Tải bản đầy đủ (.doc) (249 trang)

Ứng dụng điện toán đám mây trong dạy học tin học đại cương cho sinh viên cao đẳng sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.46 MB, 249 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VIỆT DŨNG

ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
TRONG DẠY HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp

Mã số: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ HUY HOÀNG 2.
PGS.TS. LÊ THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI – 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào. Các kết quả nghiên cứu tham khảo từ các tác
giả khác đều được trích dẫn nguồn theo đúng quy định.
Tác giả luận án

Nguyễn Việt Dũng




ii

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới PGS.TS. Lê Huy Hoàng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
và PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia
Hà Nội - những người thầy đã truyền ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học
và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học,
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Ban Chủ nhiệm Khoa và các thầy giáo, cô
giáo của Khoa Sư phạm Kĩ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng các
nhà khoa học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng, khoa, trung
tâm, các thầy giáo, cô giáo, các em sinh viên của Trường Cao đẳng Sư phạm
Thái Nguyên và các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm trong phạm vi nghiên
cứu đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ và cộng tác cùng tác giả trong quá
trình thực hiện luận án.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Bố Mẹ và xin
cảm ơn vợ, con trai cùng người thân hai bên gia đình - những nguồn động
viên, động lực lớn lao nhất để tác giả hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp
đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm
2020
Tác giả luận án


Nguyễn Việt Dũng


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................... vi
Danh mục bảng............................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ.......................................................................................... viii
Danh mục hình.................................................................................................ix
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.........................................................................3
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.........................................................................3
4. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................... 4
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.........................................................................4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................4
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN............................................................. 6
8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

TRONG DẠY HỌC........................................................................................ 7
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

TRONG GIÁO DỤC........................................................................................ 7
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới..........................................................7
1.1.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam....................................................... 19

1.1.3. Nhận định chung về tổng quan và định hướng nghiên cứu..............25
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ..........................................................27
1.2.1. Điện toán đám mây........................................................................... 27
1.2.2. Dạy học kết hợp................................................................................28
1.2.3. Dạy học dựa trên điện toán đám mây................................................30
1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY.......................................... 31
1.3.1. Lịch sử ra đời của điện toán đám mây..............................................31


iv

1.3.2. Các đặc tính của điện toán đám mây................................................ 32
1.3.3. Phân loại dịch vụ điện toán đám mây...............................................34
1.4. ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY HỌC................37
1.4.1. Vai trò của điện toán đám mây trong dạy học...................................37
1.4.2. Lựa chọn loại hình dịch vụ điện toán đám mây sử dụng trong giáo dục . 40

1.4.3. Các hình thức ứng dụng điện toán đám mây trong dạy học..............45
1.4.4. Mô hình ứng dụng điện toán đám mây trong dạy học...................... 47
1.4.5. Đặc điểm dạy học dựa trên điện toán đám mây................................53
1.4.6. Điều kiện tổ chức dạy học dựa trên điện toán đám mây...................56
1.4.7. Lợi ích và thách thức khi ứng dụng điện toán đám mây trong cơ sở giáo dục. 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................60
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN
ĐÁM MÂY TRONG DẠY HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN

CAO ĐẲNG SƯ PHẠM................................................................................61
2.1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY
HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM. 61

2.1.1. Tổ chức khảo sát thực trạng.............................................................. 61
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng...............................................................63
2.2. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TỔ CHỨC DẠY HỌC

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM..........76
2.2.1. Về đặc điểm chương trình giảng dạy Tin học đại cương tại các trường

Cao đẳng Sư phạm...................................................................................... 76
2.2.2. Về điều kiện nguồn lực hạ tầng CNTT của các nhà trường..............78
2.2.3. Về điều kiện của giảng viên..............................................................80
2.2.4. Về điều kiện của sinh viên................................................................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................86
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TỔ CHỨC DẠY HỌC

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM.....87
3.1. NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY HỌC

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM..........87


v

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống......................................................................87
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn......................................................................87
3.1.3. Đảm bảo tính phát triển.....................................................................87
3.1.4. Đảm bảo tính hợp tác........................................................................ 88
3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ.......................................................................88
3.1.6. Đảm bảo tính tích hợp.......................................................................88
3.1.7. Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa dạy học trực tuyến và dạy học giáp mặt .. 89


3.1.8. Đảm bảo an toàn thông tin trong không gian mạng.......................... 89
3.2. TIẾN TRÌNH ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TỔ CHỨC DẠY HỌC

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM..........90
3.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị - Định hướng học tập....................................91
3.2.2. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học...........................................................99
3.2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá - Hoàn thiện................................................ 105
3.3. VÍ DỤ MINH HỌA VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY

HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
.......................................................................................................................106
3.3.1. Khái quát về ví dụ minh họa........................................................... 106
3.3.2. Kế hoạch dạy học minh họa............................................................107
3.4. KIỂM NGHIỆM - ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN
ĐÁM MÂY TỔ CHỨC DẠY HỌC TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN

CAO ĐẲNG SƯ PHẠM...............................................................................125
3.4.1. Mục đích, phương pháp và đối tượng kiểm nghiệm....................... 125
3.4.2. Kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm................127
3.4.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia................................. 138
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................141
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................. 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................................... 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 147
PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
CĐSP
CG
CNTT
CS
CSGD
CTĐT
DVĐTĐM
ĐC
ĐHSP
ĐTĐM
GV
GD
GD&ĐT
HS
KQ
KQHT
KQKS
KQNC
ND
NH
PP
PPDH
QTDH
QTHT
SV
TCDH
TCGD

