Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp soạn giảng văn bản thơ việt nam hiện đại để tăng cường hiệu quả trong giờ dạy thơ lớp 9a2 qua bài thơ mùa xuân nho nhỏ thanh hải ở trường THCS bình lư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.66 KB, 18 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG: TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH LƯ

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp Soạn- giảng văn bản thơ Việt Nam hiện đại để tăng cường
hiệu quả trong giờ dạy thơ lớp 9a2 qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải ở
Trường THCS Bình Lư.”

Tác giả: Chử Thị Minh Hiền
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS Bình Lư

Bình Lư, ngày 28 tháng 3 năm 2018
1


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp Soạn- giảng văn bản thơ Việt Nam hiện đại để tăng
cường hiệu quả trong giờ dạy thơ lớp 9a2 qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏThanh Hải ở Trường THCS Bình Lư.”
2. Tác giả
Họ và tên: Chử Thị Minh Hiền
Năm sinh: 30/10/1981
Nơi thường trú: Thác Cạn- Tam Đường- Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Bình Lư
Điện thoại: 0962606981
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:


Chuyên môn
4. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Lớp 9A2 của Trường THCS Bình Lư
Địa chỉ: xã Bình Lư - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
- Giáo án là một công cụ, phương tiện không thể thiếu của người giáo
viên khi lên lớp. Thế nhưng trên thực tế vẫn có những giáo viên nghĩ rằng: sách
tham khảo, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng... nhiều, nên không cần coi
2


trọng khâu soạn bài, giáo án lên lớp chỉ là hình thức. Theo tôi thì ngược lại.
Người GV lên lớp dứt khoát phải có giáo án - giáo án do chính bản thân người
thầy soạn thảo. Bởi giáo án không chỉ chứa đựng kiến thức, mà nó còn thể hiện
sự lựa chọn kiến thức. Ngoài ra, nó còn chứa sự nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ
của giáo viên (GV) về những phương pháp, biện pháp, những gợi ý, định hướng
dẫn dắt học sinh (HS)... trong quá trình dạy - học một cách đầy đủ, trọn vẹn và
hệ thống nhất. Giáo án là sự thể hiện kế hoạch hoá quá trình giảng dạy của GV
trên lớp. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về vai trò của giáo án là rất quan trọng
và cần thiết đối với người GV, đặc biệt là GV dạy Ngữ văn, nhằm nâng cao hiệu
quả giờ dạy trên lớp. Thông qua giáo án, ta dễ dàng thấy rõ năng lực, trình độ
của người soạn: người ấy đã thành thạo đến đâu, còn lúng túng ở khâu nào, phần
nào trong quá trình lên lớp ở một bài cụ thể. Có thể nói: giáo án là một phương
tiện giao tiếp để đánh giá người dạy.
- Ngoài ra, để có giờ dạy văn tốt theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy
học, người GV phải vất vả hơn nhiều trong việc thiết kế và điều hành giờ Đọc Hiểu văn bản. Mỗi GV chúng ta không ai muốn mình chỉ có một giờ dạy tốt, mà
ai cũng muốn rằng tất cả các giờ lên lớp của mình đều thành công và đó là một

sự cố gắng rất lớn. Chính GV phải thực sự chủ động, sáng tạo thì mới có thể
khơi dậy được sự hoạt động tích cực, sáng tạo của mọi HS trong lớp. Bởi vì mỗi
tác phẩm văn chương được lựa chọn đưa vào chương trình học đều là một sáng
tạo nghệ thuật của tác giả. Mỗi cá nhân HS lại là một chủ thể tiếp nhận cá biệt,
nên sự áp đặt cách hiểu, cách cảm nhận của GV với HS là chưa đúng với bản
chất dạy và học. Như vậy, để có giờ Đọc - Hiểu văn bản theo đúng tinh thần đổi
mới phương pháp dạy học, GV phải chuẩn bị chu đáo hoàn chỉnh một thiết kế
giờ dạy trong giáo án trước khi lên lớp.
- Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số
biện pháp Soạn- giảng văn bản thơ Việt Nam hiện đại để tăng cường hiệu quả
trong giờ dạy thơ lớp 9a2 qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải ở Trường
THCS Bình Lư.”, với mong muốn vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã
học tập và tích luỹ được vào thực tiễn giảng dạy phần Đọc - Hiểu văn bản phần
3


