Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BAO CAO NGANH 1 BAO CAO PHAN TICH NGANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.59 KB, 9 trang )

BÁO CÁO NGÀNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH PHÂN BÓN
I. Tổng quan ngành phân bón:
1. Khái niệm và phân loại:
Phân bón là thức ăn của cây trồng, có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây
trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Phân bón bao gồm một hay nhiều dưỡng chất cần thiết cho cây được
phân chia thành 3 nhóm sau:
 Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).
 Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…
 Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl)
Các sản phẩm phân bón chia làm hai loại:
 Phân hữu cơ: bao gồm các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ, như các loại phân chuồng, phân
xanh, thân lá cây trồng được dùng để bón ruộng...
 Phân vô cơ hay phân hóa học: là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô
cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học. Các loại phân vô cơ hiện nay:
 Phân đơn: Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K.
Phân đạm (Phân có chứa nitơ): Phân Urea, Phân đạm Sunphat, Phân Clorua Amon, Phân Nitrat
Amon, Phân Nitrat Canxi, Phân Nitrat Natri, Phân Cyanamit Canxi.
Phân lân (Phân chứ phosphat): Phân Super Lân, Phân Lân nung chảy.
Phân Kali: Phân Clorua Kali, Phân Sunphat Kali.
 Phân hỗn hợp: Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và
phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ
phần trăm. Ví dụ: Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất,
16kg P2O5 và 8kg K2O…Phân SA, Phân DAP, Phân MAP.
Với ưu thế về chi phí và hiệu quả nhanh chóng đối với cây trồng, phân vô cơ sử dụng khá rộng rãi ở nước ta. Vì
vậy trong báo cáo này chúng tôi tập trung vào phân tích cung, cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành phân bón
vô cơ và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngành phân bón gắn liền với lịch sử ngành hóa chất Việt Nam. Phôi thai từ thời kháng chiến chống Pháp tuy
nhiên sau khi hòa bình lập lại ngành mới có điều kiện phát triển.


Đánh dấu bước ngoặc phát triển của ngành phân bón là Năm 1959 chúng ta đã khởi công xây dựng Nhà máy
Supe phốt phát Lâm Thao - Tháng 4 năm 1962, Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động và xuất xưởng những
tấn phân lân supe đầu tiên phục vụ nông nghiệp.
Từ sản lượng 6,000 tấn phốt phát năm 1955, thì năm 1960 đã đạt 541.4 nghìn tấn, trong đó apatit là 490 nghìn
tấn và phốt phát nghiền là 49.7 nghìn tấn ( tăng hơn 90 lần).
Đến nay, năng lực sản xuất phân vô cơ các loại đã lên đến 8 triệu tấn năm. Đáp ứng khoảng 80% nhu cầu thị
trường.
II. Tình hình phân bón thế giới:
1. Cung – Cầu:
Theo Hiệp hội phân bón quốc tế (IFA), Mỹ vừa xây dựng thêm nhà máy phân đạm (urê) tại Dakota và mở rộng
công suất của nhà máy Solagan, đưa tổng công suất tại 2 nhà máy này đạt 1.6 triệu tấn sản phẩm/năm.
Tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông, nhiều nhà máy sản xuất phân urê cũng đã được đầu tư mở rộng công suất
và thay đổi công nghệ mới nên năng lực sản xuất tăng thêm khoảng 1.5 – 2 triệu tấn sản phẩm/năm.
Riêng tại Canada, Nga, Trung Quốc, Argentina…, năng lực sản xuất phân kali cũng được nâng lên đáng kể
trong những năm gần đây. Dự báo của IFA, cho biết đến năm 2014-2015, lượng phân kali tồn kho trên toàn cầu
vào khoảng trên 15 triệu tấn.
1


BÁO CÁO NGÀNH

Hiện ngành phân bón thế giới đang trong tình trạng cung vượt cầu. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ và sản xuất
phân bón lớn nhất thế giới.
Khả năng cung/cầu urê trên thế giới năm 2013 ĐVT:Triệu mét tấn urê
Cung
Công suất

