1. Lời giới thiệu
Lịch sử phát triển mấy nghìn năm của văn minh nhân loại đã chứng minh
rằng “Con người là động lực của sự phát triển xã hội, trong đó có những con
người tài năng bao giờ cũng là động lực tiên phong, đẩy nhanh tốc độ phát triển
của xã hội”.
Để chuẩn bị cho một kỉ nguyên mới - Kỉ nguyên của tri thức khoa học và
công nghệ, các quốc gia trên thế giới đang hướng tới một chiến lược phát triển
bền vững, trong chiến lược này thì con người được đặt vào vị trí trung tâm.
Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước
để đưa nước ta tiến kịp các nước, các quốc gia khác trên thế giới và hội nhập với
quốc tế cùng tiến vào thế kỉ XXI, thì không còn con đường nào khác là phát huy
tiềm năng trí tuệ của cả dân tộc. Nhận thức đúng đắn về vần đề này, văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu: "Cùng với khoa học và công nghệ,
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài".
Để thực hiện được mục tiêu đó, trong những năm đầu và những năm tiếp
theo của thế kỉ XXI, chúng ta cần phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là bậc
tiểu học - bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt cơ sở ban đầu
cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách của con người, tạo nền móng
vững chắc cho giáo dục phổ thông và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục tiểu học nhằm: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
Do vậy đội ngũ giáo viên tiểu học phải hội tụ được đầy đủ những yêu cầu
về phẩm chất đạo đức, trình độ sư phạm, trình độ chuyên môn,... để thực hiện tốt
mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng và mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung.
Đảng và Nhà nước ta đã thực sự quan tâm đến nguồn lực con người, xem
nguồn lực con người là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Từ quan điểm đó Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Trong đó nhiệm vụ cụ thể yêu cầu “Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ quản lí, đội ngũ nhà giáo, xây dựng nhà trường là một
trung tâm bồi dưỡng giáo viên”. Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; tạo
1
cơ hội; động viên, khuyến khích giáo viên tự học tập để nâng cao trình độ
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội là rất cần thiết.
Nhận thức rõ về vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện học sinh. Trong đó, vấn đề làm thế nào để nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên đang trở thành vấn đề cấp bách hơn lúc nào hết.
Bởi đất nước đang cần những tài năng để có thể đi tắt, đón đầu và tiếp thu những
thành tựu khoa học mới của công nghệ hiện đại và phát minh ra những sáng kiến
đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển
đất nước.
Trong năm học 2018- 2019, tôi đã áp dụng thử một số biện pháp bồi dưỡng
giáo viên ở trường Tiểu học Vân Hội và đã thu được một số kết quả đáng ghi
nhận. Nhưng thực tế, đội ngũ giáo viên của trường vẫn còn có những hạn chế về
kiến thức, phương pháp dạy học, trình độ sử dụng máy tính… cần khắc phục.
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như trên, tôi mạnh dạn
chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên trường tiểu học Vân Hội”.
2. Tên sáng kiến
Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Vân
Hội.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Phùng Đắc Vinh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học Vân Hội, huyện Tam Dương,
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0965496111
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Phùng Đắc Vinh – Hiệu trưởng trường tiểu học Vân Hội, huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học
Vân Hội.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Tháng 8/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
2
Sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo ngày càng được đánh giá đúng vị trí trong
sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Thời kì đổi mới, chất lượng giáo dục
ngày càng được quan tâm và trở thành tiêu chí quan trọng trong việc nhìn nhận
đánh giá kết quả lao động của cán bộ quản lí và giáo viên. Kỷ cương trong mọi
hoạt động của nhà trường ngày được duy trì, các chế độ sinh hoạt tổ nhóm
chuyên môn, phong trào thi đua dạy giỏi, các hoạt động thăm lớp dự giờ học hỏi
tri thức lẫn nhau về tri thức khoa học và kinh nghiệm giảng dạy trở thành hoạt
động thường xuyên. Chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện. Nhưng để
đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới mỗi nhà trường cần cố gắng nỗ lực
nhiều hơn nữa. Giáo viên là yếu tố quyết định của sự nghiệp đổi mới Giáo dụcĐào tạo nói chung và bậc tiểu học nói riêng.
Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có vai trò hết sức quan
trọng để đáp ứng nhu cầu đổi mới, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đất nước. Đặc biệt lao động sư phạm của giáo viên tiểu học mang tính đặc
thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Vì vậy đòi hỏi
giáo viên tiểu học cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình bởi: Tiểu học là cấp
học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên tiểu học là lực
lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo thành công của chủ
trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo
dục tiểu học: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển lâu dài và đúng đắn về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” (Luật giáo
dục).
