Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

đề cương chính trị học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.55 KB, 8 trang )

Câu 1: Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của chính trị
học
* Khái niệm:
* Khái niệm chính trị:
- Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội phân chia thành giai cấp và tổ chức thành nhà nước.
- Thời kì Phục hưng ở phương Tây, chính trị được coi là hoạt động điều tiết hành động của những
cá nhân trong xã hội; có nhiệm vụ xây dựng những "khế ước" cho phép tạo ra một xã hội dân sự và
các quy định để mọi người chung sống trong xã hội đó.
- Ở phương Đông
+ Người TQ cổ đại coi chính trị là sự tác động, điều tiết để XH phát triển đúng đắn; là sự sắp
đặt, quản lí để XH có kỉ cương, nề nếp, ổn định.
+ Theo quan điểm của Tôn Trung Sơn: chính là việc của dân chúng, trị là quản lí. Vậy chính trị
là quản lí việc của dân chúng, lực lượng quản lí là chính quyền.
=> Khái niệm chính trị:
+ là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các q.gia trong việc
giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước;
+ là sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước và xã hội
+ là hoạt động thực tiễn của các g.cấp, đảng phái, nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực
hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
* Khái niệm chính trị học:
Chính trị học là khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính trị nhằm làm sáng tỏ quy luật, tính quy luật
chung nhất của đời sống chính trị - xã hội, cùng những thủ thuật chính trị để thực hiện hóa những
quy luật chính trị đó trong XH có giai cấp và được tổ chức thành nhà nước
* Đối tượng:
- Đối tượng nghiên cứu của chính trị học:
+ là những quy luật, tính quy luật chung nhất của đời sống chính trị xã hội;
+ những cơ chế tác động, cơ chế vận dụng;
+ những phương thức, thủ thuật công nghệ chính trị để thực hiện hóa những quy luật, tính quy
luật đó
* Chức năng
- Phát hiện dự báo những quy luật, tính quy luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong phạm vi


quốc gia và quốc tế.
- Hình thành hệ thống tri thức có tính lí luận, có căn cứ KH và thực tiễn:
+ lí luận tổ chức chính trị và cơ chế vận dụng những quy luật
+ tính quy luật của đời sống chính trị
+ lí luận về công nghệ chính trị, nghệ thuật tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, phục vụ sự
nghiệp và xây dựng chế độ chính trị tiến bộ
* Nhiệm vụ


- Trang bị cho đội ngũ lãnh đạo chính trị những tri thức, kinh nghiệm cần thiết, giúp h.động của họ
phù hợp với quy luật khách quan, tránh sai lầm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí,...
- Trang bị cho công dân cơ sở khoa học để họ có thể nhận thức các sự kiện chính trị, trên cơ sở đó
xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn phù hợp với khả năng trong sự phát triển chung mà mỗi công
dân là một chủ thể
- Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị, hoạch định chiến lược với
mục tiêu đối nội, đối ngoại, cùng các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật chính trị nhằm
đạt được mục tiêu chính trị.
- Phân tích các thể chế chính trị và mối q.hệ tác động qua lại giữa chúng, xây dựng học thuyết lí
luận chính trị, làm rõ sự phát triển của nền dân chủ
* Phương pháp nghiên cứu
- Bao gồm 3 cấp độ: phương pháp luận, hệ phương pháp riêng và những phương pháp cụ thể.
+ Chính trị học lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp
luận cho việc nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội
+ Chính trị học sử dụng triệt để phương pháp thống nhất giữa logic và lịch sử, phân tích hệ thống
+ Ngoài các p.p trên, Chính trị học còn sử dụng các phương pháp cụ thể: p.p so sánh, p.p thực
nghiệm chính trị và các p.p công cụ như: thống kê, mô hình hóa, miêu tả,...
Câu 2: Tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ đại
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Các trường phái tư tưởng c.trị TQ xuất hiện chủ yếu trong thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc (77022 TCN). Đây là giai đoạn với những biến động XH to lớn (chuyển từ hình thái chiếm hữu nô lệ
sang phong kiến), có ý nghĩa nền móng cho tư tưởng c.trị TQ phát triển.

