 KB, 12 trang )

Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 2/2019

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC LOÀI
Aceraius grandis Burmeister, 1847 (Coleoptera:Passalidae)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA
Some Morphorlogical, Biological and Ecological Characteristisc of
Aceraius grandis Burmeister, 1847 (Coleoptera, Passalidae)
at Pu Luong Nature Reserve, Thanh Hoa Province
1

2

1

Phạm Hữu Hùng , Nguyễn Thế Nhã , Lê Văn Ninh
Ngày nhận bài: 25.3.2019

Ngày chấp nhận: 02.4.2019
Abstract

Morphological, biological and ecological characteristics of A. Grandis have been identified in this study.
Obtained results showed thats, its egg is spherical shape, gray-white, then gray-brown, with an average diameter
of 2±0.2mm. Nymphal stage is white to the end of 3rd nymphal instars is brownish yellow. The average of body
length and width of the 1st nymphal instars, the 2nd instars, and the 3rd instarsis are 17mm and 3±25mm, 27mm
and 5±5mm, and 41±5mm and 7±5mm, respectively. The average body length of pupae is 26±5 mm, and the
width average is 8 mm. Adult females are larger than adult males, with the average body length, and the average
width of female adult are 50mm, and 15 mm, respectively, while the average body length and the width of male
adult are 39±5 mm, and 12±5 mm, respectively. The adult s are active at night, while the larvae act mainly in
during the day time. Rotten wood is most favourit food for both lavae and adults. The suitable conditions for A.


grandis devolopment are a cool temprature, high humidity, and often resides in stems and stumps of rotten plants,
especially in the bark of the tree. This study also showed that each female could lay from 24 to 36 eggs, the
average of 30.9 eggs per female, and the sex ratio of female and male in pupae was 1.0: 1.18. The average
development period of eggs, larvae, pupae, and adult in different environmental conditions was 18; 61; 16 and 27
days, respectively. The lifespan of the adults was very high, ranged from 50 to 71 days, and at lower
temperatures in summer, the higher the lifespan was. The rate of developing completion from eggs to adults at
the different conditions was from 45.83% to 48.8%.
Keyword: Aceraius, Aceraius grandis, biology, coleoptera, ecology, passalidae, Pu luong nature Reserve.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

*

Loài Aceraius grandis (Burmeister, 1847) thuộc
họ Giả kẹp kìm (Passalidae), tổng họ Bọ hung
(Scarabaeoidae), bộ Cánh cứng (Coleoptera).
Trên thế giới, họ Giả cặp kìm có 65 giống, 325
loài trong đó có 60 giống, 171 loài đã được mô
tả. Những số liệu thống kê mới đây cho thấy, họ
Giả cặp kìm có trên 64 giống và trên 800 loài, ít
hơn so với họ Kẹp kìm (Lucanidae) là 120 giống
và 1500 loài (Slipinski, 2011; Bouchard, 2017
dẫn theo Kaup, 1871). Năm 2013, Christoph
Neumann đã ghi nhận họ Giả cặp kìm ở Lào có
15 loài và 2 phân loài thuộc loài đặc hữu, ở Việt
Nam có 4 loài thuộc giống Ophrygonius Zang.
Phạm Thị Nhị và cs. (2017) đã ghi nhận ở rừng
đặc dụng Copia, tỉnh Sơn La các loài thuộc họ họ
Giả cặp kìm gồm A. grandis (Burmeister, 1847),
Ceracupes fronticornis (Westwood, 1842),

1. Ttrường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa
2. Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam

34

Ophrygonius birmanicus (Gravely, 1914) và
Leptaulax dentatus (Fabricius, 1792). Pha ấu
trùng và pha trường thành loài A. grandis đều
sống trong gỗ mục không gây hại đối với thực vật
rừng, ngược lại chúng có vai trò thúc đẩy quá
trình phân giải chất hữu cơ, giúp tăng cường
tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái rừng. Ở
Việt Nam, nhờ có sự đa dạng về hệ thực vật nên
thành phần loài thuộc họ Giả kẹp kìm tương đối
đa dạng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu về côn trùng họ Giả kẹp kìm.
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông
có đặc trưng của rừng Á nhiệt đới ở Bắc Bộ,
các sinh cảnh chủ yếu là rừng trên núi đá vôi,
rừng trên núi đất và rừng trồng gần khu dân cư
(Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông, 2013), với
chế độ khí hậu khá mát mẻ vào mùa hè nên
nơi đây là môi trường sống thích hợp đối với
loài A. grandis. Do pha trưởng thành có đặc
điểm hình thái khá đẹp, có nét độc đáo nên
chúng cũng là đối tượng bị khai thác, săn bắt,


Kết quả nghiên cứu Khoa học
chính vì vậy cần thực hiện các biện pháp bảo

tồn và phát triển chúng.
Để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn,
phát triển loài A. grandis, họ Giả kẹp kìm ở Khu
BTTN Pù Luông, ngoài các biện pháp quản lý
bảo vệ sinh cảnh, bảo vệ tài nguyên rừng nói
chung thì việc nghiên cứu xác định đặc điểm sinh
học, sinh thái học của chúng là rất cần thiết. Bài
báo này cung cấp các thông tin về đặc điểm hình
thái, tập tính và các đặc điểm sinh học, sinh thái
chính của loài A. grandis.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Loài A. grandis Burmeister, 1847, thuộc họ Giả
kẹp kìm (Passalidae), tổng họ Bọ hung
(Scarabaeoidae), bộ Cánh cứng (Coleoptera),
được thu thập và nuôi tại Khu BTTN Pù Luông,
tỉnh Thanh Hóa.
2.2 Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ thu mẫu: Vợt bắt côn trùng, bẫy hố
(hình 3.5b), bẫy đèn (hình 3.5a), chai, lọ nhựa, cồn
o
70 , dao, cuốc, xẻng.
Dụng cụ và vật liệu nuôi côn trùng: chuồng nuôi;
thức ăn gồm: gỗ mục, gỗ tươi, quả chuối chín và
phân trâu bò. Các loại dụng cụ để xác định hình
thái, đặc điểm sinh học: Thước cặp điện tử, kính
lúp, khay, kep,̣ giá cắm kim, ván cố định, kim
ghim và kim cắm côn trùng, hộp gỗ, tấm đính
mẫu, tủ lạnh, bình hút ẩm, tủ sấy, dùi cán dài,
kéo, keo dán.

2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nuôi loài Aceraius
grandis Burmeister, 1847
Tiến hành thu mẫu loài A. grandis cùng với giá
thể của nó ở thực địa đem về nuôi trong chuồng.
Chuồng nuôi (hình 3.5g) có kích thước là
4x2,5x2,5m (dàixrộngxcao) được vây kín bằng
lưới mùng (hình 3.5c), được đặt dưới tán rừng, có
gốc cây và thân cây mục trong chuồng làm giá thể
và thức ăn cho côn trùng (hình 3.5e). Thức ăn của
côn trùng là gỗ mục, gỗ tươi, quả chuối chín và
phân trâu bò, cứ sau 3-4 ngày thì vệ sinh chuồng
và bổ sung thức ăn mới. Trong thời gian nuôi, tiến
hành quan sát đặc điểm ghép đôi giao phối, đẻ
trứng, theo dõi các tập tính hoạt động, dinh dưỡng,
sinh sản, thời gian phát triển các pha, tuổi thọ của
trưởng thành.

