Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu,ứng dụng sáng kiến một số giải pháp xây dựng môi trường nhà trường xanh ,sạch, đẹp và an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.6 KB, 14 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Để thực hiện “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” như Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã đề
ra, trước hết cần quan tâm đến đổi mới môi trường giáo dục, trong đó có nội
dung bảo đảm: xanh, sạch, đẹp, an toàn trong các nhà trường là một trong những
điều kiện quan trọng trong việc nâng cao chất lương giáo dục, đào tạo trong nhà
trường.
Cùng với gia đình, vai trò của nhà trường cần được phát huy trong giáo
dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ. Nhưng không phải ai cũng nhận
thức một cách đầy đủ, thấu đáo về vai trò, vị trí đó của môi trường giáo dục học
đường thân thiện. Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề cốt lõi ở đây là phải tạo ra sự
chuyển biến về nhận thức, trước hết là trong các thầy giáo, cô giáo. Mỗi nhà
trường phải xây dựng cho được một môi trường sư phạm bảo đảm đạt được các
yêu cầu về giáo dục cùng với tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh, các nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và các cơ quan chức
năng để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực
từ xã hội gây ảnh hưởng đến môi trường giáo dục và sự phát triển nhân cách của
học sinh. Song hành với đó là sự mô phạm của các thầy giáo, cô giáo. Phân tích
những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường giáo dục, tình trạng bạo lực học
đường cho thấy cũng có một phần lỗi của các thầy giáo, cô giáo. Nhất là với
những học sinh cá biệt, học sinh mắc khuyết điểm, nếu phương pháp giáo dục,
uốn nắn của nhà trường và thầy, cô không "thấu tình đạt lý" rất dễ đẩy các em
đến chỗ bị cô lập, nản chí và hành động tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ các thầy, cô
phải có lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ giúp các em đứng dậy sau những lần
vấp ngã, biết tạo dựng một môi trường giáo dục thân thiện, đoàn kết, biết xây
dựng, giữ gìn vệ sinh, và cảnh quan sư phạm trước hết là ở lớp mình, trường
mình.
Phong trào xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, an toàn có ý nghĩa rất
thiết thực trong việc giáo dục ý thức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và


lối sống văn minh trong học sinh. Hiệu quả thiết thực của phong trào đã tạo
niềm tin với phụ huynh học sinh, góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo
dục, thu hút phụ huynh nhiệt tình tham gia. Trong quá trình thực hiện phong trào
trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn và giáo dục môi trường cho học sinh, tao
1


ra một môi trường kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc cung cấp kiến thức cơ bản cho
học sinh, giáo dục nhận thức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác
động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người; động viên
giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Bên cạnh đó, thúc đẩy nhà trường có biện pháp kết hợp rèn luyện các kỹ năng,
tác phong công tác xã hội cho học sinh khi tổ chức triển khai phong trào thông
qua việc hướng dẫn, giúp học sinh tự ý thức việc xây dựng trường học xanh sạch - đẹp - an toàn phòng chống bạo lực học đường là hoạt động bổ ích, tự thảo
luận, đề xuất và chủ động tham gia công việc, rèn luyện tính tự giác và ý thức kỷ
luật, cộng đồng trong các em. Xây dựng cảnh quan sư phạm: Xanh, sạch, đẹp.,
an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với
học sinh, giúp các em thực sự cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Từ đó khích lệ, động viên các em phấn đấu, học tập, tu dưỡng ngày càng tốt
hơn.
Xây dựng trường học an toàn không những có tác động đến sự phấn đấu
của học sinh mà còn tạo ra một môi trường làm việc an toàn, hợp vệ sinh cho
các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường có một tâm lý làm việc an toàn,
tự tin từ đó an tâm công tác, tự tin làm việc, tác động mạnh mẽ đến lương tâm,
trách nhiệm, lòng yêu nghề của các thầy cô giáo, từ đó mang hết khả năng nhiệt
tình giảng dạy tạo nên các giờ học hấp dẫn, có chất lượng cao góp phần vào sự
nghiệp trồng người, nâng cao chất lượng của nhà trường.
Với sáng kiến này đã được kiểm nghiệm thực tế tại trường TH Vân Hội từ
tháng 9 năm 2018 đến nay đã mang lại nhiều kết quả thiết thực làm cho bộ mặt
nhà trường ngày càng khang trang, xanh sạch, đẹp an toàn , bạo lực học đương,