THĐC
TN
TNSP

VIẾT ĐẦY ĐỦ
Cao đẳng Sư phạm
Chuyên gia
Công nghệ thông tin
Cộng sự
Cơ sở giáo dục
Chương trình đào tạo
Dịch vụ điện toán đám mây
Đối chứng
Đại học Sư phạm
Điện toán đám mây
Giảng viên, giáo viên
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Học sinh
Kết quả
Kết quả học tập
Kết quả khảo sát
Kết quả nghiên cứu
Người dạy
Người học
Phương pháp
Phương pháp dạy học
Quá trình dạy học
Quá trình học tập
Sinh viên

Tổ chức dạy học
Tổ chức giáo dục
Tin học đại cương
Thực nghiệm
Thực nghiệm Sư phạm


vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. KQKS thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học THĐC cho SV
CĐSP...............................................................................................................64
Bảng 2.2. KQKS ý kiến của GV về những ưu điểm mang lại khi triển khai ứng
dụng ĐTĐM vào dạy học................................................................................67
Bảng 2.3. KQKS những dịch vụ phần mềm ĐTĐM GV đã sử dụng...............70
Bảng 2.4. KQKS thực trạng ứng dụng ĐTĐM trong dạy học THĐC của GV
CĐSP...............................................................................................................72
Bảng 2.5. KQKS về mức độ yêu thích và nhận thức của SV về tầm quan trọng
của việc học THĐC.........................................................................................73
Bảng 2.6. KQKS thực trạng hạ tầng và nguồn nhân lực phụ trách CNTT tại một

số trường CĐSP.............................................................................................. 79
Bảng 2.7. KQKS về các thiết bị điện tử, loại máy tính mà SV sở hữu và điều
kiện sử dụng Internet của SV.......................................................................... 81
Bảng 2.8. KQKS thực trạng sử dụng Internet của SV.....................................82
Bảng 3.1. Danh sách một số sản phẩm DVĐTĐM được đề xuất để tổ chức
dạy
học THĐC cho SV CĐSP................................................................................93
Bảng 3.2. GV và các lớp tham gia quá trình TNSP......................................127

Bảng 3.3. Phân bố điểm kiểm tra của các lớp TN và ĐC.............................131
Bảng 3.4. Bảng tần suất điểm kiểm tra lớp TN và ĐC..................................131
Bảng 3.5. Bảng tần suất hội tụ lùi điểm kiểm tra lớp TN và ĐC..................131
Bảng 3.6. KQ xử lí dữ liệu thống kê điểm kiểm tra sau TN..........................133
Bảng 3.7. KQ phân tích phương sai điểm kiểm tra lớp TN và ĐC...............135
Bảng 3.8. KQ quan sát một số hoạt động của SV lớp TN trong đợt TNSP .. 137

Bảng 3.9. Tổng hợp KQ kiểm nghiệm bằng PP CG......................................139


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Các PP, hình thức TCDH được GV vận dụng trong quá trình giảng

dạy THĐC.......................................................................................................63
Biểu đồ 2.2. KQKS ý kiến GV về hiệu quả học tập mang lại cho SV khi có sự
hỗ trợ của các phần mềm, công cụ học tập trực tuyến...................................66
Biểu đồ 2.3. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc ứng dụng
ĐTĐM vào dạy học Tin học nói chung và THĐC nói riêng...........................68
Biểu đồ 2.4. Ý kiến đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc xây dựng các
nguyên tắc - yêu cầu và tiến trình ứng dụng ĐTĐM tổ chức dạy học THĐC cho

SV CĐSP......................................................................................................... 69
Biểu đồ 2.5. KQKS tần suất các hoạt động học tập của SV khi học THĐC...73
Biểu đồ 2.6. KQKS mức độ ứng dụng CNTT trong quá trình học THĐC của SV

74
Biểu đồ 2.7. KQKS mức độ hiểu biết của SV về ĐTĐM và ứng dụng của ĐTĐM


trong GD......................................................................................................... 75
Biểu đồ 2.8. KQKS một số kỹ năng học tập của SV........................................83
Biểu đồ 2.9. KQKS ý kiến của SV về hiệu quả mang lại cho học tập khi có sự
hỗ trợ của các phần mềm, công cụ trực tuyến................................................84
Biểu đồ 3.1. Đồ thị tần suất số SV đạt điểm xi..............................................132
Biểu đồ 3.2. Đồ thị tần suất số SV đạt điểm xi trở xuống............................. 132


ix

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Điện toán đám mây (Cloud Computing).........................................27
Hình 1.2. Các hình thức triển khai DVĐTĐM................................................34
Hình 1.3. Các loại hình cung cấp DVĐTĐM..................................................36
Hình 1.4. Giao diện của EasyEDA - ứng dụng thiết kế, mô phỏng mạch PCB
trực tuyến hoạt động trên nền tảng ĐTĐM.....................................................38
Hình 1.5. Các đối tượng người dùng hệ thống đám mây trong một CSGD....43
Hình 1.6. Sơ đồ quan hệ tương tác (use case) giữa đối tượng người dùng và
các DVĐTĐM trong một CSGD..................................................................... 44
Hình 1.7. Các hình thức ứng dụng ĐTĐM trong dạy học.............................. 45
Hình 1.8. Mô hình TPACK.............................................................................. 48
Hình 1.9. Mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học........................................51
Hình 3.1. Tiến trình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học THĐC cho SV CĐSP .. 90