BVTV - Số 2/2019
2.2.2. Phương pháp xác định đặc điểm hình
thái các pha của loài Aceraius grandis
Quan sát, mô tả đặc điểm hình thái, màu sắc
các pha phát dục của loài A. grandis. Sử dụng
thước cặp điện tử Total TMT321501 để đo kích
thước các pha, mỗi pha 30 cá thể, pha sâu non
đo ở thời điểm sau mỗi lần lột xác 7-10 ngày.
2.2.3. Nghiên cứu tập tính của loài Aceraius
grandis
- Tập tính hoạt động: Quan sát các cá thể
nuôi liên tục trong suốt thời gian sống của chúng

với tổng số ngày đã theo dõi là 412 ngày. Sử
dụng camera tự động ghi lại hoạt động của
chúng từ đó xác định vị trí sống chủ yếu, phương
thức di chuyển, thời gian hoạt động chủ yếu
trong ngày của đối tượng nghiên cứu.
- Tập tính ăn: Quan sát trực tiếp số cá thể sử
dụng các loại thức ăn khác nhau; quan sát thời
điểm trưởng thành và sâu non ăn. Số lượng cá
thể theo dõi ở mỗi thí nghiệm là 30 cá thể.
- Tập tính sinh sản: Phân biệt cá thể đực và
cái, để chúng ghép đôi tự nhiên; xác định các tập
tính trước, trong và sau quá trình giao phối. Theo
dõi thời gian giao phối, thời gian đẻ trứng, vị trí
đẻ trứng, số lượng trứng của 1 trưởng thành
cái/ngày cho đến khi chúng kết thúc sinh sản,
theo dõi thời gian nở và tỷ lệ nở của trứng.
2.2.4. Nghiên cứu thời gian phát triển của loài
Aceraius grandis
Thiết lập 3 chuồng nuôi loài A. gandis (hình
3.d,f,g) ở 3 địa điểm với các điều kiện nhiệt độ
trung bình, độ ẩm trung bình xác định được như
sau: tại xã Cổ Lũng, độ cao so với mặt nước biển
o
(H) = 245m, nhiệt độ trung bình (Ttb ) 24 C, ẩm
độ trung bình (Wtb ) 82% (ĐK 1); tại xã Lũng Cao,
o
H= 425m, Ttb = 22 C, Wtb = 86% (ĐK 2), tại xã
o
Thành Sơn, độ cao H = 755m, Ttb = 18,5 C, Wtb
= 92% (ĐK 3). Theo dõi thời gian phát triển từ khi

trứng mới đẻ đến khi trứng nở thành sâu non tuổi
1 và tỷ lệ trứng nở, số lượng trứng theo dõi ở ĐK
1 là 120 quả; ở ĐK 2 là 120 quả; ở ĐK 3 là 125
quả. Quan sát tập tính và theo dõi thời điểm ăn,
thời gian lột xác trong ngày của sâu non, đặc điểm
trước và sau lột xác, thời gian phát triển của các
tuổi sâu non, tỷ lệ lột xác chuyển tuổi, tỷ lệ hóa
nhộng của sâu non tuổi 3. Ở pha nhộng, theo dõi
đặc điểm tập tính trước khi vào nhộng và vũ hóa,
quan sát xác định thời điểm vũ hóa trong ngày.
Chỉ tiêu theo dõi gồm thời gian phát triển của
nhộng, tỷ lệ vũ hóa của nhộng và tỷ lệ giới tính
35


Kết quả nghiên cứu Khoa học
(cái:đực). Pha trưởng thành: quan sát tập tính
hoạt động, ăn hàng ngày, thời điểm bắt đầu
bắt cặp, giao phối, bắt đầu đẻ trứng của
trưởng thành cái, theo dõi là thời gian trước đẻ
trứng, thời gian bắt đầu đẻ trứng đến khi
trưởng thành chết.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm hình thái loài Aceraius
grandis Burmeister, 1847
Pha trứng: Trứng có hình cầu, đường kính
2,0 – 2,4mm (trung bình 2±0,2 mm). Khi mới đẻ
trứng có màu trắng xám, sau đó chuyển sang
nâu xám.Trứng được đẻ rải rác vài ba quả hay
từng đám 8-10 quả trên gỗ mục nát hay gỗ đã

được trưởng thành nhai nhuyễn (hình 4a).
Pha sâu non: Sâu non (có 3 tuổi) có màu
trắng sữa đến màu vàng nâu, đầu màu nâu vàng,
gần phần miệng màu nâu đen. Thân có 10 đốt,
các lỗ thở phía hai bên thân màu nâu vàng và nổi
rõ, xung quanh cơ thể có nhiều lông cứng.
Sâu non tuổi 1: kích thước cơ thể: dài từ 1519 mm (trung bình 17 mm), rộng từ 2±0,5-4
mm, (trung bình 3±0,25mm). Lúc mới nở sâu
có màu trắng sữa sau đó chuyển sang màu
kem. Phần đầu sáng bóng, màu nâu vàng,
miệng đã phát triển..
Sâu non tuổi 2: kích thước cơ thể: dài 25-29
mm (trung bình 27,0 mm), rộng 4-7mm (trung
bình 5±0,5 mm). Sâu non tuổi 2 có màu trắng,
mắt chưa phát triển, phân đốt tương đối rõ ràng.
Phần đầu sáng bóng, màu nâu vàng và khá
cứng, có nhiều lông cứng phân bố đều khắp mặt
lưng và có 2 chấm màu vàng khá to ở gần 2 mép
ngoài của đốt ngực trước. Mặt lưng đốt bụng thứ
2 đến đốt bụng thứ 7 mỗi đốt có 3 đôi lông cứng
dài, các lông cứng cũng phân bố đều ở đốt cuối
bụng. Hai hàm dưới đã phát triển thành 2 sừng
dạng kìm, 3 đôi chân ngực dạng chân bò.
Sâu non tuổi 3: kích thước cơ thể: dài 39- 44
mm (trung bình 41±0,5 mm) và rộng 6 - 9mm (trung
bình 7±0,5 mm). Lúc mới lột xác sâu non tuổi 3 có
màu trắng. Gần cuối tuổi 3 mặt lưng của phần
ngực và đốt bụng 1, đốt bụng 2 chuyển sang màu
vàng nhạt, phần đầu màu nâu, 2 sừng màu đen.
Các lỗ thở phân bố 2 bên thân màu vàng và nổi rõ,

các đốt phồng lên ở cả mặt lưng và mặt bụng.
Pha nhộng: chiều dài từ 25- 28 mm (trung
bình 26±0,5 mm), rộng 7-9m (trung bình 8,0
mm, thuộc dạng nhộng trần, ban đầu màu
36