gây rối của người lớn trong trường chấm dứt, thầy, cô giáo đến trường an tâm,
tự tin,và đã góp phần cùng các công tác khác đưa nhà trường ngày càng có nhiều
chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục – đào tạo nhà trường ngày càng được
nâng cao.
2. Tên sáng kiến
Một số giải pháp xây dựng môi trường nhà trường xanh ,sạch, đẹp và an
toàn.
3. Tác giả sáng kiến
- Đặng Thị Hồng Liên
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học Vân Hội- Tam Dương- Vĩnh
Phúc.
2


- Số điện thoại: 0974828855. Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Đặng Thị Hồng Liên
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Công tác xây dựng xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp và
an toàn
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Tháng 9 năm 2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
Xanh, sạch, đẹp và an toàn cho học sinh là những yêu cầu quan trọng của
một môi trường thân thiện trong trường học, cụ thể là:
- Có nhiều cây xanh, thường xuyên được chăm sóc và bổ sung. Khuôn
viên nhà trường, các nhà làm việc, lớp học, phòng bộ môn, sân chơi, nhà vệ
sinh… thường xuyên được giữ sạch sẽ, đảm bảo yêu cầu cảnh quan sự phạm, vệ
sinh môi trường học tập.
- Học sinh được giáo dục cách sống khoẻ mạnh và có sự hỗ trợ về y tế, về

tâm lý: Học sinh được đảm bảo sự an toàn về thể xác và tinh thần. Không có bạo
lực trong nhà trường và ngoài khu vực trường học, cũng như những hiện tượng
lăng mạ, sỉ nhục làm tổn thương đến danh dự và lòng tự trọng của học sinh.
- Trường học xanh , sạch , đẹp, an toàn, thân thiện đã thật sự tạo ra môi
trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và
giúp các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Trường học xanh
sạch đẹp, an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh có ý
thức, có thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường
gia đình cộng đồng nơi các em đang sống, đồng thời góp phần hình thành nhân
cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học
đường.
An toàn, xanh, sạch, đẹp những vấn đề không thể thiếu trong môi trường
giáo dục của nhà trường. Bác Hồ dạy “Trẻ em như búp trên cành-Biết ăn ngủ,
biết học hành là ngoan”. Chính vì vậy, để giáo dục trẻ được tốt chúng ta cần
quan tâm đến việc xây dựng môi trường học tập cho học sinh.
Qua thực tế khảo sát tại các điểm trường ở một số địa phương việc xây
dựng môi trường đảm bảo là môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, an toàn đã
được quan tâm: Trường nhiều cây xanh, sân trường, vườn trường thường xuyên
được quét dọn sạch sẽ, cảnh quan được quan tâm, các khẩu hiệu, panoo được thể
hiện tinh thần giáo dục cho học sinh, thầy cô giáo. Việc tạo dựng môi trường an
3


toàn học đường đã được chú ý. Bên cạnh những ưu điểm xây dựng trường học
an toàn, xanh, sạch, đẹp vẫn còn một số bất cập mà những người làm công tác
giáo dục cần xem xét, nghiên cứu khắc phục để tạo dựng một môi trường giáo
dục thật sự an toàn, xanh, sạch, đẹp khoa học có tác dụng mạnh mẽ trong việc
đổi mới phương pháp dạy, học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần
đổi mới toàn diện, sâu sắc sự nghiệp giáo dục của Đảng.
Thực trạng vấn đề mà SK đề cập đến

Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an đã ra Thông tư liên tịch số 34 về
công tác phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân. Từ năm học 2014-2015, hai ngành đã tổ chức hội
thảo nhằm bàn bạc các giải pháp thực hiện thông tư một cách hiệu quả. Dư luận
đánh giá cao việc làm trên của hai ngành giáo dục và đào tạo và công an, bởi lẽ
việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường có ý nghĩa
quan trọng trong việc tạo ra môi trường an toàn làm nền tảng giáo dục nhân
cách, đạo đức cho học sinh.
Đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người, môi
trường giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nhưng thực tế thời gian qua
cho thấy nhiều giá trị truyền thống, các chuẩn mực đạo đức có dấu hiệu bị đảo
lộn. Một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện lệch lạc về nhân cách và nhận
thức. Dư luận không khỏi đau lòng về những vụ việc như: Học sinh rượt đuổi
thầy giáo tạt a-xít ngay trên bục giảng; hành hung cô giáo ngay giữa sân trường;
học sinh đánh nhau, lột quần áo của bạn v.v.. Đáng chú ý là những hành vi trên
có cả ở các học sinh nữ. Rõ ràng, môi trường giáo dục học đường ở nước ta
đang xuất hiện những yếu tố thiếu lành mạnh, ít an toàn đối với sự phát triển
nhân cách của học sinh.
Cùng với đó là hoạt động tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống trong một số nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Mục đích
đặc biệt quan trọng của giáo dục-đào tạo là “học để làm việc, học để làm người”,
nhưng không ít nhà trường chưa quan tâm đầy đủ đến điều này, nặng chạy theo
những con số tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh giỏi... mà thiếu quan tâm đến giáo
dục nhân cách cho học sinh. Chính căn bệnh thành tích ấy đã tác động tiêu cực
tới việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh trong nhà trường.
Nhiều nhà trường để xây dựng trường học xanh sạch, đẹp an toàn đã trông
rất nhiều cây có thể nói đây cũng có mầu xanh của cây, của thảm cỏ, của bồn
hoa mà đã quên mất cần có một sân chơi thoáng rộng cho học sinh vui chơi hoạt
động trong các giờ ra chơi, giờ hoạt động ngoại khóa. Sự trông cậy không có
4



quy hoạch cũng đã tác động đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Lo cho
sự mất an toàn từ bên ngoài vào môi trường giáo dục của nhà trường mà cổng
trường lúc nào cũng đóng kín, tường rào xây cao làm cho không khí trường học
bức bối, tù túng. Các pano, khẩu hiệu quá nhiều dẫn đến học sinh không thể nhớ
hết, mục tiêu đào tạo của nhà trường, mang tính hô hào hình thức.
Việc giáo dục ý thức học sinh, tuyên truyền trong nhân dân, các bậc phụ
huynh về lối sống, hành vi, khi vào trường còn bất cập. Sự vận động người dân
trên địa bàn hiểu ý nghĩa việc xây dựng cảnh quan sư phạm, xanh, sạch, đẹp, an
toàn còn hạn chế. Một số trường học không chú trọng đến việc giáo dục ý thức
tham gia giữ gìn, xây dựng cảnh quan nhà trường như thuê người làm vệ sinh
lớp học, sân trường mà không yêu cầu các học sinh phải tay cùng chung sức vệ
sinh góp phần xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp dẫn đến dẫn đến thái độ thờ
ơ với xã hội, cộng đồng. Học sinh ít được tham gia hoạt động xây dựng, bảo vệ
môi trường. Ngoài ra còn có hiện tượng những cảnh người lớn vào trong trường
còn có những hành vi thiếu văn minh, lời nói thô bạo làm ảnh hưởng đến công
việc giáo dục của nhà trường và tác động đến tâm lý học sinh gây ra những trạng
thái tâm lý không tốt đối với thầy, cô giáo và học sinh.
Việc xây dựng cơ sở trường lớp trong nhà trường chủ yếu do địa phương đảm
nhận làm chủ đầu tư do đó người đứng đầu nhà trường cần quan tâm đến thiết kế
xây dựng và tham mưu tốt việc thiết kế, thi công đảm bảo công trình đưa vào sử
dụng phải an toàn, có hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của
nhà trường. Vấn đề này cũng còn rất bất cập vì một số xã, phường quan niệm
việc của họ và không cần nghe các nhà trường đóng góp vì thế khi xây xong
công trình không đảm bảo an toàn, không thực sự phù hợp cho công tác giáo
dục.
Với những thực trạng bất cập trên trong việc xây dựng cảnh quan sư
phạm: Xanh, sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường đã được đề cập cho nên bản
thân tôi muốn thông qua đề tài này cùng các đồng nghiệp, các nhà quản lý trong