Do đó giáo viên tiểu học cần có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn
thực chất. Bên cạnh đó, không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để
nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đảm bảo chuẩn
nghề nghiệp.
Nội dung của sáng kiến tôi muốn đề xuất các biện pháp chỉ đạo nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học Vân Hội.
Nhằm tận dụng những thuận lợi đã có và hạn chế được những khó khăn
bất cập để thực hiện mục tiêu giáo dục được thể hiện trong kế hoạch chiến lược
giai đoạn 2015 - 2020 của các nhà trường.
7.1. Giới thiệu khái quát nhà trường
Trường Tiểu học Vân Hội nằm ở phỉa Tây Nam của huyện Tam Dương tiếp
giáp với huyện Vĩnh Tường. Trường được tách lập năm 1994 từ trường PTCS
Vân Hội. Trường được đặt ở vị trí trung tâm xã Vân Hội, là một xã thuần nông,
điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao. Trường có diện tích
7.640 m2.
3
7.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên
7.2.1. Về đội ngũ
Trình độ đào tạo
Tổng
số
Nữ
Dân
tộc
Hiệu trưởng
1
0
0
0
1
0
P.Hiệu trưởng
2
2
0
0
2
0
Giáo viên
27
24
2
1
26
0
Nhân viên
5
5
0
4
1
0
Cộng
35
31
2
5
30
0
Đạt
Trên Chưa đạt
chuẩn chuẩn chuẩn
Ghi chú
7.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên:
Xếp loại
Tổng
Trường
Năm học
số GV Giỏi
Khá
TB
Yếu
TH Vân Hội
2017- 2018
28
5
11
12
0
TH Vân Hội
2018- 2019
27
7
12
8
0
Cộng
55
12
23
20
0
Bảng thống kê xếp loại chuyên môn GV năm học 2017-2018; 2018- 2019
Kết quả sau khảo sát giáo viên lần 1- Tháng 8/2018 (Trước khi triển khai đề
tài)
Nội dung
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Tổng Điểm giỏi
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Nhận thức
24
3
12,5
7
29,2 11
45,8
3
12,5
T.Việt
21
3
14,2
6
28,8
9
42,8
3
14,2
Toán
21
2
9,5
5
23,8 10
47,6
4
19,1
Cộng
66
8
35,2 18
81,8 30 136,2
10
45,8
Bảng thống kê kết quả khảo sát giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến
(Kèm theo phụ lục I).
* Điểm mạnh:
Nhà trường có giáo viên trình độ đào tạo trên chuẩn đạt 96,2%. Đội ngũ
giáo viên:
Có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như các qui định của ngành và
nhà trường. 100% giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh,
trong sáng giản dị, không vi phạm các tệ nạn xã hội, thực sự là tấm gương cho
học sinh noi theo.
Có chuyên môn nghiệp vụ và được khẳng định trong các hoạt động chuyên
môn của nhà trường.
4
Có lòng nhiệt tình tâm huyết thực sự với công việc được giao, ý thức chấp
hành quy chế chuyên môn tốt.
Có kỹ năng thiết kế và sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong hoạt động
giảng dạy trên lớp.
Có sức khoẻ, tự tin, kinh nghiệm, có sự sáng tạo tìm tòi nghiên cứu độc lập
và năng lực giao tiếp.
Ban giám hiệu nhà trường là những người có lập trường tư tưởng vững
vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, tâm huyết mục tiêu phát triển của nhà
trường, quan tâm giúp đỡ tạo cơ hội cho mọi thành viên phát huy tối đa năng lực
bản thân, sẵn sàng giúp đỡ giáo viên khi họ gặp khó khăn, biết chia sẻ vui buồn,
động viên khuyến khích các thành viên kịp thời.
* Điểm yếu:
Giáo viên hợp đồng còn nhiều, tuổi đời và tuổi nghề còn ít nên chưa có
kinh nghiệm về chuyên môn.
Giáo viên văn hóa chưa đáp ứng được tỷ lệ của trường học 2 buổi/ngày dẫn
đến sự mất cân đối trong phân công lao động.
Tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn cao nhưng còn một số giáo
viên trình độ kiến thức chưa tương xứng với bằng cấp. Hiện tại vẫn còn có giáo
viên chỉ dạy được lớp 1, một số giáo viên được đào tạo hệ B của tỉnh Vĩnh Phúc
từ những năm 1992, trình độ đào tạo cao đẳng nhưng không thể dạy được tất cả
các lớp ở tiểu học mà chỉ dạy được lớp 1, 2, 3. Điều này làm cho người lãnh đạo
gặp khó khăn trong quá trình phân công lao động.
Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp dạy
học, chưa có khả năng thích ứng với sự thay đổi, chưa có ý thức tự bồi dưỡng
thường xuyên.