Hình 3.2. Giai đoạn 1: Chuẩn bị - Định hướng học tập.................................91
Hình 3.3. Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học.........................................................99
Hình 3.4. Giai đoạn 3: Đánh giá - Hoàn thiện.............................................105
Hình 3.5. GV kiểm tra danh sách thành viên của lớp học được tạo trên hệ thống


lớp học trực tuyến Edmodo...........................................................................109
Hình 3.6. Thư viện tài liệu của GV trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo được kết nối trực tiếp với ứng dụng Google Drive thuận tiện cho việc lưu trữ
và chia sẻ tài liệu.......................................................................................... 109
Hình 3.7. Nhiệm vụ học tập trực tuyến được giao cho SV hoàn thành theo hình

thức cá nhân trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo...............................111


x

Hình 3.8. Nhiệm vụ thực hành cá nhân giao cho SV - được trình bày trên ứng
dụng Google Docs.........................................................................................111
Hình 3.9. Nhiệm vụ hợp tác nhóm được giao cho SV - phần mô tả về bài thực
hành sẽ thực hiện trên lớp của nhóm - được trình bày trên ứng dụng Google
Docs.............................................................................................................. 112
Hình 3.10. Nhiệm vụ hợp tác nhóm được giao cho SV - phần mô tả nhiệm vụ
các nhóm cần chuẩn bị trước giờ học trên lớp - được trình bày trên ứng dụng
Google Docs..................................................................................................112
Hình 3.11. Video bài giảng do GV xây dựng và cung cấp cho SV theo dõi trực
tuyến thông qua ứng dụng Google Drive......................................................113
Hình 3.12. Thống kê danh sách SV nộp bài tập thực hành cá nhân trên hệ thống

lớp học trực tuyến Edmodo...........................................................................114
Hình 3.13. Thông tin nộp bài tập của một SV trên hệ thống lớp học trực tuyến
Edmodo......................................................................................................... 114
Hình 3.14. Giao diện màn hình bài kiểm tra trắc nghiệm được giao để đánh giá

KQ tự học của SV trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo.......................115
Hình 3.15. Thống kê KQ làm bài kiểm tra trắc nghiệm của SV trên hệ thống lớp


học trực tuyến Edmodo................................................................................. 116
Hình 3.16. Thống kê chi tiết về KQ làm bài kiểm tra trắc nghiệm của một SV
trên hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo.....................................................116
Hình 3.17. GV tổ chức cho SV trong lớp nhận xét bài làm cá nhân của bạn trên

hệ thống lớp học trực tuyến Edmodo............................................................117
Hình 3.18. GV sử dụng chức năng tạo thăm dò ý kiến (Polls) trên hệ thống lớp
học trực tuyến Edmodo để tổ chức cho SV bình chọn sản phẩm sơ đồ tư duy do

các nhóm thực hiện....................................................................................... 120


xi

Hình 3.19. Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học do SV xây dựng trên ứng
dụng MindMup..............................................................................................120
Hình 3.20. Nội dung chi tiết một nút của sơ đồ tư duy - chỉ hiển thị khi người
dùng bấm vào biểu tượng mở tương ứng......................................................121
Hình 3.21. Nhiệm vụ thực hành nhóm được giao cho SV trên ứng dụng Google

Slides.............................................................................................................122
Hình 3.22. Sản phẩm bài trình chiếu do SV của một nhóm hợp tác xây dựng
trên ứng dụng Google Slides trong giờ thực hành được hệ thống tự động lưu
trữ lịch sử thời gian các thành viên thực hiện chỉnh sửa, cập nhật nội dung
123


1


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, các thành tựu công nghệ thông
tin (CNTT) vào quá trình giáo dục (GD) là xu thế tất yếu, là công cụ đắc lực
hỗ trợ đổi mới phương pháp (PP) dạy và học. Nghị quyết số 29-NQ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI ban hành ngày
4 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1] đã chỉ
rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học là một
trong những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện để đổi mới căn bản toàn diện
GD&ĐT đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước”.
Những hiệu quả, thành tựu nhất định mà ngành GD nước ta đạt được
trong thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất cho thấy công cuộc đẩy mạnh
ứng dụng CNTT và truyền thông trong GD đang có những bước phát triển
nhất định. Đi liền với đó, việc lựa chọn được những giải pháp công nghệ tiên
tiến, phù hợp để ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học mang lại hiệu
quả cao cũng luôn là bài toán đặt ra đối với những người làm công tác GD.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn được biết đến với tên gọi
Cách mạng 4.0 là kỷ nguyên công nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc cách mạng
công nghiệp lần đầu tiên từ thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất
cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất
cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp [88]. Với
lĩnh vực GD, ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra
những cơ hội và thách thức lớn cho các cơ sở đào tạo nói chung