các nhà trường suy nghĩ để có những giải pháp hợp lý, phù hợp với điều kiện
của từng trường xây dựng nên một cảnh quan sư phạm có tác dụng nhất trong
việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của nhà trường đáp ứng sự đổi mới
toàn diện của sự nghiệp nước nhà mà Đảng đã chỉ ra.
Những giải pháp (biện pháp) mang tính khả thi
+) Giải pháp thứ nhất: Công tác tổ chức, phối hợp các ban ngành
trong trường
5


- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn
thương tích trong trường. Hiệu trưởng làm trưởng ban, phó hiệu trưởng, Chủ
tịch CĐ làm phó ban, bí thư đoàn, Tổ trưởng làm uỷ viên.
- Xây dựng kế hoạch trường học an toàn phòng chống bạo lực học đường,
tai nạn thương tích tại nhà trường.
- Kiện toàn, củng cố phòng y tế của nhà trường mua sắm trang thiết bị sẵn
sàng xử trí kịp thời với những tai nạn thương tích không may xảy ra trong nhà
trường.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn
thương tích, trường học an toàn trong từng nhóm lớp.
- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an
toàn phòng chống tai nạn thương tích như thông qua các góc tuyên truyền ở lớp
và trường, qua hệ thống loa phóng thanh.
- Phối hợp với trạm y tế phương, hội người cao tuổi, ban ngành địa
phương, ban đại diện cha mẹ học sinh,..., vận động CBGV - NV, phụ huynh và
học sinh tham gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, Tháng an toàn giao thông.
- Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can
thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong trường học.
- Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn phòng, chống tai nạn
thương tích: lót thảm sàn nhà, không để sàn nhà bị ướt nhất là nhà vệ sinh, các

cửa ra vào đóng mở phải cài chốt.
- Cắt tỉa, chặt bớt cành cây xanh trong sân trường trong mùa mưa bão.
- Giáo dục lồng ghép cách phòng chống sấm sét trong trường.
- Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên
các loại thương tích thường gặp: do ngã hóc sặc, tai nạn giao thông, bỏng, điện
giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, vật sắt nhọn đâm cắt, xô đẩy nhau, đánh nhau.
- Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn thương tích ở trường học, có
phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn như không cho xe đi vào
trường,
- Thiết lập hệ thống ghi chép theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng
trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích.
- Tích hợp phòng chống tai nạn thương tích vào trong các hoạt động giáo
dục
• Xây dựng các điều kiện
- Dán tranh về phòng chống tai nạn thương tích
6


- Kiểm tra lại các đồ chơi ngoài trời kịp thời sửa chữa, hạn chế trẻ vấp ngã
gây thương tích trong trường.
- Kiểm tra tường rào bao bọc xung quanh trường, cổng trường bằng sắt
nếu không an toàn phải sửa chữa lại
- Kiểm tra lại các thiết bị sử dụng điện, vị trí đặt công tắc đủ cao khỏi tầm
tay với học sinh, đảm bảo quy định về an toàn điện
- Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện khi sử dụng
- Các cháu bước đầu được làm quen có ý thức chấp hành luật giao thông,
khi tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bão hiểm
- Trước cổng trường quy định nơi phụ huynh để xe (không chạy trong
sân).
- Hàng tháng kiểm tra và vệ sinh hệ thống nguồn nước nhằm đảm bảo vệ

