Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thử nghiệm lâm sàng nhãn mở, đơn nhóm, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp ứng dụng tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương trong điều trị đái tháo đường type 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
___________________

Hoàng Thị Ái Xuân

THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NHÃN MỞ, ĐƠN NHÓM,
ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP
ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỰ THÂN
TỪ TỦY XƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


Hà Nội -2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
____________________

Hoàng Thị Ái Xuân

THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NHÃN MỞ, ĐƠN NHÓM,
ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP 
ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỰ THÂN
TỪ TỦY XƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số



: 8420101.14

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN THANH LIÊM
PGS.TS. HOÀNG THỊ MỸ NHUNG

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS.BS.
Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen
Vinmec - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec là người đã định hướng tôi trong
nghiên cứu này. Thầy đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo cho tôi những hiểu biết trong
lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về thử nghiệm lâm sàng, ứng dụng tế bào gốc trong
trị liệu và tạo những điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nghiên cứu một cách tốt
nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung – Trưởng Bộ
môn Sinh học tế bào, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
là giảng viên đồng hướng dẫn của tôi. Cô đã dạy dỗ, giúp đỡ, đưa ra những lời
khuyên và góp ý quan trọng cho tôi trong suốt quá trình học tập để tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến TS. Hoàng Minh Đức, người đã hướng
dẫn tôi những ngày đầu tiên làm việc trên labo, dạy tôi những kiến thức cơ bản
về Tế bào học tại phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ
Gen Vinmec, và đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc
sỹ.

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh
chị, bạn bè đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec
và Khoa Sinh, Đại học khoa học tự nhiên đã giúp đỡ, chỉ dẫn, khuyên bảo tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn một
cách thuận lợi nhất.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời biết ơn sâu sắc của mình tới gia đình, anh chị,
bạn bè đã luôn sát cánh bên tôi, động viên tôi, tiếp thêm cho tôi sức mạnh trong
những lúc tôi gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập để tôi luôn
vững vàng bước trên con đường mình đã chọn.


Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2019
Người viết lời cảm ơn
Hoàng Thị Ái Xuân

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................................... 1
Chương 1:TỔNG QUAN...................................................................................................................... 3
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG..................................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường......................................................................................3
1.1.2. Phân loại đái tháo đường.........................................................................................3
1.1.3. Dịch tễ học đái tháo đường......................................................................................3
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường típ 2.......................................................4
1.1.5. Biến chứng của đái tháo đường típ 2..................................................................8
1.1.6. Điều trị đái tháo đường típ 2...................................................................................8
1.2. TẾ BÀO GỐC........................................................................................................................... 11
1.2.1. Định nghĩa tế bào gốc..............................................................................................11
1.2.2. Tế bào gốc trung mô................................................................................................. 12
1.2.3. Tế bào gốc trung mô từ tủy xương....................................................................14
1.3. ỨNG DỤNG CỦA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI

THÁO ĐƯỜNG TÍP 2.......................................................................................................... 15
1.3.1. Cơ sở lý luận của phương pháp ghép tế bào gốc trên bệnh nhân đái
tháo đường típ 2........................................................................................................ 15
1.3.2. Đặc điểm tế bào gốc trung mô trong bệnh lý đái tháo đường típ 2.....20
1.3.3. Ứng dụng của tế bào gốc trung mô trong điều trị đái tháo đường típ 221
1.3.4. Phản ứng phụ, tác dụng bất lợi của liệu pháp ghép tế bào gốc.............25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................................27
2.1.1. Cỡ mẫu............................................................................................................................ 27
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân..........................................................................27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................28
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................................28


2.2.3. Quy trình nghiên cứu................................................................................................ 28
2.2.4. Chỉ số nghiên cứu....................................................................................................... 32
2.2.5. Thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao.......................................................................34
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................................36
2.2.7. Phân tích dữ liệu........................................................................................................ 36
Chương 3: KẾT QUẢ - BÀN LUẬN...............................................................................................37
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BÊNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU...............................37
3.2. ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ TỦY XƯƠNG CỦA BỆNH

NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2..............................................................................40
3.2.1. Kết quả phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc trung mô từ tủy
xương của bệnh nhân đái tháo đường típ 2...................................................40
3.2.2. Đánh giá chất lượng tế bào gốc trung mô từ tủy xương của bệnh
nhân đái tháo đường típ 2.....................................................................................41
3.3. KẾT QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC..........................................................................................50

3.3.1. Đánh giá tính an toàn của việc áp dụng các quy trình ghép tế bào gốc
tủy xương tự thân điều trị đái tháo đường típ 2.........................................50
3.3.2. Đánh giá hiệu quả sau ghép tế bào gốc............................................................52
KẾT LUẬN............................................................................................................................................. 65
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
18F-FDG
Fluorine 18-Fluorodeoxyglucose
AD-MSC
Adipose-Derived Mesenchymal
BMI
BM-MSC
DKA
ĐTĐ
ĐTĐ T1
ĐTĐ T2
EPC
FPG
HbA1C
HBO
HHS

Stem Cells
Body Mass Index

Bone marrow –Derived
Mesenchymal Stem Cells
Diabetic Ketoacidosis

Endothelial Progenitor Cell
Fasting Plasma Glucose
Hemoglobin A1C
Hyperbaric Oxygen
Hyperosmolar Hyperglycemic

