Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

trắc nghiệm CSVHVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.5 KB, 5 trang )

CÂU HỎI VĂN HÓA VN
1. Trong văn hóa học, vai trò của con người là: Vừa là chủ thể vừa là khách thể.
2. Mối quan hệ giữa con người và văn hóa bộc lộ qua những khía cạnh: Con
người là chủ thể, là sản phẩm của văn hóa, là đại biểu mang giá trị văn hóa
do mình sáng tạo ra.
3. Trong văn hóa VN truyền thống, vị trí của con người cá nhân trong mối quan hệ
với cộng đồng là: con người cá nhân đặt trong và dưới cộng đồng.
4. Hằng số của văn hóa VN là: Nông dân – nông nghiệp – Nông thôn
5. Hoàn thiện định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm:…
6. Định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh:…
7. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là:
kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại
8. Văn minh vật chất
9. Văn minh mang tính: -là một lát cắt đồng đại, -thiên về giá trị vật chất, kỹ
thuật,- tính khu vực, quốc tế
10.Văn hiến : tinh thần
11.Câu: “Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang” của Nguyễn Trãi
12.Văn vật: Vật chất
13.Văn minh có thể so sánh cao thấp, - Văn hóa chỉ sự khác biệt
14.Văn minh chỉ sự phát triển của văn hóa trong một giai đoạn lịch sử nhất
định nên văn minh không mang tính lịch sử
15.Văn hiến, văn vật là một bộ phận của văn hóa
16.Tính dân tộc, tính lịch sử là thuộc tính của: văn hóa, văn hiến, văn vật
17.“Tính trội của văn hóa VN truyền thống là: sông nước, thực vật
18.Mô hình bữa ăn hang ngày của người Việt: cơm, rau, hải sản
19.Giao thông của người Việt trước đây phổ biến là: đi bằng thuyền
20.Trang phục nào của người Việt truyền thống phù hợp với môi trường song
nước: Yếm. váy, khố
21.Quần lá tọa là loại quần dung cho: đàn ông
22.Con trở thành con người xã hội dựa trên các nguyên lý: - nguyên lý máu (cùng
huyết thống), - nguyên lý đất (cùng chỗ), - nguyên lý lợi ích (cùng lợi ích,


mục đích)
23.Xu hướng mở rộng lãnh thổ của người Việt trong giai đoạn trước thiên niên kỉ
thứ nhất là: đông tiến
24.Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian VN là: Tản Viên , Thánh Gióng , Chữ
Đồng Tử , Liễu Hạnh


25.Phổ hệ xã hội VN cổ truyền: cá nhân, gia đình, dòng họ, làng xã, vùng miền,
quốc gia, đa quốc gia
26.Nguyên lý cơ bản của gia đình người VN giai đoạn trước Bắc thuộc là: Nguyên
lý đực – cái; nguyên lý giá trị
27.Gia đình Việt trước Bắc thuộc coi trọng yếu tố: Yếu tố cái – âm tính- coi trọng
người đàn bà
28.Đặc điểm của gia đình người Việt sau Bắc thuộc: vỏ Tàu- lõi Việt
29.Quy mô phổ biến của gia đình người Việt truyền thống: Gia đình hạt nhân
hoặc gia đình nhỏ có xu hướng hạt nhân
30.Loại hình kinh tế phổ biến của gia đình người Việt truyền thống là: Nông
nghiệp nhỏ (tiểu nông)
31.Đặc trưng kinh tế của gia đình người Việt truyền thống là: tiểu nông, tự cung
tự cấp
32.Trong chế độ cửu tộc, đứng hàng thấp nhất là huyền tôn
33.Làng VN được hình thành dựa vào nguyên lý: cội nguồn, cùng chỗ
34.Đặc trưng cơ cấu làng Việt truyền thống ở châu thổ Bắc bộ là: nửa kín, nửa hở
35.Tín ngưỡng nổi trội trong làng truyền thống của người Việt Bắc bộ là: tín
ngưỡng thờ Thành Hoàng
36.Quyền quản lý làng xã được thể hiện trong: hương ước
37.Tính tự trị của làng được thể hiện qua: không phải là – mối quan hệ hôn nhân
ngoài làng, - hoạt động kinh tế cấp vùng miền, - các lễ hội cấp tổng, vùng ,
miền
38.Mặc trái của nguyên tắc tổ chức và quản lý làng VN theo truyền thống là: tâm