- Thời kì này, sự thống trị của chế độ tông pháp nhà Chu đang suy tàn, các nước chư hầu của nhà
Chu quay sang cát cứ, thôn tính lẫn nhau nhằm tranh giành quyền bá chủ.
- Chiến tranh nổ ra liên miên; đạo đức, trật tự xã hội suy thoái; nhân dân đói khổ vì chiến tranh, áp
bức bóc lột
=> Nhu cầu cấp thiết là phải có những học thuyết chính trị phản ánh được xu thế của thời cuộc,
thỏa mãn lợi ích của các giai cấp và tầng lớp.
Một số trường phái tư tưởng tiêu biểu thời kì này là: Nho gia, Mặc gia, Pháp gia
1) Nho gia
- Tư tưởng Nho gia chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt của đời sống
XH TQ và các nước láng giềng.
- Hai nhân vật tiêu biểu của trường phái này là Khổng Tử và Mạnh Tử
a, Khổng Tử (551-479 TCN)
- Tư tưởng chính trị của K.Tử là sự bình ổn của xã hội - một XH "thái bình thịnh trị"
- Theo ông, XH loạn lạc là do mọi người không ở đúng vị trí của mình vì vậy ông đã đề ra học
thuyết "Nhân - Lễ - Chính danh"


* Nhân là phạm trù trung tâm của học thuyết. Nó là chuẩn mực để quyết định thành bại, tốt xấu
của chính trị. Trong c.trị, Nhân thể hiện ở:
+ Thương yêu con người, trong đó thương người thân
Thương yêu con người, trong đó thương người thân của mình hơn và yêu người nhân đức hơn
+ Tu dưỡng bản thân, sửa mình theo lễ Nhân
+ Tôn trọng và sử dụng người hiền
=> Như vậy, nội dung của nhân là nhân đạo, thương yêu người, coi người như mình, giúp đỡ lẫn
nhau.
+ Theo Khổng Tử, đạo Nhân chỉ có ở người "quân tử" (thuộc g.cấp thống trị, quý tộc) còn kẻ "tiểu
nhân" (g.cấp bị trị) thì không bao giờ có.
+ Để đạt được Nhân cần có Lễ
* Lễ là chuẩn mực đạo đức, khuôn mẫu cho mọi hành động của cá nhân và các tầng lớp XH.
- Lễ mang tính pháp lí, có tác dụng khống chế các hành động thái quá.

- Ai ở địa vị nào thì được dùng Lễ ấy => tạo cho con người biết phân biệt trên dưới, thân phận, vai
trò, địa vị của mình trong XH; làm điều lành, tránh điều ác
- Lễ quy định chuẩn mực cho các đối tượng quan hệ cơ bản: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh em, bạn bè. Các q.hệ này đều có hai chiều, phụ thuộc vào nhau
- Ông cũng coi việc bề dưới lật đổ bề trên là hợp lí khi bề trên không xứng đáng với danh vị của
mình
- Lễ chỉ áp dụng cho những người có Nhân vì "những người không có Nhân thì giữ Lễ làm sao
được".
* Chính danh là danh phận đúng đắn, ngay thẳng, là phạm trù cơ bản trong học thuyết c.trị của
Khổng Tử
Chính danh thể hiện ở các nội dung:
- Xác định danh phận, đẳng cấp và vị trí của từng cá nhân, tầng lớp trong XH. Ai ở vị trí nào thì
làm tròn bổn phận ở vị trí ấy, không được vượt quá chức năng, bổn phận của mình
- "Danh" phải phù hợp với "thực", nội dung phải phù hợp với hình thức, nói đi đôi với làm.
- Đặt con người vào đúng vị trí và chức năng. Xác định " danh" trước khi có "thực" vì "danh" là
điều kiện tiên quyết thi hành "thực".
- Chính danh và Lễ có mối q.hệ chặt chẽ với nhau: muốn "danh" được "chính" thì phải thực hiện
Lễ. Chính danh là điều kiện để trau dồi Lễ
=> Kết luận:
+ Có thể gọi học thuyết c.trị của Khổng Tử là "đức trị" vì lấy đức làm gốc hay "nhân trị".
+ Điều Nhân thể hiện thông qua Lễ, Chính danh là con đường để đạt đến điều Nhân.
+ Ba yếu tố đó có q.hệ biện chứng, tạo nên tính chặt chẽ của học thuyết.