Tiếng Việt
Tế bào gốc trung mô từ mô mỡ
Chỉ số khối cơ thể
Tế bào gốc trung mô từ tủy
xương
Hôn mê nhiễm toan ceton
Bệnh Đái tháo đường
Bệnh Đái tháo đường tuýp 1
Bệnh Đái tháo đường tuýp 2
Tế bào tiền thân nội mô
Đường huyết tĩnh mạch lúc đói
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

Syndrome
Human immunodeficiency virus

Virut gây suy giảm miễn dịch ở

infection / acquired


người/ Hội chứng suy giảm

HOT
IDF

immunodeficiency syndrome
Hyperbaric Oxygen therapy
International Diabetes

miễn dịch mắc phải ở người
Liệu pháp oxy liều cao
Liên đoàn đái tháo đường thế giới

IGF-1

Federation
(Insulin-like Growth Factor -1),

Yếu tố tăng trưởng giống

IPTR

 International Pancreas

insulin
Cơ quan đăng ký cấy ghép tụy

ISCN

Transplant Registry (IPTR)

International System for Human

quốc tế
Hệ thống di truyền tế bào học

ISCT

Cytogenetic Nomenclature
người
International Society for Cellular Hiệp hội quốc tế về liệu pháp tế

miRNA,
mRNA
MSC
P
PET
Pha M

Therapy
Micro RNA
Messenger RNA
Mesenchymal stem cells
Passage
Positron Emission Tomography
Mitotic phase

HIV/AIDS

bào
ARN thông tin

Tế bào gốc trung mô
Lần cấy chuyển
Ghi hình cắt lớp Positron
Pha phân chia


STEPwise

Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ

VEGF

vascular endothelial growth

bệnh không lây nhiễm
Yếu tố tăng trưởng nội mạc

β-FGF

factor
β-Fibroblast Growth Factor

mạch máu
Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ chế phân tử của kháng insulin.........................................................................5
Bảng 1.2. Một số các thử nghiệm lâm sàng ứng dụng tế bào gốc trung mô trong
điều trị đái tháo đường típ 2................................................................................23

Bảng 2.1. Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu..................................................................34
Bảng 2.2. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu.....................................................................35
Bảng 2.3. Vật tư tiêu hao sử dụng trong nghiên cứu.....................................................35
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia nghiên cứu..............................37
Bảng 3.2. Kết quả tế bào thu được của quá trình thu thập, phân lập và nuôi cấy
tăng sinh tế bào gốc trung mô từ tủy xương của bệnh nhân đái tháo
đường típ 2................................................................................................................... 40
Bảng 3.3. Kết quả theo dõi bệnh nhân 72 giờ sau ghép trên hai nhóm bệnh nhân
truyền động mạch và tĩnh mạch.........................................................................50
Bảng 3.4. Đánh giá các chỉ số cận lâm sàng cơ bản sau 6 tháng..............................51
Bảng 3.5. Đánh giá số lượng bệnh nhân có đáp ứng điều trị theo mức giảm
HbA1C theo hai đường truyền tĩnh mạch và động mạch sau 6 tháng57
Bảng 3.6. Các chỉ số theo dõi sau ghép của bệnh nhân nam, 33 tuổi sau 6 tháng
ghép tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương.........................................58
Bảng 3.7. Các chỉ số theo dõi sau ghép của bệnh nhân nam, 67 tuổi. sau 6 tháng
ghép tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương.........................................60
Bảng 3.8. Các chỉ số theo dõi sau ghép của bệnh nhân nam, 37 tuổi sau 6 tháng
ghép tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương.........................................61
Bảng 3.9. Các chỉ số theo dõi sau ghép của bệnh nhân nam, 33 tuổi sau 6 tháng
ghép tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương.........................................62


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình tiếp nhân tín hiệu insulin trong giảm nồng độ glucose máu.....5
Hình 1.2. Hoạt động của các tế bào tại đảo tụy trong duy trì nồng độ glucose huyết....7
Hình 1.3. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường típ 2.. 10
Hình 1.4. Nguồn tế bào gốc trung mô trưởng thành và các loại tế bào mà chúng
có thể biệt hóa .............................................................................................................. 12
Hình 1.5. Tiềm năng biệt hóa của tế bào gốc trung mô..................................................13
Hình 1.6. Cơ sở lý luận của phương pháp ghép tế bào gốc trên bệnh nhân đái

tháo đường típ ............................................................................................................. 16
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu......................................................................................................... 28
Hình 3.1. Đặc điểm hình thái học của tế bào gốc trung mô từ tủy xương của bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 khi nuôi cấy trong môi trường không chứa
huyết thanh (Serum-free) và không chứa các chất từ động vật (xeno-free)
............................................................................................................................................. 42
Hình 3.2. Thời gian nhân đôi của tế bào gốc trung mô từ tủy xương ở bệnh nhân
đái tháo đường típ 2..................................................................................................43
Hình 3.3. Đánh giá biểu hiện dấu ấn bề mặt tế bào gốc trung mô từ tủy xương
của bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2 tại thời điểm cấy chuyển số 3
và số 7 bằng phương pháp đếm tế bào theo dòng chảy.............................46
Hình 3.4. Khả năng biệt hóa đa dòng của tế bào gốc trung mô từ tủy xương của
bệnh nhân đái tháo đường típ 2 - nam, 37 tuổi tại giai đoạn cấy
chuyển số 3 thành tế bào mỡ, xương và sụn....................................................48
Hình 3.5. Hình ảnh bộ nhiễm sắc thể người 46, XY tại giai đoạn cấy chuyển số 3
trên tế bào gốc trung mô từ tủy xương của bệnh nhân đái tháo đường
típ 2 - nam, 33 tuổi bằng phương pháp nhuộm D-Band nhiễm sắc thể.
............................................................................................................................................. 48
Hình 3.6. Kết quả theo dõi nồng độ FPG của bệnh nhân sau 6 tháng.......................53
Hình 3.7. Độ giảm FPG tại các thời điểm theo dõi sau ghép tế bào gốc ở hai
nhóm tĩnh mạch và động mạch sau ghép 6 tháng........................................53
Hình 3.8. Kết quả theo dõi nồng độ HbA1C của bệnh nhân sau ghép 6 tháng......55
Hình 3.9. Độ giảm HbA1C tại các thời điểm theo dõi sau ghép tế bào gốc theo hai
đường truyền tĩnh mạch và động mạch............................................................56