sinh về nguốn nước ăn uống.
- Bếp ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, nguốn thực phẩm cung cấp đảm bảo
vệ sinh an toàn, có mẫu lưu thức ăn hằng ngày theo quy định và quy trình chế
biến thức ăn, theo nguyên tắc bếp ăn một chiều, đảm bảo VSATTP.
- Sân chơi bãi tập nơi trẻ tham gia học thể dục, hoạt động vui chơi ngoài
trời an toàn, tránh để xảy ra thương tích và tai nạn cho học sinh.
• Ý thức, trách nhiệm
- Tuyên truyền đến cán bộ viên chức và các cháu về ý thức và trách nhiệm
thực hiện trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
- Phối hợp cùng chính quyền địa phương, Ban ĐDCM cùng có trách
nhiệm tham gia xây dựng trường học an toàn.
• Xây dựng quy chế trường học an toàn
- Thiết lập hồ sơ ghi chép, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện trường
học an toàn, hồ sơ đề nghị công nhận trường học an toàn.
- Thực hiện các biểu bảng, phác đồ cấp cứu trong các nhóm lớp, bảng
tuyên truyền.
- Có quy định về phát hiện và xử lí tai nạn, thương tích trong trường học
như tai nạn giao thông, đánh nhau trong trường, điện giật, cháy nổ, ngộ độc thực
phẩm.
- Có hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo chất lượng và có cam kết
trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhà trường có đủ điều kiện về VSATTP để phục vụ cho trẻ bán trú, nhân
viên cấp dưỡng được tập huấn để nâng cao kiến thức về VSATTP và khám sức
khoẻ định kì theo quy định.
7


a) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn trong học đường.
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng
đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.

- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây xanh
thường xuyên.
- Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học,
được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh
các công trình công cộng của nhà trường, lớp học và cá nhân.
b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi
địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
- Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến
khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện
khả năng tự học của học sinh.
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo
thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
c) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, các
kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích
khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa
bạo lực và các tệ nạn xã hội.
d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến
khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực
khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
- Nhà trường nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách
mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn

hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.
- Nhà trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với
8


chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích
lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và
khách du lịch.
+) Giải pháp thứ hai: Giáo dục ý thức học sinh thực hiện xây dựng
môi trường trường học an toàn, xanh, sạch, đẹp.
Ba việc làm cần được thực hiện tốt đó là: xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt
động và giám sát đánh giá trường học XSĐ&AT. Trong quá trình thực hiện
trường học XSĐ&AT và giáo dục môi trường cho học sinh cần kết hợp chặt chẽ,
đồng bộ ba nội dung:
- Thứ nhất là cung cấp cho học sinh và cả giáo viên một số kiến thức cơ
bản ban đầu về môi trường, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác
động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người.
- Thứ hai là trường học phải là trung tâm XSĐ&AT; học sinh được học
tập vui chơi trong môi trường này thì chắc chắn các em sẽ biết giữ gìn bảo vệ
môi trường.
- Thứ ba là quá trình hoạt động XSĐ&AT chủ yếu phải xuất phát từ học
sinh, giáo viên dự kiến kế hoạch và hướng dẫn, hỗ trợ giúp học sinh tự nhận
thấy, tự thảo luận đề xuất và chủ động tham gia công việc.
Lưu ý không làm thay học sinh những công việc các em tự tổ chức được, tự
làm được. Phải làm cho học sinh thật sự có hành vi và thói quen đúng đối với môi
trường các em đang sống, và không ai giữ gìn bảo vệ môi trường XSĐ&AT tốt hơn
bằng chính các em.
+) Giải pháp thứ ba
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn

thương tích, vệ sinh môi trường trong nhà trường: Hiệu trưởng làm trưởng ban,
các phó hiệu trưởng và Chủ tịch CĐ làm phó ban, bí thư đoàn và Tổ trưởng làm
uỷ viên.
- Xây dựng kế hoạch trường học vệ sinh môi trường sạch, xanh, đẹp và an
toàn, phòng chống bạo lực học đường, tai nạn thương tích trong nhà trường.
- Kiện toàn, củng cố phòng y tế của nhà trường, chuẩn bị đầy đủ trang
thiết bị sẵn sàng xử lí kịp thời với những tai nạn thương tích không may xảy ra
trong nhà trường.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường,
phòng chống tai nạn thương tích, trường học an toàn trong từng lớp học.