b) Mạnh Tử (372-289 TCN)
Ông đã kế thừa và phát triển sáng tạo những tư tưởng của Khổng Tử, xây dựng học thuyết "nhân
chính” (chính trị nhân nghĩa) của mình. Tư tưởng của ông thể hiện ở:
- Thuyết tính thiện: Theo Mạnh Tử, bản tính tự nhiên của con người vốn là thiện (nhân chi sơ tính
bản thiện).
+ Lòng trắc ẩn là nhân, lòng tu ố là nghĩa, lòng từ nhượng là lễ, lòng thị phi là trí. Nhân, nghĩa, lễ,
trí vốn là bốn "đầu mối" vốn có ở tâm ta.

+ Con người trở thành ác vì để cho vật dục chi phối và chạy theo lợi ích cá nhân.
- Quan niệm về vua - tôi - dân:
+ Mạnh Tử cho rằng: Thiên tử là do mệnh trời trao cho thánh nhân và mệnh trời nhất trí với ý dân.
+ Quan hệ vua - tôi là q.hệ hai chiều: vua coi bầy tôi là tay chân thì bầy tôi coi vua như ruột thịt;
vua coi bầy tôi như chó ngựa thì bầy tôi coi vua như người dưng; vua coi bầy tôi như cỏ rác thì bầy
tôi coi vua như cừu địch. Nếu vua không ra vua thì phải loại bỏ.
+ Mạnh Tử đề xuất tư tưởng "nhường ngôi" có nghĩa là Thiên tử có thể nhường ngôi cho vua chư
hầu nếu người đó đủ đức hạnh và khả năng thực hành nhân chính.
+ Mạnh Tử là người đầu tiên đưa ra luận điểm trọng dân: "Dân là quý nhất, quốc gia thứ hai, vua
không đáng trọng". Nhưng dân chỉ là thần dân, kẻ phụ thuộc và bị thống trị. Coi trọng dân chỉ là
thủ đoạn chính trị để thống trị tốt hơn mà thôi.
- Quan niệm về quân tử - tiểu nhân
+ Quân tử là hạng người lao tâm, cai trị người và được cung phụng. Tiểu nhân là hạng người lao
lực, bị cai trị và cung phụng người.
+ Mạnh Tử đề xuất chủ trương "thượng hiền", dùng người tài để thực hành nhân chính.
- Chủ trương vương đạo
+ Mạnh Tử kịch liệt phản đối chiến tranh, bạo lực - nguồn gốc của mọi rối ren, loạn lạc. Chính trị
"vương đạo" là nhân chính, lấy dân làm gốc.
+ Thực chất của "vương đạo" vốn là người cai trị phải giáo dục dân tuyệt đối phục tùng bề trên,
thực hiện "tam cương, ngũ thường" để dễ bề cai trị.
=> Kết luận:
+ Học thuyết "Nhân chính" có nhiều điểm tiến bộ hơn so với học thuyết của Khổng Tử.
+ Ông đã nhìn thấy sức mạnh của dân, chủ trương thi hành nhân chính, vương đạo đều là những
yếu tố dân chủ, tiến bộ.
+ Tuy nhiên, điểm hạn chế là còn tin vào mệnh trời và tính thần bí trong lí giải vấn đề quyền lực.
2) Mặc gia
Người sáng lập ra trào lưu tư tưởng Mặc gia là Mặc Tử (479-381 TCN). Nội dung tư tưởng c.trị
của ông được thể hiện trong sách Mặc Tử gồm các nội dung sau:
- Thuyết yêu thương nhau và cùng có lợi ( kiêm tương ái, giao tương lợi) : đó là sự yêu thương
rộng khắp không phân biệt thứ bậc, g.cấp, không thù ghét, oán giận nhau.