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất,
có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về insulin, về tác động của
insulin, hoặc cả hai. Tăng gluocose mạn tính trong thời gian dài gây nên những

rối loạn chuyển hóa đường, protit, lipit, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim, mạch máu, thận, mắt, và thần kinh [3]. Trong khi ĐTĐ típ 1
(ĐTĐ T1) có nguyên nhân xuất phát từ sự phá hủy tế bào beta tụy do miễn dịch tự
miễn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất insulin thì ĐTĐ típ 2 (ĐTĐ T2) lại
do sự giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng kháng insulin
(Insulin Resistance) mà có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau [1]. Thực
trạng cho thấy trên thế giới tỷ lệ ĐTĐ T2 đang tăng nhanh ở hầu hết các nước, dự
kiến đến năm 2040 trên thế giới số người mắc ĐTĐ sẽ tăng từ 415 (2015) lên đến
642 triệu người [56]. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố
nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ
18 – 69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% [112]. Các phương
pháp kết hợp thuốc và lối sống lành mạnh đã cho thấy những hiệu quả trong việc
kiểm soát đường huyết tĩnh mạch cho các bệnh nhân mắc ĐTĐ T2, tuy nhiên một
thực tế là các bệnh nhân đều phải điều trị kéo dài và đối mặt với các nguy cơ về
biến chứng mạch máu và thần kinh [18], [21], [35]. Chính vì vậy, việc ứng dụng y
học tái tạo với mục đích phục hồi và kích thích khả năng tái tạo khối tế bào tụy là
một hướng điều trị mới hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả duy trì đường huyết ổn định
cho các bệnh nhân mắc ĐTĐ T2 [89]. Trong khi việc ghép tụy còn nhiều hạn chế
với nguồn tụy khan hiếm và những đòi hỏi về mặt kĩ thuật cao thì một số nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng trên thế giới trong việc ứng dụng liệu pháp tế bào gốc để
điều trị cho các bệnh nhân ĐTĐ T2 đã mang lại những hiệu quả ban đầu, đặc biệt
trong việc kiểm soát đường huyết tĩnh mạch lúc đói (Fasting Plasma Glucose FPG), giảm nồng độ HbA1C (Hemoglobin A1C) và giảm đáng kể lượng thuốc phải
sử dụng cho bệnh nhân [10], [89], [100], [118]. Với những tiềm năng mà liệu pháp

1


tế bào này mang lại, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng tế bào
gốc trung mô tự thân từ tủy xương trong điều trị bệnh đái tháo đường típ
2” với các mục tiêu sau:

1. Đánh giá một số đặc điểm tế bào gốc trung mô tự thân từ tủy xương tự
thân của các bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2.
2. Đánh giá tính an toàn của liệu pháp ghép tế bào gốc trung mô tự thân
trong điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự thay đổi một số chỉ sổ cận
lâm sàng bao gồm: nồng độ đường huyết lúc đói (FPG) và HbA1C.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường
ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose
huyết do khiếm khuyết về tiết insulin của tế bào bêta tụy, về tác động của insulin tại
các mô cơ quan, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên
những rối loạn chuyển hóa đường, protit, lipit, gây tổn thương ở nhiều cơ quan
khác nhau, đặc biệt ở tim ,mạch máu, thận, mắt và thần kinh [3].
1.1.2. Phân loại đái tháo đường
Phân loại bệnh ĐTĐ bao gồm: ĐTĐ T1, ĐTĐ T2, ĐTĐ thai kì và một số típ khác.
Trong đó ĐTĐ T2 thường được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, chiếm trên 90%
tổng số bệnh nhân ĐTĐ, đặc điểm chính là kháng insulin dẫn đến thiếu hụt insulin
tương đối và giảm sản xuất insulin [1].
1.1.3. Dịch tễ học đái tháo đường
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (International Diabetes Federation
IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người trong độ tuổi 20-79 bị bệnh (ĐTĐ),
ước tính đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu. Bên cạnh đó, do chế độ dinh
dưỡng, lối sống không hợp lý nên bệnh ĐTĐ T2 đang có xu hướng tăng và trở thành
vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng [56].
Tại Việt Nam, năm 1990, tỷ lệ ĐTĐ ở Hà Nội là 1,1%, thành phố Hồ Chí Minh là

2,25%, Huế là 0,96%. Năm 2003, trên toàn quốc, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là
7,3%, rối loạn đường huyết lúc đói là 1,9%. Nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện
Nội tiết Trung Ương cho thấy tỷ lệ hiện mắc ĐTĐ ở người trưởng thành là 5,42%,
chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% [63]. Theo kết quả điều tra
STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm
2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6 %
[112].