BVTV - Số 2/2019
trắng sữa sau đó chuyển sang màu nâu đen,
mầm mắt kép màu đen; các cơ quan như: râu
đầu, sừng, mắt kép, cánh, chân đã hình thành
đầy đủ.
Pha trưởng thành: Con cái dài 48- 52 mm
(trung bình 50,0 mm), rộng 14-16 mm (trung
bình 15,0 mm). Con đực có kích thước nhỏ hơn
con cái, cơ thể dài 38-41 mm (trung bình 39±0,5
mm) và rộng 11- 14 mm (trung bình 12±0,5
mm). Con cái có kích thước cơ thể lớn hơn, có
nhiều lông cứng hơn, lông cứng ở cánh trước
con cái dài hơn so với con đực.
Cơ thể thon dài, khi mới vũ hóa có màu nâu
sau khoảng 1 vài tuần chuyển sang màu đen
bóng. Cấu tạo phía trước của đầu loài A.grandis
khá phức tạp với nhiều khe rãnh ở mép trước
của mảnh gốc môi, đôi hàm dưới khá to và chắc
chắn, không cân đối và nhô ra phía trước, phía
trên ở giữa hàm có mấu nhọn nhô lên, chóp
hàm chia đôi nhìn từ ngoài vào trong có dạng
chữ V. Trán nhăn, lõm và có gai nhọn hướng
lên phía trước, chiều rộng trán gấp đôi chiều dài
trán. Râu đầu dạng lá lợp, phân nhiều nhánh

bên trong, lá lợp ngắn. Mắt kép màu vàng, khá
to, ở mép ngoài phía sau đầu nên có thể quan
sát thấy ở cả mặt bụng và mặt lưng.
Tấm lưng ngực trước nhẵn, màu đen, hình
chữ nhật, ở con cái rộng 15mm, dài 10mm, con
đực rộng 12mm, dài 8mm. Đôi cánh trước cứng
bao phủ đến đốt cuối bụng, trên mặt cánh có
nhiều vết lõm chạy dài thành 8 hàng dọc theo
cánh, mặt bụng của ngực giữa và ngực sau
cứng và bằng phẳng. Ba đôi chân màu đen,
kích thước đều, các đốt gốc hình bán cầu. Các
đốt đùi phồng to, to nhất là đốt đùi đôi chân
trước, các đốt ống của đôi chân trước có 1
hàng gai ở mép ngoài, cuối đốt có 1 gai nhọn
hướng vào trong, các đốt ống của đôi chân giữa
và đôi chân sau không có hàng gai mà chỉ có 2
gai ở mặt trên, trong đó 1 gai ở cuối đốt. Bàn
chân 5 đốt, khoảng cách các đốt đồng đều, cuối
móng vuốt có 2 gai cân đối, dạng chữ V, nhọn
và cong xuống dưới. Bụng màu nâu đen, nhẵn
bóng, dạng bụng hẹp, quan sát từ mặt dưới cho
thấy bụng có 5 đốt. Bộ phận sinh dục ngoài con
đực nhỏ, dài và tròn ở đỉnh. Loài A. grandis còn
có đặc điểm là ở phần đầu kể cả ở râu đầu,
xung quanh ngực, mặt trên của 3 đôi chân, đôi
cánh cứng và xung quanh mép ngoài của mặt
bụng được phủ bởi lớp lông tơ màu vàng.


Kết quả nghiên cứu Khoa học


BVTV - Số 2/2019

Hình 1. Cấu tạo phần đầu pha trưởng thành loài Aceraius grandis
3.2 Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
loài Aceaius grandis
3.2.1. Tập tính loài Aceaius grandis
* Tập tính hoạt động của loài Aceaius grandis
Loài A. grandis sống chủ yếu trong cành, thân
cây gỗ mục, gốc cây mục nằm dưới tán rừng tiếp
xúc trực tiếp với đất rừng, nơi có độ ẩm cao, nơi
có gốc cây mục hay cây chết đứng bị mục.
Trưởng thành loài A. grandis sống khá dài và chủ
yếu trong bóng tối, ban đêm bò ra khỏi thân cây,
gốc cây, di chuyển lên thân cây hay các vị trí
khác để tìm kiếm thức ăn và giao phối. Ban ngày,
đặc biệt vào những ngày nắng nóng, chúng
thường ẩn nấp bên trong thân cây, gốc cây hay
dưới đất nơi có độ ẩm khá cao. Khi mới vũ hóa,
cơ thể còn mềm yếu, sau từ 5-8 ngày, cơ thể
cứng cáp nhưng chưa di chuyển nhiều ra khỏi tổ.
Phương thức di chuyển chủ yếu là bò với 3 đôi
chân dài và cứng cáp, thời gian bay rất ngắn và
chủ yếu bay trong thời gian tìm cặp để ghép đôi
giao phối.
Trưởng thành loài A. grandis hoạt động mạnh
vào ban đêm, đặc tính này có được là nhờ vào
khả năng hoạt động mạnh mẽ của râu đầu, râu
môi và lông tơ phân bố ở khắp cơ thể. Thời gian
sống của trưởng thành dài nên lượng thức ăn

được tiêu hóa nhiều, chúng đào lỗ, làm tổ trong
thân cây, gốc cây mục, cây đổ dưới mặt đất.
Cùng một thời điểm điều tra cho thấy có xuất
hiện cả trưởng thành và sâu non chung sống.
Trưởng thành có tập tính nhai, nghiền và trộn
thức ăn với nước bọt của chúng giúp sâu non dễ
tiêu hóa thức ăn.
Sâu non ít khi xuất hiện trên mặt đất mà hoạt
động chủ yếu bên trong thân, gốc cây mục, cây
đổ gãy. Ở đó chúng gặm và đục vào trong thân
cây, đường đục của sâu non loài A. grandis khá
đơn giản, kích thước lớn hơn nhiều so với kích

thước cơ thể ở mỗi tuổi sâu non, hướng đục
thường từ gốc lên ngọn, từ vỏ vào thân nhưng ít
khi vào đến lõi cây. Khi mới nở, sâu non tuổi 1 ăn
ít, sau đó sức ăn ăn của chúng tăng dần và có
khả năng di chuyển khá nhanh, sang tuổi 2, tuổi
3 sâu non ăn rất nhiều. Những sản phẩm là thức
ăn do trưởng thành chế biến và phân của trưởng
thành được vi sinh vật lên men là nguồn thức ăn
chủ yếu và ưa thích của sâu non. Trước khi hóa
nhộng, sâu non tuổi 3 di chuyển chậm chạp, làm
buồng nhộng (hình 3.4e) trong thân cây mục.
Buồng nhộng được làm bằng các sản phẩm từ
cây gỗ đã được trưởng thành nhai nhuyễn, mùn
cưa vàđất. Các vật liệu này được liên kết với
nhau bởi chất tiết của sâu non., Sâu non đẫy sức
cuộn mình trong buồng nhộng nhiều lần trước khi
nằm im hóa nhộng nên mặt bên trong buồng

