Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

thiết kế máy trồng mía

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 61 trang )

GVHD: Trần Thiên Phúc

LỜI NÓI ĐẦU
Với những thành tựu phát triển khoa kỹ thuật trong suốt gần hai thập kỷ qua, ngành
Cơ khí nói chung cũng như các ngành Kỹ thuật thiết kế nói riêng đã có những bước phát
triển to lớn và thay đổi đáng kể bộ mặt của một ngành được xem là cốt lõi trong lịch sử
con người. Dần dần, các công nghệ thiết kế và chế tạo… đã và đang là xu hướng chủ đạo
của ngành Cơ khí trong tương lai gần. Ngoài ra, Cơ khí ngày nay vẫn kế thừa và phát
triển những thành tựu kỹ thuật công nghệ đạt được như các cụm chi tiết máy: hộp giảm
tốc, các bộ truyền động… Tất cả tạo nên một bức tranh hài hòa giữa kỹ thuật xưa và nay.
Trong đó, Việt Nam cũng đã đang cố gắng bắt kịp theo xu hướng này; do đó những
môn đào tạo chuyên môn như Kỹ thuật điều khiển tự động, Tự động hóa sản xuất, PLC
hay Robot công nghiệp… được các trường Đại học đào tạo kỹ thuật Cơ Khí, tiêu biểu là
Đại Học Bách Khoa TP.HCM, đưa vào chương trình đào tạo nhằm giúp cho sinh viên có
kiến thức cơ bản về Cơ khí trong phân ngàng thiết kế lẫn chế tạo. Song song với những
đổi mới trong chương trình đào tạo ấy, chúng ta cũng cần phải trang bị những kiến thức
cơ bản nhất của Cơ khí như Chi tiết máy, Nguyên lý máy hay Vẽ kỹ thuật …
Để thỏa mãn điều kiện nói trên, sinh viên Cơ Khí đều phải thực hiện bài luận về
chuyên ngành để hiểu cũng như vận dụng kiến thức đã học, áp dụng vào thực tiễn đời
sống hằng ngày. Với tiêu chí đó, Khoa Cơ Khí, trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM
luôn tổ chức cho sinh viên năm cuối thực hiện Luận Văn Tốt Nghiệp để đánh giá kiến
thức của quá trình học tập của sinh viên.
Lời cuối xin cám ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến PGS.TS TRẦN THIÊN PHÚC và
các thầy cô đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội hiểu rõ hơn về con đường nghề
nghiệp mà chúng em đã chọn.
Với kiến thức còn hạn hẹp, vì vậy thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, em rất
mong nhận được ý kiến từ thầy cô và các bạn.
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN CÔNG HIẾU
1



SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc

MỤC LỤC

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................. 8
1.1: Tổng quan ..................................................................................................................... 8
1.1.1: Giới thiệu về cây mía ............................................................................................. 8
1.1.2: Lịch sử phát triển của máy trồng mía ở nước ta .............................................. 9
1.1.3: Các loại máy trồng mía đang có trên thị trường ................................................. 10
1.2: Giới thiệu đề tài .......................................................................................................... 13
1.2.1: Vấn đề cần giải quyết........................................................................................... 13
1.2.2: Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 13
1.2.3: Kết luận ................................................................................................................ 13
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN........................................... 14
2.1: Tiến hành lựa chọn các phương án ............................................................................ 14
2.1.1: Các phương án thiết kế ........................................................................................ 14
2.1.1.1: Đào đất và Rạch hàng : ................................................................................. 14
2.1.1.2: Cắt hom ......................................................................................................... 22
2.1.1.3: Bón phân ........................................................................................................ 23
2.1.1.4: Lắp đất ........................................................................................................... 25
2.1.2: Lựa chọn các phương án ..................................................................................... 26

2.2: Sơ đồ truyền động: ..................................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY ................................................................. 28
3.1: Tính toán và lựa chọn động cơ máy kéo: ................................................................... 28
3.1.1: Tính lực cắt đất, lực đào đất: .............................................................................. 28
3.1.2: Lựa chọn máy cày: ............................................................................................... 29
3.2: Lập bảng đặc tính với công suất trích từ động cơ máy cày ....................................... 30
2