lý bè phái, cục bộ
39.Tổ chức “giáp” là tổ chức chỉ dành riêng cho: đàn ông
40.Trong “giáp” các thành viên được chia thành các lớp tuổi: ti ấu, đinh tráng, lão
41.Phường trong xã hội VN truyền thống là: tổ chức nghề nghiệp
42.Dân nội tịch của làng xã VN truyền thống được: -miễn sưu thuế, - được chia
ruộng, - được dự họp bàn những công việc chung của làng xã
43.Dân ngoại tịch của làng xã VN truyền thống: không có những quyền lợi trên
44.Chế độ ngôi thứ trong làng xã VN truyền thống: - không phải là sự phân tầng xã
hội mang tính giai cấp,-không phải là sự phân tầng xã hội theo tiêu chuẩn kinh
tế, -không phải là sự phân tầng xã hội theo uy tín và vị trí trong làng xã
45.Xu hướng tiếp xúc và giao lưu văn hóa: xu hướng tự nguyện, - xu hướng
không tự nguyện


46.Tiếp xúc và giao lưu văn hóa thể hiện qua mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và
yếu tố ngoại sinh có thể xảy ra theo xu hướng: - yếu tố nội sinh lấn át,- yếu
tố ngoại sinh lấn át,- hai yếu tố trên dung hòa cộng hưởng
47.Giai đoạn Văn lang Âu Lạc nằm ở lớp văn hóa: bản địa
48.Văn hóa Đại Việt thuộc lớp văn hóa: giao lưu văn hóa Trung hoa và khu vực
49.Quá trình giao lưu và tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa theo xu hướng không tự
nguyện diễn ra trong giai đoạn nào:Bắc thuộc và Minh thuộc
50.Trong thời ký Bắc thuộc, tiếp xúa và giao lưu văn hóa Việt Hoa có đặc điểm:
Người Hán thực hiện chính sách đồng hóa, người Việt chống lại đồng hóa
nhưng cũng tự nguyện tiếp nhận những giá trị văn hóa
51.Tiếp xúc và giao lưu hóa Việt Ấn: - diễn ra trên cả ba miền Bắc Trung Nam,
ảnh hưởng với mức độ đậm nhạt khác nhau, thiên về các giá trị tinh thần
52.Văn hóa Việt giao lưu tiếp xúa với văn hóa phương Tây: không phải: - từ thời
cổ đại,-theo xu hướng cưỡng bức,- gắn với chiến tranh xâm lược
53.Đặc trưng trong giao tiếp của người Việt: trọng tình cảm
54.Trong giao tiếp, người Việt thường: quan sát tìm hiểu đối tượng giao tiếp,lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử,-trọng danh dự, trọng hòa thuận

55.Ngôn ngữ việt Nam mang tính: biểu trưng, tính linh hoạt, tính biểu cảm
56.Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng; bản địa của người Việt
57.Đình là nơi thờ: thành hoàng làng
58.Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng là tín ngưỡng du nhập từ Trung quốc
59.Trong Thăng Long tứ trấn, vị thần trấn giữ phía tây là: Thần Linh Lang, thờ ở
đền Voi Phục (Thần Bạch Mã thờ ở đền Bạch Mã, Thần Cao Sơn thờ ở đền
Kim Liên, thần Trấn Vũ thờ ở đền Quán Thánh)
60.Thành Hoàng làng của người Việt là:- người có công với làng nước, - ông tổ
nghề, - người chết vào giờ thiêng
61.Trong thái điện của đạo Mẫu, sau hang thánh Mẫu là: các quan (không phải
các ông hoàng, các cô, bác thính)
62.Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thiên phủ ứng với màu: đỏ
63.Lên đồng là tín ngưỡng đặc trưng của thờ Mẫu
64.Tín ngưỡng phồn thực thể hiện qua: sinh thực khí và giao phối
65.Biểu hiện cụ thể của tín ngưỡng phồn thực là: trống đồng, lễ hội, trò chơi dân
gian, cưới xin, tục giã cối mâm còn, trang trí, kiến trúc, cột trụ
66.Phật giáo là một học thuyết về: nỗi khổ và sự tiêu diệt nỗi khổ
67.“Niết bàn” là khái niệm lien quan đến “đế” (chân lý) nào trong tứ diệu đế: diệt
đế
68.Phật giáo được truyền bá vào Vn qua con đương: bộ và biển