198.4

Khả năng cung cấp


182.1

Cầu
Nhu cầu

143.2

Nhu cầu urê không làm phân bón

28.6

Tổng cầu

171.8
(Nguồn: IFA)

Nguồn cung amoniac, axit photphoric và muối kali trên thế giới năm 2013 - ĐVT: nghìn tấn
Năm
Ammonia (as N)

2013

2012

% so sánh

146,400

140,760


4.01

Phosphoric acid (as P2O5)

45,857

44,312

3.49

Potash (as K2O)

43,467

40,196

8.14
(Nguồn: FAO)

2. Diễn biến giá:
Nguồn cung tăng mạnh cộng với ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất đã làm giá phân bón thế giới giảm
mạnh. Cụ thể, giá phân urê hạt đục trong những ngày giữa tháng 7-2013 tại khu vực Đông Nam Á dao động
quanh mức 332 – 345 đô la Mỹ/tấn, thì đến ngày 10-10-2013, chỉ còn 275 - 287 đô la Mỹ/tấn, tức giảm 57 – 58
đô la Mỹ/tấn so với mức giá hồi giữa tháng 7.
Đối với urê Trung Quốc, nếu như giữa tháng 7-2013, được chào bán với giá lần lượt là 305 – 310 và 317 – 324
đô la Mỹ/tấn, thì đến ngày 10-10-2013 chỉ còn 285 – 290 đô la Mỹ/tấn. Đối với urê của Mỹ giữa tháng 7-2013,
được chào bán với giá 283 – 295 đô la Mỹ/tấn, đến 10 – 10– 2013 giảm lần lượt là 20 và 29 – 34 đô la Mỹ/tấn
so với mức giá hồi giữa tháng 7.


(Nguồn: Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính)
2


BÁO CÁO NGÀNH

III. Thực trạng thị trường phân bón ở Việt Nam hiện nay:
1. Nhu cầu phân bón:
Nông nghiệp là một những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với 70% dân số
sống bằng nghề nông. Vì vậy nhu cầu phân bón cho nông nghiệp rất lớn. Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện
nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900,000 tấn, SA
850,000 tấn, Kali 950,000 tấn, phân Lân trên 1.8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3.8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu
cầu khoảng 400 – 500,000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.
2. Tình hình sản xuất trong nước:
Ngành phân bón hiện nay có khá nhiều bất cập, cả nước có đến 500 doanh nghiệp sản xuất phân vô cơ và hàng
nghìn DN kinh doanh phân hữu cơ, vi sinh, trong đó có không ít công ty làm ăn chộp giật bằng công nghệ “máy
trộn bê tông” đã biến ngành phân bón nước ta vài năm trở lại đây hỗn loạn, mất kiểm soát.
Nguồn cung phân bón chủ yếu của nước ta tập trung vào 15 doanh nghiệp lớn thuộc 2 tập đoàn: Vinachem và
PVN.
Tập Đoàn
Vinachem

STT

Tên

1 Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình
2 Công ty phân bón miền Nam
Công ty cổ phần Supe photphat và hóa chất Lâm
3 Thao

4 Công ty phân lân nung chảy Văn Điền

PVN
Khác

5
6
7
8
9
13
14
15
10
11
12

Công ty cổ phần phân bón Bình Điền
Công ty cổ phần phân bón hóa chất Cần Thơ
Công ty phân đạm và hóa chất Hà Bắc
Nhà máy đạm Ninh Bình
Công ty DAP1
Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí
Nhà máy đạm Cà Mau
Tập Đoàn quốc tế Năm Sao
Baconco
Công ty CP Vật tư tổng hợp và phân bón hóa sinh
Công ty phân bón Việt Nhật

Sản phẩm

FMP
NPK
Superphosphate
NPK
Superphosphate
NPK
FMP
FMP
NPK
NPK
NPK
Urea
Urea
DAP
Urea
Urea
NPK
NPK
NPK
NPK

Công suất thiết
kế (tấn/năm)
300,000
150,000
200,000
300,000
750,000
700,000
140,000

270,000
150,000
500,000
200,000
190,000
560,000
330,000
800,000
800,000
300,000
200,000
360,000
350,000