9


- Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an
toàn, vệ sinh môi trường như thông qua các góc tuyên truyền ở lớp và bản tin
trường, qua hệ thống loa phát thanh giữa giờ nghỉ giải lao.
- Phối hợp với Hội phụ huynh, Hội chữ thập đỏ, vận động CBGV - NV,
phụ huynh và học sinh tham gia tích cực việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh
trong lớp học, sân trường, khu luyện tập thể dục.
• Xây dựng các quy chế vệ sinh môi trường
- Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động trồng
cây, dọn quét, vệ sinh khu vực thí nghiệm thực hành, khu tập thể dục thể thao,
khu công viên trong trường học, khu nội trú giáo viên theo định kỳ.
- Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn, vệ sinh sạch sẽ ngăn
nắp trong lớp học, khu nhà vệ sinh, hố đốt rác thải.
- Cắt tỉa, chặt bớt cành một số cành cây xanh trong sân trường trong mùa
mưa bão, phòng tránh tai nạn do cây đổ ngã.
- Giáo dục lồng ghép với các môn sinh học, công nghệ về vệ sinh môi
trường trong nhà trường. Tích hợp phòng chống tai nạn thương tích vào trong

các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
- Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên
các loại thương tích thường gặp: tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, cháy nổ, xô
đẩy nhau.
- Thiết lập hệ thống ghi chép theo dõi, kiểm tra giám sát và báo cáo xây
dựng trường học an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống tai nạn thương
tích.
- Dán tranh cổ động về vệ sinh môi trường, phòng chống tai nạn thương
tích.
- Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, các thiết bị sử dụng
điện, đảm bảo quy định về an toàn điện. Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
đặt ở nơi thuận tiện khi sử dụng.
- Phân công lớp có vị trí thi đua thấp trong tuần thực hiện lao động vệ sinh
môi trường. Đoàn TN phân công khu vực vệ sinh cho các chi đoàn thực hiện
theo lịch.
- Sân chơi bãi tập nơi học sinh tham gia học thể dục, hoạt động vui chơi
ngoài trời an toàn vệ sinh, tránh để xảy ra thương tích và tai nạn cho học sinh.
• Giáo dục ý thức thực hiện xây dựng môi trường an toàn, xanh,
sạch, đẹp
10


Các việc làm cần được thực hiện tốt đó là: xây dựng kế hoạch, tổ chức
hoạt động và giám sát đánh giá trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn. Trong
quá trình thực hiện trường học xanh, sạch, đẹp cần giáo dục môi trường cho học
sinh kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các nội dung:
- Thứ nhất là cung cấp cho học sinh và giáo viên một số kiến thức cơ bản
về môi trường, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và
tiêu cực của môi trường đến đời sống con người.
- Thứ hai là trường học phải là trung tâm xanh, sạch và đẹp. Học sinh

được học tập, vui chơi trong môi trường này thì chắc các em sẽ biết giữ gìn bảo
vệ môi trường.
- Thứ ba là quá trình hoạt động xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp chủ
yếu phải xuất phát từ học sinh, giáo viên dự kiến kế hoạch và hướng dẫn, hỗ trợ
giúp học sinh tự nhận thấy, tự thảo luận đề xuất và chủ động tham gia công việc.
- Thứ tư giáo viên không làm thay học sinh những công việc các em tự tổ
chức được, tự làm được. Phải làm cho học sinh thật sự có hành vi và thói quen
đúng đối với môi trường các em đang sống và không ai giữ gìn bảo vệ môi
trường xanh, sạch, đẹp và an toàn tốt hơn bằng chính các em.
- Thứ năm phải chú trọng phát triển, bồi dưỡng, xây dựng, nhân rộng các
điển hình, tiên tiến, có các hình thức biểu dương, khen thưởng động viên kịp
thời. Phê phán những biểu hiện không tốt về công tác vệ sinh môi trường.
- Thứ sáu tập trung vào xây dựng các điển hình gương người tốt, việc tốt
vì cộng đồng, cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực; phải có xây, có chống: xây dựng
tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống minh bạch, lành
mạnh; xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật, tác phong làm việc khoa học, tinh
thần phục vụ nhân dân.
8. Những thông tin cần được bảo mật:
- Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Không
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của
tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sang kiến
lần đầu
10.1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến
Với SKKN “một số giải pháp xây dựng môi trường trong nhà trường an
toàn, xanh, sạch, đẹp” những vấn đề quan trọng nhất được đề cập trong sáng
kiến là:
11



- Tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân về việc xây dựng trường học
xanh, sạch, đẹp, an toàn. Để xây dựng được môi trường như thế bản thân học
sinh không tự làm được mà trách nhiệm đó thuộc về người lớn và cả xã hội. Từ
đó đòi hỏi các nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hóa trong việc xây dựng
cảnh quan sư phạm nhà trường.
- Để xây dựng được cảnh quan sư phạm trong nhà trường đáp ứng được
yêu cầu xanh, sạch, đẹp, an toàn thì vai trò của người đứng đầu trong trường học
và tập thể giáo viên hết sức quan trọng, phải được thể hiện trong kế hoạch giáo
dục phát triển toàn diện và kế hoạch phát triển của nhà trường. Từ đó xây dựng
môi trường giáo dục có tác dụng hình thành nhân cách, nhân phẩm học sinh một
cách toàn diện giúp học sinh có vốn sống nhất định, làm cho nhà trường thực sự
là môi trường vì học sinh đảm bảo yêu cầu cho việc dạy và học.
- Việc đảm bảo học sinh đến trường được an toàn về cơ thể cũng như về
tinh thần là hết sức quan trọng đòi hỏi các thầy cô giáo thường xuyên quan tâm
đến những biểu hiện tâm sinh lý khác thường dẫn đến tiêu cực của học sinh mà
có biện pháp tư vấn, giúp đỡ, ngăn chặn những hành vi ảnh hưởng đến tâm sinh
lý và sức khỏe của học sinh. Cơ sở vật chất của nhà trường phải thường xuyên
được quan tâm kiểm tra đảm bảo độ an toàn tuyệt đối để tránh xảy ra những tai
nạn đáng tiếc trong nhà trường.
- Việc xây dựng ý thức và hành động cho giáo viên và học sinh làm thay
đổi cảnh quan sư phạm luôn xanh, sạch, đẹp phải có sự chuyển biến rõ rệt trước
hết là trong đội ngũ giáo viên, làm gương cho học sinh noi theo và cùng chung
tay bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp, an toàn.
- Trong việc thiết kế tu sửa nhà trường ban giám hiệu nhà trường cần phải
quan tâm đóng góp ý kiến để có được cơ sở vật chất trường học thật an toàn,
hợp lý đảm bảo được yêu cầu giáo dục đào tạo học sinh với phương châm: thuận
tiện và an toàn nhất cho người học. Việc trồng cây trong nhà trường cũng phải
có quy hoạch, tránh tình trạng trồng quá nhiều cây để học sinh thiếu sân chơi,
bãi tập, thiếu không gian vận động. Các pano khẩu hiệu trong nhà trường phải

hợp lý mà học sinh không nhớ hết.
- Vấn đề thực hiện các trường trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa cần
được lồng ghép dạy tích hợp về lối sống lành mạnh, ý thức bảo vệ môi trường
tham gia hoạt động xã hội cho học sinh giúp các em biết sống, chia sẻ, giúp đỡ
người khác. Biết xử lý các mâu thuẫn trong cuộc để tránh xảy ra những bạo lực,
thờ ơ bàng quang, vô cảm với những sự việc xung quanh. Từ đó tạo ra cho các
em có một số kĩ năng sống cơ bản phù hợp với đạo đức của người Việt Nam.
12


10.2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến khi triển khai, áp dụng trong
đơn vị
Sau 6 tháng áp dụng sáng kiến tỷ lệ học sinh được hỏi về giữ gìn trường
lớp Xanh, Sạch, Đẹp, An toàn như sau:
TSHS

XANH
SẠCH
ĐẸP
AN TOÀN
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
718
701