1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường típ 2
Kháng insulin (Insulin resistance)
Như đã trình bày ở phần 1.1.2, đặc điểm chính của ĐTĐ T2 là sự kháng
insulin dẫn đến thiếu hụt insulin tương đối và giảm sản xuất insulin. Insulin là một
hormone được tiết ra bởi các tế bào bêta của tuyến tụy giúp duy trì sự cân bằng
hàm lượng glucose trong máu. Thuật ngữ “kháng insulin” đề cập đến việc giảm
phản ứng trao đổi chất đáp ứng với insulin của tế bào đích, hoặc ở cấp độ toàn bộ
cơ thể, làm sự giảm tác dụng hạ đường huyết của insulin lưu thông hay được tiêm
vào. Sự truyền tín hiệu insulin rất phức tạp, liên quan đến nhiều enzyme và protein
điều hòa khác nhau, bất kỳ khiếm khuyết nào trong biểu hiện chức năng của các tác
nhân này có thể làm giảm tín hiệu insulin bình thường dẫn đến IR trong các mô
ngoại biên. Czech MP (2017) đã đề xuất một ô hình nghiên cứu về việc tiếp nhận các
tín hiệu insulin thông qua thụ thể insulin trên bề mặt tế bào cho phép dẫn đến hàng
loạt các tín hiệu nội bào nhằm kích hoạt sử dụng kênh GLUT 4 tại cơ xương và mô
mỡ đồng thời ức chế quá trình tạo mới glucoso (gluconeogenesis) tại gan giúp làm
giảm glucose huyết (Hình 1.1). Các yếu tố liên quan hoạt hóa (mũi tên màu đen)
hay ức chế (đường gạch đỏ) cho phép duy trì được khả năng điều hòa các tín hiệu
insulin [26].
Kháng insulin trong tế bào gan làm tăng mức glucose trong huyết tương do
giảm tổng hợp glycogen. Hiệu ứng này được kết hợp bởi sự giảm hấp thụ glucose của
cơ xương và tế bào mỡ. Mặc dù sinh lý bệnh chính xác của IR không rõ ràng, các

khiếm khuyết trong việc truyền tín hiệu insulin đóng vai trò nổi bật (Bảng 1.1) bao
gồm: (1) việc điều chỉnh Protein‐Tyrosine Phosphatase 1B (PTP1B), (2) các phản ứng
viêm và adipokine, (3) sự quá tải gốc tự do,( 4) các khiếm khuyết trong phosphoryl
hóa serine của IRS-1, (5) rối loạn chức năng ty thể, (6) giảm hoạt động của thụ thể
để liên kết với insulin, (7) đột biến của GLUT 4, (8) căng thẳng trong mạng lưới nội
chất (Endoplasmic Reticulum Stress) [117].


Hình 1.1. Mô hình tiếp nhân tín hiệu insulin trong giảm nồng độ glucose máu.
Sự liên kết của insulin với thụ thể của nó sẽ hoạt hóa phần nội bào có hoạt tính
enzyme tyrosine kinaza của thụ thể. Đây là vùng có chức năng photphoryl hóa các axit
amin tyrosine của protein IRS (protein cơ chất của thụ thể insulin – Insuline Receptor
Substrate Protein). Sau khi được photphoryl hóa, các tyrosin của IRS sẽ hoạt động như
các vị trí neo giữ các tiểu đơn vị điều hòa p85 của enzyme kinaza p85/p110 PI-3 tại
màng tế bào. Điều này dẫn đến sự hình thành phức hệ PtdIns3,4,5P 3 (phospholipid
phosphatidyl 3,4,5 phosphate ) từ PtdIns 4,5 P2 trên màng tế bào, tạo điều kiện cho sự
gia nhập và tương tác giữa protein kinaza PDK1 và Akt, dẫn đến sự photphory hóa (và
hoạt hóa) tại vị trí threonine 308 trên phân tử Akt. Sự hoạt hóa hoàn toàn Akt còn phụ
thuộc vào sự photphoryl hóa tiếp theo bởi enzyme kinaza thứ hai là mTORC2. Sau khi
Akt được hoạt hóa hoàn toàn sẽ tham gia vào sự điều hóa cân bằng nội môi glucose
thông quan sự vận chuyển glucose đến tế bào mỡ và cơ xương, sự ức chế tái tạo mới
glucose tại gan, cũng như quá trình hoạt hóa sự sinh tổng hợp lipit tại gan [26]


Bảng 1.1. Cơ chế phân tử của kháng insulin [117]
Cơ chế phân tử
Tăng cường hoạt tính
của enzyme PTP1B
(Protein‐Tyrosine
Phosphatase 1B)

Phản ứng viêm và
adipokine

Quá tải gốc tự do

Khiếm khuyết trong
photphoryl hóa serine
của IRS ‐ 1
Béo phì
Rối loạn chức năng ty thể
Giảm hoạt động khả
năng liên kết của thụ
thể với insulin
Đột biến của GLUT 4
Căng thẳng ER