69.Trung tâm phật giáo của nước ta giai đoạn đầu công nguyên là: Chùa Dâu –
Luy lâu
70.Phật giáo đạt cực thịnh ở giai đoạn: Lý – Trần
71.Vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc lâm yên tử là: Trần Nhân Tông
72.Hệ thống “tứ pháp” của VN thể hiện sự dung hòa kết hợp phật giáo với tín
ngưỡng dân gian
73.An Nam tứ đại khí gồm: tháp Báo Ân, vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền,
ngọc phật Quỳnh Lâu

74.Đặc điểm của Phật giáo VN: tính tổng hợp, linh hoạt, thiên về âm tính
(trọng nữ)
75.Thứ tự ra đời của tứ thư: Luận ngữ, Trung dung, Đại học, Mạnh tử
76.Ngũ kinh gồm: Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu
77.Theo Nho giáo, hành động của con người cần theo nguyên tắc: Nhân trị, chính
danh
78.Nho giáo được truyền vào VN giai đoạn : Bắc thuộc
79.Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên năm: 1075
80.Nho học tứ trường gồm: kinh nghĩa, thơ phú, chế chiếu biểu, văn sách
81.Nho giáo cực thịnh: Lê sơ
82.Luật Hồng Đức ra đời: lê sơ
83.Đạo giáo ở Trung Quốc có hai loại hình là: Đạo giáo triết học và Đạo giáo
Tôn giáo
84.Đạo giáo ở VN chủ yếu là: Đạo giáo phù thủy
85.Kiến trúc đặc trưng của Đạo giáo là: Quán
86.Đạo Mẫu là kết quả của sự kết hợp Đạo giáo với tín ngưỡng thờ nữ thần
87.Thiên Chúa giáo xuất hiện ở VN trong lớp văn hóa nào: giao lưu với văn hóa
phương Tây, giai đoạn Đại Nam
88.ảnh hưởng lướn nhất của Thiên Chúa giáo với văn hóa VN thể hiện ở chỗ: sự
xuất hiện chữ Quốc ngữ
89.thời gian của lễ hội VN là: mùa xuân và mùa thu
90.lễ hội phân bố theo vùng miền đất nước là loại lễ hội theo: không gian văn hóa
91. “xứ” trong tâm thức dân gian là cách gọi tên:- một cách đồng, - các tỉnh
chung quanh Tahwng Long, - nơi theo đạo Thiên chúa
92.6 vùng văn hóa theo GS Trần Quốc Vượng: Tây Bắc, Việt Bắc, Đồng bằng
Sông Hồng, Trung bộ, Tây nguyên, Nam bộ.
93. Một số di sản ( văn hóa thế giới )VẬT THỂ : Phong Nha Kẻ Bàng. Cố đo
huế, hội an, Mỹ sơn, Hoàng Thành Thăng Long



94. Ngũ hành : Mộc (xanh – đông,đông nam - gan), HỎA (đỏ- Nam-tim),
THổ(vàng-tây nam, đông bắc-tỳ) , Kim (trắng- tây,tây bắc-phổi), Thủy
( xanh da troi- bắc- thận)
95. Ngũ Hành tương sinh : MỘC – HỎA – THỔ – KIM – THỦY – MỘC –
HỎA –
96.Ngũ hành KHắc : THỦY – HỎA – KIM – MỘC – THỔ – THỦY – HỎA –
KIM – …
97. Tam khôi : Nguyễn Hiền, Đặng ma La, lê Văn Hưu
98.DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỜI; Nguyễn trãi, HCM, Nguyễn Du
99.Thăng Long tứ trấn:
Đông trấn: đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội. thế kỷ
9
Tây Trấn: đền Voi Phục (đúng ra là đền Thủ Lệ), (hiện nằm trong Công viên Thủ Lệ)
thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý.thế kỷ 11
Nam trấn: đền Kim Liên (nay là phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội), thờ Cao Sơn Đại
Vương. thế kỷ 17
Bắc trấn: đền Quán Thánh (đúng ra là đền Trấn Vũ), (cuối đường Thanh Niên), thờ Huyền
Thiên Trấn Vũ. thế kỷ 10

100. . Hình vẽ biểu tượng của âm dương gọi là Thái cực đồ
101. Xứ Nam : (Hà nam. Nam định, ninh bình) . Xứ BẮc ( Bắc Ninh, bắc giang )
xứ Đoài (phú thọ, vĩnh phúc, hà tây) xứ ĐỒN ( hung yên, hải dương, hải phòng,
thái bình)
102. Di sản thiên nhiên thế giới : VỊNH HẠ LONG, phoing nha kẻ bang
103.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×