+ Yêu thương phải trên cơ sở lợi ích (giao tương lợi). Khi con người tôn trọng, bảo vệ lợi ích của
nhau thì lúc đó mới thực hiện được "kiêm ái".
- Mọi người đều phải lao động và tiết kiệm:
+ Ông phản đối sự xa hoa, lãng phí, phản đối các hình thức tế lễ phiền phức, tốn kém.
+ Đấu tranh vì quyền lợi của tầng lớp bình dân
+ Chống áp bức bóc lột, đòi hỏi sự hưởng thụ bình đẳng trên cơ bình đẳng về lao động.
- Thượng hiền và thượng đồng:
+ Mặc Tử chủ trương tôn trọng người hiền (thượng hiền) và học tập người trên (thượng đồng). Đã
là người hiền tài thì dùng, không phân biệt thứ bậc, đẳng cấp, thành phần xuất thân.
+ Trên cơ sở tư tưởng kiêm ái, ông kịch liệt phản đối chiến tranh.
=> Kết luận:
+ Tư tưởng của Mặc Tử ôn hòa, phù hợp với lợi ích của người sản xuất nhỏ.
+ Ông mong muốn xây dựng XH bình đẳng, bác ái, trong đó mọi người yêu thương và làm lợi cho
nhau
+ Phương thức để đạt tới XH đó là c.trị "dân chủ" dựa trên tiêu chuẩn hiền tài, không dự trên q.hệ
thân thuộc, họ hàng.
+ Đây là xu thế tiến bộ so với Nho gia. Tuy nhiên, không phù hợp với xu thế thời cuộc và không
thể thực hiện.
3) Pháp gia
Pháp gia gồm nhiều trường phái, nhiều nhà tư tưởng khác nhau nhưng Hàn Phi Tử (khoảng 280233 TCN) là người tổng kết, phát triển tư tưởng của các nhà Pháp gia tiền bối và hoàn chỉnh học
thuyết này.
- Hàn Phi Tử cho rằng, XH loài người luôn biến đổi, phát triển theo hướng đi lên.
- Bản tính con người là ham lợi, điều lợi ảnh hưởng và chi phối các mối quan hệ trong XH.
- Chính trị không nên bàn chuyện nhân nghĩa cao xa mà nên cần biện pháp cụ thể, cứng rắn, kiên
quyết => học thuyết c.trị của ông được xây dựng trên cơ sở thống nhất pháp - thuật - thế:
+ Pháp luật là những quy ước, khuôn mẫu, chuẩn mực do vua ban ra; phổ biến rộng rãi để dân
thực hiện.
● Pháp luật phải hợp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển của XH.

● Pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ hiểu biết của dân chúng
● Pháp luật phải công bằng để kẻ mạnh không lấn áp kẻ yếu, đám đông không hiếp áp số yếu.
● Quyền lực tập trung vào một người là vua. Vua đề ra pháp luật, quan lại theo dõi việc thực
hiện, dân là người thi hành pháp luật.
+ Thuật là thủ đoạn hay thuật cai trị của người làm vua, nhằm kiểm tra, giám sát, điều khiển bầy
tôi.
● Thuật là p.p tuyển chọn, sử dụng người đúng chức năng, để họ làm tròn bổn phận của mình.