2


nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong thời kì công nghệ số, cũng như đối với
các nhà trường sư phạm nói riêng - nơi ươm mầm, đào tạo và bồi dưỡng nên
những thầy cô giáo tương lai cho đất nước. Phát biểu tại Hội nghị Điện toán
đám mây (ĐTĐM) Việt Nam 2017 (Vietnam Cloud Computing Conference),
Bà Astrid Tuminez - Giám đốc cao cấp về Hợp tác, Đối ngoại và Pháp lý của
Microsoft tại Khu vực Châu Á nhận định: "Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp
đều được xuất phát từ một sáng chế đột phá như: máy hơi nước, động cơ đốt
trong, bộ vi xử lý. Với cuộc cách mạng 4.0, sáng chế đột phá đó là ĐTĐM với
các trung tâm dữ liệu khổng lồ mang mọi thứ vào trong tầm tay chỉ với một
thiết bị kết nối Internet” [92]. ĐTĐM mang đến cho các nhà trường, cơ sở
giáo dục (CSGD) giải pháp công nghệ với năng lực xử lí mạnh mẽ cùng khả
năng cập nhật linh hoạt theo nhu cầu người dùng và chi phí sử dụng hợp lý để
triển khai hệ thống CNTT phục vụ hoạt động GD, giúp các CSGD tập trung
được tối đa nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo và nghiên
cứu khoa học; đồng thời, ĐTĐM là nền tảng để thiết lập môi trường học tập
trực tuyến mở giúp kết nối cộng đồng các nhà trường, người dạy (ND) và
người học (NH), cung cấp cho ND và NH khả năng khai thác không giới hạn
các dịch vụ CNTT để có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mọi lúc, mọi nơi
theo những hình thức tổ chức dạy học (TCDH) hiện đại, góp phần xây dựng
xã hội học tập. Với xu thế phát triển của ĐTĐM trong GD, nghiên cứu về ứng
dụng ĐTĐM trong dạy học đã trở thành một lĩnh vực nhận được sự quan tâm
từ các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức giáo dục (TCGD) ở nhiều quốc gia
trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn một thập kỉ trở lại đây với nhiều kết quả
(KQ) quan trọng đã được công bố. Tại Việt Nam, hướng nghiên cứu này cũng
đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của một số các chuyên gia (CG), nhà
khoa học. Tuy vậy, ở cấp độ luận án tiến sĩ, chưa có công trình nghiên cứu nào
ở Việt Nam nghiên cứu về đề tài ứng dụng ĐTĐM trong dạy học.



3

Học phần Tin học đại cương (THĐC) là học phần bắt buộc trong
chương trình đào tạo sinh viên (SV) các ngành học tại phần lớn các trường
Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) hiện nay và thường được giảng dạy ngay từ học kì
I hoặc II của CTĐT. Hiện nay, học phần THĐC tại các trường CĐSP chủ yếu
được giảng dạy dưới hai hình thức: lý thuyết và thực hành. Các tiết lý thuyết
về cơ bản vẫn theo PP truyền thống là giảng viên (GV) lên lớp thuyết trình,
SV tiếp thu kiến thức và sẽ vận dụng kiến thức đó trong các tiết thực hành.
Mô hình dạy học có sự hỗ trợ của môi trường học tập trực tuyến mới được sử
dụng khá ít. Một số tiết học tuy đã được GV sử dụng các PP, kĩ thuật dạy học
tích cực để TCDH cho SV, tuy nhiên CNTT chưa thực sự phát huy hết khả
năng có thể để hỗ trợ giảng dạy học phần này. Yêu cầu về đổi mới nội dung,
PP, hình thức TCDH để nâng cao chất lượng học tập học phần THĐC cho SV
trở thành một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra.
Xuất phát từ những lí do trên tác giả đã lựa chọn đề tài luận án là “Ứng
dụng điện toán đám mây trong dạy học Tin học đại cương cho sinh viên Cao
đẳng Sư phạm”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết lập mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học và vận dụng vào
TCDH học phần THĐC cho SV CĐSP nhằm nâng cao kết quả học tập
(KQHT) học phần của SV.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu, tổng hợp, phát triển cơ sở lý luận về ứng dụng ĐTĐM
trong dạy học. Từ đó đề xuất mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học phù
hợp với thực tiễn GD Việt Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng ĐTĐM trong dạy
học THĐC cho SV CĐSP.
- Vận dụng mô hình đã đề xuất vào thiết kế tiến trình ứng dụng ĐTĐM
tổ chức dạy học THĐC cho SV CĐSP.



4

- Tiến hành TNSP và xin ý kiến CG để kiểm nghiệm - đánh giá mức độ
phù hợp, tính khả thi của các nội dung luận án đề xuất.
4. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học (QTDH) THĐC tại trường
CĐSP.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học dựa trên ứng dụng ĐTĐM.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi khảo sát: Toàn bộ các trường CĐSP của khu vực Trung du và
miền núi phía Bắc.
- Phạm vi đối tượng người học: SV các ngành CĐSP không chuyên Tin học.
- Phạm vi thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành
tại Trường CĐSP Thái Nguyên.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết lập được mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học và vận
dụng một cách phù hợp vào TCDH THĐC cho SV CĐSP sẽ giúp nâng cao
KQHT học phần của SV.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các nguồn tài liệu
nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến các vấn đề thuộc
phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài. Trên cơ sở đó đề xuất khung lý luận về ứng dụng ĐTĐM trong dạy học.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phiếu điều tra được sử dụng làm công cụ để thu thập ý kiến của các đối
tượng gồm: GV, SV, cán bộ phụ trách CNTT các nhà trường nhằm thu thập

những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và
sau TNSP.