thơ lớp 9A2 ở trường THCS Bình Lư.
2. Phạm vi triển khai thực hiện :
Giáo viên và học sinh lớp 9A2 của trường THCS Bình Lư năm học
2017- 2018.
3.Mô tả sáng kiến
a.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
*Hiện trạng
- Tại đơn vị trường THCS Bình Lư, BGH đã căn cứ vào công văn hướng
dẫn của PGD lên kế hoạch chi tiết, định hướng giao nhiệm vụ cho từng bộ môn
ngay từ đầu năm, trong năm học này BGH đã giao nhiệm vụ cho tất cả giáo
viên phải biết đổi mới và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để nâng
cao chất lượng dạy và học của phân môn trong bộ môn học mình đảm nhận.
- Môn Ngữ văn THCS, phần Đọc- hiểu văn bản (Văn bản Việt Nam hiện
đại) gồm 2 loại: phần thơ và phần truyện. Soạn- giảng phần đọc- hiểu đối với 2

loại này phần truyện sẽ dễ dàng thiết kế hơn so với phần thơ. Quá trình tiếp nhận
kiến thức của học sinh ở 2 thể loại này cũng khác nhau, các em thường thích
truyện hơn thơ. Do vậy mà năng lực cảm thụ và tiếp nhận kiến thức của HS ở
phần truyện tốt hơn phần thơ.
- Học sinh lớp 9A2 bên cạnh những em có năng khiếu về phần thơ Việt
Nam hiện đại (VNHĐ), có khả năng cảm thụ và say mê phần thơ (VNHĐ) thì
vẫn còn rất nhiều học sinh chưa tự giác trong học tập, không thích thơ, không
cảm thụ được thơ (VNHĐ) dẫn đến không hiểu bài, không hiểu hết giá trị nội
dung và nghệ thuật của bài thơ (VNHĐ).
- Giáo viên đôi khi còn lúng túng về phương pháp, chưa vận dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học phần thơ (VNHĐ) cũng như các biện pháp tổ
chức dạy học, nhằm gây hứng thú cho học sinh, chưa sử dụng triệt để các
phương tiện dạy học như: bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ, máy chiếu. Trong khi

4


đó có một số bài thơ (VNHĐ) nếu học sinh được xem tranh minh họa hay hình
ảnh của máy chiếu sẽ làm cho bài giảng hay hấp dẫn và sinh động hơn nhiều.
* Ưu điểm của giải pháp cũ:
- Giáo viên đã đầu tư thời gian nghiên soạn- giảng cho những bài thơ
(VNHĐ) trước khi lên lớp để có một bài giảng tốt nhất giúp cho học sinh tiếp
cận kiến thức dễ dàng nhất.
- Việc sử dụng thiết bị dạy học và kết hợp các phương pháp dạy học trong
giờ giảng đã được thực hiện.
- Học sinh đã bước đầu tiếp cận được kiến thức những bài thơ (VNHĐ).
*Hạn chế của giải pháp cũ :
- Tuy đã đầu tư thời gian soạn giảng nhưng đa số các tiết học vẫn đơn điệu,
hầu như chỉ truyền thụ đủ kiến thức của bài, chưa quan tâm đến sự sinh động
của bài dạy dẫn đến tiết học không gây được hứng thú cho học sinh. Từ đó học

sinh không có hứng thú với các bài thơ (VNHĐ).
- Học sinh tiếp thu bài học chậm, không hào hứng. Các hoạt động nhóm
diễn ra trong tiết học tẻ nhạt, hình thức.
- Chính vì những hạn chế trên mà chất lượng của phần thơ (VNHĐ) lớp
9A2 của nhà trường còn chưa cao, tỷ lệ học sinh học giỏi, khá ở phần này còn ít.
Tại thời điểm tháng 9 năm 2017 chất lượng khảo sát đạt được như sau:
Bảng thống kê số liệu chất lượng thời điểm tháng 9/ 2017:
Năm học