Phân Urea
Hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2.340 triệu tấn/năm, bao gồm Đạm Phú Mỹ 800,000 tấn,
Đạm Cà Mau 800,000 tấn, Đạm Hà Bắc 180,000 tấn, Đạm Ninh Bình 560,000 tấn. Dự kiến cuối năm 2014,
Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180,000 tấn lên 500,000 tấn/năm, cả nước sẽ có 2.660 triệu tấn/năm. Như vậy,
về Urea đến nay, sản xuất trong nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có
lượng để xuất khẩu.
Phân DAP
Hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330,000 tấn/năm, đến hết 2015 có thêm nhà máy DAP Lào
Cai công suất 330,000 tấn/năm và theo kế hoạch của Thủ tướng từ nay đến hết năm 2015 sẽ có thêm một nhà
máy DAP nữa hoặc nâng công suất hiện có của DAP Đình Vũ lên thêm 330,000 tấn/năm. Như vậy sau 2015 sản
3


BÁO CÁO NGÀNH

xuất trong nước có thể đạt tới gần 1 triệu tấn DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Hiện tại từ nay

đến hết năm 2014, chúng ta vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ 500,000 – 600,000 tấn/năm.
Phân Lân:
Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1.2 triệu tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất
800,000 tấn/năm, Lào Cai 200,000 tấn/năm và Long Thành 200,000 tấn/năm.
Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600,000 tấn/năm bao gồm nhà máy Văn Điển và nhà máy Ninh
Bình. Dự kiến tương lai sẽ có thêm khoảng 500,000 tấn/năm của 3 nhà máy mới ( Lào Cai, Thanh Hóa,…)
Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đáp ứng được về cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong
nước.
Phân NPK:
Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất
cũng có nhiều dạng khác nhau, từ công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình thường đến
các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến. Về quy mô sản xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm
tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trtên 3.7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất
NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn
tới sản phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói.
Phân Kali:
Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải
nhập khẩu từ nước ngoài.
Phân SA:
Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu của nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước
ngoài.
Phân Hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400,000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón
này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu
được tận dụng từ các loại rác và phế thải cùng than mùn sẵn có ở nước ta.
3. Tình hình nhập khẩu.
10 tháng đầu năm nay ước đạt 3.81 triệu tấn, tăng 17% và kim ngạch nhập khẩu 1.42 tỷ USD tăng 1.5% so với
cùng kỳ năm 2012, trong đó nhập khẩu phân ure đứng ở mức khoảng 684,000 tấn, tăng 52%.
Tính riêng trong tháng 10/2013, nhập khẩu phân bón ước đạt khoảng 450,000 tấn, tăng 2% so với tháng 9
nhưng giảm 6% so với cùng kỳ năm 2012.
Khối lượng phân nhập khẩu tăng mạnh (17%) so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó, trị giá nhập khẩu chỉ

tăng 1.5%, cho thấy giá phân bón nhập khẩu vào Việt Nam thời gian gần đây đang có xu hướng giảm mạnh so
với cùng kỳ năm ngoái.
4. Diễn biến giá:
Hiện giá phân bón trong nước đang có xu hướng giảm giá. Nguyên nhân là do giá phân bón thế giới giảm,
lượng phân bón nhập khẩu tăng do Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu. Trong khi nhu cầu tiêu thụ phân bón đạt
mức thấp do ảnh hưởng của mưa bão tại nhiều địa phương và do chưa vào vụ Đông Xuân.
Giá phân urê nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc phổ biến ở mức giá 7,250-7.300 đ/kg; phân Urê Phú Mỹ
giá 8,900-9,000 đ/kg; Phân DAP Trung Quốc (16-44) dao động quanh mức 11,000 – 11,200 đ/kg; DAP Hàn
Quốc (18-46) có giá 11,800 đ/kg. Phân bón nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai có giá 1,900 CNY/tấn đối với urê
và 2,900 CNY/tấn đối với DAP 18-46.
Phân ure, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Lượng tồn kho ure của
Nhà máy Đạm Ninh Bình lớn, tính đến 17/10 tồn khoảng 88,700 tấn; Đạm Cà Mau tính đến 21/10 tồn kho
khoảng 81,000 tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do mở cửa biên giới, Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu ure xuống
còn 2% từ 01/7-31/10, nên lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam lớn, giá thành thấp.
Lượng phân bón DAP Đình Vũ tồn kho tính đến ngày 17/10 là 69,111 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2012,
nhưng đã giảm so với mức hơn 71,000 tấn của tháng 9/2013. Tuy lượng tồn kho có giảm so với tháng trước
4


BÁO CÁO NGÀNH

nhưng vẫn ở mức cao, chủ yếu là phân DAP Trung Quốc được đưa vào Việt Nam với khối lượng nhiều và giá
thấp.

