Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Câu hỏi và đáp án thi Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ nâng ngạch chuyên viên chính 1 (mới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.28 KB, 5 trang )

Câu hỏi và đáp án bài thi Kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ nâng ngạch chuyên viên chính 1 (mới)
Anh, chị hiểu thế nào về yêu cầu: “Đổi mới công tác đánh
giá công chức theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và
gắn với kết quả công vụ” được quy định tại Quyết định số
1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án: “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”.

Thao tác tư duy đối với câu hỏi này bạn cần triển khai như
sau: (1) trước hết phải đi từ việc tại sao phải đánh giá công chức;
(2) công tác đánh giá công chức theo hướng đề cao trách nhiệm
người đứng đầu và gắn với kết quả công vụ là thế nào; (3) Việc
đổi mới này trong Quyết định số 1557/QĐ-TTg gồm những nội
dung gì? (4) Liên hệ ngay tới quy định mới về đánh giá cán bộ,
ở đây là Nghị định 56/2015/NĐ-CP; (5) Sau khi trình bày các ý
trên như sự khẳng định tính cần thiết của việc đổi mới, để thực
hiện được cần có thêm những yêu cầu gì. Vậy là kết thúc.
Bạn thể trình bày như sau:
1. Đánh giá công chức và sự cần thiết phải đánh giá công
chức
- Đánh giá công chức là biện pháp quản lý thông qua việc
đo lường kết quả thực hiện với các tiêu chí đặt ra nhằm phản ánh
sự đóng góp của mỗi công chức.
- Việc đánh giá công chức là khâu quan trọng, có ý nghĩa
quyết định, ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu khác của công tác
nhân sự trong mỗi cơ quan hành chính nói riềng và toàn bộ nền
hành chính nói chung.
1


- Kết quả đánh giá sẽ cho thấy năng lực, kỹ năng và phẩm


chất của công chức trong thực thi công vụ, là cơ sở để thực hiện
đãi ngộ, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công
chức. Đánh giá đúng, khách quan thì giúp bố trí, sử dụng đúng
người, đứng việc. Ngược lại, đánh giá không đúng dẫn tới bố trí
sai, không phát huy được năng lực, kìm hãm công việc chung và
sự phát triển của cá nhân dẫn đến sự lãng phí trong sử dụng
nguồn nhân lực.
- Trong quản lý, sừ dụng công chức phải có một hệ thống
đánh giá hiệu quả nhằm đo lường mức độ thực hiện nhiệm vụ
của công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
công vụ.
2. Yêu cầu và cơ sở thực hiện “Đổi mới công tác đánh giá
công chức theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và
gắn với kết quả công vụ”
- Luật cán bộ, công chức (Điều 55) nhấn mạnh muc tiêu
đánh giá công chức “để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức,
năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện
nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử
dụng, bổ nhiệm, ĐT - BD, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện
chính sách đối với công chức”.
- Đánh giá công chức theo Luật cán bộ, công chức được
thực hiện căn cứ vào 6 tiêu chí cơ bản sau (Điều 56): Chấp hành
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và
lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tiến
độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm và phối
hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độphục vụ nhân dân. Căn cứ
vào kết quả đánh giá, công chức được phân loại theo các mức:
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn
2



thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn
thành nhiệm vụ. Trong đó, công chức 02 năm liên tiếp hoàn
thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm
liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn
chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ
quan, tồ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Công
chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan,
tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc (Điều 58 Luật
cán bộ, công chức) (2đ)
- Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
năm 2012 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ,
công chức” xác định cần đổi mới công tác đánh giá công chức
theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và gắn với kết
quả công vụ, xây dựng và thực hiện cơ chế đào thải, giải quyết
cho thôi việc và miễn nhiệm công chức không hoàn thành nhiệm
vụ, vi phạm kỷ luật.... Nội dung đổi mới bao gồm (có trong
chính đề án:
Đề cao trách nhiệm trong hoạt động thực thi công vụ của
cán bộ, công chức và gắn chế độ trách nhiệm cùng kết quả thực
thi công vụ với các chế tài về khen thưởng, kỷ luật, thăng tiến,
đãi ngộ. Đặc biệt là đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của
người đứng đầu.
Việc đánh giá phải căn cứ vào kết quả, hiệu quả công tác
của cán bộ, công chức; thẩm quyền đánh giá thuộc về trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, công chức.
Chú trọng thành tích, công trạng, kết quả công tác của cán bộ,
công chức. Coi đó là thước đo chính để đánh giá phẩm chất,
trình độ, năng lực của cán bộ, công chức.

+ Thẩm quyền đánh giá thuộc về người đứng đầu cơ quan
3


sử dụng CBCC..
+ Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới quy trình đánh giá
công chức, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai, chính xác
và trách nhiệm đối với việc đánh giá công chức.
- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá
và phân loại cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực vào ngày
1/8/2015 là căn cứ đặc biệt quan trọng để thống nhất tiêu chí,
quy trình đánh giá công chức. Điều 3 của NĐ qui định:
+ Bảo đảm đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền
quản lý đánh giá; công chức do người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị đánh giá. Câp nào, người nào thực hiện việc đánh
giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình;
+ Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được
giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu
điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực,
trình độ của công chức;
+ Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể
nang, trù dập, thiên vị, hình thức;
+ Việc đánh giá, phân loại công chức lãnh đạo, quản lý phải
dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được
giao lãnh đạo, quản lý. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người
đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Việc đánh giá, phân loại công chức được thực hiện theo
từng năm công tác và được tiến hành trong tháng 12 hàng năm.

Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề
4


nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân
chuyển, khen thường, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác.
+ Về thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại công
chức: Người đứng đầu trực tiếp đánh giá, phân loại đối với cấp
phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của
mình, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại; Việc
đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người
đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm
về kết quả đánh giá, phân loại.
3. Điều kiện thực hiện yêu cầu:
- Ban hành các quy định về chế độ đánh giá công chức gắn
với vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh công chức và kết quả
thực hiện nhiệm vụ. Đây là căn cứ chính để hình thành tiêu chí
đánh giá gắn với kết quả công việc và thành tích đạt được, Các
tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc cần phù hợp với
loại, nhóm công chức khác nhau. Tiếp tục cần có các phương
pháp đánh giá phù hợp nhằm đảm bảo tính khách quan của kết
quả đánh giá từ đó phân loại được mức độ tham gia, đóng góp
của công chức.
- Xây dựng bổ sung các quy định đảm bảo vai trò và trách
nhiệm của người đứng đầu trong quyết định kết quả đánh giá.
- Tham khảo quốc tế, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để
triển khai được một hệ thống đánh giá đáng tin cậy, đảm bảo tiến
trình đánh giá theo kết quả đạt được các yêu cầu đặt ra.


5



×