Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hoạt động giáo dục của phật giáo (bắc tông) ở kiên giang hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN QUỐC HOÀNG

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO
(BẮC TÔNG) Ở KIÊN GIANG HIỆN NAY:
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2020
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN QUỐC HOÀNG

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO
(BẮC TÔNG) Ở KIÊN GIANG HIỆN NAY:
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. ĐỖ QUANG HƢNG

TS. NGUYỄN HỮU THỤ

Hà Nội - 2020
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học
của luận văn chƣa công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Quốc Hoàng

3


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Khoa Sau
đại học, các giảng viên đã truyền đạt kiến thức, trang bị cho tôi những kiến
thức chuyên ngành Tôn giáo học định hƣớng ứng dụng suốt thời gian học tập;
đây là những kiến thức quý báu, giúp tôi quá trình hoạt động thực tiễn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS Nguyễn Hữu
Thụ đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân
trọng cảm ơn các anh chị em và lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam tỉnh Kiên Giang, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trƣờng Đại học Kiên Giang,
Ban Thƣờng vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Rạch Giá và đồng
nghiệp cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập,
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn !
Tác giả

Nguyễn Quốc Hoàng

4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA
PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO Ở KIÊN GIANG............................................ 8
1.1. Khái lƣợc hoạt động giáo dục của Phật giáo ...................................... 8
1.2. Khái lƣợc về Phật giáo tỉnh Kiên Giang ........................................... 21
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 26
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO Ở
KIÊN GIANG HIỆN NAY ............................................................................. 27
2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục Tăng ni của Phật giáo ở Kiên Giang
hiện nay ....................................................................................................... 27
2.1.1. Hoạt động giáo dục tại các trƣờng Phật học trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang ............................................................................................... 27
2.1.2. Hoạt động giáo dục của Ban giáo dục Tăng ni .............................. 30
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục bên ngoài của Phật giáo ở Kiên
Giang hiện nay ........................................................................................... 40
2.2.1. Hoạt động tại các trƣờng mầm non, trƣờng phổ thông, giáo dục dạy

nghề, trung tâm bảo trợ xã hội Phật Quang ............................................. 40
2.2.2. Hoạt động bồi dƣỡng các kiến thức thế học cho các sƣ Trụ trì ..... 62
2.2.3. Các hoạt động khác ........................................................................ 63
2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giáo dục của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang hiện nay ................................................. 69
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA .............................................................. 87

5


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ những ngày đầu Phật giáo du nhập vào Việt Nam Phật giáo đã
không ngừng phát triển và hòa cùng dòng chảy văn hóa dân tộc, nhanh chóng
thích nghi với phong tục, tập quán, tín ngƣỡng truyền thống, tâm thức của
ngƣời bản địa. Với bản chất tùy duyên, Phật giáo đã thâm nhập vào đời sống
ngƣời dân Việt Nam một cách tự nhiên, mỗi hành động, mỗi ý tƣởng sinh
hoạt đời thƣờng đều thấm nhuần Phật giáo trên mọi lĩnh vực nhƣ: văn hóa, xã
hội, đạo đức, lối sống, giao tiếp, trách nhiệm, bổn phận con ngƣời trong cuộc
sống. Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc, ăn sâu trong
tiềm thức của những ngƣời con đất Việt qua bao thế hệ.
Vì vậy, Phật giáo đƣợc xem là một tôn giáo có truyền thống gắn bó với
dân tộc ta từ lâu đời và có vai trò quan trọng trong đời sống của dân tộc Việt
Nam. Trong các hoat động của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay thì
không thể không kể đến hoạt động giáo dục.
Hoạt động giáo dục của Phật giáo bao gồm cả những hoạt động giáo

dục bên trong nội bộ Giáo hội với hệ thống các trƣờng đào tạo từ sơ cấp,
trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Phật học. Bên cạnh đó, Phật giáo
cũng thông qua các hoạt động khác hƣớng ra bên ngoài xã hội để thực hiện
hoạt động giáo dục của mình nhƣ: các hoạt động từ thiện, hoạt động từ thiện
tại các cơ sở mầm non, tƣ thục, trƣờng dạy nghề, giáo dƣỡng… Việc sử dụng
nguồn lực tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng vào việc hỗ trợ nhà nƣớc
trong hoạt động giáo dục đang và đã đƣợc Đảng và nhà nƣớc lƣu tâm và định
hƣớng trong chính sách và các quy định của pháp luật.
Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hoạt động giáo dục của Phật giáo
(Bắc tông) ở Kiên Giang hiện nay: Thực trạng và những vấn đề đặt ra” làm
1


luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học định hƣớng ứng dụng vừa có tính lý luận và
thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến hiện nay, chƣa có công trình nào viết chuyên về giáo dục Phật
giáo ở Kiên Giang một cách hệ thống, các công trình có đề cập đến nội dung
về giáo dục Phật giáo ở Kiên Giang chủ yếu xuất hiện riêng lẻ trong các văn
bản của Giáo hội Phật giáo, một số bài nghiên cứu khoa học trong Hội thảo
khoa học trong nƣớc.
Quy chế Tổng vụ giáo dục – Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất;
Tuyển tập Điều lệ – Quy chế – Hiến chƣơng Phật giáo Việt Nam, giai đoạn
1932 – 2000, Huệ Quang năm 2016; Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên
Giang (2012), Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ
2012 – 2017; Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang (2017), Văn kiện
Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2017 – 2022.
Con đường giáo dục Phật giáo, của Thích Trừng Sĩ, nhà xuất bản Tôn
giáo, Hà Nội, năm 2009, là một cuốn sách đi sâu tìm hiểu định nghĩa và ý
nghĩa của từ giáo dục, nêu mục đích, đối tƣợng, phƣơng pháp, chƣơng trình

của giáo dục nói chung và giáo dục Phật giáo nói riêng, đƣa ra một số yếu tố
cần thiết để trở thành nhà giáo dục Phật giáo, hệ thống giáo dục và tinh thần
giáo dục.
Hòa thƣợng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Phó ban
Thƣờng trực, Giáo hội tăng ni Trung ƣơng, Từ giáo dục tăng ni hướng đến
giáo dục Phật giáo, nhà xuất bản Tôn giáo năm 2017.
Ban giáo dục tăng ni tỉnh Bình Định, Hệ thống hóa giáo dục Phật giáo
trong thời đại mới, nhà xuất bản Tôn giáo năm 2017
Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Tôn giáo tham gia các hoạt động giáo dục (phần 3, Tập bài giảng
2


Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo – Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong phát huy các
giá trị tốt đẹp của các tôn giáo để phát triển bền vững.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học, đa dạng tôn giáo ở khu vực Tây Nam bộ
hiện nay và định hướng chính sách, ngày 10 tháng 8 năm 2018, tại An Giang,
chủ đề Đa dạng tôn giáo ở miền Tây Nam bộ (nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh
Kiên Giang)
Bên cạnh đó, có thể thấy một số bài nghiên cứu tại Hội thảo Phát huy
vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, Nxb Tôn giáo,
2017 nhƣ: Ni sƣ Thích nữ Nguyệt Liên, ủy viên Thƣờng trực Ban trị sự Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Trƣởng ban từ thiện xã hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Công tác bảo trợ xã hội và dạy nghề của Phật giáo
Việt Nam tỉnh Quảng Trị hiện nay; Ban từ thiện xã hội Phật giáo Việt Nam
tỉnh Tiền Giang, Hoằng pháp với công tác giáo dục ; Tiến sĩ Vũ Văn Chung,
bộ môn Tôn giáo học, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Giáo dục bậc học mầm non của Phật giáo Việt Nam hiện
nay; Sơn Ngọc Khanh, Tìm hiểu hoạt động khuyến học – khuyến tài của chùa
Ngọc Phước (xã Phong Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh); Đại đức Thích

Minh Khải, ủy viên Ban từ thiện trung ƣơng, Trƣởng ban từ thiện xã hội Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, Một số vấn đề chung về giáo dục
mầm non trong Phật giáo; PGS.TS. Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó Chủ
nhiệm ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc
hội, Sự tham gia của các tổ chức và cá nhân tôn giáo vào phát triển giáo dục
mầm non – Thực trạng và một số kiến nghị chính sách; Đỗ Thị Minh Thảo,
bộ môn Tôn giáo học, Trƣờng Đại Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Giáo dục nghệ thuật Phật giáo bằng phương pháp nghiên
cứu và giảng dạy tiên tiến; Hòa thƣợng Thích Minh Thiện, ủy viên Hội đồng
trị sự, Trƣởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An và Thạc
3


sĩ Dƣơng Hoàng Lộc, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Trường Bồ Đề Phương Duy – Một mô hình giáo dục phục
vụ cộng đồng tiêu biểu của Giáo hội Phật giáo: thành tựu, khó khăn và gợi ý
một số giải pháp; TS. Nguyễn Hữu Thụ (bộ môn Tôn giáo học, Trƣờng Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) và TS Nguyễn
Thị Thúy Hằng (khoa Triết học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), Vai trò của Phật giáo đối với việc hướng
nghiệp dạy nghề ở nước ta hiện nay; PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Giáo dục tự
viện truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Kỷ yếu hội thảo 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam 1981 –
2011, nhà xuất bản Tôn giáo cũng có một số bài viết đề cập đến giáo dục Phật
giáo ở Việt Nam nhƣ: Thƣợng tọa Thích Thanh Nhã, ủy viên Hội đồng Trị sự
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban trị sự Thành hội Phật giáo thành phố
Hà Nội; Hiệu trƣởng trƣờng Trung cấp Phật học thành phố Hà Nội, Đào tạo
tăng tài trong Giáo hội Phật giáo hiện nay; Nguyễn Văn Quý, phòng nghiên
cứu Phật giáo, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Công tác giáo dục đào tạo tăng tài
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thuận lợi và thách thức; Tiến sĩ Nguyễn

Mạnh Cƣờng, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày
nay với vấn đề giáo dục đại học (nhìn từ đào tạo tiến sĩ, chuyên ngành Tôn
giáo học); Tỳ kheo ni Thích Nhƣ Nguyệt (Viên Minh), Một số vấn đề liên
quan giáo dục Phật giáo; nhà xuất bản Tôn giáo; Thƣợng tọa Thích Thanh
Đạt, Học viện Phật giáo Việt Nam, Đôi điều về giáo dục Phật giáo xưa và
nay; PGS.TS Nguyễn Đức Lữ, Những đóng góp của giáo dục Phật giáo Việt
Nam hiện nay về văn hóa, xã hội; Đại đức Thích Thiện Chí, ủy viên Thƣờng
trực, Phó Văn phòng, Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang, Trƣởng ban
Quản trị chùa Tam Bảo, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Những đóng
góp của chùa Tam Bảo với việc phát huy truyền thống yêu nước;
4