5

6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số GV, SV CĐSP nhằm làm rõ
hơn những KQ thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông
tin cần thiết khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
6.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động học tập trực tuyến của SV trên môi trường ĐTĐM
thông qua chức năng lưu trữ lịch sử hoạt động trên hệ thống quản lý học tập
trực tuyến kết hợp với quan sát trực tiếp hoạt động học tập của SV trong các
giờ học giáp mặt trên lớp nhằm hình thành các luận cứ để đưa ra các nhận
định và chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài.
6.2.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các CG và GV có kinh nghiệm giảng dạy THĐC về các kết
quả nghiên cứu (KQNC), đề xuất của luận án; từ đó tiến hành điều chỉnh, bổ
sung nhằm hoàn thiện khung lý luận và thực tiễn về nội dung của luận án.
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm kiểm chứng
TCDH thực nghiệm (TN) trên đối tượng là SV CĐSP một số bài học
THĐC đã được thiết kế giáo án dạy học dựa theo tiến trình ứng dụng ĐTĐM
trong dạy học THĐC cho SV CĐSP của luận án đề xuất để đánh giá tính đúng
đắn, hiệu quả, phù hợp và khả thi của các đề xuất.
6.2.6. Phương pháp thống kê toán học
- Xử lý các thông tin thu được từ KQKS thực trạng, từ đó làm căn cứ để
đưa ra nhận định chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu; xử lí các thông tin

thu được từ quá trình TNSP để đưa ra các nhận xét, đánh giá về tác động của

việc ứng dụng ĐTĐM trong dạy học THĐC theo tiến trình đã đề xuất đối với
chất lượng học tập của SV.
- Luận án sử dụng phần mềm Microsoft Excel và Google Sheets để hỗ
trợ xử lí số liệu thống kê.


6

7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Phát triển được hệ thống lý luận về ứng dụng ĐTĐM trong dạy học phù
hợp với thực tiễn GD Việt Nam, bao gồm: Xây dựng được khái niệm dạy học dựa
trên ĐTĐM. Xác định được vai trò của ĐTĐM trong dạy học, cách thức lựa chọn
loại hình dịch vụ điện toán đám mây (DVĐTĐM) sử dụng trong GD, các hình thức
ứng dụng ĐTĐM trong dạy học. Thiết lập được mô hình ứng dụng ĐTĐM

trong dạy học. Xác định được đặc điểm và các điều kiện để TCDH dựa trên
ĐTĐM, những lợi ích và thách thức gặp phải khi ứng dụng ĐTĐM trong CSGD.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng và khả năng ứng dụng ĐTĐM trong

dạy học THĐC cho SV CĐSP.
- Vận dụng được mô hình ứng dụng ĐTĐM trong dạy học để thiết kế
tiến trình TCDH THĐC cho SV CĐSP. Kiểm nghiệm, khẳng định tính khả thi
và hiệu quả của tiến trình đề xuất thông qua tổ chức TNSP và xin ý kiến CG.
8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm có phần mở đầu, 03 chương và phần kết luận, khuyến nghị.
Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng điện toán đám mây trong dạy học.

Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng điện toán đám mây trong
dạy học Tin học đại cương cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm.
Chương 3: Ứng dụng điện toán đám mây tổ chức dạy học Tin học đại

cương cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm.


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DẠY HỌC
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM
MÂY TRONG GIÁO DỤC
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Sự ra đời và phát triển của ĐTĐM đã mang lại những lợi ích to lớn và
thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội, trong đó có
GD. Thị trường ĐTĐM trong GD đang cho thấy được triển vọng phát triển qua
những con số thuyết phục. Theo báo cáo “ĐTĐM trong lĩnh vực GD - Triển
vọng 2024” được thực hiện bởi Công ty Tư vấn và Nghiên cứu thị trường
Goldstein Research [90] cho biết: Giá trị thị trường ĐTĐM toàn cầu trong lĩnh
vực GD đạt 5,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016 và thị trường dự kiến sẽ đạt 17,4 tỷ đô
la Mỹ vào cuối năm 2024. Ngoài ra, thị trường được dự đoán sẽ mở rộng với tốc
độ tăng trưởng kép 14,7% trong giai đoạn dự báo từ 2016-2024. Về mặt địa lý,
Bắc Mỹ được dự đoán sẽ chiếm lĩnh thị trường trong giai đoạn dự báo do cơ sở
hạ tầng CNTT phát triển và sự hiện diện của những công ty lớn tham gia thị
trường này trong khu vực. Bắc Mỹ được theo sát bởi châu Âu với gần 30% thị
phần. Khu vực Trung Đông cho thấy cơ hội rộng lớn để thị trường phát triển
mạnh trong tương lai gần nhờ các khoản chi tiêu lớn và phân bổ ngân sách của
chính quyền khu vực để phát triển cơ sở hạ tầng GD.