Vai trò trong kháng insulin
Đảo ngược quá trình phosphoryl hóa axit amin tyrosin trên
phân tử của IRS ‐ 1 (Insulin Receptor Subsrate-1) cảm ứng
bởi sự liên kết với insulin và do đó làm suy yếu sự truyền
tín hiệu insulin.
Kích hoạt các con đường IKKβ / NF B và JNK, photphoryl
hóa IRS ‐ 1 tại vị trí serin 307, giảm biểu hiện GLUT ‐ 4,
giảm biểu hiện IRS ‐ 1 qua ERK1 / 2, gây phân hủy IRS
thông qua cơ chế phụ thuộc SOCS1 và SOCS3
Kích hoạt một số con đường thuộc nhóm kinaza serine
threonine, ví dụ như IKKβ / NF B và JNK phân hủy IRS, ức
chế biểu hiện và định vị trên màng tế bào của GLUT 4, làm
giảm sự dịch chuyển vị trí của IRS ‐ 1 và kinaza PIP ‐ kinase,
phosphoryl hóa serine tại vị trí serine 307 của IRS ‐ 1, kích

hoạt các phản ứng viêm.
Giảm photphoryl hóa thụ thể insulin, phosphoryl hóa
serine tại vị trí 307, ngăn chặn tín hiệu insulin dẫn đến
ngăn chặn tín hiệu insulin.
Hoạt hóa các kinaza serine threonine,gây viêm và làm suy
yếu tín hiệu insulin.
Thúc đẩy căng thẳng oxy hóa, làm suy yếu tín hiệu insulin.
Giảm số lượng thụ thể insulin, giảm thụ thể chức năng do
đột biến, tự miễn kháng thể chống thụ thể insulin.
Đột biến điểm làm thay đổi sự biến đổi bình thường của
GLUT 4, ức chế glucose đi vào các tế bào phụ thuộc và
làm suy yếu các đường dẫn tín hiệu tiếp theo.
Phá vỡ sự cuộn gấp thích hợp dẫn đến sự tích tụ của
protein bị sai lệch.

Suy giảm chức năng tế bào beta của tụy
Hai dòng tế bào chính duy trì chức năng chính cho tuyến tụy là dòng tế bào
alpha và bêta. Các tác dụng đối kháng bởi insulin được tiết ra từ tế bào bêta và
glucagon được tiết ra từ tế bào alpha giúp duy trì lượng đường huyết ổn định trong


máu bằng việc kích hoạt các quá trình khác nhau của việc hấp thu glucose và phân
hủy glycogen (Hình 1.2) [99].

Hình 1.2. Hoạt động của các tế bào tại đảo tụy trong duy trì nồng độ glucose
huyết.
Các đảo nhỏ tụy có chứa các tế bào alpha và tế bào bêta, tiết ra glucagon và
insulin tương ứng. Insulin và glucagon tác dụng đối kháng lên các cơ quan ngoại vi
để kiểm soát lượng đường trong máu. Insulin phát huy tác dụng hạ glucose của nó
bằng cách kích thích sự hấp thu glucose ở cơ xương, thông qua việc ức chế sản xuất

glucose ở gan và bằng cách làm tan mỡ. Ngược lại, glucagon làm tăng nồng độ
glucose tuần hoàn bằng cách tăng gluconeogenesis và lipolysis [99].
Cả hai loại ĐTĐ T1 và ĐTĐ T2 đều có đặc điểm bởi sự sụt giảm khối tế bào
bêta giữ chức năng sản xuất insulin để duy trì đường huyết. Các dấu hiệu chính của
ĐTĐ T1 và ĐTĐ T2 chỉ trở nên rõ rệt khi số tế bào bêta trong tụy bị thiếu hụt. Ở
bệnh nhân ĐTĐ T1 dấu hiệu khởi phát của bệnh xảy ra khi khối tế bào beta giảm
đến dưới mức 20%. ĐTĐ T1 lâm sàng (nghĩa là có triệu chứng) không xuất hiện cho
đến khi 80% - 90% đã bị phá hủy và có một khoảng cách rõ rệt giữa khởi phát tự
miễn dịch và khởi phát bệnh tiểu đường, các tế bào bị tiêu diệt bởi chính hệ miễn
dịch của bệnh nhân, trong khi ở bệnh nhân ĐTĐ T2, IR dẫn tới glucose trong máu


tăng cao, điều này thúc đẩy nhu cầu tổng hợp insulin của tụy tăng lên nhiều lần,
khối tế bào beta không đáp ứng đủ nhu cầu insulin tăng cao của cơ thể, cuối cùng
theo thời gian, khối tế bào bị tổn thương và chết theo lập trình – apotosis dẫn tới
sụt giảm 40-60% khối bêta [7]. Các biện pháp khắc phục khả năng kháng insulin
cũng như. Do vậy, những bệnh nhân này cần bù thêm insulin bằng đường uống
hoặc tiêm, tuy vậy cũng không thể thay thế chức năng bình thường của tế bào bêta,
hậu quả là bệnh tiến triển nặng hơn và dẫn tới những biến chứng mạn tính và tàn
tật.
1.1.5. Biến chứng của đái tháo đường típ 2
ĐTĐ là một bệnh tiến triển, nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt lượng đường
huyết trong máu cũng như duy trì chế độ ăn và luyện tập thì sẽ mắc phải các biến
chứng không mong muốn do ĐTĐ gây ra. Các biến chứng cấp tính có thể ảnh hưởng
đến tính mạng của bệnh nhân bao gồm: Hôn mê nhiễm toan ceton (Diabetic
Ketoacidosis – DKA) và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (Hyperosmolar
hyperglycemic syndrome – HHS) [41] [58] [11] [86]. Các biến chứng mạn tính liên
quan đến bệnh lý về mạch máu nhỏ như biến chứng về bệnh lý võng mạc và đục
thủy tinh thể, microalbumin niệu; ĐTĐ làm tăng nguy cơ các bệnh về mạch vành,
động mạch ngoại biên [113].