Tiến sĩ khoa học, Thƣợng tọa Thích Minh Nhẫn; Tạp chí 15 năm một
chặng đƣờng: Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang – nơi ƣơm mầm yêu
thƣơng; Tạp chí Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang; xuất bản
tháng 8 năm 2017
Minh Kim Quách Văn Thành, nguyên Phó Giám đốc trung tâm từ thiện
xã hội Phật Quang; Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang một mô hình nhập
thế của Phật giáo Kiên Giang; Tạp chí Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên
Giang; xuất bản tháng 8 năm 2017
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt
Nam tỉnh Kiên Giang, khóa VIII, nhiệm kỳ 2012 – 2017 nhƣ: Hòa thƣợng
Thích Huyền Thông, Phó Trƣởng ban Thƣờng trực Ban trị sự: Phật giáo Kiên
Giang phát triển ổn đinh và bền vững trong lòng dân tộc; Quách Văn Thành –
Minh Kim, ủy viên Ban trị sự, phó phân ban gia đình phật tử Kiên Giang;
Phật giáo Kiên Giang tiếp nối con đường “hộ quốc an dân” do Thầy tổ đã
vạch ra; Tỳ kheo Thích Minh Tiến, Chánh đại diện Phật giáo thành phố Rạch
Giá, Tăng ni là thành viên tiêu biểu trong công tác xây dựng và phát triển
Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại đức Thích Minh Nhựt, Chánh đại diện Phật

giáo huyện An Minh, Phát huy công tác phật sự vùng sâu; văn kiện Đại hội
Đại biểu Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang; Ni sƣ Thích nữ Nhƣ Thiện, ủy
viên kiểm soát Ban trị sự - Trụ trì chùa Bửu Sơn, Những kinh nghiệm trong
hoạt động xây dựng nhà tình thương…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: chỉ ra thực trạng hoạt động giáo dục của Phật giáo ở Kiên
Giang hiện nay và một số vấn đề đặt ra.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày khái lƣợc chung về hoạt động giáo dục của Phật giáo và
Phật giáo Kiên Giang.
5


- Chỉ ra thực trạng hoạt động giáo dục của Phật giáo (Bắc tông) ở Kiên
Giang hiện nay và những vấn đề đặt ra.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo.
Phƣơng pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, logic
– lịch sử, khái quát hóa, đối chiếu, so sánh...
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động giáo dục của Phật giáo Bắc tông ở
tỉnh Kiên Giang.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động giáo dục của Phật
giáo Bắc tông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động giáo dục của Phật giáo
Bắc tông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản về hoạt

động giáo dục của Phật giáo và ý nghĩa của hoạt động giáo dục này.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu hoạt động giáo dục của Phật giáo ở
Kiên Giang hiện nay.
Vận dụng hoạt động giáo dục của Phật giáo vào giáo dục nói chung ở
Kiên Giang.
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những môn
học liên quan đến hoạt động giáo dục của Phật giáo trong đạo đức, lối sống,
giao tiếp...

6


Đề tài khái quát nguồn gốc của giáo dục đó là dạy, sự rèn luyện tinh
thần nhằm phát triển trí thức và huấn luyện tình cảm đạo đức. Sự dạy dỗ,
truyền thọ, đào luyện làm cho con ngƣời tiếp nhận sự giáo dục đƣợc mở man
trí tuệ, đức hạnh.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; luận văn gồm 2
chƣơng với 5 tiết.

7


Chƣơng 1.
KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA
PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO Ở KIÊN GIANG
1.1. Khái lƣợc hoạt động giáo dục của Phật giáo
Theo Điều 9, Luật giáo dục 2005 khẳng định, Phát triển giáo dục là
quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân

tài. Giáo dục đầu tiên là hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời; trau
dồi, hun đúc nên bản sắc, đƣa con ngƣời từ chỗ chƣa có ý thức đến có ý thức,
từ con ngƣời chƣa có lý trí đến con ngƣời có lý trí.
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát
triển tinh thần, thể chất của một đối tƣợng nào đó, làm cho đối tƣợng ấy dần
dần có đƣợc những phẩm chất và năng lực nhƣ yêu cầu đề ra [28, tr.497].
Từ đó, giáo dục con ngƣời, giáo huấn đạo đức, trí tuệ và hình thành
nhân cách con ngƣời. Từng bƣớc nâng cao trình độ học vấn, để đạt đƣợc giá
trị chân - thiện - mỹ của con ngƣời.
Giáo dục của Phật giáo (theo nghĩa rộng) là định hƣớng con đƣờng tu
học cho tăng ni, phật tử trên nền tảng Giới - Định - Tuệ để đạt đƣợc đích đến
là sự giác ngộ và giải thoát. Đó là một quá trình y cứ vào Tam Tạng kinh điển
(Kinh, Luật và Luận) để tổ chức các hoạt động dạy và học, hoằng dƣơng,
truyền bá chánh pháp đến ngƣời tín đồ Phật giáo, nhằm giúp cho họ có những
nhận thức đúng đắn về các giá trị sống, từ đó có những thay đổi về hành vi,
nhận thức, ý thức, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống, hƣớng tới giá
trị chân, thiện, mỹ [35, tr.388 - 394]. Sống theo Tứ Vô Lƣợng Tâm “từ, bi, hỷ,
xả”, giải thoát sinh tử, thành tựu phật đạo nhƣ kinh Pháp Hoa dạy: Đức phật
ra đời nhằm mục đích khai thị chúng sinh ngộ nhận Phật chi kiến.

8


Giáo dục của Phật giáo (theo nghĩa hẹp), là chỉ bảo, uốn nắn, truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm sống làm cho con ngƣời trở nên hoàn hảo [5, tr.374 381]. Bản chất của Phật giáo là giáo dục, nói đến Phật giáo là nói đến giáo
dục, trên nền tảng của giới và đức, của từ bi và trí tuệ, giáo dục là thuộc tính
luôn đƣợc thể hiện trong sinh hoạt đời sống của ngƣời con Phật là đạo vô ngã
và vị tha; Là dạy cho con ngƣời biết và hiểu giáo lý Phật giáo. Qua đó, bồi
dƣỡng, phát triển hoàn thiện hơn về mặt trí thức và tâm thức, để trở thành
những con ngƣời tốt hơn, có phẩm hạnh và có đạo đức, trở thành những ngƣời