Lớp 9A2/

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

9= 37,5%

8= 33,5%

Số HS

Tháng 9/ 2017

24

1= 4%


6= 25%

b.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
* Tính mới
- Giáo viên đã vận dụng khá linh hoạt các phương pháp trong các giờ dạy
phần thơ (VNHĐ). Biết biến giờ học phần thơ (VNHĐ) sinh động hơn bằng
5


cách sử dụng triệt để các phương tiện dạy học hỗ trợ như: bảng phụ, tranh ảnh
minh hoạ, máy chiếu, đặc biệt phần thiết kế bài giảng có sự phân hóa rõ ràng để
phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh trong lớp.
- Học sinh lớp 9A2 đã hứng thú hơn với giờ học phần thơ (VNHĐ) mà
trước đây các em không thích.
* Cách thức thực hiện :
Phần thứ nhất: Quy trình tiến hành một giờ Đọc- hiểu văn bản
thơ (VNHĐ).
I. HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ (Soạn giáo án):

GV xác định những nội dung và kỹ năng cơ bản của bài giảng, nắm được
trình độ HS, từ đó dự kiến các phương pháp dạy - học nhằm tổ chức hoạt động
học tập của HS theo hướng chủ động, tích cực.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc bài thơ (VNHĐ).
- Đối với học sinh THCS, năng lực cảm thụ thơ (VNHĐ) chưa có định
hướng ổn định; vốn kiến thức ngôn ngữ, đặc biệt là hiểu nghĩa các từ khó... còn
hạn chế, nên hoạt động này rất quan trọng.
- Tuỳ theo dộ dài ngắn của mỗi bài thơ mà cho HS đọc từng phần hay toàn

bài. Yêu cầu chung của bước này là qua âm vang ngôn ngữ, giúp HS có thể phần
nào hiểu và cảm nhận được âm hưởng chung bao trùm toàn bài thơ, giúp các em
thâm nhập vào thế giới hình tượng và mạch cảm xúc của bài.
Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản thơ (VNHĐ).
Ta có thể chia bước này thành những bước nhỏ sau:
- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
Tức là xem xét bài thơ nằm ở vị trí nào trong sự nghiệp sáng tác của tác
giả, trong trào lưu văn học, giai đoạn văn học, giai đoạn lịch sử... nào (đây là
những vấn đề có ý nghĩa và liên quan trực tiếp tới sự ra đời của tác phẩm).
- Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ:

6


GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách tổ chức dẫn dắt, nêu vấn đề và
hướng giải quyết vấn đề. Ơ đây, hệ thống câu hỏi đóng vai trò hết sức quan
trọng. Vấn đề cần quan tâm là: hỏi gì? hỏi như thế nào? hỏi lúc nào?... Cũng như
việc sử dụng kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học như thế nào cho
đúng lúc, đúng chỗ để tạo nên hiệu quả cao cho giờ Đọc - Hiểu văn bản.
Yêu cầu chung của bước này là GV phải tổ chức dẫn dắt HS chủ động,
tích cực học tập, tìm hiểu thâm nhập văn bản thơ, tạo cho các em được suy nghĩ,
được hoạt động, được nói nhiều hơn, tránh sự tích cực giả tạo hay học tập thụ
động trong các giờ dạy - học thơ.
Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố, nâng cao sự hiểu biết
và cảm nhận về các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ (VNHĐ).
Đây là hoạt động không thể thiếu trong giờ Đọc - Hiểu văn bản ở trường
THCS Bình Lư, vì khả năng khái quát, tổng hợp của các em còn hạn chế. Hiện
nay, hoạt động này thường được nhiều GV đưa vào phần tổng kết chung, còn HS
chỉ nghe và ghi chép. Vì vậy về hướng đổi mới phương pháp, GV có thể hướng
dẫn HS tự đúc kết, khái quát bằng hệ thống câu hỏi có tính gợi mở, dẫn dắt. Và