Đội ngũ giáo viên trình độ tin học yếu, số giáo viên sử dụng thành thạo
máy tính còn ít chiếm 46,1%.
* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
Ban giám hiệu chưa được tự chủ về đội ngũ còn phụ thuộc hoàn toàn vào
sự phân bổ của cấp trên nên còn xảy ra tình trạng thừa thiếu cục bộ.
Cán bộ quản lý chưa đưa ra được những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy
phong trào tự học tự bồi dưỡng ở trường.
Một bộ phận nhỏ giáo viên đi học chỉ để có cơ hội chuyển ngạch bậc và
hưởng lương chứ chưa thực sự xác định đi học vì kiến thức, trình độ tay nghề.
Còn có giáo viên vẫn giành nhiều thời gian cho việc làm nghề phụ để phát
triển kinh tế gia đình nên chưa chú trọng đến chuyên môn.
5
Kiến thức và năng lực sư phạm của một số giáo viên chưa đáp ứng được
với yêu cầu hiện tại.
Tổ trưởng chuyên môn tuổi đời còn trẻ nên kinh nghiệm về chuyên môn
còn phần nào hạn chế, nội dung sinh hoạt còn hạn hẹp chưa phong phú.
100% lớp học 2 buổi/ngày nên thời gian để sinh hoạt tổ chuyên môn ít.
7.2.3. Về học sinh:
Trường
TH Vân Hội
Năm học
2018- 2019
Tổng số
lớp
21
Tổng số
học sinh
718
Nữ
BQHS/lớp
346
34,19
7.3. Vấn đề cần ưu tiên, giải quyết
Từ những thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên và một số tồn tại đã
trình bày ở trên, có 3 vấn đề cần ưu tiên, giải quyết để nâng cao chât lượng đội
ngũ giáo viên trường tiểu học trong những năm học tiếp theo là:
a. Tăng cường nâng cao nhận thức cho giáo viên
Vì: Một số giáo viên chưa quan tâm đến việc nắm bắt những chủ trương,
chính sách cũng như các yêu cầu đối với các nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.
b. Tạo động lực phát triển cho giáo viên
Vì: Ban giám hiệu, các đoàn thể chưa thực sự hiểu rõ nhu cầu và mong
đợi của giáo viên, đánh giá mức độ hoàn thành công việc còn mang tính áp đặt.
c. Bồi dưỡng phát triển chuyên môn giáo viên
Vì: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên có
những nội dung còn mang tính hình thức, chưa xác định rõ quy tắc, nội dung và
phương pháp hỗ trợ, thiếu kinh phí đầu tư cho giáo viên trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy.
7.4. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của
các trường Tiểu học.
Xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng quản lý nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên, các trường Tiểu học cần làm tốt một số việc sau:
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, căn cứ vào nội dung kế hoạch và thực trạng đội ngũ giáo viên trong nhà
trường để lập qui hoạch nhân sự trình phòng giáo dục xem xét phân bổ đội ngũ
giáo viên đảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên/lớp. Không để xảy ra tình trạng thừa thiếu cục
bộ.
Tiến hành phân công giáo viên giảng dạy các lớp phù hợp nhằm phát huy
tối đa khả năng của mỗi giáo viên. Tổ chức một số chuyên đề giảng dạy các môn
học và chuyên đề bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
6
Đảm bảo tốt mọi chế độ chính sách đối với giáo viên, nhân viên theo các
văn bản Nhà nước đã ban hành. Đáp ứng nhu cầu chính đáng của giáo viên. Xây
dựng tốt mối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường. Tạo điều kiện cho giáo
viên đi học để nâng cao trình độ.
Tổ chức phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học.
Hiệu trưởng triển khai tới giáo viên, nhân viên đầy đủ các văn bản qui định
của Nhà nước, của ngành đặc biệt là Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học,
Chuẩn Hiệu trưởng tiểu học.
Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng, sưu tầm và đọc thêm tài liệu tham
khảo. Hàng năm vào tháng 8 nhà trường chỉ đạo Phó hiệu trưởng và các tổ trưởng
chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và yêu cầu mỗi thành viên xây
dựng kế hoạch cho riêng mình sau đó tiến hành theo tổ, nhóm, toàn trường.
Hàng năm nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng giáo viên 2 lần (đầu năm
học và cuối năm học). Đề khảo sát có phần nhận thức và kiến thức (phần nhận
thức gồm các câu hỏi liên quan đến các văn bản pháp quy, phần kiến thức là
những bài Toán, Tiếng việt trong chương trình đại trà và nâng cao ở bậc học).