chân thật, từ bi và biết kính trọng ngƣời khác; những con ngƣời có trí tuệ,
sống có lý tƣởng, suy nghĩ hợp lý, thích ứng đƣợc với bối cảnh xã hội [30,
tr.127].
Hoạt động giáo dục của Phật giáo đƣợc hiểu là một chuỗi các hoạt
động nhằm giúp cho con ngƣời vƣợt qua cảnh khó khăn, hoạn nạn, để vƣơn
lên trong cuộc sống, trên tinh thần từ bi, bác ái. Dƣới góc độ Phật giáo, không
chỉ là sự dạy và học mà còn là quá trình chuyển hóa nội tại, cải tạo cái xấu,
phát huy bồi dƣỡng cái tốt, trang bị cho mỗi cá nhân những nhận thức chính
kiến, đức tin chân chính.
Theo nghĩa rộng hoạt động giáo dục của Phật giáo là nghiên cứu mục
đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp và tổ chức giáo dục. Khi
con ngƣời đƣợc rèn luyện thì có khả năng hoạt động trong các lĩnh vực: kinh
tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, kỹ thuật, tôn giáo...; qua đó, trang bị
cho Tăng ni sinh về thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo.
Định hƣớng giáo dục của Phật giáo là định hƣớng cho con ngƣời có
đạo đức phẩm hạnh, có văn huệ, tu huệ, giải thoát và giải thoát trì kiến, lột bỏ
mọi kiến hoặc, tƣ hoặc, hình thành chánh kiến giải thoát. Tự giáo dục bằng trí
tuệ và phẩm hạnh của mình phải huấn luyện và đào tạo Tăng ni sinh tự giáo

9


dục chính họ, phải tự giác trau dồi tam tuệ học, xóa bỏ tam độc, hƣớng tới
tam giải thoát. Tha giáo dục là giao thoa nhân duyên.
Giáo dục giúp cho con ngƣời có đƣợc những kinh nghiệm cần thiết để
sống, thích ứng và phát triển, mang lại cho con ngƣời mặt trí thức và văn
hóa, giúp cho họ có nhiều cống hiến hơn cho xã hội. Nhƣ vậy giữa xã hội và
hoạt động giáo dục luôn có mối quan hệ biện chứng, có sự tác động qua lại
lẫn nhau.
Trong đó, xã hội đóng vai trò là nhân tố, quy định hoạt động giáo dục,

định hƣớng cho sự phát triển của giáo dục, còn giáo dục có tác động tích cực
đối với sự phát triển của xã hội. Giáo dục là quá trình đƣợc tổ chức có ý thức,
hƣớng đến mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm,
thái độ của ngƣời dạy và ngƣời học theo hƣớng tích cực, gồm cả việc dạy và
học, việc truyền thụ, phổ biến kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tác động trực tiếp đến một chủ thể nào đó, để phát triển hoàn thiện
nhân cách, làm cho chủ thể có mục tiêu, hƣớng đích nhất định. Giáo dục Phật
giáo chủ yếu: Kinh tạng là giáo thuyết Phật giáo nói để khai ngộ chúng sinh,
đạt chứng Niết bàn và hóa độ hữu tình, nhằm đƣa con ngƣời đạt tới đỉnh cao
của trí tuệ và tình cảm của con ngƣời trọn vẹn.
Kinh đƣợc coi là khế kinh. Khế nghĩa là phù hợp, phù hợp chân lý, phù
hợp cơ duyên và phù hợp với thời gian.
Luật tạng là giới luật Phật dạy cho những đối tƣợng tu dƣỡng, nói theo
thông thƣờng là luật lệ quy tắc sinh hoạt, là quy luật đạo đức cần thiết cho tất
cả mọi ngƣời dù sống độc cƣ hay trong tập thể trong cộng đồng.
Luận tạng là tất cả những nghị luận, biện luận làm sáng tỏ nghĩa lý
các giáo thuyết do Phật nói, đƣợc các La hán, Bồ tát rút trong kinh tạo ra
[32, tr.37].

10


Các yếu tố trên nếu vận dụng phát triển tiềm năng của tƣ duy, thực tập
phƣơng pháp quản trị đời mình qua tƣ tƣởng đạo đức Phật giáo, nâng cao đời
sống hƣớng thiện, hạnh hiếu thảo, học tập những thói quen tốt để phát triển
thành nhân cách tốt…
Tất cả đều hƣớng đến mục đích vận dụng tƣ tƣởng giáo dục và đạo đức
của Phật giáo, ứng dụng vào đời sống thƣờng ngày, qua đó nhằm phát huy
tinh thần trách nhiệm đối với tự thân và cộng đồng, nâng cao nghệ thuật sống:
sống khỏe, sống hạnh phúc và sống an lạc, đặc biệt là hƣớng dẫn tƣ tƣởng đạo

hiếu của nhà Phật để tăng ni phật tử, các em phát huy tốt tinh thần tri ân và
báo ân, uống nƣớc nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa…
Giáo dục Phật giáo không chỉ để phát triển trí tuệ, thấu hiểu bản chất
thực sự của các pháp, mà còn hiểu đƣợc những điều chân thực và có giá trị.
Học Phật là đi theo con đƣờng đức Phật đã dạy để nhận sự chân thật, qua đó
loại bỏ những quan điểm sai lầm, trái đạo đức. Giáo dục Phật giáo là một quá
trình tiệm tiến. Nghe giảng, ghi nhớ, suy nghiệm và thực tập (văn – tƣ – tu)
đƣợc xem nhƣ một tiến trình giáo dục, không phải xảy ra trong chốc lát mà là
quá trình diễn biến theo thứ bậc, theo thời gian, có lộ trình nhất định.
Nhận định từ góc độ giáo dục Phật giáo, giáo dục không chỉ là việc dạy
học và việc học mà còn là quá trình chuyển hóa nội tâm, cải tạo cái xấu, thay
thế, bồi dƣỡng và phát huy cái tốt, trang bị cho mỗi ngƣời những kiến thức
chính kiến, đức tin chân chính và những phẩm chất tâm linh cao thƣợng để
mỗi ngƣời có thể làm hành trang tƣ lƣợng cho đời sống an lạc, hạnh phúc cá
nhân, gia đình, học đƣờng và cộng đồng xã hội.
Ngoài ra, giáo dục Phật giáo còn trang bị và hoàn bị cho con ngƣời có
thể sống an lạc và hạnh phúc, góp phần xây dựng một quê hƣơng đất nƣớc
giàu đẹp, một xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Giáo dục Phật giáo
không đào tạo con ngƣời trở thành con ngƣời nghề nghiệp mà giáo dục con
ngƣời trở thành con ngƣời an lạc và hạnh phúc.
11