Trong xu thế phát triển đó, vấn đề nghiên cứu, triển khai ứng dụng
ĐTĐM trong GD đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà khoa học, các
cơ quan, TCGD ở nhiều quốc gia, đặc biệt trong giai đoạn một thập kỉ trở lại
đây và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai. Từ các KQ thu thập

được, chúng tôi phân loại các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu thành
các nhóm sau:


8

1.1.1.1. Về sử dụng dịch vụ điện toán đám mây trong giáo dục tại các quốc
gia trên thế giới
Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, các DVĐTĐM đã được các TCGD tại
các quốc gia tích cực đón nhận và lựa chọn sử dụng, thể hiện qua việc cả ba
loại hình cung cấp DVĐTĐM (IaaS, PaaS, SaaS) đã được các TCGD ở nhiều
quốc gia trên thế giới sử dụng kết hợp một cách linh hoạt để phục vụ công tác
GD ngay từ khi công nghệ này mới bắt đầu được phổ biến và bước đầu cho
thấy những tín hiệu tích cực do ĐTĐM mang lại cho chất lượng GD. Tiêu
biểu có thể kể đến:
a. Tại một số quốc gia châu Mĩ
Tại châu Mỹ cũng như trên thế giới, Mỹ là quốc gia đi tiên phong về ứng
dụng ĐTĐM trong lĩnh vực GD. Trước khi thuật ngữ ĐTĐM được đưa vào sử
dụng phổ biến trong cộng đồng quốc tế, kể từ năm 2004, Đại học Bắc Carolina
(NCSU) đã bắt đầu cung cấp DVĐTĐM phục vụ cho việc học tập của SV trong
trường. NCSU đã xây dựng một phòng thí nghiệm ảo để các SV, GV từ bên
ngoài khuôn viên nhà trường có thể truy cập và sử dụng được nó thông qua một
giao diện Web. Từ năm 2009, phòng thí nghiệm ảo này đã có thể phục vụ hơn
30.000 GV, SV và người dùng truy cập [60]. Theo KQ điều tra của The Campus
Computing Project - Dự án chuyên nghiên cứu về vai trò của CNTT trong GD
Đại học Mỹ - thống kê cho thấy: Tại thời điểm năm 2010, có đến hơn 80% các
trường cao đẳng và đại học của Mỹ sử dụng các giải pháp lưu trữ email trên nền
tảng ĐTĐM của các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn, trong đó 60% sử dụng
Gmail, và 40% còn lại sử dụng Hotmail và Zimbra [36].
Giai đoạn các năm từ 2006 đến 2012 là khoảng thời gian đánh dấu sự phát

triển nhanh chóng của DVĐTĐM thương mại tại Mỹ với việc các công ty, tập
đoàn công nghệ lớn của nước này như Google, Amazon, Microsoft, IBM, Oracle
v.v. đã lần lượt ra mắt người tiêu dùng các sản phẩm DVĐTĐM của mình. Sự
phát triển của các loại hình DVĐTĐM được các nhà cung cấp lớn


9

mang tới đã có vai trò tác động rất lớn đến hoạt động ứng dụng ĐTĐM tại các
CSGD của Mỹ bởi các công ty cung cấp DVĐTĐM hàng đầu của Mỹ đều đã
nhanh chóng nhận ra được tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm
điện toán của họ để phục vụ nhu cầu của các CSGD. Các sản phẩm này tập
trung vào các dịch vụ phần mềm hữu ích được cung cấp với mức giá sử dụng
thấp, phù hợp với khả năng tài chính của số đông tổ chức và người sử dụng
dịch vụ.
Năm 2013, hai nhà nghiên cứu Zhao J. và Forouraghi B. thuộc trường
Đại học Saint Joseph, bang Philadelphia (Mỹ) đã công bố KQNC trong đó đề
xuất một PP mới cho SV chuyên ngành khoa học máy tính để học tập từ xa
thông qua truy cập vào một môi trường học tập ảo tương tác thông minh hoạt
động trên nền tảng ĐTĐM. KQ của nghiên cứu thực sự là một định hướng đổi
mới hữu ích cho các nhà trường đang sử dụng công cụ quản lý học tập trực
tuyến Moodle để vận hành hệ thống e-learning của mình tại thời điểm đó [51].
Tại Canada, với sự tài trợ của Hội đồng GD bang Ontario và Bộ GD
Canada, các nhà khoa học của Trường Đại học York - Đại học lớn thứ 3 tại
Canada đã thực hiện dự án nghiên cứu mang tên: Bringing the Cloud into the
Classroom (Đưa ĐTĐM vào lớp học) [45]. Nghiên cứu được thực hiện nhằm
mục đích đánh giá tác động của việc sử dụng các công cụ học tập dựa trên nền
tảng ĐTĐM của Google tại các nhà trường ở 3 khu vực nghiên cứu thuộc bang
Ontario trong năm học 2012-2013. Đa số các GV và SV được khảo sát đều nhận
xét rằng các ứng dụng ĐTĐM của Google khá dễ dàng tiếp cận để tìm hiểu và sử

dụng, giúp tăng cường khả năng học tập hợp tác của NH. Với GV, ĐTĐM giúp
họ thuận tiện trong việc lưu trữ, chia sẻ tài liệu, cộng tác với đồng nghiệp, giúp
theo dõi tiến trình học tập, sự tiến bộ của NH và thật sự hữu ích đối với việc
đánh giá, hướng dẫn NH học tập từ xa thông qua các diễn đàn trực tuyến; giúp
GV có điều kiện để tăng cường sử dụng các PPDH tích cực.