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
MỤC LỤC

3.2.1: Tính số vòng quay động cơ .................................................................................. 30
3.2.2: Phân phối tỉ số truyền .......................................................................................... 30
3.2.3: Lập bảng đặc tính ................................................................................................ 31
3.3: Tính toán và thiết kế hộp giảm tốc ............................................................................. 32
3.4: Tính toán bộ truyền xích ............................................................................................ 34
3.5: Tính toán trục ............................................................................................................. 36
3.6: Chọn ổ lăn .................................................................................................................. 39
3.5.1: Ổ trong hộp giảm tốc ........................................................................................... 39
3.5.2: Ổ lăn tại bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng ..................................................... 39
3.5.3: Ổ lăn trên trục vít................................................................................................. 39
3.7: Tính toán thiết kế khung máy và các bộ phận khác ................................................... 40
3.7.1: Thiết kế khung máy .............................................................................................. 40
3.7.2: Thiết kế hộp cắt hom và bộ truyền bánh răng thẳng: .......................................... 44
3.7.2.1: Thiết kế bộ truyền bánh răng thẳng: ............................................................. 44
3.7.2.2: Thiết kệ hộp cắt hom và dao cắt .................................................................... 45
3.7.3: Thiết kế hộp chứa phân bón và trục vít ............................................................... 47

3.7.3.1: Thiết kế hộp chứa phân bón: ......................................................................... 47
3.7.3.2: Thiết kế băng tải trục vít: .............................................................................. 47
3.7.4: Thiết kế bộ phận làm đất...................................................................................... 51
3.7: Tính năng suất làm việc của máy ............................................................................... 51
CHƯƠNG 4: AN TOÀN-VẬN HÀNH-BẢO DƯỠNG ................................................... 53
4.1: Tính năng kỹ thuật, ưu nhược điểm của máy thiết kế: ............................................... 53
4.2: Hướng dẫn sử dụng:................................................................................................... 54
4.3: Bảo dưỡng máy: ......................................................................................................... 55
4.3.1: Bảo dưỡng vận hành:........................................................................................... 55
4.3.2: Bảo dưỡng định kỳ: .............................................................................................. 55
4.4: Kiểm tra sửa chữa máy trồng mía: ............................................................................ 56
4.4.1: Các vấn đề cần chú ý khi tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa: .................................. 56
4.4.2: Vận hành thử không tải: ...................................................................................... 56
4.5: An toàn lao động: ....................................................................................................... 56
3

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
MỤC LỤC

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 61

4

SVTH: Nguyễn Công Hiếu



GVHD: Trần Thiên Phúc
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Hình ảnh thực tế về cây mía……………………………………………………….....8
Hình 1.2: Thiết bị trồng mía đầu tiên ở Việt Nam……………………………………………..9
Hình 1.3: Thiết bị trồng mía 2 hàng loại I……………………………………………….……10
Hình 1.4: Thiết bị trồng mía 2 hàng loại II…………………………………………………...11
Hình 1.5: Thiết bị trồng mía 2 hàng loại III…………………………………………………..12
Hình 2.1: Các dạng dao cắt……………………………………………………………..……...14
Hình 2.2: Các dạng răng xới đất……………………………………………………….…....…15
Hình 2.3: Các thông số của quá trình cắt đất………………………………………...….…..16
Hình 2.4: Những phương pháp cắt đất bằng dao……………………………………...…….17
Hình 2.5: Những dạng phôi đặc trưng………………………………………………….……..18
Hình 2.6: Các loại mòn dao……………………………………………………………...……..19
Hình 2.7: Tấm đào đất và rạch hàng………………………………………….......…………..19
Hình 2.8: Chảo tròn và răng xới…………………………………………………….…...…….20
Hình 2.9: Dao cắt mía loại thẳng…………………………………………………….…….…..21
Hình 2.10: Dao cắt mía loại xoay……………………………………………….……….…….22
Hình 2.11: Băng tải trục vít…………………………………………………………..……...…23
Hình 2.12: Phễu tròn chứa phân bón………………………………………………………….24
Hình 2.13: Bánh xe lắp đất………………………………………………………………...……25
Hình 2.14: Chảo tròn lắp đất……………………………………………………………..….…26
Hình 2.15: Sơ đồ truyền động của các cơ cấu trong thiết bị trồng mía…………..….……27
Hình 3.1: Máy kéo Kubota M9540…………………………………………………............….29
Hình 3.2: Sức nâng của máy kéo……………………………………………………...………..30
Hình 3.3 Khung máy dựng bằng phần mềm 3D……………………………………………...42
Hình 3.4: Sơ đồ bố trí dao cắt…………………………………………………………..….…..46
Hình 3.5: Hộp chứa phân bón dạng 3D……………………………………………….………47
Hình 3.6: Các thông số vít tải……………………………………………………………...…...48