Giáo dục trong nội bộ Phật giáo
Nam và nữ cƣ sĩ là hai trong tứ chúng của đức Phật, giữ vai trò quan
trọng trong sự phát triển và sự trƣờng tồn của đạo Phật. Hƣớng về giới nữ vì
chiếm năm mƣơi phần trăm dân số, họ coi trọng đời sống tâm linh hơn. Họ
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội.
Ngôi chùa là nơi hƣớng dẫn Phật tử việc học hỏi, tu học nhiều hơn chứ
không chỉ dừng lại ở việc lễ bái tín ngƣỡng. Phật giáo mạnh là nhờ các chùa

mạnh, chùa mạnh nhờ Tăng ni trụ trì mạnh. Có kế hoạch chi viện, hỗ trợ cho
các chùa có đủ sách báo, phƣơng tiện phục vụ cho công tác giáo dục – Hoằng
dƣơng Phật pháp.
Nội dung giáo dục chủ yếu đi vào xây dựng niềm tin, xây dựng con
ngƣời sống theo thập thiện, ngăn chặn sự băng hoại xuống cấp của đạo đức,
khơi dậy lòng từ bi hỷ xả để mọi ngƣời phát tâm công đức làm từ thiện xã hội
nhƣ giúp đỡ, chăm sóc các ngƣời già neo đơn, nuôi dạy trẻ tật nguyện, mồ
côi, khám chữa bệnh miễn phí, ủng hộ đồng bào bị thiên tai...
Giáo dục tinh thần từ bi, hướng thiện
Với tâm từ bi, với lòng yêu thƣơng con ngƣời, Phật giáo đã vƣợt qua
hàng rào ngăn cách vô nhân đạo giữa con ngƣời với con ngƣời.
Giá trị nhân đạo của Phật giáo thể hiện trƣớc hết ở tinh thần bình đẳng,
vị tha, coi con ngƣời dù ở địa vị nào cũng có giá trị nhƣ nhau. Trên tầm quốc
tế, nếu có nhiều quốc gia và ngƣời dân thực hành các pháp hoàn thiện nhƣ
đức Phật đã thực hành thì chúng ta sẽ xây dựng đƣợc một cộng đồng chia sẻ,
đùm bọc nhau trong tình thân ái.
Do vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Kiên Giang nói riêng, đƣợc xây dựng trên nguyên tắc “Thống
nhất ý chí và hành động; Thống nhất lãnh đạo và tổ chức” [2, tr.301 - tr.309].

12


Trải qua thời gian, đức Phật dạy từ bi là trạng thái tâm cao thƣợng, tất
cả chúng ta dù đi, đứng, nằm, ngồi, đều phải trú trong niệm từ bi để đem lại
an lạc và hạnh phúc cho tự thân và xã hội. Trong tứ vô lƣợng tâm, tu tập tâm
“từ” là để mở rộng lòng thƣơng yêu đối với mọi chúng sinh, chế ngự đƣợc
tâm sân hận. Tu tập tâm từ bi là để có thể vui cùng niềm vui của mình và của
ngƣời khác. Tu tập tâm hỷ là để vui cùng niềm vui của mình và của ngƣời. Tu
tập tâm xả là để không có ý niệm phân biệt giữa mình và ngƣời.

Giáo dục lối sống lành mạnh thông qua giữ gìn giới luật
Trong Ngũ giới, giới thứ nhất không sát sinh là không sát hại sự sống,
mục đích của giới này là không phải chỉ để ngăn ngừa bản thân không ghét,
giết hại mà còn khuyên mọi ngƣời chớ giết hại. Phật giáo cũng căn cứ vào
tâm ý để phân biệt hành động thiện ác. Trong kinh Phật có câu: “nhất niệm
khởi, thiện ác dĩ phân”.
Giới thứ hai, không trộm cắp đƣợc hiểu là “bất đắc bất dự nhi thủ”, tức
là vật gì không thuộc về mình, không có sự đồng ý của ngƣời khác thì không
đƣợc lấy. Trong xã hội hiện nay, lòng tham đƣợc biểu hiện dƣới dạng tiềm ẩn,
nhiều dạng khác nhau và phức tạp, nhƣ Hòa thƣợng Thích Minh Châu đã chỉ
ra: “thuộc phạm vi giới này, không phải chỉ là hoạt động trộm cắp lộ liễu, mà
còn cả những hành vi buôn lậu, tham nhũng, lừa đảo, lật lọng trong buôn bán
để kiếm những món lời bất chính, lạm dụng chiếm đoạt của công” [32, tr.69 tr.72].
Một trong những yếu tố đứng đầu, có tác hại nghiêm trọng đến nhân
cách con ngƣời là lòng tham. Dƣới mọi hình thức, tính tham luôn đƣợc coi là
một hành vi tiêu cực, có tác hại đến đạo đức con ngƣời. Trong quan niệm của
Phật giáo về “tam độc” là “tham, sân, si” thì “tham” là độc tố đứng đầu. Ngăn
ngừa lòng tham, đừng để nó tự do điều khiển hành vi của mình, đó là cơ sở lý
luận mà Phật giáo xây dựng giới thứ hai.
13