(Nguồn: Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính)
5. Các nhân tố ảnh hưởng:
a. Tính mùa vụ:
Phân bón là ngành hỗ trợ nông nghiệp nên liên quan mật thiết đến tính mùa vu và sự phân bố diện tích đất nông
nghiệp. Ở nước ta, cây lúa chiếm diện tích lớn nhất và tập trung chủ yếu miền Nam vì vậy cây lúa là đối tượng
sử dụng phân bón nhiều nhất và miền Nam là thị trường phân bón lớn nhất.

Ở Việt Nam có 3 mùa chính: vụ Đông (vụ mùa – tháng 10), vụ Đông – Xuân (tháng 12 – tháng 1) và vụ Hè –
Thu (tháng 5 – tháng 6). Trong đó vụ Đông Xuân là vụ mùa chính trong năm, chiếm 40% diện tích thu hoạch,
lượng phân bón sử dụng trong mùa này luôn cao hơn hai mùa còn lại.
b. Nguyên liệu đầu vào:
Phân đạm: nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân đạm là khí tự nhiên và than đá. Chi phí sản xuất phân đạm từ
khi tự nhiên rẻ hơn từ than đá nên được ưa chuộng. Nước ta có thế mạnh về hai nguồn nguyên liệu này nên chi
phí sản xuất phân ure rẻ hơn các nước khác trên thế giới.
Phân lân: quặng apatit (nguyên liệu) và than cốc( hiện nay được thay thế bằng than antraxit) để sản xuất phân
lân. Hai nguồn này nước ta đều đáp ứng được nhu cầu sản xuất phân lân.
Phân Kali: vì nước ta không có mỏ khai thác kali nên loại phân này phải nhập khẩu 100%.
Phân DAP: cũng sản xuất từ quặng apatit
c. Chính sách nhà nước:
Trong những năm qua ngành phân bón được hưởng lợi khá nhiều từ những chính sách ưu đãi của chính phủ như
hỗ trợ giá nguyên liêu đầu vào, cho vay lãi suất thấp…Tuy nhiên trong thời gian tới những chính sách này sẽ
dần dần bị cắt bỏ.
d. Các sản phẩm phân bón giả, kém chất lượng:
Do lợi nhuận thu hút, đã xuất hiện một số cơ sở sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng đưa ra thị
trường. Chẳng hạn các đối tượng dùng gạch non nghiền ra màu đỏ pha trộn với đất sét, đá… giả làm phân Kali,
đóng bao ghi là Kali để bán cho nông dân, hay là cát được nhuộm đỏ giả làm Kali đóng bao ghi là Kali 60%
K2O bán ra thị trường, hay là sản phẩm có hàm lượng hữu hiệu rất thấp lại đóng trong bao ghi là DAP 18-46-0
bán ra thị trường thu về theo giá cao của mặt hàng DAP… Các sản phẩm này vừa có nguồn gốc ở một số cơ sở
sản xuất nhỏ lẻ trong nước, vừa xuất hiện ở mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đưa về. Ảnh hưởng rất lớn đến
uy tín của các doanh nghiệp trong ngành phân bón, bên cạnh đó các sản phẩm phân bón giả, chất lượng kém lại
có giá thành thấp được người nông dân chuộng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các doanh nghiệp
hoạt động trong ngành.
5