5

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
MỤC LỤC

Hình 3.7: Các loại vít tải………………………………………………………………...……...48
Hình 3.8: Sơ đồ bố trí vít tải vào thiết bị trồng mía…………………..……..………………49
Hình 3.9: Các dạng máng cho vít tải…………………………………….…………………….49
Hình 5: Mô hình máy trồng mía thực tế………………………………….……………………58

6

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Hệ số lực cản cắt……………………………………………………………….…….28
Bảng 3.2: Sức nâng của máy kéo……………………………………………………………….30
Bảng 3.3: Đặc tính của thiết bị trồng mía……………………………………………………..31
Bảng 3.4: Thông số hình học bộ truyền bánh răng côn trong hộp giảm tốc……………...33
Bảng 3.5: Thành phần lực tác dụng lên bộ truyền bánh răng côn trong hộp giảm tốc….33
Bảng 3.6: Thông số hình học bộ truyền xích…………………………………………….……35
Bảng 3.7: Ổ đũa côn cỡ nhẹ 7206…………………………………………………………...…39
Bảng 3.8: Ổ bi đỡ một dãy cỡ nhẹ 700107……………………………………………………39

Bảng 3.9: Ổ bi đỡ chặn một dãy cỡ hẹp 36206……………………………………………....40
Bảng 3.10: Thông số hình học bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng trong hộp
cắt hom…………………………………………………………………………………………….44
Bảng 3.11: Thành phần lực tác dụng lên bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng
trong hộp cắt hom……………………………………………………….…………………….…45
Bảng 4: Thông số kĩ thuật của thiết bị trồng mía……………………………………………53

7

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1: Tổng quan
1.1.1: Giới thiệu về cây mía
Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài
lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa
thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu thế giới. Chúng có thân
to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m. Tất cả các dạng mía đường được trồng
ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng được trồng để thu hoạch nhằm
sản xuất đường.

Hình 1.1: Cây mía

8

SVTH: Nguyễn Công Hiếu



GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN

1.1.2: Lịch sử phát triển của máy trồng mía ở nước ta

Hình 1.2: Thiết bị trồng mía đầu tiên ở Việt Nam
Năm 2004, Trung tâm Năng lượng và máy công nghiệp ( ĐH Nông lâm Tp Hồ Chí
Minh ) đã chế tạo và khảo nghiệm thành công chiếc máy trồng mía đầu tiên ở Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của máy cắt hom, máy trồng mía có thể giúp giảm đến 77% chi phí lao
động và trên 40% giá thành trồng so với cách trồng thủ công.
MTM-2 là máy trồng mía bằng hom, hai hàng kép, được thiết kế với năng suất trồng
0,3-0,5 ha/h bao gồm các công đoạn được tiến hành cùng lúc: rạch hàng, bón phân (phân
vô cơ và phân hữu cơ vi sinh), đặt hom, lấp đất và tùy đặc điểm của đất, thời tiết có thể
tiến hành luôn việc nén đất.
MTM-2 đã được khảo nghiệm trên 13 ha mía ở Tây Ninh và cho kết quả tốt hơn nhiều
so với cách trồng thủ công.
Theo các chủ ruộng có đất trồng với máy MTM-2, dự kiến năng suất có thể tăng 15
tấn/ha (tăng 25%) so với cách trồng thủ công hiện nay. Với kết quả trên, máy trồng mía
MTM-2 và máy cắt hom mía MCHM-8 đã được hội đồng nghiệm thu thuộc Sở Khoa học
- công nghệ TP HCM đánh giá xuất sắc
Năm 2008, qua nhiều lần cải tiến máy trồng mía đa năng đã đợc ra đời. Máy này có
thể đảm nhiệm được các nhiệm vụ: phá gốc, cày, xới đất, bừa phẳng, gom cỏ, gốc, chặt
hom, rạch hàng, bón phân, bỏ hom, lấp đất, nén chặt... Bề rộng làm việc của bộ phận cày,
bừa phẳng từ 1,35 – 2,25 m; độ sâu tối đa 60 cm, với máy xới sâu tối da 30cm, năng suất
0,7 –1 ha một giờ.
Bộ phận trồng mía rạch được hai hàng cùng lúc, độ sâu rãnh trồng điều chỉnh theo
từng vùng đất. Bón phân vi sinh, phân vô cơ, phân tổng hợp chính xác xuống rãnh qua
ống định hướng phân và điều chỉnh lượng phân qua van. Khe định hướng hom trồng, cho

hom nằm đúng vị trí, thẳng đều. Sau khi đã rạch hàng, bỏ phân, hom bộ phận cần gạt phía
9