Giới thứ ba, không tà dâm đƣợc hiểu theo nội hàm “duy chế tà dâm”,
tức là phải ngăn ngừa hạn chế dục vọng trong một giới hạn nhất định mà xã
hội cho phép. Hành vi đƣợc gọi là không tà dâm trƣớc hết phải thể hiện tính
nhân sinh, phải đảm bảo về mặt pháp lý và phải đặt trong một quy phạm
đạo đức.
Giới thứ tƣ, không nói dối đƣợc hiểu là không đƣợc “lƣỡng thiện, ác
khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ”, nếu vi phạm vào bốn nguyên tắc này thì đều bị cho
là hành vi nói dối, hành vi kiêu ngạo, tự đề cao mình bằng cách mạo phạm, trá

hình nhằm mê hoặc mọi ngƣời.
Giới thứ năm, không uống rượu là đòi hỏi con ngƣời phải luôn tỉnh táo.
Sự sáng suốt của tâm trí là điều kiện hết sức quan trọng để tự định hƣớng và
điều khiển hành vi của mỗi con ngƣời.
Sự phát triển nhân cách con ngƣời luôn đòi hỏi tính hoàn thiện về cả
mọi mặt; trong đó, có sự phát triển tƣ duy về mặt nhận thức là một điều kiện
hết sức quan trọng. Nó vừa là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con ngƣời,
vừa là công cụ để con ngƣời định hƣớng hành vi của mình trong cuộc sống.
Vấn đề hoàn thiện nhân cách con ngƣời, phát huy nhân tố con ngƣời là
vấn đề trung tâm của mọi thời đại. Ngũ giới giúp cho con ngƣời hoàn thiện
trong tƣ tƣởng và hành vi, nhằm phát triển hoàn thiện nhân cách con ngƣời
theo nhân sinh quan Phật giáo.
Những vấn đề Ngũ giới đặt ra một mặt nhằm ngăn chặn mầm mống có
nguy hại đến tƣ cách đạo đức con ngƣời; mặt khác có tác dụng kích thích
những hành vi tốt phát triển. Về mặt lý luận cho thấy Ngũ giới đã đảm bảo
đƣợc ba mặt thể dục - trí dục - đức dục đối với việc hoàn thiện nhân cách
con ngƣời.
Nhƣ vậy, có thể nói Ngũ giới là những nét đặc thù riêng của nền giáo
dục Phật giáo, nó tƣơng quan với tứ vô lƣợng tâm, bát chánh đạo, giới định
14


tuệ và với giáo lý khác của Phật giáo. Tu tập năm giới là con ngƣời đã tự hoàn
thiện nhân cách, sống một cuộc đời đạo đức, an lạc và hạnh phúc thực sự. Giữ
gìn năm giới tốt đẹp, con ngƣời sẽ sống khỏe mạnh, sống thọ, sống thoải mái,
tự tại, sống có nghị lực, có trí tuệ, sống thiện, sống an lành hạnh phúc.
Xây dựng các mối quan hệ bình đẳng, khoan dung, tôn trọng lẫn nhau
trong gia đình, xã hội
Tƣ tƣởng bình đẳng trong Phật giáo đƣợc đề cao. Ta có thể dễ dàng tìm
thấy tƣ tƣởng này trong bất kỳ Kinh luận nào của Phật giáo. Phật giáo cho rằng

mọi ngƣời đều nhƣ nhau, mọi ngƣời đều bình đẳng, phải yêu thƣơng lẫn nhau.
Hãy nhìn xung quanh thế giới bằng ánh mắt vị tha hơn, bao dung hơn.
Với tâm từ bi, lòng yêu thƣơng con ngƣời, Phật giáo đã phá đi hàng rào ngăn
cách vô nhân đạo giữa con ngƣời với con ngƣời. Phật giáo không tách rời lợi
ích cá nhân và lợi ích xã hội mà nhấn mạnh đồng thời, lợi ích cá nhân và lợi
ích xã hội, phải đi cùng nhau để tạo ra sự hạnh phúc cho nhân loại.
Giáo dục đạo đức môi trường
Giáo dục môi trƣờng là nhằm giúp cho con ngƣời hiểu rõ đƣợc môi
trƣờng, tham gia cải thiện môi trƣờng. Môi trƣờng tốt thì con ngƣời khỏe
mạnh, phát triển tốt, môi trƣờng xấu thì con ngƣời bị đối mặt với bệnh tật,
thiên tai… Giáo dục môi trƣờng là giáo dục ý thức, đánh thức tỉnh con ngƣời
phải có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng tức là bảo vệ chính
mình. Ngày 12 tháng 10 năm 2018, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
huyện U Minh Thƣợng, cùng các cơ quan, ban ngành huyện, xã Vĩnh Hòa sở
tại, đã thành lập câu lạc bộ bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu,
tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ “Phật tử chùa Phổ Hiền tham gia bảo vệ môi
trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu” hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Kiên Giang xây dựng mô hình “câu lạc bộ tôn giáo tham gia bảo vệ môi
trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
15


Giáo dục lối sống lành mạnh, tích cực, hướng đến hạnh phúc, an lạc
Giáo dục Phật giáo với rất nhiều giáo lý khuyên răn con ngƣời, xây
dựng cho con ngƣời một lối sống lành mạnh. Phật giáo khuyên con ngƣời
sống ở đời phải nhớ “tứ ân” là bốn ơn lớn: ơn cha mẹ, ơn thầy bạn, ơn quốc
gia, ơn Tam bảo. Đó là công lao sinh thành nuôi nấng, dạy bảo của cha mẹ cả
đời mà mỗi ngƣời không thể đền đáp đƣợc.
Giáo dục Phật giáo hƣớng con ngƣời phải hiếu hạnh, luôn biết cung
kính cha mẹ, vâng lời và hết lòng phụng dƣỡng cha mẹ. Ơn thầy bạn là những