Việc để lại các biến chứng trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh
nhân, vì vậy với mỗi bệnh nhân mắc ĐTĐ T2 cần có những chiến lược điều trị phù
hợp là điều vô cùng quan trọng nhằm kiểm soát được nồng độ đường huyết trong
máu.
1.1.6. Điều trị đái tháo đường típ 2
1.1.6.1.Điều trị bằng thuốc
ĐTĐ T2 được đặc trưng bởi kháng Insulin giai đoạn đầu và khiếm khiết
Insulin giai đoạn sau. Cùng với đó sự tiến triển tự nhiên của ĐTĐ T2 dẫn đến sự phụ
thuộc Insulin


Các hướng tiếp cận điều trị ĐTĐ T2 được đưa ra đều dựa trên cơ chế bệnh sinh. Các
dòng thuốc khác nhau được xây dựng theo tiêu chuẩn của hiệp hội Đái tháo đường
Hoa Kỳ bao gồm:
-

Nhóm 1: Nhóm thuốc cải thiện sự đề kháng insulin bao gồm Metformin và TZD
(Thiazoliglitazone) bao gồm: Pioglitazone và Rosiglitazone hiện nay đang được
khuyến cáo sử dụng.

-

Nhóm 2: Nhóm thuốc làm tăng khả năng tiết insulin bào gồm nhóm SU
(Sulfunylurase) với các thuốc đang lưu hành: Gliburide, Glipizde, Gliclazide,
Glibenclamide). Tùy thuộc vào thời thời điểm bệnh của bệnh nhân mà có những
phối hợp thuốc hợp lý do các nhóm thuốc kích thích tăng tiết insulin ở tụy có thể
tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết tuy nhiên lại làm quá trình tổn thương tủy
ngày càng tiến triển.

-


Nhóm 3: Một số dòng thuốc khác cũng đòng vài trò quan trọng trọng việc kiểm
soát tăng tiết insulin và giảm tiết glucagon ở tụy dựa trên sự điều hòa của
incretin – một hocmon được tiết ra sau ăn ở ống tiêu hóa. Hai dòng thuốc chính
này là GLP-1 receptor agonist (thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 – Glucagon like
peptide1) và DPP-4 inhibitor ( thuốc tức chế DPP-4 – Dipeptidyl – peptidase - 4).
Incretin đóng vai trò kiểm soát đên 70% lượng insulin tiết ra sau ăn, loại incretin
quan trọng nhất của ruột là GLP-1, chúng sẽ được thoái biến thành dạng bất
hoạt thông qua enzyme DPP-4. Vì vậy việc đồng vận GLP-1, hay bất hoạt DPP-4 sẽ
có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của GLP-1 đồng thời làm tăng tiết
insulin ở tụy.

-

Nhóm 4: Việc giảm hấp thu Glucose tại thận cũng làm giảm nồng độ Glucoso
máu và việc ức chế kênh đồng vận chuyện Sodium-Glucose cotranspoter cho phép
làm giảm sự hấp thu Glucose này. Nhóm thuốc dựa trên cơ chế này là SodiumGlucose cotransporter 2 insulin (SGCT2 inhibitor) bao gồm: Canagliflozin,
Dapagliflozin, Empagliflozin [3].
Việc sử dụng thuốc và duy trì chế độ luyện tập, dinh dưỡng theo khuyến cáo đã

được ban hành trong các văn bản hướng dẫn và điều trị ĐTĐ T2 [1]. Chỉ số HbA1C


được khuyến cáo sử dụng để đánh giá các hiệu quả can thiệp điều trị ở các bệnh
nhân ĐTĐ T2. HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và
đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. Sự
hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày và tồn tại suốt trong đời sống của
hồng cầu 120 ngày. Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin. Chỉ
số HbA1c cao khi tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết
tăng lên 30mg/dl hay 1.7mmol/l. Khi HbA1c > 6.5% chứng tỏ việc kiểm soát đường

huyết kém. Khi HbA1c < 6.5% cho thấy kiểm soát đường huyết tốt [1]. Hình 1.3 cho
thấy được sự phối hợp thuốc trong điều trị cũng như đánh giá dựa trên nồng độ
HbA1C.

Hình 1.3. Sơ đồ lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị đái tháo đường típ 2 [1].
ĐTĐ T2 là một bệnh tiến triển, theo thời gian, chức năng tụy tiếp tục suy giảm,
càng làm cho việc kiểm soát đường huyết bằng các loại thuốc uống gặp nhiều khó
khăn. Sau một thời gian điều trị, nhiều bệnh nhân ĐTĐ T2 cần phải tiêm insulin để
cân bằng được đường huyết. Việc kiểm soát đường huyết bằng thuốc chỉ duy trì một
thời gian nhất định và không làm thay đổi IR cũng như giảm sự tổn thương tế bào
beta tụy. Chính vì vậy, việc thay thế hoặc bù lại khối tế bào tụy cũng như ức chế sự
tổn thương và chết tế bào tụy là một hướng điều trị mới hứa hẹn mang lại hiệu quả
duy trì đường huyết cho bệnh nhân ĐTĐ T2.