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN

sau làm nhiệm vụ lấp đất và cho bộ phận nén chặt. Khoảng cách hàng có thể trồng kép
(40cm), hàng đơn có thể điều chỉnh khoảng cách từ 80 – 160cm.
1.1.3: Các loại máy trồng mía đang có trên thị trường
Máy trồng mía 2 hàng loại 1: các cơ cấu trông bộ truyền hoạt động dựa vào
động cơ trích xuất từ máy kéo

Hình 1.3: Thiết bị trồng mía 2 hàng loại I
Đặc điểm của máy:
-

Máy sử dụng lực kéo của máy cày để di chuyển
Máy vận hành bằng động cơ trích từ máy cày
Sử dụng khớp nối từ máy kéo đến thiết bị trồng mía

Ưu điểm:
- Độ sâu làm việc được điều chỉnh, hiệu suất cao
- Khoảng cách giữa các hạt mía có thể điều chỉnh, giúp cây mía phát triển
- Các cơ cấu rạch hàng, bón phân, cắt hom hoạt động một cách đồng bộ
- Thực hiện 8 công đoạn canh tác mía: đào rãnh, bón phân, cắt hom thành nhiều
đoạn, lắp đất, nối đất, tưới nước
- Năng suất gấp 8-10 lần lao động phổ thông, cường độ lao động thấp, hiệu suất cao

- Các cơ cấu được vận hành liên tục
Nhược điểm:
-

Giá thành của máy tương đối cao
Thiết kế máy không an toàn với người sử dụng
Không có giá đỡ mía, lượng mía được đặt lên xe thấp
10

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN

Máy trồng mía 2 hàng loại 2: các cơ cấu hoạt động nhờ vào lực đẩy và lực xới từ
đất, không sử dụng bộ trích xuất từ máy kéo

Hình 2.4: Thiết bị trồng mía 2 hàng loại II
Đặc điểm của máy:
- Máy sử dụng lực kéo của máy cày để di chuyển
- Máy làm việc nhờ hệ thống bánh xe bám vào đất, vận tốc quay của bánh xe bằng
với vận tốc quay của máy chủ. Máy chủ vận chuyển với tốc độ 5km/h. Khi bánh xe quay
kéo theo trục lắp bánh xe quay. Trên trục lắp bánh xe có lắp 2 đĩa xích và qua sợi xích
truyền động cho một trục trong hộp dao cắt mía qua bánh xích bị động. một trong hai trục
này có lắp bánh xích để truyền động đến cơ cấu bón phân.
- Máy bao gồm chức năng bón phân và tưới nước, tuy nhiên dung tích khá nhỏ
Ưu điểm:
-


Độ sâu làm việc được điều chỉnh, hiệu suất cao
Khoảng cách giữa các hom mía có thể điều chỉnh, giúp cây mía phát triển
Kết hợp tất cả các công đoạn làm đất: đào đất, rạch hàng, xới đất, lắp đất, nối đất
Cường độ lao động thấp, hiệu suất cao
Ít tốn nhiên liệu hơn

Nhược điểm:
-

Giá thành của máy tương đối cao
Lượng phân bón khá ít
Thiết kế máy phức tạp, cần bảo trì thường xuyên

11

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN

Máy trồng mía 2 hàng loại 3: Các cơ cấu hoạt động nhờ vào lực từ đông cơ được trích
xuất từ máy kéo, một phần không sử dụng

Hình 2.5: Thiết bị trồng mía 2 hàng loại III
Đặc điểm của máy:
-

Máy sử dụng lực kéo của máy cày để di chuyển
Bộ phận cắt hom được sử dụng động cơ trích từ máy kéo

Cơ cấu bón phân sử dụng lực từ lực kéo từ bánh xới bám vào đất khi máy kéo di
chuyển