7.5. Kế hoạch hành động để tăng cường quản lý chất lượng đội ngũ giáo
viên của nhà trường
7.5.1. Các mục tiêu của nhà trường để tăng cường quản lý chất lượng đội
ngũ giáo viên năm học 2018- 2019.
Tăng cường nâng cao nhận thức cho giáo viên, điều này rất quan trọng vì
mỗi giáo viên phải hiểu rõ quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục, nhiệm vụ giáo
dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Đảng ta thực sự coi giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục: “Tiếp tục nâng cao chất
lượng toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học... phát huy tinh thần
độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh... thực hiện giáo dục cho mọi người, cả
nước thành một xã hội học tập”. Mỗi giáo viên nắm được thực trạng giáo dục
của đất nước so với khu vực, thế giới. Chất lượng giáo dục của Tỉnh, của địa
phương. Đặc biệt thấy rõ những yếu kém, bất cập như: chất lượng giáo dục đại
trà còn thấp; đội ngũ giáo viên thừa thiếu cục bộ, chất lượng giáo dục của nhà
trường chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai.
Phải tăng cường nhận thức về vai trò của mỗi nhà giáo trong việc thực hiện
mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục của đơn vị và chất lượng đội ngũ giáo
viên là yếu tố quyết định chất lượng, vì sản phẩm của ngành giáo dục là đào tạo
những thế hệ học sinh phát triển toàn diện thực sự là nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh mới.
Hiểu rõ nhu cầu và mong đợi của giáo viên (nhu cầu sinh lý, nhu cầu an
toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu thể hiện).
7
Tạo động lực làm việc cho giáo viên (xác định nhiệm vụ và tiêu
chuẩn thực hiện công việc cho giáo viên; tạo điều kiện thuận lợi để giáo
viên hoàn thành nhiệm vụ; kích thích phong trào thi đua giảng dạy làm
việc khoa học,sáng tạo).
Xác định nhu cầu, nội dung, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Tổ
chức các hình thức bồi dưỡng phát triển chuyên môn giáo viên.
+ Tự học tự bồi dưỡng ngay trong công việc được phân công.
+ Hỗ trợ chuyên môn và phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm (tiến
hành phân loại giáo viên để hỗ trợ; xác định quy tắc, nội dung và phương pháp
hỗ trợ; hỗ trợ giáo viên đổi mới hoạt động dạy học; hỗ trợ giáo viên trong việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp).
* Công tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Việc tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là hết sức cần thiết, song
cần phải tập trung vào một số nội dung sau:
- Bồi dưỡng về lập trường chính trị, phẩm chất nghề nghiệp. Nội dung này
hết sức quan trọng vì nó giúp cho giáo viên có bản lĩnh chính trị, có lương tâm
nghề nghiệp và lòng yêu nghề, mến trẻ hội tụ cả được tài năng và phẩm chất tốt
đẹp của nghề dạy học (nhiệt tình - tâm huyết - năng động - sáng tạo).
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn: cần tập trung vào bồi dưỡng các kiến
thức khoa học, tâm lý của học sinh tiểu học và cần chú trọng đổi mới về phương
pháp và hình thức dạy học.
- Bồi dưỡng năng lực sư phạm: Ngoài việc bồi dưỡng về phương pháp
học người giáo viên còn bồi dưỡng về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức các hoạt
động giáo dục khác, kĩ năng thiết kế giáo án và nhất là kĩ năng sử dụng các
phương tiện kĩ thuật trong dạy học.
Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt cho đội ngũ giáo viên là rất
cần thiết và ngày càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây có thể coi như là
nhiệm vụ chủ yếu để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh.
Ta có thể tóm tắt nội dung bồi dưỡng giáo viên qua sơ đồ sau:
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên
Tổ
chức bồi
Tổ chức
bồi dưỡng
Tổ chức
bồi dưỡng
8
Tổ
chức
bồi
Tổ chức
bồi dưỡng
dưỡng tư
tưởng chính
trị, phẩm
chất nghề
nghiệp
năng lực
chuyên môn
năng lực sư
phạm
dưỡng kiến
thức kinh
nghiệm
thực tế
kiến thức bổ
trợ
7.5.2. Kế hoạch hành động của nhà trường để tăng cường quản lý nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên năm học 2018- 2019
7.5.2.1. Các hoạt động cụ thể:
Hoạt
động
Hoạt
động 1:
Bồi
dưỡng
kiến thức
khoa học
bổ trợ.
Hoạt
động 2:
Huy động
nguồn
vốn
Hoạt
động 3:
Bồi
dưỡng tại
trường
Kết quả cần đạt
100% giáo viên có vốn
Tiếng Anh thiết thực
phục vụ cho việc học tin
học.