tất nhiên, không thể bỏ qua việc tổng kết khái quát của GV về chủ đề tư tưởng,
giá trị nghệ thuật, ý nghĩa giáo dục của bài thơ.
Để kiến thức phần này được khắc sâu thêm, GV nên sử dụng một số bài
tập trắc nghiệm ứng dụng hay bài tập viết một đoạn văn cảm nhận ngắn, để vừa
kiểm tra được kiến thức vừa đánh giá được năng lực cảm thụ thơ (VNHĐ) của
HS.
Phần thứ hai: Thiết kế quá trình dạy và học tác phẩm “Mùa xuân
nho nhỏ” của Thanh Hải.
Bước 1: Con đường thâm nhập vào giá trị nghệ thuật và nội dung tư
tưởng của bài thơ:
1. Tìm đề tài.
Đọc tên bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là nhận ra ngay được tác phẩm
hướng vào đề tài mùa xuân - một đề tài quen thuộc trong thi ca nói riêng và
trong văn học nghệ thuật nói chung. Đã có không ít những bài thơ đặc sắc viết
7


về mùa xuân như "Mùa xuân chín" của Hàn Mạc Tử, "Xuân" của Chế Lan
Viên, "Một nhành xuân" của Tố Hữu... Thế nhưng, hễ nhắc tới mùa xuân, hình
như mỗi chúng ta lại không thể không nhớ tới một mùa xuân khiêm nhường,
cảm động trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. Có thể nói bài thơ là
một thành công riêng, độc đáo của nhà thơ Thanh Hải.
2. Tìm chủ đề tư tưởng:
Mùa xuân là khái niệm của thời gian. vậy mà Thanh Hải lại đặt tên cho
tác phẩm của mình là "Mùa xuân nho nhỏ". Đọc bài thơ đến giữa, ta mới có
thể nhận thấy tư tưởng của tác phẩm. Chủ đề được bộc lộ rõ nhất trong hai khổ
thơ thứ tư và thứ năm:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mỗi con người đều là một mùa xuân nho nhỏ tràn căng sức sống và lòng
yêu đời, yêu cuộc sống, cống hiến sức lực và cuộc đời làm nên mùa xuân của
thiên nhiên và của đất nước.
Đây cũng là nhân sinh quan của Thanh Hải: ý thức trách nhiệm dâng hiến
sức lực, cuộc đời của mỗi người cho mùa xuân chung của đất nước.
3. Quá trình suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi để thâm nhập tác phẩm thơ
"Mùa xuân nho nhỏ" của người GV:
3.1. Đọc:
Đọc trọn vẹn văn bản "Mùa xuân nho nhỏ" trong SGK Ngữ văn 9 - Tập
II, rồi đọc đến phần chú giải, phần hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Đọc cả SGV Ngữ

8


văn 9 - Tập II và các tư liệu có liên quan tới bài thơ,... để ngay chính người thầy
phải hiểu thấu đáo được tác phẩm.
3.2. Đọc và tìm hiểu chung:
Tiếp tục đọc để khắc sâu hình tượng và xác định mối quan hệ của kết cấu
bên trong tác phẩm - mạch ngầm của bài thơ. Trong bài thơ có ba dòng chảy:
thiên nhiên - đất nước - con người trong mùa xuân. Đó là những âm thanh, nhịp
điệu, hình tượng, chất Huế,... chảy trong tác phẩm kết lại thành một chỉnh thể.
Đây là cái mới trong sáng tác của Thanh Hải và cũng là cái độc đáo của văn
chương, lần đầu tiên xuất hiện trong thơ ca: "Mùa xuân nho nhỏ" - một mùa
xuân có kích cỡ, có hình dáng và có cả sự chuyển dời "lặng lẽ".
Một quá trình đọc, vừa đọc vừa liên tưởng, tưởng tượng tạo nên mối quan