ngƣời đã đem đến cho ta những tri thức để ta trƣởng thành khôn lớn, có đạo
đức, chúng ta phải siêng năng học hành, lễ phép, chân thành, kính thầy mến
bạn. Ơn Tổ quốc, vì nhờ đó ta có đƣợc cuộc sống bình an.
Ơn Tam bảo là ơn đức Phật đã xây dựng nên một học thuyết đạo đức
với những điều Giới luật khuyên răn con ngƣời sống vì lòng từ bi, bình đẳng,
luôn tu dƣỡng rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách.
Giáo dục là giáo dục con ngƣời, vậy phải hình dung ra con ngƣời là
nhƣ thế nào, bản tính ra sao. Ngoài Phật giáo, xƣa nay phƣơng Tây cũng nhƣ
phƣơng Đông thƣờng có hai khuynh hƣớng cho rằng bản tính con ngƣời là
thiện hoặc ác. Theo đó, “thiện” (phẩm chất con ngƣời, hành vi), tốt, lành,
hợp với đạo đức (nói khái quát). Làm điều thiện, vƣơn tới cái chân, cái
thiện, cái mĩ. Tận thiện, tận mĩ (hoàn toàn tốt đẹp). “thiện” là giỏi, thành
thạo. “Ác”: (ngƣời hoặc việc), gây hoặc thích gây đau khổ, tai họa cho ngƣời
khác. Kẻ ác. Làm điều ác. Đối xử ác. 2. có tác dụng gây nhiều tai hại; dữ
dội…[28, tr.1192].
Phƣơng Đông có ba phƣơng hƣớng rất rõ: Mạnh Tử chủ trƣơng hƣớng
thiện, khuynh hƣớng dùng nhân trị. Tuân Tử chủ trƣơng tính ác, khuynh
hƣớng dùng pháp trị.

16


Phật giáo chủ trƣơng có ba tính thiện, bất thiện, vô kỷ, bản chất con
ngƣời là duyên khởi và vô ngã. Con ngƣời là một hữu thể có đặc tính nhƣ
vậy. Giáo dục Phật giáo muốn giúp con ngƣời có hạnh phúc, biết tu tập
chuyển hóa tham, sân, si. Biết thanh lọc tham, sân, si thành thiện pháp vô
tham, vô sân, vô si. Biết chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Biết vun trồng và
tƣới ẩm những hạt giống chính niệm ở trong tâm thức của mỗi ngƣời.
Giáo dục của Phật giáo đã giúp tất cả Tăng ni, Phật tử tại gia theo Phật
là để đạt đƣợc thanh tịnh tâm ý, để đạt đến trạng thái giải thoát, trạng thái niết

bàn. Đức Phật đã nêu rõ: “cũng nhƣ nƣớc biển chỉ có một vị là vị mặn, này
Paharada, Pháp và Luật của ta chỉ có một vị, là vị giải thoát” [32, tr.87].
Hạnh phúc chỉ đến thật sự khi giải thoát đồng nghĩa với tinh thần vô
ngã, tâm linh con ngƣời thoát khỏi tham, sân, si… bỏ qua tất cả phiền não và
an vui trong cảnh giới niết bàn... Giải thoát với đồng nghĩa là vô ngã, vô
tham, vô sân, vô si, thoát khỏi luân hồi, tuyệt đối an tịnh niết bàn. Là con
ngƣời, nếu có cái nhìn đúng đắn thì chúng ta phải tự tu tập để có thể chuyển
hóa tham, sân, si và chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc đích thực ngay
trong cuộc sống hằng ngày.
Giáo dục con ngƣời xã hội trong mối tƣơng quan biện chứng hai chiều
giữa cá nhân và xã hội, tạo thành động lực giữa xã hội tƣơng trợ và phát triển.
Tức là nền giáo dục trong đó bao gồm sự phát triển tâm linh, sự quan hệ huyết
thống và sự quan hệ xã hội trong những chuẩn mực nhất định. Giáo dục con
ngƣời cá nhân là nhằm vào các đặc tính sẵn có và đánh thức những gì tiềm ẩn
trong con ngƣời trỗi dậy.
Mục tiêu của giáo dục là đƣa con ngƣời đến chỗ giải thoát mọi khổ đau,
nhƣng giáo pháp của Phật giáo còn phân biệt từng trƣờng hợp, từng hoàn
cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hƣớng dẫn từng cá nhân đi theo
những con đƣờng nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp.
17


Các phiền não này là những khổ đau. Giáo dục của Phật giáo giúp cho
con ngƣời có niềm tin vững chãi, không sợ hãi, không sợ vƣớng vào các thành
kiến, định kiến, các tín điều và giáo điều, tin vào ý nghĩa thiện, lời nói thiện
và việc làm thiện của chính bản thân mình. Giá trị giáo dục của Phật giáo là
hƣớng đến sự phát triển toàn diện của con ngƣời, qua các mặt của đời sống,
đặc biệt là tâm thức, nhằm kiến tạo một đời sống trí tuệ và hạnh phúc thật sự,
ngay tại con ngƣời này và trong cuộc đời này.
Cũng nhƣ mọi nền giáo dục khác, giáo dục của Phật giáo nhằm hoàn