BÁO CÁO NGÀNH


6. Triển vọng ngành:
Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta vì vậy nhu cầu phân bón rất lớn và ổn định tạo điều
kiện cho ngành phân bón phát triển. Tuy nhiên, hiện nay ngành đang đứng trước tình trạng cung vượt cầu (phân
Urea) và giá thế giới đang trong xu hướng giảm giá, vì vậy sẽ kéo theo giá phân bón trong nước giảm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón trong thời gian tới.
Hiện tại, nước ta đã đáp ứng được 80% nhu cầu phân bón phục vụ cho nông nghiệp trong nước. Dự kiến đến
năm 2015, sản lượng phân bón trong nước sản xuất cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp với
100% lượng urê, lân và NPK; 70-80% lượng phân DAP và 30% lượng SA. Việc chủ động được nguồn cung
phân bón có ý nghĩa quan trọng trong việc bình ổn giá thị trường trong nước cũng như tránh được những rủi ro
từ chính sách xuất khẩu ở các nước, đặc biệt là Trung Quốc - thị trường cung ứng khoảng 80% lượng nhập khẩu
phân bón của Việt Nam thời gian qua.
IV. Cổ phiếu khuyến nghị:
Hiện đang có 3 doanh nghiệp ngành phân bón niêm yết trên cả 2 sàn HSX và HNX. Dưới đây là một vài chỉ số
tài chính cơ bản của các cổ phiếu ngành này.
NHÓM CHỈ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2012
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (lần)

DPM

LAS

HSl

TB NGÀNH

Tỷ số thanh toán hiện thời

5.16

1.65


0.99

2.60

Tỷ số thanh toán nhanh

4.32

0.35

0.34

1.67

Tỷ số tài sản đảm bảo Nợ /VSCH

16%

130%

531%

225%

Tỷ số nợ = Tổng nợ/ Tổng tài sản

13%

56%


84%

51%

Tỷ số cơ cấu tài chính (%)

Tỷ số hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho (vòng)

7.7

1.8

2.2

3.87

68.8

17.0

5.7

30.48

7.4

7.9


8.3

7.86

Tỷ lệ lãi gộp

32%

22%

ROA (Doanh lợi tài sản)

29%

ROE (Doanh lợi Vốn CSH)

34%

BV (đồng)
EPS (đồng)

Vòng quay các khoản phải thu (vòng)
Vòng quay các khoản phải trả (vòng)
Tỷ số khả năng sinh lời (%)

8%

21%

14%


0%

14%

33%

-2%

22%

24,120

18,523

13,381

8,073

6,076

41,500

35,200

5

6

Tỷ số giá thị trường


P (11/11/2013)
P/E
E/P (%)
Giá trị nội tại

(200)
5,000
(25)

18,674
4,650
27,233
(5)

19%

17%

-4%

0

50,901

63,343

69,516

61,253


Chỉ tiêu doanh thu (triệu đồng)
Doanh thu thuần

13,433,862

4,496,114

3,067,647

394,091

10,580,512

2,758,123

826,421

4,721,685

3,800,000

648,600

100,000

1,516,200

Chi phí bán hàng


637,119

290,069

3,765

310,318

Chi phí quản lý doanh nghiệp

673,971

140,519

15,900

276,797

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Vốn điều lệ

1,064,376
(2,000)

6,331,451
1,153,246

Chỉ tiêu chi phí (triệu đồng)


A. Tình hình hoạt động kinh doanh.
a. DPM - Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE):
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí được thành lập ngày 28/03/2003 và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 19/01/2004. VĐL hiện nay là 3,800 tỷ đồng. Công ty có Nhà máy đạm Phú mỹ đặt tại KCN Phú mỹ 1 - Bà
rịa, vũng tàu. Nhà máy có Tổng VĐT là 370 triệu USD với diện tích 63 ha sử dụng công nghệ của hãng Haldor
Topsoe (Đan Mạch) để sản xuất Amôniắc (công suất 1,350 tấn/ngày) và công nghệ của hãng Snamprogetti
6