Đại diện Ban vận động
đến ít nhất 5 cơ sở để đề
nghị cung cấp vốn
100% giáo viên giỏi,
giáo viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ được thưởng
theo quy chế chi tiêu nội
bộ
Thời
Người phụ trách
gian
Tuần Phó hiệu trưởng phụ trách
1,2
phối hợp với giáo viên
tháng Tiếng Anh
8 năm
2018
Tuần
3,4
tháng
8 năm
2018
Hiệu trưởng phụ trách
phối hợp với Chủ tịch
công đoàn, bí thư đoàn
thanh niên, Ban đại diện
cha mẹ học sinh, tổng
phụ trách đội huy động
các nguồn vốn hợp pháp
để tạo quỹ thu hút giáo
viên
Tham mưu với UBND
huyện, UBND xã tạo
điều kiện cấp đất xây nhà
để giáo viên an cư, gắn
bó lâu dài .
100% giáo viên tự giác
Tuần Tổ chức học tập, hội thảo
tham gia các chuyên đề
1,2
theo chuyên đề để cung
do nhà trường tổ chức,
tháng cấp những kiến thức cập
từng cá nhân sẽ hiểu rõ
9 năm nhật và giải quyết những
những bài khó dạy, mảng 2018 băn khoăn, thắc mắc của
kiến thức còn vướng mắc
giáo viên đặc biệt là kỹ
trong quá trình dạy năm
năng hướng dẫn, phụ đạo
học 2016- 2017.
giúp học sinh học hòa
nhập ở các lớp
9
Điều kiện
Tài liệu liên
quan đến
cách sử
dụng vi tính
Chương
trình huy
động vốn,
thời gian
biểu, lịch
trình được
thống nhất
cụ thể, chi
tiết
Giáo viên
chuẩn bị
những phần
cần giải đáp,
thắc mắc.
Hoạt
động 4:
Giáo viên
tự học và
tự bồi
dưỡng
100% giáo viên xây dựng
kế hoạch và tự học, tự bồi
dưỡng trong 2 tháng hè
những kiến thức phù hợp
với bản thân. Kết quả bồi
dưỡng được ghi chép cụ
thể trong sổ bồi dưỡng
chuyên môn của mỗi cá
nhân.
Giáo viên có kế hoạch
tự bồi dưỡng chuyên môn
đăng ký tự học theo định
kỳ. trình bày kết quả để
giáo viên trong tổ thảo
luận, đánh giá, góp ý.
Hoạt
100% tổ chuyên môn cải
động 5:
tiến nội dung và hình
Chỉ đạo thức sinh hoạt tổ, các
sinh hoạt buổi sinh hoạt nội dung
tổ chuyên phù hợp, thiết thực tránh
môn để hình thức.
nâng cao
chất
lượng
giảng dạy
Tuần
3,4
tháng
9 năm
2018
Phó hiệu trưởng phụ
trách phối hợp cùng 3 tổ
trưởng chuyên môn kiểm
tra kế hoạch tự bồi dưỡng
của từng giáo viên, bổ
sung từ theo dõi kết quả
giảng dạy thực tế trong
năm học để điều chỉnh
phần tự học kịp thời, hiệu
quả.
tháng
10
năm
2018
Tổ trưởng chuyên
môn phụ trách phối hợp
cùng các giáo viên dạy
giỏi huyện, tỉnh là những
cốt cán trong công tác bồi
dưỡng. Họ vừa là người
gương mẫu đi đầu trong
việc bồi dưỡng chuyên
môn, vừa có trách nhiệm
giúp đỡ những thành viên
trong tổ.
Hoạt
động 6:
Bồi
dưỡng kỹ
năng
thăm lớp,
dự giờ
100% giáo viên xây dựng
kế hoạch thăm lớp, dự
giờ từng học kỳ, năm
học.
tháng
11
năm
2018
Hoạt
động 7:
Bồi
dưỡng thi
giáo viên
Có 22 giáo viên văn hóa, 5 tháng
giáo viên bộ môn tham gia 12
thi giáo viên dạy giỏi cấp năm
trường và thi giáo viên chủ 2018
nhiệm giỏi.
Tài liệu bồi
dưỡng giáo
viên các
môn học có
trong thư
viện và có
thể sưu tầm.
Tổ trưởng
chuyên môn
xây dựng kế
hoạch, chỉ
định những
giáo viên có
năng lực tốt
chuẩn bị nội
dung sinh
hoạt theo
chủ đề hội
thảo từng
tuần.
Phó hiệu trưởng phụ Phiếu đánh
trách phối hợp với 3 tổ giá tiết dạy
trưởng
chuyên môn kèm theo
kiểm tra và rút kinh
nghiệm cho giáo viên
cách ghi chép trong sổ
dự giờ và bài học từ ưu
điểm cũng như hạn chế
của đồng nghiệp.