1.1.6.2.Ghép tụy và tiểu đảo tụy
Năm 1966, trường hợp ghép tụy đầu tiên được thực hiện tại Đại học
Minnesota, từ đó đến nay trải qua gần 50 năm, đã có hơn 50000 bệnh nhân ĐTĐ
được ghép tụy tại hơn 200 cơ sở trên toàn thế giới [20]. Thống kê tại Mỹ, hơn 95%
bệnh nhân được ghép tụy sống sót sau năm đầu tiên sau ghép và 88% sống sót sau
năm thứ 5. Năm đầu tiên sau ghép, 84% tụy được ghép tồn tại và 60% tụy được
ghép tồn tại sau 5 năm [81].
Mặc dù chẩn đoán ĐTĐ T2 từng được coi là chống chỉ định ghép thận – tụy
[111]. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng ngày càng cho thấy rằng có thể đạt được sự
ghép tương tự và sự sống sót của bệnh nhân khi so sánh với người nhận ĐTĐ T1.
Khi đánh giá trên 35000 ca ghép tụy được báo cáo cho Cơ quan đăng ký cấy ghép
tụy quốc tế (International Pancreas Transplant Registry - IPTR), Gruessner và cộng
sự đã tiết lộ một xu hướng tăng trong tỷ lệ ghép tụy được thực hiện trên các bệnh
nhân mắc ĐTĐ T2. Số đăng ký với tỷ lệ người nhận ĐTĐ T2 chung tăng từ 2 % năm
1995 lên 7 % năm 2010 ( p <0,0001) [15]. Mặc dù xu hướng tăng này, trên thực tế,

tỷ lệ ĐTĐ T2 có thể thấp hơn (hoặc cao hơn) do không có tiêu chí thống nhất và
được xác định theo đó các trung tâm cấy ghép để lựa chọn các bệnh nhân ĐTĐ T2.
Hiệu quả ghép tụy mang lại đã được chứng minh với khả năng tiết insulin tăng và
tác dụng phụ thấp [94]. Tuy nhiên, nguồn tụy hiếm là một vấn đề khó khăn, việc sử
dụng nguồn tụy này trong ĐTĐ T2 làm hạn chế số lượng người được ghép trong
nhóm ĐTĐ T1. Trong khi đó các cơ sở ghép tụy khá phức tạp cần các chuyên gia có
kinh nghiệm để đảm bảo được sự sống tối ưu cho bệnh nhân. Thời gian sau khi ghép
không sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ĐTĐ phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp
ghép. Đồng thời bệnh nhân cần phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch trong thời
gian dài [45].
Khắc phục các nhược điểm của các phương pháp điều trị ĐTĐ T2 trước đó cho
phép


1.2. TẾ BÀO GỐC
1.2.1. Định nghĩa tế bào gốc
Thuật ngữ “stem cell” (tế bào gốc) xuất hiện trên các tài liệu khoa học vào
khoảng năm 1868 trong các công trình nghiên cứu của nhà sinh vật học nổi tiếng
người Đức Ernst Haecker [95]. Tế bào gốc được định nghĩa là những tế bào chưa
chuyên hóa chức năng, có khả năng phân chia chủ động (Self-newal) và khả năng
biệt hóa (Differentiation) thành các tế bào chuyên hóa với các chức phận sinh lý cụ
thể [2]. Khi tế bào gốc phân chia, mỗi tế bào mới có khả năng duy trì tính gốc hoặc
trở thành một tế bào khác với chức năng chuyên biệt hơn. Ví dụ, các tế bào gốc tạo
máu trong tủy xương có thể biệt hóa thành các dòng tế bào máu như hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu và một số dòng tế bào khác. Trong nhiều mô, tế bào gốc đóng vai
trò như hệ thống sửa chữa nội mô. Quá trình duy trì cân bằng nội mô của da là một
ví dụ điển hình của vai trò tế bào gốc. Phần mất đi thường xuyên của các tế bào
sừng ở lớp trên của biểu bì được thay thế từ sự tăng sinh của lớp đáy để duy trì
nguyên vẹn chức năng của hàng rào da được tạo ra từ biểu bì [68]. Một số dòng tế
bào được biết đến nhiều hơn cả các ứng dụng thực tế từ chúng, dòng tế bào được

biết đến nhiều nhất đó là dòng tế bào gốc trung mô.
1.2.2. Tế bào gốc trung mô
Tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cell – MSC) thuộc nhóm tế bào gốc đa
năng (multipotent), có mặt hầu hết trong các mô như tủy xương, mô mỡ, dây
rốn, tủy răng sữa. [93]. Tương tự các kiểu tế bào gốc khác, MSC có khả năng tự
làm mới cao trong khi vẫn giữ được tính đa tiềm năng. Do đó, MSC đang được
ứng dụng ngày càng nhiều trong liệu pháp tế bào.


Hình 1.4. Nguồn tế bào gốc trung mô trưởng thành và các loại tế bào mà chúng có thể biệt
hóa [78].
Các mũi tên phía trên giới thiệu về nguồn gốc của các tế bào gốc trung mô bao gồm:
buồng trứng, nhau thai, màng ối, dây rốn, tủy xương, tủy răng sữa, hạ bì, sữa. Các mũi
tên phía dưới mô tả về khả năng biệt hóa đa dòng thành các dòng tế bào khác nhau của
MSC bao gồm: xương, mỡ, tế bào máu, nội mô, sụn, ống thận, tế bào thần kinh.