nhộng khá nhẵn và mịn..
* Tập tính ăn của loài Aceraius grandis
- Loại thức ăn ưa thích
Thử nghiệm 4 loại thức ăn phổ biến gồm: gỗ
cây Giổi láng (Michelia foveolata) còn tươi; gỗ
cây Dẻ núi (Castanopsis acuminatissima) đang
mục; quả chuối chín và phân trâu bò. Kết quả
cho thấy, nguồn thức ăn ưa thích nhất của sâu
non A. grandis là gỗ đang ở giai đoạn mục với tỷ
lệ sâu non lựa chọn trung bình là 67,78%, tiếp
đến là quả chuối chín với tỷ lệ lựa chọn của sâu
non là 15,93%, có 14,07% sâu non lựa chọn cây
gỗ tươi và chỉ có 2,22% sâu non lựa chọn phân
trâu bò làm thức ăn. Như vậy, thức ăn chính của
sâu non A. grandis là cây gỗ đang trong giai
đoạn mục. Sâu non chỉ ăn ở những bộ phận đã
bị mục của cây đã bị chết chay những sản phẩm
do nấm ký sinh trên cây, chúng ít xâm nhập vào
phần gỗ cứng của cây sống để ăn. Do đó, có thể
thấy rằng loài A. grandis không gây hại đối với
cây rừng còn sống.
37


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 2/2019

Bảng 1. Sự lựa chọn thức ăn của pha sâu non Aceraius grandis


Lần thí nghiệm
I
II
III
Trung bình

Tỷ lệ sâu non lựa chọn loại thức ăn (%)
Gỗ
Gỗ
Quả
Phân gia
tươi
đang mục
chuối
súc
14,44
12,22
15,56
14,07

70,00
68,89
64,44
67,78

Loại thức ăn ưa thích của trưởng thành cũng
là cây gỗ đang ở giai đoạn mục với tỷ lệ lựa chọn
của trưởng thành trung bình là 61,48%. Tỷ lệ số
lượng trưởng thành lựa chọn quả chuối làm thức
ăn là cũng khá cao là 20,74%; tỷ lệ trưởng thành

lựa chọn cây gỗ tươi làm thức ăn là 17,78%.

13,33
15,56
18,89
15,93

2,22
3,33
1,11
2,22

Nhiệt
o
độ ( C)

Ẩm độ
(%)

27,5
29
30,3

80
90
82

Trưởng thành A. grandis không sử dụng phân
gia súc làm thức ăn (Bảng 2).
Kết quả trình bày trong bảng 1 và bảng 2 cho

thấy, nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng không
đáng kể đến sự lựa chọn nguồn thức ăn của sâu
non và trưởng thành của loài A. grandis.

Bảng 2. Sự lựa chọn thức ăn của pha trưởng thành Aceraius grandis
Lần thí nghiệm
I
II
III
Trung bình

Tỷ lệ trưởng thành lựa chọn loại thức ăn (%)
Thân cây
Quả
Phân gia
Gỗ tươi
đang mục
chuối
súc
16,67
64,44
18,89
0
16,67
62,22
21,11
0
20,00
57,78
22,22

0
1,78
61,48
20,74
0

Nhiệt độ
o
( C)

Ẩm độ
(%)

27,5
29
30,3

80
90
82

Ghi chú: Số lượng trưởng thành A.grandis ở mỗi lần thí nghiệm là 30 cá thể thời gian theo dõi liên
tục trong 7 ngày
- Thời điểm ăn
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, pha sâu non của
loài A. grandis có tập tính ăn nhiều vào ban ngày,
thời điểm ăn nhiều nhất là buổi sáng vào khoảng
8 - 11 giờ (số lượng sâu non tham gia ăn đạt tỷ
lệ là 51,11% tổng số lượng sâu non theo dõi),
thời điểm 11- 14 giờ (số lượng sâu non tham gia

ăn đạt tỷ lệ là 25,19% tổng số lượng sâu non
theo dõi). Buổi chiều, sâu non ăn mạnh vào thời
điểm 14-17 giờ (số lượng sâu non tham gia ăn
đạt tỷ lệ là 21,48% tổng số lượng sâu non theo
dõi). Vào buổi tối, số lượng sâu non tham gia ăn
rất ít đặc biệt vào thời điểm 23 giờ đến 2 giờ
sáng hôm sau. Sau 2 giờ sáng, tỷ lệ sâu non
tham gia ăn bắt đầu tăng từ 6,67% (vào thời
điểm 2-5 giờ sáng) tăng đến 18,15% (vào thời
điểm 5-8 giờ sáng).
Sâu non thường lột xác ban ngày, vào buổi
sáng, trong khoảng thời gian 8-11 giờ sáng, tỷ lệ
sâu non lột xác là cao nhất (44,44% sâu non lột
xác tham gia lột xác). Trong khoảng thời gian 1138

14 giờ sáng, tỷ lệ sâu non tham gia lột xác là
24,81%. Trong buổi chiều, vào khoảng 14-17 giờ,
số lượng sâu non tham gia lột xác đạt tỷ lệ là
10,37% tổng số lượng sâu non theo dõi, sau đó
tỷ lệ sâu non lột xác giảm. Từ 20 giờ đêm hôm
trước đến 2 giờ sáng hôm sau, không ghi nhận
thấy sâu non của loài này lột xác. Từ 2 giờ sáng,
chúng lại bắt đầu lột xác.
Trưởng thành A. grandis thường ăn mạnh vào
buổi chiều tối đến đêm. Vào thời điểm chiều tối (từ
17 giờ đến 20 giờ) có 27,04% số lượng trưởng
thành tham gia ăn; tỷ lệ trưởng thành tham gia ăn
đạt cao nhất vào khoảng 20-23 là 38,89% trong
tổng số lượng trưởng thành theo dõi. Trong thời
điểm 23 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau, số lượng

trưởng thành tham gia ăn đạt tỷ lệ là 18,89% tổng
số lượng trưởng thành theo dõi. Sau đó tỷ lệ
trưởng thành tham gia ăn giảm. Các thời điểm
khác trong ngày, trưởng thành vẫn tham gia ăn
nhưng tỷ lệ trưởng thành tham gia ăn đạt
mứcthấp hơn. Như vậy, thời điểm ăn của sâu non


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 2/2019

và trưởng thành loài A. grandis có sự khác nhau.
Tỷ lệ sâu non tham gia ăn vào ban ngày lớn hơn
ban đêm nhưng ở pha trưởng thành thì ngược lại
(Hình 2). Ngoài ra, thời điểm ăn của chúng còn
phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết và mối
quan hệ sinh học của chúng với các loài khác

cũng như nguồn thức ăn. Ở dạng sinh cảnh có
nguồn thức ăn dồi dào, phù hợp thì sâu non đạt
đến kích thước và trọng lượng tối đa. Nguồn thức
ăn cũng ảnh hưởng đến thời gian sống của pha
trưởng thành, quá trình phát dục và đặc điểm sinh
sản của loài A. grandis.