Ban giám hiệu cùng tổ Kế hoạch
trưởng chuyên môn tổ bồi dưỡng
chức các chuyên đề bồi phần thi kiến
dưỡng giáo viên và tổ thức cho
chức tốt hội thi giáo viên giáo viên
10
dạy giỏi
Hoạt
động 8:
Bồi
dưỡng
theo cụm
trường.
Hoạt
động 9:
Bồi
dưỡng sử
dụng
mạng
Internet
dạy giỏi cấp trường hàng
năm và thi giáo viên chủ
nhiệm giỏi.
100% giáo viên tham gia tháng Tổ chức chuyên đề trao
chuyên đề về đổi mới 1 năm đổi kinh nghiệm với
phương pháp dạy học
2019 trường bạn
100% giáo viên biết vào
mạng Internet để tra cứu
tài liệu tham khảo hỗ trợ
cho giảng dạy và các
công tác khác.
tháng Phó hiệu trưởng phụ
2 năm trách phối hợp với giáo
2019 viên Tiếng Anh
giỏi
Các giáo
viên chuẩn
bị nội dung
đổi mới
phương
pháp dạy
học.
Tài liệu
liên quan
đến cách lập
địa chỉ gmail
5.2.2. Các hoạt động sẽ thực hiện tiếp theo
Hoạt động 1:
Tên hoạt động: Chỉ đạo thực hiện việc “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo
đức tự học và sáng tạo”
Kết quả cần đạt: 100% giáo viên thực hiên tốt việc “Mỗi thầy cô giáo là
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
Thời gian thực hiện: Tuần 1,2 tháng 3 năm 2019
Người phụ trách/phối hợp: Ban giám hiệu phụ trách, phối hợp cùng Chủ
tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên xây dựng những yêu cầu cụ thể cho giáo
viên thực hiện cuộc vận động
Điều kiện/phương án khắc phục: Phô tô kế hoạch chi tiết đã được ký cam
kết cho từng giáo viên.
Hoạt động 2:
Tên hoạt động: Tăng cường nâng cao nhận thức cho giáo viên
Kết quả cần đạt: 100% giáo viên hiểu quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo
dục và nắm chắc nội dung, mục tiêu giáo dục trong thời đại mới.
Thời gian thực hiện: Tuần 3,4 tháng 3 năm 2019
Người phụ trách/phối hợp: Ban giám hiệu phối hợp với cán bộ tuyên giáo
huyện Tam Dương phổ biến các văn kiện của Đảng liên quan đến giáo dục.
11
Điều kiện/phương án khắc phục: Giáo viên được trang bị các văn bản có
liên quan.
Hoạt động 3:
Tên hoạt động: Bồi dưỡng nghiệp vụ
Kết quả cần đạt: Tất cả giáo viên được bồi dưỡng các kiến thức nghiệp vụ,
cách tiếp cận sách giáo khoa, phương pháp dạy học; các kiến thức về môi
trường, dân số, an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế học
đường…
Thời gian thực hiện: Tuần 1,2 tháng 4 năm 2019
Người phụ trách/phối hợp: Tổ trưởng chuyên môn trao đổi về hình thức,
phương pháp dạy học và cách tiếp cận nội dung sách giáo khoa, các kiến thức
dạy tích hợp như: giáo dục bảo vệ môi trường, kỹ năng sống, ý thức bảo vệ an
ninh.
Điều kiện/phương án khắc phục: Giáo viên ghi chép nội dung bồi dưỡng
vào sổ tự học tự bồi dưỡng theo quy định
Hoạt động 4:
Tên hoạt động: Bồi dưỡng kiến thức
Kết quả cần đạt: 100% giáo viên nắm vững kiến thức khoa học cơ bản liên
quan đến các môn học trong chương trình tiểu học, để dạy được tất cả các khối
lớp, đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng học.
Thời gian thực hiện: Tuần 3,4 tháng 4 năm 2019
Người phụ trách/phối hợp: Ban giám hiệu phụ trách, giáo viên giỏi tỉnh,
huyện bồi dưỡng kiến thức các môn Toán, Tiếng Việt.
Điều kiện: Các tài liệu bồi dưỡng có trong thư viện và các tài liệu khác.
Hoạt động 5:
Tên hoạt động: Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
Kết quả cần đạt: 100% giáo viên có kỹ năng sư phạm trong giảng dạy và
giáo dục học sinh: kỹ năng lập kế hoach dạy học; kỹ năng dạy học trên lớp; kỹ
năng tổ chức, quản lý học sinh và những tri thức khoa học về tâm lý, giáo dục.