10

Tại Brazil, từ cuối năm 2007, các phòng thí nghiệm nghiên cứu về khoa
học máy tính của Đại học Liên bang Santa Maria (UFSM) đã bắt đầu áp dụng
Google Apps for Education - bộ công cụ ĐTĐM của Google dành cho GD cho hoạt động của mình. Tại thời điểm bắt đầu sử dụng, lý do chính mà
Google Apps for Education được lựa chọn là để thay thế cho dịch vụ hệ thống
email nội bộ của trường đã dần trở nên lạc hậu, hạn chế trong quá trình sử
dụng [39]. Từ năm 2011, ĐTĐM đã được các CG CNTT của Trường Đại học
Bang San Paolo nghiên cứu ứng dụng cho phòng thí nghiệm ứng dụng CNTT
của trường để vận hành công cụ quản lý học tập trực tuyến Moodle trên môi
trường đám mây Windows Azure của Microsoft [37].
b. Tại một số quốc gia châu Âu
Go-Lab là một dự án hợp tác châu Âu do Ủy ban châu Âu đồng tài trợ.
Dự án Go-Lab nhằm mở ra các phòng thí nghiệm khoa học ảo trực tuyến để
sử dụng quy mô lớn trong GD. Go-Lab đã tạo ra một cơ sở hạ tầng để cung
cấp quyền truy cập vào một nhóm các phòng thí nghiệm trực tuyến từ các tổ
chức nghiên cứu nổi tiếng trên toàn thế giới, như ESA (Cơ quan Vũ trụ Châu
Âu, Hà Lan), CERN (Tổ chức nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu, Thụy Sĩ), v.v.
được sử dụng bởi các trường học, GV hướng dẫn và SV để mở rộng các hoạt
động học tập thường xuyên với các thí nghiệm khoa học [76].
Tại Anh, Trường Đại học Westminster (UOW) [62] kể từ năm 2007 đã
quyết định lựa chọn bộ công cụ ĐTĐM Google Apps for Education để đưa vào
sử dụng thử nghiệm phục vụ hoạt động dạy và học của trường và tiếp đó chính

thức đưa vào sử dụng từ năm học 2008-2009. Theo báo cáo từ các website
SafeGov.org và Kable.co.uk cho thấy, các trường học tại Anh đã nhanh chóng áp
dụng ĐTĐM vào hoạt động GD của mình. Năm 2013, một chương trình đầu tư
CNTT cho GD dựa trên ĐTĐM đã được Hội đồng tài trợ GD đại học Anh


11

(HEFCE) tài trợ cho các trường đại học và cao đẳng của Anh. Chương trình
khuyến khích các trường đại học và cao đẳng sử dụng các nguồn tài nguyên
máy tính được phân phối qua Internet do các DVĐTĐM cung cấp. Dự án giúp
các trường đại học và cao đẳng đạt được hiệu quả lớn về việc tiết kiệm chi phí
đầu tư cũng như nâng cao đáng kể chất lượng, hiệu quả GD. Đã có 18 triệu
SV và người dùng nhận được nhanh chóng các DVĐTĐM tại các trường đại
học của Vương quốc Anh ngay sau khi dự án được triển khai.
Tại Đức, Đại học Hochschule Furtwangen [42] đã triển khai một nền
tảng đám mây riêng sử dụng cả ba loại hình dịch vụ: IaaS, PaaS và SaaS với
tên gọi CloudIA, cung cấp cho SV và công chúng các dịch vụ cộng tác, học
tập và làm việc chung. Ngoài ra, với CloudIA, SV có thể tạo ra và dự trữ các
máy ảo theo yêu cầu cho các hoạt động của họ, cung cấp mặc định ba máy ảo
với 1Gb RAM cho mỗi SV và tối đa 100 giờ sử dụng mỗi học kỳ.
Tại Italia, năm 2013, Đại học Marconi đã đưa ra một dự án CNTT để tổ
chức lưu trữ và vận hành các dịch vụ E-learning của trường trên nền tảng
ĐTĐM. Theo đó, Interoute - nhà cung cấp nền tảng DVĐTĐM lớn nhất châu
Âu đã được Đại học Marconi lựa chọn để tiến hành lưu trữ và vận hành hệ
thống e-learning của trường trên trung tâm dữ liệu ảo của nhà cung cấp này.
KQ thực hiện dự án cho thấy, giải pháp trên đã cho phép Đại học Marconi
giảm chi phí điều hành nền tảng học tập trực tuyến của trường tới 23% [97].
Năm 2014, dự án mang tên Cloudschooling có địa chỉ website chính thức:
được Bộ GD Italia cộng tác với hai nhà xuất

bản Zanichelli và Loescher đưa vào triển khai thực hiện tại các trường học của
quốc gia này và sau đó được biết đến là nền tảng dạy kèm trực tuyến (hoạt
động trên nền tảng ĐTĐM) lớn nhất cho trường học tại Italia, thu hút gần
190000 HS và gần 15000 GV tham gia.