hệ giữa ngôn ngữ - hình tượng - quan điểm, là hết sức cần thiết cho việc đi sâu
khám phá bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".
3.3. Đọc và phân tích các yếu tố đặc sắc của tác phẩm:
Sự đọc này trên cơ sở đã thuộc từ hai lần đọc trước và dừng lại ở những
yếu tố có vấn đề để suy nghĩ, phân tích và tổng hợp lại, gắn kết thành mạch. Khi
phân tích, GV cần định hướng phân tích từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên,
đất trời sang mùa xuân của đất nước rồi đến ước nguyện làm "mùa xuân nho
nhỏ" của nhà thơ cũng như của mỗi con người trong cuộc sống.
3.4. Đọc và tổng hợp giá trị đích thực của bài thơ:
Sau khi phân tích các yếu tố đặc sắc của tác phẩm ở bước 3.3, ta phải cắt
nghĩa cho được vì sao ta lại phân tích. Đây là giai đoạn ta tạm rời tác phẩm đứng
cao hơn để quay lại nhìn tác phẩm mà đánh giá.
"Mùa xuân nho nhỏ" là sự phát hiện tinh tế của một con người trong
những ngày sắp từ giã cõi đời. Người xưa nói: con chim sắp chết kêu tiếng kêu
khôn, con người sắp chết nói lời nói thật.Thanh Hải nói về một mùa xuân "nho
nhỏ", xinh xinh, dễ thương, rất khiêm nhường. Người đọc dễ cảm nhận một cái
nhìn gần gũi về cuộc sống: Mỗi con người tự dâng hiến một việc làm nhỏ như
một bông hoa góp hương, một tiếng chim hót góp tiếng ca vui, một nốt nhạc
trầm trong bản hoà ca rộn rã... gom góp dựng xây thành mùa xuân của đất nước,
9


của thiên nhiên vũ trụ. Đó là cảm nhận của mỗi người đọc. Nó mang tính cá
nhân, sự cảm nhận văn bản từ góc độ cá nhân người đọc - GV.
Phần thứ 3: Thiết kế giờ dạy bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trên giáo
án của người giáo viên.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên
nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm "một mùa xuân nho nhỏ" dâng

hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống
của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận
động của tứ thơ.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9 và một số tư liệu liên
quan đến bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"...
- HS: Đọc kỹ bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" và soạn bài bài theo câu hỏi
hướng dẫn trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
C.1. ÔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1 phút).
C.2. KIỂM TRA BÀI CŨ: (4 phút).

GV yêu cầu HS (2 em) trả lời một số câu hỏi kiểm tra kiến thức về văn
bản "Con cò" của Chế Lan Viên.
C.3. BÀI MỚI:(40 phút)

(I). HOẠT ĐỘNG 1: Đọc và tìm hiểu chung.
Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
- Yêu cầu HS dựa vào chú thích *(Tr. 57) trong SGK để nêu đôi nét về
nhà thơ Thanh Hải và tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ".
- GV nhấn mạnh những nét chính cho HS nắm vững và giới thiệu bổ sung
để tạo hứng thú cho giờ học.
Đọc, hiểu chú thích.
10


1. GV hướng dẫn cách đọc bài thơ -> Đọc mẫu -> Gọi 3 HS đọc -> Yêu
cầu nhận xét và sửa chữa.
2. Cho HS tìm hiểu các chú thích (2), (3), (4) (Tr. 57- SGK).

3. Yêu cầu HS tìm hiểu cách vận dụng thể thơ 5 chữ trong bài thơ của
Thanh Hải.
4. Hướng dẫn HS tìm hiểu mạch cảm xúc về mùa xuân của tác giả trong
bài thơ.
- Bài thơ bắt đầu bằng những xúc cảm trực tiếp trước vẻ đẹp và sức sống
của mùa xuân thiên nhiên; từ đó mở rộng thành hình ảnh mùa xuân của đất
nước.
- Từ cảm xúc, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện
của nhà thơ muốn được hoà nhập, đóng góp cho cuộc đời chung.
- Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về
quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
5. Phương thức biểu đạt: Trữ tình hiện đại.
6. Trên cơ sở mạch cảm xúc, yêu cầu HS nêu bố cục của bài thơ.
- Khổ đầu (6 dòng): Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- Hai khổ tiếp (10 dòng): Cảm xúc về mùa xuân đất nước.
- Hai khổ tiếp theo (8 dòng): Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước
mùa xuân đất nước.
- Khổ cuối (5 dòng): Lời ca ngợi quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ
Huế.
(II). HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích..
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất
nước qua cảm xúc của nhà thơ.
Ơ phần này, GV có thể nêu một số câu hỏi để dẫn dắt HS phân tích đúng
hướng, đúng cách như:
- Cách miêu tả mùa xuân của tác giả có gì độc đáo?
- Mùa xuân ở khổ đầu được dùng với ý nghĩa gì?