● Thuật là yếu tố cần thiết, bổ trợ và làm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh. Thuật phải
được giữ bí mật, kín đáo, không được tiết lộ với ai.
+ Thế là uy thế, quyền lực của người cầm quyền.
● Quần thần buộc phải tuân theo phục tùng nhà vua vì chịu sự ràng buộc bởi quyền uy của vua
● Thế phải tập trung theo nguyên tắc tập trung, không được chia sẻ, không được để rơi vào tay
kẻ khác.
● Vua phải nắm chắc 2 phương tiện cưỡng chế là thưởng và phạt; cần phải căn cứ trên cơ sở
pháp luật chứ không thể tùy tiện
● Vua cũng phải phục tùng pháp luật. Khi có thế, quyền uy của vua cũng sẽ tăng lên, lời nói
thêm sức mạnh.
- Hàn Phi Tử cho rằng, "pháp", "thuật" ,"thế" cần kết hợp làm một, trong đó "pháp" là trung tâm,
"thuật" và "thế" là những điều kiện tất yếu trong thi hành pháp luật.
=> Kết luận:
+ Trên lập trường của giai cấp địa chủ mới, tư tưởng của Pháp gia đã khai thông bế tắc cho XH, tạo
điều kiện cho LLSX phát triển.
+ Tư tưởng Pháp gia đã phục vụ đắc lực cho chế độ phong kiến trung ương tập quyền, góp phần
củng cố chế độ phong kiến đời Tần.
+ Tuy nhiên, Pháp gia lại bị giai cấp cầm quyền cực đoan hóa dẫn đến sự thống trị hà khắc, tàn
bạo.
=> Khái quát lại, tuy còn sơ khai nhưng các trường phái tư tưởng chính trị TQ đã đặt nền móng
cho sự phát triển các luồng tư tưởng sau này

Câu 3: Tư tưởng chính trị Hy lạp cổ đại và phương Tây cận đại.
* Tư tưởng chính trị Hy lạp cổ đại
- Trong quá trình phát triển từ chế độ cộng sản nguyên thủy sang chiếm hữu nô lệ, ở Hy Lạp xuất
hiện các quốc gia thành thị chiếm hữu nô lệ.
- Mâu thuẫn XH giữa các giai cấp nhằm tranh giành quyền lực ngày càng gay gắt dẫn đến hình
thành các phe phái c.trị và xuất hiện những c.trị gia xuất sắc. Nổi bật là các chính trị gia sau:
1, Hê-rô-đốt (484-425 TCN)
- Hê-rô-đốt được coi là cha đẻ của Chính trị học. Ông là người đầu tiên phân biệt và so sánh các
loại thể chế chính trị.
- Theo ông có 3 loại thể chế là: quân chủ, quý tộc và dân chủ.
+ Quân chủ: là thể chế độc quyền của một người là vua. Bởi vua là người có công lập quốc và giữ
gìn đất nước. Vì thế vua có quyền cấm các ý kiến phản biện. => Cho nên đặc quyền và quá lạm
dụng quyền khiến vua dễ trở thành tội lỗi.
+ Quý tộc: xây dựng trên cơ sở nắm quyền của một nhóm người ưu tú nhất đất nước, vì lợi ích
chung. Tuy nhiên lại dễ có sự khác biệt, bất hòa dẫn đến tranh giành, tàn sát lẫn nhau.


+ Dân chủ: là thể chế mà quyền lực do đông đảo nhân dân nắm bằng con đường bỏ phiếu; trao
chức vụ công cộng một cách đúng đắn và ngăn chặn được sự lạm quyền.
• Tuy nhiên, điểm hạn chế là khi dân chúng có trình độ thấp thì dễ bầu ra người kém
hiểu biết và họ dễ bị kích động bởi các cá nhân cầm quyền => tình trạng vô chính phủ
- Hê-rô-đốt thiên về loại hình quân chủ, nhưng khi chỉ ra điểm mạnh – yếu thì ông lại cho rằng thể
chế tốt nhất là sự kết hợp đặc trưng tốt nhất của cả 3 thể chế trên.
2, Xê-nô-phôn (427-355 TCN)
- Xê-nô-phôn chủ yếu bàn về thủ lĩnh c.trị. Đó là người hội tụ những phẩm chất, năng lực có tính
vượt trội, làm cho mọi người tin tưởng, nghe theo mình. Đó là:
+ Biết chỉ huy
+ Giỏi kĩ thuật, giỏi thuyết phục
+ Biết vì lợi ích chung, phục vụ ý chí chung, tận tâm phục vụ quần chúng .
+ Biết tập hợp, nhân lên sức mạnh của mọi người