12

Tại Bulgary, Trường Đại học Kinh tế Quốc gia và Thế giới (University
of National and World Economy) bắt đầu từ cuối năm 2014 đã triển khai thực
hiện dự án cung cấp cho các SV của họ 20000 giấy phép sử dụng bộ công cụ
ĐTĐM Office 365 ProPlus của Microsoft với thời gian đăng ký sử dụng trong
bốn năm. Trong dự án này, mỗi SV khi sở hữu một giấy phép sử dụng đều có
quyền truy cập sử dụng hoàn toàn miễn phí bộ ứng dụng Office 365 ProPlus
trên 5 thiết bị khác nhau của mình.
c. Tại một số quốc gia châu Á, châu Phi và châu Úc
Tại Ấn Độ, trong nghiên cứu được công bố năm 2014, Senthilkumar L.
[55] đã đề xuất một mô hình hệ thống học tập trực tuyến hoạt động dựa trên
nền tảng ĐTĐM Azure của Microsoft được sử dụng để dạy các khóa học lập
trình trực tuyến cho SV với loại hình dịch vụ được sử dụng là SaaS. Trong mô
hình này, tất cả các phần mềm (bao gồm cả các trình biên dịch) được tạo sẵn
cho SV sử dụng thông qua nền tảng ĐTĐM. Với giao diện sử dụng thân thiện,
SV chỉ cần thông qua một trình duyệt web trên thiết bị có kết nối Internet là
có thể truy cập từ xa kết nối đến máy chủ để thực hiện hoạt động học tập.
Nghiên cứu cũng khẳng định, ngoài được sử dụng để phục vụ giảng dạy lập
trình, hệ thống nói trên hoàn toàn có thể được phát triển mở rộng để phục vụ
giảng dạy các lĩnh vực Tin học khác.
Tại Nhật Bản, bắt đầu từ năm 2011, Đại học Hokkaido đã hợp tác cùng
tập đoàn điện tử Hitachi Citrix để lần đầu tiên thiết lập một mạng GD ĐTĐM
công cộng dành cho các trường đại học tại Nhật Bản [96]. Tính đến tháng 11

năm 2014, hệ thống mạng ĐTĐM này đã cung cấp lên đến hơn 2000 máy chủ
ảo và khiến nó trở thành một trong những cơ sở hạ tầng ĐTĐM dành cho GD
mạnh mẽ nhất tại Nhật Bản. Dự án cho phép các nhà nghiên cứu tại các
trường đại học của Nhật Bản có quyền truy cập từ xa để sử dụng các nguồn tài
nguyên như: máy chủ ảo, nền tảng phát triển phần mềm, phần mềm ứng dụng
trực tuyến, các máy tính ảo và các nguồn học liệu điện tử [87].


13

Tại Hàn Quốc, Chun B.A. (2012) [33] đã công bố KQNC về việc sử dụng
GeoCloud - dịch vụ phần mềm hệ thống thông địa lý hoạt động trên nền tảng
ĐTĐM - trong giảng dạy địa lý cho HS trung học. Mục đích của nghiên cứu này
là để điều tra sự cần thiết và khả năng của GeoCloud trong việc thay thế phần
mềm GIS hoạt động trên máy tính để bàn truyền thống để phục vụ giảng dạy Địa
lý. Theo đó, với GeoCloud, GV và HS có thể khám phá một loạt các lớp bản đồ,
phân tích dữ liệu không gian địa lý, các bản đồ với các thông tin riêng của họ và
sau đó xuất bản, chia sẻ nội dung do người dùng tạo ra chỉ bằng thao tác click
chuột trên trình duyệt web. Không cần phải mua, cài đặt và duy trì phần cứng đắt
tiền, người dùng vẫn có thể sử dụng phần mềm GIS chuyên nghiệp và dữ liệu
không gian địa lý có chất lượng cao trong môi trường ĐTĐM.
Tại Trung Quốc, Xu X. và Liu H. (2012) [82] đã đề xuất một mô hình phòng
thực hành hoạt động trên nền tảng ĐTĐM phục vụ cho việc giảng dạy môn học
Mạng máy tính tại các trường đại học. Với mô hình phòng thực hành được đề xuất,
bài báo đã nêu rõ 3 loại hình DVĐTĐM được cung cấp cho người dùng đó là: IaaS
- dịch vụ cung cấp khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng trực tuyến , SaaS - dịch vụ cung
cấp khả năng sử dụng phần mềm trực tuyến và Maas - dịch vụ cung cấp khả năng
quản lý và kiểm soát trực tuyến các nguồn tài nguyên của phòng thực hành. Năm
2013, Zheng J. và các CS [50] đã trình bày KQNC về việc sử dụng các phần mềm
ứng dụng


trực

tuyến được

cung

cấp

bởi nền

tảng

ĐTĐM

Baihui

( để phục vụ việc giảng dạy và học tập các khóa học CNTT
cho SV, như: Baihui Office - bộ ứng dụng văn phòng trực tuyến, Baihui File - ứng
dụng lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trực tuyến; Baihui Wikipedia - ứng dụng tạo website
trực tuyến. Năm 2015, Aliyun - công ty cung cấp DVĐTĐM thuộc tập đoàn

Alibaba Group - và Uniquedu - nhà cung cấp giải pháp công nghệ GD của Trung
Quốc đã hợp tác cùng nhau đưa ra dự án mở một hệ thống cung cấp các khóa học
trực tuyến về ĐTĐM và khoa học dữ liệu cho SV các trường đại học trên khắp
lãnh thổ Trung Quốc [103]. Bằng cách kết hợp Internet với GD, dự án này ước
tính đào tạo được thành công khoảng 50.000 CG về ĐTĐM và khoa học dữ liệu.



×