11



- Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời được phác họa ra sao?
- Cảm xúc của tác giả về mùa xuân thiên nhiên được thể hiện như thế
nào?
- Hình ảnh đất nước qua khổ thơ thứ 2,3 có gì đặc biệt?
- Các biện pháp nghệ thuật và cách dùng từ mà Thanh Hải sử dụng ở đây?
- Mạch cảm xúc của tác giả được phát triển như thế nào từ khổ 1 đến khổ
2,3?...
GV cho HS suy nghĩ cá nhân và trình bày trước lớp, yêu cầu nhận xét,
bổ sung.
*Lưu ý cần làm rõ các vấn đề cơ bản sau:
- Về nội dung:
+ Khổ 1:
- Mùa xuân của thiên nhiên được phác họa qua một số hình ảnh chọn lọc
có ý nghĩa điển hình: Một dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, âm thanh
tiếng chim chiền chiện...
- Đó là một không gian cao rộng, tươi mát, tràn đầy sức sống.
+ Khổ 2,3:
- Hình ảnh đất nước vào xuân được đặc tả qua một số nét phác họa đặc
trưng: Màu xanh tươi mới của lộc non theo bước chân người cầm súng và người
ra đồng đến mọi miền của Tổ quốc; qua nhịp điệu sống hối hả, khẩn trương...
Tất cả tạo nên hình ảnh vươn lên, tiến về phía trước đẹp như vì sao sáng lung
linh của một đất nước gian khổ mà anh hùng.
- Về nghệ thuật: Thanh Hải sử dụng thành công các biện pháp: đảo ngữ,
điệp từ, so sánh, ẩn dụ,... từ ngữ chọn lọc, gợi cảm... nhằm thể hiện cảm xúc
chân thành, cảm nhận tươi tắn, dào dạt niềm tin về mùa xuân, đất nước, dân tộc.
- Mạch cảm xúc được phát triển từ cái nhìn cụ thể đến cái nhìn khái quát,
từ cảm nhận cụ thể về mùa xuân đến cảm nhận khái quát về tư thế và sức mạnh
của dân tộc.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu tâm niệm của nhà thơ, lời gợi ca quê hương
đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

12


GV giao nhiệm vụ cho cho cả lớp: Phân tích và nêu nhận xét về nội dung
cũng như nghệ thuật của 3 khổ thơ cuối.
Cho HS suy nghĩ, trao đổi thảo luận nhằm tìm hiểu những suy nghĩ về bổn
phận cá nhân của tác giả cũng như của mỗi con người trong cuộc đời.
GV có thể dẫn dắt hoạt động thảo luận của HS bằng một số câu hỏi định
hướng như:
- Mạch thơ ở 3 khổ cuối?
- Tâm niệm của nhà thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào? Nét đặc
sắc của những hình ảnh ấy là gì?
- Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ là gì?
- Bình luận mối quan hệ giữa nhan đề bài thơ với ước nguyện "lặng lẽ
dâng cho đời" của tác giả?
- Cách lựa chọn chi tiết và cấu tứ lặp lại của đoạn thơ có ý nghĩa gì?
- Đoạn thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì về nguyện ước của tác giả và ý
nghĩa cuộc sống cá nhân?...
- Lời gợi ca quê hương, đất nước của nhà thơ qua điệu dân ca xứ Huế thể
hiện ra sao?
* Yêu cầu HS trả lời được các ý sau:
+Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển
một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước
mùa xuân đất nước.
+ Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình
ảnh thơ đẹp, tự nhiên, giản dị. Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một
"con chim hót", làm "một nhành hoa"; giữa bản "hoà ca" vui tươi, đầy sức sống
của cuộc đời, nhà thơ xin làm "một nốt trầm xao xuyến".
+Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơlà ở hình ảnh "mùa
xuân nho nhỏ". Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với

tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là làm một mùa xuân
nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.