Ưu điểm:
- Độ sâu làm việc được điều chỉnh, hiệu suất cao
- Khoảng cách giữa các hom mía có thể điều chỉnh, giúp cây mía phát triển
- Giá thành rẻ hơn so với các loại khác
- Dễ dàng thay đổi các thông số từng cơ cấu mà không làm ảnh hưởng đến các cơ
cấu khác
Nhược điểm:
-

Thiết kế máy đơn giản hơn
Năng suất thấp hơn, còn sai sót trong quá trình cắt hom
Lượng phân bón bị lãng phí nhiều

12

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN

1.2: Giới thiệu đề tài
1.2.1: Vấn đề cần giải quyết
Để tăng hiệu quả kinh tế từ việc trồng và thu hoạch mía, thì gia đoạn trồng mía là
một khâu khá quan trọng, trồng mía cần nhanh chóng nhưng lại đảm bảo được độ chính
xác khá cao và tránh được nhiều thất thoát. Hiện nay, những người nông dân trên khắp cả
nước đều tiến hành trồng mía bằng phương pháp truyền thống, sử dụng tay và sức người

là chính. Như vậy sẽ cần một số lượng khá lớn nhân công và chi phí bỏ ra là khác nhiều
nhưng lại tiến hành trồng mía với năng suất khá thấp
Để giảm bớt các vấn đề lao động trong mùa vụ và tiến hành trồng mía trong thời
gian ngắn nhằm đạt được năng suất cao hơn, nâng cao lợi nhuận và cắt bớt chi phí nhân
công. Một trong những giải pháp để cải thiện hiện trạng trên đó là cơ giới hóa trong quá
trình trồng mía trong canh tác. Đây là nguyện vọng của phần lớn nông dân, với nhu cầu
của nông dân trồng mía, việc cho ra đời máy trồng mía là hoàn toàn cần thiết với điều
kiện thực tế ở Việt Nam
1.2.2: Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra nguyên lý hoạt động cho máy trồng mía với tình hình thực tế ở Việt Nam
và thiết kế máy trồng mía
1.2.3: Kết luận
Từ việc phân tích ưu nhược điểm của những loại máy trồng mía có trên thị trường,
kết hơp với việc cải tiến các cơ cấu chấp hành, ta lựa chọn máy trồng mía sử dụng toàn
bộ bằng các bộ truyền cơ
Chế tạo mô hình chứng minh nguyên lý hoạt động của máy trồng mía
Tính toán các thông số hoạt động của máy trồng mía
Thiết kế chi tiết máy trồng mía

13

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

CHƯƠNG 2 :
XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
2.1: Tiến hành lựa chọn các phương án

2.1.1: Các phương án thiết kế
2.1.1.1: Đào đất và Rạch hàng :
Quá trình cắt đất là quá trình tách khỏi khối đất tạo ra hòn, lớp, hoặc những phoi
đất bằng dao cắt gọi là những dụng cụ cắt
Những dạng dao cắt đất chủ yếu:

HÌNH 2.1: Các dạng dao cắt đất
14

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

1.Dao cắt vuông góc
2.Dao cắt phẳng vuông góc lệch
3.Dao cắt phẳng vuông góc với lưỡi cắt là đường gấp khúc
4.Dao cắt phẳng vuông góc với lưỡi cắt là đường cong
5,6.Dao cắt với 2 hay 3 cạnh cắt
7,8,10.Dao cắt nghiêng với cạnh cắt là đường cong
9.Dao cắt phẳng với cạnh cắt là đường cong
Các loại răng xới:

HÌNH 2.2: Các dạng răng xới đất
Răng cong (a): được sử dụng để xới các loại đất lẫn đá tảng, đá hộc với chiều sâu xới đến
0,8m
Răng cong (b): được sử dụng để xới các loại đất lẫn đá nhỏ và các loại đất còn lại với
chiều sâu xới đến 0,8m
Răng cong (c): cho phép giảm lực ấn sâu răng xới vào đất khi góc cắt của răng xới lớn

Răng cong (d,e,g,h): được sử dụng để xới các loại đất rắn với chiều sâu xới đến 2 m

15

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Cơ sở lí thuyết về quá trình cắt đất:
-

Những loại đất thích hợp trồng mía: đất pha cát, đất xám và đất sét nặng
Thành phần cấp phối:
+
Đất cát: 0, 25  2 mm
+
Đất cát tinh: 0, 05  0, 25 mm
+
Bụi: 0, 005  0, 05 mm
+
Bụi sét: < 0,005 mm