thiện con ngƣời. Theo quan niệm của Phật giáo: con ngƣời là một chúng sinh
có khả năng thành Phật. Phật là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành.
Đây có thể nói là một định nghĩa mà Phật giáo hƣớng đến đối tƣợng giáo dục,
là con ngƣời đầy sức sống, đầy năng lực và tính nhân bản.
Con ngƣời ấy đƣợc trở về đúng bản vị làm ngƣời, trở về chính mình.
Phƣơng pháp giáo dục là lĩnh vực hoạt động của khoa học giáo dục về việc
giảng dạy và học tập, tổ chức các phƣơng tiện giáo dục, soạn thảo các chƣơng
trình giáo dục, giáo hóa và truyền giáo chánh pháp, nhằm đáp ứng với mọi
trình độ căn cơ của chúng sinh, với sự thật, với lẽ phải, thực tế, với các nhu
cầu lý luận, với các nhu cầu thời đại và hoàn cảnh xã hội.
Các nhà giáo dục xƣa nay khi đề cập đến phƣơng pháp giáo dục thƣờng
quan tâm đến ba lĩnh vực: phƣơng pháp soạn thảo chƣơng trình, phƣơng pháp
giảng dạy và học tập, phƣơng pháp tổ chức học đƣờng và các tiện ích giáo
dục. Muốn đạt hiệu quả giáo dục, ba lĩnh vực này phải đƣợc vận dụng một
cách linh động, tiến bộ mãi để phù hợp với trình độ đáp ứng nhu cầu đƣa con
ngƣời và xã hội tiến lên.
Vì vậy, phƣơng pháp giáo dục Phật giáo cần phải đáp ứng đƣợc mục
đích của từng nhóm đối tƣợng. Nhƣ đối với ngƣời bình thƣờng các Tỳ kheo
cũng ra sức giảng pháp, đem tinh thần Phật giáo để truyền đạt cho mọi ngƣời
18


mà không cần hệ thống tổ chức đầy đủ, giáo trình và môn học nghiêm ngặt
nhƣ giáo dục cho các tu sĩ, các phƣơng pháp giảng dạy gồm có:
* Phương pháp truyền đạt
Vì đối tƣợng giáo dục Phật giáo ở đây là đủ mọi thành phần, mọi trình
độ học vấn, ngôn ngữ, văn hoá, vì thế phƣơng pháp truyền đạt để làm sao cho
đối tƣợng học tập phải đủ khả năng nhận thức mọi vấn đề và áp dụng đƣợc
vào thực tế cuộc sống, đó chính là phƣơng pháp khó nhất và quan trọng nhất
đối với giáo dục Phật giáo.

Trong truyền đạt, có thể vận dụng, khơi dậy giác quan nghe nhìn,
quan sát vật, cảnh, tranh ảnh, chuyện kể… sẽ giúp cho buổi học thêm sinh
động và thú vị. Chẳng hạn nhƣ bản thân mỗi ngƣời đã phần nào có sẵn trong
mình khái niệm chân – thiện – mỹ, nhƣng họ vẫn lơ mơ, vấn đề đặt ra là, khi
truyền đạt phải tạo ra cơ hội, điều kiện để ngƣời học có thêm quan sát tìm
hiểu, tiếp cận với thực tại để suy ngẫm, thấu hiểu và liên hệ đƣợc với chính
bản thân mình.
Coi trọng giáo dục Phật pháp, nhất là gia đình Phật tử, đây chính là
nhịp cầu nối, là cánh tay nối dài, là những ngƣời góp phần tích cực trong việc
vận động tuyên truyền cho những ngƣời khác cùng thực hiện theo hƣớng
thiện của mình, theo phƣơng châm “lấy hoa thơm lấn dần cỏ dại”.
* Phương pháp soạn thảo chương trình, tổ chức học tập
Bằng phƣơng pháp soạn thảo chƣơng trình và tổ chức học tập, việc giáo
dục Phật giáo đã phát triển rất sâu rộng trong tất cả mọi tầng lớp xã hội.
* Phương pháp giảng dạy
Nói về đạo đức, Phật giáo đề cập đến tứ vô lƣợng tâm, bát chánh đạo,
giới định tuệ với những bài thuyết giảng với mục đích hoàn thiện con ngƣời
trở thành mẫu mực, đạo đức, an lạc và hạnh phúc.

19


Những giáo lý đó là nền giáo dục đặc thù của Phật giáo đƣợc đức Phật
truyền đạt cách đây đã trên hai nghìn năm trăm năm và đến nay vẫn còn
nguyên giá trị và thiết thực. Đức Phật dạy: các ngƣơi phải siêng năng tu tập
các điều thiện mà đƣợc mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tƣơi, sống yên ổn,
vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ [32, tr.106].
Quan niệm từ, bi, hỷ, xả và tính hƣớng thiện của Phật giáo là một trong
những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo; tƣ tƣởng bình đẳng hòa bình, đem
tình thƣơng yêu đến với mọi ngƣời, có tính chất nhân văn sâu sắc trong giáo

dục đạo đức.
Quan niệm đó góp phần hoàn thiện nhân cách con ngƣời thông qua
những việc làm ý nghĩa nhƣ cứu giúp ngƣời hoạn nạn, giữ vững tinh thần lá
lành đùm lá rách hay thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân hay một con ngựa
đau cả tàu bỏ cỏ… một truyền thống tƣơng thân, tƣơng ái quý báu của dân tộc
Việt Nam, hay triết lý vô thƣờng, vô ngã; giúp con ngƣời giảm bớt cái tôi vị
kỷ, giúp con ngƣời sống cuộc đời đạo đức, lành mạnh vì xã hội văn minh và
phát triển.
Hoạt động giáo dục bên ngoài xã hội
Có thể nói, giáo dục của Phật giáo hƣớng ra bên ngoài xã hội là một
hoạt động cụ thể, tác động tích cực đến đối tƣợng, vƣơn ra bên ngoài xã hội
với nhiều hình thức hoạt động, chẳng hạn nhƣ phối hợp các tổ chức giáo dục
những ngƣời lầm lỗi để hoàn lƣơng, trở về với gia đình, ngƣời thân, trở thành
công dân có ích cho xã hội. Ngoài ra, còn giáo dục cho tăng đoàn: gia đình
phật tử, đoàn thanh niên phật tử, tổ chức sinh viên phật tử. Mục đích giáo dục
bên ngoài xã hội là định hƣớng cho con ngƣời, sống có trách nhiệm với cộng
đồng xã hội, thể hiện tinh thần vị tha, khoan dung, thƣơng ngƣời nhƣ thể
thƣơng thân, một miếng khi đói bằng cả gói khi no.

20


×