13


+Sự lặp lại các chi tiết, hình ảnh (bông hoa và tiếng chim hót) đã tạo ra sự
đối ứng chặt chẽ cho bài thơ. Những hình ảnh chọn lọc ấy trở lại đã mang một ý
nghĩa mới: niềm mong muốn dược sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự
nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho cuộc đời...
+ Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi
vào lòng người đọc, và lung linh trong sáng của một nhân sinh quan tươi đẹp:
Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến
phần tinh tuý nhất, dù là nhỏ bé, cho đất nước, và đó phải là sự cống hiến thầm
lặng suốt cả cuộc đời.
+ Bài thơ kết thúc bằng âm điệu dân ca xứ Huế với câu Nam ai, Nam bình
hoà với nhịp phách tiền vanh rộn. Đây chính là hồn nhạc dân gian xứ Huế. Đó là
âm thanh mùa xuân đất nước muôn đời trẻ trung, vấn vương, xao xuyến lòng
người:
(III). HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết (5 phút).
- GV giao nhiệm vụ cho cả lớp suy nghĩ những vấn đề chính về nội
dung và nghệ thuật của bài thơ.
- GV gọi 1-2 HS trả lời --> cho lớp nhận xét, rút ra ý cần tổng kết.
- GV chốt và nhấn mạnh những ý cơ bản cần ghi nhớ.
* Cho HS đọc phần ghi nhớ (Tr. 58 - SGK).
C.4. CỦNG CỐ: (3 phút)

Yêu cầu HS nêu cảm nhận về một số hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
C.5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 phút)


- Hướng dẫn HS học bài "Mùa xuân nho nhỏ" và làm bài tập thực hành
(Bình giảng một khổ thơ trong bài mà em yêu thích).
- Nhắc HS chuẩn bị Đọc - Hiểu văn bản "Viếng lăng Bác" của Viễn
Phương.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
- Giáo viên thuận lợi hơn khi giảng dạy các tác phẩm thơ (VNHĐ) ở phân
môn Đọc - Hiểu văn bản, từ đó dẫn dắt HS cách cảm, cách hiểu văn học tốt hơn.
Khi tiếp xúc với bất kỳ tác phẩm thơ (VNHĐ) nào.
14


- Hầu hết các em đều có ý thức cố gắng chủ động tìm hiểu, đào sâu khám
phá các tầng ý nghĩa của bài thơ. Một số HS vượt ra ngoài sự mong đợi của GV,
rất sáng tạo khi cảm thụ thơ. Các em đã phát hiện được những tầng ý nghĩa mới,
vượt khỏi những cách hiểu thông thường, bổ sung, hoàn thiện thêm những giá trị
thẩm mỹ, đem tới cho văn bản một cách hiểu mới, một giá trị mới, đôi khi khá
bất ngờ và độc đáo.
Bảng thống kê số liệu chất lượng học phần thơ VNHĐ khi đã áp
dụng SKKN
Năm học

Lớp 9A2/

Giỏi

Khá

Trung bình

8= 33,5%


9= 37,5%

Yếu

Số HS

Tháng 3/ 2018

24

6= 25%

1= 4%

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
- Sáng kiến có thể áp dụng cho các giáo viên dạy phần thơ (VNHĐ) ở tại
trường THCS Bình Lư và các đơn vị có chung thực trạng.
6.Các thông tin cần được bảo mật: Không có
7. Kiến nghị,đề xuất
* Đối với nhà trường:
- Đầu tư thêm tư liệu học tập, đồ dùng, trang thiết bị, mua tài liệu, sách
tham khảo, sách nâng cao để ở phòng thư viên cho giáo viên và học sinh tham
khảo .
- Tạo điều kiện để giáo viên được học tập, rèn luyện nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
* Đối với tổ chuyên môn:
- Thường xuyên động viên khích lệ giáo viên tích cực học hỏi để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ .


15


- Tổ chức chuyên đề trao đổi học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng cho các giáo
viên trong tổ về phần Đọc- hiểu văn bản của thơ (VNHĐ), để nâng cao chất
lượng dạy và học .
8.Tài liệu đính kèm : Không
Trên đây là nội dung, hiệu quả do chính tôi thực hiện không sao chép
hoặc vi phạm bản quyền ./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Hiệu trưởng
Chử Thị Minh Hiền

16


17


18



×