BÁO CÁO NGÀNH

(Italy) để sản xuất urê (công suất 2,200 tấn/ngày). Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất
phân đạm (với công suất 800 ngàn tấn đạm/năm). Ngoài ra công ty còn kinh doanh amôniắc lỏng (với công suất
96 ngàn tấn axit/năm) và điện dư (Công nghệ sản xuất của nhà máy DPM cho phép tạo ra sản phẩm điện, không
những cung ứng đủ yêu cầu cho bản thân nhà máy sản xuất mà còn tạo ra điện thương phẩm bán cho tập đoàn
EVN). Sản lượng Đạm Phú Mỹ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phân bón trong nước. Nếu tính theo khu vực phía
Nam và Nam Trung bộ thì Đạm Phú Mỹ chiếm trên 50% thị phần.
Vấn đề DPM phải đối mặt hiện nay là tình trạng sản xuất phân Urea đã vượt cầu, vì vậy mức độ cạnh tranh khá
lớn. DPM đang chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ nhà máy đạm Cà Mau (công suất 800 ngàn tấn đạm/năm).
b. LAS - Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX)
Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty
cổ phần vào năm 2010. Với kinh nghiệm lâu năm, hiện nay CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sản
xuất hơn 50 loại phân bón hóa chất, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là: supe lân Lâm Thao, NPK Lâm Thao và
các loại axit Sunfuric. Công ty có 7 xí nghiệp trực thuộc, 3 công ty liên kết, cổ đông lớn nắm giữ 69.82% vốn
điều lệ là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Công ty hiện có 10 dây chuyền sản xuất đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn
môi trường, hiệu suất trên 80%. Dây chuyền sản xuất lân nung chảy mới được đưa vào hoạt động từ năm 2011,
đang tiếp tục hoàn thiện các lò cao số 2 và số 3. Thị trường chính của Công ty là các tỉnh miền Bắc từ Hà Tĩnh
trở ra, sản phẩm chủ lực là Supe lân, với khoảng 50-60% thị phần. Các tỉnh phía Nam từ Quảng Bình trở vào
chủ yếu tiêu thụ phân NPK, công ty chiếm khoảng 10-20% thị phần. Hướng sản xuất đến 2015, công ty sẽ đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu.

c. HSI - Công ty Cổ Phần Vật tư tổng hợp và Phân bón Hóa sinh (HOSE)
Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp và Phân bón Hóa Sinh tiền thân là Xí nghiệp Phân bón Hóa sinh của Công ty
Thanh Bình thành lập năm 2003. Năm 2005 chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Công ty hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phân bón tổng hợp NPK. Hiện nay Công ty là nhà cung cấp
phân bón tổng hợp NPK chính trên thị trường Việt nam (chiếm 10% thị phần) với các sản phẩm phân bón NPK
thông dụng, phân bón hữu cơ thuộc các nhóm phân bón dạng hạt, phân trộn ba màu, phân bột mang thương hiệu
phân bón "Con trâu". Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long, miền
Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên và xuất khẩu sang Cambodia, Úc, Trung quốc.Nhà
máy sản xuất phân bón NPK của công ty đặt tại Phú yên. Có công suất 360,000 tấn/năm, cung cấp cho thị
trường trên 100 chủng loại sản phẩm phân bón NPK.
B. Doanh thu và lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2013:
DT 9T/2013 DT 9T/2012
% Tăng
LNST
LNST
% Tăng
(tỷ đồng)
(tỷ đồng)
trưởng
9T/2013 (tỷ
9T/2012 (tỷ
trưởng
đồng)
đồng)
8,050
10,563
-23.79%
1,958
2,495
-21.52%

DPM
4,157
3,679
12.99%
325
312
4.17%
LAS
443
722
-38.64%
-28
-3
n/a
HSI
Nhìn vào kết quả kinh doanh của 3 doanh nghiệp phân bón đang niêm yết trên sàn, LAS là doanh nghiệp kinh
doanh hiệu quả nhất. Tuy nhiên do giá phân bón đang giảm, chi phí bán hàng tăng 12% và chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái nên doanh thu 9 tháng đầu năm 2013 tăng 13% nhưng lợi
nhuận sau thuế chỉ tăng 4.17% so với cùng kỳ năm 2012.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của DPM sụt giảm cả về doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu đạt 8,050 tỷ
đồng giảm 24%, lợi nhuận sau thuế đạt 1,958 tỷ đồng giảm 21.52%. Nguyên nhân kết quả kinh doanh của DPM
giảm là do giá phân bón giảm đồng thời sụt giảm sản lượng phân bón kinh doanh của nhà máy đạm Cà Mau
(DPM ngưng phân phối sản phẩm của nhà máy đạm Cà Mau từ tháng 11/2012).
HSI kinh doanh không hiệu quả, 9 tháng đầu năm 2013 lỗ 28 tỷ đồng và đang trong diện cảnh báo do LNST
năm 2012 âm.
C. Khả năng thanh toán:
DPM
LAS
HSI
TB ngành