Thời gian thực hiện: Tuần 1,2 tháng 5 năm 2019
Người phụ trách/phối hợp: BGH phụ trách phối hợp với giáo viên giỏi trao
đổi kỹ năng sư phạm trong giảng dạy cho giáo viên, những kinh nghiệm trong
việc quan tâm đến các đối tượng học sinh.
Điều kiện/phương án khắc phục: Tổ trưởng chuyên môn in sao các sáng
kiến kinh nghiệm của giáo viên giỏi về phương pháp giáo dục.
12
Hoạt động 6:
Tên hoạt động: Bồi dưỡng kỹ năng phối hợp
Kết quả cần đạt: 132/132 giáo viên được nâng cao năng lực hoạt động xã
hội, đặc biệt là kỹ năng phối hợp với gia đình trong việc giáo dục và rèn luyện
nhân cách của học sinh. Giáo viên phải tự mình học tập, tự tạo mối liên hệ nhà
trường-gia đình- xã hội.
Thời gian thực hiện: Tuần 3,4 tháng 5 năm 2019
Người phụ trách/phối hợp: Ban giám hiệu phụ trách phối hợp với 5 đ/c tổ
trưởng chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm tổ chức cuộc họp, kỹ năng đàm phán,
thuyết phục.
Điều kiện/phương án khắc phục: Cung cấp các tài liệu liên quan
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Không
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của
tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu
Kết quả sau khảo sát giáo viên lần 2 - Tháng 12/2018
Nội dung
Tổng
số
Điểm giỏi
SL
%
Nhận thức
27
4
T.Việt
27
Toán
Cộng
Điểm khá
SL
Điểm TB
Điểm yếu
%
SL
%
SL
%
14,8 9
33,3
11
40,7
3
11,2
5
18,5 8
29,6
12
44,4
2
7,5
27
3
11,1 9
33,3
12
44,4
3
11,2
81
12
13,8 26
33,6
35
43,3
8
9,3
Bảng thống kê kết quả khảo sát giáo viên sau khi áp dụng sáng kiến (Kèm
theo phụ lục II)
Khi áp dụng các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
kết quả cho thấy: tập thể cán bộ giáo viên luôn đoàn kết yêu nghề, yên tâm công
tác, mỗi CBGV đều nâng cao tinh thần làm việc với ý thức trách nhiệm cao, có
tinh thần đoàn kết, có thái độ cầu thị. Do đó mọi phong trào hoạt động của nhà
trường đều đạt kết quả cao và có chuyển biến rõ nét như:
- 100% CBGV có lập trường tư tưởng vững vàng và tham gia thực hiện tốt
các cuộc vận động.
13
- Chất lượng giảng dạy của đội ngũ được nâng lên, số giờ dạy khá giỏi
chiếm 85%, tăng 20% so với cùng kì năm trước.
- Chất lượng đại trà các tháng tăng lên rõ rệt (Trong đó tỷ lệ điểm khá, giỏi
chiếm gần 60 %) tăng 15% so với cùng kỳ các tháng năm học trước.
- Chất lượng đội ngũ CBGV đạt các thành tích trong các đợt thi đua ngày
càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Đầu năm học 2018 - 2019 số
giáo viên đạt giáo viên giỏi là: 11 đ/c. Thi khảo sát chất lượng giáo viên lần 1 có
90,7% giáo viên đạt yêu cầu. Từ quá trình nghiên cứu và thực hiện cho thấy
muốn quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên và xây dựng đội ngũ vững mạnh cần
thực hiện tốt và sử dụng hợp lí các biện pháp đã nêu trên.
Mặc dù đã đề xuất được các biện pháp, nhưng còn nhiều biện pháp chưa có
khả năng đề cập tới và sẽ tiếp tục được nghiên cứu áp dụng trong các năm học
tiếp theo. Khi đội ngũ giáo viên đã thực sự vững vàng thì sản phẩm là học sinh những chủ nhân của tương lai đất nước sẽ có đủ phẩm chất năng lực xây dựng
đất nước phồn vinh làm cho “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”.
11. Danh sách cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu
TT
1
Tên cá nhân
Phùng Đắc Vinh
Địa chỉ
Phạm vi áp dụng sáng kiến
Trường tiểu học
Vân Hội
Giáo viên trường tiểu học
Vân Hội
Vân Hội, ngày 05 tháng 3 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
Phùng Thị Đắc
Vân Hội, ngày 26 tháng 02 năm 2019
Tác giả sáng kiến
Phùng Đắc Vinh
Phụ lục I
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG TH VÂN HỘI
LẦN I
Thời gian: 120 phút
I. Phần nhận thức:
Câu 1: (5 điểm) Nêu những điểm khác nhau giữa thông tư 30 và thông tư 22.
Tại sao phải thay đổi cách đánh giá học sinh Tiểu học? Theo đồng chí
cách đánh giá mới có những ưu điểm gì?