Bảng 3. Tỷ lệ sâu non, trưởng thành loài Aceraius grandis lột xác
và ăn ở các thời điểm trong ngày
Khoảng thời gian theo
dõi (giờ)


Tỷ lệ sâu non lột
xác (%)

8:00 – 11:00
11:00 – 14:00
14:00 – 17:00
17:00 – 20:00
20:00 – 23:00
23:00 – 2:00
2:00 – 5:00
5:00 – 8:00

44,44
24,81
10,37
2,22
0,0
0,0
5.56
12,59

Tỷ lệ sâu non và trưởng thành ăn vào các thời điểm
theo dõi (%)
Sâu non
Trưởng thành
51,11
17,41
25,19
12,59

21,48
13,33
11,48
27,04
5,93
38,89
1,85
18,89
6,67
12,96
18,15
15,56

Ghi chú: Số lượng sâu non, trưởng thành theo dõi ở mỗi lần thí nghiệm là 30 cá thể

Hình 2. Tỷ lệ sâu non và trưởng thành
tham gia ăn
Tập tính sinh sản của loài Aceraius
grandis
Sau khi vũ hóa được 15 - 20 ngày, trưởng
thành loài A. grandis bắt đầu ghép cặp giao
phối, chúng bắt cặp giao phối nhờ tín hiệu âm
thanh phát ra ở cả con đực và con cái hoặc
nhận biết thông qua mùi vị cũng như hoạt động
của cơ quan vị giác. Tư thế giao phối là con
đực nằm trên lưng con cái, dùng đôi chân
trước bám ôm ngực con cái, đôi chân giữa và
chân sau ôm bụng con cái rồi đưa gai giao

phối vào bộ phận sinh dục của con cái. Chúng

thường giao phối ở những nơi kín đáo, trong
bóng tối. Trong ngày chúng thường giao phối
chủ yếu vào buổi tối, trong đó cao nhất vào
khoảng thời gian 17-20 giờ với tỷ lệ trưởng
thành giao phối đạt 35,19%, thấp nhất vào
khoảng thời gian 11-14 giờ (thời điểm này có
0,37% trưởng thành giao phối). Thời gian giao
phối kéo dài khoảng 30 - 45 phút. Thời gian
giao phối của chúng kéo dài hơn và quá trình
giao phối thuận lợi hơn khi con cái có nguồn
thức ăn phù hợp và đầy đủ và không có tác
động bất lợi của ngoại cảnh,.
Trưởng thành loài A. grandis đẻ trứng chủ
yếu vào sáng sớm, từ lúc 5-8 giờ (có 13,33%
trưởng thành đẻ trứng), đẻ nhiều nhất khoảng
thời gian 8-11 giờ (có 38,15% trưởng thành đẻ
trứng), sau đó giảm dần đến tối. Vào khoảng
thời gian 20-23 giờ, tỷ lệ trưởng thành tham gia
đẻ là thấp nhất (có 3,33% trưởng thành đẻ
trứng). Khoảng thời gian từ 23 giờ đến 2 giờ
sáng hôm sau không thấy trưởng thành đẻ
trứng. Từ 2-5 giờ, tỷ lệ trưởng thành đẻ trứng là
7,04% (bảng 4).

39


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 2/2019


Bảng 4.Tỷ lệ trưởng thành loài Aceraius grandis giao phối, đẻ trứng

Khoảng thời gian theo dõi (giờ)
8:00 – 11:00
11:00 – 14:00
14:00 – 17:00
17:00 – 20:00
20:00 – 23:00
23:00 – 2:00
2:00 – 5:00
5:00 – 8:00

Tỷ lệ trưởng thành tham gia giao phối,
đẻ trứng ở các thời điểm (%)
Trưởng thành
Trưởng thành
giao phối (%)
đẻ trứng (%)
2.96
38.15
0.37
16.67
6.67
13.33
35.19
8.15
26.30
3.33
12.96

0.00
8.15
7.04
7.41
13.33

Trưởng thành cái A. grandis đẻ trứng ở
những kín đáo như trong lỗ đục, trong kẽ nứt tự
nhiên của thân cây nơi ẩm độ cao. Trước khi đẻ
trứng, trưởng thành cái trải qua 3-4 ngày đào bới
xung quanh, nhai gỗ thành những mảnh vụn,
mùn cưa rồi nén chúng lại để chuẩn bị nơi đẻ
trứng. Trứng được đẻ trên gỗ đã được nhai
nhuyễn, gỗ mục nát đã được trưởng thành nhai
nát. Do thời gian đẻ trứng khá dài, thời điểm nở
của trứng không đồng nhất nên kích thước và
tuổi sâu non cũng khác nhau. Vào thời điểm sắp
đẻ trứng, con cái hoạt động chậm chạp dần dần
nằm yên một chỗ rồi đẻ trứng. Trong quá trình đẻ
trứng, trưởng thành A. grandis cái thường nằm
xuống, nâng phần bụng lên nhờ đôi chân sau;
một số đẻ trứng ở tư thế đứng. Trứng được đẻ
từng quả hay đẻ thành từng ổ 7-11 qủa và dính
vào giá thể hay dính vào nhau nhờ chất kết dính
do tuyến sinh dục tiết ra. Mỗi trưởng thành cái có
thể đẻ 20 - 35 quả trứng, cá biệt có một số cá thể
đẻ 45-50 quả trứng. Trước khi nở, vỏ trứng nứt
ra một đường ngang từ đó sâu non chui ra ngoài,
thời gian nở chủ yếu diễn ra vào buổi sáng,
khoảng từ 8-11 giờ, sau thời gian này trứng vẫn

nở cho đến chiều tối nhưng tỷ lệ nở ít hơn.
3.2.2. Thời gian phát triển các pha và vòng
đời loài Aceraius grandis

- Thời gian phát triển của pha trứng
Các yếu tố như độ cao, nhiệt độ và ẩm độ
ảnh hưởng không đáng kể đến thời gian phát
triển của pha trứng. Ở độ cao 755m, nhiệt độ
o
18.5 C, độ ẩm 92%, thời gian phát triển của pha
trứng từ 17,5-20 ngày, trung bình 18,8 ngày; ở
o
độ cao 425m, nhiệt độ 22 C, độ ẩm 86% thời
gian phát triển 15,5-19 ngày, trung bình 17,5
o
ngày; ở độ cao 245m, nhiệt độ 24 C, độ ẩm 82%
thời gian phát triển của pha trứng chỉ từ 16-18,5
ngày, trung bình 17,2 ngày. Như vậy, thời gian
phát triển của trứng ở các điều kiện khác nhau
trung bình là 18 ngày.
- Thời gian phát triển ở pha sâu non
Kết quả bảng 5 chỉ ra rằng nhiệt độ và độ ẩm
có ảnh hưởng đến thời gian phát triển của sâu
non loài A. grandis theo hướng nhiệt độ càng
cao, độ ẩm càng thấp thì thời gian phát triển
càng ngắn. Ở ĐK 1, thời gian phát triển của sâu
non từ 61- 69,5 ngày, trung bình 65±0,5 ngày; ở
ĐK2, thời gian phát triển của pha sâu non là
55,5- 65,5 ngày, trung bình 61 ngày; ở ĐK3 thời
gian phát triển của sâu non từ 55,5- 65 ngày,

trung bình 59±0,2 ngày. Như vậy, thời gian phát
triển của sâu non ở các điều kiện khác nhau
trung bình là 61 ngày.