Kể từ khi được phát hiện bởi Friedenstein vào năm 1976 tế bào gốc trung mô
từ tủy xương (Bone marrow- Mesenchymal Stem Cell – BM-MSC), số lượng các
nghiên cứu liên quan đến MSC tăng lên rất nhanh nhờ những đặc tính ưu việt
của nó: khả năng tăng sinh mạnh, điều hòa miễn dịch, biệt hóa và chuyển biệt
hóa [16], [40], [79], [91]. MSC có thể biệt hóa in vitro hay in vivo thành nhiều
kiểu tế bào khác nhau bao gồm xương, sụn, cơ, chất nền tủy xương, gân, mỡ và
nhiều mô liên kết khác (Hình 1.5). Do đó, MSC là một mô hình hấp dẫn trong
biệt hóa tế bào gốc, mang lại nhiều đặc điểm phù hợp cho liệu pháp tế bào và
liệu pháp gen. Thậm chí các tế bào trung mô của nhiều mô có tính mềm dẻo


cao và có thể biệt hóa thành các tế bào của các dòng khác không thuộc trung
mô.


Hình 1.5. Tiềm năng biệt hóa của tế bào gốc trung mô (TRENDS in Molecular
Medicine, 2001)

1.2.3. Tế bào gốc trung mô từ tủy xương
Từ những năm 1950, tủy xương trong y văn được miêu tả như một nguồn dồi
dào tế bào gốc tạo máu và hỗn hợp các tế bào hỗ trợ cho quá trình sản sinh các
thành phần tạo máu. Đến những thập niên 1960, hai nhà khoa học nổi tiếng là
Ernest A. McCulloch và James E. Till thực hiện thí nghiệm nuôi cấy dung dịch tủy
xương với kết quả cho thấy khả năng tạo cụm của các tế bào có trong tủy xương
[36]. Thí nghiệm này là nền tảng cho thí nghiệm kế tiếp thực hiện bởi Friedenstein
vào những năm đầu thập niên 70 chứng minh khả năng tăng sinh từ những cụm
sau khi nuôi cấy tế bào tủy xương bên ngoài cơ thể (ex vivo). Hàng loạt những thí
nghiệm được thực hiện và cho thấy khả năng tăng sinh của các tế bào tủy xương và


khả năng biệt hóa thành một số tế bào đặc hữu như tế bào xương, sụn, mỡ. Từ đó,
khái niệm tế bào gốc trung mô ra đời với tên gọi khoa học là Mesenchymal stem
cells (MSCs) [101].
Trong tủy xương, quần thể tế bào gốc trung mô rất nhỏ với tỉ trọng chiếm từ
0.001 đến 0.01% số lượng tế bào đơn nhân [84]. Mặc dù số lượng tế bào gốc trung
mô rất nhỏ, nhưng dưới điều kiện nuôi cấy thích hợp, dòng tế bào này vẫn có khả
năng tăng sinh vượt trội và khả năng biệt hóa tốt. Tế bào gốc trung mô từ tủy
xương đến thời điểm này đã được chứng minh là dòng tế bào gốc đa năng, với khả
năng biệt hóa giới hạn trong các dòng tế bào thuộc lớp trung mô như tế bào xương,
sụn, và mỡ. Tuy nhiên, một số thí nghiệm khác cũng cho thấy rằng dòng tế bào gốc
này cũng có khả năng biệt hóa thành tế bào gan, tế bào tim, tế bào thần kinh nhưng
quá trình biệt hóa rất nhiều giai đoạn và có tỉ lệ thành công thấp [92].
Để tăng khả năng phân lập tế bào gốc trung mô từ tủy xương, việc phân tách
các tế bào đơn nhân hiện hữu trong tủy xương là một trong những phương pháp
đơn giản, ít tốn kém, và không tốn nhiều thời gian. Trong số đó, phương pháp thu

thập tế bào đơn nhân bằng kỹ thuật ly tâm tỉ trọng Ficoll là phương pháp phổ biến
nhất. Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật này nằm ở quá trình phân tách các loại tế bào
khác nhau bên trong tủy xương dựa vào tỉ trọng của chúng khi ly tâm với Ficoll.
Sau quá trình ly tâm, hồng cầu, tế bào bạch cầu trung tính, và các cặn xương sẽ
nằm ở lớp dưới cùng của ống ly tâm, lớp tế bào đơn nhân sẽ nằm ở lớp giữa Ficoll
và huyết tương, hay còn gọi là lớp Buffy coat. Tại thời điểm ban đầu của quá trình
nuôi cấy (Passage 0 – P0), tế bào gốc trung mô từ tủy xương có đặc điểm hình thái
tương tự như nguyên bào sợi với kích thước nhỏ, hai đầu tế bào phân cực kéo dài,
có khả năng tăng sinh và nhân đôi ở tốc độ chậm. Hình thái của các tế bào này
thường trở nên đồng nhất và tăng sinh nhanh hơn qua những lần cấy chuyển. Khi
dòng tế bào đã ổn định, tế bào gốc trung mô từ tủy xương có thể cấy chuyển từ 10
đến 20 lần tùy thuộc vào bản chất của tế bào thường liên quan trực tiếp đến thể
trạng người hiến như độ tuổi, bệnh lý và đăc điểm của mỗi bệnh nhân [92].


×