Câu 2: (5 điểm) Nêu các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
14
và tiêu chuẩn chung về xếp loại chung cuối năm học?
II. MÔN: Tiếng Việt
Bài 1: (2 điểm) Chia các từ, ngữ sau thành các nhóm cho phù hợp rồi đặt tên
cho mỗi nhóm: thợ xây, dược sĩ, thợ gặt, chủ tiệm, thợ cấy, chủ cửa hàng,
giảng viên, thợ mộc, thợ lắp ráp ô tô, bác học, chủ đại lí, thợ sơn, kĩ sư công
trình.
Bài 2: (2 điểm)
Xác định chủ ngữ, vị ngữ chính có trong các câu sau đây:
- Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây
đậu biếc bò xanh rờn, nở hoa tím ngắt.
- Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn.
- Tiếng sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền.
Bài 3: (2 điểm)
a. Tìm 3 từ có tiếng nhân có nghĩa là người, 3 từ có tiếng nhân có nghĩa
là lòng thương người:
b. Đặt một câu trong đó có từ chứa tiếng nhân có nghĩa là lòng thương
người.
Bài 4: (4 điểm) Đồng chí hãy điền dấu câu còn thiếu vào câu văn dưới đây và
chép lại cho đúng chính tả và viết một đoạn văn ngắn cam nhận về đoạn văn
sau:
“Sống trên cái đất mà ngày xưa dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền,
trên cạn hổ rình xem hát này con người phải thông minh và giàu nghị lực”
Trích "Đất Cà Mau" của Mai Văn Tạo
III. Môn Toán:
Bài 1: (2 điểm) Tìm tất cả các số tự nhiên có 2 chữ số vừa chia hết cho 2 vừa
chia hết cho 3 lại vừa chia hết cho 5?
Bài 2: (3 điểm) Cho dãy số: 1,1; 2,2; 3,3; ... ; 108,9; 110,0.
a) Dãy số này có bao nhiêu số hạng?
b) Số hạng thứ 50 của dãy là số nào?
c) Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
Bài 4: (3 điểm) Bạn Khoa đến cửa hàng bán sách cũ và mua được một quyển
sách Toán rất hay gồm 200 trang. Về đến nhà đem sách ra xem. Khoa mới phát
hiện ra từ trang 100 đến trang 125 đã bị xé. Hỏi cuốn sách này còn lại bao nhiêu
trang?
Phụ lục I
ĐỀ KHẢO SAT GIÁO VIÊN TRƯỜNG TH VÂN HỘI LẦN 2
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Phần 1: Hiểu biết - Lý luận
Câu 1: Đồng chí hãy nêu và phân tích nguyên nhân của việc thực hiện tài
liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở bậc Tiểu học?
Câu 2: Thế nào là dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh? Để
phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong mỗi tiết học thì người giáo viên
thường sử dụng những hoạt động nào?
15
Phần 2: Kiến thức - Kỹ năng
Môn: Tiếng Việt
Câu 1. (2,0 điểm) Học sinh bậc Tiểu học được học những từ loại nào?
Câu 2. (2,5 điểm) Cho đoạn văn: “Trước mặt Minh đầm sen rộng mênh
mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh
mượt. Giữa đầm bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen. Bác cẩn thận ngắt
từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi đè nhẹ vào lòng
thuyền”. Đồng chí hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn trên?
Câu 3: (1,5 điểm)
Giải thích nghĩa của câu tục ngữ "Ếch ngồi đáy giếng".
Câu 4: (4 điểm)
Trong bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm có đoạn:
"Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp bên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay qua vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ"
Đồng chí hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của mình về tình cảm của
tác giả dành cho mẹ qua ý đoạn thơ.
Môn: Toán
Câu 1: (3 điểm) Nêu các phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong
giảng dạy môn Toán ở bậc Tiểu học.
Câu 2: (3 điểm) Đồng chí hãy hướng dẫn học sinh giải bài toán sau:
Cho hình thang ABCD có đáy bé AB bằng đáy lớn CD. Trên AB lấy điểm M
sao cho MB gấp 3 lần MA. Biết diện tích tam giác MDC là 181,25m2 ; chiều cao
hạ từ M của tam giác MDC là 14,5m. Tính:
1. Diện tích hình thang ABCD?
2. Diện tích các hình tam giác DAM và CBM?
Câu 3: (4 điểm)
Lúc 6 giờ một xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 45km/giờ. Lúc 6
giờ 20 phút cùng ngày một ôtô cũng đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 55
km/giờ. Hỏi ôtô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ? Địa điểm gặp nhau cách tỉnh B
bao nhiêu kilômet? Biết quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài 165km.
16
17