Bảng 5. Thời gian phát triển các pha, vòng đời của Aceraius grandis
Pha hoặc giai đoạn
phát triển
Trứng
Sâu non tuổi 1

40

Thời gian phát triển ở các điều kiện (ngày)
H = 245m
H = 425m
H = 755m
o
o
o
Ttb =24 C, Wtb = 82%
Ttb = 22 C, Wtb = 86%
Ttb =18.5 C, Wtb = 92%
(ĐK 1)
(ĐK 2)
(ĐK 3)
17,2
17,5
18,8
(16-18,5)
(15,5-19)

(17,5-20)
18
17,2
20,3
(16,5-20,5)
(15-19,5)
(18,5-22,5)


Kết quả nghiên cứu Khoa học

Pha hoặc giai đoạn
phát triển
Sâu non tuổi 2
Sâu non tuổi 3
Nhộng
Thời gian trước đẻ trứng
Thời gian vòng đời

BVTV - Số 2/2019

Thời gian phát triển ở các điều kiện (ngày)
H = 245m
H = 425m
H = 755m
o
o
o
Ttb =24 C, Wtb = 82%
Ttb = 22 C, Wtb = 86%

Ttb =18.5 C, Wtb = 92%
(ĐK 1)
(ĐK 2)
(ĐK 3)
15,5
16,3
17,3
(14,5-17)
(15-17)
(16-18)
25,7
27,5
27,8
(24,5-27,5)
(25,5-29)
(26,5-29)
15,5
16,5
15,8
(14-17,5)
(14,5-18)
(15-17)
24,8
27,7
27,8
(23-27)
(25,5-29,5)
(26-29,5)
116,7
122,7

128
(108,5-128)
(111-132)
(119,5-136)

Ghi chú: Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Số ngoài dấu ngoặc đơn là số trung bình của các lần lặp;
số trong ngoặc đơn là biên độ dao động của các lần lặp.
Thời gian phát triển của sâu non tuổi 1: Thức ăn
chủ yếu là gỗ mục đã được trưởng thành nhai
nhuyễn, ở ĐK 3 thời gian phát triển của sâu non
tuổi 1 từ 18,5-22,5 ngày, trung bình 20±0,3 ngày; ở
ĐK 2 thời gian phát triển 15-19,5 ngày, trung bình
17,2 ngày. Ở ĐK 1 thời gian phát triển của sâu non
tuổi 1 chỉ từ 16,5-20,5 ngày, trung bình 18 ngày.
Thời gian phát triển của sâu non tuổi 2: Kết
quả ở bảng 4.5 cho thấy, thời gian phát triển của
sâu non tuổi 2 ở ĐK 1 từ 14,5-17 ngày, trung
bình 15±0,5 ngày; ở ĐK 2 từ 15-17 ngày, trung
bình 16±0,3 ngày và ở ĐK 3 từ 16-18 ngày, trung
bình 17±0,3 ngày.
Thời gian phát triển của sâu non tuổi 3: Ở ĐK
1 thời gian phát triển của sâu non tuổi 3 từ 24,527,5 ngày, trung bình 25,7 ngày; ở ĐK 2 thời
gian phát triển từ 25,5-29 ngày, trung bình
27±0,5 ngày. Ở ĐK 3 thời gian phát triển từ 26,529 ngày, trung bình 27±0,8 ngày.
Trong 3 tuổi của sâu non thì thời gian phát
triển của sâu non tuổi 3 là dài nhất. Nguyên nhân
là do sâu non tuổi 3 cần có thời gian chuẩn bị
cho quá trình hóa nhộng.
- Thời gian phát triển ở pha nhộng
Kết quả bảng 5 chỉ ra rằng, nhiệt độ và độ ẩm

ảnh hưởng không đáng kể đến thời gian phát
triển của pha nhộng do nhộng chủ yếu nằm trong
thân cây nên ít chịu tác động của điều kiện ngoại
cảnh. Ở ĐK 1 thời gian phát triển của nhộng từ
14-17,5 ngày; ở ĐK 2 thời gian phát triển của
nhộng từ14,5-18 ngày, trung bình 16±0,5 ngày.
Ở ĐK 3 thời gian phát triển của nhộng từ 15-18
ngày, trung bình 15±0,8 ngày. Như vậy, giai đoạn
nhộng ở các điều kiện khác nhau kéo dài 14-18
ngày, trung bình là 16 ngày.

- Thời gian trước đẻ trứng của trưởng thành
Thời gian từ khi nhộng hoàn thành vũ hóa
đến khi trưởng thành đẻ trứng đầu tiên, ở ĐK 1
o
nhiệt độ 24 C, độ ẩm 82% từ 23-27 ngày, trung
o
bình 24±0,8 ngày; ở ĐK 2 nhiệt độ 22 C, độ ẩm
86% từ 25,5-29,5 ngày, trung bình 27±0,7 ngày
o
và ở ĐK 3 nhiệt độ 18.5 C, độ ẩm 92% từ 2629,5ngày, trung bình 27±0,8 ngày. Thời gian
trước đẻ trứng của trưởng thành ở các điều kiện
khác nhau trung bình là 27 ngày.
* Thời gian vòng đời

Hình 3. Vòng đời loài Aceraius grandis
Kết quả ở bảng 5 cho thấy, thời gian vòng
đời loài A. grandis trung bình là 122 ngày,
trong đó nuôi ở ĐK 1 từ 108,5-128 ngày, trung
41



Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 2/2019

bình 116±0,7 ngày; ở ĐK 2 từ 111-132 ngày,
trung bình 122,7 ngày và ở ĐK 3 từ 119,5-136
ngày, trung bình 128 ngày. Như vậy, nhiệt độ
cao hơn và độ ẩm thấp hơn thì thời gian vòng
đời của chúng ngắn hơn, ở ĐK 1 thời gian
vòng đời loài A Grandis ngắn hơn ở ĐK 2 trung
bình 6 ngày và ngắn hơn so với ĐK 3 trung
bình 11±0,3 ngày.

3.2.3. Khả năng sinh sản của loài Aceraius grandis
* Tỷ lệ giới tính của Aceraius grandis
Kết quả thống kê số lượng giới tính pha
nhộng cho thấy trung bình ở các điều kiện tỷ lệ
cái/đực là 1,0:1,18, trong đó ở ĐK 1 nhiệt độ
o
24 C, độ ẩm 82% tỷ lệ giới tính cái lớn hơn đực
đạt 1,0:1,3; ở ĐK 2 và ĐK 3 tỷ lệ giới tính cái
thấp hơn đực tương ứng là 1,0;1,09 và 1,0:1,14.