97,6
710
98,8
690
96,1
696
96,9
Với sinh hoạt chuyên đề “Một số giải pháp xây dựng môi trường an toàn,
xanh, sạch, đẹp trong nhà trường” những vấn đề quan trọng nhất được đề cập là:
- Tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân về việc xây dựng trường học
xanh, sạch, đẹp, an toàn. Để xây dựng được môi trường như thế bản thân học
sinh không tự làm được mà trách nhiệm đó thuộc về người lớn và cả xã hội. Từ
đó đòi hỏi các nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hóa trong việc xây dựng
cảnh quan sư phạm nhà trường.
- Để xây dựng được cảnh quan sư phạm trong nhà trường đáp ứng được
yêu cầu xanh, sạch, đẹp, an toàn thì vai trò của người đứng đầu trong trường học
và tập thể giáo viên hết sức quan trọng, phải được thể hiện trong kế hoạch giáo
dục phát triển toàn diện và kế hoạch phát triển của nhà trường. Từ đó xây dựng
môi trường giáo dục có tác dụng hình thành nhân cách, nhân phẩm học sinh một
cách toàn diện giúp học sinh có vốn sống nhất định, làm cho nhà trường thực sự
là môi trường vì học sinh đảm bảo yêu cầu cho việc dạy và học.
- Việc đảm bảo học sinh đến trường được an toàn về cơ thể cũng như về
tinh thần là hết sức quan trọng đòi hỏi các thầy cô giáo thường xuyên quan tâm
đến những biểu hiện tâm sinh lý khác thường dẫn đến tiêu cực của học sinh mà
có biện pháp tư vấn, giúp đỡ, ngăn chặn những hành vi ảnh hưởng đến tâm sinh
lý và sức khỏe của học sinh. Cơ sở vật chất của nhà trường phải thường xuyên
được quan tâm kiểm tra đảm bảo độ an toàn tuyệt đối để tránh xảy ra những tai
nạn đáng tiếc trong nhà trường.
- Việc xây dựng ý thức và hành động cho giáo viên và học sinh làm thay
đổi cảnh quan sư phạm luôn xanh, sạch, đẹp phải có sự chuyển biến rõ rệt trước

hết là trong đội ngũ cán bộ giáo viên, làm gương cho học sinh noi theo và cùng
chung tay bảo vệ môi trường luôn sạch đẹp, an toàn.
- Trong việc thiết kế tu sửa nhà trường ban giám hiệu nhà trường cần phải
quan tâm đóng góp ý kiến để có được cơ sở vật chất trường học thật an toàn,
hợp lý đảm bảo được yêu cầu giáo dục đào tạo học sinh với phương châm: thuận
13


tiện và an toàn nhất cho người học. Việc trồng cây trong nhà trường cũng phải
có quy hoạch, tránh tình trạng trồng quá nhiều cây để học sinh thiếu sân chơi,
bãi tập, thiếu không gian vận động.
- Vấn đề thực hiện các chương trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa cần
được lồng ghép dạy tích hợp về lối sống lành mạnh, ý thức bảo vệ môi trường
tham gia hoạt động xã hội cho học sinh nhằm giúp các em biết sống, chia sẻ,
giúp đỡ người khác. Biết xử lý các mâu thuẫn trong cuộc tránh xảy ra những bạo
lực, thờ ơ bàng quang, vô cảm với những sự việc xung quanh. Từ đó tạo ra cho
các em có một số kĩ năng sống cơ bản phù hợp với đạo đức của người Việt Nam.
11. Danh sách cá nhân đã tham gia áp dụng sang kiến lần đầu
TT

Tên cá nhân

Địa chỉ

1

Đặng Thị Hồng Liên

Trường Tiểu học
Vân Hội


Phạm vi áp dụng
sáng kiến
Giáo viên, học sinh
trường TH Vân
Hội

Vân Hội, ngày 05 tháng 3 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị

Vân Hội, ngày 01 tháng 3 năm 2019
Tác giả sáng kiến

Phùng Đắc Vinh

Đặng Thị Hồng Liên

14



×