Các thông số chính của quá trình cắt đất:

HÌNH 2.3: Các thông số trong quá trình cắt đất
Trong đó:
-


Lực cản cắt P được phân tích thành 2 thành phần lực vuông góc với nhau
P01 : lực cản tiếp tuyến
P02 : lực cản pháp tuyến

-

v: vận tốc cắt - Vận tốc chuyển dời của dụng cụ cắt trên nền đất
 : góc cắt
 : góc sau của dụng cụ cắt
 : góc sau

16

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Những phương pháp cắt đất bằng dao cắt:

HÌNH 2.4: Những phương pháp cắt đất bằng dao
1.Cắt ấn
2.Cắt lấn
3.Cắt có 2 bề mặt cắt
4.Cắt nửa tự do
5.Cắt hớt
Mặc dù trong từng thời điểm vị trí tương đối của dao cắt với khối đất đã được xác
định, nhưng khi cắt đất vẫn tạo ra những hình dạng khác nhau, vì phụ thuộc vào tính chất
của đất, độ ẩm, độ bền và thành phần cấp phôi


17

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Những dạng phôi đặc trưng:

HÌNH 2.5: Những dạng phôi đặc trưng
1.Phoi dính liên kết
2.Phoi bậc thang
3.Phoi từng phần riêng biệt
4.Phoi đứt đoạn
Khi cắt đất mềm dẻo thường tạo ra phoi dính liên kết và phoi bậc thang
Khi cắt đất khô, rắn, cứng thì tạo ra phoi từng phần riêng biệt và phoi đứt đoạn
Cắt đất tạo thành phoi có tiết diện khác nhau thì lực cản sinh ra khi đó cũng khác
nhau. Nghĩa là lực cản cắt pháp tuyến, lực cản cắt tiếp tuyến phụ thuộc vào chiều rông B
và chiều dày h của phôi
một trong những đặc điểm nữa ảnh hưởng đáng kể đến giá trị lực cắt và quá trình cắt đất
là hiện tượng mòn, cùn của dao cắt. Hiện tượng này làm tăng lực cản cắt đất lên đến
60  200% , có khi còn cao hơn

18

SVTH: Nguyễn Công Hiếu



GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Hình 2.6: Các loại mòn dao
1.Dao sắt
2.Dao mòn
3.Dao cùn
Lực cắt còn thay đổi và phụ thuộc vào giá trị góc cắt  , giá trị góc cắt  nếu tăng
từ 40  60o thì lực cản cắt tác dụng vào dao cắt tăng lên gấp 2 lần. Nhưng nếu giảm góc
cắt  xuống dưới 30 o , có thể làm tăng lực cản cắt nói chung
o

Lực cản cắt biến đổi và phụ thuộc vào đặc điểm của dạng phoi tạo ra.
Để làm giảm lực cản cắt tối đa nhất thì   30  45o , dựa vào đó thiết kế tấm rạch
có   45o
Từ những phương pháp cắt đất và xới đất, ta thiết kế các bộ phận kết hợp các tính năng
đào đất, rạch hàng, xới đất.

19

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

-

Tấm đào đất và rạch hàng:


Hình 2.7: Tấm đào đất và rạch hàng
Tấm được thiết kế với đất cắt răng cong kết hợp với thanh thẳng có thể xới được
các loại đất rắn
Ưu điểm:
-

Thiết kế đơn giản, dễ sử dụng
Khoảng cách hàng được giữa cố định
Dễ bảo trì và thay thế

Nhược điểm:
- Không thể điều chỉnh khoảng cách của hàng xới
- Đầu xới và tấm rạch được gắn chặt với nhau nên việc bảo trì khá khó, khi hỏng
đầu xới thì bỏ luôn cả tấm rạch hàng
- Khó bảo trì, khi hư cần phải thay thế cái khác

20

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

-

Chảo tròn và răng xới:

Hình 2.8: Chảo tròn và răng xới
Sử dụng chảo tròn kết hợp với răng cong xới đất

Ưu điểm:
- Đầu xới và chảo tròn được tách riêng dễ dàng cho việc tháo lắp và bảo trì
- Khoảng cách giữa 2 hàng có thể điều chỉnh bằng việc điều chỉnh hướng của chảo
tròn
Nhược điểm:
-