7


BÁO CÁO NGÀNH

Tỷ số thanh toánh hiện thời
7.34
1.74
0.89
3.32
Tỷ số thanh toán nhanh
5.92
0.81
0.38
2.37
Với lượng tiền và tương đương tiền dồi dào (9 tháng đầu năm 2013 là 4,820 tỷ đồng) chiếm 42% tổng tài sản đã
giúp cho khả năng thanh toán hiện thời và nhanh của DPM ở mức cao trên 5 lần, DPM sẽ có ưu thế trong việc
chủ động về vốn cho các dự án đang triển khai và sắp triển khai trong thời gian tới.
LAS tuy đảm bảo được khả năng thanh toán hiện thời nhưng do hàng tồn kho khá cao nên khả năng thanh toán
nhanh chưa được đảm bảo.
HSI không đảm bảo được khả năng thanh toán ngắn hạn, nguy cơ mất thanh khoản rất cao.
D. Cơ cấu nợ:
DPM
LAS
HSI
TB ngành
Tỷ Lệ nợ vay
9%
52%
84%

48%
Tỷ lệ nợ DPM 9 tháng năm 2013 ở mức 9%, tỷ lệ này khá an toàn và chủ yếu là nợ ngắn hạn. Tỷ lệ nợ của LAS
và HSI lần lượt là 52% và 84%, tương đối cao, chi phí tài chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh
của hai doanh nghiệp này.
KẾT LUẬN:
DPM có tình hình tài chính tương đối tốt tuy nhiên kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2013 lại không khả
quan. Ngược lại LAS có kết quả kinh doanh tốt nhưng khả năng thanh toán nhanh chưa được đảm bảo, tỷ lệ nợ
cao. Trong bối cảnh giá phân bón trong nước và thế giới đều đang trong xu hướng giảm, gây khó khăn cho
ngành phân bón. Chúng tôi khuyến nghị thời điểm này nhà đầu tư nên cần quan sát thêm diễn biến giá cổ phiếu
trên thị trường niêm yết.

8


BÁO CÁO NGÀNH

KHUYẾN CÁO:
Nội dung bản tin này do Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam (PNS) cung cấp chỉ mang tính chất
tham khảo. Mặc dù mọi thông tin đều được thu thập từ các nguồn tin đáng tin cậy, nhưng PNS không đảm
bảo tuyệt đối độ chính xác của thông tin và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ vấn đề nào liên quan đến
việc sử dụng bản tin này.
Các ý kiến, dự báo và ước tính chỉ thể hiện quan điểm của người viết tại thời điểm phát hành, báo cáo chỉ
nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo chứ không mang tính chất mời chào mua hay bán và nắm giữ
bất cứ cổ phiếu nào.
Báo cáo này là tài sản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam (PNSC). Không ai được phép sao
chép, tái sản xuất, phát hành cũng như tái phân phối báo cáo này vì bất cứ mục đích nào nếu không có sự
đồng ý của PNS. Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn các thông tin trong báo cáo này.

PNS RESEARCH


Trưởng phòng
: Tô Bỉnh Quyền
Phó phòng
: Đặng Thị Thanh Bình
Chuyên viên phân tích
: Huỳnh Thị Diệu Linh

quyen.to@ chungkhoanphuongnam.com.vn



LIÊN HỆ
Phòng Phân tích – Công ty cổ phần chứng khoán Phương Nam
Địa chỉ: 28 – 30 – 32 Nguyễn Thị Nghĩa, P. Bến Thành, Q.1, Tp.HCM.
Tel: (848) 62556518 – Fax: (848) 62556519
Email:
Website : www. Chungkhoanphuongnam.com.vn

9



×