Bảng 6. Tỷ lệ hoàn thành vũ hóa và tỷ lệ giới tính (cái:đực) của pha nhộng loài Aceraius grandis
Số nhộng
theo dõi
(con)
90

90
90
270

Giới tính đực
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
(con)
51
56.67
47
52.22
48
53.33
146
54.07

Giới tính cái
Số lượng
(con)

Tỷ lệ
(%)

39
43
42
124


43.33
47.78
46.67
45.93

* Khả năng sinh sản của pha trưởng thành
Aceraius grandis
Thời gian đẻ trứng của loài A. grandis được
chia thành 3 đợt, trong khoảng thời gian từ 22 31 ngày: đợt 1 trong khoảng từ 4-7 ngày; đợt 2

Điều kiện nuôi
Tỷ lệ
cái:đực
1,0:1,3
1,0:1,09
1,0:1,14
1,0:1,18

Nhiệt độ
o
TB ( C)

Ẩm độ
TB (%)

24
22
18,5


82
86
92

trong khoảng từ 4-6 ngày; đợt 3 trong khoảng từ
3-5 ngày; thời gian không đẻ trứng giữa các đợt
đẻ trứng từ 11-13 ngày, trong thời gian này
chúng vẫn ăn và ghép đôi giao phối.

Bảng 7. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành loài Aceraius grandis
Sức đẻ trứng trong mỗi
Số trứng trung bình trong
Nhiệt độ Độ ẩm TB
o
đợt (trứng/cái)
ngày (trứng/ngày/cái)
TB ( C)
(%)
12,03
2,29
I
24
82
(8-15)
(1,29-3)
10,7
1,9
II
22
86

(9-14)
(1,5-2,75)
8,17
1,73
III
18,5
92
(7-12)
(1,4-2,4)
Sức đẻ trứng trong
30,9
đời (trứng/cái)
(24-36)
Ghi chú: Số trưởng thành cái mỗi đợt theo dõi là 30. Số ngoài dấu ngoặc đơn là số trung bình; số
trong ngoặc đơn là biên độ dao động.
Đợt đẻ trứng

Một trưởng thành cái có khả năng đẻ từ 24-36
trứng, trung bình 30,9 trứng, trong đó sức đẻ trứng
ở đợt I từ 8-15 trứng, trung bình 12,03 trứng, ở đợt
II từ 9-14 trứng, trung bình 10,07 trứng, đợt III từ 712 trứng, trung bình 8,17 trứng. Như vậy, sức đẻ
trứng trung bình ở đợt I lớn hơn đợt II là 1,33
trứng/cái và lớn hơn đợt III là 3,86 trứng/cái. Trong
mỗi đợt đẻ trứng, số lượng trứng được đẻ ra ở
những ngày đầu thường lớn hơn những ngày cuối.
Trung bình số trứng do 1 trưởng thành cái đẻ trong
ngày ở đợt I dao động từ 1,29-3 trứng, trung bình là
2,29 trứng; ở đợt II dao động từ 1,5-2,75 trứng,
trung bình là 1,9 trứng; đợt III dao động từ 1,4-2,4
42


trứng, trung bình là 1,73 trứng. Như vậy, ở điều
kiện nhiệt độ cao hơn, độ ẩm không khí thấp hơn
thì sức đẻ trứng và số trứng do 1 cái đẻ trong ngày
ở các đợt theo dõi đều cao hơn.
3.2.4. Tuổi thọ của pha trưởng thành loài
Aceraius grandis
Thời gian phát triển của pha trứng, sâu non
và nhộng loài A. Grandis trong khoảng 92 - 100
ngày, nhưng ở pha trưởng thành rất dài. Tuổi thọ
của trưởng thành dao động từ 227 - 287,5 ngày,
trung bình tuổi thọ của trưởng thành ở các điều
kiện sống khác nhau biến động từ 248,3-266,7
ngày (bảng 3.8).


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 2/2019

Bảng 8. Thời gian sống của trưởng thành loài Aceraius grandis

Thí nghiệm
I
II
III

Thời gian trước
đẻ trứng (ngày)


Thời gian bắt đầu đẻ
đến khi chết (ngày)

24,8
(23-27)
27,7
(25,5-29,5)
27,8
(26-29,5)

223,5
(204-246)
231,7
(210-248)
238,9
(220-258)

Tuổi thọ của
trưởng thành
(ngày)
248,3
(227-273)
259,4
(235,5-277,5)
266,7
(246-287,5)

Nhiệt độ
o
TB ( C)


Độ ẩm
TB (%)

24

82

22

86

18,5

92

Ghi chú: Số trưởng thành cái mỗi đợt theo dõi là 30. Số ngoài dấu ngoặc đơn là số trung bình; số
trong ngoặc đơn là biên độ dao động.
Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng ít nhiều đến
thời gian sống ở pha trưởng thành. Kết quả bảng
3.8 cho thấy, trưởng thành loài A. grandis phù hợp
với điều kiện thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thấp về mùa
hè. Ở ĐK1 nhiệt độ cao, độ ẩm thấp thì tuổi thọ của
trưởng thành dao động từ 227-273 ngày, trung
bình 248,3 ngày, ở ĐK 2 tuổi thọ của trưởng thành
dao động từ 235,5-277,5 ngày, trung bình 259,4
ngày và ĐK 3 tuổi thọ của trưởng thành dao động
từ 246-287,5 ngày, trung bình 266,7 ngày. Như
vậy, tuổi thọ trung bình ở ĐK 1 ngắn hơn so ĐK 2
và ĐK 3 tương ứng là 11,1 ngày và 18,4 ngày.

3.2.5. Tỷ lệ hoàn thành phát triển của các pha

Kết quả xác định tỷ lệ hoàn thành phát triển
của các pha loài A. grandis được thể hiện ở bảng
o
3.9. Ở điều kiện 24 C, ẩm độ 82% (ĐK 1) tỷ lệ nở
của trứng là 65,83%, tỷ lệ hoàn thành phát triển
của sâu non tuổi 1 là 91,14%, của tuổi 2 là
90,28%, của sâu non tuổi 3 là 92,31%, của
nhộng 91,67%. Tỷ lệ hoàn thành phát triển từ
trứng đến trưởng thành 45,83%. Ở ĐK 2, các tỷ
lệ này tương ứng là 66,67%; 92,5%; 91,89%;
91,18; 91,94% và 47,5%; ở ĐK 3 các tỷ lệ này
tương ứng là 65,6%; 93,9%; 92,21%; 91,55%;
93.85% và 48.8%.