Giá thành tương đối cao
Răng chảo dễ bị mòn

Để đảm bảo độ chính xác và đơn giản hóa máy công tác, ta chọn tấm rạch hàng để thực
hiện các tính năng làm đất

21

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

2.1.1.2: Cắt hom
- Dùng dao chặt mía:

Hình 2.9: Dao cắt mía thẳng
Đặc điểm:
-

Mía được cắt bằng chuyển động tịnh tiến của dao


Ưu điểm:
-

Dễ dàng bảo trì, tháo lắp
Giá thành rẻ, dễ sử dụng
Dao ít bị mòn

Nhược điểm:
-

Tốc độ cắt chậm

-

Dùng dao xoay:

Hình 2.10: Dao xoay cắt mía
22

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Đặc điểm:
-

Mía được cắt bằng chuyển động quay của dao


Ưu điểm:
- Có thể kết hợp với chuyển động quay của trục, đồng bộ với các cơ cấu truyền
động khác
- Tỉ số truyền của bộ truyền bánh răng là 1:1, có thể thay đổi được tốt độ cắt theo
nhu cầu
- Mía được cắt nhanh và đều giữa các hom mía
Nhược điểm:
-

Sử dụng khá nhiều dao cắt
Cần có bộ truyền bánh răng, phải kiểm tra thường xuyên
Dễ gây tai nạn cho người sử dụng

2.1.1.3: Bón phân
- Dùng băng tải trục vít:

Hình 2.11: Băng tải trục vít
Đặc điểm:
-

Phân bón được di chuyển theo hướng khác nhau, tùy loại ren trái hay ren phải
Được lắp vào trục cố định, đồng bộ với cơ cấu truyền động khác

Ưu điểm:
-

Cấu tạo đơn giản
Giá thành không cao
23


SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

-

Kích thước bao ngang nhỏ
Không tổn thất vật liệu
Tự động hóa với các bộ truyền khác trong máy
An tooàn trong làm việc và bảo dưỡng

Nhược điểm:
- Sự mài mòn mạnh của máng, cánh vít, các ổ đỡ treo
- Cần bảo trì liên tục máng, do vận chuyển phân bón nên máng cần được vệ sinh
hợp lý
- Năng suất thấp
Sử dụng băng tải trục vít làm bộ truyền động chính cho cơ cấu bón phân

Hình 2.12: Phễu tròn chứa phân bón
-

Vít tải được truyền từ các bộ truyền của cơ cấu, trích xuất từ đông cơ máy kéo:

Đặc điểm:
- Vít tải được truyền từ bộ truyền bánh răng thẳng ( trong hộp cắt hom ) qua bộ
truyền xích
Ưu điểm:
-


Dễ dàng chế tạo và lắp ráp
Lượng phân bón được rải đều và chính xác, năng suất cao
Dễ dàng vận hành và bảo trì

Nhược điểm:
-

Do sử dụng đông cơ riêng nên trang bị sẽ không được an toàn
Không đồng bộ với các truyền động khác của máy
24

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


GVHD: Trần Thiên Phúc
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

- Không được tự động hóa, cần phải có một nguười giũ trách nhiệm trong việc điều
khiển việc bón phân
- Vít tải hoạt động nhờ vào lực kéo từ bánh xới đất
Đặc điểm:
- Bánh xới đất bám vào đất sâu khoảng 1/3 so với mặt đất
- Lực tác dụng lên vít tải là lực kéo từ bánh xới lên bộ truyền vít tải thông qua bộ
truyền xích, khi máy kéo di chuyển bánh xới di chuyển theo
Ưu điểm:
-

Dễ dàng điều chỉnh tốc độ của vít tải và điều chỉnh lượng phân bón
Lượng phân bón được rải đều và chính xác, năng suất cao

Tiết kiệm được nhiêu liệu hơn

Nhược điểm:
-

Do sử dụng đông cơ riêng nên thiết bị trồng mía sẽ phức tạp hơn
Không đồng bộ với các truyền động khác của máy
Không sử dụng được với một số địa hình phức tạp

2.1.1.4: Lắp đất
- Dùng bánh xe
Bánh xe có thể lắp đất khá tốt, tuy nhiên hiệu quả không được ổn định

Hình 2.13: Dùng bánh xe để lắp đất
25

SVTH: Nguyễn Công Hiếu


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×