- Thiên tài của thủ lĩnh c.trị không phải tự nhiên mà có mà nó sinh ra từ sự kiên nhẫn, khả năng
chịu dựng lớn về mặt thể chất, ý chí sống và rèn luyện theo phong cách thanh liêm, biết kiềm chế
và yêu lao động.
3, Pla-tôn (428-347 TCN)
- Quan niệm về chính trị:
+ Chính trị là sự thống nhất của trí tuệ tối cao, là nghệ thuật cai trị. C.trị là 1 khoa học, không
hiểu KH thì không thể trở thành nhà chinh trị thực sự
+ Chính trị cần có sự phân chia và phân chia thành: hành chính, pháp lí, tư pháp và ngoại giao.
- Quan niệm về XH lí tưởng: là XH được trị vì bởi sự thông thái. Ông chia XH thành 3 hạng người:
+ Tầng lớp cai trị nhà nước: các nhà triết học thông thái, pháp quan
+ “ “ bảo vệ ANXH: binh lính
+ “ “ làm ra của cải vật chất: nông dân, thợ thủ công
=> Ông cho rằng để duy trì XH này cần phải thực hiện cộng đồng về tài sản và hôn nhân. Chủ
trương xóa bỏ sở hữu cá nhân và tình yêu gia đình, thay vào đó là các tổ chức cộng đồng.
=> Kết luận: Pla-tôn đã có những quan niệm cụ thể và hệ thống về c.trị và sự phát triển của XH.
Tuy nhiên, quan điểm của ông vẫn tồn tại những mâu thuẫn:
+ vừa đòi xóa bỏ tư hữu, vừa muốn duy trì chế độ đẳng cấp
+ đưa ra mô hình XH lí tưởng và công lí nhưng lại bảo vệ lợi ích giai cấp quý tộc
4, Ari-xtốt (384-322 TCN)
* ND về tư tưởng c.trị:
- Về nguồn gốc và bản chất của NN:
+ Ông cho rằng, con người là “đọng vật chính trị”
+ NN xuất hiện tự nhiên, được p.triển từ gia đình, công xã.
- Về vai trò, c.năng của NN: lãnh đạo tập thể công dân, quan tâm đến quyền của công dân & làm
cho họ hạnh phúc. Điều đó cũng chính là bản chất và chức năng của pháp luật. Qua đó quyền
chung của công dân được thể hiện và củng cố
- Tư tưởng về tổ chức, thực hiện QLNN: QLNN được chia thành 3 bộ phận: lập pháp, hành pháp,
phân xử.



- Tư tưởng về phân loại chính phủ: 2 tiêu chí
+ Số lượng: số người cầm quyền
+ Chất lượng: mục đích của sự cầm quyền
• Chính phủ chân chính: quân chủ, quý tộc, dân chủ


“ biến chất: độc tài, quả đầu, dân trị
=> Kết luận:
- Tư tưởng của các nhà c.trị thời kì này đều xoay quanh, phản ánh cuộc đấu tranh giữa quý tộc,
chủ nô và nô lệ; giữa quý tộc với nhau
- Bàn đến nhiều vấn đề cơ bản, quan trọng và toàn diện
- Phản ánh ý thức hệ của g.cấp cầm quyền
* Tư tưởng chính trị phương Tây cận đại
1, Lốc-cơ (1632-1704) - Ông là người cha của CN tự do
- Tự do - là giá trị chủ đạo của C.trị, của pháp quyền tự nhiên (là hành động của ý chí cá nhân ->
trật tự nội tại sẵn có trong bản chất con người)



×