Bảng 9. Tỷ lệ hoàn thành phát triển các pha phát dục loài Aceraius grandis
Các chỉ tiêu theo dõi
Số trứng theo dõi (quả)
Số lượng sâu non tuổi 1
Tỷ lệ nở của trứng (%)
Số lượng sâu non tuổi 2
Tỷ lệ hoàn thành phát triển của sâu
non tuổi 1 (%)
Số lượng sâu non tuổi 3
Tỷ lệ hoàn thành phát triển của sâu
non tuổi 2 (%)
Số lượng nhộng
Tỷ lệ hoàn thành phát triển của sâu
non tuổi 3 (%)

Số cá thể trưởng thành
Tỷ lệ hoàn thành phát triển của
nhộng(%)
Tỷ lệ hoàn thành phát triển từ trứng
đến trưởng thành (%)

Ttb=24 C, Wtb=
82%
120
79
65,83
72

Điều kiện nuôi
o
Ttb= 22 C, Wtb=
86%
120
80
66,67
74

Ttb=18.5 C,
Wtb= 92%
125
82
65,6
77

91,14


92,5

93,9

65

68

71

90,28

91,89

92,21

60

62

65

92,31

91,18

91,55

55


57

61

91,67

91,94

93.85

45,83

47,5

48.8

o

o

43


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 2/2019

Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng không đáng
kể đến tỷ lệ hoàn thành phát triển của các pha

phát dục loài A. grandis. Ở điều kiện nhiệt độ cao
hơn thì tỷ lệ hoàn thành phát triển của các pha
phát dục thấp hơn chút ít. Ở ĐK 1, tỷ lệ hoàn
thành phát triển từ trứng đến trưởng thành là
45,83%, ở ĐK 2 và ĐK 3 tương ứng là 47,5% và
48.8%. Trong các pha phát dục, pha trứng có tỷ
lệ nở thấp nhất với tỷ lệ trứng nở dao động từ

65,6% đến 66,67%. Tỷ lệ hoàn thành phát triển
của sâu non tuổi 1 từ dao động từ 91,14% đến
93,9%; sâu non tuổi 2 dao động từ 90,28% đến
92,21%; và sâu non tuổi 3 dao động 91,18% đến
92,31%. Tỷ lệ hoàn thành phát triển của nhộng
từ 91,67% đến 93,85%. Do tỷ lệ nở của trứng
thấp nên tỷ lệ hoàn thành phát triển từ trứng đến
trưởng thành loài A. grandis thấp, dao động từ
45,83% đến 48.8%.

a. Trứng

b. Sâu non tuổi 1

c. Sâu non tuổi 2

d. Sâu non tuổi 3

e. Nhộng

g. Trưởng thành


Hình 4. Các pha phát triển của loài Aceraius grandis

a. Bẫy đèn

e. Giá thể trong khu nuôi

b. Bẫy hố

c. Kích thước mắt lưới

f. Xác định vị trí khu nuôi

d. Thi công khu nuôi

g. Chuồng nuôi sâu

Hình 5. Thiết lập chuồng nuôi côn trùng Cánh cứng
4. KẾT LUẬN
Xác định được một số đặc điểm hình thái các
pha phát triển của loài A. grandis.

44

Trứng hình cầu, đường kính trung bình
2±0,2 mm. màu trắng xám, khi sắp nở có màu
nâu xám.
Sâu non màu trắng sữa, cuối tuổi 3 màu vàng


Kết quả nghiên cứu Khoa học


BVTV - Số 2/2019

nâu, sâu non tuổi 1, kích thước cơ thể dài trung
bình 17 mm, rộng trung bình 3±0,25 mm, tương
ứng tuổi 2 là 27,0mm và 5±0,5 mm, tuổi 3 là
41±0,5 mm và 7±0,5 mm, sâu non hoạt động chủ
yếu vào ban ngày.
Nhộng có chiều dài trung bình 26,5 mm, rộng
trung bình 8,0 mm.
Trưởng thành cái dài trung bình 50,0 mm,
rộng trung bình 15 mm, lớn hơn trưởng thành
đực kích thước tương ứng là 39±0,5 mm và
12±0,5 mm, trưởng thành hoạt động mạnh vào
ban đêm.
Loài A. grandis ưa khí hậu mát, nơi có độ ẩm
cao, thường cư trú ở thân và gốc cây mục, nhiều
nhất trong vỏ cây. Thức ăn ưa thich nhất của cả
sâu non và trưởng thành loài này là gỗ cây đang
mục. Sức đẻ trứng từ 24-36 trứng/con cái, trung
bình 30,9 trứng/con cái, tỷ lệ cái/đực ở pha
nhộng là (1,0:1,18). Thời gian phát triển trung
bình của trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành
tương ứng là 18 ngày, 61 ngày, 16 ngày và 27
ngày. Tuổi thọ của trưởng thành rất dài, dao động
từ 227 - 287,5 ngày, ở điều kiện thời tiết mát, nhiệt
độ thấp thì tuổi thọ càng cao. Tỷ lệ hoàn thành
phát triển từ pha trứng đến pha trưởng thành loài
A. grandis từ 45,83% đến 48,8%.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông, 2013. Báo
cáo dự án điều tra, lập danh lục khu hệ động thực vật
rừng Khu BTTN Pù Luông tỉnh Thanh Hóa.
2. Bouchard, P, Andrew B. T. Smith, Hume
Douglas, Matthew L. Gimmel, Adam J. Brunke and
Kojun Kanda, 2017. Biodiversity of Coleoptera:
Science and Society.
3. Christoph Neumann, Masahiro Kon & Kunio
Araya, 2013. Checklist of Passalidae Leach, 1815
(Coleoptera, Scarabaeoidea) of Laos with a key to
their identification and a description of Leptaulax
pacholatkoi mutoniatus ssp. nov. Entomologica
Basiliensia et Collectionis Frey, 34, 207-235, ISN
1661-8041.
4. Phạm Thị Nhị, Hoàng Vũ Trụ, Cao Thị Quỳnh
Nga, Phạm Văn Phú, Cao Thị Kim Thu, Lê Mỹ Hạnh,
Khuất Đăng Long, 2017. Đa dạng thành phần loài côn
trùng tại khu rừng đặc dụng Copia, tỉnh Sơn La. Hội
nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên
sinh vật lần thứ 7.
5. Slipinski, S. A., Leschen, R. A. B., Lawrence, J.
F., 2011. Order Coleoptera Linnaeus, 1758. In: Zhang,
Z.-Q. (Ed.) Animal biodiversity: An outline of higherlevel classification and survey of taxonomic richness.

Phản biện: TS. Nguyễn Văn Liêm

NGHIÊN CỨU PHỔ KÝ CHỦ, PHÂN BỐ VÀ BIẾN ĐỘNG MẬT ĐỘ CỦA NHÊN GIÉ
Steneotarsonemus spinki Smiley TRÊN RUỘNG LÚA SẠ LAN
TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Study on Host Plants, Distribution and Population Intensity of Panicle Rice
Mite Steneotarsonemus spinki Smiley in Rice Field in the Mekong Delta
Lăng Cảnh Phú, Phùng Thị Anh Thư và Nguyễn Văn Huỳnh
Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
Ngày nhận bài: 29.3.2019

Ngày chấp nhận: 12.4.2019
Abstract

Panicle Rice Mite (PRM) is the most destructive mite pest attacking rice Oryza sativa (L.) in Viet Nam. Poaceae
grass, sedges and the wild rice were recorded as alternate hosts of PRM in North Vietnam. A survey was conducted
to identify alternate hosts of PRM in The Mekong Delta and the observations were confirmed by transmission test in
net house. Of the 20 species (grasses and sedges) were collected around fields were observed for PRM, all of them
were not recorded PRM. The transmission tests conducted with 20 species (grasses and sedges) at the net house
revealed that Echinochloa colona, Echinochloa crusgalli, Leptochloa chinensis, Eleusine indica, Fimbristylis miliacea,
Cyperus difformis, Dactyloctenium aegyptium facilitate the survival and oviposition of PRM. Investigation of the

45



×